Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.56 KB, 79 trang )

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
VIỆT NAM
Những đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam bắt nguồn từ vị trí địa lý, những
đặc điểm địa đới và phi địa đới xác định từ lưới toạ độ kinh, vĩ tuyến đến mối liên
hệ nhiều mặt với các yếu tố tự nhiên của khu vự xung quanh.
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
1.1.1. HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ
Đất nước Việt Nam ta nằm trọn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu:
a.Tính phần đất liền có hệ tọa độ:
Điểm cực Bắc 23
o
22’ vĩ Bắc trên cao nguyên Đồng Văn (tại xã Lũng Cú,
tỉnh Hà Giang)
Điểm cực Nam 8
o
30’ vĩ Bắc tại xóm Mũi, xã Đất Mũi (Mũi Cà Mau), huyện
Ngọc Hiễn, tỉnh Cà Mau.
Điểm cực Đông 109
o
24’ kinh Đông ở bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh,
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Điểm cực Tây 102
o
10’ kinh Đông thuộc núi Pulaxam thôn Apachải xã Sín
Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Với tọa độ địa lý đó, phần đất liền trải dài khoảng 2000km (14
o
52’) từ Bắc
vào Nam, con chiều ngang nơi rộng nhất 600km ở Bắc Bộ, chỗ hẹp nhất 50 km ở
Trung Bộ (Quảng Bình)
b.Tọa độ của phần trên biển chưa có thể xác định thật chính xác.Tuy nhiên căn


cứ vào công ước quốc tế về luật biển năm 1982 và căn cứ vào những tuyên bố của
nước ta, có thể xác định được những điểm cơ bản.Trước hết là đường cơ sở dùng để
tính lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.Vùng đặc quyền kinh tế ( xem sơ đồ đường cơ
sở). Đường cơ sở nối cồn cỏ( A
11
), Cù Lao Tràm (A
10
), đảo LÝ Sơn(A
9
), hòn Ông
Căn(A
8
), mũi Đai(A
8
), hòn Đôi(A
7
), hòn Hải(A
6
), hòn Bảy Canh(A
5
), hoàn Bông
Lang(A
4
), hòn Tài Lớn(A
3
), hòn Đá Lẻ(A
2
)và hòn Nhạn(A
1
).Vùng nước bên trong

đường cơ sở là vùng nôị thuỷ được coi như là lãnh thổ đất liền. Bên ngoài đường cơ
sở 12 hải lý là vùng lãnh hải, bên ngoài vùng lãnh hải là vùng tiếp giáp lãnh hải rộng
thêm 12 hải lý nữa.Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ
sở(nếu tính từ đường lãnh hải thì rộng thêm 188 hải lý).Thềm lục địa là bộ phận kéo
dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho tới bờ ngoài của rìa lục địa sâu khoảng 200m
39/18/2005
và như thế thềm lục điạ của nước ta cũng khá rộng lớn. Đặc biệt quan trọng trong
biển Đông có hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, đó là quần đảo Hoàng
Sa thuộc TP Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà khiến cho toạ
độ ở phía Đông Và phiá Nam của nước ta ở ngoài biển là khoảng 117
o
KĐ và 6
O
VB.
1.1.2. Ý NGHĨA.
a.Vị trí địa lý và hình dáng đất nước ở phần đất liền khiến cho nước ta có một
chiều dài đường biên giới rất lớn, tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền cả trên
biển. Trên đất liền giữa Miền Nam và Trung Quốc có tới 1400km đường biên giới,
giữa Việt Nam và Lào 2067km, giữa Việt Nam và Cam Pu Chia 1080 km. Đáng chú
ý là giữa ta và các nước đó có thế"núi liền núi sông liền sông" và rất ít biên giới tự
nhiên khó vượt qua.Thật vậy:
- Ở phía Đông Bắc nước ta có sông Kỳ Cùng chày vào lưu vực sông Tây
Giang dẫn đến lãnh thổ quãng châu; còn Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai
ngoài mấy thung lũng lớn còn có rất nhiều thung lũng nhỏ dẫn tới Quãng
Tây, Vân Nam Trung Quốc
- Ở phía Tây Bắc: Lai Châu vẫn thông được với Phong Xa Lỳ; đồng bằng Điện
Biên mở rộng sang thung lũng Nậm Hu và Luông Prabăng; Sơn la, Mộc
Châu, Suối Rút đều có đường qua Sầm Nưa.
- Dãy Trường Sơn Bắc với nhiều đèo thấ, nhất là các đèo Kẹo Nưa trên đường
quốc lộ 8 qua cửa khẩu cầu treo đến tỉnh Bô ly Cam Say; đèo Mụ Gịa trên

tỉnh lộ 12A qua cửa khẩu Tra Lo đến tỉnh Kam Muộn; đèo Lao Bảo trên quốc
lộ 9 qua cử khẩu Lao Bảo đến Sa Van Na Khét bây giờ trục đường này gọi là
trục đường xuyên á.
- Ở Tây Nguyên có nhiều sông đổ qua Lào vào hệ thống sông Me Kông; có
nhiều cửa khẩu như ngã ba biên giới ở huyện Sa Thày tỉnh Kom Tum trên
đường 40 qua Athop; cửa khẩu như thanh trên đường quốc lộ 19 qua của
khẩu lệ thanh dến Xtrưng Treng(Cam phu chia)
- Ở Đông Nam Bộ có cửa khẩu Hoa Lư trên quốc lộ 13 từ Lộc Ninh(Bình
Phước) qua Cractiê; cửa khẩu Xamat trên quốc lộ 22B từ Tây Ninh qua Kông
Phông Tràm; và cực Tây Bắc Tây Nam Bộ là cử khẩu Hà Tiên có thể nói
giữa Tây Nam Bộ và Cam Phu Chia khó tìm ra được biên giới tự nhiên.
49/18/2005
b. Còn trên biển Đông, biển Việt Nam cũng tiếp giáp với vùng biển Đài Loan -
Trung Quốc, vùng biển từ Phi líppin - Malaixa - Iđonexia - Thái Lan - Cam puchia.
Mặc dù chủ quyền trên biển của nước ta đã được xác nhận hàng trăm năm
trước đây mà không có sự phản đối nào, đồng thời ta lại có những tư liệu chính xác
về Lịch Sử về Địa Lý và pháp lý quốc tế, nhưng gần đây có nẩy ra vấn đề tranh
chấp, làm cho tình hình biển Đông chứa đựng những bùng nổ tiền tàng cần được
quan tâm thương luợng giải quyết hoà bình.
Rõ ràng chiều dài đường biên giới, tính chất đường biên giới đối với Việt
Nam, đã thành một vấn đề rất đáng quan tâm. Khi hoà bình,hữu nghị thì đây là
những điều kiện thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế - văn hoá, còn khi có sự
căng thảng thì nguy cơ chiến tranh là điều rất dễ sảy ra.
1.1.2. GIỚI HẠN VÀ DIỆN TÍCH
Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400 km, phía Tây giáp
Lào với đường biên giới dài 2067km, phía Tây Nam có đường biên giới với
Campuchia dài 1080 km. Phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài 3264 km,
với vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng 1 triệu km
2
.

Diện tích phần đất liền 330.363 km
2
, đứng thứ 56 của thế giới được xếp vào
loại trung bình của thế giới (thua Nhật Bản 42,52 ngàn km
2
) nên có thể sánh vai
cùng các cường quốc năm châu.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1.2.1. VIỆT NAM NẰM Ở VỊ TRÍ TIẾP XÚC GIỮA NHIỀU HỆ THỐNG TỰ NHIÊN
- Về địa chất: Do Lịch Sử phát triển kiến tạo, đất nước ta vừa gắn với Hoa
Nam và qua đó thông với Đông Á và Đông Bắc Á; vừa gắn với phần Tây của bán
đảo Trung Ấn và qua đó thông với Ấn Độ, Hymalaya; vừa gắn với phần Đông Nam
Á hải đảo qua thềm lục địa rộng mà vào lúc biển rút Đệ tứ đã nối liền một dải.
- Về địa hình: địa hình nước ta mang đặc tính nhiều đồi núi của khu vực
Đông Nam Á, là khu vực động nhất bao quanh bởi các đới hút chìm hiện đại vòng
từ Mianma xuống hố sâu Giava rồi ngoặt lên hố sâu Philippin cho tới Đài Loan. Do
đó khu vực Đông Nam Á núi chiếm đa số nếu không phải là núi trẻ do vận động
Hymalaya tạo nên khi mảng Ấn Độ húc vào mảng Á-Âu thì cũng là những núi già
được vận động tân kiến tạo này đội lên làm trẻ lại.
59/18/2005
- Về mặt khí hậu:
+ Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển. Các khối khí lạnh
phương Bắc và cực lục địa (NPc) tràn từ phía Bắc về phía Nam, trung bình đến vĩ
tuyến 16
o
B, nhưng các đợt mạnh có thể ảnh hưởng đến 12-10
o
VB. Đồng thời các
khối khí xích đạo (Em) có nguồn gốc từ Nam bán cầu lại tiến xa về phía Bắc (cao
nhất lên đến Hoa Nam) khiến cho rừng nội chí tuyến gió mùa ẩm đã xóa hẳn các đới

bán hoang mạc và hoang mạc đáng ra phải có như ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
+ Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa ba loại gió mùa là Đông Bắc Á, Đông
Nam Á và Tây Nam Á với gió tín phong của dải áp cao cận chí tuyến.
Hậu quả đó làm cho khí hậu Việt Nam vừa đa dạng vừa thất thường.
- Về thủy văn: Do đặc điểm cấu trúc sơn văn đã khiến cho các lưu vực sông
lớn ở Việt Nam đều có một bộ phận lớn diện tích lưu vực nằm ngoài lãnh thổ nước
ta như sông Hồng chiếm 57,3%, sông Mã là 38%, sông Cả là 34% và sông Cửu
Long chiếm đến 91%. Trong tổng lượng nước của Việt Nam là 839 tỉ m
3
/năm thì
phần từ bên ngoài chảy vào lên tới 501 tỉ m
3
/năm chiếm 59,7%, riêng sông Cửu
Long thì tỉ lệ này lên đến 89% (451 tỉ m
3
/năm trong tổng lượng nước 507 tỉ m
3
/năm
của sông). Tình hình này cần quan tâm rất nhiều đến điều tiết dòng chảy năng.
- Về mặt sinh vật: Nhờ bắt nguồn từ vị trí tiếp xúc về địa chất - địa hình, về
khí hậu - thủy văn làm cho sinh vật Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Đó là nhiều
loài động thực vật từ Hoa Nam xuống (chiếm 10%), từ Xích Kim - Hymalaya tới
(chiếm 10%), từ Ấn Độ - Mianma đến (chiếm 14%), từ Malaixia - Inđônêxia lên
chiếm 15%). Trên biển Đông thì dòng biển lạnh phương Bắc từ Nhật Bản qua eo
Đài loan xuống tận vĩ tuyến 12
o
B đã mang đến cho vùng biển nước ta nhiều loài cá
từ biển Nhật Bản - Trung Hoa, bên cạnh có những loài cá theo dòng biển Tây Nam,
Đông Nam từ Ấn Độ - Malaixia lên.
- Về khoáng sản: cũng chính do tiếp xúc giữa nhiều hệ thống cấu trúc kiến tạo -

địa mạo mà nước ta cũng có đủ các loại khoáng sản của khu vực Đông Nam Á như
thiếc, Vônfram, vàng, đá quý, bôxit, chì-kẽm, than đá, dầu khí...
1.2.2. VIỆT NAM LÀ NƯỚC CÓ TÍNH BIỂN LỚN NHẤT TRONG CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA
69/18/2005
Tính biển được xác định theo diện tích của biển, theo số lượng đảo và quần
đảo, theo độ dài của đường bờ biển so với diện tích đất liền.
Đường bờ biển nước ta dài đến 3260km là minh chứng rõ cho tính biển của
nước ta.
Dựa vào tỷ số giữa chiều dài đường bờ biển (3260km) so với diện tích đất
liền (330.363 km
2
) thì nước ta có tỷ số 0,016, gấp hơn 2 lần Thái Lan (0,007) và
ngang với Malaixia. Cũng có thể làm ngược lại, chia diện tích đất liền cho chiều dài
đường bờ biển thì nước ta 100km
2
trên đất liền có 1 km đường bờ biển, gấp 6 lần
trung bình toàn thế giới.
Tính biển ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên của nước ta và ảnh hưởng mạnh
đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
1.2.3. VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI VÀ HẸP ĐỒNG BẰNG. ĐỒI
NÚI CHIẾM 3/4 LÃNH THỔ VÀ QUYẾT ĐỊNH NHIỀU ĐẶC ĐIỂM CỦA TỰ
NHIÊN VIỆT NAM.
- Đồi núi nhiều khiến cảnh quan tự nhiên đa dạng và phức tạp.
+ Có nhiều nền địa chất khác nhau
+ Có nhiều kiểu địa hình khác nhau
+ Phân hóa khí hậu phức tạp theo không gian
+ Chế độ thủy văn không điều hòa
+ Sinh vật và đất đa dạng, phong phú
- Địa hình nhiều đồi núi gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuy nhiên địa hình đồi núi lại cũng có nhiều lợi thế.
+ Đồi núi giàu khoáng sản, giàu năng lượng thủy điện.
+ Đồi núi giàu tài nguyên sinh vật.
+ Đồi núi lại có khí hậu mát mẻ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái. Nổi tiếng là các khu du lịch Mẫu Sơn, Tam Đảo, Sapa, Ba Vì, Bạch
Mã, Bà Nà, Đà Lạt.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng phì nhiêu và khai thác thuận lợi.
1.2.4. VIỆT NAM LÀ NƯỚC NỘI CHÍ TUYẾN GIÓ MÙA ẨM.
Qua các trị số nhiệt - ẩm trung bình năm và qua thực bì rừng nguyên sinh
phản ánh nước ta về cơ bản mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm (thường quen
79/18/2005
gọi là nhiệt đới gió mùa ẩm) bao gồm cả tính chất chí tuyến và tính chất á xích
đạo.
Sở dĩ Việt Nam về căn bản là một nước nội chí tuyến gió mùa ẩm, vì dù cho
miền Bắc có một mùa đông lạnh do gió mùa Đông Bắc đưa không khí cực đới
xuống thì trung bình số tháng lạnh cũng chỉ khoảng 3 tháng và thời gian lạnh cũng
không liên tục, các ngày nóng sẽ trở lại khi gió mùa Đông Bắc bị biến tính, nhiệt đới
hóa hay khi gió mùa chưa tràn tới. Mùa khô do hoạt động của gió tín phong sau vĩ
tuyến 16
o
B tuy dài nhưng do lượng nước mùa mưa quá lớn, cân bằng ẩm dương,
nước ngầm vẫn cung cấp đủ ẩm cho cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu.
Ngoài sự kiện thời gian nóng dài hơn thời gian lạnh khi xét về mặt không
gian thì khu vực nóng cũng rộng hơn khu vực lạnh vì lãnh thổ nước ta có tới 70%
diện tích dưới 500 m và 85% diện tích dưới 1000 m.
Tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam là hệ quả tổng
hòa của các quá trình tự nhiên, nhưng tình hình cụ thể của từng mùa, từng tháng có
những tương phản sâu sắc do cơ chế gió mùa mang lại, khiến cho việc điều khiển
mùa vụ các cây trồng ngắn ngày và việc điều tiết các sinh hoạt kinh tế - xã hội phải
căn cứ vào diễn biến theo thời gian

1.2.5. VIỆT NAM LÀ NƯỚC CÓ PHÂN HÓA KHÔNG GIAN MẠNH, KHIẾN CHO
CẢNH QUAN TỰ NHIÊN RẤT PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG.
Các quy luật phân hóa không gian địa lý lớn đều diễn ra ở Việt nam, đó là
quy luật phân hóa theo vĩ độ (địa đới), quy luật phân hóa phi địa đới (theo đai cao,
theo địa ô và theo kiến tạo - địa mạo).
Sự tổng hòa của các quy luật này đã làm cho tự nhiên Việt Nam có sự phân
hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao.
1.2.6. TỰ NHIÊN VIỆT NAM ĐÃ CHỊU TÁC ĐỘNG SÂU SẮC CỦA HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
Với một nước nội chí tuyến gió mùa ẩm, thiên nhiên Việt Nam rất phong phú
và đa dạng “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”
Hiếm thấy một nước có diện tích tương đương như lãnh thổ nước ta mà tài
nguyên lại đầy đủ và toàn diện như thế. Nhưng đến ngày nay thì sự giàu đẹp ấy đã
giảm đi nhiều:
89/18/2005
- Trong “Sách đỏ Việt Nam”, danh sách các loài động, thực vật cần được bảo
vệ có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng lên 356 loài thực vật và 365 loài động vật; tỷ
lệ che phủ rừng chỉ còn 27-29%, nhiều vùng gần như trơ trụi, tỷ lệ che phủ ở Tây
Bắc chỉ còn 8,2%, trong số 9 triệu ha rừng còn lại phần lớn là rừng nghèo.
- Mất rừng đã kéo theo thiên nhiên tai hại như lũ lụt, hạn hán xảy ra nặng nề
và liên tiếp trong những năm gần đây, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng. Hiện nay
vẫn còn khoảng 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc và hàng triệu ha đất bạc màu do
rửa trôi.
- Nước và không khí bị ô nhiễm. Hậu quả tổng hợp là cảnh quan bị thoái hóa,
nhiều nơi bị hoang mạc hóa khó phục hồi.
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN
VIỆT NAM VÀ ĐỊA HÌNH
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN
2.1.1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT SINH LÃNH THỔ
2.1.1.1. Giai đoạn tiền Cambri (từ 570 triệu năm về trước): Có các cấu trúc kiến

tạo lớn:
99/18/2005
- Nền Hoa Nam mà bộ phận điển hình là khối nâng Việt Bắc
- Địa máng Catazia từ đứt gãy Bảo Lạc - Tam Đảo ra vịnh Bắc Bộ
- Địa máng Việt - Lào bao gồm địa máng Tây Bắc và địa máng Trường Sơn
kéo dài từ Nam, Tây Nam đứt gãy sông Hồng đến phía Bắc địa khối Inđôxini
(Kontum)
- Địa khối Inđôxini bao gồm Việt Nam + Lào + Campuchia + Thái Lan (ở
Việt Nam là địa khối Kontum)
2.1.1.2. Giai đoạn cỔ kiến tạo (tỪ 570 - 65 triệu năm vỀ trước).
Giai đoạn này kéo dài hơn 500 triệu năm bao gồm cả đại Cổ sinh và đại
Trung sinh, chia ra 4 chu kì kiến tạo: Calêđôni và Hecxini (đại Cổ sinh); chu kì
Inđôxini và Kimêri (đại Trung sinh)
a. Chu kì Calêđôni: gồm 3 kỷ là Cambri, Ocđôvic và Silua. Chu kì này
diễn ra không mạnh mẽ, địa hình ít được nâng cao, chủ yếu diễn ra từ phía Bắc sông
Mãng. Trầm tích thành hệ lục nguyên chứa vôi, trầm tích biển nông Apatit Cam
Đường, Lào Cai. Ở Trường Sơn nhiều đá phiến và sa phiến
b. Chu kì Hecxini: kéo dài từ kỷ Đề vôn-Cacbon, Pecmi. Vận động nâng
lên tạo núi ở Trường Sơn vôi thạch học đủ các loại đá trầm tích (sa thạch, diệp
thạch, đá vôi...).
c. Chu kì Inđôxini: là chu kì quan trọng, vì sau chu kì này coi như lãnh
thổ Việt Nam đã hình thành xong.
d. Chu kì Kimêri: sau chu kì Inđôxini, hầu hết lãnh thổ Việt Nam được
nhô lên khỏi mặt nước biển:
- Ở miền Bắc xảy ra hoạt động Macma mạnh dọc các đứt gãy. Điển
hình là các khối xâm nhập Phia Biooc, Phia Uắc và vòm sông Chảy.
- Ở miền Nam diễn ra mạnh ở cực Nam Trung Bộ như Biđúp,
Langbiang, Tadưng, Chưyangsin
Trong đại Trung sinh, đất nước ta đã được hình thành xong, biển rút dần và
nhường chỗ cho đất liền. Khí hậu lúc này có đặc điểm nhiệt đới ẩm.

2.1.1.3. Giai đoạn tân kiến tạo: Được tính từ Đệ Tam muộn (Neôgen) đến Đệ Tứ.
Do đó khi lãnh thổ Việt Nam được hình thành từ cuối đại Trung sinh đến khi
chịu ảnh hưởng vận động tân kiến tạo phải trải qua một thời kì chuyển tiếp, đó là
thời kì bán bình nguyên hóa dài gần 50 triệu năm đầu Đệ Tam (Paleôgen) gọi là thời
109/18/2005
kì bán bình nguyên Paleôgen. Sau đó vào đầu Neôgen mới chịu ảnh hưởng tác động
tạo núi Hymalaya cải tạo lại hoàn toàn dẫn đến cấu trúc địa hình phức tạp như ngày
nay.
Tân kiến tạo diễn ra mạnh tạo nên những bậc địa hình núi cao, điển hình là
đỉnh Phanxipăng (3143 m) hình thành những sụt võng lớn bù trừ về sau hình thành
các châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, phun trào macma trên phạm vi rộng lớn
ở miền Nam.
Tính chất hoạt động theo từng đợt đã dẫn đến cấu trúc địa hình phân bậc rất
đặc biệt. Một đợt thường bắt đầu bởi một pha nâng cao đất đai làm tăng cường hoạt
động xâm thực của sông ngòi, dẫn đến sự phá hủy và chia cắt bán bình nguyên tồn
tại trước đó. Theo quy luật thông thường bậc càng cao tuổi càng già.
Hoạt động tân kiến tạo đã trải qua 6 chu kì và tạo nên 7 bậc địa hình:
- Trên bậc thứ 1 là bậc dấu ấn của bán bình nguyên cao 2100 - 2200 m;
- Chu kì 1: tạo bậc 1500-1800m (điển hình có bậc Sapa);
- Chu kì 2: tạo bậc 1000-1400m(bậc điển hình Đà Lạt cao hơn chút:
1500m);
- Chu kì 3: tạo bậc 600-900m(điển hình là bậc Bảo Lộc, Di Linh);
- Chu kì 4: tạo bậc 200-600m. Trong chu kì này hoạt động macma phun
trào mạnh;
- Chu kì 5: tạo bậc 25-100m(thuộc Đệ Tứ sớm với hoạt động macma phun
trào mạnh);
- Chu kì 6: tạo bậc 4-5m, 2m(thuộc Đệ Tứ muộn cách đây 10.000 -17.000
năm);
Một hoạt động tân kiến tạo nữa đáng chú ý là hiện tượng động đất. Theo tài
liệu ghi nhận từ thế kỉ XII - XIX có 65 trận động đất. Trong thế kỉ XX cũng có một

số trận động đất, đặc biệt là trận động đất xảy ra ngày 1/1/1935 ở Điện Biên Phủ
khá mạnh quan sát thấy khe nứt, cát và nước nóng trào lên.
2.1.2. SỰ HÌNH THÀNH KHOÁNG SẢN VÀ PHÂN BỐ KHOÁNG SẢN
2.1.2.1. Sự hình thành khoáng sản
Lịch sử phát triển địa chất lâu ngày và phức tạp là sự hình thành các mỏ
khoáng sản cũng rất phong phú, và xét trong mối liên quan và diện tích lãnh thổ thì
119/18/2005
Việt Nam được xếp vào nước có giàu khoáng sản trên thế giới. Các nhà địa chất đã
phát hiện hàng trăm mỏ, hàng nghìn điểm quặng, đa số là mỏ nhỏ và trung bình.
Tuy nhiên cũng có một số mỏ lớn như than đá, dầu mỏ, apatit, sắt, crôm, đồng,
thiếc, bôxit rất hiếm. Sự hình thành và phân bố khoáng sản cũng phức tạp. Hiện nay
chỉ nêu được những nét cơ bản nhất liên quan đến hai loại khoáng sản chính là
khoáng sản nội sinh gắn với các hoạt động macma và khoáng sản ngoại sinh gắn với
quá trình phong hóa, bốc mòn, trầm tích.
- Đối với các mỏ nội sinh: thì mỗi vận động tạo núi lửa và uốn nếp đều có
một số khoáng sản đặc trưng, đồng thời mỗi tính chất của mỗi dung nham bazơ hay
axit và các đất đá mà dung nham xuyên qua rồi làm biến chất do tiếp xúc trao đổi
cũng có vai trò quan trọng. Các đứt gãy hoạt động như những kênh dẫn vì thế các
mỏ thường tập trung dọc theo các đứt gãy. Các vùng bị xiết ép mạnh khi xảy ra vận
động uốn nếp cũng là nơi tập trung mỏ.
Giai đoạn tiền Cambri thường hình thành các mỏ sắt, mangan, vàng, titan,
niken. Các vận động Cổ sinh đại thường tạo chì, kẽm, crôm, đồng. Đối với trung
sinh đại là thiếc, vônfram, chì, kẽm.
+ Liên quan đến đá macma bazơ là các mỏ crôm, niken, côban, đồng, sắt,
titan, pyrit, amiăng.
+ Liên quan đến macma axit là các mỏ đa kim (bạc - chì - kẽm), antimoan,
thủy ngân, vàng, thiếc, vônfram.
- Các mỏ ngoại sinh ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn. Đa số các mỏ lớn hiện
nay thường là mỏ ngoại sinh gắn với lớp vỏ thông hóa (như mỏ bôxitlaterit ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, đất hiếm ở Tây Bắc). Mỏ sắt trầm tích trong trầm tích lục

nguyên D
1
ở Thái Nguyên, mangan D
2
trong trầm tích biển cạn ở Cao Bằng. Mỏ
ngoại sinh quan trọng nhất là mỏ than và dầu mỏ.
2.1.2.2. Phân bố khoáng sản
 Khu vực Việt Bắc và Đông Bắc cho đến thung lũng sông Hồng: Là khu vực
có nhiều mỏ được khai thác tích cực nhất, chia ra các vùng:
- Vùng thung lũng sông Lô - Thương: ở đây xảy ra vận động kiến tạo Hecxini
Inđôxini với một số đứt gãy quan trọng kèm theo macma xâm nhập và phun trào nên
gặp nhiều mỏ nội sinh:
129/18/2005
o Mỏ thiếc, vônfram ở núi PhiaUắc và lòng chảo Tĩnh Túc (Cao Bằng)
o Mỏ chì - kẽm ở chợ Điền (Bắc Cạn), Sơn Dương (Tuyên Quang), Ngân
Sơn (Cao Bằng), làng Hít (Thái Nguyên), Tú Lệ (Yên Bái), Thượng Long (Phú Thọ)
o Mỏ Antimoan ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Dương Huy (Hà Giang),
Thất Khê (Lạng Sơn)
o Mỏ thủy ngân (Hà Giang); mỏ vàng ở Bảo Lạc, Ngân Sơn (Cao Bằng)
o Mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), mỏ pyrit ở chợ
Đồn, chợ Điền (Bắc Cạn); mỏ titan Sơn Dương (Tuyên Quang)
o Mỏ niken, amiăng (Cao Bằng); mỏ mangan Tóc Tát (Cao Bằng)
- Vùng Đông Triều - Móng Cái: ở đây có bể than đá lớn nhất nước ta
- Vùng thung lũng sông Hồng: nổi tiếng có mỏ apatit ở Cam Đường và sắt
(Lào Cai), sắt (Yên Bái), đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai), Sơn Động (Bắc Giang)
 Khu vực từ Nam thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Cả: Ở khu vực
này có triển vọng mỏ nhiều nhưng thăm dò khai thác khó khăn. Đáng chú ý là vùng
Thanh - Nghệ có đứt gãy sông Mã với khối macma Bái Thượng, Cửa Rào tạo mỏ
nổi tiếng như mỏ crôm Cổ Định (Thanh Hóa) đã khai thác từ lâu. Ngoài ra ở Tây
Bắc cũng có nhiều mỏ như vàng ở Yên Châu (Sơn La), Kim Bôi (Hòa Bình); đồng

Yên Châu (Sơn La); chì - kẽm Trạm Tấu (Sơn La); đất hiếm Phong Thổ (Lai Châu);
than Quỳnh Nhai (Lai Châu); antimoan Thạch Thành (Thanh Hóa).
 Khu vực Trường Sơn Bắc từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân: Ở đây
chỉ diễn ra vận động Hecxini nên hiếm mỏ lớn. Đáng chú ý là mỏ sắt Thạch Khê
(Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có thiếc và vônfram Quỳ Hợp (Nghệ An), vàng Kỳ Sơn
(Nghệ An), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).
 Khu vực từ đèo Hải Vân đến phía Nam: Nhìn chung hiếm khoáng sản nội
sinh vì về cơ bản là một miền nền với đường viền Hecxini. Mỏ tập trung ở miền sụt
võng An Điền (Quảng Nam) - mạch vàng Bồng Miêu, mỏ than Nông Sơn. Ngoài ra
còn có rải rác các mỏ kẽm, sắt và bôxit, đặc biệt là bôxit ngoại sinh ở khu vực này
có trữ lượng rất lớn (khoảng 4 tỉ tấn) tập trung ở Gia Nghĩa (Đắk Nông), Bảo Lộc
(Lâm Đồng), giàu dầu khí ở thềm lục địa (Bà Rịa - Vũng Tàu) và than bùn ở U
Minh.
2.2. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
139/18/2005
2.2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Đồi núi nước ta chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ. Đặc điểm này quyết định
mạng lưới sông ngòi, chế độ nhiệt - ẩm của khí hậu và chứa đựng nguồn tài nguyên
khoáng sản, lâm thổ sản phong phú.
- Trên đất liền các nhánh núi đâm ngang ra biển, trong đó có các nhánh nổi
tiếng như Hoành Sơn với đèo Ngang, Bạch Mã với đèo Hải Vân, Nam Bình Định
với đèo Cù Mông, Vọng Phu với đèo Cả. Ngay tại châu thổ rộng lớn các đồi núi sót
của nền uốn nếp bên dưới cũng lộ ra ở những nơi bị sụt võng yếu.
- Hệ thống núi nước ta nhìn trên bán đồ hiện ra như một nhánh của cao
nguyên Vân Quý chạy về Đông Nam dài 140 km chạy từ cao nguyên Đồng Văn đến
khu Đông Nam Bộ chia làm hai ngã:
+ Ngã phía Bắc và Đông Bắc thung lũng sông Hồng cho đến dải Ngân Sơn có
các núi và cao nguyên khá cao gắn với Đông Vân Nam Trung Quốc, nhưng từ dải
Ngân Sơn ra phía biển chỉ còn là những đồi thấp thông sang vùng đồi Quảng Đông

Trung Quốc. Hướng núi được sắp xếp như những cánh cung hay nan quạt quy tụ về
Tam Đảo và mở ra về phía Tây Bắc và Đông Bắc với dạng nan quạt điển hình.
+ Ngã phía Nam và Tây Nam thung lũng sông Hồng thì kéo dài, mới đầu có
hướng Tây Bắc - Đông Nam rõ rệt cho đến đèo Hải Vân, sau chuyển qua hướng Bắc -
Nam rồi Đông Bắc - Tây Nam vẽ thành một vòng cung lớn có mặt lồi quay ra biển
Đông. Từ Nghệ An đến Bình Thuận, núi ăn ra sát biển tạo nên một gờ lục địa mà từ
ngoài biển nhìn vào trông như một bức trường thành, đó là dãy Trường Sơn hùng vĩ.
b. Núi nước ta thuộc loại núi già được tân kiến tạo làm trẻ lại.
- Hệ thống núi nước ta được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài do
các vận động Calêđôni, Hecxini và Inđôxini xây dựng nên.
- Tại các khu vực khác nhau các nếp núi cổ ấy có hướng, tính chất và độ cao
khác nhau. Nhưng những sự khác nhau ấy đã được san bằng dần trong giai đoạn bán
bình nguyên hóa kéo dài gần 50 triệu năm. Như vậy nếu không có ảnh hưởng của
vận động tan kiến tạo thì địa hình nước ta sau thời kì Paleôgen sẽ hiện ra như một bề
mặt lượn sóng, thấp, thoải, một đồng bằng bóc mòn rộng lớn.
149/18/2005
- Sự chia cắt, nhấp nhô của địa hình núi ngày nay là do ảnh hưởng của tân
kiến tạo.
Núi Việt Nam không phải là núi uốn nếp trẻ của vận động tạo núi
Hymalaya mà chỉ là của sự cắt xẻ của sông ngòi hình thành những khe sâu, những
hẻm vực. Đứng từ thung lũng nhìn lên thì thấy núi cao ngất trời, nhưng lên trên
đường phân thủy nhìn xuống thì thấy rõ biểu hiện những bề mặt cũ cao sàn sàn như
nhau. Các cao, sơn nguyên đá vôi như Bắc Hà, Sinmacai, Quản Ba, Đồng Văn, Mèo
Vạc là các di tích điển hình của các bình nguyên cổ ấy.
- Đặc điểm của cấu trúc cổ kiến tạo trước hết là các hướng núi. Hướng núi
chính đồng thời cũng là hướng các thung lũng rộng lớn, đó là hướng Tây Bắc -
Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam thể hiện rõ nét nhất từ hữu ngạn sông Hồng
đến đèo Hải Vân.
+ Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực Đông - Bắc sông

Hồng và Nam Trung Bộ.
- Sự thống nhất giữa cổ và tân kiến tạo, sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực
còn được phản ánh trong vai trò của nham thạch đến các dạng địa hình cụ thể.
Ở Việt Nam dựa và hình dạng địa hình cũng có thể xác định một cách khá
chính xác nham thạch tạo nên địa hình:
+ Diệp thạch là những đá dễ hủy mòn nhất cho sản phẩm tạo nên những dạng
địa hình mềm mại, những dạng đồi bát úp phân bố ven các thung lũng rộng.
+ Granit dưới khí hậu nóng ẩm cũng tan rã mau chóng do phong hóa hóa học
mạnh. Vì thế núi đá Granit thường cao nhưng có đỉnh tròn không dốc lắm, tạo nên
dạng vòm, điển hình là vòm sông Chảy.
+ Đá vôi khí hậu khô ráo thì rất kiên cố, khí hậu nóng ẩm lại rất dễ gậm mòn
do hiện tượng Carst, gặp đủ các dạng địa hình (mặt, ngầm).
+ Đá bazan do phun trào dung nham bazơ nên địa hình bằng phẳng lượn
sóng.
c. Các chu kì tân kiến tạo đã dẫn đến tính chất phân bậc của địa hình.
159/18/2005
Các chu kì tân kiến tạo với các pha nâng mạnh xen kẽ các pha yên tĩnh đã
hình thành nên nhiều bậc địa hình khác nhau (bậc càng cao có tuổi càng già). Từ cao
xuống thấp nhận biết được các bậc địa hình sau:
Bậc trên 2500-2600 m; bậc 2100-2200 m; bậc 1500-1800 m; bậc 1000-1400
m; bậc 600-900 m; bậc 200-600 m; bậc 100-200 m; bậc 25-100 m; bậc 5-15 m và bậc
dưới 5 m.
Trong số các bậc địa hình, chiếm diện tích rộng nhất là các bậc từ 100-500 m
(chiếm đến hơn 50% diện tích lãnh thổ Việt Nam) nay đã bị chia cắt mạnh thành các
đồi hay dãy đồi, sau đó bậc địa hình 600-900 m, rồi đến địa hình đồng bằng và bán
bình nguyên; các miền cao trên 1000m chỉ chiếm 15%. Một số bề mặt bao quanh
Sapa, Đà Lạt, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên bazan cũng chiếm diện tích
đáng kể và thực tế đã trở thành những trung tâm kinh tế - dân cư ở miền núi.
2.2.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
2.2.2.1. Khu vực đồi núi

Khu vực đồi núi được hình thành tại những nơi mà vận động tân kiến tạo có
xu hướng nâng lên - nơi nâng yếu thì hình thành địa hình đồi, nơi nâng trung bình
thì hình thành đồi cao và núi thấp, nơi nâng mạnh thì hình thành núi trung bình và
núi cao. Hướng núi, hình thái đỉnh, sườn núi, độ chia cắt còn liên quan đến ảnh
hưởng cổ kiến tạo, đến tính chất nham thạch và chế độ nhiệt ẩm cụ thể.
• Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
- Khu vực từ tả ngạn sông Hồng - sông Cầu gặp dãy cao nguyên đá vôi trên
dưới 1000 m xen với các đỉnh núi cao trên 2000 m. Từ Lào Cai đến Hà Giang gặp các
sơn nguyên đá vôi: Mường Khương, Bắc Hà, Sinmacai, Quảng Bạ đều dưới 1000 m,
Phó Bảng - Đồng Văn trên 1000 m. Xen vào giữa ở phía Tây Bắc có các núi Tây Côn
Lĩnh (2431 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Puthaka (2274 m). Các sơn nguyên thường
dựng đứng bên các hẻm vực sông Chảy, sông Miện, sông Nho Quế. Nhưng trên bề mặt
thì phát triển địa hình dạng đồi thấp, thoải xen thung lũng bằng phẳng.
- Bao quanh nối tiếp về phía Đông Nam là địa hình dãy núi con voi nằm
giữa sông Hồng và sông Chảy, và hệ thống núi cánh cung sông Gấm bao lấy hệ
thống những đồi núi thấp, thấp dần từ Hà Giang - Lào Cai về Tuyên Quang - Phú
Thọ, có cấu tạo chủ yếu từ đá kết tinh cổ từ Kalêđôni.
169/18/2005
- Vượt qua thung lũng sông Cầu ta qua một khu vực đồi núi thấp hơn và có
cấu tạo từ các đá trẻ hơn (chủ yếu từ Hecxini - Inđôxini).
Cánh cung Ngân Sơn làm thành một đường chia nước quan trọng giữa hệ
thống sông đổ về Hoa Nam và hệ thống sông đổ ra vịnh Bắc Bộ. Phía Bắc cánh
cung Ngân Sơn có các núi macma xâm nhập nổi tiếng như Phia Biooc (1800 m) và
Phia Uắc (1930 m).
- Từ dãy Ngân Sơn về phía biển địa hình đồi trở thành yếu tố chủ yếu của
cấu trúc địa hình với độ cao toàn khu vực dưới 500 - 600 m. Vùng đồi này được bao
bọc bởi các dãy núi thấp: núi đá vôi Cao Bằng (1803 m) ở phía Bắc, dãy Ngân Sơn
ở phía Tây (1930m), dãy Đông Triều hướng á vĩ tuyến có Yên Tử (<1068m) về phía
Đông Nam, dãy núi duyên hải Quảng Ninh với Nam Châu Lãnh (<150m) ở phía
Đông Bắc. Địa thế như một bồn địa ở đây đã có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt ẩm

làm cho khu Đông Bắc rất lạnh và khô vào mùa đông.
- Đồi núi Quảng Ninh lan đến tận đáy biển tạo thành một hệ thống đảo và
quần đảo dày đặc, trong đó có những đảo khá lớn như Cái Bàu, Cát Bà, Cái Bàn...,
và quần đảo đá vôi Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới (1993).
Tóm lại cấu trúc sơn văn của miền Bắc và Đông Bắc được quyết định bởi
cấu trúc kiến tạo của rìa nền hoạt động Hoa Nam với khối nâng Việt Bắc và địa
máng rìa Đông Bắc Katazia.
• Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
Đặc điểm chung của miền này là các nếp núi chạy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam và thấp dần từ trong ra ngoài (về phía biển). Có thể xem xét tổng quát
theo 3 đoạn:
- Khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến biên giới Việt Lào thuộc khu vực
Tây Bắc, bao gồm hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ở phía Đông và
dãy núi biên giới Việt Lào từ Pusilung - Puđenđin - Pusamsao ở phía Tây kẹp lấy
dải cao - sơn nguyên vừa đá vôi vừa diệp thạch Sơn La - Mộc Châu và Lai Châu.
Dãy Hoàng Liên Sơn là một mạch núi hùng vĩ nhất, có những đỉnh cao
nhất Việt Nam, núi thường cao sàn sàn 2000 m với các đỉnh cao trên dưới 3000 m
như Phanxipăng (3143 m), Tayangpin (3096 m), Phuluông (2983 m). Trên dãy này
179/18/2005
phổ biến các mặt bằng 2100-2200 m, 1500-1800 m, 1000-1400 m, còn dưới chân
các dãy núi có các bồn địa rộng lớn như Quang Huy, Than Uyên, Nghĩa Lộ.
- Khu vực từ Tây Bắc đến thung lũng sông Cả. Đặc điểm chung của địa
hình ở đây là núi và sơn nguyên thấp - trung bình, thấp dần theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, có đỉnh cao nhất ở biên giới Việt Lào là Phu Hoạt (2452 m). Ra phía
biển dọc Bắc Trung Bộ cường độ nâng giảm sút và phát triển địa hình đồi.
- Khu vực từ sông Cả đến đèo Hải Vân. Đây là dãy Trường Sơn Bắc, khu
vực hẹp ngang nhất nước ta và dốc mạnh về sườn Đông, núi phân đoạn bởi các đèo
và thấp dần từ Bắc vào Nam. Có thể chia 3 đoạn:
+ Từ Tây Bắc Nghệ An đến đèo Mụ Giạ (460m) núi còn cao với

Puxailaileng (2711m), Rào Cò (2235m), Phucôpi (2017m). Giữa có đèo Kẹo Nưa
(760 m). Đáng chú ý ở đây là có địa hình đồi bazan Quỳ Châu - Quỳ Hợp (Nghệ
An)
+ Từ đèo Mụ Giạ đến đèo Lao Bảo (350m), núi thấp xuống. Thoạt tiên ta
gặp núi đá vôi Khe Ngang - Kẻ Bàng cao dưới 1000 m, Côtarum (Ba Rền - U Bò),
cao dưới 1624 m, đến Tây Quảng Trị cao trên dưới 1500 m như Động Châu (1200
m), Voi Mẹp (1739 m). Đáng chú ý ở đây là có dãy đồi bazan Quảng Trị kéo dài từ
Hướng Hóa - Cam Lộ - Gio Linh - Vĩnh Linh.
+ Từ đèo Lao Bảo đến dãy Bạch Mã núi có cao lên với nhiều đỉnh trên 1700
m như Động Ngài (1774 m), núi Mạng (1708 m), đồng thời rẻ nhánh về phía biển ngăn
cách Trường Sơn bắc với Trường Sơn nam bởi dãy Bạch Mã với đèo Hải Vân.
• Miền Nam Trung Bộ:
Hệ thống sơn văn từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ là dãy Trường Sơn
Nam, được hình thành là do quan hệ gắn kết giữa cấu trúc phía Nam địa máng
Trường Sơn và khối Kontum thuộc địa khối Inđôxini. Do đặc điểm khác nhau về
cấu trúc và hướng núi mà chia ra các khu vực:
- Khu vực đồi núi sông Hội An (sông Bung) thuộc Quảng Nam tương đối
thấp (Bà Nà, 1467 m) có hướng á vĩ tuyến.
- Trong phạm vi thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai, Quãng Ngãi, Bình Định
là khối nhô Kontum. Khu vực khối Kontum - Quảng Ngãi được nâng mạnh, có địa
189/18/2005
hình núi trung bình (Ngọc Lĩnh: 2598m; Ngọc Niay: 2259m; Ngọc Pan: 2251 m và
ít phun trào bazan ở Kông Plong, Kong Hà Nừng).
- Khu vực Đắklắk - Bình Phú được nâng với cường độ yếu và trung bình,
chỉ có địa hình núi thấp với núi granit Bình Định cao trên dưới 1000 m chạy theo
hướng Bắc - Nam, phía Nam ăn ra sát biển. Đồng thời bazan phun trào rộng rãi tạo
thành các cao nguyên Pleiku ở độ cao 700-800m, Đắklắk ở độ cao 500-600 m
- Khu vực vòng cung núi uốn nếp Hecxini dọc Nam Trung Bộ được trẻ lại do
tân kiến tạo nâng lên với cường độ mạnh, có các nếp núi thường cao trên dưới 2000 m
(Vọng Phu: 2051 m, Chưyangsin: 2405 m, Langbiang: 2163 m, Biđup: 2287 m)

chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam làm thành một vòng cung lồi về phía đồng bằng
duyên hải. Giữa núi xen kẽ các cao - sơn nguyên chênh nhau khoảng 500 m (sơn nguyên
bóc mòn Đà Lạt cao 1500 m, cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh cao 800-1000 m).
- Khu vực Đông Nam Bộ: Viền phía Tây Nam vòng cung núi là phun trào
bazan Đồng Nai - sông Bé phủ lên miền sụt võng Đông Nam Bộ hình thành vùng
bán bình nguyên xen đồi, cao 200-300 m.
Trong khu vực đồi núi phát triển địa hình Carst đá vôi chiếm khoảng 30 ngàn
km
2
. Địa hình Carst rất phổ biến ở Bắc Bộ rồi đến Bắc Trung Bộ còn ở Nam Trung
Bộ và Nam Bộ thì rất hiếm. Tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở cường độ Carst hóa
mạnh, hình thành nhiều hang động, có hang động dài đến chục km như động Phong
Nha (Quảng Bình). Hang động có ý nghĩa rất lớn trong chiến tranh cũng như trong
hòa bình. Hiện nay có 2 khu hang động được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới là vịnh Hạ Long (1993) và động Phong Nha (2004).
2.2.2.2. Miền đồng bằng
Các đồng bằng Việt Nam được hình thành tại các nơi sụt võng hay ít ra cũng
ở các nơi yên tĩnh. Từ Móng Cái đến Hà Tiên các đồng bằng đều là các châu thổ
rộng hay hẹp của các sông và đều có tính chất ven biển, có diện tích chung khoảng
8,2 triệu km
2
.
Do có mức độ nguồn gốc hình thành mà từ Bắc vào Nam được chia ra các
khu vực đồng bằng:
- Từ Móng Cái đến Quảng Yên: Là đồng bằng duyên hải Quảng Ninh hẹp
ngang, được cấu tạo chủ yếu là thềm phù sa cổ cao 10 m.
199/18/2005
- Từ Yên Lập (Quảng Yên) đến Kim Sơn: Đồng bằng bồi tụ có dạng tam
giác châu sông Hồng và sông Thái Bình, có đỉnh ở Việt Trì với diện tích 16.700
km

2
. Bề mặt châu thổ có độ cao dao động từ 0-15 m và nghiêng từ Tây Bắc (Phú
Thọ) về phía Đông Nam (Ninh Bình).
Tuy nhiên, những bậc thềm phù sa cổ ở rìa đồng bằng tiếp cận với vùng
đồi núi bao quanh có thể có độ cao tuyệt đối 25-40 m như các thềm ở chân núi Ba
Vì. Trong lòng đồng bằng tại các khu sụt võng sâu không hề có đồi núi sót của nền
uốn nếp bên dưới, trái lại ở những nơi có cường độ sụt võng yếu tạo lại gặp các
đồi núi sót vẫn là những hòn đảo trong vũng, vịnh, biển xưa kia như đồi ở Kiến An
(Hải Phòng), đồi Bắc Giang, đồi Sơn Tây, đồi Ninh Bình. Vì thế, tuy đồng bằng
rộng lớn nhưng chỗ nào giữa đồng bằng cũng thấy đồi núi xung quanh.
Sông Hồng, động lực phát triển chính của đồng bằng đã tạo nên những nét
đặc trưng cho châu thổ Bắc Bộ. Sông có lưu lượng nước lớn về mùa mưa nên hay
gây lũ lụt dữ đe dọa cư dân hằng năm. Do đó, nhân dân ta phải nghĩ đến ngăn nước
bằng cách quai đê. Theo sử sách thì năm 43 sông Hồng đã được quai đê, nhưng phải
đến 1103 nhà Lý mới ra đạo luật về đê điều. Đến nay hệ thống đê sông Hồng dài
khoảng 1665 km và không ngừng được củng cố hàng năm. Hệ thống đê đó ngăn cản
tính bằng phẳng của đồng bằng, chia đồng bằng ra thành từng ô không ăn thông với
nhau và không giữ được tính phát triển tự nhiên của nó. Khối lượng phù sa khổng lồ
của sông Hồng đều bị dồn ra biển, bồi đắp vùng cửa sông, còn các ô trũng trong
lòng đồng bằng không được bồi đắp, vì thế lòng đồng bằng cao thấp không đều.
Hằng năm châu thổ sông Hồng tiến ra biển khá nhanh, nơi nhanh nhất là mạn Phat
Diệm - Kim Sơn (Ninh Bình), cử Đáy(Nam Định) có thể đạt tới 80-100 m. Giữa
đồng bằng có công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải.
- Đồng bằng Thanh Hóa: là đồng bằng mang tính chuyển tiếp từ châu thổ
rộng lớn sang duyên hải nhỏ hẹp, có diện tích 3100 km
2
được bồi đắp của hệ thống
sông Mã - Chu. Ngoài hệ thống đê phân cắt địa hình đồng bằng như châu thổ Bắc
Bộ, ở đây mức độ gồ ghề do sự chi phối của đồi núi sót nền uốn nếp cổ bên dưới
biểu hiện rõ nét hơn. Ở đồng bằng Thanh Hóa có công trình đại thủy nông Bái

Thượng trên sông Chu.Ở huyện Thọ Xuân cách TP Thanh Hoá về phía Tây 50 km,
được xây dựng năm 1937.
209/18/2005
- Dãi đồng bằng duyên hải miền Trung (từ Nghệ An đến Bình Thuận)
+ Đặc điểm chung: Dãi đồng bằng duyên hải này đều có những đặc điểm
chung giống nhau bắt nguồn từ lịch sử phát triển thống nhất. Tất cả có liên quan đến
quá trình biển tiến - mài mòn mà di tích ngày nay là những thềm biển đánh dấu sự
dao động các mực nước do tác động của các thời kì băng hà tan. Càng ra phía biển
các bậc thềm càng thấp dần: 40m, 25-20m, 15-10m, 5-2m và tuổi càng trẻ dần. Điều
đó chứng tỏ đất đai được nâng cao dần và liên tục, bờ biển cứ lùi ra xa, các con
trạch gần bờ nổi lên tạo thành các cồn cát, nhiều nơi được gió vun cao thành đụn
bao lấy các đầm phá bên trong. Theo thời gian các đầm phá được trầm tích sông -
biển lấp dần, các đảo cũng được nối vào bờ đến khi lấn thêm ra biển thì đảo trở
thành đồi sót trong lòng đồng bằng. Vì thế, tính chất chung của đồng bằng miền
Trung là tính chất chân núi - ven biển. Các nhánh núi ngang đã ngăn cách đồng bằng
nhỏ hẹp thông với nhau qua các đèo thấp. Bốn đèo quan trọng nhất vừa là ranh giới
địa hình, vừa là ranh giới khí hậu, đó là đèo ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông và
đèo Cả.
Ngoài phân cắt từng khúc còn có sự phân chia thành 3 đới theo chiều dọc:
+ Ngoài cùng là dãy cồn cát, ở đó thường có những đồi sót, những mũ đá
đứng ngay trên bờ biển làm điểm tựa cho các bãi biển, các dãy cồn cát bám vào.
Nhiều nơi ở miền đất cồn nổi lên những đụn cát cao như ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Bình Thuận. Các cồn cát có thể ngăn cản các dòng sông lại tạo thành các đầm, bàu
nước ngọt.
+ Nằm trong dãy cồn cát là miền trũng thấp, miền đầm phá cũ nay thành
đồng bằng phù sa.
+ Giáp chân núi là miền gò đồi xen lẫn những mảng thềm phù sa cổ hoặc
thềm biển cũ với rừng bị phá hoại, nhiều nơi bị trơ trụi hoặc cây bụi cằn, đất cằn cỗi.
Khái quát các đoạn đồng bằng: Đi từ Bắc vào Nam gặp các đồng bằng:
1. Đồng bằng Nghệ - Tĩnh tương đối rộng (4110 km

2
) do núi lùi vào xa và
hệ thống sông Cả lớn. Vào kỉ Đệ Tứ là vũng biển nông sau bị lấp dần tạo ra đồng
bằng, bao gồm các dạng địa hình thềm biển và thềm sông. Đoạn đồng bằng ven biển
này còn giữ lại nhiều bãi sò cao đến 6 m và dày 11 m chạy dài hàng cây số từ
Quỳnh Lưu - Diễn Châu. Ở đây có công trình thủy nông Đô Lương.
219/18/2005
2. Đoạn từ Cửa Lò - Mũi Ròn (chân núi Hoành Sơn). Đây là đồng bằng
chân núi hẹp và đến Kì Anh thì tiếp giáp với bán bình nguyên chân núi. Ở đây có hệ
thống đại thủy nông Kẻ Gỗ.
3. Đoạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân: là đồng bằng duyên hải Bình Trị
Thiên rộng 2150 km
2
, hẹp ngang và chạy song song với dãy Trường Sơn liên tục
trên 250 km. Ngoài những nét chung của đồng bằng ven biển, nơi đây có nhiều đụn
cát cao và nhiều đầm phá chưa bị lấp so với cả nước. Đụn cát cao nhất là từ Đồng
Hới đến Vĩnh Linh, phá dài và rộng nhất là hệ thống phá Tam Giang ở Thừa Thiên
Huế (khoảng 23.000 ha). Ở đây có công trình thủy nông (đập Trấm trên sông Thạch
Hãn).
4. Từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông: là dãy đồng bằng từ Quảng Nam đến
Bình Định. Đồng bằng được mở rộng ra và len lỏi lên vùng đồi, ăn sâu vào các
thung lũng sông, có diện tích 4350 km
2
(đồng bằng Quảng Nam: 1450 km
2
, đồng
bằng Quảng Ngãi: 1200 km
2
, đồng bằng Bình Định: 1700 km
2

). Đất phù sa các sông
Thu Bồn, Trà Khúc - Vệ, Côn thì phì nhiêu, còn ven biển thì cồn cát nên kém màu
mỡ.
5. Từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (Mũi Nạy): chủ yếu là đồng bằng Phú Yên
rộng 820 km
2
. Đó là đồng bằng sông Đà Rằng (sông Ba chảy qua Tuy Hòa rất màu
mỡ). Ở đây có đập thủy lợi Đồng Cam xây năm 1928, có giá trị Lịch Sử.
6. Từ Mũi Nạy đến Mũi Dinh (Ninh Thuận): là dải đồng bằng bị chia cắt
vụn vặt, kém phì liệu có diện tích khoảng 620 km
2
.
7. Từ Nam Mũi Dinh: là dải đồng bằng duyên hải Bình Thuận lại mở rộng
ra và chuyển tiếp từ từ sang Đông Nam Bộ. Nhìn chung đồng bằng có khí hậu khô
khan, đất đai cằn cỗi, dân cư thưa thớt. Chỉ có vài đồng bằng hẹp (Tuy Phong, Phan
Rí, Phan Thiết) có đất phù sa mới với quang cảnh trù phú hơn.
- Đồng bằng Nam Bộ:
Đây là đồng bằng rộng lớn nhất toàn quốc, có tiềm năng kinh tế nông nghiệp
rất lớn, có diện tích 40.300 km
2
. Đồng bằng Nam Bộ chia ra hai khu vực khác nhau:
+ Đồng bằng Đông Nam Bộ: gồm đồng bằng phù sa cổ có độ cao trung
bình dưới 100 m, đồng bằng bán bình nguyên đất đỏ bazan ở bậc cao trên 200 m ở
trong phạm vi lãnh thổ các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh.
229/18/2005
Đây là kiểu địa hình ở Việt Nam không bị ngập nước mưa mùa hè. Hai bậc địa hình
này chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và có độ nghiêng theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam. Trong lòng đồng bằng nhô lên cao ba ngọn núi: núi Chứa
Chan (830 m) ở Đồng Nai, núi Bà Rá (736 m) ở Bình Phước và núi Bà Đen (986 m)
ở Tây Ninh. Đồng bằng Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cơ

giới hóa, chuyên môn hóa các loài cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
+ Đồng bằng Tây Nam Bộ thì khác hẳn. Đó là một phần châu thổ rộng lớn
có độ cao trung bình khoảng 2 m. Sự phát triển của châu thổ có liên quan mật thiết
với tác động của biển thông qua thủy triều và dòng biển (ảnh hưởng của thủy triều
có thể lên đến Phnômpênh (Campuchia) và nước mặn xâm nhập đến 30% diện tích
đồng bằng. Dòng biển có xu thế dồn phù sa về phía mũi Cà Mau. Đồng bằng không
có hệ thống đê ven sông và nước lũ sông Cửu Long có thể làm ngập nhiều vùng.
Vùng ngập sâu nhất có thể đến 3 m nước là phía Long Xuyên - Sađéc về phía
Campuchia; vùng ngập vừa (0,4-1 m) thuộc Sađéc - Vĩnh Long - Cần Thơ - Mỹ Tho
- Sóc Trăng; vùng không ngập được bồi cao từ lâu là chợ Lớn - Tân An - Mỹ Tho -
Bến Tre - Sóc Trăng - Trà Vinh.
Dọc bờ biển từ cửa sông Đông Nai đến tận Hà Kiên là một dải đất chua
mặn bao la trên mọc rừng nước mặn (đước, vẹt, tràm, tập trung nhiều nhất là ở Cà
Mau. Phía Đông Bắc châu thổ có một vùng trũng rộng lớn đến 500.000 ha (vùng
Đồng Tháp Mười) với đất phèn, đầm lầy nước đọng (nay đã được cải tạo phát triển
trồng lúa - điển hình là nông trường sông Hậu). Như vậy châu thổ sông Cửu Long là
một châu thổ rất trẻ đang độ phát triển và các sông Cửu Long - Vàm Cỏ chưa bồi
lấp hết các chỗ trũng úng. Tuy nhiên, sự phát triển không diễn ra đồng đều ở mọi
nơi: ở cửa sông Vàm Cỏ - Đồng Nai châu thổ có dạng Etchuye, chịu tác động của
triều rất mạnh, đã làm yếu sự bồi lấp, khiến cho đồng bằng ngừng mở rộng. Khu
vực Chín cửa sông vẫn tiến ra biển nhưng tương đối chậm do tác động của dòng
biển dồn phù sa về phía Tây Nam đi về phía mũi Cà Mau - hàng năm tiến ra biển
60-80 m.
Tóm lại, nhìn chung do đặc điểm phát sinh - phát triển mà đồng bằng Việt
Nam được chia ra 3 đới á kinh tuyến:
239/18/2005
1. Kiểu địa hình đồng bằng chân núi ven biển. Ở đây có sự tham gia
mạnh mẽ của quá trình lũ tích, phổ biến là các dạng địa hình thềm phù sa cũ xen
thềm biển mài mòn cổ, đồi sót khá phổ biến.
2. Kiểu địa hình đồng bằng bồi tụ sông: nằm giữa đồng bằng chân núi và

đồng bằng ven biển. Đồng bằng phát triển phụ thuộc vào chế độ bồi đắp của sông
ngòi, có độ cao trung bình 3-5 m. Ở đây phát triển các dạng địa hình bậc thềm thấp
và bãi bồi cao nên đất có hai loại là phù sa cũ và phù sa mới.
3. Kiểu địa hình đồng bằng thấp từ 0-2 m, là bộ phận tam giác châu hiện
đại vẫn chịu tác động của biển. Vì thế, ngoài các dạng địa hình bồi tụ do sông ta
thấy các dạng địa hình mà vai trò của thủy triều của sóng và gió rất rõ.
2.2.2.3. Miền ven biển và biển
 Biển. Phía Đông nước ta được bao phủ bởi biển Đông rộng trung bình
1060 km, dài khoảng 3260 km và sâu trung bình 1140 km với diện tích khoảng
3.447.900 km
2
. Biển Đông được xếp thứ 2 trong các biển ở Thái Bình Dương và thứ
3 các biển trên thế giới. Biển Đông chia làm hai bộ phận rõ rệt: thềm lục địa sâu tối
đa 200 m và phần biển thẳm sâu từ 200-5420 m. Thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh
tế của Việt Nam đến 1 triệu km
2
. Vịnh Bắc Bộ của nước ta là một bộ phận của thềm
lục địa có độ sâu chưa đến 100 m. Độ sâu trung bình của vịnh khoảng 15-20 m, gần
bờ khoảng 4-5 m, đáy vịnh toàn vật liệu mịn. Có thể xem vịnh Bắc Bộ là một bộ
phận của châu thổ bị sụt lún nên trên đáy bùn mịn ấy có những lạch sâu là những
lòng sông cũ, tàu biển có thể theo lạch vào các bến cảng.
 Bờ biển. Bờ biển Việt Nam dài 3260 m và phức tạp. Tính chất phức tạp
của bờ biển liên quan chặt chẽ với lịch sử phát triển đất liền, đặc điểm của biển
Ðông và vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. Tính chất đồi núi đã quyết định tính bờ biển
nguyên sinh phải là bờ biển mài mòn nhiều mũi, vũng, vịnh. Trong thời gian từ cuối
Đệ Tam cho đến nay, đường bờ biển đã trải qua nhiều lần biển tiến, biển lùi do vận
động thăng trầm và hoạt động băng hà gây nên. Cách đây khoảng 4500 năm mực
nước biển cao hơn ngày nay khoảng 4 m ngập hết cả châu thổ sông Cửu Long đến
tận Đồng Tháp Mười, sau đó biển rút dần và đến thời gian cách đây 2000 năm mực
biển cao hơn mực biển hiện nay là 2 m. Các dấu vết của các mực biển hiện còn để

lại trên các thềm biển cao 4-2 m và các ngấn nước ở chân núi các đảo đá vôi vịnh
249/18/2005
Hạ Long. Như thế, xu thế chung của đường bờ biển Việt Nam là xu thế nâng hay
biển thoái tạo điều kiện cho sự san bằng bờ biển bằng quá trình bồi tụ. Vì vậy
đường bờ biển nước ta có thể chia làm nhiều đoạn:
- Từ Móng Cái đến Yên Lập (Quảng Ninh). Đây là một khu vực đồi núi bao
gồm nhiều dãy song song chạy theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam đã bị biển tiến tràn
ngập tạo nên một đoạn bờ biển có nhiều đảo nhất Việt Nam. Giữa các đảo là những
vũng kín, lặng gió dễ xây dựng vùng giao thông thủy và khoanh vùng nuôi thủy sản.
Ngoài cùng là quần đảo Cô Tô nổi tiếng ngọc trai, rồi đến quần đảo Trà Bản có mật
độ chim thú loại lớn. Sát bờ biển là dãy đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên, rồi đến đảo Cái
Bàu rộng lớn nhiều khoáng sản. Quá về phía Nam là vũng Bái Tử Long, vịnh Hạ
Long nổi lên các đảo đá vôi chi chít, đến đảo Cát Bà (lớn sau đảo Cái Bàu) là khu
vực dự trữ sinh quyễn. Hiện nay đã xây dựng xong cảng nước sâu quốc tế Cái Lân.
- Từ Yên Lập đến Lệch Trường (Thanh Hóa). Đây là đoạn bờ biển tam giác
châu rất thấp, nhiều bùn lầy, được chia ra các khúc:
+ Từ Yên Lập đến Đồ Sơn. Bờ biển ở đây tiến rất chậm, dạng Etchuye,
các chi lưu sông Thái Bình hoạt động rất yếu, ảnh hưởng của thủy triều vào rất sâu
nên xây dựng cảng thuận lợi.
+ Phía Nam Đồ Sơn là các chi lưu của sông Hồng, phát triển kiểu bờ châu
thổ hàng năm lấn ra biển, nhanh nhất là đoạn cửa Ba Lạt và đoạn Cửa Đáy. Ở đoạn
này có bãi biển đẹp quanh mũi Đồ Sơn.
- Từ Lạch Trường đến Quy Nhơn. Đoạn bờ biển này bằng phẳng nhưng
khúc khuỷu được san bằng qua phương thức cồn - phá. Những mõm núi nhô ra biển
được nối liền với nhau bởi các dải cồn. Các bãi biển chủ yếu được phủ bởi cát xám
hoặc trắng nên hình thành rất nhiều bãi tắm đẹp. Các bãi tắm và nghỉ mát nổi tiếng
là Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Quy Nhơn.
Những nơi có hướng thẳng góc với bờ biển tạo nên những dãy cồn cát cao,
cao nhất là đoạn từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Vĩnh Linh (Quảng Trị), bờ biển
cũng còn nhiều phá và vũng chưa bồi lấp xong như phá Tam Giang - đầm Cầu Hai,

vũng Lăng Cô, có nhiều mũi đảo và bán đảo.
- Từ Quy Nhơn đến mũi Dinh. Đoạn này đối diện với vùng biển sâu nhất,
khúc khuỷu nhất, quá trình mài mòn còn mạnh, có nhiều vách đá, nhiều mũi và vũng
259/18/2005
sâu, kín. Từ Cù Mông đến mũi Nạy là đoạn bờ biển tuyệt đẹp, có đoạn qua rừng dừa
tươi mát, những cảng và bãi biển nổi tiếng như Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang.
Những vũng nổi tiếng như Hòn Khói, Cam Ranh. Vũng Cam Ranh có độ sâu 20-
30m, tàu 100 ngàn tấn ra vào dễ dàng cũng là trung tâm qua lại thuận tiện với các
cảng quốc tế như Hồng Kông, Xingapo, Nhật Bản. Các mũi quan trọng là mũi Nạy,
mũi Dinh. Một đặc điểm nổi bật của đoạn bờ biển này là phát triển nhiều san hô.
- Từ mũi Dinh đến Vũng Tàu. Khác nhiều nơi khác, bờ biển ở đây có nhiều
đụn cát cao và rộng, rất ít cửa sông (do khí hậu khô khan và ít mưa). Mũi thường
nghe là Mũi Né, mũi Ô Cấp. Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Đông Nam Bộ.
- Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên. Đây là đoạn bờ biển độc đáo về mặt phát triển
sinh vật. Rừng nước mặn che phủ dày đặc, chiếm 329 nghìn ha, có thể chia ra 4
đoạn ngắn:
+ Từ Vũng Tàu đến cửa Tiểu: là đoạn bờ biển Etchuye của hệ thống sông
Đồng Nai - Vàm Cỏ. Nước thủy triều lên mạnh vào sâu trong đất liền, vì thế ngay ở
Sài Gòn cách xa biển 80km mà cũng xây dựng được một cảng lớn của Việt Nam tàu
20 ngàn tấn ra vào dễ dàng.
+ Từ cửa Tiểu đến cửa Tranh Đề: là vùng chín cửa sông, bờ biển mang
tính châu thổ rõ, hàng năm lấn ra biển nhưng với tốc độ chậm.
+ Từ cửa Tranh Đề đến cửa sông Cái lớn (Rạch Giá): là bờ biển tỉnh Cà
Mau, cấu tạo từ phù sa của sông Cửu Long do các kênh rạch chi chít từ Hậu Giang
và các dòng biển trong vịnh Thái Lan - biển Đông dồn lại.
+ Từ Rạch Giá đến Hà Tiên: bờ biển ở đây giống như bờ biển tỉnh Quảng
Ninh. Các nhánh núi của khối núi Campuchia đã tạo nên một vùng đảo và quần đảo
phong phú thứ hai trong nước, có đảo lớn nhất nước như đảo Phú Quốc.
Khu vực bờ biển khác hẳn 2 khu vực đồng bằng và đồi núi về động lực, về
cấu trúc hình thái và tất nhiên về các kiểu địa hình. Đâu đâu cũng thấy vai trò của

biển với quá trình mài mòn - bồi tụ do sóng, thủy triều và dòng biển như cấu trúc địa
chất của đường bờ, mạng lưới sông ngòi, điều kiện khí hậu - sinh vật, thay đổi từng
nơi dẫn đến tập hợp các dạng địa hình bờ biển khác nhau mà suốt từ Móng Cái đến
Hà Tiên bắt gặp nhiều kiểu dạng địa hình bờ biển khác nhau.
269/18/2005
CHƯƠNG 3. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
3.1. KHÍ HẬU
3.1.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU
Khí hậu Việt Nam là kết quả của tác động qua lại giữa vị trí nội chí tuyến, các
luồng gió mùa và hoàn cảnh địa lý.
3.1.1.1. Vị trí nội chí tuyến
a. Chu kỳ quang và bức xạ Mặt trời
Vị trí địa lý nước ta xác định ở giữa các vĩ độ từ 23
o
22' vĩ Bắc đến 8
o
30’ vĩ
Bắc đã khiến cho mọi nơi đều có hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh nhưng khoảng cách
giữa hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh giữa các vĩ tuyến khác nhau, càng đi về phía
Bắc khoảng cách càng ngắn. Tình hình như trên đã dẫn đến sự khác nhau về cán cân
bức xạ và chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam.
279/18/2005

×