Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dùng chiến lược marketing để chinh phục phái đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.78 KB, 3 trang )




Dùng chiến lược marketing để chinh

phục phái đẹp
Chia sẻ tài liệu: www.vnedoc.com

1. Cảnh báo trước khi vào cuộc

Có thể bạn đã là một “cao thủ tình trường”, hay chỉ là “chú nai vàng ngơ ngác”
đang tìm cách “giẫm nát cánh đồng hoang”. Bạn đọc bài viết này với mong muốn
nâng cao khả năng “cưa cẩm”, hay ít ra là “lôi kéo” những “cực trái dấu” về phía
mình. Nhưng mục đích chính của bài viết sau đây không phải như vậy. Tôi chia sẻ
với bạn cách ứng dụng Marketing để “kết nối” những “trái tim” với nhau, chứ
không phải cách “cái đầu ma mãnh” điều khiển “trái tim non nớt”. Trên thực tế,
không chỉ trong tình yêu, mà ngay cả trong lĩnh vực kinh doanh, sự chân thành
luôn đóng vai trò rất quan trọng, hay nói theo cách khác, thường thì những gì thật
sự từ “trái tim” mới đến được với “trái tim” thôi, bạn thân mến ạ!
2. Tình yêu qua lăng kính Marketing

Để có thể dùng Marketing như công cụ hỗ trợ cho quá trình “chinh phục trái tim”,
trước hết bạn cần phải xác định rõ sản phẩm là gì, người bán là ai và khách hàng là
đối tượng nào. Nói một cách nôm na, tình yêu của bạn dành cho “người ấy” là sản
phẩm, bạn là công ty sẽ phải “chào bán” sản phẩm này đến đối tượng khách hàng
chính là “người ấy”. Như vậy, nhiệm vụ của bạn là “làm Marketing” cho tình yêu
của bạn thế nào cho hiệu quả để “đối tượng” có thể vui vẻ chấp nhận nó. Tất cả
mọi nỗ lực Marketing của bạn giờ đây đều phải định hướng vào mục tiêu hoàn
thành nhiệm vụ này.

Karl Marx đã từng nói: “Con người khác con vật ở chỗ con người là động vật hành


động có mục đích”. Rõ ràng, nếu Bụt hiện ra và cho bạn một điều ước, bạn cũng
cần phải biết mình muốn điều ước gì. Vậy thì sơ đồ sẽ rất quan trọng đối với bạn
vì nó cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về những vấn đề mà chúng ta sẽ đi qua
trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing cho một sản phẩm, cho dù đó là
lon nước ngọt bạn thường uống, chiếc điện thoại di động bạn mới mua hay chính
tình yêu của bạn.

Đầu tiên, bạn sẽ phải làm ba việc lớn là:
· Phân tích nội lực: Tìm hiểu và đánh giá về nội lực của chính bạn
· Phân tích thị trường: Trước hết, bạn sẽ tìm hiểu xem đối tượng có thể “hợp cạ”
với bạn đến mức độ nào. Kế đến, tất tần tật mọi thứ liên quan đến bạn bè, sở thích,
quan điểm, tính tình, thói quen ăn uống, giải trí, học hành, thậm chí đến cả “thói





quen yêu” của đối tượng là những thông tin mà bạn cần phải thu thập.
· Phân tích đối thủ cạnh tranh: “Đối thủ” cạnh tranh lớn của bạn gồm những ai, họ
có những ưu thế gì là những vấn đề bạn cần phải quan tâm. Nắm “hồ sơ lý lịch”
của các đối thủ cũng quan trọng không kém gì thông tin về “đối tượng mục tiêu”
đâu, bạn nhé!
Kế đến, bạn phải dựa trên những thông tin phân tích ban đầu này để xác định một
vị trí thích hợp trong tâm trí của “người ấy”, cũng như cách các thương hiệu chiếm
lĩnh vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Trong Marketing, người ta gọi đây là “trận
chiến” trong tâm trí người tiêu dùng. Vị trí của thương hiệu phải thật sự “khác
biệt” nhưng cũng phải phù hợp với đối tượng mục tiêu, nếu không nó sẽ “lên
đường” ngay. Đây chính là lý do các thương hiệu lớn thường muốn chiếm hữu một
thuộc tính nào đấy cho riêng mình. Bia Tiger sở hữu tính “bản lĩnh” vì khách hàng
của họ là những người đàn ông muốn thể hiện sự phong độ và mạnh mẽ, kem

Merino hiện hữu với tính “sôi động”, vì khách hàng của họ là giới trẻ cuồng nhiệt
và thích cảm giác “sốc”. Vậy thương hiệu “tình yêu” của bạn sẽ nói điều gì với
“người ấy” đây?

Khi bạn đã xác định được điều muốn nói, hay nói cách khác, bạn đã xây dựng
được định vị thương hiệu cho “tình yêu” của mình, bạn sẽ bắt đầu một chặng
đường mới gian nan nhưng cũng không kém phần thú vị: biến những dự định trên
giấy thành cảm nhận của “người ta” đối với “thương hiệu” của bạn. Trong
Marketing, người ta gọi đây là các hoạt động Marketing hỗn hợp, thường được
biết đến với 4P (cho ngành hàng sản xuất) và 7P (cho lĩnh vực dịch vụ). Tất cả
những công việc ở đây, từ xây dựng “sản phẩm”, đến “định giá” (tình yêu vẫn có
giá trị vô hình của nó đấy nhé), sang phát triển “kênh phân phối”, rồi tiến hành các
“chiến dịch truyền thông”, hay huấn luyện “con người”, xây dựng “tiến trình công
việc”, chuẩn bị các “chứng cứ xác đáng” đều nhằm mục đích biến “định vị thương
hiệu” ở trên thành sự thật.


3. Vào giờ “thực hành”

Hãy tưởng tượng rằng các bước đầu tiên giống như hoạch định chiến lược cho trận
đánh, thì giai đoạn cuối cùng này chính là “kế hoạch tác chiến”. Chặng đường này
sẽ rất khó khăn vì các “đối thủ” khác sẽ không để yên cho bạn, và đôi khi, “môi
trường cạnh tranh” cũng có sự thay đổi đáng kể (ví dụ như “người ấy” đang ngồi
cùng bàn với bạn trong lớp, lại được chuyển sang ngồi cùng bàn với “đối thủ”
chẳng hạn). Bạn đang có rất nhiều nguồn lực khác nhau để vượt qua chặng đường
này, những nguồn lực thấy rõ trước mắt và cả những nguồn lực bạn đang bỏ quên.
Vấn đề quan trọng nhất ở đây là tập trung nguồn lực vào thời điểm thích hợp, như
vậy bạn hoàn toàn có thể “lấy ít địch nhiều”, dù “dưới cơ” vẫn có thể cạnh tranh
tốt với các đối thủ “sừng sỏ” khác.






Nào, bạn đã sẵn sàng cho “trận chiến” này chưa?
Lời khuyên:
-Khi marketing 1 sản phẩm bạn đi từng bước rất bài bản, cẩn thận. Khi đầu tư thực hiện
có cam kết rất cao vào kết quả. Và khi đạt được thành công nhớ tổng kết đánh giá
(phục vụ kế hoạch lần sau ). Cái này gọi là rút kinh nghiệm.
-Nếu lỡ marketing không thành công thì cũng không sao, trên thế giới này cũng đã từng có
thất bại, nên tìm sản phẩm mới và thực hiện lại từ đầu, nhớ tham khảo kết quả các lần
chinh chiến trước.
-Lần sau: cách rút lui khỏi thị trường đang bão hòa


×