Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.81 KB, 3 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Thanh Thảo Nguyên - K107QT
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ SÊ
1. Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về việc phát triển cây cao su
trên địa bàn Tây Nguyên và Gia Lai nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội với quốc phòng – an ninh.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 17 tháng 8 năm 1984 Công ty cao su Chư
Sê (hiện nay là Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê) được thành lập theo Quyết
định số 71/TCCB-QĐ của Tổng cục Cao su Việt Nam. Ngày 4 tháng 3 năm 1993
Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 155/NNTCCB/QĐ của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn). Ngày 24 tháng 4 năm 1995 Công ty Cao su Chư Sê được công nhận là
thành viên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam theo Quyết định số 155/Tgg của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Cao su Việt Nam và từ đó
đến nay đơn vị hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty theo
Quyết định số 12/CP ngày 17 tháng 3 năm 1995. Đến ngày 15 tháng 6 năm 2010
Công ty Cao su Chư sê chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Cao su Chư Sê theo Nghị định 95/2006/NĐ-CP, Nghị định 110/2007/NĐ-
CP của Chính phủ và các Thông tư 24/2007/TT-BTC ngày 27/3/2007, Thông tư
25/2007/TT-BTC ngày 02/4/2007 của Bộ tài chính.
- Từ năm 1984-1994:
Công ty thành lập trên một vùng đất hoang tàn, đầy vết tích của chiến tranh,
cơ sở vật chất hầu như không có gì, cư dân nghèo nàn lạc hậu. Diện tích vườn
cây cao su trải dài trên địa bàn 7 xã với 27 làng đồng bào dân tộc. Nhưng với
lòng nhiệt tình và sự phấn đấu vượt bậc của tập thể Cán bộ Công nhân viên đã
bám trụ khai hoang, ươm giống trồng cao su và vượt qua những khó khăn thách
thức đó. Đến năm 1994 công ty đã trồng được 3.068,26 ha cao su, đưa vào khai
thác 701,66 ha, xây dựng một xưởng chế biến mủ với công suất 6.000 tấn/năm.
Một bệnh xá phục vụ công tác khám và điều trị cho Cán bộ Công nhân viên.


GVHD: Nguyễn Tố Như Trang 1
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Thanh Thảo Nguyên - K107QT
Năng suất lao động bình quân 2,14 ha/LĐ. Bình quân tiền lương 304.916
đồng/người/tháng.
- Từ năm 1994-2001:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII: Bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước. Công ty đã triển khai đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục
hoàn thiện cơ chế quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên do nguồn vốn khó
khăn, giá bán mủ giảm nghiêm trọng, thị trường tiêu thụ khó khăn do cuộc khủng
hoảng tài chính- tiền tệ các nước trong khu vực (1997-1998). Nhưng với sự nổ
lực của toàn thể Cán bộ Công nhân viên Công ty đã vượt qua thử thách giữ vững
ổn định và có bước tăng trưởng. Đến tháng 12/2001 diện tích vườn cây cao su
của Công ty đã tăng lên 6.031,01 ha. Trong đó có 3.208,91 ha kinh doanh. Khai
thác và chế biến được 4.254,84 tấn cao su quy khô.Tiền lương bình quân 864.151
đồng/người/tháng.
- Từ năm 2001 đến nay:
Nhờ sự định hướng chiến lược đúng đắn phù hợp với đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Cùng với sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam, Công ty đã mở rộng diện tích vườn cây, đầu tư thâm canh. Áp dụng
các biện pháp quản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng. Năm 2005
Công ty đã đầu tư xây dựng, nâng cấp xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
công suất 15.000 tấn/ năm, và các hạng mục kiến trúc phục vụ yêu cầu sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Đến 31/12/2009 Công ty đã ký hợp đồng lao động với
2.515 lao động, trong đó có 987 người là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 38,9%.
Diện tích vườn cây là 5.993,94 ha, trong đó có 5.783,23 ha vườn cây kinh doanh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng
Công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng vốn, đất đai, là đầu mối
thống nhất quy hoạch, quản lý và bố trí diện tích trồng Cao su cho các Nông
trường, đội trực thuộc Công ty.

Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo đúng quy định của pháp
luật.
Thực hiện những công việc khác mà Tập đoàn giao cho Công ty thực hiện.
GVHD: Nguyễn Tố Như Trang 2
Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Lê Thanh Thảo Nguyên - K107QT
2.2. Nhiệm vụ
Trồng mới, chăm sóc, chế biến mủ Cao su và tiêu thụ sản phẩm.
Làm công tác phát triển Cao su tiểu điền trong khu vực như: Khai hoang,
cung cấp giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu và tiến hành các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và theo
pháp luật của Nhà nước.
Như vậy qua hơn 25 xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH MTV Cao
su Chư sê đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu
cao quý, cụ thể là:
- 01 Huân chương độc lập hạng ba.
- 01 Huân chương lao động hạng nhất.
- 02 Huân chương lao động hạng nhì.
- 03 Huân chương lao động hạng ba.
- 01 Cờ thi đua xuất sắc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
- 03 Cờ luân lưu xuất sắc của Chính phủ.
- 07 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
Và nhiều danh hiệu thi đua khác của Bộ, Ngành, địa phương tặng thưởng
cho tập thể và cá nhân Công ty.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008 đến
2010
S
T
T

Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Sản lượng mủ cao su khai thác Tấn 10.394 9.018 9.073
2 Tổng doanh thu Tr. đ 409.699 393.445 588.001
3 Lợi nhuận sau thuế Tr. đ 84.369 65.283 153.653
4 Kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 11,682 12,260 18,23
5 Nộp ngân sách Tr. đ 40.309 23.931 56.101
6 Số lao động Người 2.468 2.520 2629
GVHD: Nguyễn Tố Như Trang 3

×