Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghiên cứu kháo sát « đầu ra » của sinh viên ngành tiếng Nhật Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.4 KB, 2 trang )

NGÔ MINH THỦY (trưởng nhóm/ đồng tác giả), ĐÀO THỊ NGA MY, THÂN THỊ KIM TUYẾN,
TRẦN KIỀU HUẾ, VŨ THỊ PHƯƠNG CHÂM, TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM THỊ THU HÀ,
HOÀNG THỊ MAI HỒNG, HOÀNG THU TRANG. Nghiên cứu kháo sát « đầu ra » của sinh viên ngành
tiếng Nhật Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiệm thu tháng 3 năm 2014.
Với mục đích tìm hiểu toàn diện về những vấn đề liên quan đến “đầu ra” của các sinh viên ngành tiếng Nhật đã
tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu kết hợp với Văn phòng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto
(VKCO) tiến hành một chương trình nghiên cứu - khảo sát điều tra quy mô dựa trên ba đối tượng, gồm: 1) các
sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp trong vòng 10 năm trở lại đây; 2) các cơ quan tuyển dụng nguồn nhân
lực biết tiếng Nhật; 3) các cơ quan đào tạo tiếng Nhật. Chương trình nghiên cứu khảo sát - điều tra đưa ra một
bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật tại Việt Nam hiện nay, bao gồm những vấn đề sau:
1) Sự phân bố về ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của các sinh viên ngành tiếng Nhật đã tốt nghiệp; 2) Năng
lực, trình độ, kỹ năng và mức độ đáp ứng của các sinh viên ngành tiếng Nhật đối với công việc và nhu cầu của
xã hội nhìn từ góc độ tự đánh giá của chính các sinh viên tốt nghiệp và sự đánh giá từ cơ quan tuyển dụng
nguồn nhân lực này; 3) Đánh giá, ý kiến phản hồi của sinh viên đã tốt nghiệp đối với chương trình đào tạo mà
họ đã được thực hiện nhìn từ sự tự đánh giá của bản thân về mức độ đáp ứng với công việc hiện tại; 4) Đánh
giá, mong muốn, nguyện vọng của sinh viên đã tốt nghiệp đối với công việc hiện tại và cơ quan tuyển dụng; 5)
Mong muốn, đề đạt của doanh nghiệp đối với năng lực, kỹ năng của ngồn nhân lực biết tiếng nhật và ý kiến
đóng góp cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực này; 6) Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng
Nhật tại các cơ quan đào tạo hiện nay, các ý kiến từ phía cơ quan thực hiện chương trình đà tạo đối với quá
trình đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật, mức độ nắm bắt của các cơ quan đào tạo đối với nhu cầu của
xã hội nói chung và thị trường lao động sử dụng nguồn nhân lực nói riêng; 7) Thực trạng về mối liên kết giữa
ba yếu tố: Cơ quan đào tạo tiếng Nhật - Nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật được đào tạo - Cơ quan tuyển
dụng nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật và những nguyện vọng, đề xuất từ ba yếu tố trên đối với mối liên kết
này. Kết quả thu được trong bức tranh toàn cảnh nêu trên là cơ sở cho các cơ quan đào tạo tham khảo trong
việc hoạch định chính sách đào tạo nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật, điều chỉnh nội dung và phương pháp
giảng dạy trong quá trình thực thi chương trình đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng
nắm bắt được thực trạng đào tạo nguồn nhận lực tiếng Nhật hiện nay, nắm bắt được ý kiến phản hồi và tâm tư,
nguyện vọng của nguồn nhân lực mà họ đang sử dụng để từ đó điều chỉnh, cải thiện các điều kiện và môi
trường làm việc nếu cần.
Ngô Minh Thủy (editor/ co-author), Đào Thị Nga My, Thân Thị Kim Tuyến, Trần Kiều Huế, Vũ Thị Phương
Châm, Trần Thị Minh Phương, Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Thị Mai Hồng, Hoàng Thu Trang. Research upon


the output quality of undergraduate students at Ulis – VNU Hanoi. Accepted in March, 2014.
Aiming to fully understand the matters related to the output of Japanese undergraduate students who have
finished the course, the research group, in cooperation with the Collaboration Office between VNU and Kyoto
University (VKCO) has conducted a research program – survey including the following objects: 1) Graduates
over the last 10 years, 2) Japanese-language-usage recruitment companies and 3) Japanese Training
companies. The research has drawn a broad picture upon the use of Japanese-speaking human resource in
Vietnam recently, including the following matters: 1) the distribution of fields, professions of graduated
students, 2) Academic knowledge and skills of students, the level of job fulfillment and self-evaluation toward
society demand, 3) evaluation and feedback from students toward the training program based on the current
job fulfillment, 4) students’ wishes and evaluation toward recruiting companies, 5) Expectation and proposals
from the firms toward the training program, 6) Current use of Japanese-speaking human resource at Japanesetraining agencies, as well as their opinion regarding the training programs and their perception of society
demand, 7) the connection of the training agencies, the Japanese-speaking human resource and the recruiting
firms, and the proposal from each party. The research results are the groundwork for the training agencies to


adapt and modify the curriculum and teaching methods. Also, the recruiting firms can grasp the current
situation of Japanese-training as well as the opinions and desire of the human resource currently being
employed.



×