Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi thỏ tại Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.61 KB, 69 trang )






KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY




Chương trình Đại học
ĐẠI HỌC VIỆT NAM


Tháng 8, 2005
Chương trình Kinh tế và Môi trường
Đông Nam Á



LỜI MỞ ĐẦU
Tài liệu này được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu do các nghiên cứu viên có kinh
nghiệm của Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) đề xuất năm 2003. Tiếp
đó, yêu cầu này được xúc tiến bởi quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc môn học Kinh tế
Môi trường trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Đại học khối ngành Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh ở tất cả các trường Đại học Việt Nam. Nhận thức rằng năng lực giảng
dạy môn Kinh tế môi trường của các trường Đại học là khác nhau do các giảng viên đang và sẽ


giảng môn học này được đào tạo về Kinh tế môi trường hoặc thông qua hình thức tự học, đào tạo
ngắn hạn, hoặc qua các khóa học chính thức bậc Đại học, sau Đại học ở các trường đại học trong
nước hay nước ngoài, EEPSEA tán thành với đề nghị trên và thực hiện khóa đào tạo vào tháng 8
năm 2005.
Khóa đào tạo đã được thiết kế để giảng nội dung môn học trong chương trình kinh tế môi
trường bậc Đại học tương đương tầm quốc tế và để nâng cao các kĩ năng giảng dạy môn học này
của giảng viên. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy được phát triển để hỗ trợ cho việc giảng dạy khóa
học, nhưng mục đích sử dụng chính là nhằm giúp đỡ giảng viên dạy Kinh tế Môi trường. Tài liệu
hướng dẫn giảng dạy được bổ sung hoàn thiện trong suốt khóa học dựa trên ý kiến đóng góp của
học viên – các giảng viên tham gia khóa hoc.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy này soạn theo đề cương Kinh tế Môi trường; và đề cương
này cũng là một phần của tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Cho mỗi chủ đề bài giảng, mục tiêu của
chủ đề được chỉ rõ cùng với những điểm chính mà giảng viên cần nhấn manh trong quá trình
giảng bài, và đề cương chủ đề đề xuất. Mỗi chương được bổ sung một tập hợp các câu hỏi, bài
tập cùng với lời giải. Đề cương môn học có khối lượng bốn đơn vị học trình (60 tiết giảng). Đề
cương có thể điều chỉnh để có được chương trình giảng với ba đơn vị học trình theo hai cách: bỏ
phần Kinh tê Tài nguyên Thiên nhiên hoặc phần Phân tích Chi phí Lợi ích, đặc biệt trong trường
hợp trong chương trình đào tạo có môn học riêng Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên hoặc Phân tích
Chi phí - Lợi ích. Cần hiểu rằng cuốn sách này không cho sinh viên sử dụng bất kỳ lúc nào mà
chỉ giành cho giảng viên giảng dạy môn học.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy này này chủ yếu dựa vào tài liệu hướng dẫn giảng dạy do
Forsdyke, Field và Olewiler viết (2002) được dùng để hỗ cho việc sử dụng cuốn sách giáo khoa
Kinh tế môi trường của Field B. và N. Olewier, xuất bản năm 2005, phiên bản Canada tái bản lần
thứ hai có cập nhật, nhà xuất bản McGraw- Hill Ryerson Limited, Canada. Nhiều chương trong
cuốn sách này được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong khóa học này, cùng với các cuốn sách
của Pearce, Turner và Bateman (1995) và các tài liệu tham khảo khác (xem Đề cương môn học),
tất cả đã được dịch sang tiếng Việt. Một số câu hỏi thảo luận và bài tập được biên soạn từ cuốn
Kinh tế Tài nguyên Môi trường (tái bản lần 3 năm 2003) của Perman, Ma, McGilvray, và
Common, tải xuống từ internet. Các chương thích hợp của những cuốn sách về kinh tế tài nguyên
môi trường khác cũng như các báo cáo nghiên cứu của EEPSEA sử dụng làm tài liệu nghiên cứu

trường hợp cũng đã được dịch sang tiết Việt.
Khóa tập huấn này, việc phát triển tài liệu hướng dẫn giảng dạy, và dịch thuật tài liệu
được EEPSEA hỗ trợ tài chính. Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nancy Olewier đã hướng dẫn kỹ
thuật để phát triển đề cương khóa học, góp ý xem xét lại tài liệu hương dẫn giảng dạy và cho
phép sử dụng tài liệu hướng dẫn giảng dạy của Forsdyke, Field, và Olewiler (2002). Tài liệu
hướng dấn giảng dạy Kinh tế môi trường này do Herminia A. Francisco, Bùi Dũng Thể và Phạm
Khánh Nam phát triển, với đóng góp của Phan Thị Giác Tâm cho một số phần nhất định.

Chương trình EEPSEA




MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC......................................................................................................... 1
BÀI 1: GIỚI THIỆU................................................................................................................. 8
BÀI 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG............................................................. 10
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.......................................... 13
BÀI 4: TÓM LƯỢC CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI.... 17
BÀI 5: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG........................................................................ 22
BÀI 6: ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 36
BÀI 7: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: ............................................................................ 52
BÀI 8: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN................................................................. 56
BÀI 9: CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM. ........................................................ 65








1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Kinh tế môi trường
Đại học Việt Nam


I. Mô tả môn học và điều kiện tiên quyết

Kinh tế môi trường nhằm giúp sinh viên hiểu được các mối quan hệ giữa hoạt động kinh
tế với môi trường và ngược lại. Môn học thảo luận lý thuyết và các công cụ có thể được
sử dụng để hiểu và đo lường được các mối quan hệ đó để có những quyết định đúng đắn
làm thế nào để quản lí các nguồn tài nguyên môi trường một cách tốt nhất.

Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô

II. Mục tiêu của môn học

Khi học xong môn học, các sinh viên:

1. Hiểu được các mối liên hệ giữa các vấn đề tài nguyên và môi trường khác nhau
với các hoạt động kinh tế có tác động đến chúng;
2. Hiểu rõ các vấn đề tài nguyên môi trường này có thể được giải quyết như thế nào
sử dụng các công cụ kinh tế thích hợp và các cải cách về thể chế/quyền tài sản;
3. Hiểu rõ các kỹ thuật đánh giá giá trị khác nhau có thể sử dụng để xác đánh giá trị
tiền tệ của các tác động môi trường của các hoạt động/chương trình/chính sách; và
4. Hiểu được phân tích lợi ích chi phí có thể áp dụng như thế nào trong đánh giá
những chọn lựa quản lí tài nguyên/môi trường khác nhau.


III. Nội dung môn học Thời lượng

Bài 1: Giới thiệu: Kinh tế môi trường là gì ..................................... 2 giờ
A. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường
B. Nguyên nhân các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế
C. Vai trò của kích khích trong việc giải thích vấn đề môi trường
D. Vai trò của quyền tài sản
E. Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường
F. Khái niệm tăng trưởng và phát triển bền vững
G. Phân tích lợi ích chi phí như là một phương pháp

Tài liệu tham khảo chính

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 1

Tài liệu đọc thêm:
Panayotou, T. 1993. Thị trường xanh: Kinh tế phát triển bền vững. Chương 1. Quy mô
của vấn đề. trang 1-38.



2


Bài 2: Mối liên hệ giữa Kinh tế- Môi trường và tổng quan về các vấn đề
tài nguyên/ môi trường

Chủ đề 1: Mối liên hệ giữa Kinh tế- Môi trường ..................................... 1 giờ


Chủ đề 2: Tổng quan về vấn đề tài nguyên môi trường ở Việt Nam ...…… 3 giờ
A. Ô nhiễm nước và không khí
B. Thoái hóa đất
C. Cạn kiệt tài nguyên: Rừng, Thủy sản, và Khoáng sản
D. Những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học
E. Phát triển bền vững

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 2.

Ngân hàng Thế giới (WB). 2001. Báo cáo Việt Nam. Chương 4: Xu hướng môi trường.

Tài liệu đọc thêm:

Tietenberg, T. 2003. Kinh tế tài nguyên môi trường. Xuất bản lần thứ 6. Chương 1 & 2: trang
1-19

Bài 3: Những nguyên nhân của các vấn đề môi trường ............................ 3 giờ

A. Thất bại thị trường
B. Quyền tài sản
C. Thất bại chính sách
D. Những hàm ý về phương pháp kiểm soát suy thoái môi trường

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, Pearce và Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Chương 5, 6, 15

(Khung 15.3) và 23

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 3 & 4.

Panayotou, T. 1993. Thị trường xanh: Kinh tế phát triển bền vững. Chương 2 & 3.

Bài 4: Tóm lược các khái niệm Kinh tế Phúc lợi

Chủ đề 1: Hiệu quả kinh tế và thị trường:
Lợi ích (Cầu) và Chi phí (Cung) ...................................................... 3 giờ



3


Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 3

Chủ đề 2: Xác định và đo lường thay đổi phúc lợi ............................. 3 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Freeman, Myrick. A. 2003. Đo lường giá trị tài nguyên và môi trường: Lý thuyết và phương
pháp. Xuất bản lần 2. Chương 3. “Định nghĩa và đo lường các thay đổi phúc lợi, thuyết căn
bản”, trang 43-70, 85-90.


Bài 5: Kinh tế ô nhiễm môi trường

Chủ đề 1: Mức ô nhiễm tối ưu.............................................................................. 3 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 5.

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 5

Chủ đề 2: Định lý Coase và quyền tài sản ....................................................... 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu sơ lược. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 10.

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 10

Chủ đề 3: Tiêu chuẩn môi trường ................................................................... 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 11.

Chủ đề 4: Thuế và trợ cấp ................................................................………. 2 giờ


Tài liệu tham khảo chính:



4


Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 12

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 12.


Chủ đề 5: Giấy phép thải có thể chuyển nhượng ……………………… 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nạât, nhà xuất bản McGraw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 13.


Chủ đề 6: Đánh giá các công cụ chính sách môi trường .............................. 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 9 và 14.


Bài 6: Đánh giá giá trị môi trường

Chủ đề 1: Tại sao phải định giá giá trị môi trường và
khái niệm tổng giá trị kinh tế ................................................. ... 1 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Winpeny J.T. Giá trị môi trường. 1991. Chương 1: Giới thiệu: Tại sao phải đánh giá giá trị
môi trường?

OECD. 1995. Đánh giá kinh tế các dự án và các chính sách môi trường: Hướng dẫn thực
hành. Chương 1: Giới thiệu

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 8.

Chủ đề 2: Các bước trong đánh giá giá trị và
tổng quan các kỹ thuật đánh giá trị ........................................... 1.5 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

OECD. 1995. Đánh giá kinh tế các dự án và các chính sách môi trường: Hướng dẫn thực
hành. Chương 3 & 4



5


Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên Canada tái bản lần 2 có cập nhật,

Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 8.

Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB). 1996. Đánh giá kinh tế ảnh hưởng môi trường - Sách
bài tập. Phòng môi trường, Ngân hàng Phát triển Á châu. Manila.

Tài liệu đọc thêm:

Dixon, John A., Louise Fallon Scura, Richard A. Carpenter và Paul B. Sherman. 1994. Phân
tích kinh tế các tác động môi trường. Chương 1, 3 và 4.

Chủ đề 3: Các kỹ thuật đánh giá dựa vào thị trường ................................ 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, R. K., D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 7.

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 7

Sindẹn J. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí -lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 6

Chủ đề 4: Phương pháp chi phí du hành (TCM)……………………………………...
2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 7


Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu sơ lược. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 6.

Sindẹn J. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí -lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 6

Chủ đề 5: Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) .............................................. 2 tiết

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu sơ lược. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 8.




6

Sinden J. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí - lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 6

Markandya A, Harou, P., Bellu, L. and Citulli, V. 2002. Kinh tế môi trường cho phát triển bền
vững: Cẩm nang cho người thực hành. Edward Elgar. Chương 11.

Chủ đề 6: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ................................. 2 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada tái bản lần 2, Nhà xuất

bản McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 7

Tài liệu đoc thêm:

Callan, Scott J., và Janet M. Thomas. 2000. Kinh tế và quản lý môi trường. Lý thuyết, chính
sách và ứng dụng. Chương 8.

Dixon, John A.; Louise Fallon Scura, Richard A. Carpenter và Paul B. Sherman. 1994. Phân
tích kinh tế các tác động môi trường. Chương 5.

Bateman, I.J, Carson, R, Day, B., Hanemann, N, Hett, T. Hanley, N., Jones-Lee, M. Loomis,G.,
Mourato, S., Ece Ozdemiroglu. 2004. Đánh giá giá trị kinh tế với kỹ thuật phát biểu sở thích:
Sách hướng dẫn. Nhà xuất bản Edward Elgar . Vương Quốc Anh.


Chủ đề 7: Phương pháp chuyển giao lợi ích .......................................... 0.5 giờ

Tài liệu tham khảo chính:

Stale Navrud. 1996. Phương pháp chuyển giao lợi ích trong đánh giá giá trị môi trường. Báo
cáo EEPSEA

Bài 7: Phân tích lợi ích- chi phí như là một công cụ trong quản lý môi trường
và tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 8 giờ

A. Tổng quát về phân tích lợi ích – chi phí
B. Các bước trong phân tích lợi ích – chi phí
C. Các vấn đề trong phân tích lợi ích – chi phí

Tài liệu tham khảo chính:


Field B. và N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường học. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có
cập nhật, Nhà xuất bản Mc Graw- Hill Ryerson Limited, Canada, Chương 6, trang 106-122




7

Sindẹn. and Thampapillai, DJ. 1995. Giới thiệu phân tích chi phí -lợi ích. Longman.
Melbourne. Chương 8

Boardman, A.E., Greenberg, D.H., Vining, A.R., and D.L. Weimer. 1996. Phân tích chi phí-
lợi ích: Lý thuyết và thực hành. Prentice Hall. New York. Chương 1.

Bài 8: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề: Giới thiệu về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản,
tô và giá trị đất ..................................................................…… 1 giờ

Hartwick, J. và N. Olewiler. 1998. Kinh tế sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xuất bản lần 2:
Chương 1 và 3 (trang 57-73).

Chủ đề: Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo ………………………… 2 giờ

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Havester Wheatsheaf. Chương 16

Hartwick, J. và N. Olewiler. 1998. Kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xuất bản
lần 2: Chương 8


Chủ đề 3: Tài nguyên có thể tái tạo: Ngư nghiệp và lâm nghiệp......………… 6 giờ

A. Ngư nghiệp
B. Lâm nghiệp : Mô hình giản đơn

Turner, R. K, D. Pearce, và I. Bateman. 1994. Kinh tế môi trường: Giới thiệu căn bản. Nhà
xuất bản Harvester Wheatsheaf. Chương 15

Hartwick, J. và N. Olewiler. 1998. Kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xuất bản
lần 2. Chương 4 và 10

Bài 9: Thực thi chính sách môi trường ở Việt Nam ................................ 4 tiết

A. Luật về bảo vệ môi trường và các điều khoản ở Việt Nam
B. Những dàn xếp thể chế: Cơ cấu tổ chức chính phủ; các tổ chức môi trường, các
pháp chế môi trường
C. Việc áp dụng các pháp chế môi trường ở Việt Nam: thành tựu và hạn chế
D. Các vấn đề môi trường trong đó các công cụ kinh tế có thể phát huy tác dụng.

Tài liệu tham khảo chính:
Các địa chỉ website tham khảo chính:
www.luatvietnam.com.vn;
www.monre.gov.vn;
www.nea.gov.vn



8


HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC

BÀI 1: GIỚI THIỆU

CHỦ ĐỀ: Kinh tế Môi trường là gì?

Mục đích:

Giới thiệu cho sinh viên tổng quan về những vấn đề mà các nhà kinh tế môi trường đang
đương đầu và các vấn đề đó có thể được gải quyết như thế nào sử dụng các công cụ phân tích
kinh tế vi mô cơ bản. Sinh viên sẽ lướt qua các chủ đề khác nhau của kinh tế môi trường
trong bài học đầu tiên.

Những điểm chính:

Ba ý tưởng chính cần giảng cho sinh viên trong chủ đề này là:

1) Vai trò của kích thích và quyền tài sản (hoặc thiếu những cái đó) trong việc gây suy
thoái môi trường và trong việc thiết kế chính sách môi trường.
2) Những đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường, cả trong ngắn hạn
và dài hạn.
3) Sự cần thiết phải phân tích lợi ích - chi phí ngắn hạn và dài hạn của các cải thiện môi
trường và phân tích lợi ích - chi phí có thể đóng vai trò như thế nào trong các phân
tích đó.

Thời lượng: 2 giờ

Đề cương đề xuất cho chủ đề:

A. Kinh tế môi trường là gì và môn học này tương tự và khác các môn học kinh tế khác

như thế nào?
B. Phương pháp tiếp cận kinh tế để giải thích nguyên nhân của các vấn đề môi trường.
C. Vai trò của khuyến khích trong việc giải thích các vấn đề môi trường thông qua các ví
dụ ở cấp hộ và cấp doanh nghiệp.
D. Quyền tài sản có thể được sử dụng như thế nào để giải thích sự tồn tại của các vấn đề
môi trường.
E. Biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường.
F. Giới thiệu khái niệm Phát triển Bền vững bằng cách chỉ rõ những đánh đổi trong quan
hệ giữa môi trường và kinh tế.
G. Phát triển bền vững và tăng trưởng. Trình bày khái niệm đường cong Kuznetz về môi
trường.
H. Phân tích lợi ích – chi phí là phương pháp để phân tích đánh đổi giữa kinh tế và môi
trường và được sử dụng trong phân tích chính sách. Giới thiệu vai trò của đánh giá




9

Gợi ý giảng dạy:

• Phần này cần tạo ra thái độ tích cực rằng kinh tế môi trường không phải là chống lại
môi trường, điều mà các nhà môi trường thường có thể nghĩ như vậy về các nhà kinh
tế môi trường nói chung. Giảng viên cần nhấn mạnh kinh tế môi trường thực sự có thể
được sử dụng như thế nào để thiết kế các chính sách môi trường phù hợp. Cũng cần
làm nổi bật những ích lợi của kinh tế môi trường trong đánh giá các chính sách môi
trường bằng cách đưa vào xem xét các giá trị của môi trường. Tuy vậy, trong khi
nhấn mạnh tính hữu ích của kinh tế môi trường cũng cần làm rõ những hạn chế của
việc sử dụng công cụ này – chủ yếu xuất phát từ những hạn chế trong hiểu biết của
chúng ta về mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế và hạn chế về dữ liễu để hiểu

được mối quan hệ này.

• Nên sử dụng các vấn đề môi trường địa phương để làm nổi bật vai trò của khuyến
khích và quyền tài sản và nên khuyến khích sinh viên tham gia phân tích tại sao các
vấn đề này tồn tại.

• Tại thời điểm này, giảng viên nên tự hỏi mình tại sao lại giới thiệu các khái niệm như
phát triển bền vững, phân tích chi phí - lợi ích --- Cần chú ý rằng những thảo luận ở
giai đoạn này là rất ngắn gọn nhằm cung cấp cho sinh viên một cái nhìn thóang qua
về những khái niệm trong kinh tế môi trường, những khái niệm này sẽ được thảo luận
một cách chi tiết hơn trong các tiết giảng sau.

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. and N. Olewiler. 2005. Kinh tế Môi trường. Phiên bản Canada cập nhật lần hai,
McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 1: Kinh tế môi trường là gì? Trang 2-19.

Tài liệu đọc thêm: Panayotou, T. 1993. Thị trường xanh: Kinh tế phát triển bền vững.
Chương 1. Tầm mức của vấn đề. Trang 1-38.

Câu hỏi thảo luận: [nguồn: F & O (2005) and F, O, & F (2002) ]

Câu hỏi 1. Tại sao thuế xăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từ xe ô tô nhiều hơn so với
thuế sở hữu/sử dụng xe hàng năm?

Câu hỏi 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng những đánh đổi (trade-offs) được minh họa ở đường
giới hạn cong khả năng sản xuất? Chính sách môi trường có thể ảnh hưởng những đánh đổi
này như thế nào?

Câu hỏi 3. Hãy chỉ rõ đổi mới công nghệ cho phép các hãng sản xuất hàng hóa và dịch vụ

với ô nhiễm ít hơn như thế nào? Sử dụng đồ thị đường cong khả năng sản xuất để giải thích.

Câu hỏi 4. Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động nhất quán với tính bền
vững? Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động ngược lại? Làm thế nào để
có thể thay đổi những khuyến khích có tác động ngược lại đó?



10

BÀI 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ VÀ
TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 1: Mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế

Mục đích:

Sinh viên cần hiểu rõ hệ thống kinh tế liên quan với môi trường tự nhiên như thế nào và khái
niệm nào là thích ứng trong phân tích vấn đề ô nhiễm.

Những điểm chính:

Phần này thảo luận cân bằng vật chất/năng lượng là cơ sở chính cho mối quan hệ giữa nền
kinh tế và môi trường. Tiếp đó chỉ rõ những cách thức khác nhau mà người ta có thể sử dụng
để giảm chất thải từ mối quan hệ đó như là mục tiêu của chính sách môi trường. Cuối cùng,
các khái niệm khác nhau liên quan đến thảo luận về ô nhiễm/chất ô nhiễm được đề cập.

Thời lượng: 1 giờ

Đề cương đề xuất cho chủ đề:


A. Sơ đồ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường tự nhiên
B. Luật nhiệt động học giải thích hệ thống tài nguyên thiên nhiên có thể hập thụ chất thải.
C. Kinh tế môi trường khác Kinh tế tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
D. Chất thải từ quan hệ kinh tế - môi trường từ đâu đến và làm thể nào để có thể giảm bớt
chất thải?
E. Phát triển bền vững: Cân bằng tăng trưởng và môi trường
F. Mối quan hệ giữa phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại
G. Các loại chất gây ô nhiễm

Gợi ý giảng dạy:

• Nên sử dụng máy chiếu projector hoặc máy chiếu overhead để trình bày Sơ đồ 2.1 ở
sách Kinh tế môi trường do Field và Olewiler biên soạn.

• Việc phân tích mối quan hệ kinh tế – môi trường cần nhấn mạnh mmmối quan hệ
giữa đầu vào vật chất thô - sử dụng luật nhiệt động học. Thêm vào đó cũng cần thảo
luận rằng những đầu vào đầu ra này là không gây thiệt hại trong tình trạng cân bằng
sinh thái. Điều này xuất hiện khi một số chất thải được sử dụng làm đầu vào – ví dụ
phân gia súc và phân trộn là phân bón tự nhiên và tái chế chất thải. Cũng cần nêu rõ
rằng các sinh vật không phải là con người cũng có thể gây ô nhiễm hoặc gây hại cho
hệ sinh thái. Quang hợp thải ra ô xy như là sản phẩm phụ của cây trồng có thể bị ảnh
hưởng do các sinh vật đơn bào gây nên, chúng có thể tập trung lại và giết chất nhiều
sinh vật . (Giảng viên nghiên cứu nội dung sinh thái này trước khi giảng bài).



11

• Khái niệm phát triển bền vững có thể được giới thiệu - phát triển bền vững như là

phương cách giảm thiểu thiệt hại môi trường trong khi theo đuổi mục đích tăng
trưởng kinh tế.

Tài liệu thảm khảo chính:

Field B. and N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Phiên bản Canada cập nhật lần 2,
McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 2: Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường:
Phân loại.

Tài liệu đọc thêm:

Tietenberg, T. 2003. Kinh tế tài nguyên và môi trường. Xuất bản lần thứ 6. Chương 1 & 2:
trang 1-19.

Câu hỏi thảo luận (Nguồn: F & O, Chương 2; và F, O, & F 2002)

Câu 1: Tăng trưởng dân số ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của các dòng trong Sơ
đồ 2.1?

Câu hỏi 2: Nếu tất cả các hàng hóa có thể thay đổi ngay tức thì (overnight) để chúng có thể
tồn tại lâu gấp đôi so với trước đây, điều này làm thay đổi các dòng luân chuyển ở trong Sơ
đồ 2.1 như thế nào?

Câu hỏi 3: Một lượng chất thải được thải vào một thời điểm nào đó ở một nơi nào đó có thể
là chất gây ô nhiễm; nếu nó được thải ở một thời điểm khác hoặc một nơi khác thì nó có thể
không tạo thành chất gây ô nhiễm. Tại sao điều này lại đúng?

Câu hỏi 4: Tại sao những chất gây ô nhiễm tích luỹ tồn tại lâu lại khó quản lý hơn chất gây
ô nhiễm không tích luỹ tồn tại trong thời gian ngắn?


Câu hỏi 5. Giả sử chúng ta quan sát thấy phát thải chất ô nhiễm giảm xuống nhưng chất
lượng môi trường không tăng lên – có thể giải thích điều này như thế nào?

Câu hỏi 6: “Việc nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên cần phải thừa nhận tầm quan
trọng về kỹ thuật/khoa học, kinh tế, và chính trị xã hội”. Hãy giải thích (Nguồn: Perman, Ma,
McGilvray, and Common, 2003)


CHỦ ĐỀ 2: Tổng quan về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam

Mục đích:

Mục đích chủ yếu của chủ đề này là cung cấp cho sinh viên sự khái quát về những vấn đề và
những thách thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam – là những gì cần ghi



12

nhớ bởi vì khóa học thảo luận các công cụ kinh tế có thể được sử dụng như thế nào để giải
quyết các vấn đề đó.

Những điểm chính:

Bài giảng này cần cung cấp một khái quát về những vấn đề môi trường và tài nguyên chủ yếu
liên quan tới: Ô nhiễm nước và không khí, Suy thoái đất, Suy giảm tài nguyên: Rừng, Cá, và
Khoáng sản, và những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Cuối cùng,
cũng như vậy ý tưởng của khái niệm phát triển bền vững được thảo luận.

Thời lượng: 3 giờ


Đề cương đề xuất của chủ đề:
E. Ô nhiễm nước và không khí
F. Suy thoái đất
G. Suy giảm tài nguyên: Rừng, cá, và khoáng sản
H. Những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học
I. Phát triển bền vững
Gợi ý giảng dạy:

Cách thức tốt nhất để thảo luận chủ đề này là giao chủ đề cho các nhóm sinh viên. Các nhóm
sinh viên chuẩn bị tiểu luận theo các chủ đề và trình bày ở lớp. Cần giao tiểu luận cho các
nhóm sinh viên ít nhất hai tuần trước khi trình bày ở lớp.

Mỗi tiểu chủ đề hoặc các vấn đề tài nguyên cần tiếp tục phân làm ba tiểu nhóm, mỗi nhóm
được phân công một trong bất kỳ các lĩnh vực nghiên cứu sau: a) Tình trạng tài nguyên thiên
nhiên/tài nguyên môi trường; b) Quy mô của các vấn đề môi trường/ suy giảm tài nguyên
thiên nhiên; và c) Những biện pháp hiện có để giải quyết những thách thức chủ yếu mà chính
phủ đương đầu đối với từng khu vực/tài nguyên cụ thể.

Cần khuyến khích sinh viên tham khảo các xuất bản cập nhật nhất về chủ đề này. Cần bố trị
thời gian để sinh viên thông tin/báo cáo về chủ đề được phân công. Cần khuyến khích lớp đặt
câu hỏi về các chủ đề được báo cáo.

Tài liệu tham khảo chính
Ngân hàng Thế giới (WB). 2001. Báo cáo Việt Nam. Chương 4: Xu thế môi trường



13



BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ: Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề môi trường trên thế giới là gì?

Mục đích: Sinh viên có thể giải thích được những nguyên nhân cơ bản khác nhau của suy
thoái môi trường và hiểu được các nguyên nhân này có thể được giải quyết như thế nào để
giảm thiểu các vấn đề môi trường.

Những điểm chính:

Ba loại nguyên nhân chủ yếu của suy thoái môi trường là thất bại thị trường, thất bại về
quyền tài sản và thất bại chính sách. Cần giải thích cho sinh viên những thất bại này xảy ra
như thế nào? Cũng như vậy, cần thảo luận những thất bại đó gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực về môi trường.

Một cách tốt để bắt đầu thảo luận về thất bại thị trường là khái niệm hiệu quả kinh tế trong
một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Việc thảo luận cần xác định được điều kiện
ban đầu – từ đó tình trạng có thất bại thị trường có thể so sánh. Ở đây, sự khác biệt giữa chi
phí tư nhân và chi phí xã hội cần được làm rõ, chủ yếu là do sự tồn tại ảnh hưởng ngoại vi mà
thị trường không nắm bắt được. Cần có ví dụ minh họa trường hợp thực tế có tồn tại sự khác
biệt đó để làm cho khái niệm trở nên cụ thể hơn.

Thảo luận về thất bại quyền tài sản cần phân biệt rõ tình trạng tự do tiếp cận với quyền tài
sản tư nhân và công cộng. Cần phải chỉ rõ rằng tình trạng tự do tiếp cận sẽ dẫn đến khai thác
tài nguyên nhanh hơn và vì vậy cần được giải quyết.

Thất bại chính sách có thể nảy sinh từ những chính sách nhắm vào một số mục tiêu nào đó
nhưng lại có những ảnh hưởng phụ không mong muốn về môi trường hoặc có thể nảy sinh từ
can thiệp khắc phục thất bại thị trường của chính phủ. Có thể sử dụng ví dụ minh họa các

trường hợp thất bại chính sách để giải thích chúng gây suy thoái môi trường như thế nào.

Thời lượng: 3 giờ

Đề cương đề xuất cho chủ đề:

A. Hiệu quả kinh tế và thị trường:

1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
2. Cân bằng thị trường ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
3. Hiệu quả kinh tế: tư nhân đối lập với xã hội

B. Thất bại thị trường:

1. Khái niệm thất bại thị trường



14

2. Ảnh hưởng ngoại vi là nguồn gốc của thất bại thị trường: chi phí ngoại vi và
lợi ích ngoại vi
3. Sự khác nhau giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

C. Quyền tài sản:

1. Khái niệm và các loại hình sở hữu
2. Đặc điểm của quyền sở hữu tài sản được định nghĩa rõ ràng
3. Hàng hóa công cộng và vấn đề ăn theo “free rider”.


D. Thất bại chính sách:

1. Thất bại chính sách là gì và nguyên nhân của thất bại chính sách
2. Các dạng thất bại chính sách
3. Ví dụ về thất bại chính sách

E. Gợi ý về phương pháp kiểm soát suy thoái môi trường:
(Turner và cộng sự, trang 143-144)

Thời lượng: 3 giờ

Gợi ý giảng dạy:

• Có thể thảo luận với sinh viên các dạng ảnh hưởng ngoại vi khác nhau, cả trong tiêu
dùng và sản xuất, và cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Cũng cần nhấn mạnh với sinh
viên rằng ảnh hưởng ngoại vi về giá (pecuniary externality) là ảnh hưởng ngoại vi
được truyền tải thông qua giá cả thay đổi không gây nên thất bại thị trường. Có thể
không nên thảo luận ảnh hưởng ngoại vi về giá vì nó có thể làm sinh viên nhầm lẫn.

• Thảo luận về quyền tài sản có thể bắt đầu bằng cách hỏi sinh viên về các loại quyền
tài sản khác nhau hiện đang tồn tại ở trong nước và ở địa phương của họ, từ sở hữu cá
nhân đến tự do tiếp cận. Tiếp đó các loại hình sở hữu tài sản khác nhau có thể được
thảo luận và so sánh theo các đặc tính quyền tài sản hoàn hảo/được định nghĩa rõ ràng
(non-attenuated/well defined property rights) (ví dụ, tính loại trừ, tính có thể chuyển
nhượng, v.v). Tình trạng tự do tiếp cận cần được lý giải kỹ lưỡng với các ví dụ mà ở
đó hệ thống này tồn tại.

• Trong thảo luận điểm mạnh và điểm yếu của các loại quyền tài sản khác nhau cần
phải chỉ ra rằng một chế độ tài sản nào đó có thể tốt hơn các chế độ tài sản khác trong
bảo vệ môi trường, điều này có thể không đúng cho tất cả các trường hợp. Ví dụ,

không thể áp đặt sở hữu tư nhân khi đối phó với hàng hóa công cộng. Hơn thế nữa,
cần nhấn mạnh rằng cả sở hữu tư nhân ở thị trường không bị điều tiết và sở hữu nhà
nước có cơ quan điều tiết được thông tin nghèo nàn không đảm bảo một môi trường
tốt hơn.




15

• Thảo luận về thất bại chính sách cần được đặt trong khung cảnh suy nghĩ về tìm kiếm
sự can thiệp của chính phủ trước thất bại thị trường. Đặc biệt, cần phải đưa ra thông
điệp rõ ràng rằng can thiệp của chính phủ có thể là một nguyên nhân khác của vấn đề
môi trường. Hơn nữa, giới thiệu về thất bại thị trường cần nhấn mạnh rằng việc không
biết những ảnh hưởng phụ hoặc không mong muốn của một chính sách có thể dẫn đến
những vấn đề môi trường. Không nên thực hiên các can thiệp của chính phủ ngay cả
khi nó cho phép đạt được mục tiêu nếu chi phí thực hiện các can thiệp này vượt quá
lợi ích nó mang lại.

• Nên kết thúc thảo luận bằng cách chỉ ra các phương pháp khác nhau để giảm thiểu
vấn đề môi trường bằng cách nhắm vào các nguyên nhân của vấn đề. Thảo luận về
chủ đề này được trình bày rõ ràng trong sách do Turner và cộng sự viết, trang 308.

Tài liệu tham khảo chính:

Turner, Pearce and Bateman. Kinh tế môi trường: Nhập môn cơ bản. 1994. Chương 5, 6, 15
và 23.

Field B. and N. Olewiler. 2005. Kinh tế Môi trường. Phiên bản Canada tái bản lần 2 có cập
nhật, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Chương 3 và Chương 4


Panayotou, T. 1993.Thị trường xanh: Kinh tế phát triển bền vững. Chương 2 và 3.

Câu hỏi thảo luận, bài tập (Nguồn: Field & Olewiler, trang 84, và Forsdyke, Field và
Olewiler, 2002)

Bài tập

Bài tập 1. Dưới đây là một phần đường cầu của ba cá nhân về chất lượng không khí của
vùng lân cận. Chất lượng không khí (chỉ mang giá trị nguyên) được đo bằng µg/m
3
(micrograms khí SO
2
có trong một mét khối khí). Nếu chi phí cận biên để giảm khí SO
2

vùng xung quanh là 40 $ cho mỗi µg/m
3
,

mức chất lượng không khí hiệu quả xã hội là gì,
giả sử rằng “xã hội” trong trường hợp này chỉ bao gồm ba người này.

Lượng cầu Chi phí xử lý khí SO
2

(đô la/microgram/m
3
)
A B C

60
50
40
30
20
10
0
1.400
1.300
1.200
1.100
1.000
900
800
1.200
1.100
1.000
900
800
700
600
1.500
1.400
1.300
1.200
1.100
1.000
900

Bài tập 2: Đối với bài tập 1, hãy chứng ming rằng mức chất lượng không khí hiệu quả xã

hội sẽ tối đa hóa lợi ích ròng xã hội.



16


Câu hỏi thảo luận (Nguồn: Perman, Ma, McGilvray, và Common, 2003)

Câu hỏi 1. Quan hệ giữa hàng hóa công cộng và tài nguyên tự do tiếp cận là gì?

Câu hỏi 2. Một số hàng hóa có vẻ là hàng công cộng, như sóng radio, dịch vụ nhà đèn, và
thậm chí dịch vụ công an và vệ sinh, có thể được cung cấp bởi các hãng tư nhân. Tại sao lại
như vậy? Có những khác nhau giữa những hàng hóa công cộng này với dịch vụ môi trường
không? Nếu có, những khác nhau đó là gì?

Câu hỏi 3: Tại sao chúng ta phải quan tâm để đạt được hiệu quả xã hội?

Câu hỏi 4: Các kết qủa hiệu quả xã hội có nhất thiết công bằng không? Chúng có cần phải
như vậy không?

Câu hỏi 5. Thảo luận sự thích hợp và sự vận dụng khái niệm ảnh hưởng ngoại vi trong kinh
tế môi trường.

Câu hỏi 6: Các nhà kinh tế môi trường xem vấn đề ô nhiễm như là một loại hiện tượng ảnh
hưởng ngoại vi bất lợi. Ảnh hưởng ngoại vi xuất hiện khi quyết định của một chủ thể ảnh
hưởng chủ thể khác một cách không cố ý, và không có bồi thường. Có phải điều này có nghĩa
là nếu một nguồn ô nhiễm, chẳng hạn nhà máy năng lượng bồi thường những người bị ảnh
hưởng bởi chất thải, thì khi đó không có vấn đề ô nhiễm?


Câu hỏi 6: Trong khi một số nhà kinh tế tranh luận cần thiết lập quyền tài sản tư nhân để
bảo vệ môi trường, nhiều người quan tâm về môi trường cho rằng phương pháp này không
phù hợp. Vấn đề cốt yếu trong tranh luận là gì?

Câu hỏi 8. “Môi trường trong lành là một hàng hóa công cộng, lợi ích của nó không thể bị
một ai chiếm đoạt làm tài sản riêng. Vì vậy, nghành công nghiệp tư nhân tìm kiếm lợi ích cá
nhân sẽ luôn luôn là kẻ thù của môi trường trong lành.” Hãy bình luận về tuyên bố này.





17

BÀI 4: TÓM LƯỢC CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ HỌC
PHÚC LỢI

CHỦ ĐỀ 1: Hiệu quả thị trường: Lợi ích (cầu) và Chi phí (cung)

Mục tiêu:

Mục tiêu là giúp học viên xem các khái niệm cung cầu như là những thước đo lợi ích và chi
phí. Học viên sẽ nắm vững cách sử dụng đường cung và cầu trong đánh giá giá trị môi
trường, phân tích lợi ích chi phí và phân tích các vấn đề ô nhiễm.

Những điểm chính:

Phần này sẽ làm rõ việc sử dụng khái niệm giá sẵn lòng trả để đo lường lợi ích và chi phí cơ
hội để đo lường chi phí. Cũng cần phải phân biệt tổng lợi và chi phí với lợi ích và chi phí
biên. Phần cuối sẽ thảo luận về quy luật cân bằng cận biên trong kinh tế học về kiểm soát ô

nhiễm.

Thời lượng: 1 giờ

Đề cương đề xuất:

A. Ôn tập ý nghĩa của cung cầu trong kinh tế học.
B. Liên hệ giá sẵn lòng trả (WTP) với đường cầu và phân biệt giữa Tổng WTP và WTP
biên. Liên hệ giữa lợi ích và đường cầu
C. Ôn lại khái niệm Cung trong mối liên hệ với chi phí biên và phân biệt giữa Tổng cung
và Chi phí biên (MC).
D. Thảo luận về tác động của công nghệ làm dịch chuyển hàm MC.
E. Giới thiệu quy luật cân bằng cận biên trong mối liên hệ với mục tiêu tối thiểu hóa chi
phí sản xuất một sản lượng cho trước.

Tài liệu tham khảo chính:

Field B. and N. Olewiler. 2005. Kinh tế môi trường, Tái bản lần 2, NXB McGraw-Hill
Ryerson Limited, Canada. Chương 3.

Gợi ý giảng dạy:

• Phần này chủ yếu dựa vào đồ thị để trình bày mối quan hệ hai chiều (ví dụ giữa giá cả
và Lượng Cung/Cầu) nhưng học viên cần phải lưu ý rằng đây là phân tích tĩnh - với
giả định các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, thế giới thực là rất phức tạp và chúng
ta chỉ có thể dùng những khái niệm này như là những nền tảng để hiểu các nguyên lý
và các mối liên hệ trừu tượng.
• Do phần này chỉ là ôn tập—người trình bày nên cố gắng lôi kéo học viên tích cực
thảo luận trên lớp. Có thể chọn một số học viên và đề nghị họ nhắc lại những kiến
thức kinh tế học cơ bản.




18

Câu hỏi thảo luận. Nguồn F & O (2002), và F, O, and F (2002)

Câu 1: Điều gì xảy ra đối với đường tổng cầu khi người tiêu dùng cho rằng giá hàng hóa sẽ
tăng (hoặc giảm) trong tương lai? Liệu tình huống này có phủ nhận lý thuyết đã trình bày ở
chủ đề này?

Câu 2.
Việc cân bằng lợi ích và giá sẵn lòng trả có thể dẫn đến kết luận rằng việc làm sạch không
khí mà những người thu nhập thấp đang sống trong đó sẽ tạo ra ít lợi ích hơn so với việc làm
sạch không khí của những người có thu nhập cao. Liệu điều này có phủ nhận ý tưởng cân
bằng lợi ích và giá sẵn lòng trả? Các nhà kinh tế học có thể giải quyết vấn đề này như thế
nào?

Câu 3. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hình dạng của đường chi phí biên? Những nhân tố
này có khác nhau đáng kể giữa các ngành?

Câu 4. Hãy giải thích cho một người không có chuyên môn về kinh tế tại sao các giá trị cận
biên lại quan trọng trong phân tích kinh tế. Bạn sẽ phản ứng như thế nào với lập luận của
người đó rằng họ chưa bao giờ dựa vào các giá trị cận biên trong việc ra quyết định?


CHỦ ĐỀ 2: Định nghĩa và Đo lường những thay đổi về Phúc lợi

Mục tiêu:


Giúp học viên có thể trình bày và đo lường những tác động về phúc lợi của sự thay đổi giá cả
do thay đổi chất lượng môi trường gây ra. Học viên sẽ được nhấn mạnh mối liên hệ giữa
những đo lường này với phần đánh giá môi trường và phân tích lợi ích – chi phí của khóa
học.

Những điểm chính:

Chủ đề này trình bày cho học viên sự thay đổi chất lượng môi trường gây ra những thay đổi
về phúc lợi của người tiêu dùng như thế nào. Những thước đo khác nhau về phúc lợi do sự
thay đổi giá cả sẽ được giải thích và so sánh. Học viên sẽ có khả năng liên hệ khái niệm biến
đổi bồi thường (compensating variation) và biến đổi tương đương (equivalent variation) với
giá sẵn lòng trả (WTP) và giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) vốn thường được đề cập trong lý
thuyết kinh tế môi trường. Phần cuối sẽ thảo luận việc sử dụng những thước đo này để đánh
giá các chính sách xã hội.

Thời lượng: 3 giờ

Đề cương đề xuất:

A. Sự thay đổi chất lượng môi trường tác động đến phúc lợi cá nhân như thế nào.



19

B. Ôn lại lý thuyết cơ bản về sở thích và nhu cầu của các cá nhân: hàm thỏa dụng cá
nhân, tính vô hạn của nhu cầu và khả năng thay thế, đường cầu Marshall.
C. Các thước đo thặng dư Marshall và Hicks (thặng dư tiêu dùng (CS), biến đổi bồi
thường (CV) và biến đổi tương đương (EV), thặng dư đền bù và thặng dư tương
đương) do sự thay đổi về giá cả.

D. Mối quan hệ giữa CV và EV với WTP và WTA.

Tài liệu tham khảo chính:

Freeman, Myrick.A. 2003. The Measurement of Environmental and Resource Values:
Theory and Methods. 2
nd
edition. Chapter 3. “Defining and Measuring Welfare Changes,
Basic Theory”, pp 43-70, 85-89.

Gợi ý giảng dạy:

• Quyển sách của Freeman đã trình bày cách tiếp cận cả bằng toán học và bằng đồ
thị—nhưng ở bậc đại học nên dùng đồ thị để minh họa các thước đo phúc lợi. Tuy
nhiên cần phải làm rõ những giả định cơ bản. Ví dụ, chúng ta thường giả định một thế
giới có hai hàng hóa trong khi trình bày bằng đồ thị—nhưng học viên có thể lưu ý
rằng đó có thể là những nhóm hàng, và hàng hóa trình bày trên đồ thị là tập hợp hàng
hóa và do đó có thể coi là một chỉ số về mức tiêu dùng của tất cả các hàng hóa khác,
ngoại trừ hàng hóa đang xem xét. Giả định này chỉ có giá trị khi chúng ta đồng thời
giả định rằng giá cả của những hàng hóa khác này thay đổi theo cùng một tỷ lệ, hoặc
không có sự thay đổi trong giá cả tương đối của các hàng hóa nằm trong tập hợp hàng
hóa đề cập ở trên.

• Điều quan trọng là phải nhớ rằng sự thay đổi về giá cả đang xem xét có thể liên hệ
với sự thay đổi trong chất lượng môi trường—để giữ tư duy của học viên trong phạm
vi kinh tế môi trường.

• Khi so sánh CS, CV và EV, người trình bày phải nhấn mạnh rằng chỉ có CV và EV
phản ánh những thước đo phúc lợi thích hợp, mặc dù CS bề ngoài có vẻ như là một
chỉ tiêu đo lường phúc lợi.


• Học viên cần phải phân biệt thước đo biến đổi đền bù (CV) và biến đổi tương đương
(EV) và liên hệ với giá sẵn lòng chấp nhận và giá sẵn lòng trả. Nên dùng ví dụ minh
họa để trình bày mối liên hệ.

Bài tập/Tình huống phân tích (từ Field & Olewiler, 2002, Chương 3)

Câu 1. Nhu cầu của Alvin đối với nước đóng chai được biểu diễn qua đồ thị Q
d
A =
8 – 0.5P.
Hàm cầu của Betty là Q
d
B
=6 –P. Hãy tính tổng giá sẵn lòng trả và giá sẵn lòng trả cận biên
của Alvin và Betty cho 4 chai nước và minh họa bằng đồ thị.




20

Câu 2. Với các phương trình như trong Câu 1, hãy tính tổng cầu đối với nước đóng chai, giả
định rằng Alvin và Betty những người tiêu dùng duy nhất. Xác định đường tổng cầu nếu có 5
người có đường cầu như Alvin và 5 người có đường cầu như Betty.

Câu 3. Nếu giá của bóng tennis là $4 cho mỗi container, những nhà sản xuất sau đây có thể
tiếp tục sản xuất hay không? Tại sao? Mỗi người sẽ sản xuất bao nhiêu tại mức giá này?

Câu 4. Đường cầu của một cá nhân đối với nước uống đóng chai được biểu diễn bởi phương

trình:
Q= 6- 0.5p + 0.0001I
Với Q là lượng cầu tại mức giá p khi thu nhận của cá nhân là I. Giả sử ban đầu thu
nhập của cá nhân này là $40,000.

a) Tại mức giá nào thì lượng cầu bằng không? Mức giá này được gọi là mức giá
tối đa (choke price) bởi vì nó là mức giá triệt tiêu nhu cầu.
b) Nếu giá tt của nước đóng chai là $10, lượng cầu là bao nhiêu?
c) Tại mức giá $10, độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu?
d) Tại mức giá $10, thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
e) Nếu giá tăng lên $12, thặng dư tiêu dùng sẽ giảm bao nhiêu?
f) Nếu thu nhập là $60,000, thặng dư tiêu dùng bị mất là bao nhiêu nếu mức giá
tăng từ $10 lên $12?

Câu 5. Giả sử một nhà máy xay bột gỗ được đặt ở bờ sông Mekong. Chi phí tư nhân biên
(MC) của việc sản xuất bột gỗ ($/tấn) được biểu diễn qua phương trình:

MC = 10 + 0.5 Y

Với Y là tấn bột gỗ được sản xuất. Bên cạnh chi phí tư nhân biên còn có một chi phí ngoại
tác. Mỗi tấn bột gỗ sẽ tạo ra một luồng ô nhiễm cho con sông, tạo ra một thiệt hại $10. Đây là
một chi phí ngoại tác do cộng đồng gánh chịu chứ không phải do người gây ô nhiễm. Lợi ích
biên (MB) đối với xã hội của mỗi tấn bột, tính theo $, là:

MB = 30 – 0.5 Y

a) Hãy vẽ đồ thị minh họa chi phí biên (MC), lợi ích biên (MB), chi phí ngoại tác biên
(EMC), và hàm chi phí xã hội biên.

b) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi nhuận, giả sử rằng người bán có thể đạt được

doanh thu biên bằng lợi ích biên của xã hội từ bột gỗ.

c) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi ích xã hội ròng

d) Chi phí ngoại tác biên phải là bao nhiêu để việc sản xuất bột gỗ không còn đáng
mong muốn đối với xã hội?

Câu 6. Giả sử một cá nhân có hàm thỏa dụng:



21


U = E
0.25
+ Y
0.75


Với E là chỉ số chất lượng môi trường và Y là thu nhập. Từ tình huống ban đầu với E =1 và
Y=100, tính CS và ES để tìm ra sự thay đổi do E lên 2 và E giảm xuống 0.5.

Câu 7. ‘Chỉ có những tiêu chuẩn môi trường cao nhất mới có thể tối đa hóa phúc lợi xã hội.”
Hãy bình luận.




22


BÀI 5: KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 1: Mức ô nhiễm tối ưu

Mục đích:

Mục đích của chủ đề này là giải thích cho sinh viên rõ mức ô nhiễm tối ưu là gì và làm xác
định mức ô nhiễm tối ưu như thế nào về mặt lý thuyết. Cũng cần trình bày những thay đổi về
điều kiện thị trường, công nghệ sản xuất và xử lý chất thải sẽ làm thay đổi mức ô nhiễm tối
ưu mà xã hội mong muốn như thế nào.

Những điểm chính:

Mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm gắn liền với mức sản xuất và tiêu dùng cho phép xã hội
đạt lợi ích ròng tối đa. Cần nhấn mạnh rằng không có ô nhiễm không phải là tình trạng tối
ưu.

Việc xác định mức ô nhiễm tối ưu dựa trên nguyên tắc cân bằng cận biên, chi phí xử lý cận
biên/chi phí xử lý biên (bằng cách giảm sản lượng hoặc sử dụng công nghệ xử lý chất thải)
phải bằng lợi ích cận biên của việc kiểm soát ô nhiễm (thiệt hại cận biên).

Chi phí xử lý ô nhiễm thay đổi khi có những thay đổi về điều kiện thị trường và công nghệ
sản xuất và xử lý ô nhiễm. Điều này dẫn đến kết quả là mức ô nhiễm tối ưu mới.

Thời lượng: 3 tiết

Đề cương đề xuất cho chủ đề:

A. Định nghĩa mức ô nhiễm tối ưu

B. Xác định mức ô nhiễm tối ưu
o Khi giảm sản lượng là cánh duy nhất để giảm lượng ô nhiễm
o Khi sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm
C. Yếu tố ảnh hưởng mức ô nhiễm tối ưu
D. Ví dụ và bài tập ở lớp

Gợi ý giảng dạy:

• Cần giải thích rõ ràng rằng để đơn giản trong xác định mức ô nhiễm tối ưu trước hết
chúng ta giả định rằng giảm sản lượng là cách thức duy nhất để giảm lượng ô nhiễm.
Nên sử dụng ví dụ bằng số và minh họa bằng đồ thị để giải thích cho sinh viên những
khái niệm liên quan như lợi ích ròng cận biên cá nhân (MNPB), thiệt hại ngoại vi cận
biên (MEC) và lợi ích ròng cận biên xã hội (MNSB) và yêu cầu sinh viên tham gia
vào việc xác định mức ô nhiễm tối ưu tại điểm MNPB = MEC.

• Tiếp theo chúng ta có thể loại bỏ/nới lỏng một vài giả định, chẳng hạn, giới thiệu
việc sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm để giảm lượng ô nhiễm. Bây giờ xã hội có thể

×