Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

LÊ THỊ THANH NHÀN

TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ
VỀ BIÊN CƢƠNG, HẢI ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

LÊ THỊ THANH NHÀN

TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ
VỀ BIÊN CƢƠNG, HẢI ĐẢO
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THOA


Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu
của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thoa. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Nhàn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài “Tổ chức sản
xuấ t chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương , hải đảo”, tác giả
luận văn luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành nhất của TS.
Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các giảng viên của Khoa
Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội; lãnh đạo cùng đồng nghiệp tại các đơn vị sản xuất
chương trình: Trung tâm Phóng sự và Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt
Nam, Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Điện ảnh – Truyền hình Biên
phòng, Kênh VTC14 – Đài truyền hình KTS VTC, cơ quan Chính trị các đơn
vị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Các vùng Cảnh sát biển, Hải quân... Trong
điều kiện hạn chế về thời gian, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sơ
suất. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng chấm luận văn,
của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Lê Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH VỀ BIÊN
CƢƠNG VÀ HẢI ĐẢO ........................................................................ 13
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ ................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về chương trình truyền hình chuyên đề ........................ 13
1.1.2. Khái niệm tổ chức sản xuất chương trình ...................................... 22
1.1.3. Các khái niệm về biên cương và hải đảo ....................................... 35
1.2. Vai trò quan trọng của nhóm chương trình chuyên đề về biên cương và
hải đảo trên các Kênh sóng truyền hình ....................................................... 36
1.2.1. Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên
truyền về biên cương, hải đảo .................................................................. 36
1.2.2. Căn cứ vào thế mạnh của truyền hình trong tuyên truyền về biên
cương, hải đảo .......................................................................................... 37
1.3. Nhóm chương trình chuyên đề về biên cương, hải đảo trên sóng
truyền hình .......................................................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................ 49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ VỀ BIÊN
CƢƠNG, HẢI ĐẢO ............................................................................. 51
2.1. Tổng quan về thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo ............................................. 51
2.1.1. Sự thay đổi của mô hình tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề
truyền hình hiện nay .................................................................................. 51



2.1.2. Sự đa dạng của các mô hình tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo ..................................... 53
2.2. Các mô hình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về
biên cương và hải đảo tiêu biểu .................................................................... 54
2.2.1. Mô hình tổ chức sản xuất của các đài truyền hình trung ương ...... 54
2.2.2. Mô hình tổ chức sản xuất của các Đài truyền hình địa phương .......... 64
2.2.3. Mô hình tổ chức sản xuất của các đơn vị xã hội hóa ..................... 70
2.3. Thành công và hạn chế trong hoạt động tổ chức sản xuất các chương
trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo ................................ 77
2.3.1. Những điều kiện làm nên thành công cho hoạt động tổ chức sản
xuất chương trình chuyên đề .................................................................... 77
2.3.2 Những hạn chế căn bản trong hoạt động tổ chức sản xuất chương
trình chuyên đề: ........................................................................................ 81
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................ 85
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH CHUYÊN ĐỀ VỀ BIÊN CƢƠNG, HẢI ĐẢO .......................... 87
3.1. Tính chuyên biệt của nhóm chương trình truyền hình chuyên đề về biên
cương, hải đảo............................................................................................... 87
3.2. Nhóm giải pháp về quy trình sản xuất.................................................. 90
3.2.1. Những lưu ý trong xây dựng quy trình .......................................... 90
3.2.2. Cách thức triển khai quy trình ........................................................ 98
3.3. Nhóm giải pháp về nhân sự .................................................................. 99
3.3.1. Kế hoạch nhân sự ......................................................................... 100
3.3.2. Đổi mới cách thức tuyển chọn nhân sự ....................................... 100
3.3.3. Tổ chức nhân sự ........................................................................... 104
3.4. Một số giải pháp khác.......................................................................... 105


3.4.1. Nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ ....................................... 105

3.4.2. Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với các cơ quan chức năng trên các
địa bàn biên giới, hải đảo ....................................................................... 107
3.4.3. Có chế độ nâng cao đời sống, thưởng – phạt công bằng, nghiêm minh
để khuyến khích người lao động............................................................... 108
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................. 109
KẾT LUẬN ........................................................................................ 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 114
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Số lượng, thời lượng phát sóng của các nhóm chương trình trên
một số Kênh truyền hình ngày 21.6.2016 ............................................... 21
Bảng 1.2: Bảng thống kê chương trình truyền hình chuyên đề về biên
cương và hải đảo trên sóng truyền hình Trung ương (từ năm 2000- nay) 40
Bảng 1.3: Bảng thống kê chương trình truyền hình chuyên đề về biên
cương, hải đảo trên sóng truyền hình cấp tỉnh (từ năm 2000 – nay) ........ 44
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ ................................ 24
Sơ đồ 1.2: Vị trí, nhiệm vụ của các chức danh trong ê – kíp sản xuất
truyền hình ............................................................................................ 31
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất chương trình chuyên đề về biên giới hải đảo
tại các đài địa phương ............................................................................ 65
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ về biên giới hải đảo 14
bước ...................................................................................................... 93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐBP


Bộ đội Biên phòng

BC

Biên cương

BTV

Biên tập viên

CSB

Cảnh sát biển

ĐD

Đạo diễn



Hải đảo

HQ

Hải quân

NSX

Người sản xuất


PT-TH

Phát thanh – Truyền hình

PV

Phóng viên

QPAN

Quốc phòng – an ninh

QPVN

Quốc phòng Việt Nam

TCSX

Tổ chức sản xuất

THCĐ

Truyền hình chuyên đề

THVN

Truyền hình Việt Nam


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có chung
đường biên giới trên bộ và trên biển với nhiều quốc gia trong khu vực. Từ
điều kiện địa lý cùng với sự quy định của lịch sử, nước ta sở hữu một khu
vực biển rộng hơn 1 triệu km2 cùng hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các
đảo ven bờ cùng với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Đường
biên giới quốc gia – ranh giới pháp lý quốc tế của Việt Nam – chỉ tính riêng
trên đất liền có chiều dài 4.550 km, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp
Lào và phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia. Bởi vị trí đặc biệt đó, từ
ngày lập nước đến nay, biên cương (BC) và hải đảo (HĐ) của nước ta luôn có
vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện trên
nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh…
Do khoảng cách địa lý xa xôi, BC và HĐ được xem là những khu vực
“vùng sâu, vùng xa”, “vùng kém phát triển”… Đây cũng là địa bàn có tình
hình “địa chính trị” phức tạp của quốc gia, là mục tiêu của những âm mưu
“bành trướng”, xâm lấn; đồng thời là nơi những đối tượng xấu và phản động
thường lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật và kích động,
chống phá cách mạng. Xưa kia, vua Lê Thánh Tông dụ rằng “dám đem một
thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đồng bằng là nhà mà biển là
cửa. Muốn giữ nhà, trước hết phải lo giữ cửa”. BC và HĐ trở thành những
biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền quốc gia, là vận mệnh của dân tộc. Do
đó, việc bảo vệ biên giới, giữ vững hải đảo được xem là nhiệm vụ chính trị
trọng yếu của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương và mỗi người dân.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách toàn diện nhằm xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực
1


BC và HĐ. Từ “Luật biên giới quốc gia”, đến “Chiến lược biển Việt Nam tầm

nhìn 2020”…., hàng loạt chính sách đã được thực hiện. Theo đó, hệ thống
chính trị cơ sở được xây dựng ngày càng vững mạnh; phát triển kinh tế - xã
hội gắn liền với củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN); tôn tạo hệ thống
mốc giới với các nước láng giềng; xây dựng các lực lượng bộ đội biên
phòng (BĐBP), hải quân (HQ), cảnh sát biển (CSB)… vững mạnh toàn
diện, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc
trên cả tuyến đất liền và tuyến biển. Trong đó, công tác tuyên truyền đóng
một vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, biên
cương, biển và hải đảo – cửa ngõ giao thương với nước ngoài được xem là
trọng tâm của công tác thông tin đối nội và đối ngoại. Quyết định số 368/QĐTTg: Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về Thông tin đối
ngoại giai đoạn 2013- 2020, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2013 quy định
rõ trong mục 9, khoản 3, điều 1: “Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ
chủ quyền biển, đảo và biên giới, lãnh thổ”. Cụ thể hóa quyết định, trong các
Hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại của Ban Tuyên giáo Trung ương
Đảng qua các năm, các nhiệm vụ như: giữ vững ổn định an ninh quốc gia, bảo
vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề tranh chấp chủ
quyền trên biển Đông, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, phân giới cắm
mốc của Việt Nam đều được nhấn mạnh. Giữ vai trò chính trong nhiệm vụ
chính trị này chính là các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có truyền
hình. Cũng từ chương trình hành động này, được xem là tiền đề, là hành lang
để đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về BC, HĐ của báo chí nói
chung và truyền hình nói riêng.
Không chỉ phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây
dựng và phát triển vùng BC, HĐ, những tác phẩm báo in, báo điện tử, phát
thanh, truyền hình đã không ngừng cập nhật, phản ánh ngày càng sinh động
2


các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… ở những khu vực này. Truyền hình
với thế mạnh là khả năng phản ánh sinh động “truyền tải được cả hình ảnh và

âm thanh cùng một lúc” [ 34, tr.15] đã đồng hành cùng những bước phát triển
của các địa phương vùng BC, HĐ. Với sự nhiệt huyết, tìm tòi, sáng tạo, các thế
hệ nhà báo truyền hình đã đặt chân đến những vùng sâu, vùng xa, vùng BC,
HĐ. Họ đã kịp thời ghi nhận, phản ánh sinh động những hình ảnh về thiên
nhiên, con người, phô bày những tiềm năng, thế mạnh, đến những khó khăn,
thách thức… trong xây dựng và phát triển của các địa phương vùng BC, HĐ.
Nhờ đó, vùng BC, HĐ có thể đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.
Khoảng 10 năm trở lại đây, nhóm chương trình chuyên đề về BC, HĐ
đã trở thành một bộ phận quan trọng của các đài, đặc biệt với các đơn vị
truyền hình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhiều chuyên đề về BC, HĐ đã trở
thành “chương trình đinh”, góp phần định vị thương hiệu của các Kênh
truyền hình. Cùng với những yêu cầu về hoạt động tuyên truyền chỉ tính
riêng các Kênh của Đài truyền hình quốc gia (VTV), hàng chục chuyên mục
về BC và HĐ đã được lên sóng. Ngoài các chùm ký sự dài kỳ được phát
sóng định kỳ như Ký sự biên cương, Ký sự biển đảo, còn có các chuyên đề
tiêu biểu, như: Biển đảo Việt Nam – không gian sinh tồn của dân tộc phát
sóng trên Kênh VTV1, VTV4; chuyên đề Biển đảo quê hương (phát sóng
VTV1, VTV2, VTV Đà Nẵng). Núi sông bờ cõi – chương trình dành phần
lớn thời lượng cho các chủ đề về chủ quyền lãnh thổ được xem là một
chuyên đề tốt của VTV4 hiện vẫn được phát sóng. VTV5 có chuyên đề Bộ
đội Biên phòng bằng tiếng H’mông.
Chuyên đề Tạp chí Biên giới – Biển đảo thường kỳ lên sóng Kênh
VTC1, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC hơn 8 năm qua, với trên 200
chương trình. Kênh VTC14 có chuyên đề Biển đảo Việt Nam được thực hiện
khá công phu, với gần 100 chương trình đã lên sóng cho đến tháng 12/2016.
3


Truyền hình Thông tấn (Thuộc Thông tấn xã Việt Nam) có chuyên đề
Biên giới – Biển – Đảo quê hương. Truyền hình An ninh góp vào danh sách

các Đài truyền hình dành sự quan tâm đáng kể về BC, HĐ bằng ký sự dài kỳ
Những nẻo đường biên cương với số lượng khá đồ sộ: 200 tập.
Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) nổi lên với hai đầu
mục chương trình Biên cương xanh và Biển đảo Tổ quốc, là chuyên đề quan
trọng, định vị thương hiệu của kênh với tư cách là kênh truyền hình thiết yếu
quốc gia chuyên biệt về quân sự, quốc phòng.
Ở các đài địa phương, nhất là hơn 40 tỉnh có BC và HĐ, cũng tổ chức
thành công các chuyên đề riêng về chủ đề này với tên gọi khác nhau: Vì chủ
quyền an ninh biên giới, Vì chủ quyền an ninh biển đảo, Biên phòng toàn dân,
Vì chủ quyền an ninh biên giới – biển đảo, Tổ quốc và những người lính biển.
Thực tế này xuất phát từ mấy lý do: trước hết, đó là sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này, đòi
hỏi sự chung tay của báo chí, trong đó có truyền hình; thứ hai, cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận với các khu vực
vùng sâu, vùng xa ngày càng thuận lợi hơn, giúp truyền hình dễ dàng tiếp
cận với những địa bàn này, để ghi hình, phỏng vấn, xây dựng chương trình.
Việc các đài truyền hình tổ chức sản xuất (TCSX) thành công các chương
trình chuyên đề về BC, HĐ không chỉ làm phong phú số lượng đầu mục
chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả, mà còn góp phần thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội các của khu vực vốn nhiều khó khăn, lắm thử
thách này, giúp củng cố, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc sản xuất các chuyên đề về BC, HĐ có những
đòi hỏi cao, khác hơn hơn về công tác tổ chức so với các chuyên đề khác, do đặc
thù là vùng sâu, vùng xa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thực
4


hiện và chất lượng chương trình. Câu hỏi đặt ra là: trên thực tế, công tác TCSX
các chương trình THCĐ về BC và HĐ đang diễn ra như thế nào? Những vấn đề

gì còn tồn tại và các biện pháp khắc phục để giảm thiểu rủi ro trong quá trình
thực hiện, nâng cao chất lượng chương trình? Chưa có đề tài nghiên cứu nào trả
lời thỏa đáng được những câu hỏi trên. Trên cơ sở gợi ý của Hội đồng duyệt đề
cương luận văn trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội, tôi
quyết định chọn đề tài: “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
về BC và HĐ” cho luận văn tốt nghiệp Cao học báo chí của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổ chức sản xuất (TCSX) là một trong những khâu cơ bản, có tính chất
quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất cũng như chất lượng của sản
phẩm truyền hình. Tiến sĩ Trần Bảo Khánh cho rằng “quá trình chuyển tác
phẩm báo chí dưới dạng thể loại đến với công chúng phụ thuộc hai yếu tố:
khả năng xây dựng kế hoạch từ việc tổng hợp tình hình (tương đương với
TCSX) và khả năng của lực lượng trong sáng tạo và sản xuất” [17, tr.35].
Với tầm quan trọng đó, công tác TCSX chương trình đã nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát, tích lũy tư liệu để
thực hiện đề tài luận văn này, tôi nhận thấy đã có một số công trình đề cập
đến công tác TCSX chương trình với góc độ và mức độ khác nhau.
Về lý luận hoạt động TCSX chương trình truyền hình, GS.TS Tạ Ngọc
Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” (2001), đã giới thuyết một cách
tương đối khái quát về lĩnh vực truyền hình trong chương 5. Trong 15 trang
sách, ngoài việc chỉ ra những đặc điểm riêng có, vừa được xem là thế mạnh
cũng là điểm yếu của thể loại báo hình, cùng lịch sử phát triển của truyền
hình thế giới và Việt Nam, GS.TS Tạ Ngọc Tấn đã giới thiệu về kỹ thuật sản
xuất các chương trình truyền hình với quy trình, các hạng mục công việc và
yêu cầu tương ứng của nó ở từng thể loại chương trình.
5


PGS.TS Dương Xuân Sơn biên soạn cuốn “Giáo trình báo chí truyền
hình”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành, đã dành cả chương 7

để giới thuyết về “Phương thức sản xuất chương trình truyền hình”, cụ thể
hóa ở từng loại hình chương trình: trực tiếp, chương trình qua băng từ và
chương trình cầu truyền hình. Tại đây, quy trình TCSX chương trình với từng
bước tiến hành cụ thể đã được tác giả sơ đồ hóa, giúp người đọc hình dung
được tương đối đầy đủ về quá trình triển khai thực hiện một chương trình
truyền hình.
Trong chương 2 cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của
TS. Trần Bảo Khánh đã đi sâu vào các kỹ năng sản xuất chương trình. Ở đây,
tác giả chia các chương trình truyền hình thành hai nhóm theo phương thức
phát sóng: trực tiếp và qua băng từ, từ đây, các bước tiến hành sản xuất
chương trình được hướng dẫn tương đối chi tiết.
Tập bài giảng“Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề” của TS.
Bùi Chí Trung đã trình bày các vấn đề chính của báo truyền hình: khái niệm
cơ bản về chương trình THCĐ, đặc trưng, đặc điểm, các thể loại thường
dùng, quy trình sản xuất cho đến các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để sáng tạo
nội dung. Công trình là những nghiên cứu chung, không đi sâu vào nhóm đề
tài cụ thể nào nên cũng không trùng lặp với đề tài luận văn này. Tuy nhiên,
tài liệu này đã cung cấp một khung lý thuyết tương đối chắc chắn, là tiền đề
quan trọng để tác giả luận văn có thể kế thừa, vận dụng trong quá trình
nghiên cứu của mình.
Bàn về công tác TCSX chương trình còn phải kể đến một số luận văn
Thạc sĩ được thực hiện bởi học viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, học
viên Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Có thể
điểm một số công trình tiêu biểu: Vũ Thanh Hường (2003), TCSX các
chương trình trò chơi truyền hình (Khảo sát trên VTV3, Đài THVN từ 19966


2003) Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tạ Văn
Dương (2012), TCSX chương trình chuyên đề ở Đài Phát thanh – Truyền hình
địa phương, (Khảo sát Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Giang và Bắc Ninh),

Học viện Báo chí Tuyên truyền. Nguyễn Đức Dũng (2013), TCSX ký sự truyền
hình ở các đài Phát thanh và Truyền hình miền Đông Nam Bộ (Khảo sát từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2013), Học viện Báo chí Tuyên truyền. Đỗ Thị
Phương Lan (2014), TCSX các chương trình chuyên đề truyền hình của Đài
Phát thanh - Truyền hình Yên Bái, (Khảo sát từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013),
Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhìn chung các
luận văn này đã đưa ra được một số đặc điểm của công tác TCSX các chương
trình chuyên đề ở các đài truyền hình địa phương trên cơ sở khảo sát các chuyên
đề cụ thể. Trong số này, có những công trình rất có ý nghĩa khi đi vào thực tiễn
sản xuất, khái quát thành lý thuyết TCSX chương trình, trở thành những tài liệu
tham khảo tốt như luận văn TCSX các chương trình trò chơi truyền hình. Tuy
nhiên, ở các công trình nghiên cứu kể trên, những vấn đề rút ra đa phần mang
tính cá biệt. Do đó, về phương diện khảo sát không trùng lặp với đề tài luận văn,
những đặc trưng về công tác TCSX tất nhiên cũng sẽ có nhiều khác biệt.
Bàn về công tác tuyên truyền về chủ đề BC, HĐ, nhiều cuốn sách, tài
liệu nghiên cứu đã được xuất bản. Trong đó có cuốn “Báo chí với việc bảo vệ
và phát huy giá trị văn hóa biển, đảo trong thời kỳ hội nhập” của PGS.TS
Dương Xuân Sơn, xuất bản năm 2015 đã phản ánh một cách tương đối toàn
diện về sứ mệnh của báo chí với công tác tuyên truyền về BC, HĐ từ thực
trạng đến giải pháp. Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ các trường Học
viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn. Đơn cử như các đề tài: Văn Công Nghĩa (2013), Thông tin
về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng, (Khảo sát từ tháng 1/2013 đến
tháng 6/2013), Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7


Nguyễn Đức Dũng (2013), Chương trình Tạp chí “Biên giới – Biển đảo” trên
Kênh VTC1 với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền; Hoàng Thị Hải Yến (2014), Đài Phát thanh –

Truyền hình Quảng Ninh với vấn đề tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên
địa bàn tỉnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Hồ Dũng (2015), Báo chí với
phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Lê Ngọc Trâm (2016), Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại trong bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo Việt Nam hiện nay, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.... Các đề tài này chủ yếu đi vào hiệu quả thông tin
của các đài truyền hình với nhiệm vụ tuyên truyền về BC, HĐ, hoạt động
TCSX chương trình, nhất là chương trình THCĐ hầu như ít được đề cập đến.
Như vậy, có thể thấy, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về
TCSX chương trình truyền hình và công tác tuyên truyền về BC, HĐ trên
sóng truyền hình. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tác giả luận văn chưa
được tiếp cận với một công trình nghiên cứu nào ở mức độ khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ về vấn đề sản xuất chương trình
chuyên đề mang tính chuyên biệt về BC và HĐ. Do vậy, tác giả luận văn kỳ
vọng công trình nghiên cứu này sẽ mang đến một số gợi mở để nâng cao hiệu
quả của công tác TCSX những chương trình truyền hình chuyên đề về các đề
tài vốn được xem là “khó” và “khổ” này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động TCSX các
chương trình chuyên đề về BC và HĐ trên sóng truyền hình hiện nay, chỉ rõ
những điểm mạnh – yếu, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng của hoạt động này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
8


- Nghiên cứu các tài liệu lý luận về báo chí truyền hình, sản xuất
chương trình truyền hình, TCSX chương trình chuyên đề truyền hình để làm
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát thực trạng hoạt động TCSX chương trình chuyên đề về BC và
HĐ ở các đơn vị truyền hình như VTV, VTC, Thông tấn xã Việt Nam, Kênh
truyền hình Quốc phòng Việt Nam… phân tích các yếu tố, các cách thức tổ
chức sản xuất chương trình: đề tài, kịch bản, liên hệ, tiền kỳ, hậu kỳ, nghiệm thu
và phát sóng và đánh giá thực trạng ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này.
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo một số đơn vị sản xuất như VTV, VTC, kênh
truyền hình Quốc phòng Việt Nam, đài địa phương và đại diện PV, BTV
đang trực tiếp TCSX chương trình chuyên đề, nhằm có thêm góc nhìn sâu
hơn về vấn đề nghiên cứu của luận văn.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc TCSX chương trình THCĐ về
BC và HĐ, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác TCSX, góp
phần cải thiện chất lượng chương trình.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền
hình chuyên đề về biên cương và hải đảo.
Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát nội dung chương trình, hoạt động TCSX
10 khung chương trình (format) của các đài truyền hình: VTV (khảo sát
chương trình Biển đảo quê hương), VTC (khảo sát chương trình Biển đảo
Việt Nam – VTC14), QPVN (Biển đảo Tổ quốc, Biên cương xanh), Công ty
truyền thông Biz Media (Biển đảo Việt Nam – không gian sinh tồn của dân
tộc) và 5 đài địa phương tiêu biểu (Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà
Nẵng, Kiên Giang). Trong đó VTV, VTC là đại diện của nhóm Đài truyền
hình Quốc gia, Một số Kênh truyền hình Tỉnh đại diện nhóm truyền hình địa
phương và Biz Media đại diện cho nhóm sản xuất xã hội hóa.
9


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
- Luận văn tiếp cận vấn đề trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Ủy ban Dân tộc, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh BĐBP; Quân chủng HQ; Bộ Tư
lệnh CSB Việt Nam… liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Luận văn có sử dụng tài liệu của các nhà khoa học, lý luận khoa học
về báo chí nói chung, báo chí truyền hình nói riêng và lý luận của các khoa
học liên ngành làm tài liệu tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ những tài liệu (sách, giáo trình,
bài giảng, bài nghiên cứu,…) của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về báo
chí, truyền thông, về chuyên ngành truyền hình, tác giả luận văn sẽ hệ thống
hóa các vấn đề lý luận trong TCSX chương trình chuyên đề truyền hình, đặc
biệt là phương thức tổ chức thực hiện các chuyên đề về BC và HĐ.
- Phương pháp nghiên cứu thực chứng: Xem hồ sơ sản xuất của các
chương trình THCĐ về BC, HĐ đã và đang được phát sóng trên các Kênh
sóng, từ đó rút ra những kết luận liên quan. Khảo sát quá trình sản xuất các
chuyên đề kể trên tại một số đài truyền hình.
- Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá... nội dung
đặc thù của các chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo
cùng những đặc trưng của nhóm chương trình này cũng như đặc điểm của
công tác tổ chức sản xuất.
- Phương pháp điền dã, phối hợp tác nghiệp: Hoạt động sản xuất
chương trình chuyên đề truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, đặc
10


điểm, thói quen, quy trình của mỗi đài truyền hình cũng như kinh nghiệm
của từng cá nhân trực tiếp thực hiện. Do đó, để hiểu sâu hơn về quy trình,
tác giả luận văn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất một số chương

trình “Biên cương xanh” và “Biển đảo Tổ quốc” của Kênh Truyền hình
Quốc phòng Việt Nam.
- Để tăng tính khách quan trong việc nghiên cứu, trong quá trình thực
hiện luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng các
phỏng vấn sâu để thu thập quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm nghề nghiệp từ
các lãnh đạo kênh truyền hình, chủ nhiệm chương trình, phóng viên (PV),
biên tập viên (BTV), đạo diễn (ĐD) trong hoạt động TCSX chương trình
THCĐ về BC và HĐ. Đây là một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho
nghiên cứu đề tài luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn là một công trình nghiên cứu, vận dụng những lý luận về
báo chí, truyền hình để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, đó là
TCSX các chương trình THCĐ về BC, HĐ. Do đó, kết quả nghiên cứu đề tài
kỳ vọng sẽ ít nhiều sẽ có những đóng góp, bổ sung nhất định cho lý luận báo
chí truyền hình về công tác TCSX một nhóm chương trình quan trọng, có
tính truyền thống của các đài truyền hình, đó là nhóm chương trình chuyên
đề; đồng thời là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở góc
độ mới mẻ hơn.
- Nhóm chương trình chuyên đề về BC và HĐ có điều kiện sản xuất rất
đặc thù, đòi hỏi phải có một quy trình riêng và đặc biệt hợp lý, khoa học để
đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều Đài truyền
hình, công tác TCSX các chương trình THCĐ nói chung, nhóm chương trình
về BC và HĐ nói riêng, vẫn mang tính tự phát, chưa bài bản, khoa học, ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng chương trình. Luận văn này sẽ
11


gợi mở những yêu cầu đặc thù của công tác TCSX các chương trình chuyên
đề về đề tài BC, HĐ và quy trình, phương thức TCSX khoa học. Căn cứ vào
đó, tác giả hi vọng sẽ cung cấp thêm những cơ sở thực tiễn để giúp những

người trực tiếp sản xuất chương trình có những định hướng tốt hơn trong
công tác chuyên môn.
- Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đề tài nghiên cứu về
báo hình nói chung, công tác TCSX chương trình chuyên đề truyền hình nói
riêng, cụ thể là nhóm đề tài chuyên biệt về BC và HĐ; cho các nhà nghiên
cứu, học viên, sinh viên, gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp sau.
7. Bố cục của luận văn
Gồm: Mở đầu, 3 chương nội dung chính, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, Phụ lục.

12


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH VỀ BIÊN
CƢƠNG VÀ HẢI ĐẢO
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm về chương trình truyền hình chuyên đề
1.1.1.1. Khái niệm chương trình truyền hình
Sự xuất hiện của truyền hình được xem là một điều kỳ diệu trong sáng
tạo của nhân loại. Cùng với việc kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh,
truyền hình đem đến cho con người cảm giác chân thực về một cuộc sống
sinh động đang hiện diện trước mắt khi ngồi trước máy thu hình. Cuộc sống
đó đã được cô đọng, điển hình hóa trên những bình diện khác nhau, làm
giàu thêm về ý nghĩa trước khi đưa đến cho khán giả thông qua các chương
trình truyền hình. Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Thông tin truyền hình tái
hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống. Nghĩa là truyền hình có thể
là một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng những gì đang diễn ra ngoài đời
nhưng nó được cho là rõ hơn, đẹp hơn. Người xem truyền hình có cảm giác
như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào sự kiện

thực tế đó”[37, tr.132].
Sinh sau đẻ muộn, truyền hình thừa hưởng những thành quả phát triển
của phát thanh, báo in và cả điện ảnh. Truyền hình lấy hình ảnh của điện ảnh
làm chủ đạo, lấy âm thanh của phát thanh để tăng hiệu quả thông tin với nhiều
dạng thức: lời bình, lời nói, tiếng động, âm nhạc,… trong đó, hình ảnh là yếu
tố đầu tiên và cũng là yếu tố đem lại sức hấp dẫn cho truyền hình. Nhưng khác
điện ảnh, hình ảnh của truyền hình là khách quan, chứa đựng cuộc sống sinh
động trong thực tế, không bị dàn dựng. Sự sinh động và hấp dẫn của báo hình
chính bởi những đặc trưng có tính “ưu thế” này.
13


Khái niệm “truyền hình” được định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt:
“Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc
bằng đường dây”.[30, tr.1124]
Trong “Giáo trình báo chí truyền hình”, PGS.TS Dương Xuân Sơn cũng
trình bày một khái niệm tương tự: “Thuật ngữ Truyền hình (Television) có
nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có
nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy được, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem
được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng Nga
là “телевидение”. Như vậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên
gọi truyền hình cũng chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [34, tr.13].
Hơn 70 năm đã trôi qua, kể từ chương trình truyền hình đầu tiên được Đài
BBC phát sóng ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra Palace Victoria, truyền
hình đã và đang khẳng định được sự hấp dẫn đặc biệt của nó với công chúng.
Không chỉ “nhìn được ở xa”, truyền hình với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và
âm thanh còn giúp con người có thể giao tiếp được bằng cả thị giác và thính giác.
Màn ảnh tivi trở thành nơi chứa đựng cả thế giới sống động với hàng ngàn
chương trình truyền hình hấp dẫn. “Chương trình tivi” hay “Chương trình truyền
hình” cũng trở thành khái niệm quen thuộc đối với công chúng.

Thuật ngữ “Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền
hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người
ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi
trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả
đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ
một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu
khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán,
thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ” [37, tr.142].
14


Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Chương trình truyền hình là sự liên
kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm
thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm
biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [34, tr.113].
Như vậy, các quan niệm trên tương đối thống nhất với khái niệm được
đề xuất trong từ điển Tiếng Việt về cách hiểu “chương trình”. Quan niệm của
PGS.TS Dương Xuân Sơn là sự cụ thể hóa cách hiểu thứ hai về thuật ngữ
“chương trình truyền hình” của GS.TS Tạ Ngọc Tấn. Từ các quan điểm trên,
có thể tiếp cận khái niệm “chương trình truyền hình” ở các khía cạnh như sau:
Từ góc độ kỹ thuật truyền tải thông tin, chương trình truyền hình được
xem là một tổng thể logic các chất liệu chứa thông tin trên cơ sở những nguyên
tắc phối hợp nhất định để đạt được mục đích đưa ra được thông điệp cụ thể, rõ
ràng khi xây dựng chương trình. Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền
hình” của Trần Bảo Khánh, khái niệm “chương trình truyền hình” được hiểu là
“kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [17, tr.30]. Điều này
có thể được lý giải là bởi chương trình truyền hình được tiếp nhận bởi các đối
tượng công chúng cụ thể. Những thông tin mà nó cung cấp sẽ góp phần làm sâu

sắc thêm những tư tưởng, chủ đề và lâu dài sẽ hình thành thói quen trong tư duy
và hành động của người tiếp nhận. Các tác phẩm tin, bài phát trên các kênh sóng
truyền hình vì thế đòi hỏi phải được lựa chọn, sắp xếp hợp lý để khán giả có thể
tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu. Mở rộng ra, sự
lựa chọn đó bao gồm cả lựa chọn về chủ đề, nội dung và phương pháp thể hiện,
phù hợp với tâm lý tiếp nhận của con người. Và chính sự lựa chọn đó sẽ quy định
danh mục chương trình được lên sóng trên các đài truyền hình.
Từ góc độ vai trò của “chương trình” trong sứ mệnh thông tin của Kênh
truyền hình, chương trình được hiểu là “hình thức thể hiện thực tế, là sự vật
15


chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội” [40, tr.13]. Chương trình là
linh hồn của các đài truyền hình. Không có chương trình thì cũng không có
truyền hình.
Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền hình, những yêu cầu thông
tin từ xã hội, các dạng thức chương trình ngày càng trở nên phong phú. Báo
cáo Tổng kết công tác năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ:
Việt Nam hiện có 66 đài phát thanh, truyền hình, trong đó có 02 đài Trung
ương và 64 đài địa phương với tổng số 182 kênh chương trình phát thanh,
truyền hình quảng bá. Số lượng đầu mục chương trình cũng tăng lên nhanh
chóng. Để thuận tiện cho công tác quản lý cũng như làm chủ các hoạt động sản
xuất chương trình, ngay từ rất sớm, người ta đã quan tâm đến việc phân nhóm
chương trình truyền hình. Cho đến nay, tiêu chí để phân loại chương trình
truyền hình chưa thống nhất. Tài liệu “Sản xuất chương trình truyền hình” của
Trần Bảo Khánh giới thiệu cách phân loại chương trình truyền hình của một số
nước phát triển: (1)loại sản xuất trực tiếp với hai tiểu loại là sản xuất trong
studio và sản xuất ngoài trời, (2) loại sản xuất có hậu kỳ.
Căn cứ vào phương thức sản xuất chương trình, GS,TS. Tạ Ngọc Tấn
phân biệt: chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình sản xuất qua băng

từ và chương trình phim truyện [37, tr.144-145].
Theo đó, trong các cách phân chia loại hình chương trình truyền hình,
chưa có sự xuất hiện của khái niệm “chuyên đề”. Tuy nhiên, trong thực tế sản
xuất, các nhóm chương trình được gọi tên là “chuyên đề” đều đã có mặt trên
các kênh sóng truyền hình thế giới cũng như Việt Nam. Cần phải có khái niệm
chung nhất về chương trình truyền hình chuyên đề (THCĐ).
1.1.1.2. Chuyên đề truyền hình
Đến thời điểm này, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về chuyên đề truyền
hình. Cắt nghĩa tiếng Việt của từ ngữ trong cụm từ ghép “chuyên đề truyền hình”,
16


×