Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

triển khai can thiệp của dược sĩ trong thực hành thuốc tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa vân đình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 119 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ HẢO

TRIỂN KHAI CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRONG
THỰC HÀNH THUỐC TẠI KHOA NỘI TỔNG
HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐÌNH
NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ HẢO

TRIỂN KHAI CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ TRONG
THỰC HÀNH THUỐC TẠI KHOA NỘI TỔNG
HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐÌNH
NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60720405

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Hòa
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ ngày 22 tháng 7 đến 22 tháng 11 năm 2019


HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng, yêu quý và biết ơn
sâu sắc tới TS.Vũ Đình Hòa – Phó giám đốc trung tâm DI và ADR quốc gia,
trường Đại học Dược Hà Nội. Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp đã đồng
hành, đã có những đóng góp quý báu, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và sát
cánh cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, trưởng khoa Nội tổng hợp
bệnh viện và toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên khoa Dược cũng như
khoa Nội tổng hợp bệnh viện đa khoa Vân Đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại bệnh viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô Bộ môn Dược
Lâm Sàng cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội - những
người thầy đã dạy dỗ, tạo hành trang để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn tôi muốn gửi đến gia đình, bố mẹ, bạn bè những người luôn ở bên cạnh tôi, động viên, giúp đỡ, và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019
Học viên

PHẠM THỊ HẢO


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
Chương I. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1.1. Khái quát quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện tại Việt Nam...................... 3
1.2. Tổng quan về sai sót trong sử dụng thuốc. ......................................................... 5
1.2.1. Khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc. ........................................................ 5
1.2.2. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc. .......................................................... 5
1.2.3. Sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc ....................................................... 6
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................ 17
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................... 17
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................... 17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 17
2.3.2. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................. 19
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 22
Chương III. KẾT QUẢ ............................................................................................... 28
3.1. Khảo sát tỷ lệ sai sót trong thực hành thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện
đa khoa Vân Đình năm 2019. .................................................................................. 28
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: ......................................................................... 28
3.1.2. Xác định tỷ lệ sai sót trong thực hành thuốc. ............................................. 32


3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trong thực hành thuốc tại Khoa Nội
Tổng Hợp, bệnh viện đa khoa Vân Đình năm 2019. ............................................... 38

3.2.1. Tỷ lệ sai sót chung trong thực hành thuốc.................................................. 38
3.2.2. Tỷ lệ số sai sót trong một quan sát. ............................................................ 39
3.3.3. Tỷ lệ sai sót của từng loại sai sót cụ thể. .................................................... 40
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ........................................................................................ 44
4.1.

Tỷ lệ sai sót trong thực hành thuốc. .............................................................. 44

4.1.1.

Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 44

4.1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 44
4.1.3.

Đặc điểm của điều dưỡng và thuốc được quan sát ................................. 46

4.1.4.

Tỷ lệ sai sót trong thực hành thuốc trước khi can thiệp. ........................ 47

4.2.

Bàn luận về hiệu quả can thiệp của dược sĩ trong thực hành thuốc .............. 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu thu thông tin.
Phụ lục 2: Một số vấn đề cơ bản về tiêm truyền nguyên tắc điều dưỡng cần biết


khi pha thuốc.
Phụ lục 3: Một số khuyến cáo về thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn trong thực hành
tiêm truyền.
Phụ lục 4: Bảng tra tương kỵ thuốc tiêm bệnh viện đa khoa Vân Đình năm 2019
Phụ lục 5: Hướng dẫn pha và thực hiện một số thuốc kháng sinh.
Phụ lục 6: Hướng dẫn pha và thực hiện một số thuốc tiêm truyền
Phụ lục 7: Danh mục thuốc nhìn giống nhau – đọc giống nhau (LASA: Look Alike Sound Alike).
Phụ lục 8: Phiếu trả lời thông tin thuốc.
Phụ lục 9: Bảng kiểm quy trình tiêm, truyền.
Phụ lục 10: Danh sách bệnh nhân.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ

Tên tiếng việt

ME

Medication error

Sai sót liên quan đến thuốc

NCC MERP

National Coordinating
Council for Medication Error

Reporting and Prevention

Hội đồng điều phối Quốc gia Hoa
Kỳ về Báo cáo và Phòng tránh sai
sót liên quan tới thuốc

ISMP

Institute for Safe Medication
Practices

Viện thực hành an toàn thuốc Hoa
Kỳ
Quy trình dùng thuốc của bệnh
viện

QTBV
IDG

Injectable Drugs Guide

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêm
truyền

HDSD NSX

Hướng dẫn sử dụng của nhà sản
xuất

KT


Kỹ thuật

SPSS

Statistical Packing for the
Social Science

(Phần mềm xử lý thống kê)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tổng quan phân loại các sai sót trong thực hành thuốc...............................7
Bảng 2.2.Các giải pháp đề xuất và can thiệp được thực hiện ...................................19
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu .............................................................................22
Bảng 3.4. Đặc điểm của các điều dưỡng trong quan sát ...........................................30
Bảng 3.5. Đặc điểm về dạng thuốc được quan sát. ...................................................31
Bảng 3.6. Đặc điểm về đường dùng thuốc trong các quan sát. .................................32
Bảng 3.7. Tỷ lệ sai sót chung trong thực hành thuốc ................................................33
Bảng 3.8. Tỷ lệ số sai sót trong một quan sát ...........................................................33
Bảng 3.9.Tỷ lệ sai sót của từng loại sai sót cụ thể. ...................................................34
Bảng 3.10. Đặc điểm các sai sót do sai loại dung môi hoàn nguyên. .......................35
Bảng 3.11.Các cặp thuốc dùng có nguy cơ tương kỵ. ..............................................36
Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ số sai sót trong một quan sát .............................................39
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ sai sót của từng loại sai sót cụ thể .....................................40
Bảng 3.14. Các thuốc tiêm truyền hay gặp lỗi sai tốc độ ..........................................42
Bảng 3.15. Tốc độ tiêm truyền một số thuốc xảy ra lỗi sai tốc độ. ..........................43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................18
Hình 3.2. Đặc điểm các quan sát giai đoạn 1 ............................................................28
Hình 3.3. Đặc điểm các quan sát giai đoạn 2 ............................................................29
Hình 3.4. Tỷ lệ sai sót chung trong thực hành thuốc ................................................38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, một trong những khó khăn đối với công tác điều trị là nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng cao, trong khi mô hình bệnh tật có
nhiều thay đổi với các bệnh truyền nhiễm diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, nhu cầu
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn hơn ngày càng trở nên cấp thiết, trong
môi trường làm việc phức tạp, áp lực và thay đổi nhanh chóng. Trong những môi
trường như vậy, sai sót y khoa nói chung và sai sót liên quan đến thuốc (Medication
error – ME) nói riêng dễ dàng xảy ra. Trên thực tế, sai sót có thể xảy ra ở bất kỳ giai
đoạn nào trong quá trình thực hành lâm sàng, từ quá trình kê đơn của bác sĩ, cấp
phát của dược sĩ đến quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc của điều dưỡng [40].
Trong đó, chuẩn bị và thực hiện thuốc là thực hành tiềm ẩn nguy cơ sai sót cao nhất
trong các giai đoạn sử dụng thuốc [35]. Những hậu quả như vậy làm giảm chất
lượng điều trị, sói mòn niềm tin của người bệnh và nhân dân vào hệ thống chăm sóc
sức khỏe.
Vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả hiện đang là mối quan tâm
của hệ thống y tế và của xã hội. Sai sót liên quan đến thuốc có thể gây kéo dài thời
gian nằm viện, điều trị bổ sung giải quyết các phản ứng độc hại hoặc có hại, thêm
các xét nghiệm và theo dõi, có những sai sót liên quan đến thuốc đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho bệnh nhân thậm chí dẫn đến tử vong. Sai sót liên quan đến thuốc
là một trong những nguồn gây hại không chủ ý lớn nhất đối với người bệnh trên
toàn thế giới [28]. Sai sót liên quan đến thuốc đã được chứng minh là khó có thể
tránh khỏi trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên việc tìm hiểu và nghiên cứu về sai
sót liên quan đến thuốc có thể giúp đưa ra các giải pháp làm giảm thiểu nguy cơ xảy
ra và từ đó hạn chế hậu quả trên bệnh nhân. Đã có nhiều nghiên cứu về sai sót trong

giai đoạn thực hành thuốc nhằm xác định mức độ phổ biến của sai sót, tìm kiếm
nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng và từ đó đề xuất các biện pháp để giảm thiểu
nguy cơ trên bệnh nhân [27], [33],[45],[50].
Thực hành thuốc ở vị trí cuối cùng của quá trình dùng thuốc cho bệnh nhân,
vì vậy các sai sót xảy ra khi thực hành thuốc có nhiều khả năng gây hại cho bệnh
nhân. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khả năng một bệnh nhân gặp biến
1


cố bất lợi trong bệnh viện cao hơn so với các nước phát triển [53]. Kết quả từ một
số nghiên cứu bước đầu cho thấy tỷ lệ ME liên quan đến thực hiện thuốc của điều
dưỡng dao động từ 37,7% đến 68,6% liều/lượt thuốc [5],[6]. Vì vậy, phát hiện sai
sót thuốc để tìm ra nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục và quản lý đang là mối
quan tâm của nhiều bệnh viện hiện nay. Các nghiên cứu can thiệp trong việc làm
giảm nguy cơ sai sót còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi.
Bệnh viện đa khoa Vân Đình là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y Tế Hà
Nội, có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân khu vực phía Nam Thành
phố Hà Nội. Năm 2018 bệnh viện tiếp nhận 24.650 bệnh nhân vào điều trị nội trú và
để góp phần tích cực vì lợi ích trong điều trị bệnh nhân, vấn đề phát hiện sai sót
thuốc trong điều trị đã được bệnh viện ưu tiên tìm hiểu và giải quyết.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Triển khai
can thiệp của dược sĩ trong thực hành thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện
đa khoa Vân Đình năm 2019” với các mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ sai sót trong thực hành thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh
viện đa khoa Vân Đình năm 2019.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trong thực hành thuốc tại Khoa Nội
Tổng Hợp Bệnh viện đa khoa Vân Đình năm 2019.
Với kết quả của đề tài, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm sai sót
trong thực hành thuốc, sử dụng thuốc hợp lý an toàn hơn giảm hậu quả đáng tiếc
xảy ra trên bệnh nhân.


2


Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện tại Việt Nam
Theo thông tư số 23/2011/TT-BYT về “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở
y tế có giường bệnh”, quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện chỉ rõ trách nhiệm
của thầy thuốc, dược sĩ và điều dưỡng viên liên quan đến việc dùng thuốc cho bệnh
nhân. Thầy thuốc có trách nhiệm chỉ định thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc cho
bệnh nhân. Dược sĩ bệnh viện có trách nhiệm cập nhật thông tin thuốc và hướng dẫn
sử dụng thuốc cho thầy thuốc, điều dưỡng viên và người bệnh. Điều dưỡng viên
trong bệnh viện có trách nhiệm cho người bệnh dùng, hướng dẫn người bệnh dùng
thuốc đảm bảo đúng cách, đúng thời gian và đủ liều. Bộ ba thầy thuốc, dược sĩ và
điều dưỡng là một hệ thống chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp trong bệnh viện [1].
Quy trình sử dụng thuốc trong bệnh viện bao gồm nhiều giai đoạn và có thể
xảy ra sai sót thuốc ở bất kỳ giai đoạn nào. Có thể khái quát quy trình dùng thuốc
hiện nay trong các bệnh viện như sau:
Thầy thuốc kê đơn và chỉ định điều trị
Thầy thuốc có trách nhiệm khám bệnh, chẩn đoán sau đó chỉ định sử dụng
thuốc hoặc ngưng thuốc cho bệnh nhân và theo dõi điều trị. Nội dung chỉ định gồm:
tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng trong một lần, số lần dùng trong 24 giờ,
khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng và các chú
ý đặc biệt khác.
Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc tại khoa lâm sàng
Điều dưỡng viên tổng hợp thuốc, hóa chất từ bệnh án vào sổ tổng hợp thuốc
hàng ngày. Sau đó tổng hợp thuốc dùng của cả khoa vào phiếu lĩnh thuốc, phiếu
lĩnh hóa chất và phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao. Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng
khoa hoặc thầy thuốc được trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản phê duyệt.
Khoa Dược tổ chức cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc

Công tác này hiện nay thường bao gồm: việc kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh
thuốc; tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh; phát thuốc kịp
thời để người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian. Thuốc cấp phát lẻ không còn
nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín và có nhãn ghi: tên thuốc,
3


nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Thực hiện chức năng thông tin thuốc cho lực lượng
điều trị về tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn,
liều dùng, chỉ định, giá tiền, lượng tồn trữ.
Điều dưỡng tiến hành thực hành thuốc tại khoa lâm sàng
Đây là giai đoạn đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân để điều trị.
Trước khi đưa thuốc
Công khai thuốc dùng hàng ngày. Kiểm tra thuốc gồm có: tên thuốc, nồng độ
(hàm lượng), liều dùng trong một lần, số lần dùng trong 24h, khoảng cách giữa các
lần, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh. Kiểm tra hạn dùng và
chất lượng cảm quan của thuốc. Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như
chỉ định sử dụng thuốc quá liều quy định, đường dùng không hợp lý hoặc dùng
nhiều thuốc gây tương tác, điều dưỡng viên báo cáo với bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ
trực.
Chuẩn bị thuốc và các phương tiện y tế cần thiết:
* Chuẩn bị đủ phương tiện cho người bệnh dùng thuốc: khay thuốc, nước
uống hợp vệ sinh, lọ đựng thuốc uống theo từng giờ cho bệnh nhân.
* Chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc đối với thuốc
tiêm.
* Chuẩn bị dung dịch tiêm cho người bệnh phải pha đúng dung môi, đủ thể
tích và theo quy định của nhà sản xuất.
Trong khi đưa thuốc
Đảm bảo 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường
dùng, đúng thời gian. Trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát

hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.
Sau khi đưa thuốc
Điều dưỡng viên theo dõi thường xuyên người bệnh.
Ghi cụ thể số thuốc đã điều trị cho mỗi người bệnh. Mỗi khi thực hiện xong
một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện [1].

4


1.2. Tổng quan về sai sót trong sử dụng thuốc.
1.2.1. Khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Sai sót liên quan đến thuốc được sử
dụng trong các nghiên cứu khác nhau. Định nghĩa thông dụng và được chấp nhận
rộng rãi trên thế giới hiện nay về sai sót liên quan đến thuốc (Medication Error–
ME) là định nghĩa của Hội đồng Điều phối Quốc gia Hoa Kì về Báo cáo và phòng
tránh sai sót liên quan đến thuốc (National Coordinating Council for Medication
Error Reporting and Prevention– NCC MERP): “Sai sót trong sử dụng thuốc là bất
kì biến cố có thể phòng tránh nào có khả năng gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng
thuốc không hợp lý, hoặc gây hại cho bệnh nhân trong khi thuốc được kiểm soát bởi
nhân viên y tế, bệnh nhân, hoặc người tiêu dùng. Các biến cố như vậy có thể liên
quan tới thực hành chuyên môn, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, quy trình và hệ
thống bao gồm: kê đơn và quá trình chuyển giao đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói và
danh pháp; pha chế, cấp phát và phân phối; quản lý, giám sát và sử dụng thuốc trên
người bệnh” [40].
Những năm 1960, nghiên cứu về sai sót liên quan đến thuốc của Barker và
McConnell đã chứng minh với mỗi 100 liều thuốc được thực hiện thì có khoảng 16
sai sót [19]. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sai sót liên quan đến thuốc là khá phổ
biến (hầu như cứ 5 liều thuốc được thực hiện thì xảy ra 1 sai sót), 7% các sai sót
được nhận thấy rằng có khả năng gây hại tới bệnh nhân [17].
1.2.2. Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc.

Có nhiều bước trong quy trình sử dụng thuốc, từ khi một thuốc được kê đơn
đến khi bệnh nhân nhận thuốc, tương ứng cũng có nhiều cách phân loại sai sót trong
sử dụng thuốc [29]. Sai sót trong sử dụng thuốc có thể được phân loại theo các giai
đoạn của quá trình sử dụng thuốc mà trong đó sai sót xảy ra, hay có thể phân loại
sai sót trong sử dụng thuốc theo loại sai sót hoặc mức độ ảnh hưởng của sai sót đối
với bệnh nhân.
Phân loại sai sót theo giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc được phân loại theo từng giai đoạn trong quá
trình sử dụng thuốc cụ thể gồm có [37]:
5


Sai sót trong kê đơn
Sai sót trong cấp phát
Sai sót trong thực hành thuốc
Sai sót trong giám sát
Sai sót trong quá trình sao chép
Phân loại sai sót theo loại sai sót gặp phải
Theo nhiều tài liệu [8],[12],[21], sai sót trong quá trình sử dụng thuốc có thể
được phân loại như sau: thời gian không chính xác, thuốc không chính xác, bệnh
nhân không chính xác, đường dùng không chính xác, liều lượng không chính xác,
kỹ thuật không chính xác khi sử dụng, dạng bào chế không chính xác và các sai sót
khác ...
Phân chia theo mức độ nghiêm trọng của sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ bước nào của quá trình sử
dụng thuốc nhưng kết quả của những sai sót này có mức độ ảnh hưởng đối với bệnh
nhân là khác nhau, nó có thể từ nguy cơ tối thiểu (hoặc không gây nguy cơ) cho
bệnh nhân đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Việc phân loại sai sót trong sử
dụng thuốc theo mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng phải dựa trên các tiêu chí được
xác định. Mặc dù đều xác định mức độ ảnh hưởng của các sai sót tới bệnh nhân từ

mức không ảnh hưởng đến cao nhất là các sai sót có thể gây tử vong cho bệnh nhân
nhưng nhìn chung các nghiên cứu không thống nhất về cách phân loại, có nghiên
cứu phân thành 3 mức, 4 mức, 5 mức hay thậm chí 9 mức, có nghiên cứu phân loại
theo thang điểm sau đó quy đổi thành mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
1.2.3. Sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc
Rõ ràng, điều trị bằng thuốc không thể thành công trừ khi quá trình kê đơn cấp
phát và thực hành thuốc được thực hiện đúng. Các sai sót có thể xảy ra ở bất cứ giai
đoạn nào của quá trình sử dụng thuốc. Mặc dù theo một số nghiên cứu, thực hành
không phải giai đoạn gặp sai sót nhiều nhất [37]. Tuy nhiên, các sai sót ở giai đoạn
khác thường được phát hiện trước khi có tác động đến bệnh nhân (48% lỗi kê đơn
được ngăn chặn), không giống như các sai sót gặp phải ở giai đoạn thực hành, chỉ
có chưa đến 2% các sai sót được phát hiện và ngăn chặn [22].
6


Thực hành thuốc thường là công việc có nguy cơ xảy ra sai cao nhất trong
thực hành của điều dưỡng. Thực hành với "năm đúng" (đưa đúng liều của đúng
thuốc cho đúng bệnh nhân vào đúng thời điểm bằng đường dùng đúng) là nền tảng
để giảm thiểu sai [35]. Thực hành thuốc ở vị trí cuối cùng của quá trình dùng thuốc
cho bệnh nhân, vì vậy, nếu các sai sót xảy ra khi thực hành thuốc có nhiều khả năng
gây nguy hại cho bệnh nhân hơn. Do đó cần đặc biệt thận trọng trong giai đoạn thực
hành thuốc cho bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể gặp phải.
Thực hành các thuốc đường tĩnh mạch là một quá trình đặc biệt phức tạp trong
đó các sai thường xuyên xảy ra và có khả năng gây ra những tác động nguy hiểm
cho bệnh nhân [47]. Sai sót thường gặp khi thực hành các thuốc đường tĩnh mạch
được xác định là cố tình vi phạm các hướng dẫn khi tiêm tĩnh mạch nhanh hơn so
với thời gian khuyến cáo từ 3 đến 5 phút.
Khái niệm sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc
Sai sót trong thực hành thuốc được xác định như một sự sai lệch trong việc
chuẩn bị hoặc thực hiện của một loại thuốc so với đơn của bác sĩ, hoặc hướng dẫn

của nhà sản xuất, các văn bản của bệnh viện, các tài liệu chuyên môn
[8],[25],[36],[44].
Phân loại các sai sót trong thực hành thuốc
Dựa vào các nghiên cứu đã công bố về sai sót và các loại sai sót trong thực
hành thuốc chúng tôi xây dựng tổng quan phân loại sai sót trong thực hành thuốc
như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1.Tổng quan phân loại các sai sót trong thực hành thuốc.
Tên sai sót

Mô tả sai sót

Giai đoạn chuẩn bị thuốc
Sai thuốc

Chuẩn bị một loại thuốc khác so với chỉ định của bác sỹ [26]

Sai do dùng

Việc thực hành một liều thuốc không được bác sỹ chỉ định cho bệnh

thuốc không

nhân [8], [15], [31], [32].

được kê đơn
Sai do sai

Sai sót này có thể là sai thuốc đối với bệnh nhân nhận được liều

7



bệnh nhân

thuốc và là một sai sót do bỏ lỡ thuốc với bệnh nhân được chỉ định
nhưng không nhận được thuốc này.

Sai do dùng

Chuẩn bị một loại thuốc hết hạn sử dụng hoặc tính chất vật lý/hóa

thuốc hỏng

học của dạng bào chế đã bị thay đổi, hay do dùng thuốc không được
bảo quản cẩn thận trong nhiệt độ thích hợp nên dạng bào chế bị thay
đổi [8].

Sai do thêm

Được ghi nhận nếu một bệnh nhân được dùng thêm 1 liều thuốc

liều

vượt mức tổng số lần được chỉ định bởi bác sỹ [8], [31] hoặc được
dùng thêm 1 liều thuốc khi bác sỹ đã dừng chỉ định [8], [15], [32].
Ví dụ, nếu một bệnh nhân được chỉ định 1 thuốc dùng 1 lần vào
buổi sáng nhưng bệnh nhân được nhận thêm 1 lần vào buổi tối, khi
đó tính là 1 lỗi sai do thêm liều [24]

Sai liều


Xảy ra khi bệnh nhân được nhận một lượng thuốc lớn hơn hay nhỏ
hơn so với liều được chỉ định [8].
Với thuốc dạng viên (viên nén) sai liều được tính khi sai số lượng
đối với dạng định sẵn [15], [32] nếu việc chuẩn bị một nửa viên nén
bằng cách tách đôi viên nén thì khi đó tính là 1 sai sót do sai liều bởi
vì có bằng chứng cho thấy rằng thuốc phân bố không đều trong mỗi
viên [24]. Với dạng thuốc khí dung hay chất lỏng uống thì sai liều
xảy ra khi nhiều hơn hay ít hơn 17% so với liều được chỉ định dựa
trên sự phán xét của người quan sát sự phán xét của người quan sát
phải dựa trên thiết bị đo lường được quy định, ví dụ vạch chia của
bơm tiêm hay cốc đong [15], [20], [32], hay nhỏ giọt bằng thiết bị
đếm giọt [15]. Đối với thuốc tiêm thì giới hạn đánh giá sai sót sẽ
nhỏ hơn hay lớn hơn 10% so với được chỉ định. Sai liều được ghi
nhận với thuốc mỡ/thuốc bôi, thuốc tác dụng tại chỗ và các thuốc
tương tự chỉ khi liều đã được chỉ định cụ thế số lượng bởi bác sỹ (ví
dụ, chiều dài của thuốc mỡ) [15], [32].

Sai dạng bào Sử dụng một dạng bào chế khác so với sự kê đơn của bác sĩ [8],

8


chế

[15], [31], [32]. Không tính sai dạng bào chế nếu bệnh nhân có nhu
cầu đặc biệt cần phân phối dưới dạng thuốc thay thế (ví dụ: dạng
thuốc lỏng được dùng với các loại ống thông mũi dạ dày). Với một
thuốc dạng viên nén kiểm soát giải phóng, nếu thời gian giải phóng
bị phá hủy thì một sai sót do sai dạng bào chế sẽ được tính [31].

Trường hợp viên nén bị nghiền nát thì không được coi là sai sót do
sai dạng bào chế vì thiếu thông tin về sự ảnh hưởng của việc nghiền
nát viên thuốc tới tác dụng của viên nén [32].
Ví dụ, bác sĩ chỉ định aspirin viên bao tan trong ruột nhưng lại dùng
aspirin dạng không bao [15], [32]; chỉ định một dạng hỗn dịch
nhưng được dùng một dạng viên nén [32].

Sai kỹ thuật

Kỹ thuật chuẩn bị thuốc không đúng quy trình hay bỏ lỡ thao tác khi

chuẩn bị

chuẩn bị thuốc [32] (so với hướng dẫn của nhà sản xuất, quy trình

thuốc

bệnh viện [41]).
Sai kỹ thuật chuẩn bị thuốc bao gồm sai sót do sai dung môi pha
loãng, sai dung môi hoàn nguyên; sai thể tích pha loãng hoặc sai thể
tích dung môi hoàn nguyên, tương kỵ giữa các thuốc trộn cùng [41].

Giai đoạn dùng thuốc
Bỏ lỡ thuốc

Được ghi nhận nếu một bệnh nhân không được dùng một liều thuốc
trước khi liều tiếp theo được chỉ định [15], [19], [32].
Sai sót được loại trừ khi: bệnh nhân từ chối dùng thuốc [32] hoặc
không sử dụng thuốc vì nhận thấy có chống chỉ định. Nếu có lý do
rõ ràng thì nên ghi vào hồ sơ. Ví dụ, bệnh nhân không được dùng

thuốc trước khi đi phẫu thuật. Sai sót được phát hiện bằng cách so
sánh các thuốc dùng cho bệnh nhân tại một thời điểm nhất định với
liều đáng ra nên được cho bệnh nhân dùng tại thời điểm đó dựa trên
đơn bác sĩ kê và các hướng dẫn chuẩn [15], [32]. Một sai sót sẽ
được tính nếu không có lý do rõ ràng [32].

Sai thời gian Xảy ra khi bệnh nhân không được dùng thuốc trong một khoảng

9


thời gian được xác định trước [8]. Xảy ra khi thực hành 1 liều thuốc
nhiều hơn 30 phút (hoặc 60 phút phụ thuộc vào đường dùng) [31],
hoặc 60 phút [32], hoặc 90 phút tùy từng bệnh viện [24] trước hoặc
sau thời điểm được chỉ định, trừ khi có lý do hợp lệ [31], [32]. Bởi
vì có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ nghiêm trọng của sai
sót do sai thời gian. Các lý do được chấp nhận bao gồm trường hợp
bác sỹ yêu cầu bệnh nhân không được cho bất cứ thứ gì vào miệng
hoặc trường hợp bệnh nhân phải tiến hành các xét nghiệm khác hoặc
phải phẫu thuật sau đó [31], [32]. Khoảng thời 30 phút được dùng
đánh giá cho những thuốc được chỉ định dùng trước, trong hay sau
bữa ăn [15].
Nếu bác sỹ không chỉ định thời điểm dùng thuốc thì không tính sai
sót do sai thời gian cho đến khi liều thứ hai được nhận. Liều đầu
tiên được nhận theo lịch trình chuẩn thiết lập lịch trình có hiệu lực,
và liều tiếp theo trong các ngày giống nhau sau đó có thể đánh giá
sai sót do sai liều [32].
Barker và cộng sự [16] giải thích rằng khoảng thời gian trung bình
nên được dựa trên các phép đo lường về thời gian trung bình được
chỉ định cho việc hoàn thành một liều thuốc bởi một điều dưỡng.

Nhiều tác giả xác nhận rằng 9 điều dưỡng được quan sát trong các
nghiên cứu của họ đều có thể chuẩn bị và dùng tất cả các liều thuốc
trong đơn nguyên có khoảng 30 – 40 giường bệnh trong khoảng 60
phút. Mặc dù, khoảng thời gian được chấp nhận là ± 30 phút so với
thời điểm thực hành thuốc theo giờ chuẩn được ghi nhận trong quy
trình bệnh viện.
Sai đường

Xảy ra khi một thuốc được đưa vào qua một vị trí hay nơi khác trên

dùng

cơ thể bệnh nhân so với chỉ định của bác sỹ [8], [15], [31] [32].
Ví dụ: bệnh nhân được uống một loại thuốc được kê tiêm bắp.
Thuốc được đưa sai vị trí cũng được tính trong loại sai sót này (ví

10


dụ: thuốc chỉ định dùng cho mắt trái được sử dụng cho mắt phải)
[15], [32].
Sai kỹ thuật

Là một thao tác tiến hành không phù hợp hoặc sử dụng kỹ thuật

dùng thuốc

không phù hợp khi dùng 1 thuốc [32], [41].

Sai tốc độ


Xảy ra đối với các thuốc tiêm truyền tĩnh mạch ở dạng lỏng [8].
Xảy ra khi thực hiện một liều thuốc dưới 3 phút hoặc trên 5 phút
(với 1 liều bolus) đối với thuốc tiêm tĩnh mạch, hoặc lớn hay nhỏ
hơn 15% tốc độ được chỉ định đối với đường truyền tĩnh mạch (với
một liều thuốc truyền tĩnh mạch) [41].

Tương kỵ

Được ghi nhận nếu có thông tin về tương kỵ ít nhất ở 1 trong số 4
tài liệu sau: Handbook on Injectable Drugs, 15th edition; AHFS
Drug Information 2009; Dược thư quốc gia Việt Nam tái bản lần 2
và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất [41].

Lỗi sai khác

Bất kỳ sai sót nào không thuộc các sai sót trên [8].
Ví dụ, cho bệnh dùng thuốc Ibuprofen khi bệnh nhân đang đói/dạ
dày rỗng [7], [9].

Nguyên nhân của các sai sót liên quan đến thuốc.
Nhiều trường hợp nhận định sai sót theo quan điểm quy kết trách nhiệm cho
một cá nhân nào đó gây ra, tuy nhiên trên thực tế mỗi sai sót xảy ra đều có ít nhiều
liên quan đến những thiếu sót của hệ thống và có nguy cơ xảy ra sai sót tương tự
trong tương lai nếu vấn đề đó không được nhìn nhận tổng thể. Một cách tiếp cận có
hệ thống nguyên nhân gây ra sai sót, tạo cơ sở hình thành cách phòng tránh sai sót
được đưa ra bởi Viện thực hành an toàn thuốc Hoa Kỳ (ISMP – Institute for Safe
Medication Practices). Các sai sót mang tính chất hệ thống cần được chỉ ra và thông
qua sự nỗ lực chung của nhiều bên liên quan do các sai sót này xuất phát từ những
điểm yếu và hạn chế của tổ chức, đơn vị [32].

* Mười yếu tố chính của hệ thống có ảnh hưởng lớn đến việc dùng thuốc do
Viện thực hành thuốc Hoa Kỳ xác định bao gồm:

11


- Thông tin bệnh nhân không đầy đủ: Cần phải biết rõ thông tin bệnh nhân như
tuổi, giới tính, cân nặng, dị ứng, chẩn đoán bệnh, tình trạng có thai và những thông
tin giám sát bệnh nhân như giá trị xét nghiệm, mạch, nhiệt độ, huyết áp…
- Thông tin về thuốc chưa đủ: Để hạn chế nguy cơ sai sót hoặc tác dụng bất lợi
của thuốc, cán bộ y tế phải được cập nhật thông tin mới nhất của thuốc dưới mọi
hình thức khác nhau: ví dụ, tài liệu tham khảo, các protocol dùng thuốc, hệ thống
thông tin trên máy tính, các hoạt động can thiệp của dược sĩ lâm sàng…
- Giao tiếp giữa các nhân viên y tế về thuốc còn hạn chế: cần thiết lập chế độ
làm việc nhóm, loại trừ rào cản giao tiếp, tiêu chuẩn hóa quy trình kê đơn và sử
dụng thuốc, trao đổi thông tin thuốc hạn chế hiểu lầm.
- Ghi nhãn thuốc không rõ ràng, thiếu nhãn thuốc, hoặc nhãn thuốc và bao bì
nhìn giống nhau đọc giống nhau: Cần thực hiện những bước hạn chế sai sót
- Tiêu chuẩn hóa, bảo quản và phân phối thuốc không hợp lí: Nhiều sai sót có
thể phòng ngừa nếu hạn chế những điểm bất hợp lí khi bảo quản và phân phối thuốc
cần sắp xếp và bảo quản thuốc ngăn nắp đúng chủng loại, tác dụng, hạn chế tiếp cận
những thuốc có nguy cơ cao, những hóa chất độc hại và phân phối cấp phát kịp thời.
- Các dụng cụ, phương tiện cấp phát/đưa thuốc không đạt tiêu chuẩn, thiếu
sót hoặc không an toàn: Một số trang thiết bị cấp phát/ đưa thuốc không đạt chuẩn
làm gia tăng sai sót chứ không loại trừ nguy cơ sai sót. Cần đánh giá tính an toàn
của các thiết bị trước khi mua, hạn chế sự đa dạng về chủng loại để nhân viên y tế
làm quen và thích nghi với thiết bị.
- Các yếu tố về môi trường, nhân viên y tế thiếu hụt: ánh sáng, khu vực làm
việc lộn xộn, ồn ào, bị xen ngang, bệnh nhân cần nhiều chăm sóc y tế và hoạt động
liên tục, cản trở sự tập trung của cán bộ y tế trong quá trình sử dụng thuốc cũng làm

tăng sai sót, sự thiếu hụt nhân viên y tế dẫn tới quá tải trong công việc, lịch làm việc
dày mệt mỏi, căng thẳng cũng gây ra nhiều loại sai sót.
- Năng lực và sự đào tạo nhân viên: Thiếu hiểu biết về các quy tắc trong thực
hành thuốc, về đánh giá tình trạng và theo dõi người bệnh, nhân viên mới thiếu kinh
nghiệm, chưa thành thạo các quy trình làm việc, phân công công việc chưa phù
hợp… Mặc dù chỉ áp dụng biện pháp đào tạo nhân viên là cách tiếp cận chưa đầy đủ
12


để giảm được sai sót, nhưng biện pháp này vẫn đóng vai trò quan trọng khi kết hợp
với các chiến lược giảm thiểu sai sót khác dựa trên hệ thống. Các hoạt động có hiệu
quả nhất bao gồm việc đánh giá liên tục khả năng của cán bộ y tế và đào tạo về các
thuốc mới, các thuốc ngoài danh mục, thuốc có nguy cơ cao và dự phòng sai sót.
- Giáo dục bệnh nhân hiểu biết về thuốc chưa thấu đáo: Người bệnh không
hiểu thông tin các thuốc họ đang dùng do hướng dẫn không đầy đủ, không nhớ cách
sử dụng… Bệnh nhân có vai trò then chốt trong việc dự phòng sai sót nếu được
hướng dẫn về các thuốc mà họ sử dụng, được khuyến khích đặt câu hỏi liên quan
đến thuốc đang dùng và tìm kiếm câu trả lời phù hợp. Những bệnh nhân biết được
tên thuốc, liều dùng của thuốc, lý do sử dụng của từng thuốc họ dùng, cách dùng,
hình dáng loại thuốc và tác dụng của thuốc, là những người có cơ hội rất tốt để hạn
chế sai sót. Cán bộ y tế cần giáo dục bệnh nhân để bảo vệ bản thân họ khỏi những
sai sót, và sử dụng thuốc an toàn.
- Thiếu quy trình chất lượng và kiểm soát nguy cơ: Thiếu kiến thức chuyên
môn một cách hệ thống, sợ trách nhiệm, sợ bị phạt… Các cơ sở y tế cần triển khai
những hệ thống phát hiện, báo cáo, phân tích và giảm thiểu nguy cơ sai sót liên
quan đến thuốc. Cần xây dựng môi trường an toàn không trách phạt để khuyến
khích thảo luận, xác định các giải pháp hiệu quả tác động lên hệ thống để giảm
thiểu sai sót. Cần có những chiến lược kiểm tra chất lượng, hỗ trợ kiểm tra chéo đối
với những thuốc có nguy cơ cao và những quy trình dễ bị sai sót để thúc đẩy việc
phát hiện và sửa chữa sai sót trước khi chúng gây hại cho bệnh nhân [7], [32].

* Điểm hạn chế trong các yếu tố thuộc về hệ thống đến sử dụng thuốc nói trên
là những yếu tố dẫn đến sai sót liên quan đến thuốc. Hiệp hội dược sĩ bệnh viện Hoa
Kỳ (ASHP) đã xác định các yếu tố nguy cơ liên quan tới xảy ra các sai sót liên quan
đến thuốc như sau [7], [10]:
- Thời điểm giao ca: giao ca ngày và tối
- Nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức
- Dịch vụ y tế với những nhu cầu hay đối tượng đặc biệt ví dụ như nhi khoa
hay chuyên khoa ung bướu
- Nhiều thuốc dùng trên một bệnh nhân
13


- Yếu tố môi trường như quá ồn, ánh sáng kém, công việc thường xuyên bị
gián đoạn
- Áp lực và công việc quá tải đối với một nhân viên
- Giao tiếp kém giữa các cán bộ y tế
- Dạng bào chế: thường gặp sai sót nhiều hơn với dạng tiêm truyền
- Nhóm thuốc: thường gặp sai sót nhiều hơn với một số nhóm thuốc như các
kháng sinh
- Hệ thống phân phối thuốc: hệ thống phân liều đơn vị thường ít gặp sai sót
hơn
- Bảo quản thuốc không phù hợp
- Tính toán: sai sót tăng lên khi phải thực hiện tính toán phức tạp và thường
xuyên hơn
- Viết tay quá xấu, cho thuốc bằng lời
- Thiếu những chính sách và quy trình hiệu quả
- Hệ thống giám sát và quản lý kém
* Kỹ thuật phát hiện sai sót:
Có 6 kỹ thuật thường dùng để phát hiện ra sai sót trong thực hành thuốc và các
biến cố bất lợi của thuốc (Adverse drug event – ADE) [32]:

- Tự báo cáo – giấu tên (Anonymous Self – report);
- Báo cáo biến cố xảy ra, gồm cả báo cáo tự nguyện (Incident Report);
- Kỹ thuật phân tích biến cố nghiêm trọng (Critical – Incident technique);
- Tổng hợp hồ sơ bệnh án (Chart review);
- Giám sát dựa trên máy tính (Computer – assisted mornitoring);
- Kỹ thuật quan sát trực tiếp (Direct observation).
Một số kỹ thuật khác bao gồm kỹ thuật tự báo cáo sử dụng phương pháp
phỏng vấn; chú ý đến các nhóm thuốc để lắng nghe các dấu hiệu của việc xảy ra sai
sót; phát hiện bỏ sót thuốc bằng cách xem lại các ô chia thuốc; xét nghiệm nước tiểu
để tìm bằng chứng về bỏ lỡ thuốc hay dùng thuốc không được chỉ định; kiểm tra
giấy chứng tử; báo cáo sự thay đổi của điều dưỡng tham dự.
* Kỹ thuật quan sát trực tiếp
14


Kỹ thuật quan sát trực tiếp được phát triển bởi Barker và McConnell [14].
Người quan sát được đào tạo sẽ đi theo điều dưỡng viên và chứng kiến việc chuẩn
bị và dùng mỗi liều thuốc, đồng thời ghi chú lại chi tiết tất cả những gì thực sự nhìn
thấy. Những ghi chú sau đó sẽ được đối chiếu với y lệnh của người kê đơn hoặc với
y văn, nếu có sự khác biệt thì một sai sót sẽ được tính. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi
hỏi người quan sát không được tiết lộ mục đích thực sự của nghiên cứu [18], [19].
Ưu điểm
Kỹ thuật quan sát trực tiếp có tính hiệu lực cao. Tránh được ảnh hưởng do
thiếu nhận thức về sai sót, không dám nhận sai sót để báo cáo sai sót, sai số do nhớ
lại, kỹ năng giao tiếp kém. Một lượng lớn dữ liệu được thu thập, gấp 24 lần so với
kỹ thuật tổng hợp hồ sơ bệnh án và 456 lần so với kỹ thuật báo cáo biến cố. Kỹ
thuật quan sát trực tiếp có thể phát hiện ra nhiều sai sót, nhiều loại sai sót hơn ở
cùng một đơn vị công việc trong cùng một đơn vị thời gian hơn các phương pháp
khác đồng thời kỹ thuật này có thể tìm ra được nguyên nhân để từ đó đưa ra biện
pháp phòng tránh các sai sót này [32].

Hạn chế
Đòi hỏi người quan sát phải có một thể chất và tinh thần tốt. Chi phí đắt vì
người quan sát phải được đào tạo những kiến thức về sức khỏe chuyên môn, tên
thuốc, sự xuất hiện và khả năng đọc được chỉ định của người kê đơn, về quy trình
chuẩn bị và dùng thuốc đúng để có thể phát hiện và phân loại các sai sót. Để giảm
thiểu ảnh hưởng của người quan sát đến đối tượng quan sát (điều dưỡng), người
quan sát phải công bằng và tế nhị. Barker và cộng sự đã kiểm tra ảnh hưởng của
người quan sát đến đối tượng quan sát và giám sát tỉ lệ sai sót của điều dưỡng trong
5 ngày liên tiếp. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự có mặt của người quan sát không ảnh
hưởng đến tỉ lệ sai sót. Lo ngại rằng người quan sát sẽ làm cho đối tượng được quan
sát (điều dưỡng) sẽ thấy lo lắng hơn (tăng tỷ lệ sai sót) hay cẩn thận hơn (giảm tỷ lệ
sai sót) [16]. Dean và Barber đã xác định kết quả này [13]. Nếu người quan sát công
bằng và tế nhị thì đối tượng quan sát sẽ nhanh chóng cư xử lại bình thường. Để hạn
chế sai lệch của người quan sát các nghiên cứu thường lựa chọn người quan sát có
kinh nghiệm như dược sĩ và điều dưỡng [18].
15


Tóm lại, nguyên nhân của sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc bao gồm
sự thiếu nhận thức về rủi ro có thể gặp phải, thiếu quy trình hợp lý và các thiết bị
cần thiết, không kiểm tra thông tin của bệnh nhân trước khi sử dụng, lưu trữ chế
phẩm tương tự trong cùng khu vực, không đủ số lượng nhân viên, nhân viên không
được đào tạo và không duy trì khả năng tập trung khi thực hành, không kiểm tra thứ
tự thực hiện thuốc và nhãn cảnh báo không đầy đủ, thiếu kiểm tra độc lập bởi dược
sĩ thứ hai trước khi thực hiện thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc ít quen thuộc
hoặc đòi hỏi thiết bị chuyên dụng có thể dẫn tới sai sót hơn, Các thuốc cần nhiều
bước trong quá trình sử dụng thuốc cũng có thể có tỷ lệ mắc lỗi cao hơn. Các yếu tố
như môi trường tiếng ồn, ánh sáng buồng bệnh cũng góp phần vào lỗi sai sót thực
hành thuốc [10],[39].
Để hạn chế cơ hội xảy ra sai sót khi chuẩn bị và thực hiện thuốc, có thể giảm

thiểu các bước trong quy trình, cần có quy trình hướng dẫn tiêm phù hợp và sử dụng
các thiết bị kiểm soát tốc độ tiêm truyền [43], cải thiện chất lượng đào tạo nhân
viên, sử dụng các sản phẩm được chuẩn bị sẵn từ công ty dược [39], giới thiệu và
hướng dẫn các chương trình đào tạo cho điều dưỡng. Các nghiên cứu đã khẳng định
rằng đào tạo, xây dựng quy trình chuẩn và các hướng dẫn là cách tiếp cận thành
công để giảm thiểu tỉ lệ các sai sót liên quan đến thuốc, đặc biệt trong môi trường
thực hành có nguồn lực hạn chế [38],[42],[46]. Ngoài ra, kiểm tra chéo giữa hai
nhân viên y tế trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc cũng là một kỹ thuật thiết
yếu để giảm thiểu các sai sót liên quan đến thuốc [49].

16


Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên các quan sát trực tiếp quá trình thực hành
thuốc trên bệnh nhân của điều dưỡng tại Khoa Nội tổng hợp, bệnh viện đa khoa Vân
Đình.
Một quan sát là những ghi nhận của người quan sát liên quan đến việc sử dụng
một liều thuốc trên một bệnh nhân tính từ khi điều dưỡng chuẩn bị liều thuốc đó
theo y lệnh cho đến khi điều dưỡng kết thúc việc thực hành thuốc của mình. Đối với
một số đường dùng (thuốc uống, thuốc khí dung) điều dưỡng có thể hoàn thành việc
thực hành thuốc ở khâu chuẩn bị và được coi là kết thúc quan sát. Việc dùng thuốc
sau đó được thực hiện bởi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các quan sát thực hành thuốc trên các bệnh nhân đã được lựa chọn trước
để đảm bảo việc thực hiện nghiên cứu được thuận tiện (cùng đơn nguyên, tức là
cùng một xe thực hành thuốc của điều dưỡng).


2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những quan sát nằm ngoài thời gian quan sát của người nghiên cứu.
- Những quan sát mà vì những lý do nào đó không thể thực hiện được: cấp
cứu, phòng cách li, điều dưỡng từ chối cho quan sát v.v…).

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm quan sát: nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Nội Tổng hợp.
Thời gian quan sát: từ 8h-16h30 mỗi ngày. Người quan sát không có mặt tại
khoa từ 12h đến 13h30. Nghiên cứu tiến hành trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thời gian từ 19/8/2019 đến 16/9/2019.
- Giai đoạn 2: thời gian từ 21/10/2019 đến 08/11/2019.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang

17


×