Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết quả lựu (punica granatum linn) trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN LỆ QUYÊN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ
GLUCOSE VÀ LIPID MÁU CỦA DỊCH
CHIẾT QUẢ LỰU (Punica granatum Linn)
TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN LỆ QUYÊN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ
GLUCOSE VÀ LIPID MÁU CỦA DỊCH
CHIẾT QUẢ LỰU
(Punica granatum Linn)
TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Thanh Tùng

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á đã tài trợ cho đề tài này,
là một phần của đề tài “Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết
quả Lựu (Punica granatum Linn)”.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi
Thanh Tùng đã rộng lòng trao cho tôi cơ hội làm nghiên cứu thực nghiệm, đã luôn cổ
vũ, đưa ra những nhận xét nghiêm khắc, quan trọng trong suốt quá trình làm nghiên
cứu của tôi; đã cẩn thận đọc từng câu chữ, hiệu đính tỉ mỉ và nhiệt thành giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Cảm ơn em Hồ Thị Hằng, Phạm Thanh Hải, những người cộng sự mà tôi vô
cùng quý mến đã đồng hành cùng tôi trong chặng đường làm đề tài này. Có thể nói,
trong những ngày tháng bộn bề công việc, nếu không có sự hỗ trợ của em thì tôi gặp
nhiều khó khăn đến nhường nào.
Cảm ơn toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên, các em sinh viên đang
nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lý, khoa Y Dược trường Đại học Quốc gia Hà
Nội đã luôn san sẻ công việc, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thiện
luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã
đồng hành, động viên, chia sẻ với tôi trong gần hai năm học tập và nghiên cứu dưới
mái trường Dược thân yêu!

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2019


Nguyễn Lệ Quyên


MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT1
DANH MỤC BẢNG2
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ3
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán ........................................ 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh ........................................................................................ 4
1.1.2.1. Bệnh sinh đái tháo đường type 1.......................................................... 4
1.1.2.2. Bệnh sinh đái tháo đường type 2.......................................................... 5
1.1.3. Hướng tác dụng của thuốc Đái tháo đường ............................................. 9
1.1.3.1. Insulin ................................................................................................... 9
1.1.3.2. Các thuốc làm tăng cường lượng insulin ........................................... 10
1.1.3.3. Các thuốc làm ức chế tiêu hóa hấp thu glucid................................... 11
1.1.3.4. Các thuốc làm tăng tác dụng của insulin ở mô đích.......................... 11
1.1.3.4. Các thuốc có tác dụng tương tự insulin trong điều hòa chuyển hóa
glucid ............................................................................................................... 13
1.2. CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU THUỐC ĐTĐ ........... 14
1.2.1. Các mô hình thực nghiệm in vivo ........................................................... 14
1.2.1.1. Mô hình gây bệnh ĐTĐ typ 1 ............................................................. 14
1.2.1.2. Mô hình gây bệnh ĐTĐ typ 2 ............................................................. 16
1.2.2. Các mô hình thực nghiệm in vitro .......................................................... 19
1.2.2.1. Đánh giá tác động lên hoạt tính của các enzym tiêu hóa và chuyển
hóa glucid ........................................................................................................ 19
1.2.2.2. Đánh giá khả năng bài tiết insulin của tế bào β đảo tụy ................... 19
1.2.2.3. Đánh giá mức độ nhạy cảm của mô đích với insulin ......................... 20



1.3. TỔNG QUAN CÂY LỰU .......................................................................... 21
1.3.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................... 22
1.3.2. Phân bố và sinh thái................................................................................. 22
1.3.3. Thành phần hóa học ................................................................................ 23
1.3.4. Tác dụng dược lý ...................................................................................... 25
1.3.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tác dụng dược lý của quả lựu ......... 25
1.3.4.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến tác dụng hạ đường huyết
của dịch chiết quả lựu ..................................................................................... 25
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 27
2.1.1. Dược liệu nghiên cứu ................................................................................ 27
2.1.2. Động vật nghiên cứu ................................................................................. 27
2.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ...................................................................... 27
2.2.1. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................... 27
2.2.2. Thuốc và hóa chất .................................................................................... 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 28
2.3.1. Phương pháp điều chế mẫu nghiên cứu .................................................... 30
2.3.1.1. Điều chế cắn toàn phần...................................................................... 30
2.3.1.2. Điều chế cắn phân đoạn..................................................................... 30
2.3.1.2. Phương pháp pha mẫu ....................................................................... 31
2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ glucose huyết trên in vivo ................ 32
2.3.2.1. Trên chuột nhắt trắng tăng glucose máu thực nghiệm bởi STZ liều
120mg/kg ......................................................................................................... 32
2.3.3. Các kĩ thuật định lượng hóa sinh trong thực nghiệm in vivo ................... 34
2.3.3.1. Định lượng glucose máu .................................................................... 34
2.3.3.2. Xác định Triglycerid trong huyết thanh ............................................ 35
2.3.3.4. Xác định cholesterol toàn phần huyết thanh..................................... 35
2.3.4. Phương pháp đánh giá khả năng ức chế các enzym in vitro .................... 36

2.3.4.1. Đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase ................................ 36


2.3.4.2. Đánh giá tác dụng ức chế enzym Protein Tyrosine Phosphatase 1B
(PTP1B) của phân đoạn chiết ethanol từ quả Lựu. ........................................ 38
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................... 39
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 40
3.1. KẾT QUẢ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU CỦA CẮN TOÀN PHẦN
TRONG DỊCH CHIẾT QUẢ LỰU TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM ............. 40
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của cắn toàn phần từ dịch
chiết quả lựu trên in vivo..................................................................................... 40
3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng hạ lipid máu của cắn toàn phần trên in vivo . 41
3.2. CƠ CHẾ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CÁC CẮN PHÂN ĐOẠN TỪ DỊCH
CHIẾT QUẢ LỰU .............................................................................................. 43
3.2.1. Tác dụng ức chế enzym α-glucosidase của cắn phân đoạn dịch chiết quả
lựu ........................................................................................................................ 43
3.2.2. Khả năng ức chế enzym Protein Tyrosine Phosphatase 1B ..................... 44
PHẦN 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 47
4.1. VỀ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE VÀ LIPID MÁU CỦA CẮN TOÀN
PHẦN TỪ DỊCH CHIẾT QUẢ LỰU.............................................................. 47
4.1.1. Tác dụng hạ glucose máu của cắn toàn phần dịch chiết quả lựu ......... 47
4.1.2. Tác dụng hạ lipid máu của cắn toàn phần từ dịch chiết quả lựu ......... 49
4.2. VỀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT
QUẢ LỰU .......................................................................................................... 50
4.2.1. Về cơ chế hạ glucose máu ở mức độ cơ thể ............................................ 51
4.2.1.1. Về tác dụng trên nồng độ lipid huyết thanh ....................................... 51
4.2.2. Về cơ chế hạ glucose máu ở mức độ phân tử ......................................... 53
4.2.2.1. Về khả năng ức chế enzym tiêu hóa glucid ........................................ 53
4.2.2.2. Về khả năng ức chế enzym PTPT 1B ................................................. 54
4.3. BÀN LUẬN CHUNG ................................................................................. 56

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
ĐỀ XUẤT............................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64


DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
Ký hiệu
CTLA-4
DM

Giải nghĩa
Cytotoxic T lymphocyte antigen - 4
Dung môi

DPP4

Dipeptidyl-peptidase-4

ĐTĐ

Đái tháo đường

FFA

Free fatty acid (acid béo tự do)

GLP

Glucagon like peptide


GLUT

Glucose transporter (yếu tố vận chuyển glucose)

IR

Insulin receptor

IRS

Insulin receptor substrate

LHA

Human leucocyte antigen

IC50

Liều ức chế 50% đối tượng thử (Inhibitory Concentration 50%)

PTP1B

Protein tyrosine phosphatase 1B

STZ

Streptozocin

TNF


Tumor necrosis factor


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1. Chỉ số glucose (mmol/l) trước và sau 21 ngày điều trị

39

2

Bảng 3.2. Chỉ số lipid máu trước và sau 21 ngày điều trị

41

3

Bảng 3.3. Khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro của các
phân đoạn từ dịch chiết quả lựu

42

4


Bảng 3.4. Khả năng ức chế PTP1B của các phân đoạn dịch chiết
quả lựu

44


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên hình

Trang
6

2

Hình 1.1 Con đường truyền tín hiệu của insulin trong chuyển hóa
glucose [139]
Hình 1.2 Acid béo tự do với sự kháng insulin [145]

3

Hình 1.3 Qủa lựu (Punica granatum Linn.)

21

4

Hình 1.4 Cấu trúc phân tử của punicalagin


23

5

23

6

Hình 1.5 Cấu trúc phân tử của delphinidin 3,5 - diglucoside và
cyanidin 3,5 –diglucoside
Hình 1.6 Cấu trúc phân tử của axit punicic

7

Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

29

8

Hình 2.2 Sơ đồ chiết phân đoạn

30

9

Hình 3.1 Chỉ số Glucose máu của các lô chuột trước và sau 21
ngày điều trị
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế hoạt độ enzym αglucosidase của dịch chiết toàn phần, các phân đoạn dịch

chiết từ quả lựu.
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn khả năng ức chế hoạt độ enzym PTP 1B
của dịch chiết toàn phần, các phân đoạn dịch chiết từ quả
lựu và axit ursolic

40

1

10

11

8

24

43

44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết đặc trưng bởi tình trạng tăng
glucose máu kèm theo nhiều biểu hiện rối loạn chuyển hóa. Hậu quả của sự tăng
glucose máu là những biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng
của người bệnh [8]. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, năm
2015 số lượng bệnh nhân mắc bệnh là 415 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế
giới và vẫn tiếp tục gia tăng mạnh, ước tính đến năm 2040 sẽ có khoảng 642
triệu người mắc bệnh ĐTĐ [41]. Sự gia tăng đột biến về tỷ lệ người mắc bệnh

ĐTĐ hiện nay đang là một gánh nặng cho ngành y tế. Chi phí để quản lý, chăm
sóc và điều trị bệnh rất tốn kém. Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO),
chi phí trực tiếp mỗi năm cho bệnh nhân ĐTĐ ước tính khoảng 673 tỷ đô la Mỹ,
chiếm khoảng 16,2% ngân sách chăm sóc sức khoẻ của toàn thế giới [48].
Trong những năm qua, sư ra đời của các thuốc mới và các ứng dụng trong
điều tri, cho phép thầy thuốc c ng như bệnh nhân có nhiều sư lựa chọn h n. Các
thuốc điều tri ĐTĐ đang được sử dung cho thấy những hiệu quả nhất định [12],
[48]. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài trong việc ngăn ngừa các biến chứng của ĐTĐ
thông qua kiểm soát glucose máu vẫn c n hạn chế, đồng thời những phản ứng
bất lợi khi sử dung thuốc vẫn là một vấn đề đáng lưu ý [75]. Do đó, một trong
những mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học hiện nay là việc tìm ra
những thuốc mới điều tri ĐTĐ dựa trên sự khám phá các đích tác dụng mới,
nh m nâng cao hiệu quả điều tri đái tháo đường, đồng thời giảm được những
phản ứng bất lợi. Sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật trong phòng và chữa
bệnh là thói quen, kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và một
số nước trên thế giới. Một nghiên cứu về vấn đề sử dụng thảo dược thường
xuyên cho bệnh nhân ĐTĐ đã cho thấy liệu pháp thực vật là kinh tế nhất và hiệu
quả h n thuốc hiện đại. Từ hướng nghiên cứu đó, đã có nhiều loại thảo dược
được nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ glucose máu như: Dây đau xư ng,
Chè xanh, Thổ phục linh... [7], [8], [9].

1


Lựu (Punica granatum Linn.) là một loại cây có nhiều tác dụng dược lý
quan trọng như chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, chống đái tháo
đường và kháng khuẩn [10]. Theo dân gian, vỏ quả lựu được dùng trị ỉa chảy và
lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết. Vỏ thân và vỏ rễ cây lựu được dùng trị giun,
đặc biệt đối với sán dây ở người. Ngoài ra, quả lựu còn dùng trị đau răng, trợ
tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tư i có tác dụng hạ nhiệt, hạt có tác dụng giúp tiêu

hoá. Hoa lựu còn dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ. Tuy nhiên, ở nước ta,
chưa có tài liệu nghiên cứu về tác dụng chống béo phì và đái tháo đường của quả
Lựu c ng như các thành phần hóa học của nó, trong khi đó đây là dược liệu có
tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Để bước đầu sáng làm sáng tỏ điều đó, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết quả Lựu
(Punica granatum Linn.) ’’với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá được tác dụng hạ glucose và lipid máu của cắn toàn

phần từ dịch chiết quả lựu trên mô hình chuột ĐTĐ type 2.
2.

Bước đầu tìm hiểu được cơ chế tác dụng hạ glucose huyết của các

phân đoạn chiết quả Lựu.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng glucose huyết mạn tính
cùng với rối loạn chuyển hoá hydratcarbon, lipid, protein... do thiếu insulin có
kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng
glucose huyết mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: Mắt, thận, thần kinh
[8].

Theo phân loại của hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) năm 2011, ĐTĐ
được chia thành 4 loại: ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai kỳ và các typ đặc biệt
khác, trong đó thường hay gặp là ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2. Bệnh nhân được
chẩn đoán xác định là mắc bệnh ĐTĐ khi [13]:
- Hemoglobin (A1c) ≥ 6,5% hoặc
- Nồng độ glucose huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol /L (≥126mg/dL)
- Có các triệu chứng của tăng glucose huyết và nồng độ glucose huyết ở
thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol /L (200mg/dL) hoặc
- Nồng độ glucose huyết ở thời điểm hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống ≥ 11,1 mmol/L (200mg/dL)
Glucose huyết tăng nhưng không đáp ứng với tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
ở trên được xếp vào loại rối loạn glucose huyết lúc đói (IFG: impaired fasting
glucose) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT: impaired glucose tolerance), tùy
thuộc vào loại xét nghiệm đánh giá đã dùng, bệnh nhân được chẩn đoán là tiền
ĐTĐ khi:
+ Glucose lúc đói từ 100mg/dL (5,6 mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9mmol/L)
(IFG) hoặc
+ Glucose ở thời điểm hai giờ sau khi uống 75 gam glucose, glucose huyết
từ 140mg/dL (7,8 mmol/ L) đến 199mg/dL (11,0 mmol/ L) (IGT) hoặc HbA1c:

3


5,7 - 6,4 % [13].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
1.1.2.1. Bệnh sinh đái tháo đường type 1
C chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 1 đầu tiên phải kể đến di truyền có liên
quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu người (human leucocyte
antigen -HLA). HLA là những phân tử n m trên bề mặt các tế bào trình diện
kháng nguyên. Hai tập hợp gen HLA có vai trò quan trọng đặc biệt là DR4-DQ8

và DR3-DQ2 được tìm thấy ở h n 90% người bị ĐTĐ typ 1 [8]. Các cá thể có
kiểu gen chứa 2 tập hợp gen này có nguy c mắc ĐTĐ typ 1 cao nhất và khởi
phát bệnh từ rất sớm. Có nhiều giả thiết cho r ng các tập hợp gen HLA nguy c
cao nói trên có vai trò trình diện những đoạn peptid đặc hiệu của tiểu đảo tụy
cho lympho T. Gen có vai trò quan trọng thứ hai trong các yếu tố di truyền liên
quan đến bệnh ĐTĐ typ 1 là gen mã hóa insulin n m trên nhiễm sắc thể số 11.
Đầu 5’ của gen này có các đoạn polynucleotid lặp lại. Các nghiên cứu cho thấy
độ dài của các đoạn lặp này sẽ quyết định nguy c mắc ĐTĐ typ 1. Các đoạn lặp
có độ dài càng lớn thì nguy c mắc ĐTĐ càng thấp và ngược lại [8]. Trong
thực tế, nguyên nhân liên quan đến gen mã hóa insulin chiếm 10% tổng số các
trường hợp nhạy cảm về di truyền của bệnh ĐTĐ typ 1 [26], [37].
Các nghiên cứu sàng lọc về di truyền học đã chỉ ra ít nhất 15 vị trí gen
khác liên quan đến bệnh ĐTĐ typ 1 [20], trong đó, có 2 gen liên quan tới c chế
hoạt hóa lympho T. Đó là gen mã hóa kháng nguyên lympho T gây độc tế bào
(CTLA-4), thuộc nhiễm sắc thể số 2 và gen mã hóa lymphoid tyrosine
phosphatase (PTPN22), được biểu thị đặc hiệu ở tế bào lympho T [32].
Yếu tố thứ hai phải kể đến trong c chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 1 là sự tác
động của môi trường: Ở những cá thể có yếu tố di truyền nhạy cảm với bệnh
như trên, khi gặp một số yếu tố môi trường nhất định, có thể khởi phát hoạt động
của hệ miễn dịch, gây thâm nhiểm đảo tụy.
Cuối cùng là sự kết hợp của 3 yếu tố: di truyền, môi trường và miễn dịch:

4


sau khi xuất hiện các yếu tố khởi phát của môi trường, hiện tượng thâm nhiễm
đảo tụy ở các cá thể nhạy cảm về di truyền với bệnh bắt đầu xảy ra ở tế bào beta,
từ đó sẽ tiếp tục dẫn đến quá trình phá hủy của toàn bộ tiểu đảo tụy. Tế bào beta
có thể bị phá hủy bởi 2 c chế:
Các lympho T hiệu ứng giải phóng các hạt chứa perforin vào tế bào đích.

C chế này cần có sự liên kết giữa receptor của lympho T đặc hiệu với tự kháng
nguyên và phức hợp h a hợp tổ chức của tế bào đích.
C chế làm chết tế bào beta theo chư ng trình (apoptosis) thông qua Fas
(CD95) và FasL (CD95L). C chế này không cần sự liên kết giữa receptor của tế
bào T với phức hợp h a hợp tổ chức [26].
Sau khi “khởi động”, một loạt phản ứng miễn dịch sẽ diễn ra: các tiểu đảo
tụy bị thâm nhiễm bởi các tế bào đ n nhân, các đại thực bào và tế bào lympho T
độc (quá trình thâm nhiễm này được gọi là viêm tiểu đảo tụy). Ở giai đoạn này,
trong huyết thanh người bệnh xuất hiện rất nhiều kháng thể kháng tiểu đảo tụy,
đây gọi là giai đoạn tiền ĐTĐ typ 1. Tế bào beta bị tổn thư ng làm cho quá trình
sản xuất insulin giảm dần, cho đến khi nồng độ insulin không đủ để duy trì nồng
độ glucose trong máu ở mức bình thường, bệnh ĐTĐ thật sự sẽ xuất hiện [10].
1.1.2.2. Bệnh sinh đái tháo đường type 2
ĐTĐ typ 2 thuộc bệnh rối loạn chuyển với đặc hóa với đặc điểm là tang
glucose máy mạn tính và sự đề kháng insulin ở mô đích [1], [47].
C chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 khá phức tạp, là hậu quả của sự tư ng
tác giữa những rối loạn liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường dẫn đến sự
xuất hiện các c chế gây bệnh. C chế diễn biến của bệnh đái tháo đường typ 2
bao gồm: kháng insulin tại mô đích, tiếp theo là hiện tượng bù và sự suy kiệt của
tế bào β [1], [47].
- Hiện tượng kháng insulin:
Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của mô đích với
5


insulin. Kháng insulin xuất hiện từ giai đoạn tiền ĐTĐ typ 2, là c chế bệnh sinh
chủ yếu và quan trọng nhất trong bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 [44].
Có nhiều c chế gây kháng insulin. Kháng insulin có thể do bất thường tại các
vị trí trước, sau và ngay tại receptor insulin ở mô đích. Giảm số lượng receptor
insulin là yếu tố bất thường tại receptor hoặc có kháng thể kháng receptor insulin

là yếu tố ức chế trước receptor [44].
Ở mức độ phân tử, kháng insulin chủ yếu do bất thường trong con đường
truyền tín hiệu của insulin (hình 1.1).

Hình 1.1. Con đường truyền tín hiệu của insulin trong chuyển hóa glucose [44]

Insulin thực hiện quá trình truyền tín hiệu nhờ gắn với receptor n m ở màng
tế bào. Những receptor này có hầu hết ở các tế bào trong c thể người và động
vật có vú bao gồm cả những tế bào đích đặc trưng của insulin như tế bào gan,
c , tế bào mô mỡ và những loại tế bào khác như tế bào máu, tế báo thần kinh…
Receptor của insulin (IR) là một glycoprotein xuyên màng có phân tử lượng
lớn, cấu tạo gồm 2 tiểu đ n vi

và2 tiểu đ n vi β, nối với nhau bởi các cầu

disulfid, có dạng β- - -β. Trong đó các tiểu phân

n m ở mặt ngoài tế bào,

chứa phần gắn với insulin, các tiểu phân β n m xuyên màng. Sư gắn insulin vào
receptor ở màng tế bào làm hoạt hóa một chuỗi tín hiệu dưới dạng d ng thác với
6


2 con đường truyền tin. Trong đó, con đường qua trung gian Insulin receptor
substrate (IRS) cụ thể là qua IRS-1. IRS-1, IP3 và Akt có vai trò quan trọng
trong điều hòa nhiều chuyển hóa của tế bào (hình 1.1). Đầu tiên là sự khởi động
hoạt tính tyrosinkinase của 2 tiểu đ n vi β của IR, dẫn tới một chuỗi phosphoryl
hóa liên tiếp ở các tiểu đ n vi β và các c chất đặc hiệu là IRS-1, IP3, Akt. Taị
những tế bào đích của insulin như tế bào c , xư ng và tế bào mô mỡ, con đường

qua IP3 tới Akt dẫn tới sư chuyển vi glucose transporter 4 (GLUT4) từ nội bào
ra màng bào tư ng, tạo điều kiện cho sự vận chuyển glucose vào trong tế bào, từ
đó dẫn tới các chuỗi phản ứng chuyển hóa theo hướng làm giảm glucose máu
[42]. Trên con đường truyền tín hiệu của insulin trong tế bào có nhiều yếu tố
tham gia hoặc ảnh hưởng đến quá trình này như IRS-1, IP3, Akt… chính vì vậy
sự bất thường trong con đường truyền tín hiệu này sẽ gây kháng insulin [44].
C chế kháng insulin do bất thường trong con đường truyền tín hiệu của
insulin được giải thích như sau: do giảm hoạt tính tyrosin kinase của vùng sau
receptor insulin làm cho insulin khi gắn vào receptor không phát huy được tác
dụng sinh học. Vì vậy không kích thích được sự vận chuyển glucose vào tế bào
[50]. Bất hoạt IR có thể do tăng hoạt tính của các enzym khử phosphoryl tại
tyrosin của các protein trong con đường truyền tín hiệu nội bào của insulin. Một
số enzym đã được nghiên cứu như các protein tyrosinphosphatase (PTP) trong
đó chủ yếu là PTP1B [51]. Sự gia tăng phosphoryl hóa các phân tử serin hoặc
threonin không những làm giảm khả năng hoạt hóa IP3 mà còn làm giảm quá
trình phosphoryl hóa tyrosin tại của insulin receptor, tăng thoái hóa IRS-1 do đó
làm giảm nhạy cảm với insulin [48]. Bất hoạt IP3 thông qua ức chế tiểu đ n vị
điều h a ngược p85 n m trên IP3K. Sự biểu hiện quá mức dạng hoạt động p100
trên PI3K hoặc kích thích quá mức Akt đều ức chế p85 làm giảm tác dụng sinh
học của insulin [52].

7


Nguyên nhân chính làm gia tăng sự biểu hiện của các yếu tố gây kháng
insulin là thừa cân, béo phì. Theo Venables, khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ typ 2
liên quan đến béo phì và lối sống ít vận động [53]. Theo báo cáo của trung tâm
kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ, khoảng 55% bệnh nhân ĐTĐ đồng thời mắc
béo phì, 85% bệnh nhân ĐTĐ bị thừa cân [54]. Một trong các nguyên nhân gây
béo phì là do chế độ ăn nhiều chất béo và ít vận động. Ở những bệnh nhân béo

phì, nồng độ acid béo tự do (FFA) tăng cao cạnh tranh với glucose trong chuyển
hóa tại c vân, gia tăng FFA gây rối loạn sử dụng glucose ở ngoại vi [55].
Ở bệnh nhân béo phì, sử dụng năng lượng từ acid béo tự do (FFA) tăng do
đó tạo thành acyl - CoA chuỗi dài (LCFA-CoA) trong bào tư ng (hình 1.2) [55].

Hình 1.2. Acid béo tự do với sự kháng insulin [85]

Khi được vận chuyển vào trong ty thể, LCFA-CoA được β-oxy hóa một
phần tạo thành gốc tự do oxy hóa (ROS - reactive oxygen species), hoạt hoá
JKK gây kháng insulin [85].
Nồng độ LCFA-CoA tăng trong bào tư ng làm tăng diacylglycerol
(DAG). Cả DAG và LCFA-CoA hoạt hoá PKC, JKK. Cả PKC và JKK làm tăng
phosphoryl hóa serin của IRS-1 gây kháng insulin [85].
8


Mặt khác, nồng độ LCFA-CoA tăng làm tăng nồng độ ceramid do đó ức
chế sự phosphoryl hóa Akt/PKB, gây ức chế sự di chuyển GLUT4 ra màng tế
bào, giảm thu nạp và sử dụng glucose trong tế bào và làm tăng nồng độ glucose
máu [85].
- Hiện tượng bù và sự suy kiệt tiếp theo của tế bào beta
Ở giai đoạn đầu của ĐTĐ typ 2, có sự tăng tiết insulin nh m bù lại sự giảm
nhạy cảm của insulin đối với các mô đích, duy trì tình trạng ổn định của glucose
máu. Sự làm việc quá mức của tế bào β sau một thời gian sẽ gây suy kiệt. Bên
cạnh đó, các yếu tố nguy c c n có tác động trực tiếp đến tế bào β.
Nồng độ FFA và glucose trong máu tăng làm tăng chuyển hóa tại ty thể, tăng
các gốc tự do gây gia tăng tình trạng viêm (hình 1.2). Mặt khác, tăng tổng hợp
insulin ở tế bào β gây ra hiện tượng stress lưới nội chất. Cả hai nguyên nhân này
đều dẫn đến sự chết theo chư ng trình của tế bào β. Ở giai đoạn này, sự sản xuất
và bài tiết insulin ở tụy giảm đi kèm theo hiện tượng kháng insulin sẵn có gây ra

tình trạng mất kiểm soát nồng độ glucose máu kéo theo nhiều biến chứng [85].
1.1.3. Hướng tác dụng của thuốc Đái tháo đường
Mục tiêu chung trong điều trị ĐTĐ là nh m kiểm soát nồng độ glucose
huyết trong giới hạn cho phép, ngăn ngừa và hạn chế biến chứng, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để đạt được mục tiêu trên, các liệu
trình điều trị ĐTĐ thường kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp
lý với việc dùng thuốc. Dưới đây là một số c chế chính trong điều trị ĐTĐ.
1.1.3.1. Insulin
Insulin là một hormon polypeptid do tế bào beta của đảo tụy tiết ra. Tác
dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ glucose huyết xảy ra sau khi
insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm
với insulin, đặc biệt là gan, c vân và mô mỡ. Insulin ức chế tạo glucose ở gan,

9


tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Insulin ngoại sinh được dùng để thay thế hoặc bổ sung cho sự thiếu hụt của
insulin nội sinh trong ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 giai đoạn sau.
1.1.3.2. Các thuốc làm tăng cường lượng insulin
Các c chế tác dụng của thuốc kích thích bài tiết insulin bao gồm:
Ức chế kênh K+ phụ thuộc ATP, làm giảm nồng độ K+, gây khử cực màng
và mở kênh Ca2+ phụ thuộc điện thế, kết quả là làm tăng giải phóng insulin từ tế
bào beta. Với c chế tác dụng đó, các thuốc này được dùng trong ĐTĐ typ 2,
khi tụy vẫn c n khả năng bài tiết insulin [8]. Các thuốc này đã được đưa vào sử
dụng trên lâm sàng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện có 2 nhóm thuốc
đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị ĐTĐ là nhóm sulfonylurea (gồm
khoảng 20 thuốc chia thành 2 thế hệ) và nhóm meglitinid (gồm 2 thuốc đã được
phép lưu hành là lepaglinid và neteglinid) [35].
Một nhóm chất kích thích bài tiết insulin khác đang được chú ý là các

incretin như glucagon-like peptide-1 (GLP1). Các peptid này có khả năng làm
tăng bài tiết insulin sau bữa ăn thông qua receptor n m trên màng tế bào beta
[36]. Ngoài ra, GLP1 còn kích thích sinh tổng hợp insulin qua con đường
AMPv-PKA. Nhược điểm chủ yếu của các peptid này là dễ bị phân huỷ, đặc biệt
dưới tác dụng của enzym dipeptidyl peptidase 4 (DPP4). Để khắc phục nhược
điểm này, các nhà khoa học đã tìm ra những dẫn chất tư ng tự c ng tác dụng
trên receptor của GLP-1 nhưng bền vững h n và có khả năng kháng lại DPP4,
điển hình là exenatid. Thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy exenatid có tác dụng
kéo dài h n và hiệu quả điều trị tốt h n chính GLP-1. Một giải pháp khác cho
người bệnh ĐTĐ theo hướng này là các thuốc ức chế DPP4, làm tăng thời gian
tồn tại và tác dụng của GLP-1. Hiện nay, một số chất ức chế DPP4 đã được sử
dụng rộng rãi cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là sitagliptin và vildagliptin [36].
Một trong những hướng nghiên cứu mới thu hút sự chú ý của nhiều nhà
khoa học là các chất đối vận với ghrelin trên receptor GHSR [23]. Ghrelin là một
10


peptid có 28 acid amin được bài tiết chủ yếu ở dạ dày và hoạt động trên receptor
GHSR để kích thích bài tiết hormon tăng trởng GH và làm tăng cảm giác thèm
ăn. Do đó, ban đầu các chất đối vận với ghrelin chủ yếu được nghiên cứu với tác
dụng điều trị béo phì. Tuy nhiên, từ năm 2001, người ta đã phát hiện ra ảnh
hưởng của ghrelin trên bài tiết insulin của tuyến tụy, cụ thể là ức chế bài tiết
insulin ở cả người và động vật thí nghiệm. Nồng độ ghrelin và insulin trong máu
luôn tỷ lệ nghịch với nhau và do đó, nồng độ ghrelin tăng sẽ kéo theo tăng
glucose huyết [36], [44]. Từ phát hiện đó, các nhà khoa học đã tập trung tìm
kiếm các chất đối vận ghrelin có tác dụng kích thích sản xuất insulin để điều trị
ĐTĐ như dẫn chất quinazolin thay thế piperidin. Nghiên cứu in vivo cho thấy
thuốc có khả năng làm giảm trọng lượng c thể, giảm glucose huyết và tăng
nồng độ insulin nội sinh [44]. Một nghiên cứu khác trên 2 chất đối vận ghrelin
phân tử nhỏ là YIL-781 và YIL-870 c ng ghi nhận khả năng làm tăng nồng độ

insulin máu, giảm trọng lượng và tăng dung nạp glucose [34]. Những kết quả
trên mở ra khả năng sử dụng các chất đối vận ghrelin để điều trị ĐTĐ typ 2, ở
giai đoạn có suy giảm sản xuất insulin ở tụy [34].
1.1.3.3. Các thuốc làm ức chế tiêu hóa hấp thu glucid
Để làm giảm hoặc chậm hấp thu các glucid tại đường tiêu hóa, hạn chế
tang glucose huyết sau khi ăn, các thuốc có thể tác dụng trên các đích sau:
- Ức chế các enzyme thủy phân glucid tại đường tiêu hóa như amylase, glucosidase.
- Ức chế hoạt động của yếu tố vận chuyển glucose ở ruột SGLT1 (chưa có
thuốc được ứng dụng trên lâm sàng).
1.1.3.4. Các thuốc làm tăng tác dụng của insulin ở mô đích
Sự suy giảm đáp ứng với insulin ở mô đích là một trong những đặc điểm
bệnh học quan trọng của ĐTĐ typ 2. Do vậy, đây là một trong những nhóm

11


thuốc quan trọng trong điều trị ĐTĐ typ 2, giúp giải quyết được tình trạng kháng
insulin.
Một nhóm thuốc kinh điển trong điều trị ĐTĐ typ 2 có c chế tác dụng
làm tăng nhạy cảm của mô ngoại vi với insulin là nhóm biguanid, với dẫn chất
duy nhất đang được dùng rộng rãi trong lâm sàng là metformin. C chế tác dụng
quan trọng nhất của metformin là tăng cường con đường truyền tín hiệu của
insulin ở mô đích. Ngoài ra, metformin có tác dụng làm giảm lượng acid béo tự
do, qua đó gián tiếp giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
Hiện nay, một nhóm thuốc đang được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả
trong điều trị ĐTĐ typ 2 là nhóm thiazolidinedion. Một trong các c chế được
giải thích về tác dụng của nhóm thuốc này là tác động thông qua receptor PPAR
n m trong nhân tế bào. Sau khi gắn với thiazolidinedion, receptor PPAR tạo
thành dimer với receptor X retinoid, phức hợp này sẽ gắn vào ADN, làm điều
hoà quá trình biểu hiện gen của một số protein quan trọng trong quá trình biệt

hoá tế bào c ng như chuyển hoá glucose và lipid. Một trong những đáp ứng sinh
học quan trọng nhất liên quan đến receptor PPAR là kích thích biệt hoá tế bào
mỡ, kích thích các enzym và protein vận chuyển của tế bào mỡ như lipoprotein
lipase, yếu tố vận chuyển acid béo... trong việc thu nạp acid béo. Kết quả là làm
giảm nồng độ acid béo tự do trong huyết tư ng, tức là gián tiếp cải thiện nguyên
nhân gây kháng insulin ở mô đích. Bên cạnh đó, thiazolidinedion còn làm tăng
nhạy cảm với insulin thông qua sự thay đổi các hormon đặc hiệu do tế bào mỡ
sản xuất [38]. Một số chất chủ vận receptor PPAR mới được phát hiện và nghiên
cứu c ng đồng thời là chất chủ vận receptor PPAR, một receptor có vai tr quan
trọng trong chuyển hoá lipid. Do đó, bên cạnh tác dụng giảm kháng insulin, các
chất này c n có tác dụng giảm lipid máu, góp phần cải thiện tình trạng của bệnh
nhân ĐTĐ typ 2, đặc biệt ở thể béo phì [38].
Một trong những khâu quan trọng trong c chế truyền tin của insulin
thông qua receptor đặc hiệu ở tế bào đích là sự phosphoryl hoá tyrosin ở hậu thụ
12


thể. Quá trình này bị đảo ngược dưới tác dụng của enzym protein tyrosin
phosphatase – 1B (PTP1B). Do đó, PTP1B được coi là chất điều hoà âm tính đối
với hoạt động của insulin ở tế bào đích. Với nguyên lý đó, các chất ức chế
PTP1B có tác dụng làm tăng hoạt động của insulin và trong thực tế, các chất này
đang được nghiên cứu trong việc tìm kiếm thuốc điều trị kháng insulin [39].
Trên thực nghiệm, ức chế PTP1B làm giảm béo phì. Chuột nhắt gây đột biến
PTP1B đề kháng với béo phì, tăng nhạy cảm với insulin, loại chuột nhắt này
không bị béo phì ngay cả khi cho ăn chế độ ăn giàu chất béo [40].
Một mục tiêu nghiên cứu khác của các nhà khoa học c ng theo hướng
tăng cường hoạt động của insulin ở mô đích là các chất ức chế glycogen
synthase kinase-3 (GSK3). GSK3 có vai tr quan trọng trong điều hoà hoạt động
của tế bào, đặc biệt là trong quá trình truyền tin của insulin. GSK3 kích thích sự
phosphoryl hoá serin của IRS-1, do đó gián tiếp ức chế sự phosphoryl hoá

tyrosin là điều kiện cần cho quá trình hoạt động của receptor insulin. Sự
phosphoryl hoá serin dưới tác động của GSK3 xảy ra ngay cả khi insulin không
gắn với receptor. Như vậy, GSK3 đóng vai tr như một chất giới hạn hoạt động
của insulin ở tế bào đích. Trong thực tế, người ta đã ghi nhận sự tăng hoạt tính
GSK3 ở chuột bị ĐTĐ và béo phì c ng như ở c xư ng của bệnh nhân ĐTĐ typ
2 [41]. Do đó, các chất ức chế GSK3 sẽ có tác động làm tăng hoạt động của
insulin tại mô đích.
1.1.3.4. Các thuốc có tác dụng tương tự insulin trong điều hòa chuyển hóa
glucid
Sự tăng nhanh glucose máu sau bữa ăn góp phần vào sự hình thành các
biến chứng của ĐTĐ. Các nghiên cứu với mục đích hạn chế tăng glucose máu
sau ăn thường tập trung vào các enzym tham gia vào quá trình tiêu hóa glucid
[42].

13


Enzym đã được biết đến từ lâu là -glucosidase xúc tác phản ứng thủy
phân maltose thành D-glucose, làm tăng nồng độ glucose máu sau ăn. Nhóm
thuốc tác dụng theo c chế ức chế -glucosidase, hạn chế tăng glucose máu sau
ăn như acarbose, miglitol và voglibose đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị
ĐTĐ [10], [47].
Tăng nồng độ glucose máu sau ăn do thủy phân liên kết

của các

polysaccharid, tinh bột và glycogen c n phụ thuộc vào vai tr quan trọng của
enzym -amylase. Nghiên cứu ức chế enzym -amylase, hạn chế tăng glucose
máu sau ăn như dịch chiết lá chè xanh (Camellia sinensis L.), chàm mèo
(Strobilanthes cusia N.) ức chế -amylase giúp làm giảm glucose máu sau ăn

[19].
1.2. CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU THUỐC ĐTĐ
Có nhiều phư ng pháp khác nhau để gây tăng glucose huyết thực nghiệm
trên động vật, từ đ n giản nhất là cho uống glucose cho đến phẫu thuật cắt bỏ
tụy. Dưới đây xin trình bày một số nhóm phư ng pháp được sử dụng phổ biến
nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm.
1.2.1. Các mô hình thực nghiệm in vivo
1.2.1.1. Mô hình gây bệnh ĐTĐ typ 1
ĐTĐ typ 1 là do tổn thư ng thường do tự miễn tế bào β đảo tụy. Do vậy,
các mô hình ĐTĐ typ 1 c ng được phát triển dựa trên nguyên tắc gây suy giảm
về cấu trúc và hoặc chức năng của đảo tụy. Có nhiều phư ng pháp khác nhau để
gây ĐTĐ typ 1 thực nghiệm trên động vật, từ đ n giản đến phức tạp. Dưới đây
là một số phư ng pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu dược lý
thực nghiệm.
- Đái tháo đường typ 1 do di truyền
Gây bệnh ĐTĐ typ 1 theo phư ng pháp lai tạo và chọn giống b ng cách
chuyển gen hoặc gây đột biến gen. Trên mô hình này, các nhà khoa học đã tìm ra
14


nhiều loại gen liên quan đến sự phá hủy tế bào β như : Idd1, Idd5, Idd 9... trên
chuột NOD ; Ins2 trên chuột Akita hay Iddm1 trên chuột BB [65]. Mô hình này
còn có những hạn chế nhất định như quy trình gây bệnh phức tạp và khả năng
thành công giữa các cá thể là không ổn định phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch
của từng cá thể. Mặt khác, thời gian gây bệnh kéo dài 18-20 tuần, chi phí tốn
kém. Hiện nay, chưa thấy có các giống chuột ĐTĐ typ 1 do di truyền tại Việt
Nam.
- Đái tháo đường typ 1 do cắt bỏ tuyến tụy
Mô hình gây ĐTĐ typ 1 b ng cách cắt bỏ tuyến tụy là một phư ng pháp
kinh điển gây ĐTĐ typ 1 ở một số loài động vật với các triệu chứng tư ng tự

như ĐTĐ typ 1 ở người. Mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào mức độ phá
hủy tụy (một phần hay h an toàn). Điểm hạn chế của mô hình này là sự tái sinh
của tuyến tụy còn lại. Do đó mô hình này chỉ thích hợp cho các nghiên cứu về c
chế thích nghi của tế bào β tuyến tụy. Cắt bỏ một phần tuyến tụy là yêu cầu kỹ
thuật cao, phải sử dụng thuốc mê và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, có thể gây
ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Sau khi cắt bỏ phần lớn tụy, động vật ít đáp
ứng với các tác động nh m hạ glucose máu. H n nữa, trong quá trình làm thí
nghiệm cần phải thường xuyên bổ xung các enzym tụy ngoại tiết khác cho động
vật thực nghiệm [51].
- Đái tháo đường typ 1 do hóa chất
Hiện nay, mô hình gây bệnh ĐTĐ týp 1 thường được tạo ra b ng một số
tác nhân phá hủy tế bào β tuyến tụy trong đó có streptozptocin (STZ) hoặc
alloxan đã thực hiện trên các loài động vật như chó, mèo, thỏ và các động vật
thuộc bộ gặm nhấm [21], [51].
+ Sử dụng Alloxan liều cao (120-150 mg/kg)

15


Alloxan, một hợp chất pyrimidin triceton có cấu trúc tư ng tự glucose,
tích l y gây độc trực tiếp và chọn lọc trên tế bào β của tuyến tụy. Alloxan phá
hủy tế bào β gây ra tình trạng ĐTĐ phụ thuộc insulin. Alloxan c ng có tác dụng
ức chế glucokinase do đó ức chế bài tiết insulin. Động vật được gây ĐTĐ b ng
alloxan có những biểu hiện lâm sàng giống biểu hiện ĐTĐ typ 1 trên người [21].
Liều dùng để gây ĐTĐ trên động vật thực nghiệm tùy thuộc vào từng nghiên
cứu [20], [21]. Ưu điểm của mô hình này là dễ thực hiện, gây được mức glucose
máu tăng cao ổn định trong một thời gian ngắn sau khi tiêm alloxan nhưng
nhược điểm là tế bào gan, thận và các c quan khác c ng bị ảnh hưởng bởi sự
oxy hóa của alloxan [20].
+ Streptozocin (STZ) liều cao (150-200 mg/kg)

Giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra độc
tính chọn lọc của STZ trên các tế bào β đảo tụy, gợi ý cho sử dụng STZ để gây
ĐTĐ typ 1. STZ có khả năng gây tăng glucose máu ổn định h n alloxan, đồng
thời ít gây ra nhiễm toan ceton và ít gây chết động vật nghiên cứu h n alloxan.
Hiện nay, STZ được dùng thay thế dần alloxan trong các nghiên cứu ĐTĐ thực
nghiệm trên động vật. Liều STZ gây ĐTĐ typ 1 trên động vật thực nghiệm thay
đổi tùy từng nghiên cứu và tùy từng loài [21], [51].
- Đái tháo đường typ 1 do nhiễm virus
Trên c sở sự liên quan của một số loại virus với bệnh sinh ĐTĐ typ 1, có
thể gây ĐTĐ typ 1 thực nghiệm với virus coxsacki hoặc một số virus khác như :
quai bị, rubella, rota, parvo, herpes, entero viêm gan B, C. Sau đó xác định nồng
độ interleukin 10 (IL-10) và theo dõi quá trình tự phá hủy của tế bào tại các
mạch bạch huyết [76]. Mô hình này chưa được áp dụng tại Việt Nam.
1.2.1.2. Mô hình gây bệnh ĐTĐ typ 2

16


×