Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------------------

NGÔ THỊ ĐỊNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ NAM PHÚ,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------------------

NGÔ THỊ ĐỊNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ NAM PHÚ,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: 8900201.01QTD



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Vịnh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Ngô Thị Định

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, học viên đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Phó Trƣởng Khoa Sinh học,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên vô cùng
biết ơn sự giúp đỡ tân tình, quý báu của thầy.
Học viên xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên
trong Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên hoàn thành khóa đào tạo.

Học viên xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn đa
dạng sinh học, Viện Khoa học môi trƣờng và Biến đổi khí hậu, Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý
số liệu phục vụ việc thực hiện luận văn.
Học viên xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc: “Nghiên
cứu xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình quản lý, sử dụng khôn khéo đất ngập
nước tại Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng” đã tạo
điều kiện thuận lợi để học viên đƣợc tham gia khảo sát thực địa, xử lý số liệu và
sử dụng số liệu của đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày.......tháng …năm 2019
Học viên

Ngô Thị Định

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới và
Việt Nam ..................................................................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 5

1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 10
1.1.3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Việt
Nam..................... ...................................................................................................... 16
1.2. Định hƣớng phát triển ngành thủy sản tỉnh Thái Bình ...................................... 19
1.3. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ........................................................................... 23
1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................. 26
1.4.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 26
1.4.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 26
1.4.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................ 26
1.4.4. Đặc điểm thủy văn, hải văn ............................................................................ 26
1.4.5. Thổ nhƣỡng ..................................................................................................... 27
1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................................................. 28
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 29
2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 29
2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 30
2.3.1. Phƣơng pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu .......................................................... 30
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 30
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) ............. 30
iii


2.3.4. Phƣơng pháp mô hình động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - ứng phó
(DPSIR) .................................................................................................................... 31
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý, thống kê số liệu .............................................................. 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33
3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình ................................................. 33
3.1.1. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình .............................. 33
3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho tỉnh Thái Bình ................. 36
3.2. Hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh

Thái Bình ....................................................................................................................... 40
3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản xã
Nam Phú ........................................................................................................................ 42
3.3.1. Tác động của thay đổi nhiệt độ ....................................................................... 42
3.3.2. Tác động của thay đổi lƣợng mƣa .................................................................. 45
3.3.3. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng ...................................................................... 47
3.3.4. Tác động của thay đổi tần suất bão lũ............................................................. 50
3.3.5. Áp dụng mô hình động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - ứng phó (DPSIR)
để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã
Nam Phú ........................................................................................................................ 52
3.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng để hoạt động nuôi trồng thủy sản, phát triển bền
vững trƣớc tác động của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu ............................ 55
3.4.1. Giải pháp về truyền thông và đạo tạo nguồn nhân lực ................................... 55
3.4.2. Giải pháp về đầu tƣ và quản lý sản xuất ................................................................. 56
3.4.3. Giải pháp khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ..................... 57
3.4.4. Giải pháp quản lý môi trƣờng ................................................................................. 58
3.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế ................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 62
PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra phỏng vấn ...................................................................... 1
PHỤ LỤC 2. Một số hình ảnh hoạt động nghiên cứu tại hiện trƣờng ........................ 8

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)


BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTC

Bán thâm canh

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

FDI

Quỹ Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

HST

Hệ sinh thái

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)


NBD

Nƣớc biển dâng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

ODA

Quỹ hỗ trợ phát triển (Official Development Assistance)

PPP

Mô hình đầu tƣ theo hình thức hợp tác công tƣ

PTBV

Phát triển bền vững

QC

Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

RNM


Rừng ngập mặn

TTCT

Tôm thẻ chân trắng

UBND

Ủy ban nhân dân

XNM

Xâm nhập mặn

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lƣợng thủy sản trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2014 ...........6
Bảng 1.2. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của các đối tƣợng nuôi chính trên thế
giới năm 2015 .....................................................................................................7

Bảng 1.3. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2016 ..10
Bảng 1.4. Quy hoạch NTTS tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn
2030 ..................................................................................................................21
Bảng 3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ tỉnh Thái Bình (°C) .............................. 36
Bảng 3.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa tỉnh Thái Bình (%) ...........................37
Bảng 3.3. Mực nƣớc biển dâng khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng đƣợc
dự báo theo các kịch bản (cm) ..........................................................................38
Bảng 3.4. Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ 2010 đến
2018 ..................................................................................................................40
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ
ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.............................43
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức
độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi trồng thủy sản .....45
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ
ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản .................48
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về thay
đổi tần suất bão lũ đến nuôi trồng thủy sản ......................................................51
Bảng 3.9. Mô hình động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - ứng phó (DPSIR)
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại
xã Nam Phú.......................................................................................................53

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ..............11
Hình 1.2. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2000-2016 .............13
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu ............................................................... 29
Hình 3.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ tại trạm Thái Bình .................................... 33

Hình 3.2. Xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa năm tại Thái Bình.........................34
Hình 3.3. Xu thế mực nƣớc biển trạm Hòn Dáu qua các năm .........................34
Hình 3.4. Xu thế biến đổi của các cơn bão đổ bộ vào khu vực ........................35
Hình 3.5. Bản đồ nguy cơ ngập úng khi nƣớc biển dâng 50cm tỉnh Thái Bình.. . 38
Hình 3.6. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc một số cửa sông lớn ven biển ........39
Hình 3.7. Mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
xã Nam Phú.......................................................................................................45
Hình 3.8. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi
trồng thủy sản xã Nam Phú...............................................................................47
Hình 3.9. Mức độ ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến nuôi trồng thủy sản xã
Nam Phú ...........................................................................................................50
Hình 3.10. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi tần suất bão lũ đến hoạt động nuôi
trồng thủy sản tại xã Nam Phú .........................................................................52

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối
mặt với sự ảnh hƣởng của BĐKH. Theo “Kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt
Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2016 cho thấy: Nhiệt độ có xu
thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây.
Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62oC,
riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42oC; Lƣợng mƣa trung bình
năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết các trạm phía Nam;
Số lƣợng bão mạnh có xu hƣớng tăng; Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhƣng
xuất hiện những đợt rét dị thƣờng.
Kịch bản mực nƣớc biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao
hơn mực nƣớc biển trung bình toàn cầu. Mực nƣớc biển dâng khu vực ven biển các

tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển
từ Móng Cái - Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang có mực nƣớc biển dâng thấp nhất,
theo RCP4.5 là 55 cm (33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 72 cm (49 cm ÷ 101 cm).
Nếu mực nƣớc biển dâng 100 cm, khoảng 50,9% diện tích của tỉnh Thái Bình có
nguy cơ bị ngập, trong đó huyện Tiền Hải có nguy cơ cao nhất (83,95% diện tích)
[1].
BĐKH không chỉ đơn giản là mối đe dọa tiềm ẩn mà còn là điều khó tránh khỏi.
Hậu quả của từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, hiệu ứng phát thải khí
nhà kính, vận chuyển và công nghiệp năng lƣợng đến phá rừng và phát triển nông
nghiệp thâm canh [37]. BĐKH là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà nhân loại
đang phải đối mặt và cho rằng ngƣời nghèo nhất là những ngƣời dễ bị tổn thƣơng
nhất sẽ chịu các tác động bất lợi của nó [49].
Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có
109 sông chính. Việt Nam có 16 lƣu vực sông với diện tích lƣu vực lớn hơn 2.500
km2, 10/16 lƣu vực có diện tích trên 10.000 km2. Dọc bờ biển, trung bình cứ 23 km
lại có một cửa sông, có 112 cửa sông, lạch đổ ra biển [17].
1


Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, BĐKH đã và đang ảnh hƣởng đến các hệ
sinh thái ven biển, đến sinh kế của cƣ dân ven biển, đặc biệt là hoạt động NTTS.
Nam Phú là một xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải phía Đông Nam tỉnh Thái
Bình, với diện tích hơn 9,85km², tiếp giáp với sông, biển là điều kiện thuận lợi để địa
phƣơng phát huy thế mạnh của kinh tế biển. Bên cạnh đó, khu vực này rất nhạy cảm
về mặt sinh thái và môi trƣờng; chịu ảnh hƣởng trực tiếp, hàng năm của nhiều dạng
thiên tai nhƣ bão, lụt. Huyện Tiền Hải - một huyện có chế độ khí hậu và các yếu tố tự
nhiên khác thƣờng mang tính đan xen giữa biển và lục địa, độ phì nhiêu của đất đai
thƣờng thấp, trên phần lớn diện tích chế độ thủy văn (nƣớc mặt) thƣờng bị mặn
hoá theo mùa. Khả năng phát triển trồng cây lƣơng thực và các hoa màu khác thƣờng
kém và cho năng suất rất thấp, một số diện tích đƣợc sử dụng làm muối chƣa đem lại

hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, với lợi thế vị trí ven biển của mình, huyện đã và
đang tiến hành nhiều hình thức chuyển đổi (cấy lúa ruộng trũng, làm muối, ...) sang
NTTS (nƣớc mặn, nƣớc lợ, nƣớc ngọt) với hiệu quả cao hơn, đóng góp vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH tới hệ thống
tài nguyên - môi trƣờng cũng nhƣ các đối tƣợng bị tổn thƣơng, đặc biệt là hoạt động
NTTS và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên, xã hội tại xã Nam Phú còn nhiều
hạn chế.
Do đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt
động nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề
xuất các giải pháp ứng phó” đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng NTTS tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động NTTS tại khu vực nghiên
cứu;
- Đề xuất đƣợc các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với hoạt động NTTS.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên
cứu liên quan đến hoạt động NTTS;
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động NTTS tại xã Nam Phú, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động NTTS tại khu vực nghiên
cứu;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với hoạt động
NTTS.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động NTTS tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;
+ Thời gian điều tra, khảo sát thực địa đƣợc tiến hành trong 02 năm, từ năm
2017 - 2018. Đợt 1 vào tháng 8 năm 2017 và đợt 2 vào tháng 6 năm 2018;
+ Phạm vi số liệu: Nhiệt độ, lƣợng mƣa: Từ năm 2000-2018, mực nƣớc biển
dâng: từ 1993-2007, bão và áp thấp nhiệt đới: từ 1980-2015. Số liệu dự báo: dựa vào
kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2016 của Bộ TN&MT. Số liệu về NTTS: từ
năm 2010-2018.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài thực hiện thông qua việc trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Xem xét các yếu tố nào có khả năng tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy
sản tại khu vực nghiên cứu nhƣ các hiện tƣợng thời tiết (nhiệt độ, lƣợng mƣa, bão,
thiên tai…), chất lƣợng nƣớc, nồng độ muối, chất lƣợng con giống, kỹ thuật…, các
biểu hiện của biến đổi khí hậu tại địa phƣơng là gì?
- Nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú hiện nay đang hoạt động theo những mô
hình nào?

3


- Hoạt động nuôi trồng thủy sản muốn phát triển bền vững thì cần phải áp dụng
những giải pháp nhƣ thế nào?
Các hiện tƣợng của biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm, các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan theo mùa nhƣ bão, lũ, lũ quét,…) đang có những tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, làm suy giảm năng suất
cũng nhƣ chất lƣợng của các loài thủy sản. Hiểu biết đầy đủ những tác động này sẽ

góp phần lựa chọn đƣợc giải pháp thích ứng phù hợp và giúp cho hoạt động nuôi
trồng thủy sản tại địa bàn nghiên cứu phát triển bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Luận văn bao gồm các phần
chính nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế

giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Theo định nghĩa của FAO, NTTS là “Nuôi các sinh vật dƣới nƣớc nhƣ cá,
nhuyễn thể, động vật giáp xác và thực vật thủy sinh”. NTTS đƣợc coi là ngành phát
triển nhanh nhất của nền kinh tế lƣơng thực thế giới. Sự ra đời của NTTS đƣợc coi
xuất phát từ nhu cầu thực tế của con ngƣời khi việc tìm kiếm thức ăn và săn bắn
không đủ để cung cấp nguồn thức ăn ổn định cho cộng đồng địa phƣơng.
Khai thác và nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sinh kế, kinh tế
và cung cấp chất dinh dƣỡng cho con ngƣời. Trên thế giới, sinh kế của 520 triệu
ngƣời phụ thuộc vào nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản [31] và có 98% ngƣời
sống ở các nƣớc đang phát triển [48]. Theo WB (2005), số lƣợng ngƣ dân trên thế
giới đã tăng 400% kể từ năm 1950, so với mức tăng 35% số lao động nông nghiệp
trong cùng thời [48]. Phần lớn sự tăng trƣởng nghề khai thác thủy sản quy mô nhỏ là
ở các nƣớc đang phát triển. Có thể nhiều ngƣời nghèo sẽ chuyển sang đánh bắt và
các nguồn tài nguyên khác trong tƣơng lai do những tác động tiêu cực của BĐKH

đối với nông nghiệp và các ngành khác.
Các loài thủy sản là loại thực phẩm đƣợc buôn bán rộng rãi nhất trên thế giới:
37% thủy sản đƣợc sản xuất (tƣơng đƣơng với trọng lƣợng tƣơi) đƣợc buôn bán quốc
tế [31]. Trong năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt 85,9 tỷ USD, hơn một nửa trong số
đó có nguồn gốc từ các nƣớc đang phát triển. Năm 2002, xuất khẩu thủy sản tạo ra
thu nhập ngoại hối cao hơn cho các nƣớc đang phát triển so với gạo, cà phê, đƣờng
và chè kết hợp [48].
Nguồn cung cấp protein cho 1/3 dân số thế giới dựa vào cá và các sản phẩm
thủy sản khác, chiếm 20% nhu cầu protein [28]. Cá cung cấp hơn 50% lƣợng protein
cho 400 triệu ngƣời nghèo trên thế giới [41] và cũng là nguồn cung cấp các chất dinh
dƣỡng quan trọng khác nhƣ vitamin A, B và D, canxi, sắt và iốt [53]. Cá chiếm 30%
protein động vật đƣợc tiêu thụ ở Châu Á, 20% ở Châu Phi và 10% ở Châu Mỹ La
5


Tinh và Caribe [44]. Do đó, các loài thủy sản là trung tâm của an ninh lƣơng thực
của nhiều ngƣời nghèo trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng ven biển và các quốc đảo
nhỏ đang phát triển.
NTTS trở thành một ngành công nghiệp tiềm năng vào giai đoạn Chiến tranh
thế giới thứ hai. Một sự thay đổi trong điều kiện kinh tế ở các nƣớc phát triển trên thế
giới đã dẫn đến sự tăng nhu cầu về thủy sản nhƣ cá hồi, giáp xác, cá chình…Trong
những năm 1960, NTTS đã trở thành một ngành thƣơng mại ở châu Á với quy mô
địa phƣơng nhỏ lẻ [39]. Theo FAO (2016), ngành thủy sản trên thế giới đang tăng
trƣởng cả về quy mô sản lƣợng và khả năng tiêu thụ. Sản lƣợng thủy sản của thế
giới tăng đều qua từng năm với mức tăng trung bình giai đoạn 2009-2014 là 2,3%,
trong đó, tăng trƣởng nuôi trồng thủy sản là 6,1%, khai thác thủy sản có xu hƣớng
chậm lại với 0,1%. Nguyên nhân do chính phủ các nƣớc khuyến khích hoạt động
nuôi trồng thủy sản nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững bảo vệ môi trƣờng trong
bối cảnh trữ lƣợng thủy sản tự nhiên của thế giới có hạn và có dấu hiệu suy giảm
(Bảng 1.1) [33].

Bảng 1.1. Sản lƣợng thủy sản trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2014
(ĐVT: triệu tấn)
Năm
Khai thác thủy sản
Nội địa
Biển
Nuôi trồng thủy sản
Nội địa
Biển
Tổng sản lƣợng thủy sản

2009
90,2
10,5
79,7
55,7
34,3
21,4
145,9

2010
89,2
11,3
77,9
59
36,9
22,1
148,2

2011

103,7
11,1
92,6
61,8
38,6
23,2
165,5

2012 2013
2014
91,3
92,7
93,4
11,6
11,7
11,9
79,7
81
81,5
66,4
70,3
73,8
42
44,8
47,1
24,4
25,5
26,7
157,7
163

167,2
(Nguồn: FAO, 2016)[33]

Theo báo cáo tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản thế giới [33], trong năm
2016, sản lƣợng từ NTTS đạt 80 triệu tấn, cung cấp 53% tổng số cá tiêu thụ bởi con
ngƣời làm thực phẩm. NTTS vẫn tiếp tục là một trong những ngành sản xuất thực
phẩm tăng trƣởng nhanh nhất, dù tốc độ tăng trƣởng đang chậm lại, từ 5,3% trong
thập kỷ trƣớc, dự báo xuống 2,3% trong giai đoạn 2017 - 2026 [34].
6


Theo quy mô châu lục, mức độ tăng trƣởng NTTS ở châu Phi trong giai đoạn
2001-2015 trung bình là 10,4%, tiếp theo là châu Á với 6%, châu Mỹ là 5,7%, châu
Đại Dƣơng và châu Âu tăng trƣởng lần lƣợt là 2,9% và 2,5% [34].
Xét về đối tƣợng thủy sản đƣợc nuôi trồng, cá chiếm khoảng 63-68% tổng
lƣợng nuôi trồng, nhuyễn thể chiếm khoảng 30% vào đầu những năm 2000 nhƣng
giảm xuống 21% vào năm 2015. Ngƣợc lại, giáp xác tăng từ khoảng gần 5% lên
thành gần 10% tổng sản lƣợng NTTS trong giai đoạn trên.
Nhìn chung trên thế giới, NTTS đƣợc chia thành hai kiểu nuôi chính là NTTS
trong nội địa và NTTS ven biển. Sản lƣợng theo từng đối tƣợng nuôi đƣợc trình bày
trong bảng dƣới đây (Bảng 1.2)[34]
Bảng 1.2. Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của các đối tƣợng nuôi chính trên thế
giới năm 2015
(ĐVT: nghìn tấn)
NTTS nội
địa

Giáp xác
Nhuyễn
thể

Loài khác
Tổng số
NTTS ven
biển

Giáp xác
Nhuyễn
thể
Loài khác
Tổng số

Châu
Phi

Châu
Mỹ

Châu Á

1.749.712 1.017.534 41.849.837
17
63.954 2.792.441
0

Châu
Mỹ

15.152 1.003.191
3.716
722.869

3.769

475.253
51

283.744

531
521.106
1.749.729 1.082.019 45.447.128
Châu
Phi

Châu Âu

Châu Á

283.744
0
475.304
Châu Âu

3.855.936 1.863.068
3.761.188
259

465.296 14.946.627

Châu
Đại

Tổng số
Dƣơng
5.013 45.097.349
162 2.856.625

636.520

521.637
5.175 48.759.355
Châu
Đại
Tổng số
Dƣơng
72.775 6.810.121
6.693 4.494.725
96.032 16.148.245

25
381.831
8
5.593
387.456
22.662 2.191.356 22.945.582 2.499.855 181.093 27.840.547
(Nguồn: FAO, 2017) [34]

Theo FAO, tổng sản lƣợng NTTS ven biển có xu hƣớng tăng lên, đóng góp
khoảng 25% tổng sản lƣợng NTTS, trong khi chỉ chiếm 13,8% vào năm 2000. Đối

7



với NTTS nội địa, tăng từ 68,6% vào năm 2000 lên 81% năm 2015. Bảng 1.2 cũng
chỉ ra rằng châu Á là khu vực có sản lƣợng NTTS lớn nhất.
Bên cạnh đó, theo thống kê của FAO, Trung Quốc là quốc gia có sản lƣợng cá
nuôi lớn nhất trong năm 2016, tiếp theo là Ấn Độ, In-đô-nê-si-a, Việt Nam, Băng-lađét, Ai Cập và Na Uy.
Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của [46], sản lƣợng NTTS của Trung Quốc
luôn đứng đầu thế giới, trong đó NTTS nƣớc ngọt chiếm tới 90,8% sản lƣợng NTTS
của quốc gia này. Năm tỉnh có sản lƣợng NTTS lớn nhất là Hồ Bắc, Quảng Đông,
Giang Tô, Hồ Nam và Giang Tây. Đối tƣợng nuôi chủ yếu bao gồm cá trắm cỏ, cá
chép bạc, phổ biến cá chép, cá mè, cá chép, và cá rô phi. Xét về hình thức nuôi,
khoảng 54,9% tổng sản lƣợng nuôi theo hình thức quảng canh [36]. Hình thức nuôi
quảng canh phát triển khá mạnh ở Trung Quốc với loài hai mảnh vỏ. Năm 2014,
Trung Quốc đã nuôi 12 triệu tấn hai mảnh vỏ chiếm hơn 25% tổng sản lƣợng NTTS
của Trung Quốc và gấp năm lần số lƣợng hai mảnh vỏ đƣợc canh tác bởi phần còn
lại của thế giới [33].
Mặc dù rất phát triển nhƣng NTTS tại Trung Quốc luôn phải đối mặt với những
thiệt hại gia tăng từ thiên tai nhƣ bão, lũ lụt và nhiệt độ thấp. Ngoài ra, sự lây lan của
bệnh, đặc biệt ở cá rô phi ảnh hƣởng đáng kể đến sản lƣợng nuôi trồng. Từ năm
2015, nhiều ngƣời nuôi tôm đã thất bại bởi một dịch bệnh lây lan rộng trong các đầm
nuôi tôm. Thực tế, các cơ sở NTTS (cả nƣớc ngọt và nƣớc biển) đều có năng suất
thấp hơn do thiên tai, nƣớc ô nhiễm, và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn làm giảm sự tăng
trƣởng và sản lƣợng NTTS [45].
Tại Ấn Độ, đây là quốc gia đứng thứ hai (sau Trung Quốc) về sản lƣợng đánh
bắt và NTTS trên thế giới. Theo nghiên cứu của Kumar và Sujit (2016), tổng sản
lƣợng NTTS trong giai đoạn 2012-2013 của Ấn Độ là 4,21 triệu tấn. NTTS nƣớc
ngọt có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, gấp 10 lần sau ba thập kỉ vừa qua, từ 0,37 triệu tấn
năm 1980 lên 4,03 triệu tấn trong năm 2010 [40].
Theo FAO (2014), ba hợp phần NTTS tại Ấn Độ gồm có NTTS nƣớc ngọt,
NTTS nƣớc lợ và NTTS nƣớc mặn. Sản lƣợng NTTS nƣớc ngọt ở Ấn Độ chiếm gần
55% tổng sản lƣợng cá ở Ấn Độ. Khu vực NTTS nƣớc ngọt chủ yếu là các hồ, kênh

mƣơng, hồ chứa và ruộng lúa và thƣờng đƣợc kết hợp với sản xuất tôm trong ao
nƣớc lợ truyền thống. Đối tƣợng nuôi chủ yếu là các loài cá chép Ấn Độ, cá trôi Ấn
8


Độ đóng góp từ 70% đến 75% tổng sản lƣợng cá nƣớc ngọt, trong khi cá chép bạc, cá
trắm cỏ và cá da trơn chiếm 25% đến 30% tổng sản lƣợng. Đối với NTTS nƣớc lợ,
đối tƣợng nuôi chủ yếu là tôm. Từ năm 1989 đến 2007, nuôi tôm đã tăng gấp năm
lần lên đến 144.346 tấn mỗi năm [32]. Ngoài nuôi tôm, NTTS nƣớc lợ tại Ấn Độ còn
nuôi cá chẽm, cá da trơn và các loài nƣớc ngọt khác. Đối với khu vực ven biển,
NTTS Ấn Độ tập trung vào sản xuất trai, hàu và rong biển. Tuy nhiên, việc nuôi
trồng vẫn còn rất khiêm tốn và thƣờng dựa trên phƣơng thức truyền thống [32].
Tại In-đô-nê-si-a, quốc gia cũng có sự phát triển mạnh của NTTS. Trong đó,
diện tích NTTS nƣớc lợ là 715.846 ha, chiếm 24,48% tổng diện tích của quốc gia
này, diện tích NTTS nƣớc ngọt và vùng ven biển lần lƣợt là 320.501 ha và 285.527
ha. Đối tƣợng nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-si-a là tôm thẻ chân trắng, cá mú, cá rô phi và
cá vƣợc... Trong đó, tôm tạo ra doanh thu cao nhất vởi khoảng 1,5 tỷ USD trong xuất
khẩu vào năm 2011 và giá trị xuất khẩu tôm cũng tăng trƣởng nhanh nhất, tăng
trƣởng 16,6% giai đoạn 2011 - 2014 [38].
Những thách thức của NTTS tại In-đô-nê-si-a là khá lớn. Quốc gia này vẫn còn
trong giai đoạn đầu của sự phát triển về mặt phát triển NTTS, do đó khả năng tiếp cận
những công nghệ cao cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, vì Chính phủ đã chú trọng nhiều
hơn vào việc phát triển ngành, nên có nhiều cơ hội cho các cơ hội trên. Ngoài ra, với
khoảng 17.000 hòn đảo và đƣờng bờ biển dài khoảng 81.000 km, In-đô-nê-si-a phải
hứng chịu những tác động rất lớn từ BĐKH và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, ảnh
hƣởng tƣơng đối lớn đến sản lƣợng NTTS của quốc gia này.
Nhƣ vậy, NTTS trên toàn thế giới ngày càng phát triển với sản lƣợng ngày càng
gia tăng, đặc biệt là khu vực châu Á. Sản lƣợng NTTS tăng đều qua từng năm nhờ
việc áp dụng những tiến bộ KHKT cũng nhƣ linh hoạt trong phƣơng thức nuôi trồng.
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng quốc gia mà mỗi nƣớc có ƣu tiên khác

nhau trong phát triển NTTS nƣớc ngọt, nƣớc mặt và nƣớc lợ với đối tƣợng nuôi chủ
yếu là các loại cá nƣớc ngọt và giáp xác. Hiện nay, NTTS của hầu hết các nƣớc trên
thế giới đều gặp những bất lợi do BĐKH, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan và dịch
bệnh.

9


1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có
lƣợng mƣa nhiều trong năm. Đồng thời với địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện
tích) bị cắt xẻ mạnh, sƣờn dốc lớn đã tạo nên mạng lƣới sông ngòi khá dày đặc với
khoảng hơn 2.360 con sông, trong đó có 109 sông chính và 9 lƣu vực sông lớn [13].
Với nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, đặc biệt là nguồn nƣớc sông đã đem lại những
giá trị lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ Việt Nam nhƣ:
cung cấp nƣớc chính cho sinh hoạt, các hoạt động sản xuất; bồi đắp phù sa cho đồng
bằng; nhiều nguồn lợi khác về giao thông, thủy điện, đánh bắt và NTTS, du lịch sinh
thái [16]. Với lợi thế tự nhiên sẵn có, Việt Nam có đƣờng bờ biển dài hơn 3.260 km
nên rất thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác và NTTS. Trong những năm gần
đây, nhận thấy tầm quan trọng của nghề NTTS và với vị trí địa lý thuận lợi, Chính
phủ Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững của NTTS. Đặc
biệt, tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu, phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành
NTTS. Chính vì thế, ngành thủy sản ở nƣớc ta đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc.
NTTS phát triển đáng kể cả về diện tích và sản lƣợng, đóng góp một phần không nhỏ
trong nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho các
hộ dân, đặc biệt đối với cộng đồng dân cƣ ven biển.
Theo kết quả thống kê số liệu, sản lƣợng khai thác và NTTS của nƣớc ta
liên tục tăng từ năm 2000 đến năm 2016. Cơ cấu sản lƣợng NTTS có xu hƣớng
tăng, ngƣợc lại cơ cấu sản lƣợng khai thác thủy sản có xu hƣớng giảm (Bảng
1.3) [24]

Bảng 1.3. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2016
Năm

Tổng sản
lƣợng

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2.003
2.435
2.648
2.859
3.074
3.432
3.696

Sản lƣợng (nghìn tấn)
Nuôi trồng Khai thác
thủy sản
thủy sản
722
1.281
710
1.725

1.003
1.645
1.110
1.749
1.150
1.924
1.437
1.995
1.694
2.002
10

Cơ cấu (%)
Nuôi trồng Khai thác
thủy sản
thủy sản
36,05
63,95
29,16
70,84
37,88
62,12
38,82
61,18
37,41
62,59
41,87
58,13
45,83
54,17



Năm

Tổng sản
lƣợng

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

4.160
4.580
4.850
5.126
5.300
5.876
6.020
6.333
6.550
6.729

Sản lƣợng (nghìn tấn)

Nuôi trồng Khai thác
thủy sản
thủy sản
2.085
2.075
2.240
2.340
2.570
2.280
2.707
2.419
3.000
2.300
3.200
2.676
3.216
2.804
3.413
2.919
3.513
3.036
3.604
3.124

Cơ cấu (%)
Nuôi trồng Khai thác
thủy sản
thủy sản
50,12
49,88

48,91
51,09
52,99
47,01
52,81
47,19
56,60
43,40
54,46
45,54
53,42
46,58
53,90
46,10
53,64
46,36
53,57
46,43
(Nguồn: Vasep, 2016) [24]

Sản lƣợng thủy sản năm 2000 là 2.003 nghìn tấn, trong đó sản lƣợng nuôi
trồng thủy sản là 722 nghìn tấn (chiếm 36,5%) và sản lƣợng khai thác thủy sản là
1.281 nghìn tấn (chiếm 63,93%). Đến năm 2016, sản lƣợng thủy sản là 6.729 nghìn
tấn, trong đó sản lƣợng nuôi trồng thủy sản là 3.604 nghìn tấn (chiếm 53,57%) và sản
lƣợng khai thác thủy sản là 3.124 tấn (chiếm 46,43%) (Hình 1.1) [24]

Hình 1.1. Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
giai đoạn 2000-2016
(Nguồn: Vasep, 2016) [24]


11


Căn cứ vào đặc điểm nguồn lợi mà khai thác thủy sản Việt Nam đƣợc phân
chia thành 2 nhóm khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa [30], cụ thể nhƣ
sau:
* Nguồn lợi hải sản
Nguồn lợi hải sản Việt Nam có 5 nhóm chính là cá biển, giáp xác, nhuyễn thể,
rong biển và các nhóm loài đặc sản khác (bào ngƣ, ngọc trai...).
- Cá biển có 2.038 loài với 4 nhóm sinh thái chủ yếu, trong đó có 260 loài cá
nổi, 930 loài cá gần tầng đáy, 502 loài cá đáy và 304 loài nhóm cá ở rạn san hô. Hiện
có 130 loài có giá trị thƣơng mại, 30 loài thƣờng xuyên đƣợc đánh bắt, trữ lƣợng 4,2
triệu tấn, sản lƣợng khai thác tối đa bền vững 1,7 triệu tấn/năm.
Trữ lƣợng tại vịnh Bắc bộ là 581,000 tấn, khả năng cho phép khai thác
272,500 tấn/năm. Vùng biển miền Trung có trữ lƣợng 606,400 tấn, khả năng cho
phép khai thác 242,600 tấn/năm. Vùng biển Đông Nam bộ có trữ lƣợng 2,075,900
tấn, khả năng cho phép khai thác 830,400 tấn/năm. Vùng biển Tây Nam bộ có trữ
lƣợng 506,700 tấn, khả năng cho phép khai thác 202,300 tấn/năm.
- Giáp xác: hiện có trên 2.500 loài, quan trọng nhất là các loài thuộc họ tôm he
(Penaeidae), tôm hùm (Nephropidae), cua biển (Portunidae), khả năng khai thác từ
50,000 - 60,000 tấn/năm.
- Nhuyễn thể: có trên 2.500 loài, nhóm loài có giá trị kinh tế cao là sò, điệp,
ngao, vẹm... Khả năng khai thác của mỗi nhóm loài trên 100,000 tấn/năm.
- Rong biển: có trên 650 loài, có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó rau câu,
rong mơ có ý nghĩa kinh tế lớn. Trữ lƣợng rau câu, rong mơ khoảng 45,000-50,000
tấn tƣơi/năm.
* Nguồn lợi thủy sản nội địa
Việt Nam có khoảng 230 hồ tự nhiên và đầm phá với diện tích 34.600 ha,
năng suất đạt 250kg/ha/năm; khoảng 2.500 hồ chứa nhân tạo với diện tích trên
400.000 ha, năng suất của hồ các tỉnh phía bắc 17kg/ha/năm, ở các tỉnh phía Nam từ

30-65kg/ha/năm; khoảng 2.360 con sông với 100 sông lớn, năng suất từ 810kg/ha/năm ở các tỉnh phía Bắc, từ 135-150kg/ha/năm ở các tỉnh phía Nam. Ngoài
ra, nƣớc ta còn có 580.000 ha ruộng lúa ngập nƣớc, là nơi có nguồn lợi thủy sản
phong phú.
12


Nguồn lợi thủy sản nội địa bao gồm các loài cá nƣớc ngọt, cá nƣớc lợ mặn,
các loài giáp xác và thân mềm. Cụ thể:
- Cá nƣớc ngọt: Có khoảng 544 loài cá nƣớc ngọt với khoảng 70 loài có giá trị
kinh tế.
- Các nƣớc lợ mặn: có khoảng 186 loài cá nƣớc lợ mặn với nhiều loài có giá
trị kinh tế cao nhƣ cá song, cá mú, cá hồng, cá vƣợc, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối,
cá dìa...
- Giáp xác: 55 loài
- Nhuyễn thể: 125 loài
Phần lớn các ngƣ cụ khai thác là ngƣ cụ tĩnh. Một số ngƣ cụ động nhƣ lƣới
cào, lƣới bén, lƣới kéo đƣợc sử dụng ở các sông lớn. Khai thác nội địa đƣợc thực
hiện bởi số lƣợng lớn ngƣ dân bán chuyên nghiệp.
Theo các số liệu thống kê, sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa thay đổi tùy
theo từng năm, có xu hƣớng giảm từ 241,3 nghìn tấn vào năm 2000 xuống còn 200
nghìn tấn vào năm 2016. Nguyên nhân của sự suy giảm do áp lực của gia tăng dân
số, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và một phần của BĐKH (Hình 1.2) [24]

Hình 1.2. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2000-2016
(Nguồn: Vasep, 2016) [24]
Về nghiên cứu phát triển NTTS quốc gia, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản,… đã đƣợc Bộ Thủy sản phân giao nhiệm
vụ cụ thể. Ngoài ra, các trƣờng đại học và chính quyền địa phƣơng cũng tiến hành
13



nghiên cứu ứng dụng NTTS nhƣ: sản xuất giống thủy sản, cải tiến công nghệ NTTS,
thức ăn NTTS, cải tiến công nghệ trong bảo quản thủy sản, môi trƣờng NTTS, và các
vấn đề khác liên quan đến NTTS.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc sản xuất con giống nhân tạo
cho các loài thủy sản quan trọng phục vụ sản xuất cho xuất khẩu nhƣ: tôm sú
(Penaeus monodon), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá lóc bông (Channa
micropeltes), ốc hƣơng (Babylonia areolata), cá bớp (Rachycentron canadum) và cá
mú chấm nâu (Epinephelus coioides),…
Các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến NTTS nƣớc ngọt bao gồm sản xuất
con giống nhân tạo, nuôi con chƣa trƣởng thành và phát triển một số loài bản địa.
Ngoài ra, đã có những nghiên cứu tiên tiến về ứng dụng phát triển công nghệ để sản
xuất cá tra/basa trong cả sản xuất giống và giai đoạn phát triển, sản xuất giống nhân
tạo và nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii),…
Đối với NTTS nƣớc mặn và nƣớc lợ, bên cạnh một số loài thủy sản quan trọng
về kinh tế đã đƣợc nghiên cứu, các loài mới khác cũng đƣợc nghiên cứu trong sản
xuất giống và phát triển trong những năm gần đây nhƣ: cá mú đen chấm nâu
(Epinephelus coioides), cá bớp (Rachycentron canadum), cá hồng Mỹ (Sciaenops
ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cua biển (Charybdis affinis) và hàu
(Crassostrea sp.),…[35].
Các công nghệ sản xuất thức ăn NTTS cũng đã đƣợc hoàn thiện thông qua
việc sử dụng nguyên liệu rẻ tiền có sẵn tại địa phƣơng. Điều này đã góp phần làm
giảm chi phí đầu vào cho sản xuất [42]. Các nghiên cứu cơ bản khác cũng đƣợc tiến
hành để cải thiện môi trƣờng nuôi, ví dụ nuôi ghép cá mú hoa nâu (Epinephelus
fuscoguttatus) với bào ngƣ vành tai (Haliotis asinina), vẹm xanh (Perna viridis),
rong sụn (Kappaphycus alvarezii) trong nuôi lồng biển và sử dụng rong biển làm loài
lọc sinh học trong nuôi tôm,… Việc áp dụng các phƣơng pháp phân tử sinh học trong
NTTS, nguồn dinh dƣỡng cho cá, chọn lọc di truyền và giống cũng đƣợc nghiên cứu
và ứng dụng.
Với một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động NTTS khác ở Việt

Nam nhƣ: “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện môi trƣờng, phục vụ cho việc quy hoạch
NTTS dải ven biển đồng bằng sông Hồng” [12]; “Phát triển NTTS của các hộ nông
14


dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và giải pháp” [5]; “Hiện trạng
nuôi trồng và khai thác thủy sản tại Đầm Thủy Triều huyện Can Lâm, tỉnh Khánh
Hòa” [15] “Nghiên cứu giải pháp phát triển NTTS tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”
[14];… Hầu hết các nghiên cứu này tập trung đánh giá hiện trạng NTTS và đều
hƣớng đến mục đích đề xuất các giải pháp thích hợp cho phát triển NTTS cụ thể cho
từng địa phƣơng, từng vùng và cho toàn quốc gia.
Trong Báo cáo “Việt Nam: Nghiên cứu Ngành thủy sản” đƣợc xây dựng trong
khuôn khổ Chƣơng trình Quỹ Ủy thác Toàn cầu của Nhật Bản dành cho Phát triển
Thủy sản Bền vững của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới năm 2005 với mục đích
tăng cƣờng các nghiên cứu để xác định những can thiệp có thể trong ngành thủy sản
để nâng cao quản lý và tối ƣu hóa những lợi ích thu đƣợc thông qua việc sử dụng bền
vững các nguồn lợi thủy sản cho sản xuất và phát triển NTTS. Báo cáo này tập trung
xem xét, đánh giá hiện trạng và các nhu cầu trong lĩnh vực khai thác, NTTS và quản
lý nguồn lợi ở Việt Nam. Đồng thời xác định những lĩnh vực then chốt nhất để có
những tác động nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng sản lƣợng và cải thiện quản lý môi
trƣờng trên cơ sở phát triển bền vững [10], [48].
Nghiên cứu “Xu hƣớng NTTS của một số nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng Kinh nghiệm cho Việt Nam” của Trung tâm thông tin Khoa học lập pháp cho thấy
khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng đang dẫn đầu thế giới về tổng sản lƣợng NTTS
với 73,8 triệu tấn, chiếm 44,1% tổng sản lƣợng thế giới (năm 2014). Với hệ thống
NTTS đa dạng bao gồm: ao, lồng, bè, mƣơng và các hệ thống khác dƣới hình thức
nuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh. Qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng và xu
hƣớng NTTS ở một số nƣớc thuộc khu vực này, nghiên cứu đã rút ra một số kinh
nghiệm cho Việt Nam và một số khuyến nghị cho dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)
[20]. Thông qua đó tạo điều kiện cho việc NTTS bền vững hơn, đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế, quốc tế.

Ngoài ra còn có các Quy hoạch định hƣớng cho phát triển thủy sản cụ thể nhƣ:
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy
hoạch phát triển NTTS vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hƣớng
đến năm 2020; Quy hoạch phát triển NTTS các tỉnh miền Trung đến năm 2020, và
định hƣớng đến năm 2030 của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (năm 2015);…
15


1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Việt
Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều mô hình NTTS ven biển đƣợc phát triển cho từng
nhóm đối tƣợng có đặc tính phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng
vùng. Tuy nhiên, hoạt động NTTS thƣờng xuyên chịu tác động trực tiếp hay gián
tiếp từ những biểu hiện của thời tiết và thiên tai nhƣ nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng,
bão lũ, sóng lớn, triều cƣờng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan khác, gây nhiều
thiệt hạivề kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cƣ. Mƣa lớn làm độ mặn của nƣớc
trong ao giảm đột ngột, vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của sinh vật khiến chúng mất
cân bằng, bị sốc và có thể chết hàng loạt. Lƣợng mƣa thay đổi cũng làm thay đổi độ
măn và dòng chảy của các dòng sông và khu vực cửa sông. Đối với khu vực thƣờng
xuyên phải chịu tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu, nhƣ hạn hán, bão, lũ lụt,
nƣớc biển dâng, thì việc gia tăng nhiệt độ và thay đổi lƣợng mƣa gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng cho việc NTTS tại đây. Những tác động bất lợi và tiêu cực của BĐKH
nếu không có biện pháp can thiệp, sẽ đe dọa đến các mục tiêu tăng trƣởng bền vững
của ngành thủy sản.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, BĐKH có thể tác động trực tiếp hoăc gián
tiếp đến NTTS thông qua nguồn nƣớc, diện tích nuôi, môi trƣờng nuôi, con giống,
dịch bệnh,… và qua đó gây ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng và cơ sở hạ tầng của
các vùng NTTS. Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ bão lũ, hạn hán, nắng nóng
hoăc giá rét kéo dài có thể tác động tiêu cực đến nguồn nƣớc và sức đề kháng của các
đối tƣợng nuôi, gây bùng phát dịch bệnh. Tại Việt Nam, khu vực ven biển là vùng bị

tổn thƣơng cao và cộng đồng những ngƣời NTTS ven biển quy mô nhỏ là một trong
những đối tƣợng nhạy cảm nhất với BĐKH cả về mặt kinh tế, xã hội và năng lực
thích ứng.
Theo kịch bản về biến đổi khí hậu cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên Môi
trƣờng 2016, đến cuối thế kỷ 21 khí hậu trên tất cả các vùng của Việt Nam sẽ có
nhiều thay đổi. Nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9÷2,4oC ở phía Bắc và 1,7÷1,9oC ở
phía Nam (Theo kịch bản RCP4.5) và mức tăng 3,3÷4,0oC ở phía Bắc và 3,0÷3,5oC
ở phía Nam (Theo kịch bản RCP8.5); Lƣợng mƣa năm tăng phổ biến từ 5÷15% theo
16


×