Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.98 KB, 13 trang )

1
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN.
Trong cơ chế của nền kinh tế mở ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp
muốn đứng vững và phát triển sản xuất kinh doanh thì không những phải xây
dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, nghiên cứu kỹ các vấn đề công nghệ, các
chiến lược quảng cáo, bán hàng… mà còn phải xây dựng cho đựơc một bộ máy
quản lý hợp lý, luôn hoàn thiện để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
trong từng thời kỳ.
Vì vậy, việc định ra các phương hướng phát triển cho Công ty là rất quan
trọng. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp :
- Tăng kết quả sản xuất kinh doanh
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh
- Đảm bảo thu nhập cao nhất cho người lao động.
- Thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường.
Trong thời gian tới, với sự phát triển và hiện đại hoá của khoa học kỹ
thuật cùng với sự cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
Công ty vẫn tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, thời gian thực hiện. Trong đó, năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm là tiêu chí cơ bản đánh giá được sức mạnh và sự thành công của công
ty, tạo được uy tín và tên tuổi của công ty trong ngành vật liệu xây dựng nói
riêng và trên thị trường nói chung. Với phương hướng phát triển như vậy, công
ty đã dự kiến định hướng phát triển trong giai đoạn tới như sau:
Một là: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trung tâm là sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng ở các thị trường truyền thống và tìm kiếm thêm các thị trường
tiềm năng khác.
Hai là: Tiếp tục xắp xếp, bố trí lại sản xuất,điều chỉnh một cách chủ động
và khoa học quy trình công nghệ, quy trình quản lý bao gồm quản lý sản xuất,


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Lương Thế Giang
11
2
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
quản lý chất lượng, quản lý công nghệ và quản lý tài chính. Từng bước loại bỏ
những khâu lao động thủ công với năng suất chất lượng thấp.
Ba là: Tiếp tục đầu tư chiều sâu về công nghệ và nâng cao trình độ chuyên
môn cho công nhân sản xuất, năng lực quản lý cho cán bộ. Phát triển sản xuất,
công nghệ phải đi đôi với tiết kiệm vật tư. Hạn chế những hao phí không đáng
có trong quá trình sản xuất, góp phần giảm giá thành sản xuất.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác tiếp thị với định hướng cụ thể, nguồn công
việc và nguồn hàng phù hợp với quy trình cơ cấu thiết bị. Duy trì ổn định lượng
khách hàng cũ và tìm mọi cách phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chỉ
tiêu sản xuất kinh doanh, làm tăng thu nhập bình quân cho người lao động, ổn
định công việc và đời sống cho người lao động.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN.
3.2.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp
3.2.1.1. Những mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện bộ máy quản lý của
Công ty
Hiện nay Công ty gồm có ban giám đốc, các phòng ban chức năng và các
tổ sản xuất. Về cơ bản thì Công ty đã có những đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ
máy quản lí nhằm điều hành sản xuất kinh doanh đảm bảo những yêu cầu và
nhiệm vụ đặt ra. Song như phân tích ở trên thì bộ máy quản lí của Công ty còn
tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí phải
đảm bảo thực hiện được một số mục tiêu sau:
- Đảm bảo phát huy vai trò của bộ máy quản lí Công ty trong điều hành
sản xuất kinh doanh và tuân theo các quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao
tính năng động, gọn nhẹ của bộ máy quản lí, đem lại hiệu quả cao hơn, làm cho

các chỉ tiêu của Công ty tăng lên như chỉ tiêu: Năng suất lao động, tiết kiệm quỹ
lương, giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
- Xây dựng cơ cấu gọn nhẹ, phản ứng linh hoạt trong bất kỳ tình huống
nào xảy ra, các quyết định được thực hiện nhanh chóng hơn, khắc phục tình
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Lương Thế Giang
22
3
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
trạng trùng lặp hoặc chia cắt chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm kiếm được nhiều khách hàng và nhiều bản
thầu., đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo giữa ban giám đốc, các phòng ban, tổ
chức sản xuất tạo nên một khối quản lí thống nhất hoạt động nhịp nhàng với
nhau.
- Gắn việc kiện toàn tổ chức với việc sắp xếp cán bộ, tổ chức, đào tạo thi
nâng bậc, đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Chuẩn bị một đội ngũ cán bộ kế cận bằng
cách đổi mới.
- Chức danh, nhiệmvụ của từng bộ phận công nhân viên được xác định rõ
ràng, sắp xếp lao động đúng người đúng việc, đảm bảo điều kiện làm việc cho
người lao động.
Tóm lại việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí sẽ giúp Công ty nâng cao
hiệu lực quản lí, cải thiện điều kiện làm việc, kích thích hoạt động lao động sản
xuất kinh doanh, tạo uy tín của Công ty với các đối tác liên doanh và với khách
hàng, thu hút được nhiều nhân tài có khả năng đảm nhận được một khối lượng
công việc lớn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
3.2.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện bộ máy quản lý:
- Được kiểm soát chặt trên cơ sở vốn liên doanh và Hội đồng quản trị, sự
kiểm soát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bộ máy quản lý phải chuyên tinh, gọn nhẹ, không cồng kềnh, phát huy
tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động với chi phí thấp nhất.

3.2.1.3. Một số điểm cần lưu ý khi hoàn thiện bộ máy qản lí của công ty
- Hoàn thiện bộ máy quản lí tránh tình trạng cấp dưới chịu hai hệ thống
quyền lực tạo lên một sự chồng chéo, cấp dưới không biết phải thực hiện theo hệ
thống quyền lực nào.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí phải chú ý đến việc phân công rõ
ràng nhiệm vụ và chức năng của cán bộ và nhân viên trong từng phòng ban.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đi đôi với việc nâng cao nguồn vốn
của Công ty và đổi mới thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất.
3.1.1.4. Cơ sở để hoàn thiện bộ máy quản lí.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Lương Thế Giang
33
4
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
Là một Công ty trách nhiệm hữu hạn nên việc hoàn thiện bộ máy quản lí
phải dựa trên những yêu cầu của Hội đồng thành viên và Công ty để bộ máy của
Công ty hoạt động có hiệu quả nhất, đảm bảo đời sống cho người lao động trong
mọi tình huống, mọi điều kiện của nền kinh tế thị trường.
3.2.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn
Từ những phương hướng và nhiệm vụ quản lý như trên cùng với thực
trạng của cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Trong thời gian thực tập tại Công
ty TNHH Thiên Sơn, tôi thấy vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
luôn được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm. Tuy vậy, bộ máy quản lý của Công ty
vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Qua những con số thống kê về số lượng lao động gián tiếp + Phục vụ
trong công ty ta thấy: số lượng lao động gián tiếp + Phục vụ được điều chỉnh
giảm dần theo từng năm. Cụ thể năm 2008 số lao động quản lý giảm xấp xỉ 1%
so với năm 2007, năm 2009 giảm 1,65% so với năm 2008, năm 2010 giảm
1,09% so với năm 2009. Do đặc điểm sản xuất của ngành cần nhiều lao động

gián tiếp và phục vụ nhưng số lượng lao đông này còn giữ tỷ lệ cao trong Công
ty. Vì vậy công ty phải có biện pháp nhằm tinh giản bộ máy để phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình hơn.
3.2.2.1. Bổ xung thêm 1 phó giám đốc phụ trách vấn đề tổ chức.
Trong công ty có hai mảng quan trọng là tổ chức và sản xuất ,nhưng mới
chỉ có một phó giám đốc phụ trách sản xuất. Vì vậy, nên bổ xung them một phó
giám đốc phụ trách phần tổ chức. Như vậy sẽ giúp cho Công ty hoạt động được
hiệu quả hơn.
3.2.2.2. Sắp xếp bố trí lại các phòng ban chức năng
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp khá gọn nhẹ tuy
nhiên phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tổng hợp của công ty kiêm quá nhiều chức
năng. Do vậy, việc cần thiết phải giảm gánh nặng cho bộ phận này, qua đó sẽ
tăng được hiệu quả hoạt động của Phòng. Việc làm này có thể thực hiện được
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Lương Thế Giang
44
5
CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP
bằng cách tách thành hai phòng Phòng Kế hoạch – Đầu tư và Phòng Kỹ thuật –
An toàn. Nếu tách ra làm hai Phòng sẽ tạo ra một số lợi thế cho doanh nghiệp
mặc dù có tăng thêm chi phí cho lao động quản lý:
Giúp Công ty không bị chồng chéo giữa kế hoạch và kỹ thuật. Các nhân
viên làm kế hoạch chuyên trách hơn và lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn đạt kết quả, giúp cho các dự án đầu tư của Công ty đầu tư có hiệu quả.
Phòng Kỹ thuật – An toàn độc lập trong công việc tạo điều kiện đi sâu vào
lĩnh vực của mình đảm nhiệm. Tập chung nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật tiên
tiến để đưa sản xuất đạt hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm của Công ty, Lĩnh
vực an toàn, môi trường đang được Nhà nước ta hiện nay quan tâm do đó khi
tách ra Phòng này đảm nhiệm sẽ hiệu quả vì có tính chuyên nghiệp hơn trong
các vấn đề cần sử lý.
Hai phòng này chính là vũ khí sắc bén giúp Công ty cạnh tranh có hiệu

quả với các doanh nghiệp bạn. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý sau khi điều chỉnh
Bên cạnh đó thì việc sắp xếp và sử dụng lao động đúng tiêu chuẩn và mục
đích tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cán bộ quản lý sẽ là một chỉ tiêu
đánh giá chất lượng quản lý.
3.2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh viên: Lương Thế Giang
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kỹ thuật –
An toàn
Phòng Kế hoạch
- Đầu tư
Phòng
TC – KT
Phòng TC –
LĐ - HC
Công trường
khai thác
Xưởng
cơ khí
Xưởng
chế biến
55

×