Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.2 KB, 25 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở
THÁI NGUYÊN
I. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè trong thời gian tới của tỉnh
Thái Nguyên
1. Các quan điểm phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên
1.1 Phát triển sản xuất chè nhằm phát huy thế mạnh và khai thác tốt tiềm năng về
tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh
Đối với nông dân, chè là cây công nghiệp truyền thống có giá trị kinh tế cao, và
là cây làm giàu. Người dân Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm về trồng, chăm sóc và
chế biến chè, tận dụng lợi thế so sánh về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu tạo nên hương vị
chè đặc trưng mà không thể lẫn với chè ở các địa phương khác. Chè Thái Nguyên được
thị trường trong và ngoài nước trên thế giới biết đến. Với tiềm năng to lớn trong phát
triển sản xuất chè, tỉnh Thái Nguyên chủ trương đẩy mạnh sản xuất chè nhằm phát huy
thế mạnh và khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
1.2 Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung, thâm canh cao, đưa sản xuất chè
trở thành sản xuất hàng hoá
Hiện nay, sản xuất chè ở Thái Nguyên vẫn mang tính tự phát, chưa có quy
hoạch vùng sản xuất tập trung, gây khó khăn cho việc cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh chủ trương trong thời gian tới sản xuất chè cần
tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa để phát huy thế mạnh tiềm năng của tỉnh, cho
phép khai thác và sử dụng, đầu tư hợp lý các yếu tố nguồn lực, tăng cường các dự án
ưu tiên cho sản xuất chè, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất tạo ra khối lượng hàng
hóa chè lớn.
Để đưa sản xuất chè trở thành sản xuất hàng hoá, đồng thời giải quyết mâu
thuẫn giữa nhu cầu tiêu thụ chè ngày càng tăng với khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu
đó trong điều kiện khả năng mở rộng diện tích đất đai bị giới hạn, tỉnh có chủ trương
tăng cường thâm canh đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng chè và
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


phát triển bền vững sản xuất chè. Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống
thủy lợi, hệ thống điện, trạm, trại, hệ thống dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất chè.
Sản xuất hàng hoá phải làm sao để sản phẩm chè có chất lượng tốt với chi phí
thấp, nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung đang đứng trước nhiều cơ
hội và thách thức mới trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hoá với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao là
hướng đi tất yếu. Nó đòi hỏi phải huy động tiềm năng về lao động, vốn đầu tư, ứng
dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, khai thác thị trường và sự đổi mới cách nghĩ thói
quen cũ sản xuất nhỏ của người sản xuất cũng như cán bộ quản lý chỉ đạo, để thích
ứng trước sự biến động nhanh của nền kinh tế thị trường.
1.3 Phát triển sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý
Trong những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Thái Nguyên đang phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với
hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ. Tập trung việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông lâm nghiệp thuỷ sản trên cơ sở xây dựng một cơ cấu sản xuất nông nghiệp
hàng hoá dựa vào lợi thế so sánh của tỉnh để tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện
tích. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến.
Bước đầu đã hình thành các vùng thâm canh lúa hàng hoá, vùng sản xuất ngô hàng
hoá, vùng sản xuất chè hàng hoá, vùng vải, vùng nhãn, vùng rau hoa cây cảnh...
Việc phát triển sản xuất chè góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của các cây
trồng có giá trị kinh tế cao, có khả năng sản xuất và xuất khẩu lớn. Bên canh đó việc
phát triển chè thành các vùng nguyên liêu tập trung đưa công nghệ chế biến vào sẽ góp
phần công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Như vậy,
phát triển sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý.
1.4 Phát triển sản xuất chè nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm cho lao động nông nghiệp
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Cây chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong
điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới
một tấn búp/ha. Các năm thứ hai, thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một
sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh
sản xuất.
Mặt khác, sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng cây chè lại
có một sức sống mãnh liệt, thích nghi với môi trường, địa hình miền núi.
Với các lý do kể trên và các thế mạnh sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế
trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh
có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế
mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng
chè trong tỉnh.
2. Phương hướng phát triển ngành chè Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định
hướng đến năm 2020
Cây chè Thái Nguyên được tỉnh xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế
trong nền kinh tế thị trường, là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân. Tập
trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây
chè, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên có vị thế cao trên thị trường trong nước và thế
giới là nội dung quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và từng bước
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh. Giai đoạn
2000 – 2005 tỉnh đã thực hiện đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Sau 5
năm thực hiện, các mục tiêu của đề án cơ bản đã đạt được. Ngày 28-3-2006, UBND
tỉnh ra Quyết định số 520/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đề án phát triển chè Thái
Nguyên giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó có 5 dự án thành phần:
 Rà soát, bổ sung quy định lại vùng chè theo mục tiêu đề ra.
 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất chè.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại,

trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quảng bá thương hiệu sản phẩm chè
Thái Nguyên.
 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chè.
 Phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồi và tưới tiêu.
Mục tiêu của đề án đến cuối năm 2010:
Dự kiến diện tích chè toàn tỉnh 17.500 ha, diện tích chè giống mới chiếm 35%
(giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm trồng mới 200 ha, trồng thay thế 400 ha). Diện tích
kinh doanh dự kiến 14.463 ha; năng suất bình quân đạt 10,0 tấn búp tươi; sản lượng
đạt 144.630 tấn búp tươi.
Tạo được thị trường tiêu thụ chè Thái Nguyên ổn định, bền vững với thị phần
cơ cấu sản phẩm đạt 70% nội tiêu, 30% xuất khẩu. Giá trị thu nhập bình quân 1 ha đạt
50 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất tăng thêm đạt trung bình 5%/năm.
Từ các căn cứ trên, tỉnh có phương hướng đối với phát triển sản xuất chè giai
đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
+ Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung nhằm tạo ra lượng hàng ổn
định cung cấp cho thị trường.
+ Phát triển sản xuất chè trên cơ sở đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ vào trong sản xuất giống, chế biến chè nhằm tăng năng suất và chất lượng
của sản phẩm.
+ Khai thác, phát huy nội lực, tận dụng tối đa ngoại lực để phát triển sản xuất
chè, từng bước nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hướng tới xuất khẩu sang
những thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…
+ Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khuyến
khích các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa
các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020
Mục tiêu đến năm 2015:
- Dự kiến đến năm 2015 diện tích chè toàn tỉnh đạt 18.500 ha, diện tích mở rộng

từ đất chưa sử dụng (giai đoạn 2010 - 2015 mỗi năm trồng mới 200 ha, trồng thay thế
600 ha). Diện tích chè kinh doanh dự kiến 14.263 ha (diện tích chè giống mới chiếm
50%). Năng suất bình quân đạt 12,0 tấn búp tươi; sản lượng đạt 171.156 tấn búp tươi.
Giá trị thu nhập 70 triệu đồng/ha.
- Tập trung đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các
vùng nguyên liệu cho chế biến đạt yêu cầu chất lượng, an toàn sản xuất mang tính bền
vững cao.
Mục tiêu đến năm 2020:
- Dự kiến đến năm 2020 diện tích chè toàn tỉnh đạt 19.500 ha (giai đoạn 2015 -
2020 mỗi năm trồng mới 200 ha, trồng thay thế 600 ha). Diện tích chè kinh doanh đạt
14.063 ha (diện tích chè giống mới 85%). Năng suất bình quân đạt 14,0 tấn búp tươi;
sản lượng đạt 273.000 tấn búp tươi. Giá trị thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, sản lượng chè toàn tỉnh đến năm 2020
TT Huyện, thị Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2010 2015 2020 2010 2015 2020
1 TP Thái
Nguyên
1.200,0 1.300,0 1.500,0 12.000,0 15.600,0 21.000,0
2 TX Sông
Công
600,0 600,0 700,0 6.000,0 7.200,0 9.800,0
3 Định Hoá 2.300,0 2.700,0 3.200,0 23.000,0 32.400,0 44.800,0
4 Võ Nhai 500,0 400,0 400,0 5.000,0 4.800,0 5.600,0
5 Phú Lương 3.700,0 3.900,0 4.000,0 37.000,0 46.800,0 56.000,0
6 Đồng Hỷ 2.500,0 2.500,0 2.500,0 25.000,0 30.000,0 35.000,0
7 Đại Từ 5.400,0 5.600,0 5.600,0 54.000,0 67.200,0 78.400,0
8 Phú Bình 100,0 100,0 100,0 1.000,0 1.200,0 1.400,0
9 Phổ Yên 1.200,0 1.400,0 1.500,0 12.000,0 16.800,0 21.000,0
Tổng số 17.500,0 18.500,0 19.500,0 175.000,0 222.000,0 273.000,0
II. Giải pháp phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020

1. Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với
khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay, sản xuất chè ở Thái nguyên còn manh mún, phân tán, nhỏ lẻ rải rác ở
các huyện. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường và ứng dụng các biện pháp thâm canh
tăng năng suất chất lượng sản phẩm chè thì việc quy hoạch lại các vùng chè là việc hết
sức cần thiết mà tỉnh cần phải làm trong giai đoạn hiện nay.
Việc quy hoạch đó sẽ tránh được tình trạng mất cân bằng trong các vùng chè,
mất cân bằng giữa các khối lượng chè nguyên liệu với số lượng các nhà máy sản xuất
chè. Thông qua đó chúng ta cũng tránh được tình trạng tranh mua tranh bán giữa người
trồng chè với xí nghiệp sản xuất chè dẫn tới tình trạng phẩm cấp chất lượng chè thấp.
Tỉnh thực hiện việc quy hoạch của mình bằng cách xác định diện tích thích hợp
tối ưu cho từng xã, từng huyện và hướng dẫn các huyện, xã có trồng chè quy hoạch các
vùng chè tập trung gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến, tạo nguồn nguyên liệu có
chất lượng và chủ động cho các nhà máy. Nhà nước cũng cần có sự giám sát chặt chẽ
hơn trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho những doanh nghiệp sản xuất và chế biến
chè tránh tình trạng các doanh nghiệp sản xuất chè xuất hiện quá nhiều mà hiệu quả
kinh doanh thì chẳng được bao nhiêu. Trong việc thành lập những cơ quan này Nhà
nước nên tập trung sự quản lý đối với ngành công nghiệp chè về một mối tránh những
thủ tục rườm rà phức tạp ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè trên cơ sở thực hiện việc mở rộng
diện tích theo phương án rà soát ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015, định
hướng đến năm 2020 dựa vào ba hướng chủ yếu:
• Chuyển đổi diện tích chè hạt sang trồng chè cành
• Mở rộng diện tích chè trồng mới ở những nơi có điều kiện đất đai tốt phù hợp
với phát triển sản xuất cây chè như huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương…
• Chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất chè, đưa
diện tích chè đạt từ 17.500 – 18.500 ha giai đoạn năm 2015.

Quy hoạch phát triển một số vùng sinh thái để trồng chè cao cấp, chè an toàn,
chè hữu cơ ở những nơi có điều kiện như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài…
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Rà soát, quy hoạch thủy lợi, nghiên cứu các giải pháp khai thác đồng bộ để đảm
bảo các diện tích chè cành giống mới có đủ nước tưới trong mùa khô, tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thâm canh.
Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1.1 Giải quyết các vấn đề ruộng đất
Trước hết phải xử lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai,
tiến tới thừa nhận ruộng đất như là loại hàng hoá đặc biệt, là loại hàng hoá bất động
sản có giá trị cao, trên cơ sở xúc tiến việc hình thành thị trường đất đai. Đã từ rất lâu,
đất đai vẫn là một đối tượng được mua bán trao đổi một cách ngấm ngầm. Tình trạng
đó làm cho công tác quản lý nhà nước gặp khó khăn, gây thất thu cho ngân sách, mặt
khác không tạo ra tiền đề cho việc thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, làm
ách tắc quá trình phân công lao động. Trong những năm tới, chính sách chuyển nhượng
phải xử lý thuế suất hợp lý để mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế khi tiến
hành chuyển nhượng .
Hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều tra,
khảo sát, đo đạc và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính.
Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể về sử dụng đất theo những hướng
và mục đích khác nhau, để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của nông nghiệp
trong quy hoạch, có thể định hướng cho một số vùng với mục đích sử dụng đất được
khống chế chặt chẽ. Số còn lại cần có những định hướng cho phép chuyển đổi mục
đích sử dụng với điều kiện ưu tiên cho phương án sử dụng nào mang lại hiệu quả kinh
tế xã hội cao.
1.2 Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất chè
1.2.1 Cải tạo và thiết kế đồi vườn trồng chè:
Để thực hiện được tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất cho cây chè thì
vùng sản xuất chè tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau:

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc
trồng trọt, thu hái và thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nước ngầm,
mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm:
18- 25
0
C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận
lợi quản lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lượng
mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.
- Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học và vi sinh vật.
Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đưa
ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng
chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng được các hồ đập giữ
nguồn nước mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô. Vùng sản xuất bị ô
nhiễm bất khả kháng, thì không sản xuất chè.
+ Hiện tượng xói mòn đất có thể xảy ra rất mạnh nếu không có giải pháp ngăn
chặn hữu hiệu, phải duy trì độ che phủ trên mặt đất bằng cây trồng lâu năm, và cây chè
được coi là cây chống xói mòn hữu hiệu đối với đất dốc. Tuy vậy, mưa lớn vẫn có thể
dẫn đến xói mòn đất ở vùng trồng chè, nhất là ở vị trí không có cây chè (đường đi, các
khoảng trống khác…), thời gian chè chuẩn bị trồng mới và thời kỳ chè mới trồng chưa
kép kín tán. Để khống chế xói mòn ở vùng đất trồng chè cần lưu ý:
- Nhất thiết phải trồng chè theo đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách
đáng kể, đặc biệt những vùng có độ dốc cao trên 20
o
cần trồng cỏ Ghinê hàng đơn hoặc
dứa Cayen, cứ sau 10 hàng chè có thể trồng phụ 1 hàng ở đường đồng mức. Cần đào
những rãnh phù sa (toàn bộ hoặc cục bộ) ở bất cứ độ dốc nào để cản dòng nước chảy
và giữ nước. Thiết kế và đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an
toàn trong quá trình chăm sóc và thu hái.

- Phải chú ý việc xây dựng những con mương thoát nước, cắt ngang dòng chảy,
chặn các dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm, là làm giảm sự xói mòn. Nên
trồng loại cỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói mòn đất trước
khi nước chảy vào mương.
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Che phủ đất: Trên vùng chè chuẩn bị trồng mới, trước khi trồng chè nên gieo
trồng cây che phủ đất sớm ngay sau khi làm đất tối thiểu. Lựa chọn các cây trồng che
phủ thích hợp, cây họ đậu, cốt khí, muồng lá nhọn… Vườn chè mới trồng cần được
trồng xen cây họ đậu và tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ khô. Ngoài ra, kỹ thuật trồng chè
mật độ dày, hàng kép đối với các giống hạn chế mở rộng tán sẽ làm giảm xói mòn rất
có ý nghĩa.
+ Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn chè, không bón vào đất các loại
phân có nguy cơ ô nhiễm như: phân chuồng tươi, nước thải trực tiếp của người và
động vật, nước thải sinh hoạt và nhà máy.
1.2.2 Tuyển chọn giống chè và nâng cao năng suất chất lượng:
Người trồng chè cần tìm hiểu kỹ lý lịch và đặc điểm của từng giống để lựa chọn
cho phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Các giống chè được trồng phải là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho
phép phát triển. Mỗi vùng sản xuất nên cơ cấu giống địa phương với các giống mới
một cách hài hoà tuỳ theo từng vùng.
Hiện nay, các giống mới LDP1, LDP2, PH1, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè,
Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT 95 phù hợp cho vùng thấp, các giống Shan Chất Tiền,
Shan Tham Vè, Kim Tuyên, Thuý Ngọc cho vùng cao. Giống TRI 777 cho vùng chè
Thái Nguyên để chế biến chè xanh chất lượng cao.
Mật độ trồng: Các giống chè thân gỗ (chè Shan, PH1…) trồng với mật độ 1,5 -
1,8 vạn cây/ha), trồng hàng đơn. Các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Kim Tuyên,
LDP1…) trồng mật độ 1,8 - 2,8 cây/ha, có thể trồng hàng kép.
1.2.3 Sử dụng phân bón, hóa chất hợp lý và tăng cường các biện pháp thủy lợi hóa, cơ
giới hóa nông nghiệp

+ Bón phân hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường. Chủng loại: Ngoài đạm,
lân, kali cần chú trọng các loại phân Mg, Zn, Ca, bánh dầu, đặc biệt chú trọng bón
phân hữu cơ. Thường xuyên thay đổi chủng loại phân giữa các lần bón. Để tăng thêm
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hương thơm có thể dùng hỗn hợp cám gạo + bánh dầu + bắp + các loại đỗ phế phẩm
xay trộn với phân gia súc.
+ Bảo vệ thực vật theo hướng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo nghiệm xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật
thế hệ mới, thuốc sinh học có khả năng phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại chè. Đồng
thời không để lại dư lượng, hoặc dư lượng ở dưới ngưỡng cho phép trong sản phẩm
theo quy định. Xây dựng quy trình quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc
BVTV an toàn, nghiên cứu sự ảnh hưởng của kim loại nặng đối với chè, đặc biệt là
quy trình quản lý sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ nhằm đáp ứng các Hiệp định TBT
và SPS trong quá trình hội nhập WTO.
+ Đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo đất, chống xói mòn và thoái hoá để đảm bảo
sản xuất bền vững.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, chủ động nước tưới chè vụ
chè đông. Tưới nước chủ động bằng nguồn nước không bị ô nhiễm và theo công nghệ
tưới phun với chế độ tưới khoa học, hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở phù hợp với yêu cầu
sinh thái từng giống và điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất chè hàng hoá,
vùng sản xuất tập trung đầu tư mua máy móc, thiết bị cơ giới hoá các khâu làm đất,
phun thuốc, sấy sản phẩm.
1.2.4 Các biện pháp thu hái và chế biến chè
Khuyến cáo kỹ thuật thu hái chè đúng phẩm cấp, đúng quy trình kỹ thuật thu hái
của từng giống chè, từng mùa vụ, từng thời kỳ sinh trưởng của vườn chè. Tránh tình
trạng hái chè kém phẩm cấp, không đúng quy trình kỹ thuật…Khi thu hái chè cần áp
dụng kỹ thuật hái theo khống chế chiều cao vết hái của vụ chè xuân 10 cm, có nghĩa là
vụ chè hái đầu tiên trong năm chỉ hái những búp có chiều cao trên 10 cm tính từ vết

đốn, những lần hái sau phẩm cấp theo yêu cầu chế biến các sản phẩm chè. Quá trình
thu hái và chế biến phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khi thu hái chè (bằng tay hoặc máy) nên đựng trong các giỏ hoặc sọt chắc,
nhẹ, không có mùi lạ.

×