Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM NAM HỌC 2018 -2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.93 KB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT THƯỜNG TÂN

SÁNG KIẾN
TÊN GIẢI PHÁP:XÂY DỰNG VĂN HÓA MỚI CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA
GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.

Họ và tên:Lê Thị Trang
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác:THPT Thường Tân.

Thủ Dầu Một, tháng 3/2019.


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................………….1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.........................................................................3
5. Nhiệm vụ đề tài.............................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................4
7. Thời gian nghiên cứu....................................................................................................4
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn...........................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................5
CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA VÀ VĂN HĨA
MỚI.................................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa mới............................................................................5
1.1.1. Khái niệm văn hóa..................................................................................................5


1.1.2. Văn hóa mới............................................................................................................6
1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về văn hóa và văn
hóa mới............................................................................................................................. 7
1.2.1. Quan điểm của Mác- Lênin.....................................................................................7
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh..................................................................................9
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY.............13
2.1. Văn hóa giáo dục......................................................................................................13
2.2. Văn hóa văn nghệ.....................................................................................................16
2.3 Văn hóa đời sống......................................................................................................16
2.3.1 Văn hóa đạo đức.....................................................................................................17
2.3.2 Văn hóa lối sống....................................................................................................18
2.3.3 Văn hóa nếp sống. .................................................................................................19
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG VĂN HĨA MỚI CHO HỌC SINH THPT QUA GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN.....................................................................................22


3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa mới cho học sinh THPT...............22
3.2. Vận dụng văn hóa mới cho học sinh THPT qua một số tiết học và bài học cụ thể.. .25
3.2.1 Nội dung lồng ghép, tích hợp các bài, các mục trong chương trình GDCD 11......26
3.2.2 Giới thiệu bài soạn cụ thể có nội dung giáo dục và xây dựng văn hóa mới cho học
sinh THPT trong môn GDCD khối 11.............................................................................30
3.3 Những kết quả đã đạt được sau khi áp dụng phương pháp giáo dục văn hóa cho học
sinh thơng qua giảng dạy mơn GDCD và thực tế............................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................42


GHI CHÚ CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN CỦA TÁC GIẢ.
- GV viết tắt của từ giáo viên.
- HS viết tắt từ học sinh.

- GDCD viết tắt của từ giáo dục công dân.
- XHCN viết tắt từ xã hội chủ nghĩa.
- CNXH viết tắt từ chủ nghĩa xã hội.
- THPT viết tắt từ trung học phổ thông.


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời giữ vị trí hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội. Văn hóa biểu hiện khả năng, trình độ sức mạnh sáng tạo của con người, nó
vừa là kết tinh những thành tựu loài người đã đạt được vừa là điều kiện, là chỗ dựa để
con người tiếp tục tiến bước lên phía trước.
Kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm cho thấy mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có văn hóa
bao giờ cũng có sức mạnh lớn để chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội và bản thân mình,
đem lại những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống. Chính vì vậy xây dựng một nền văn
hóa cho dân tộc, một đời sống văn hóa cho mỗi gia đình và mỗi cá nhân là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Trước đây nhiệm vụ của văn hóa trong quá trình xây dựng đất nước từ Đại hội lần
thứ IX đến lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “ Xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã
hội”. Trong các văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX trở về trước phần văn hóa thường được
xếp chung với giáo dục – đào tạo, khoa học -công nghệ và chỉ nhấn mạnh văn hóa gắn
với xã hội, cịn phần con người được đưa vào các mục chung của văn kiện. Thì lần này tại
đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã dành nhiệm vụ riêng cho phần
văn hóa và phát triển con người, coi đó là một nhân tố quan trọng góp phần trực tiếp, cơ
bản và lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là vấn đề đặt ra cho cả lí
luận và thực tiễn.
Một trong những đặc trưng của CNXH là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc. Thực hiện đặc trưng đó để xây dựng CNXH, nhà nhà thi đua gia đình

văn hóa, ngành ngành thi đua đơn vị đạt chuẩn văn hóa, các địa phương thực hiện đời
sống văn hóa mới…Mặt khác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả các ban ngành trong xã hội cố gắng phấn đấu thực hiện theo

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 5


tấm gương của Người. Văn hóa cũng là một nội dung quan trọng được Người nhắc đến
trong tư tưởng đạo đức của mình. Để xây dựng được nền văn hóa mới theo tư tưởng của
Người, ngoài ban ngành, các cấp thì lực lượng khơng nhỏ để làm nên bản sắc nền văn
hóa mới là học sinh các trường trung học phổ thông trong cả nước, bởi lẽ đây là lực
lượng tiếp thu nhanh nhất các tri thức về văn hóa đặc biệt văn hóa mới. Tuy nhiên, văn
hóa mới trong tư tưởng phần lớn học sinh hiện nay còn nhiều lệch lạc. Việc tiếp thu văn
hóa có chọn lọc, vơ ý làm mất đi bản sắc văn hóa, hưởng thụ, sống gấp…., ngày càng
biểu hiện rõ. Thậm chí xuất hiện chuyện học sinh đánh ngay chính giáo viên của mình
trong lớp học. Đó là vấn đề đáng báo động văn hóa trường học bây giờ.
Làm thế nào để thực hiện đúng và đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về văn hóa? Làm thế nào để xây dựng được nền văn hóa mới trong tồn xã hội,
trong đó có bộ phận khơng nhỏ là học sinh, sinh viên? Đây cũng là câu hỏi khó đối với
các cấp và ban ngành hiện nay.
Thông qua việc giảng dạy môn giáo dục công dân trung học phổ thông, đặc biệt
giáo dục công dân lớp 11 giáo viên sẽ thực hiện lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa góp phần giúp học sinh nhận thức đúng đắn về văn hóa xã hội chủ nghĩa, khắc phục
tư tưởng văn hóa sai lầm, lệch lạc, từng bước hình thành văn hóa mới theo tư tưởng Hồ
Chí Minh cho tồn bộ học sinh trong các trường THPT trong cả nước. Đồng thời góp
phần vào xây dựng nền văn hóa mới trong tồn xã hội, góp phần thúc đẩy q trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Xây dựng văn hóa mới cho học

sinh trung học phổ thơng giảng dạy mơn giáo dục cơng dân”
2. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ nội dung của nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những yêu cầu về văn hóa đối với học sinh
trong giai đoạn hiện nay. Vạch ra những sai lầm và hạn chế trong văn hóa của học sinh
các trường THPT nói chung và học sinh trường THPT Thường Tân nói riêng. Từ đó giúp

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 6


học sinh nhận thức rõ ràng trách nhiệm của người thanh niên trong q trình xây dựng
văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Thơng qua q trình giảng dạy mơn giáo dục công dân
THPT bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành
mạnh, luôn hướng học sinh vươn tới cái chân thiện mỹ để khơng ngừng hồn thiện bản
thân mình. Góp phần vào xây dựng CNXH nói chung và xây dựng nền văn hóa mới
trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về việc giáo dục, xây dựng văn hóa mới cho học sinh THPT nên
đối tượng nghiên cứu trước hết là những quan điểm, quan niệm của các nhà kinh điển và
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa mới XHCN. Từ đó áp dụng, đối chiếu
vào đời sống văn hóa của đối tượng là học sinh THPT hiện nay chỉ ra mặt tích cực và hạn
chế về việc tiếp thu và thể hiện văn hóa mới của học sinh THPT. Đưa ra những giải pháp
để khắc phục hạn chế đó.
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
Phạm vi nội dung nghiên cứu chủ yếu chương trình giáo dục cơng dân lớp 11THPT. Ngồi ra cịn có nghiên cứu vấn đề lý luận trong giáo trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh, giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học và Văn hóa học.
5. Nhiệm vụ đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ

nghĩa. Những thành tựu cơ bản đạt được về văn hóa của Đảng và Nhà nước trong thời kì
quá độ lên CNXH.
- Nghiên cứu và chỉ ra thực trạng văn hóa của học sinh trong các trường THPT hiện nay,
đặc biệt là về văn hóa nói, văn hóa Việt, văn hóa lối sống và văn hóa ứng xử.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế về văn hóa trong giới học sinh THPT. Nhấn
mạnh hiệu quả của phương pháp giáo dục thông qua giảng dạy các môn học trong

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 7


chương trình, đặc biệt là mơn GDCD. Vận dụng vào một số bài và tiết học cụ thể trong
môn GDCD 11.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu dựa trên sự vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa và xây dựng văn hóa mới XHCN, kết hợp nhiều
phương pháp: phương pháp logic học, lịch sử và phương pháp liên ngành…
- Nghiên cứu lí luận, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, nội dung chương trình mơn giáo
dục công dân THPT và một số tài liệu liên quan khác.
7. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
- Nghiên cứu đề tài một lần nữa khắc sâu quan điểm khoa học trong lí luận về cách mạng
xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Khẳng định tính đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi cho rằng: “ Phải ln ln gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi
đơi với hành, lí luận phải liên hệ thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, có như vậy
văn hóa mới có tính đúng đắn, rõ ràng, thiết thực…”.
- Từ việc nghiên cứu trên làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục và hình thành

nền văn hóa mới cho học sinh THPT- lực lượng hùng hậu được coi là chủ nhân tương lai
của đất nước, của quá trình xây dựng CNXH trong giai đoạn hiện nay.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 8


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA VÀ VĂN HĨA MỚI.
1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa mới.
1.1.1. Khái niệm văn hóa.
Con người trong q trình sống và lao động đã sáng tạo nên những trị vật chất
(Cơm ăn , áo mặc, nhà ở, công cụ lao động…) và những giá trị tinh thần ( tư tưởng văn
hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, lối sống…). Nói đến văn hóa là nói đến những giá trị
do con người sáng tạo trong lịch sử, nhưng sử dụng trong thực tế theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: Bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần.
Nghĩa hẹp : Chỉ bao gồm những giá trị tinh thần.
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa:
Từ tháng 8 năm 1943, khi cịn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuât, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn”.
Như vậy, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất là tồn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong q trình

lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì
lịch sử nhất định.
1.1.2. Văn hóa mới.
Trong những ngày đầu tháng 9 năm 1945, Chủ tích Hồ Chí Minh đã cho thành lập
ủy ban lâm thời Bắc bộ. Trong buổi tiếp đại biểu Ủy ban này ngày 7 tháng 9 năm 1945,

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 9


Người nói : “ Tơi mong rằng các ngài trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các
ngài trong lúc này là củng cố nền độ lập của Việt Nam, sửa soạn xây dựng cho đất nước
một nền văn hóa mới…”.
Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai
trị, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành
được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay và việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở
Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lí con
người đã sớm đưa văn hóa và chiến lược phát triển đất nước.
Từ đại hội Đảng đại biểu toàn quốc lần III của Đảng, vấn đề văn hóa mới đã được điều
chỉnh lại : “ Nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân
tộc”. Từ đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII trở đi tính chất nền văn hóa mới được xác
định “ là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Vậy văn hóa mới chính là xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Tại văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh : “ Các cấp, các ngành phải
nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam phát triền toàn diện, hướng đến chân- thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
1.2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về văn hóa và
văn hóa mới.

1.2.1. Quan điểm của Mác- Lênin.
Để tìm hiểu cội nguồn của văn hóa phải đặt nó trong q trình hình thành lồi
người. Tồn bộ ý kiến của Ph. Ăngghen vè nguồn gốc lồi người được trình bày trong
bài: Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, là một phần
của tác phẩm Biện chứng tự nhiên. Có thể khái quát văn hóa trong những nội dung cơ
bản sau:

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 10


• Văn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì khơng do con
người làm nên khơng thuộc về khái niệm văn hóa. Do vậy, văn hóa là đặc trưng cơ
bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt
sản phẩm nhân tạo với tự nhiên.
• Văn hóa xuất hiện là do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con
người với tự nhiên, là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với chân, thiện, mỹ, nền
văn hóa cũng là kết quả cao của sự thích nghi ấy.
• Văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không chỉ riêng
tinh thần mà thơi.

• Với tư cách là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức con người, nên sự phát triển
của văn hóa bao giờ cũng chịu sự quyết định của cơ sở kinh tế, chính trị của một
xã hội nhất định. Chính vì vậy văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang
tính giai cấp.
Có thể nói, trong tư tưởng của Các Mác quan niệm về “văn hóa” khơng chỉ là mối
quan hệ với tự nhiên của con người mà còn là bản chất lao động xã hội của mỗi cá nhân,
“hành vi lịch sử đầu tiên”. Điều đó có nghĩa là, bản chất của văn hóa khơng phải chỉ là
mối quan hệ đơn thuần mà nó ln nằm trong sự phát triển biện chứng, văn hóa như là sự

thăng hoa của q trình lao động sản xuất vật chất, là cái để con người khẳng định mình
và lao động sản xuất vật chất tiền đề để văn hóa hướng đến “quy luật cái đẹp” mà chính
Các Mác xem là “giới tự nhiên thứ hai” - thiên nhiên được con người cải tạo nó và mang
nội dung của con người, phục vụ lại cho con người.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Các Mác về văn hố, vai trị của văn hố đối với
sự phát triển xã hội. Sau này, V.I.Lênin nghiên cứu học thuyết của C. Mác và cả
Ph. Ănghen, ông đã bổ sung phát triển quan niệm “văn hoá” để xây dựng nền văn hố
xã hội chủ nghĩa. Ơng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp vô sản sau
khi giành được thắng lợi, là phải nắm được các di sản văn hoá trước kia, chuyển chúng
thành tài sản của toàn dân và được sử dụng được những di sản văn hố q giá đó vào
việc xây dựng cho xã hội xã hội XHCN một nền văn hoá mới cao hơn nữa”.

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 11


Nền văn hóa mới XHCN là kết quả sự phát triển liên tục của các nền văn hóa, nó
thể hiện trình độ phát triển cao của lồi người. Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được
xây dựng và phát triển trên nền tảng kinh tế - chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt trên cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa
mãn những nhu cầu không ngừng tăng lên đời sống tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân
lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
Như vậy văn hóa mới theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác – Lênin cũng
chính là nền văn hóa XHCN. Xây dựng nền văn hóa XHCN chính là xây dựng chế độ
XHCN. Xây dựng nền văn hóa mới là chủ đề của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều tiếp cận
một cách khác nhau. Việt Nam có thể khái quát thành việc xây dựng nền văn hóa mới ở
nước mình cũng là lẽ đương nhiên. Hơn nữa lịch sử và điều kiện của mỗi nước một khác,
các vấn đề cần xem xét xử lí cho phù hợp. Khái niệm và nội dung “Xây dựng nền văn
hóa mới ở Việt Nam” khơng trái ngược với chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng lại có những

nét riêng cần phải làm rõ, cũng là phản ánh đúng thực tiễn khách quan vốn có, chứ khơng
phải ta cố tình làm khác.
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, việc xây dựng một nền văn hóa
mới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra như một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng. Về tính chất của văn hóa mới cũng được điều chỉnh nhiều lần.
Nền văn hóa trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được Đảng ta và Hồ
Chí Minh xác định có ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng. Điều này đã được nêu
ra khá sớm trong đề cương văn hóa năm 1942 của Đảng.
Khi đặt vấn đề phải xây dựng nền văn hóa mới của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí
Minh đã nói rõ: “ cái văn hóa mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới
thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại; Nay nước ta đã có được độc lập, tinh
thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả
nguyện vọng nhân dân.”

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 12


Tiếp nối tư tưởng của Người về văn hóa, từ đại hội Đảng lần thứ VII đến nay
Đảng ta đã xác định văn hóa mới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Dù có
những thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc của nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng vẫn bao hàm tính khoa học, tính dân tộc,
tính nhân văn, tính hiện đại và tính đại chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa có ba chức năng chủ yếu, đó là bồi
dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm
chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân,
thiện, mỹ để khơng ngừng hồn thiện bản thân mình.
Nội dung văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh quan

niệm nội dung của văn hóa bao gồm ba lĩnh vực chính:

• Văn hóa giáo dục.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục thể hiện ở một số nội dung sau:
- Mục tiêu văn hóa giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục, có
nghĩa là dạy và học.
Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn
và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân
dân. Đó là đào tạo những con người mới vừa có đức, vừa có tài, những cơng dân biết làm
chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Học không phải để
chạy theo bằng cấp mà phải có thực học. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, trong
đó học làm người là khó nhất. Người quan niệm “ cải tạo trí thức cũ”, “ đào tạo trí thức
mới”, thực hiện “cơng nơng trí thức hóa”, “trí thức cơng nơng hóa” xây dựng đội ngũ trí
thức ngày càng đơng đảo và trình độ cao.
Nền văn hóa giáo dục cịn phải đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách
mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh để theo kịp các nước khác trên toàn cầu,

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 13


sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tinh thần ấy cũng được cơ đọng trong câu nói:
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
- Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình,
nội dung dạy và học thật khoa học hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của ta. Nội
dung giáo dục phải bao gồm văn hóa khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp lao
động. Phải luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đơi với hành, lí
luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động. Có như vậy văn hóa giáo
dục mới có tính hướng đích đúng đắn rõ ràng, thiết thực.

- Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo
và đào tạo lại.
- Phải khơng ngừng nâng cao dân trí.

• Văn hóa văn nghệ.
Tư tưởng của Người về văn hóa văn nghệ bao gồm những điểm chủ yếu:
- Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc
bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.
- Văn hóa văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân. Văn nghệ sĩ phải : “
liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân”.
- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và
của dân tộc. Phản ánh cho thật hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân
dân.
• Văn hóa đời sống.
Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm rất độc đáo của Người về
văn hóa. Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt ấy khơng phải là cái gì
cao siêu, trừu tượng mà là thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất
dễ hiểu, rất dễ thấy.
Khái niệm đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả đạo đức mới, lối
sống mới và nếp sống mới. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống và được thể hiện
trong lối sống và nếp sống. Chính vì vậy việc xây dựng đạo đức phải được tiến hành

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 14


đồng thời với việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức
mới thì mới xây dựng được lối sống, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người
tới tầm cao văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.

- Về đạo đức mới Hồ Chí Minh đã viêt “… thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm,
Chính” , “ nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm , Chính tức là nhen lửa cho đời sống
mới”.
Lối sống mới theo Hồ Chí Minh trước hết là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó
cịn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tinh hoa văn hóa nhân loại.
Cùng với việc bồi dưỡng nâng cao đạo đức, xây dựng đời sống mới đòi hỏi phải “ sửa
đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi
cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Phải xây dựng một phong cách
sống khiêm tốn, chừng mực, giản dị, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, biết quý trong thời gian
u lao động,ít lịng ham muốn về chức- quyền- danh-lợi. Trong quan hệ với nhân dân,
bạn bè đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị, giàu tình thương yêu quý
mến con người, đối với mình thì chặt chẽ đối với người thì khoan dung, độ lượng.

• Nếp sống mới.
Theo Người, nếp sống mới là phải kế thừa những truyền thống tinh thần tốt đẹp,
những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh dạy chúng ta khơng những phải kế thừa mà còn phát triển những thuần
phong mỹ tục, đồng thời phải biết cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu, bổ sung
những cái mới tiến bộ và trước chưa có. “ Đời sống mới khơng phải cái gì cũ cũng bỏ
hết, khơng phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu cần phải bỏ, cái gì cũ mà khơng
xấu nhưng phiền phức thì phải sửa lại cho hợp lý… Cái gì mới mà ta hay làm thì phải
làm…”. Người cịn nhấn mạnh : “ Đời sống mới cũng cần có những người làm gương,
những nhà làm gương”.

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 15



Như vậy quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đã hội tụ đủ các yếu tố truyền
thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, kế thừa và đổi mới. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ soi sáng chúng ta và vạch ra đường lối cho chúng ta xây
dựng nền văn hóa mới thời kỳ hiện nay.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VĂN HĨA CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY.
Nhận định chung:
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã kế
thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tinh hóa văn hóa của nhân
loại, tạo nên sức mạnh mới cho cách mạng Việt Nam. Trước hết đó là sức mạnh của văn
hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Xây dựng một nền văn hóa mới – nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân ta trong đó một lực
lượng góp phần khơng nhỏ trong cơng cuộc xây dựng văn hóa hiện nay, đó là học sinh
trong các trường THPT.
Cùng với sự biến đổi chung của nền văn hóa, văn hóa của các em học sinh các
trường THPT cũng rất có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì
văn hóa trong giới học sinh THPT cịn tồn tại những bất cập ảnh hưởng khơng nhỏ đến
việc xây dựng văn hóa mới hiện nay.
2.1. Văn hóa giáo dục.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một người cơng dân biết làm chủ để đóng góp tích
cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải là cơng dân có đức, có tài. Chính vì
vậy Người quan niệm rằng học không phải để chạy theo bằng cấp mà phải là thực học.
Tuy nhiên, việc học của học sinh THPT hiện nay còn nhiều điều đáng nói. Nhiều học sinh
vẫn xác định rõ mục đích và động cơ học tập. Học đối với một số em đơn giản chỉ vì bố
mẹ bắt phải đi học, một số thì đi học vì sợ ở nhà phải làm việc nhà, một số lại lợi dụng
việc đi học để tránh sự quản lí của cha mẹ, cịn một số bộ phận không nhỏ học sinh xác

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 16



định đi học để tụ tập, đua đòi bạn bè… Cũng bởi vì chưa xác định được động cơ và mục
đích học tập nên nhiều học sinh khơng tập trung vào học, đến lớp không học bài và làm
bài tập, trong lớp còn mất trật tự, ngủ trong lớp hoặc làm việc riêng, khi kiểm tra thì gian
dối… Cũng có những học sinh có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 như một tấm giấy thông
hành để xét tuyền vào các trường cao đẳng, đại học để đi làm…nên quá coi trọng kết quả
học tập. Coi trọng kết quả học tập để tập trung vào học cho tốt là một điều đáng quý, tuy
nhiên thật đáng tiếc là một số em thay vì tự mình học tập thì lại đánh đổi tấm bằng tốt
nghiệp THPT bằng nhiều cách gây nên vấn nạn tiêu cực trong thi cử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng việc học tập phải học cho đều các chun
mơn. Người nói với thanh niên, học sinh rằng : “ Các cháu phải cố gắng học tập kỹ thuật,
văn hóa, chính trị…Nếu khơng học văn hóa, khơng có trình độ văn hóa thì khơng học tập
được kỹ thuật, khơng học tập được kỹ thuật thì khơng theo kịp được kinh tế nước nhà;
nhưng phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà khơng có chính trị thì
như người nhắm mắt mà đi”. Thế nhưng đa số học sinh THPT hiện nay chưa coi trọng
việc học đều các môn học trong nhà trường. Những em theo khối tự nhiên thì chỉ chú
trọng các mơn tự nhiên, cịn các em theo khối xã hội thì chỉ chú trọng các mơn xã hội
khiến việc tiếp thu kiến thức của các em mất cân bằng, dẫn đến tình trạng học lệch, học
tủ. Điều này chúng ta có thể thấy dễ dàng lấy minh chứng ngay trong các trường học và
số lượng thí sinh đăng kí khối tự nhiên rất cao so với khối xã hội ( bên khối xã hội chủ
yếu các em yếu kém mới đăng kí thi ). Vấn đề đáng nói hiện nay là việc tiếp thu những
thơng tin về chính trị của học sinh rất kém, thậm chí có những học sinh khi hỏi đến
những kiến thức chính trị sơ đẳng nhất mà ti vi và báo chí đề cập đến vẫn không biết.
Khảo sát 87 em học sinh khối 11 trường THPT Thường Tân với câu hỏi:
Câu 1 Em có quan tâm đến các chương trình thời sự trên ti vi khơng?
Câu 2: Em có biết gì về tình hình tại địa phương và đất nước hiện nay không?
Câu 3: Thời gian rảnh em thường dùng làm gì là chủ yếu ?
Kết quả thu được như sau:


GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 17


Trả lời câu 1
( số HS/ %)

Thường xuyên
11/12,64%

Thi thoảng
13/14,94%

Không bao giờ
63/72,41%

Trả lời câu 2
( số HS/ %)

Biết tương đối
16/18,39%

Khá ít
30/24,48%

Khơng biết gì
41/47,12%

Trả lời câu 3


Đọc sách

Đọc tin tức

Giải trí

( số HS/ %)

10/11,49%

8/9,19%

69/79,31%

Dựa vào kết quả trên ta mới thấy được tình trạng học sinh khơng quan tâm đến vấn
đề chính trị xã hội hiện đáng là báo động. Thời gian học sinh dành để học bài của các em
thì ít trong khi đa số thời gian các em dành thời gian rỗi các em vào việc đánh điện tử, lên
mạng chát chít hoặc bạn bè tụ tập ăn chơi, xem phim…
Một thực trạng về văn hóa giáo dục của học sinh THPT hiện nay đó là tình trạng
học vẹt, học lý thuyết suông mà không quan tâm đến việc thực hành. Nhiều học sinh khi
kiểm tra bài cũ lý thuyết có thể thuộc làu làu nhưng khi làm bài tập khơng thể áp dụng
được. Có những học sinh trả lời bài như một cái máy, nhưng khi giáo viên ngắt lại hoặc
đưa câu hỏi không theo tuần tự nội dung bài học thì khơng thể tiếp tục trả lời được nữa.
Các em học bài nhưng không quan tâm đến nội dung chính của bài hay bài và các mục
của bài tên gì mà chỉ học học thuộc từng câu từng chữ trong sách hay trong vở ghi như
một hình thức chống đối chẳng may bị giáo viên gọi lên bảng kiểm tra bài. Đây là một
thực trạng đáng báo động trong văn hóa giáo dục của học sinh THPT.
Một thực trạng nữa trong văn hóa giáo dục của học sinh hiện nay đó là tình trạng
học sinh học tiếp thu những văn hóa mới thơng qua giáo dục, tiếp thu những kiến thức

mới nhưng lại khơng hiểu về văn hóa mà mình tiếp thu bị chính các em bóp méo và làm
mất đi sự trong sáng tiếng Việt. Đó là việc các em được học và tiếp thu một số tiếng nước
ngoài. Học tiếng nước ngoài là tiếp thu một văn hóa mới, hiện đại, phù hợp với xu thế
phát triển hiện nay của thế giới. Tuy nhiên các em sử dụng những từ ngoại ngữ đan xen
lẫn tiếng Việt tự nhiên làm mất đi vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Ví dụ khi đi học về các em

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 18


chào ơng bà, cha mẹ mình bằng những câu nửa Anh nửa Việt : “ Hê- lo ông, bà ( cha,
mẹ)”. Khi ông bà hỏi hôm nay cháu được được mấy điểm thì trả lời “ dạ, cháu được night
ạ”. Câu trả lời của các em chỉ khiến cho ông bà, bố mẹ ngây người ra mà chẳng hiểu gì
hết. Rồi ngay trong bài kiểm tra môn học bằng tiếng Việt các em ghi những từ nửa Anh
nửa Việt mà các thầy cô khi đọc xong cũng chỉ biết lắc đầu : “ Lời phê của of giáo viên”,
hoặc nhiều từ bị chuyển theo ngôn nữa teen như: zui zẻ thay cho vui vẻ hoặc từ hok thay
cho không, hox thay cho từ học nhiều từ khác nữa….
Các em sử dụng ngoại ngữ tràn lan đan xen tiếng Việt không đúng lúc, đúng chỗ
thì chính các em là người có văn hóa lại biến mình thành người khơng hiểu gì về văn hóa.
Bên cạnh đó thì chính các em là người mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt mà chúng ta vẫn
thường xun nhắc nhau gìn giữ.
2.2. Văn hóa văn nghệ.
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống
tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam là
một dân tộc rất quý trọng văn nghệ. Văn nghệ đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của
nhân dân ta, đặc biệt đối với lứa tuổi học trò các em, tuy nhiên văn hóa văn nghệ đang bị
một bộ phận khơng nhỏ các em học sinh THPT bóp méo. Ngồi việc ít quan tâm đén
phong trào văn nghệ, một bộ phận không nhỏ học sinh cịn làm cho văn hóa văn nghệ
trong giới học sinh bị méo mó. Điển hình là những câu ca, những bài hát rất hay và rất có

có ý nghĩa của các nhạc sữ nổi tiếng sáng tác đã bị các em xuyên tạc. đáng trách hơn cả
những bài thơ, bài hát viết về Chủ Tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu, linh hồn của
dân tộc Việt Nam cũng bị các em hát xuyên tạc.
2.3 Văn hóa đời sống
Văn hóa đời sống gồm văn hóa đạo đức, lối sống và nếp sống.
2.3.1 Văn hóa đạo đức

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 19


Có thể nói chưa khi nào vấn đề về đạo đức trong các trường THPT lại được
quan tâm nhiều như hiện nay. Sở dĩ như vậy bởi bên cạnh những mặt tích cực thì đạo đức
học sinh THPT cịn rất nhiều bất cập nếu khơng muốn nói tình trạng đạo đức trong một
bộ phận lớn học sinh THPT hiện nay đang bị suy đồi nghiêm trọng.
Theo quan điểm của thì một người được coi là có đạo đức hội tụ đủ những phẩm
chất cơ bản như : trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người cần kiệm liêm
chính chí cơng vơ tư, tinh thần quốc tế trong sáng.
Trong thời đại hiện nay, trung với nước là trung với Đảng , với tổ quốc và với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhà nước ta. Thế nhưng hiện nay tư tưởng đó chưa
được học sinh quan tâm đúng mực, nhiều em vẫn còn thơ ơ với những chuẩn mực đó,
thậm chí cịn thờ ơ với thời cuộc, sống theo chủ nghĩa cá nhân. Nhiều học sinh quá vơ
cảm với những hồn cảnh khó khăn như thiên tai, tại nạn, tàn tật… dù là những đóng góp
hết sức nhỏ nhoi nhưng nhiều em học sinh vẫn tỏ ra khơng mấy thoải mái khi qun góp,
thậm chí có em cịn bêu riếu, cười nhạo trước hồn cảnh của bạn. tư tưởng mình vì mọi
người dường như vẫn chưa thực sự hiện hữu trong cuộc sống của các em.
Cần cù, chịu khó, tiết kiệm, chính trực là một trong những chuẩn mực đạo đức rất
cần thiết phải có đối với mỗi học sinh nhưng phần lớn học sinh trong các trường THPT
hiện nay thực sự chưa có những đức tính ấy. Bằng chứng là các em chưa chịu học hành,

chỉ học trên lớp về nhà lại dành thời gian đi chơi, bài tập cũng khơng chịu làm. Có những
giờ học lớp có 30 học sinh thì đến 2/3 số học sinh không học bài và làm bài tập về nhà.
Trong lao động thì chỉ làm qua loa, gọi là có mặt, ỷ lại vào những bạn khác… dường như
hiện nay cuộc sống của các em quá đầy đủ nên nhiều em chưa biết quý trọng và tiết kiệm
những thành quả lao động của bố mẹ làm ra mà sống một cách sa hoa lãng phí khơng cần
thiết. có những học sinh quá lãng phí trong việc sử dụng giấy vở. những bài kiểm tra sau
khi các thầy cô trả bài thì các em vị nát vứt vào thùng rác, những quyển sách giáo khoa
thì bị vẽ bằng những hình ảnh linh tinh thậm chí bị xé một vài trang trong đó. Rồi việc
gian lạn trong kiểm tra thi cử, giam dối đối với thầy cơ bồ mẹ. có những học sinh khơng
đến trường mà ngồi trong qn điện tử, có những em nói dối bố mẹ đi học thêm để đi

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 20


chơi. Khi kiểm tra, thi cử thay vì học bài thì một số em lại ỷ lại vào bạn, hoặc tìn cách
quay cóp bài, khi bị điểm thấp thì lại đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan.
Những việc làm trên theo các em thì rất nhỏ nhưng các em đâu có hiểu rằng chính
những việc làm đó của các em đang dần làm mất đi nét đẹp văn hóa, sự trung thực của
người học sinh dù ở bất cứ thời đại nào củng cần phải có.
2.3.2 Văn hóa lối sống.
Nói đến văn hóa lối sống là nói đến văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại… mặt văn hóa của ăn
mặc ở không phụ thuộc vào những thứ để ăn, mặc, ở nhiều hay ít, sang trọng hay đơn
giản mà lại phụ thuộc vào lối sống có hay khơng có văn hóa của cong người.
Văn hóa ăn mặc của học sinh THPT hiện nay có thể nói là tình trạng đáng báo động
về sự xuống cấp. tình trạng học sinh nữ mặc áo trễ cổ, khơng cổ, quần trễ cạp, bó sát đến
trường vẫn tồn tại và phổ biến, nhất là học sinh đi học thêm, học ca chiều. Học sinh nam
thì mặc những loại quần áo hầm hố, in những hình thù kỳ dị khơng hợp với lứa tuổi các
em, tóc nhuộm màu lịe loẹt, đi guốc cao gót đến trường… ảnh hưởng không nhỏ đến

việc học tập, vui chơi của các em. Hiện nay, chiếc cặp sách thông dụng của học sinh
trước kia có mặt trong ngăn bàn của mỗi học sinh khơng cịn nhiều như trước. Nhiều học
sinh dùng túi xách thay cho cặp sách. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trong giới
học sinh. Tuy nhiên một số học sinh thay vì mang những chiếc túi chuyên dụng để đựng
đồ dùng sách vở thì lại mang những chiếc túi quá nhỏ, quá diêm dúa, không phù hợp với
môi trường học đường. Dường như việc ăn mặc, đi đứng. nói năng, hành động của các
em khơng phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của bản thân mà thường bắt chước
theo một nhân vật thần tượng nào đó trên phim ảnh hay bất kỳ chỗ nào đó các em cảm
thấy thần tượng.
Bên cạnh văn hóa ăn mặc thì văn hóa nói của học sinh củng khá đa dạng, phần lớn
trong những ngôn từ của các em lại khơng được coi là có văn hóa. Bạn bè trong lớp thay
vì xưng hơ cậu tớ, bạn tơi thì các em ngang nhiên xưng hơ tao-mày, thậm chí thằng kia,
con kia, ngay cả khi có giáo viên. Đơi khi ở đâu đó trong lớp học, góc sân trường, trong

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 21


giờ tập thể dục, chúng ta bắt gặp những câu nói chuyện, những câu chửi của học sinh mà
chúng ta khi nghe thấy củng phải đỏ mặt, không dám nhắc lại. những câu mà chúng ta chỉ
hay nghe thấy và bắt gặp ngồi đường, chợ búa chứ khơng phải trong một mơi trường học
đường đầy văn hóa. Nhưng đáng buồn thay, những câu nói đó lại phát ra từ những chiếc
miệng sinh xắn của các em học sinh- những người được cho là có văn hóa, trong mơi
trường được coi là có văn hóa nhất. chính các em chứ khơng phải ai khác đang làm mất
đi nét đẹp văn hóa học sinh trong các nhà trường.
Có đơi khi chúng ta bắt gặp một vài học sinh đứng ở hành lang, góc lớp, dưới chân
cầu thang đang giấu diếm chia nhau điếu thuốc lá, chúng ta giật mình chợt hỏi : văn hóa
học đường là đây ư ?. rồi khơng ít giáo viên nghiêm khắc hay bị các em gọi bằng ông nọ
bà kia, con mẹ nọ, thằng cha kia hoặc một vài biệt danh đặc biệt… thay cho cách gọi tôn

trọng thầy, cô.
Học sinh THPT hiện nay biết yêu sớm hơn học sinh trước kia, chính vì vậy nhiều
học sinh có lối bng thả trong tình u, lơ là việc học. một thực tế cho thấy, hiện nay
nạn nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên đang không ngừng gia tăng, trong đó có khơng ít
ca là học sinh trong các trường THPT. Hoặc chuyện mang thai đến trường đi học, các nữ
sinh đánh nhau vì ghen tng trong yêu đương cũng xảy ra thường xuyên hơn. Có thể nói
lối sống của một bộ phận khơng nhỏ học sinh THPT hiện nay đang dần bị xuống dốc. văn
hóa của các em cũng đang dần bị đánh mất.
2.3.3 Văn hóa nếp sống.
Nếp sống mới trong văn hóa lá một nếp sống biết duy trì, giữ gìn những truyền
thống tốt đẹp và những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta.
Nếp sống của phần lớn học sinh hiện nay cũng là những điều cần bàn tới : nếp sống
của người học sinh dần bị các em đánh mất đi bởi sự du nhập của cái mới mà không qua
chọn lọc. các em tiếp thu nếp sống mới nhưng không biết cách vận dụng cho việc học của
mình một cách hiệu quả. Thời đại ngày nay là thời đại phát triển của khoa học công nghệ,
với các trang mạng, với các công nghệ của điện thọai di động thông minh. Nếu biết khai

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 22


thác và vận dụng cơng nghệ thì văn hóa của học sinh sẽ được nâng cao hơn, nhưng tiếc là
các em sử dụng việc khai thác thông tin mạng chỉ để phục vụ nhu cầu vui chơi, tò mò và
nguy hiểm hơn là với những mục đích xấu : lên mạng để vào những trang web đen, trang
web có nội dung khơng lành mạnh… nhiều học sinh cịn sử dụng điện thoại như một thứ
để thỏa mãn sĩ diện của mình đối với bạn bè, dùng điện thoại để nhắn tin, gọi điện với
những lời lẽ thiếu văn hóa tới bạn bè, thậm chí là với những thầy cơ giáo trong trường.
thay vì chơi chuyền, nhảy dây, chơi ơ quan… nhưng giờ ra chơi là thời gian để các em
bàn về một trò chơi điện tử đang thịnh hành trên mạng, mua sắm đồ hiệu, hàng ngoại…

Có những học sinh, phần lớn là học sinh thành phố từ bé chưa biết tới trị chơi dân gian
nào. Quả là khơng q nặng nề khi nói rằng chính các em đã vơ tình là những người đang
làm truyền thống văn hóa của dân tộc bị mai một dần.
Nguyên nhân của những thực trạng trên thì rất nhiều nhưng tự chung lại có những
nguyên nhân chính sau đây :
Nguyên nhân khách quan : do sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thị
trường nói riêng và của xã hội nói chung đã mang lại nhiều thành tựu với nhiều mặt tích
cực, tuy nhiên cũng mang lại những hệ lụy không nhỏ đối với bộ phận người là học sinh,
sinh viên như lối sống xa hoa lãng phí, tính ích kỷ cá nhân, chạy theo và quá coi trọng
đồng tiền, coi nhẹ những phẩm chất của con người trong đó có văn hóa. Có thể nói một
nguyên nhân khách quan nữa là do các em chưa được giáo dục về văn hóa một cách triệt
để trong môi trường học tập, bới phần lớn thới gian trong các môn học tự nhiên trên lớp
của các giáo viên chủ yếu là giảng dạy nội dung học của mơn, của tiết học đó nên rất ít
thời gian giáo dục về văn hóa cho các em. Những mơn cịn lại có những mơn có nội dung
giáo dục văn hóa nhưng chỉ với thời lượng rất nhỏ trong tồn bộ thời lượng chương trình,
do đó các giáo viên không thể sa đà quá vào nội dung không phải nội dung chính của bài,
mà các ý về văn hóa đó rất ít có trong bài kiểm tra, bài thi nên rất ít được quan tâm.
Trong những buổi ngoại khóa để giáo dục về lối sống, đạo đức cho học sinh các trường
thực sự chưa nhiều.

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 23


Nguyên nhân chủ quan: Do ý thức của một bộ phận khơng nhỏ học sinh chưa cao. Các
em chưa có tính tự giác và kỷ luật. Lối sống và ý thức, hành động của người lớn trong gia
đình, trên phim ảnh hay bất kỳ nơi nào các em bắt gặp chưa thực sự làm gương cho các
em, khiến các em bắt chước và làm theo. Bản thân các em cũng khơng hứng thú nhiều
với các mơn học mang tính chất giáo dục văn hóa và ý thức cho các em, cũng bởi một

phần nữa môn này không phải là môn thi tốt nghiệp các em bắt buộc lựa chọn nên nhiều
học sinh coi nhẹ dẫn đến tiếp thu chưa cao.
Trong các ngun nhân trên thì có thể nói ngun nhân quan trọng nhất vẫn là do ý thức
của phần lớn học sinh chưa cao. Các em thực sự xác định được vai trị của mình trong
cơng cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay.
Những giải pháp cần đề xuất.
Trước thực trạng đáng báo động về văn hóa trong học sinh THPT hiện nay thì
những người làm trong ngành giáo dục sẽ làm gì? Những giáo viên hàng ngày dạy dỗ học
sinh cần phải làm gì? Câu hỏi này khơng chỉ dành cho một riêng ai. Trả lời câu hỏi này,
định hướng lại cách nhìn, cách nghĩ về văn hóa cho học sinh trong các trường THPT là
nhiệm vụ tất cả mọi người, đặc biệt là các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục. Bản thân
tôi mạnh dạn đề xuất những phương hướng để xây dựng và phát triển nền văn hóa cho
học sinh THPT như sau:
- Xây dựng văn hóa mới phải bắt đầu từ cá nhân mỗi học sinh với tư cách là chủ thể văn
hóa. Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu của từng cá nhân học sinh.
Gắn kết từng cá nhân với gia đình, tập thể lớp, trường trong chiến lược xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa, tập thể văn hóa, trường lớp văn hóa…
- Giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình giao lưu học hỏi của các
em. Giúp các em có một bản lĩnh vững vàng trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân
tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đặc biệt khuyến khích các em giữ gìn bản sắc
văn hóa riêng của dân tộc mình trong q trình giao lưu học hỏi với các trường khác…

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 24


Nâng cao những hiểu biết cho các em về văn hóa, khoa học hiện đại, để phân biệt những
gì thực sự là cái chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cái xấu trong xã hội.
- Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “ diễn biến hịa

bình” của các thế lực thù địch. Giáo dục cho các em luôn cảnh giác trước mọi âm mưu
chống phá về văn hóa cho mọi thế lực.
- Áp dụng phương pháp xây dựng và bồi dưỡng những điển hình văn hóa trong các
trường học, phải thường xuyên cổ vũ biểu dương những tấm gương đó, phải tạo thành
phong trào ngày càng sâu rộng, phải làm cho văn hóa mới ngày càng thấm sâu vào đời
sống học đường. Làm cho môi trường học đường thực sự thành mơi trường văn hóa.
Tóm lại xây dựng văn hóa mới cho môi trường học đường là một nhiệm vụ hết sức
cấp bách và quan trọng bối cảnh văn hóa học đường phần đông các em học sinh hiện nay
đang bị suy thoái và mai một dần. Các cấp lãnh đạo cần phải có một chiến lược trong
việc bảo tồn những giá trị văn hóa cũng như khuyến khích việc tiếp thu một cách có chọn
lọc văn hóa mới trong giới học sinh THPT hiện nay, để các em thực sự trở thành những
chủ nhân tương lai của đất nước đủ Đức đủ Tài như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
CHƯƠNG 3.
XÂY DỰNG VĂN HÓA MỚI CHO HỌC SINH THPT QUA GIẢNG DẠY MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa mới cho học sinh THPT.
Văn hóa là một bộ phận khơng thể tách rời và giữ vị trí hết sức quan trọng trong đời
sống xã hội. Văn hóa biểu hiện khả năng, trình độ và sức sáng tạo của con người, vừa là
sự kết tinh những thành tựu của loài người đã đạt được, vừa là chỗ dựa, là điều kiện con
người tiếp tục lên phía trước. Kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm qua cho thấy, mỗi dân
tộc, mỗi cá nhân có văn hóa cao bao giờ cũng có sức mạnh lớn để chinh phục thiên nhiên,
cải tạo xã hội và bản thân mình, đem lại những điều kiện thuận lợi tốt đẹp hơn cho cc
sống. Học sinh có văn hóa sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một trường học

GV thực hiện : Lê Thị Trang

Trang 25



×