Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu khoa học sinh viên: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế trường đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 70 trang )

ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1
Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, hiện nay tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường có được một
công việc ổn định là rất thấp hơn nữa số lượng sinh viên ra trường không có việc làm
cũng ngày một gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt phải kể đến
Hà Nội - nơi quy tụ hàng chục nghìn sinh viên từ khắp các tỉnh thành đổ về do vậy mà
mức độ cạnh tranh về việc làm lại càng gay gắt hơn. Cùng với thực trạng mất cân bằng
trên thị trường lao động như hiện nay và sự di cư một cách bất hợp lý từ lao động nông
thôn lên thành thị đã khiến cho tình trạng mất cân bằng về cung - cầu lao động gia tăng
nhanh chóng và khó kiểm soát. Theo tổng cục thống kê về điều tra lao động và việc
làm quý IV, năm 2014: Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2.32% đã giảm
0.31% so với cùng kì năm 2013; tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã tăng nhẹ từ
1.9% tới 2.05% so với cùng kì năm 2013 và tỷ lệ thất nghiệp thanh niên(15-24 tuổi):
6.17% tăng 0.78% so với cùng kì năm 2013. Và chúng ta cũng sẽ giật mình khi nghe
thấy một con số không hề nhỏ - 174000 sinh viên ra trường không có việc làm được
thống kê vào quý III năm 2014. Vậy nguyên nhân là do đâu? Tại sao lại có sự xuất
hiện của những con số này? Phải chăng, đó là do sự sụp đổ của hàng chục nghìn doanh
nghiệp năm 2014 đã đẩy 174000 sinh viên này ra trường không có việc làm nhưng
đáng nói, rất ít trong số các bạn sinh viên đó quyết định về địa phương làm việc. Hơn
nữa, chúng ta cũng biết mỗi địa phương thì luôn luôn có những chính sách kêu gọi
sinh viên sau khi ra trường trở về địa phương làm việc nhưng sinh viên vẫn quyết bám
trụ tại các thành phố để làm việc. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi suy nghĩ về
vấn đề: Làm sao để thu hút sinh viên trở về địa phương làm việc? Khi nhắc tới vấn đề
này, tác giả Thanh Lịch - Thuỳ Dung đã viết bài báo với tựa đề “1001 lý do sinh viên
bám trụ ở thành phố ”. Qua đó nhóm nghiên cứu thấy được hai nhóm nguyên nhân chủ


yếu dẫn tới tình trạng trên: nhóm nguyên nhân chủ quan như nhận thức của mỗi sinh
viên... và nhóm nguyên nhân khách quan như: chính sách thu hút nhân tài ở địa
phương còn yếu kém; điều kiện làm việc ở thành phố thì hơn hẳn địa phương….
Và khi các nước trên thế giới đều mở cửa tham gia hội nhập kinh tế thì những
thời cơ và thách thức về vấn đề việc làm của sinh viên cũng gia tăng theo và trường
Năm học 2014 - 2015

1


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

Thương Mại cũng không tránh khỏi. Với tính đặc thù về sinh viên của trường như: số
lượng sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam, các sinh viên chủ yếu ở nông thôn và ở
rất nhiều tỉnh khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh…Đặc biệt
hơn nữa là khoa kinh tế-luật của trường đại học Thương Mại thì tính đặc thù sinh viên
lại càng rõ rệt hơn hết. Khoa kinh tế - luật là khoa đông nhất của trường và số lượng
khoảng 400 sinh viên mỗi khóa trong đó số sinh viên nữ (khoảng 70%) nhiều hơn hẳn
so với số sinh viên nam. Tỉ lệ sinh viên ở Hà Nội thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành
khác và một đặc điểm nữa của sinh viên khoa kinh tế - luật là những sinh viên này vẫn
còn chưa có định hướng rõ ràng về việc chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Chính vì
thế nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế trường đại học Thương
Mại. Với mong muốn phần nào đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
trở về địa phương làm việc của sinh viên thuộc khoa kinh tế trường Thương Mại nói
riêng và sinh viên thuộc các ngành khác của trường Thương Mại nói chung
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.2.1. Tổng quan công trình trong nước

Sinh viên là một đối tượng rất năng động, luôn sáng tạo, tìm tòi và ham học hỏi.
Hơn nữa sinh viên cũng chính là nguồn lực quan trọng và là nguồn lực quyết định
trong tương lai của mỗi quốc gia do đó mà không ít các tác giả đã nghiên cứu về sinh
viên, không chỉ là tác giả trong nước mà cả các tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu
về sinh viên, về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc…Và dưới đây
là một số công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có nghiên cứu đến những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
(1) Trần Kim Dung, Trần Văn Mẫn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Kinh tế thành phố HCM”, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường.
Cơ sở lý thuyết: Đề tài đã đưa nền tảng lý thuyết tiếp thị địa phương của Kotler,
Haider, Rein 1993 và hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị, hiện tượng chảy
máu chất xám của các nước trên thế giới để xây dựng mô hình nghiên cứu.Phương
pháp nghiên cứu: Thực hiện kết hợp phương pháp “động não” và phương pháp thảo
luận nhóm để tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc
Năm học 2014 - 2015

2


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

của sinh viên tốt nghiệp. Kết quả cho thấy có 70 yếu tố (biến quan sát) có thể ảnh
hưởng đến quyết định của sinh viên tốt nghiệp. Với việc khảo sát 360 sinh viên quản
trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp của Trường Đại học kinh tế TP HCM và Trường
Đại học Mở bán công TP HCM kết hợp với nghiên cứu định lượng thì có 39 biến quan
sát được khảo sát đối với những đối tượng nêu trên. Áp dụng cách xử lý số liệu của
Ling & Fang (2003), nghiên cứu thực hiện phân tích nghiên cứu khám phá (EFA) để

tìm ra các thành phần có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
Sử dụng phương pháp Principal Axis Factoring, phép quay Promax. Kết hợp với việc
xử lý số liệu trên SPSS, các biến quan sát trên là hợp lý, sử dụng phân tích nhân tố
khẳng định (CFA) trên AMOS với các kiểm định về mức độ phù hợp của từng biến
tiềm ẩn (thành phần) với hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, tính đơn
nguyên, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự phù hợp của mô hình thang đo thì kết quả
thu được là: học tập, giới tính, việc đi làm thêm trong thời gian đi học và thu nhập bình
quân trong gia đình không ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
Dù sinh viên thành thị có kết quả học tập cao hơn, có thu nhập trung bình trong gia
đình cao hơn, và ít đi làm thêm hơn, nhưng các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đều quan
tâm đến thành phần việc làm hơn hơn các thành phần liên quan đến cuộc sống trong
quyết định chọn nơi làm việc. Có thể do mức sống chung trong xã hội còn thấp, môi
trường cạnh tranh khốc liệt, hoài bão tuổi trẻ mong muốn được thể hiện năng lực của
mình đã thúc đẩy sinh viên quan tâm đến thành phần việc làm nhiều nhất trong quyết
định chọn nơi làm việc. Tình cảm gắn kết với địa phương của sinh viên từ các vùng
nông thôn không cao hơn so với sinh viên thành thị.
(2) Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú (2013), “Các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định về quê của sinh viên kinh tế, trường đại học Cần Thơ”,
tạp chí khoa học số 25 Đại học Cần Thơ.
Bài viết đã trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh
viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Thông qua phương pháp phân
tích nhân tố và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút ra được 5 nhân tố tác động đến
quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan
trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương, (3) Chi phí sinh
hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của
Năm học 2014 - 2015

3



Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

địa phương. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết định về quê làm việc. Trong khi đó,
những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc
thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh
hưởng bởi gia đình.Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Định lượng kết hợp định
tính. Đối tượng nghiêncứu: Không giống như những công trình nghiên cứu trước đây
là nghiên cứu các sinh viên sắp tốt nghiệp mà đối tượng nghiên cứu của công trình
nàylà nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc đối với những sinh viên
đã tốt nghiệp và đang có việc làm, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường
Đại học Cần Thơ. Tác giả vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu từ phương
pháp thu thập số liệu đến phương pháp phân tích số liệu: không chỉ sử dụng thống kê
mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha mà còn phân tích nhân tố khám phá (EFA) và
hồi quy Binary Logistic (hồi quy nhị nguyên).
(3) Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011), “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ”, tạp
chí Khoa học số 17b, trang 130 – 139.
Qua kết quả khảo sát 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa khác
nhau của Trường Đại học Cần Thơ. Quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên chuẩn
bị tốt nghiệp trong nghiên cứu chịu tác động bởi 3 yếu tố: gia đình, môi trường làm
việc và cá nhân. Trong đó, những yếu tố cá nhân giữ vai trò quyết định quan trọng.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê mô tả với
kích thước mẫu đủ lớn: 200 sinh viên kết hợp sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám
phá EFA và sử dụng hệ số Cronbach alpha (Cronbach, 1951) để đánh giá độ tin cậy
của thang đo nhằm loại bỏ các yếu tố có trọng số phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis - EFA) nhỏ. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là
phân tích nhân tố cơ bản (principle component analysis) với thao tác xoay nhân tố

(Varimax) nhằm tìm kiếm các yếu tố có trọng số lớn hơn 0,5. Sau khi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu đưa đến kết quả sau: về các yếu tố quyết định lựa chọn nơi
làm việc. Cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội học tập là các yếu tố được đánh giá
quan trọng hơn so với yếu tố thu nhập và cơ hội tìm việc làm. Một trong những
nguyên nhân trở về địa phương làm việc là gần gia đình; kế đến là tiết kiệm chi phí
Năm học 2014 - 2015

4


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

sinh hoạt (như thuê nhà trọ, đi lại,…). Bên cạnh đó, mối quan hệ xã hội của người thân
tại địa phương cũng ảnh hưởng đến quyết định trở về địa phương của sinh viên tốt
nghiệp. Các nhân tố thuộc về cá nhân sinh viên cho thấy có đến 42% trong số 200 sinh
viên được hỏi khẳng định rằng họ là người quyết định nơi làm việc, trên cơ sở xem xét
khả năng chuyên môn của họ có thích ứng với nhu cầu công việc hay không. Thang đo
5 điểm được sử dụng để cho đáp viên tự đánh giá khả năng chuyên môn của họ đáp
ứng với thị trường việc làm tại TP Cần Thơ. Kế đến là sự ảnh hưởng của cha mẹ, anh,
chị, những người bà con và bạn bè đến quyết định chọn nơi làm việc của đáp viên,
tương ứng với tỷ lệ 27%, 14%, 10 và 7%. Như vậy quyết định chọn nơi làm việc của
sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trong nghiên cứu này chịu tác động bởi nhiều yếu tố: gia
đình, môi trường làm việc và cá nhân.
1.2.2. Các công trình nước ngoài.
(4) Maina Beatrice Njer (2013), Factors influencing career choices among
undergraduate students in public universities in Kenya - a case of compassion
international sponsored students.
Tác giả đã vận dụng mô hình lý thuyết và sử dụng phần mềm SPSS và phân tích

bằng thống kê mô tả. Với việc điều tra 295 người cho thấy mẫu này đạt yêu cầu, đảm
bảo độ tin cậy cao. Tác giả đưa ra 4 khuyến nghị và 4 đề xuất cho nghiên cứu tiếp. Bộ
Giáo dục nên thay đổi chiến lược của mình từ thông tin và giáo dục để thông tin, giáo
dục và tiếp xúc. Các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các chương trình mới mà sử
dụng một số lượng nguồn lực tốt trong tiến bộ học tập của sinh viên được tài trợ. Dành
một số lượng hợp lý các nguồn tài nguyên về nhận thức phát triển của các sinh viên tài
trợ. Nghiên cứu này đề nghị hướng dẫn nghề nghiệp nhiều hơn nữa với 51 trường đại
học trong những ngày mở cửa
(5) Determinants and Influences on Students’ Carrer Choice. Mirza Naveed
Shahzad, Syeda Takdees Zahra, & Mirza Ashfaq Ahmed. University of the Gugrat,
Pakistan.
Nghiên cứu này xem xét đến hiệu quả về lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày một bức tranh trong đó khẳng định rằng: Trình
độ học vấn, nền kinh tế - xã hội, môi trường, tính cách cũng như cơ hội và động lực có
ảnh hưởng theo sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Với việc điều tra 380 sinh viên
Năm học 2014 - 2015

5


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

kết hợp với việc sử dụng phương pháp định tính, thống kê mô tả kết hợp, bảng câu hỏi
có cấu trúc tốt. Sử dụng mô hình nghiên cứu Neural Network. Ước tính và dự đoán sự
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bằng cách sử dụng mô hình Neural Network trên cơ
sở thành tích học tập để phát triển mô hình riêng biệt và sử dụng ROC đường cong.
Cuối cùng tác giả đã thu được kết quả như sau. Nhóm nhân tố: Thành tích học tập, lớp
học và nền giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.

Điều tra rằng đó yếu tố đóng một vai trò đáng kể trong mức độ của việc ra quyết định
về sự nghiệp của sử dụng cụm phân tích.
2. Mục tiêu và ý nghĩa
2.1 Mục tiêu
Với mục tiêu của nhóm nghiên cứu là nhằm lấp đầy những khe hở về các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế và
một phần cũng vì từ trước đến nay ở miền Bắc nói chung và ở trường đại học Thương
Mại nói riêng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Kết hợp với việc tham
khảo thư viên quốc gia và thư viên của trường đại học Thương Mại cũng chưa có công
trình nào nghiên cứu những vấn đề tương tự như thế. Vì vậy mà việc nghiên cứu đề tài
này của nhóm nghiên cứu cũng nhằm xây dụng và kiểm định những nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế trường đại
học Thương Mại. Cụ thể nghiên cứu này sẽ khám phá: Có những nhân tố nào thực sự
ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế trường
đại học Thương Mại, mức độ ảnh hưởng mạnh/yếu của từng nhân tố như thế nào? Sự
khác biệt về giới tính, kết quả học tập có ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm
việc của sinh viên ngành kinh tế trường đại học Thương Mại hay không?
2.2 Ý nghĩa


Đối với sinh viên:

- Biết được những yếu tố nào là ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định về địa phương
làm việc của bản thân và những yếu tố có liên quan khác.
- Không phải cạnh tranh gay gắt như ở Hà Nội mà mức lương cũng tương xứng với
trình độ vì thế phần nào làm cho thất nghiệp cũng giảm bớt đi đáng kể.

Năm học 2014 - 2015

6



Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

- Có cơ hội được làm việc ở địa phương được cống hiến, đóng góp và ứng dụng những
gì đã được học trên giảng đường đại học điều đặc biệt là những chính sách thu hút của
địa phương.


Đối với nhà trường:

- Từ kết quả nghiên cứu được sẽ giúp nhà trường có cái nhìn tổng quan hơn về những
nguyện vọng của sinh viên khi muốn trở về địa phương làm việc.
- Biết được nhân tố nào là ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định về địa phương
làm việc của sinh viên. Từ đó phối hợp với các địa phương trong tư vấn, hướng nghiệp
cho sinh viên.


Đối với địa phương:

- Nhìn nhận tổng quan về về thị trường lao động và sự mất cân bằng cung – cầu ở khu
vực thành thị và nông thôn.
- Thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là các lao động chất lượng về tỉnh làm việc.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015




Phạm vi không gian: trong phạm vi trường đại học Thương Mại

3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là sinh viên năm 3, 4 thuộc khoa kinh tế của trường
đại học Thương Mại.
4. Kết cấu báo cáo
Kết cấu bài báo gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận

Năm học 2014 - 2015

7


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Xác lập cơ sở lý thuyết

Nhóm nghiên cứu quyết định chọn lý thuyết từ đề tài của Cô Trần Kim Dung và
các tác giả ở trong và ngoài nước. Nhóm tham khảo và có điều chỉnh về mô hình
nghiên cứu.
1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2.1. Mô hình nghiên cứu
Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại địa phương

Khoảng
cách
địa lý

Nhu
cầu xã
hội

Năng
lực bản
thân

Sở
thích

Quyết định
làm việc
tại địa
phương

Cơ hội
phát
triển

Tình
cảm địa
phương


Chính
sách
thu hút
nhân tài

Tiền
lương
Môi
trường
làm
việc

Môi
trường
sống

Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu.
Phân tổ:
+ Nhân tố thuộc môi trường địa phương gồm: Khoảng cách địa lý, Nhu cầu xã hội,
tình cảm địa phương, Chính sách thu hút nhân tài.
Năm học 2014 - 2015

8


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại


+ Nhân tố thuộc về bản thân sinh viên: Sở thích, năng lực bản thân, cơ hội phát triển,
tiền lương.
+ Nhân tố thuộc môi trường khác: Môi trường làm việc, môi trường sống.
Các biến quan sát cho các nhân tố:
Địa phương có điều kiện trang thiết bị tiên tiến, hiện đại
Môi trường
làm việc

Đồng nghiệp tại địa phương thân thiện
Nội quy làm việc hợp lý
Lãnh đạo cấp trên công tâm
Điều kiện làm việc tại địa phương thuận lợi
Chính sách tiền lương tại địa phương rõ ràng, minh bạch

Tiền lương

Mức lương bình quân tai địa phương tương xứng với trình độ
của bản thân
Làm việc ở địa phương có mức lương cao

Cơ hội phát
triển nghề
nghiệp

Làm việc ở địa phương có cơ hội nâng cao trình độ
Làm việc tại địa phương phát triển thêm các mối quan hệ.
Làm việc ở địa phương có cơ hội mới trong phát triển công
việc.
Làm việc ở địa phương có cơ hội cống hiến, phát huy tài năng


Năng lực bản Địa phương đề cao năng lực của bản thân
thân

Làm việc ở địa phương có thể vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng
đã học
Làm việc ở địa phương được gần gia đình

Khoảng cách
địa lý

Giao thông đi lại ở địa phương dễ dàng, thuận lợi
Chi phí đi lại rẻ
Địa phương có nhiều cơ hội việc làm phù hợp với ngành học

Nhu cầu xã
hội

Cung lao động về ngành học của bạn tại địa phương đang
thiếu hụt
Cầu lao động về ngành học của bạn tại địa phương đang lớn

Sở thích

Làm việc tại địa phương có tính ổn định cao
Dễ dàng tìm được công việc khi trở về địa phương

Năm học 2014 - 2015

9



ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên

Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ khi trở về địa phương
Tình cảm địa
phương

Bạn hãnh diện khi trở về địa phương làm việc
Bạn rất yêu địa phương của mình
Bạn muốn xây dựng địa phương giàu mạnh
Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về thuế

Chính sách

Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về việc làm

thu hút nhân

Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục
Địa phương có thủ tục hành chính thông thoáng

tài

Chính sách tuyển dụng của địa phương rõ ràng, minh bạch
Chi phí sinh hoạt tại địa phương rẻ
Môi trường

Làm việc tại địa phương thì thuận lợi cho sinh sống

Địa phương có điều kiện chăm sóc gia đình

sống

Người dân tại địa phương cởi mở
Quyết định

Cảm thấy yêu mến và tự hào về địa phương

làm việc tại

Mong muốn cống hiến cho địa phương

địa phương

Muốn được sinh sống và làm việc lâu dài tại địa phương

1.2.2.Giả thuyết nghiên cứu
Giả

Nội dung

thuyết

Nhân tố môi trường làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến quyết
H1

định làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế
trường ĐH Thương Mại.
Nhân tố tiền lương ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định làm


H2

việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế trường ĐH
Thương Mại.
Nhân tố cơ hội phát triển nghề nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến

H3

quyết định làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh
tế trường ĐH Thương Mại.

H4

Nhân tố năng lực bản thân ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định

Năm học 2014 - 2015

10


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế trường
ĐH Thương Mại.
Nhân tố khoảng cách địa lý ảnh hưởng cùng chiều đến quyết
H5


định làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế
trường ĐH Thương Mại.
Nhân tố nhu cầu xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định

H6

làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế trường
ĐH Thương Mại.
Nhân tố sở thích ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định làm việc

H7

tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế trường ĐH
Thương Mại.
Nhân tố tình cảm địa phương ảnh hưởng cùng chiều đến quyết

H8

định làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế
trường ĐH Thương Mại.
Nhân tố chính sách thu hút nhân tài ảnh hưởng cùng chiều đến

H9

quyết định làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành
kinh tế trường ĐH Thương Mại.
Nhân tố môi trường sống ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định

H10


làm việc tại địa phương của sinh viên khối ngành kinh tế trường
ĐH Thương Mại.

Dựa trên cơ sở 10 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm
việc của sinh viên ngành kinh tế trường đai học thương mại, mô hình nghiên cứu được
đề xuất với 10 giả thuyết từ H1 đến H10. Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết
từ H1 đến H10 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là
quyết định về địa phương làm việc của sinh viên

Năm học 2014 - 2015

11


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu
Ở chương trước nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành kinh tế trường
đại học Thương Mại; nhóm đã đề xuất đến mô hình lý thuyết và các kì vọng. Trong
chương này nhóm sẽ hướng đến mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng
để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương này gồm bốn phần
chính: Phần thứ nhất : quy trình nghiên cứu; Phần thứ hai: Trình bày thang đo lường,
các khái niệm nghiên cứu; Phần thứ ba: Giới thiệu đánh giá kết quả thang đo và cuối
cùng là giới thiệu nghiên cứu chính thức.

Năm học 2014 - 2015


12


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
2.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý
thuyết

Cronbach's
Alpha

EFA

Thang đo
nháp

Kiểm tra tương quan biến tổng
Kiểm tra cronbach's Alpha

Nghiên cứu định tính sơ
bộ n=16

Ngiên cứu định lượng
sơ bộ n=16


Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố
và phương sai trích

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định
lượng chính thức
n=403

CFA

Kiểm tra độ thích hợp mô hình trọng số CFA, độ tin cậy,
tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt

SEM

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình và giả thuyết

Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu.

Năm học 2014 - 2015

13


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ.

Được tiến hành và tháng 10/2014, sử dụng phương pháp phân tích định tính cùng kỹ
thuật phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm tập trung với 3 câu hỏi:
Câu 1: Mục tiêu công việc mà bạn đang xem xét sau khi tốt nghiệp ra trường là gì?
Câu 2: Những ai quyết định về chọn nơi làm việc của bạn?
Câu 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của bạn? Hãy liệt kê
cụ thể?
Có 16 đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn, sau đó nhóm nghiên cứu ghi chép
lại, thảo luận và thiết kế bản hỏi thử với 42 biến quan sát (xem phụ lục 1).
2.2.2. Nghiên cứu chính thức.
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng với kích thước mẫu lớn. Điều chỉnh
bản hỏi, phát phiếu đến các đáp viên sau đó thu thập về để nhập liệu. Tổng cộng có
403 bản hỏi hợp lệ với sinh viên năm 3,4 thuộc các ngành kinh tế của trường Đại học
Thương Mại. Sau khi thu thập xong nhóm nghiên cứu tiến hành nhập vào Excel sau
đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 21. Trong
đó SPSS: Phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân
tố khám phá EFA và AMOS: Phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích SEM, kiểm
định bootstrap.
2.3 Thang đo
Các thang đo thể hiện khái niệm nghiên cứu ở dạng biến tiềm ẩn và một khái
niệm ở dạng biến quan sát đó là biến giới tính. Tất cả các khái niệm tiềm ẩn sử dụng
trong nghiên cứu đều là các thang đo đã có ở Việt Nam và trên thế giới. Các thang đo
này được thể hiện dưới dạng likert (7 điểm)
2.3.1 Thang đo môi trường làm việc
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố môi trường làm việc gồm các biến quan sát như sau:
Địa phương có điều kiện trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; Đồng nghiệp tại địa
phương thân thiện; Nội quy làm việc hợp lý; Lãnh đạo cấp trên công tâm; Điều kiện
làm việc tại địa phương thuận lợi; Không gian làm việc tại địa phương thoải mái. Tất
cả các biến quan sát đều dùng thang đo 7 điểm.
Năm học 2014 - 2015


14


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

2.3.2 Tiền lương
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố tiền lương gồm các biến quan sát như sau:
Chính sách tiền lương tại địa phương rõ ràng, minh bạch; Mức lương bình quân tai địa
phương tương xứng với trình độ của bản thân; Làm việc ở địa phương có mức lương
cao.
2.3.3 Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố cơ hội phát triển nghề nghiệp gồm các biến quan sát như
sau: Làm việc ở địa phương có cơ hội nâng cao trình độ; Làm việc tại địa phương phát
triển thêm các mối quan hệ; Làm việc ở địa phương có cơ hội mới trong phát triển
công việc.
2.3.4 Năng lực bản thân
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố năng lực bản thângồm các biến quan sát như sau:
Làm việc ở quê hương có cơ hội cống hiến, phát huy tài năng; Địa phương đề
cao năng lực của bản thân; Làm việc ở địa phương có thể vận dụng tốt kiến thức kỹ
năng đã học.
2.3.5 Khoảng cách địa lý
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố khoảng cách địa lýgồm các biến quan sát như sau:
Làm việc ở địa phương được gần gia đình; Giao thông đi lại ở địa phương dễ

dàng, thuận lợi; Chi phí đi lại rẻ.
2.3.6 Nhu cầu xã hội
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố nhu cầu xã hội gồm các biến quan sát như sau:
Năm học 2014 - 2015

15


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

Địa phương có nhiều cơ hội việc làm phù hợp với ngành học; Cung lao động về
ngành học của bạn tại địa phương đang thiếu hụt; Cầu lao động về ngành học của bạn
tại địa phương đang lớn.
2.3.7 Sở thích
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố sở thích gồm các biến quan sát như sau:
Làm việc tại địa phương có tính ổn định cao; Dễ dàng tìm được công việc khi
trở về địa phương; Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ khi trở về địa phương.
2.3.8 Tình cảm địa phương
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố tình cảm địa phương gồm các biến quan sát như sau:
Bạn hãnh diện khi trở về địa phương làm việc; Bạn rất yêu địa phương của
mình; Bạn muốn xây dựng địa phương giàu mạnh.
2.3.9 Chính sách thu hút nhân tài
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố chính sách thu hút nhân tài gồm các biến quan sát như sau:
Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về thuế; địa phương có nhiều chính sách ưu đãi

về việc làm; Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục; Địa phương có thủ
tục hành chính thông thoáng; Chính sách tuyển dụng của địa phương rõ ràng, minh
bạch; Địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về chỗ ở.
2.3.10 Môi trường sống
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố môi trường sống gồm các biến quan sát như sau:
Chi phí sinh hoạt tại quê hương rẻ; Làm việc tại địa phương thì thuận lợi cho
sinh sống; Địa phương có điều kiện chăm sóc gia đình; Người dân tại địa phương cởi
mở; Địa phương có khí hậu trong lành; Dịch vụ giải trí đa dạng, phong phú

Năm học 2014 - 2015

16


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

2.3.11 Quyết định làm việc tại địa phương
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-7; với 1-hoàn toàn không quan trọng; 7hoàn toàn quan trọng.
Trong nhóm nhân tố môi trường sống gồm các biến quan sát như sau: Cảm thấy
yêu mến và tự hào về địa phương; Mong muốn cống hiến cho địa phương; Muốn được
sinh sống và làm việc lâu dài tại địa phương.
2.4 Đánh giá sơ bộ thang đo
Chúng được đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa các thuật ngữ và
nội dung các thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đưa ra rõ ràng, tất cả sinh viên
đều hiểu được nội dung và ý nghĩa từng câu hỏi. Vì vậy các thang đo này được sử
dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.
2.5 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

2.5.1 Phương pháp chọn mẫu.
Nhóm chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất thuận tiện để chọn
vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể với các khả năng đều như nhau
theo ý định chủ quan của nhóm.
2.5.2 Kích cỡ mẫu.
Nhóm lấy mẫu tuân thủ theo công thức:
Kích cơ mẫu ≥ n*5 + 50 (n: số biến quan sát)
(Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) )
Tổng cộng có 403 bản hỏi hợp lệ, sau khi thu thập xong nhóm nghiên cứu tiến
hành nhập liệu vào Excel sau đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS và
AMOS phiên bản 21.
2.5.3 Phân bổ mẫu nghiên cứu
Trong số 403 sinh viên được nhóm nghiên cứu điều tra có 121 sinh viên là nam
chiếm 30% và 282 sinh viên là nữ chiếm 70%. Điều này cũng rất hợp lý bởi do đặc
trưng của trường Thương Mại số sinh viên nữ nhiều hơn số sinh viên nam. Và trong
403 sinh viên đó có 192 sinh viên năm 3 chiếm 47.6% và 211 sinh viên năm cuối
chiếm 52.4%. Với việc nghiên cứu đề tài này thì nhóm nghiên cứu chỉ điều tra những
sinh viên năm 3 và năm 4 do đặc thù của những đối tượng này là những đối tượng sắp
tốt nghiệp ra trường do đó mà sẽ quan tâm nhiều hơn tới quyết định lựa chọn nơi làm
Năm học 2014 - 2015

17


Nghiên cứu khoa học sinh viên

ĐH Thương Mại

việc còn những sinh viên năm nhất và năm hai thì tâm lý vẫn con ham chơi chưa quan
tâm nhiều đến quyết định chọn nơi làm việc sau khi ra trường.


Năm học 2014 - 2015

18


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả mẫu.
a) Về giới tính.
Bảng 3.1. Giới tính.

Vald

Phần trăm

Phần trăm

có giá trị

tích lũy

30.0

30.0

30.0


282

70.0

70.0

100.0

403

100.0

100.0

Tần suất

Phần trăm

Nam

121

Nữ
Tổng

Hình3.1.

Dựa vào kết quả phân tích ta có thể nhận thấy rằng mẫu điều tra có số lượng
sinh viên nam chiếm 30%, nữ chiếm 70%. Điều này có được là do đặc thù trường ĐH
Thương Mại có số sinh viên nữ nhiều hơn rất nhiều so với sinh viên nam và tính ngẫu

nhiên trong việc điều tra.

Năm học 2014 - 2015

19


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
b) Về sinh viên.
Bảng 3.2. Sinh viên

Tần suất

Phần trăm

Năm 3

192

Vald Năm 4
Tổng

Phần trăm có Phần trăm tích
giá trị

lũy

47.6


47.6

47.6

211

52.4

52.4

100.0

403

100.0

100.0

Hình 3.2.

Trong mẫu này, do nhóm chỉ điều tra sinh viên năm 3 và năm 4 của trường ĐH
Thương Mại. Số lượng sinh viên năm thứ 3 chiếm 47.6%, năm thứ 4 chiếm 52.4%,
năm nhất và năm 2 chiếm 0%.
c) Về kết quả học tập.
Bảng 3.3. Kết quả học tập
Tần suất Phần trăm

Vald


Phần trăm có Phần trăm tích
giá trị

lũy

Yếu

5

1.2

1.2

1.2

Trung Bình

72

17.9

17.9

19.1

Khá

278

69.0


69.0

88.1

Năm học 2014 - 2015

20


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
Giỏi

40

9.9

9.9

98.0

Xuất Sắc

8

2.0

2.0


100.0

Tổng

403

100.0

100.0

Hình3.3.

Trong mẫu này, số lượng sinh viên đạt loại học lực khá chiếm số lượng lớn nhất
69%, loại trung bình chiếm 17.9%, loại giỏi chiếm 9.9%, xuất sắc chiếm 2% và cuối
cùng loại yếu chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 1.2%.
d) Về tình trạng làm thêm.
Bảng 3.4. Tình trạng làm thêm
Tần suất

Vald

Phần

Phần trăm

Phần trăm

trăm


có giá trị

tích lũy

Thường xuyên

70

17.4

17.4

17.4

Thỉnh thoảng

183

45.4

45.4

62.8

Chưa từng

134

33.3


33.3

96.0

Khác

16

4.0

4.0

100.0

Tổng

403

100.0

100.0

Năm học 2014 - 2015

21


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên

Hình3.4.

Trong mẫu này, số lượng sinh viên thỉnh thoảng đi làm thêm chiếm số lượng
lớn nhất chiếm 45.4%, tiếp theo làchưa từng đi làm thêm chiếm 33.3%, thường xuyên
đi làm thêm chiếm 17.4%, và những người có ý kiến khác là 4%.
e) Về nơi ở.
Bảng 3.5. Nơi ở
Tần suất

Valid

Phần

Phần trăm

Phần trăm

trăm

có giá trị

tích lũy

Hà Nội

38

9.4

9.4


9.4

Khác

365

90.6

90.6

100.0

Tổng

403

100.0

100.0

Năm học 2014 - 2015

22


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên
Hình3.5.


Số lượng sinh viên trường ĐH Thương Mại nhà tại Hà Nội chỉ chiếm 9.4%, còn
lại chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận là 90.6%.
3.2. Độ tin cậy của thang đo.
Để kiểm tra độ tin cậy của mỗi thang đo nhóm ngiên cứu sử dụng hệ số
Cronbach's Alpha, hệ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nunnally (1978) gợi ý rằng
hệ số Cronbach's Alpha ≥ 0,6 thì được chấp nhận và thang đo có sự tin cậy. Đồng thời
hệ số tương quan biến tổng cũng cần phải ≥ 0,3, (theo Trọng và Ngọc, 2008).


Môi trường làm việc
Thống kê độ tin cậy
Hệ số Cronbach’s

Tổng số biến

Alpha

quan sát

.784

5

Năm học 2014 - 2015

23


ĐH Thương Mại


Nghiên cứu khoa học sinh viên
Thống kê tổng - biến quan sát
Giá trị thang đo

Phương sai của

nếu biến quan

thang đo nếu biến

sát bị loại bỏ

quan sát bị loại bỏ

MT1

18.02

20.885

.514

.759

MT2

17.53

21.971


.434

.783

MT3

17.87

18.887

.705

.694

MT4

17.83

19.661

.647

.715

MT5

17.48

20.419


.514

.760

Hệ số tương quan
biến tổng

Hệ số
Alpha nếu
loại biến

Về độ tin cậy,qua phân tích nhận thấy rằng hệ số Cronbach's Alpha = 0.784 >
0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy cao. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total
corelation) đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều dược sử dụng để chạy
EFA.


Tiền lương
Thống kê độ tin cậy
Hệ số Cronbach’s

Tổng số biến

Alpha

quan sát

.845


3

Thống kê tổng - biến quan sát
Giá trị thang đo

Phương sai của

nếu biến quan

thang đo nếu biến

sát bị loại bỏ

quan sát bị loại bỏ

TL1

8.36

8.779

.682

.813

TL2

8.53

8.285


.752

.745

TL3

8.74

8.548

.702

.794

Năm học 2014 - 2015

Hệ số tương quan
biến tổng

Hệ số
Alpha nếu
loại biến

24


ĐH Thương Mại

Nghiên cứu khoa học sinh viên


Về độ tin cậy,qua phân tích nhận thấy rằng hệ số Cronbach's Alpha = 0.845>
0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy cao. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total
corelation) đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều dược sử dụng để chạy
EFA.


Cơ hội phát triển
Thống kê độ tin cậy
Hệ số Cronbach’s

Tổng số biến

Alpha

quan sát

.853

3

Thống kê tổng - biến quan sát
Giá trị thang đo

Phương sai của

nếu biến quan

thang đo nếu biến


sát bị loại bỏ

quan sát bị loại bỏ

CH1

8.11

7.393

.737

.784

CH2

7.85

7.203

.727

.792

CH3

8.02

7.044


.711

.809

Hệ số tương quan
biến tổng

Hệ số
Alpha nếu
loại biến

Về độ tin cậy,qua phân tích nhận thấy rằng hệ số Cronbach's Alpha = 0.853>
0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy cao. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total
corelation) đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều dược sử dụng để chạy
EFA.


Năng lực bản thân
Thống kê độ tin cậy
Hệ số Cronbach’s

Tổng số biến

Alpha

quan sát

.777

3


Năm học 2014 - 2015

25


×