Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

triển khai nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn sử dụng kháng sinh trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện hữu nghị việt xô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ TRUNG LÂM

TRIỂN KHAI NHÓM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
VỀ KÊ ĐƠN SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ
DỤNG KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT XÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ TRUNG LÂM

TRIỂN KHAI NHÓM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
VỀ KÊ ĐƠN SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ
DỤNG KHÁNG SINH


TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT XÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ 8720205
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Vân Anh

HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời chân thành cảm
ơn đến cô TS. Lê Vân Anh (Trưởng Khoa Dược - Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô),
người thầy luôn dành rất nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Dược lâm sàng, Bộ môn
Dược lực đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin đặc biệt gửi lời chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Phạm Thúy Vân
(Phó trưởng Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội, Trưởng Đơn vị
Dược lâm sàng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô), Ths. Nguyễn Thị Thu Thủy (Giảng
viên Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội), các anh chị đồng
nghiệp tại Đơn vị Dược lâm sàng - Khoa Dược, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã luôn
nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, lãnh đạo và nhân viên
phòng Kế hoạch tổng hợp, các thành viên tổ chuyên gia trong Ban giám sát sử dụng
kháng sinh (Ban AMS) Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng luôn biết ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học,
các bộ môn khác của trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đã luôn bên cạnh
động viên, chăm sóc, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2020
Học viên

Lê Trung Lâm


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
1.1.

Tổng quan về chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ........................... 3

1.1.1.

Khái niệm và mục tiêu của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ..... 3

1.1.2. Cấu thành tổ chức thực hiện một chương trình AMS ................................ 5
1.2.

Tổng quan một số bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện chương

trình AMS tại Việt Nam và trên thế giới .............................................................. 11
1.2.1. Tại Việt Nam ............................................................................................ 11

1.2.2. Trên thế giới ............................................................................................. 13
1.2.2.1. Bộ chỉ số đánh giá việc sử dụng thuốc kháng sinh của WHO ................ 13
1.2.2.2. Bộ chỉ số đánh giá chương trình AMS ở các nước thu nhập thấp và trung
bình của WHO ...................................................................................................... 13
1.2.2.3. Các bộ chỉ số trong chương trình AMS của các quốc gia ....................... 13
1.2.2.4. Các bộ chỉ số đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong các nghiên cứu đồng
thuận đa ngành của các chuyên gia y tế ................................................................ 18
1.3.

Tổng quan về chương trình AMS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ........ 26

1.3.1.

Thành lập ban giám sát sử dụng kháng sinh ............................................ 26

1.3.2.

Các hoạt động AMS đã triển khai ........................................................... 27

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................31
2.1.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1 ........................... 31

1.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 31

1.1.2.


Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 31

2.2.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2 ........................... 35

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 38
2.3.

Các công cụ nghiên cứu ........................................................................... 43


2.4.

Một số quy ước trong nghiên cứu ............................................................ 43

2.5.

Xử lý số liệu ............................................................................................. 46

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................48
3.1. Xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn, sử dụng kháng sinh trong chương
trình AMS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ......................................................... 48
3.1.1. Xác định danh mục các tiêu chí đánh giá về kê đơn, sử dụng kháng sinh phù
hợp tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ..................................................................... 48
3.2. Áp dụng nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn sử dụng kháng sinh trong triển khai
chương trình AMS tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô ........................................... 56
3.2.1. Tỷ lệ BN được kê đơn sử dụng kháng sinh ................................................ 56
3.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân được sử dụng kháng sinh ..... 58

3.2.3. Đặc điểm bệnh mắc kèm............................................................................. 58
3.2.4. Số loại thuốc kháng sinh trung bình được kê đơn trên mỗi bệnh nhân ...... 59
3.2.5. Ngày điều trị kháng sinh trung bình (DOT) ............................................... 60
3.2.6. Ngày sử dụng kháng sinh trung bình (LOT) .............................................. 61
3.2.7. Lượng kháng sinh sử dụng (DDD) ............................................................. 62
3.2.8. Chi phí sử dụng kháng sinh ........................................................................ 68
3.2.9. Tỷ lệ kê đơn sử dụng KS phù hợp với hướng dẫn điều trị của bệnh viện .. 69
3.2.10. Tỷ lệ chỉ định KSDP phù hợp với HDSD KSDP của bệnh viện .............. 72
3.2.11. Số liều kháng sinh dự phòng trung bình được kê đơn .............................. 73
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................74
4.1. Bàn luận về xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá kê đơn sử dụng kháng sinh trong
chương trình AMS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ............................................ 74
4.1.1. Bàn luận về xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá kê đơn SDKS .................... 74
4.1.2. Bàn luận về tiến trình triển khai chương trình AMS và phương pháp áp dụng
triển khai các tiêu chí đánh giá đã xây dựng ........................................................ 77
4.2. Bàn luận về kết quả các tiêu chí đánh giá được áp dụng triển khai trong chương
trình AMS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ......................................................... 79
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn sử dụng kháng sinh ..................................... 79
4.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân ở các đợt khảo sát ............................. 80


4.2.3. Số loại thuốc KS trung bình được kê đơn cho mỗi bệnh nhân ................... 80
4.2.4. Ngày điều trị KS trung bình và Ngày sử dụng KS trung bình.................... 81
4.2.5. Lượng kháng sinh sử dụng tính theo DDDs ............................................... 82
4.2.6. Chi phí sử dụng kháng sinh theo phần trăm tổng chi phí thuốc ................. 84
4.2.7. Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn SDKS phù hợp với HDĐT của bệnh viện .. 85
4.2.8. Chỉ định KSDP phù hợp với hướng dẫn sử dụng KSDP của bệnh viện .... 86
4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .................................................. 86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................88
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
1

AMR

Antimicrobial Resistant (Kháng kháng sinh)

2

AMS

Antimicrobial Stewardship (Quản lý sử dụng kháng sinh)

3

AMU

Antimicrobial Usage (Sử dụng kháng sinh)

4

APASWG

Asia Pacific Antimicrobial Stewardship Working Group


5

ASPs

Antimicrobial/Antibiotic Programes (Chương trình quản
lý sử dụng kháng sinh, chương trình AMS)

6

BA

Bệnh án

7

BN

Bệnh nhân

8

BSĐT

Bệnh sử điện tử

9

BYT


Bộ Y tế

10 CĐ

Chỉ định

11 CVC

Central Venous Catheter (Truyền tĩnh mạch trung tâm)

12 CNTT

Công nghệ thông tin

13 DDDs

Defined Daily Doses (Liều kháng sinh sử dụng xác định
hàng ngày)

14 DOT

Days of Therapy (Ngày điều trị kháng sinh)

15 ECDC

European Centre for Disease Prevention and Control
(Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu)

16 EU


European Union (Liên minh châu Âu)

17 HDSD

Hướng dẫn sử dụng

18 HDSDKS

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

19 KS

Kháng sinh

20 KSDP

Kháng sinh dự phòng


TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
21 LOT

Length of Therapy (Thời gian sử dụng kháng sinh = Số
ngày sử dụng kháng sinh)

22 IV-PO

Chuyển đổi kháng sinh đường tiêm (IV) sang uống (PO)

23 QIs


Quality Indicators (Chỉ số chất lượng)

24 QLSDKS

Quản lý sử dụng kháng sinh

25 SDKS

Sử dụng kháng sinh

26 SPS

Strengthening Pharmaceutical Systems (Tăng cường hệ
thống dược phẩm, một dự án của USAID)

27 SIAPS

Systems for Improved Access to Pharmaceuticals and
Services

28 TATFAR

Transatlantic Taskforce on Antimicrobial Resistance

29 TC

Tiêu chí

30 TDM


Therapeutic drug monitoring (Theo dõi thuốc điều trị)

31 US-CDC

United State - Centers for Disease Control and
Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Hoa Kỳ)

32 USAID

United States Agency for International Development
(Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ)

33 WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Ví dụ chỉ số định tính của bộ chỉ số 772 ..................................................12
Bảng 1.2. Ví dụ chỉ số dạng câu hỏi định tính trong bộ chỉ số cấu trúc chương trình
AMS tại Úc ...............................................................................................................15
Bảng 1.3. Bộ chỉ số chất lượng QIs của Van den Bosch, 2015. ...............................20

Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá chương trình AMS của E.C. Schuts và cộng sự ........21
Bảng 1.5. Bộ chỉ số chất lượng của M.C. Kallen & J.M. Prins, 2017 ......................22
Bảng 1.6. Ví dụ chỉ số định tính của bộ chỉ số do APAMSWG đề xuất ..................23
Bảng 3.1. Số tiêu chí đánh giá/Chỉ số đánh giá được lựa chọn từ các tài liệu ..........48
Bảng 3.2. Danh mục 32 tiêu chí đánh giá đưa vào đồng thuận tổ chuyên gia ..........51
Bảng 3.3. Lý do loại bỏ và các tiêu chí đánh giá được loại bỏ .................................54
Bảng 3.4. Kết quả đồng thuận danh mục nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn sử dụng
kháng sinh trong chương trình AMS bệnh viện Hữu nghị Việt Xô ..........................55
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn sử dụng kháng sinh ...................................57
Bảng 3.6. Đặc điểm chung của bệnh nhân sử dụng kháng sinh ................................58
Bảng 3.7. Đặc điểm bệnh mắc kèm của mẫu nghiên cứu .........................................58
Bảng 3.8. Số loại thuốc kháng sinh trung bình trên mỗi bệnh nhân .........................59
Bảng 3.9. Ngày điều trị kháng sinh trung bình (DOT) .............................................60
Bảng 3.10. Ngày sử dụng kháng sinh trung bình (LOT) ..........................................61
Bảng 3.11. Tổng số DDD sử dụng và số DDD/1000 ngày-giường theo nhóm KS và
từng loại KS toàn bệnh viện ......................................................................................63
Bảng 3.12. Tổng số DDDs và DDD/1000 ngày-giường của các KS cần phê duyệt
trước khi kê đơn sử dụng...........................................................................................65
Bảng 3.13. Bảng chi phí sử dụng kháng sinh và tỷ lệ chi phí kháng sinh ................68
Bảng 3.14. Đặc điểm bệnh nhân mẫu nghiên cứu ....................................................70
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá sự phù hợp với hướng dẫn điều trị của bệnh viện ......71
Bảng 3.16. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bệnh nhân sử dụng KSDP ...........................72


Bảng 3.17. Tỷ lệ BN phẫu thuật dùng KSDP phù hợp với hướng dẫn sử dụng KSDP
của Bệnh viện ............................................................................................................73
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TT

Tên hình


Trang

Hình 1.1. Bảy yếu tố cốt lõi của chương trình AMS trong bệnh viện ........................5
Hình 1.2. Quy trình kê đơn các kháng sinh cần phải phê duyệt ...............................28
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu mục tiêu 1 ......................................................31
Hình 2.2. Sơ đồ qui trình đồng thuận ý kiến về các tiêu chí đánh giá ......................33
Hình 2.3. Sơ đồ hóa đối tượng và phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 ..................42
Hình 3.1. Sơ đồ quá trình xác định danh mục tiêu chí đánh giá phù hợp đưa vào bước
đồng thuận .................................................................................................................51
Hình 3.2. Mức tiêu thụ các KS cần phê duyệt khi kê đơn giai đoạn 2017 - 2019 ....66
Hình 3.3. Mức độ tiêu thụ một số kháng sinh tại các khoa năm 2019 ......................67
Hình 3.4. Quá trình thu thập và đánh giá Bệnh án ....................................................70


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề kháng kháng sinh đang là vấn đề báo động, mang tính toàn cầu. Theo báo
cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu (ECDC), mỗi năm ở Châu Âu có
trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn
kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL… tăng lên rõ rệt hằng năm. Cũng theo
ECDC, vi khuẩn tiết ESBL đã tăng 6 lần trong vòng 4 năm từ 2005 đến 2009 [20].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trên các bệnh viện toàn quốc, nhiều loại
kháng sinh gần như đã bị kháng hoàn toàn [9],[12],[17]. Tỷ lệ kháng của A. baumani
với carbapenem là 79%, tỷ lệ Klebsiella, E. coli kháng ceftazidim lần lượt là 64,3%
và 58,4%, với ESBL dương tính trên 60% [12],[17].
Một trong những nguyên nhân chính gây tăng đề kháng kháng sinh là việc sử
dụng kháng sinh không hợp lý, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng
chi phí điều trị. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp là
khá cao, tỉ lệ này vào khoảng 25-50% ở các nước đã phát triển như Hà Lan, Hoa Kỳ
[17], [74] và còn cao hơn nữa các nước đang phát triển, tại Nigeria là 88% [17],[15],

tại Indonesia là 79% [17],[44].
Trước thực trạng đó thì việc quản lý sử dụng kháng sinh là rất cần thiết nhằm
làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Chương trình AMS đã được xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá ở
nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia, Philippin, Malaysia... Nhiều nghiên
cứu đã được tiến hành nhằm xây dựng, phát triển và công bố các bộ chỉ số đánh giá
chương trình AMS trên cơ sở đồng thuận các bộ chỉ số quốc gia và các chỉ số của các
nghiên cứu [28],[39],[43],[47], [49],[51],[53],[53],[62],[64].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 772/QĐ-BYT về việc
“Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” ngày 04 tháng 3
năm 2016. Tuy nhiên, việc triển khai hướng dẫn này chưa thực sự đồng bộ và hiệu
quả tại tất cả các bệnh viện. Hiện tại mới chỉ có một số bệnh viện lớn chú trọng đến
việc xây dựng và triển khai mạnh các hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh.
Tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh bắt
đầu được triển khai từ ngày 04 tháng 12 năm 2015 [8]. Qua gần 4 năm hoạt động từ
1


2016 đến 2019, trên cơ sở “Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”
theo quyết định 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành và vận dụng một số chương trình
AMS ở các nước, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã dần dần triển khai một số hoạt
động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Việc đánh giá hiệu quả triển khai thực
hiện của nhóm quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện cũng đã bước đầu được triển
khai và báo cáo, phản hồi [1],[2],[7],[5],[4],[6]. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh viện
khác trên cả nước, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vẫn chưa có nghiên cứu hay chương
trình triển khai nào hướng đến xây dựng, phát triển một bộ công cụ hay một bộ tiêu
chí đánh giá trên cơ sở đồng thuận của các chuyên gia y tế để áp dụng vào triển khai
đánh giá hiệu quả của chương trình AMS.
Vì vậy, đề tài “Triển khai nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn sử dụng
kháng sinh trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Hữu

Nghị Việt Xô” được tiến hành nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu:
1.

Xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá về kê đơn sử dụng kháng sinh trong
chương trình AMS tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.

2.

Áp dụng thực hiện đánh giá chương trình AMS của nhóm tiêu chí đánh
giá về kê đơn sử dụng kháng sinh được xây dựng tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Xô.

Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp Bộ tiêu chí đánh giá đầu tiên trên cơ sở
có sự đồng thuận của các chuyên gia y tế, từ đó định hướng việc hoàn thiện kế hoạch
triển khai cũng như hướng tới các đề xuất can thiệp mang tính hệ thống nhằm nâng
cao hiệu quả các hoạt động AMS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
Khái niệm quản lý sử dụng kháng sinh và chương trình quản lý sử
dụng kháng sinh?
Nhiều tài liệu chỉ ra rằng 25 - 50% các bệnh nhân nhập viện được sử
dụng thuốc kháng sinh, trong đó 20 - 50% là không cần thiết hoặc không phù
hợp [37], [36], [45], [66], [70]. Và chính việc sử dụng kháng sinh không hợp
lý là một trong những nguyên nhân chính gây tăng đề kháng kháng sinh - một
vấn đề đáng báo động mang tính toàn cầu hiện nay, đồng thời làm tăng tỷ lệ tử

vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [10],[20],[73]. Trước
thực trạng đó thì việc quản lý sử dụng kháng sinh là rất cần thiết.
Quản lý sử dụng kháng sinh (AMS - Antimicrobial Stewardship/
Antibiotic Stewardship) là một chiến lược thực hiện phối hợp các biện pháp
can thiệp hệ thống, đa ngành với mục đích để cải thiện và tối ưu hóa việc sử
dụng thuốc kháng sinh hợp lý - có vai trò quan trọng trong cải thiện kết quả
lâm sàng, ngăn ngừa phát sinh và lan truyền đề kháng kháng sinh (AMR) [62],
[48], [52], [50]. AMS thúc đẩy kê đơn hợp lý, hiệu quả, thông qua tối ưu hóa
lựa chọn thuốc kháng sinh, liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng thuốc
kháng sinh [52]. Quản lý sử dụng kháng sinh là yếu tố quan trọng để phòng
ngừa sự đề kháng kháng sinh, và do đó chương trình quản lý sử dụng kháng
sinh (ASP - Antibiotic Stewarship Program, thống nhất gọi tắt là chương trình
AMS) được thiết lập như một biện pháp để thay mặt một tổ chức thực hiện việc
quản lý sử dụng kháng sinh. Các chương trình AMS có từ những năm 1970
nhưng chỉ thực sự được chú trọng và hoạt động có hệ thống từ những năm 2000
[41]. Trong phạm vi tổng quan của nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến
chương trình AMS trong bệnh viện.
3


Chương trình AMS thường bao gồm những hoạt động đa chức năng như
thành lập đội ngũ quản lý đa ngành, ban hành chiến lược, giám sát, phản hồi
việc kê đơn sử dụng kháng sinh. Cải thiện việc kê đơn sử dụng kháng sinh bao
gồm đào tạo tập huấn về việc kê đơn: chọn loại kháng sinh phù hợp, chọn liều
dùng và thời gian dùng kháng sinh tối ưu để điều trị nhiễm khuẩn, tổ chức hỏi
ý kiến chuyên khoa trước khi kê đơn, cải tiến việc kê đơn, quay vòng kháng
sinh và ứng dụng công nghệ thông tin [31], [60]. Sự sẵn có các dữ liệu về kê
đơn, kháng thuốc và ý thức về văn hóa thực hành kê đơn là những yếu tố cơ
bản để thực hiện các hoạt động can thiệp, hướng dẫn và đào tạo tập huấn.
Chương trình AMS trước hết sẽ tập trung vào kê đơn tại bệnh viện, phổ biến

nhất là việc kê đơn các kháng sinh phổ rộng và kê đơn cho các bệnh nhiễm
trùng nặng [52].
Mục tiêu của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
Tùy thuộc vào các nguồn lực sẵn có, các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn đã được thiết lập của tổ chức, các bệnh viện sẽ đưa ra các mục tiêu
cho chương trình AMS. Tuy nhiên, một chương trình AMS thường được thiết
lập và triển khai thực hiện nhằm các mục tiêu cụ thể sau đây [14], [22], [42],
[62]:
Thứ nhất, tăng cường tối ưu hóa việc kê đơn và sử dụng kháng sinh hợp
lý.
Thứ hai, cải thiện hiệu quả điều trị và giảm hậu quả không mong muốn
khi dùng kháng sinh.
Thứ ba, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Thứ tư, ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển vi khuẩn đề kháng kháng
sinh bằng cách nâng cao nhận thức về nguy cơ đề kháng kháng sinh và nhu cầu
nhất thiết phải giải quyết tình trạng này.
Thứ năm, tối ưu hóa chi phí y tế như tối ưu hóa chi phí thuốc kháng sinh,
thời gian nằm viện… nhưng không làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái nhập viện
4


liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn.
Nói một cách ngắn gọn, chương trình AMS được coi là chiến lược chính
trong phòng ngừa và quản lý các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức
khỏe và phòng ngừa kháng kháng sinh. Sự toàn diện của chương trình thể hiện
qua việc sử dụng một loạt các chiến lược và biện pháp can thiệp để tối ưu hóa
việc sử dụng thuốc kháng sinh với mục tiêu cốt lõi là cải thiện kết quả lâm sàng
trên các bệnh nhân và giảm hậu quả bất lợi của việc sử dụng thuốc kháng sinh.
1.1.2. Cấu thành tổ chức thực hiện một chương trình AMS
Có nhiều cách thức tổ chức khác nhau một chương trình AMS tùy thuộc

vào các điều kiện, nguồn tài nguyên dữ liệu đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi
vùng/địa phương hay mỗi bệnh viện [14], [22], [30], [33], [39], [42], [48], [49],
[51], [55], [63]. Tuy vậy, cấu trúc thực hiện một chương trình AMS thường sẽ
bao hàm 7 yếu tố cốt lõi sau đây:

Hình 1.1. Bảy yếu tố cốt lõi của chương trình AMS trong bệnh viện
5


7 yếu tố cốt lõi trên đây có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời nhau
trong một chỉnh thể thống nhất của một chương trình AMS, nhưng không mang
tính tuyệt đối mà mang tính tương đối giữa các yếu tố. Ví dụ, trong yếu tố cốt
lõi 4 “triển khai hành động” của một chương trình AMS khi đạt đến khung tiến
độ thích hợp có thể bao hàm cả yếu tố cốt lõi 7 khi vừa thực hiện các can thiệp
AMS, vừa thực hiện kiểm soát và phản hồi tại chỗ (phản hồi ngay) [62].
1.1.2.1. Yếu tố cốt lõi 1: Lãnh đạo
Chương trình AMS trong bệnh viện là một hoạt động phối hợp chiến
lược đa ngành, đa can thiệp nhằm tối ưu hóa sử dụng kháng sinh. Do đó, để
hoạt động có hiệu quả thì trước hết cần thiết phải có sự hỗ trợ, cam kết ủng hộ
của lãnh đạo bệnh viện, bao gồm sự đầu tư về nhân lực, tài chính, công nghệ
thông tin và các nguồn lực khác liên quan đến vấn đề sử dụng kháng sinh và đề
kháng kháng sinh.
Yếu tố lãnh đạo trong chương trình AMS tại bệnh viện còn thể hiện về
việc quy định rõ trách nhiệm và chịu trách nhiệm của những người đứng đầu
trong tổ chức thực hiện chương trình AMS và các vấn đề liên quan đến sử dụng
kháng sinh, đề kháng kháng sinh, như trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện,
trách nhiệm của các trưởng khoa lâm sàng, trưởng khoa vi sinh, trưởng khoa
dược, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, trưởng phòng công nghệ thông tin
và các khoa/phòng khác. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến vai trò trách nhiệm
của lãnh đạo chương trình AMS (thường nằm trong ban lãnh đạo bệnh viện)

chịu trách nhiệm về kết quả của chương trình và lãnh đạo chuyên môn về dược
chịu trách nhiệm về kết quả vấn đề cải thiện kháng sinh [14],[32],[33].
Quan trọng nhất, trọng tâm nhất trong yếu tố cốt lõi đầu tiên này là bệnh
viện cần phải thành lập ban AMS tại bệnh viện và phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên, quy định vai trò và sự hỗ trợ qua lại của các thành viên trong
ban AMS. Tuy nhiên, việc tổ chức và thiết lập ban AMS giữa các cơ sở điều trị
phụ thuộc vào nguồn lực và trình độ chuyên môn [62]. Theo hướng dẫn của
6


Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội Dịch tễ học Y tế Hoa
Kỳ (SHEA) tầm quan trọng của bác sĩ truyền nhiễm và dược sĩ lâm sàng được
đào tạo về bệnh truyền nhiễm được nhấn mạnh cần thiết phải có trong thành
phần của một ban AMS, các thành phần liên quan khác như vi sinh, phòng ngừa
và kiểm soát nhiễm khuẩn… mặc dù quan trọng và cần thiết nhưng ban đầu có
thể thiếu [43],[55],[62].
Tại Việt Nam, theo hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện ban hành theo quyết định số 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày
04/3/2016, thành phần của ban AMS bao gồm [14]:
a) Thành viên chính: Bác sĩ truyền nhiễm/bác sĩ lâm sàng, Dược sĩ lâm
sàng, bác sĩ vi sinh, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện phòng Kế
hoạch tổng hợp, phòng Quản lý chất lượng.
b) Các thành viên khác: điều dưỡng, chuyên gia công nghệ thông tin,
thành viên của ban an toàn người bệnh (nếu có).
1.1.2.2. Yếu tố cốt lõi 2: Xây dựng chính sách, hướng dẫn, chiến lược triển
khai [14],[39],[62]
Chương trình AMS cần phải tiến hành xây dựng, thực hiện và sửa đổi
các quy định, chính sách can thiệp kháng sinh, các hướng dẫn thực hành điều
trị chuẩn về điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn, thiết lập các sơ đồ diễn tiến lâm
sàng nhằm giúp các bác sĩ và các nhân viên y tế trong quản lý bệnh nhiễm

khuẩn và lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất. Xây dựng các tiêu chí, công cụ
đánh giá cũng như chiến lược, tiến độ triển khai các hành động.
Chiến lược, tiến độ triển khai thực hiện chương trình AMS cần phải được
xây dựng một cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể sao cho tất cả các nhân viên y tế liên
quan đều nhận thức được và có thể tuân thủ được. Đồng thời, chiến lược xây
dựng cần phải có khung tiến độ triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn và
năng lực thực hiện được của bệnh viện. Tất cả các nội dung xây dựng cần phải
có được sự hỗ trợ, cam kết ủng hộ và phê duyệt của lãnh đạo bệnh viện. Thực
7


hiện rà soát, sửa đổi và cập nhật thường xuyên các chính sách, hướng dẫn, quy
trình và sơ đỗ diễn tiến lâm sàng đã xây dựng.
Một số nội dung cần ưu tiên xây dựng như hướng dẫn lựa chọn kháng
sinh, hướng dẫn tối ưu hóa liều điều trị, danh mục kháng sinh cần hội chẩn khi
kê đơn (danh mục kháng sinh cần hạn chế) và quy trình phê duyệt đối với các
kháng sinh trong danh mục này, các hướng dẫn điều trị cho các bệnh lý nhiễm
khuẩn thường gặp tại bệnh viện, xây dựng các tài liệu - hướng dẫn về kỹ thuật
vi sinh lâm sàng, các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, xây dựng
các bộ công cụ, tiêu chí đánh giá trong quá trình hoạt động triển khai chương
trình AMS.
1.1.2.3. Yếu tố cốt lõi 3: Khảo sát thực trạng và xác định các vấn đề [14], [62]
Xác định các vấn đề thông qua khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh,
tình hình nhiễm khuẩn và mô hình kháng thuốc.
a) Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh:
- Tổng hợp và phân tích xu hướng sử dụng, tiêu thụ kháng sinh theo
từng chuyên khoa hoặc trên toàn bệnh viện (dựa trên phân tích DOT, LOT,
DDD…)
- Xác định khoa/phòng sử dụng kháng sinh nhiều hoặc không theo các
quy định, chính sách về sử dụng kháng sinh.

- Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh theo các bộ công cụ, tiêu chí
dựa trên các chính sách, hướng dẫn, quy trình và diễn tiến lâm sàng đã xây
dựng.
b) Khảo sát mức độ kháng kháng sinh:
Khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu vi khuẩn kháng kháng sinh dựa
trên các tiêu chí đã xây dựng, xác định mô hình kháng kháng sinh tại bệnh viện,
đặc biệt là các chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện, qua đó giúp
thiết kế được kháng sinh đồ phù hợp cho bệnh viện và các nhóm bệnh lý nhiễm
khuẩn đặc thù.
8


1.1.2.4. Yếu tố cốt lõi 4: Triển khai hành động [14],[39],[61],[62]
Chương trình AMS sử dụng cách tiếp cận phối hợp đa ngành nhằm bảo
vệ và tối ưu hóa việc sử dụng tất cả các kháng sinh trong bệnh viện. Ban AMS
và các bác sĩ kê đơn (cũng như các nhân viên y tế khác) có vai trò quan trọng
giúp khuyến khích tuân thủ theo các can thiệp AMS hiệu quả, thuyết phục và
tác động hiệu quả tới các thay đổi trong hành vi kê đơn, sử dụng kháng sinh.
Một chương trình AMS hiệu quả thường kết hợp hai nhóm hành động
lớn, bao gồm: các hành động can thiệp thuyết phục và các các hành động can
thiệp giới hạn.
Các hành động can thiệp thuyết phục hướng đến việc thuyết phục các
nhân viên y tế kê đơn sử dụng kháng sinh hợp lý, được thực hiện bằng cách giải
quyết các vấn đề về thiếu kiến thức, thái độ và/hoặc hành vi thông qua các hoạt
động tương tác và thảo luận tích cực. Vì vậy, nhóm hành động này thường có
mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố cốt lõi 5 “đào tạo và tập huấn” và yếu tố cốt lõi
7 “thông tin, báo cáo và phản hồi”, bởi vì trong hành động thực hiện chương
trình AMS cần phải tích cực phối hợp lồng ghép nhiều yếu tố, vừa tiến hành
can thiệp, vừa tiến hành đào tạo tập huấn, vừa có động thái báo cáo, phản hồi
nhằm đem lại hiệu quả cao và tức thì.

Các hành động can thiệp giới hạn, thường được áp dụng trong trường
hợp những nỗ lực của các hành động thuyết phục không mang lại hiệu quả cao,
nhưng cũng có thể áp dụng kết hợp cùng với các hành động thuyết phục. Các
hành động can thiệp sẽ giúp kiểm soát việc kê đơn sử dụng kháng sinh bằng
cách đặt ra các rào cản pháp lý trong kê đơn, sử dụng kháng sinh. Một chương
trình AMS thường sử dụng các hành động can thiệp giới hạn với các chiến lược
như hạn chế kê đơn kháng sinh, cần phê duyệt trước kê đơn, tự động hủy đơn
ngày thứ 7, quy định về xuống thang điều trị, quy định về chuyển đổi điều trị
từ đường tĩnh mạch sang đường uống…

9


1.1.2.5. Yếu tố cốt lõi 5: Đào tạo và tập huấn [14],[39],[61],[62]
Đào tạo và tập huấn toàn diện, liên tục đảm bảo cho các bác sĩ, dược sĩ,
điều dưỡng đủ năng lực thực hiện các can thiệp AMS có hiệu quả và an toàn,
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
Nội dung đào tạo tập huấn về chương trình AMS tối thiểu phải bao gồm
việc cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng
sinh; đào tạo tập huấn về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn; đào
tạo, tập huấn và cập nhật mới nhất về các kỹ thuật vi sinh, các biện pháp phòng
ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn…
Ngoài ra, các chiến lược đào tạo tập huấn cũng cần phải hướng đến bệnh
nhân và người chăm sóc bệnh nhân, với những nguyên tắc cơ bản về tuân thủ
điều trị kháng sinh, về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh cá nhân,
rửa tay và các thông điệp chính về đề kháng kháng sinh và quản lý sử dụng
kháng sinh.
1.1.2.6. Yếu tố cốt lõi 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả [14],[39],[61],[62]
Đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình AMS, trọng
tâm là sự cải thiện chất lượng, hiệu quả các can thiệp AMS thông qua các công

cụ và các tiêu chí đánh giá đã xây dựng. Điều này rất quan trọng trong triển
khai thực hiện chương trình AMS ở cấp cơ sở điều trị nói riêng và cấp quốc gia
nói chung, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng của chương trình quốc gia về
thuốc trong cuộc chiến chống lại đề kháng kháng sinh [11], [13].
1.1.2.7. Yếu tố cốt lõi 7: Thông tin, báo cáo và phản hồi [14],[39],[61],[62]
Thông tin, báo cáo và phản hồi là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong
chương trình AMS bệnh viện. Nội dung có thể bao gồm mô hình bệnh lý nhiễm
khuẩn tại bệnh viện. Theo dõi, báo cáo về sử dụng kháng sinh của từng
loại/nhóm kháng sinh, khoa/phòng và trong toàn bệnh viện. Báo cáo số liệu về
kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nhiễm
khuẩn bệnh viện.
10


Thực hiện thông tin, báo cáo và phản hồi cho lãnh đạo bệnh viện cũng
như các bác sĩ có nhiều hình thức: có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
hình thức văn bản, bản tin, có thể trình bày tại giao ban, hội thảo của bệnh viện.
Các dữ liệu thông tin, báo cáo và phản hồi thường được tổng hợp hàng
tháng/quý/năm theo kết quả đánh giá sau các hành động can thiệp AMS nhưng
cũng có thể được thực hiện trực tiếp ngay trong khi tiến hành các can thiệp
AMS.
1.2. Tổng quan một số bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện
chương trình AMS tại Việt Nam và trên thế giới
Như đã đề cập, việc đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện luôn là một
trong bảy yếu tố cốt lõi trong cấu trúc thực hiện và kế hoạch triển khai một
chương trình AMS tại một cơ sở điều trị.
Mỗi quốc gia và tại mỗi cơ sở điều trị thực hiện quản lý sử dụng kháng
sinh có cấu trúc và cách thức tổ chức thực hiện một chương trình AMS khác
nhau, đồng thời mô hình bệnh lý nhiễm khuẩn, mô hình kháng kháng sinh cũng
luôn có những đặc thù riêng. Do đó, việc đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện

của các chương trình AMS cũng sẽ khác nhau. Tuy vậy, việc đo lường, đánh
giá này đều bao hàm ba hình thức quan trọng: đánh giá cấu trúc (structural
measures), đánh giá quá trình (process measures) và đánh giá kết quả (outcome
measures) gắn với các chỉ số đánh giá tương ứng là chỉ số cấu trúc (structural
indicators), chỉ số quá trình (process indicators) và chỉ số kết quả (outcome
indicators) [42]. Các chỉ số này thường thể hiện dưới hai dạng chỉ số: chỉ số
định tính (Qualitative Indicators) và chỉ số định lượng (Quantitative Indicators).
1.2.1. Tại Việt Nam
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình AMS trong “Hướng
dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” ban hành kèm quyết
định số 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04/3/2016 [14].
Theo tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong
11


bệnh viện” thì việc triển khai thực hiện một chương trình AMS tại bệnh viện
được đo lường đánh giá thông qua bộ tiêu chí đánh giá được thiết kế dưới dạng
câu hỏi định tính có/không bao gồm 25 tiêu chí đánh giá, trong đó có 2 tiêu chí
đánh giá về hoạt động hỗ trợ của ban lãnh đạo bệnh viện, 1 tiêu chí về trách
nhiệm, 1 tiêu chí chuyên môn về dược, 1 tiêu chí hỗ trợ chính cho chương trình
AMS, 2 tiêu chí về chính sách, 8 tiêu chí về các hành động can thiệp, 7 tiêu chí
về theo dõi giám sát bao gồm 2 tiêu chí theo dõi quy trình, 2 tiêu chí về đánh
giá kết quả đầu ra và 3 tiêu chí về theo dõi dữ liệu tiêu thụ kháng sinh, 3 tiêu
chí về báo cáo thông tin và phản hồi, về đào tạo tập huấn có 1 tiêu chí đánh giá.
Để đo lường đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình AMS thông qua
bộ tiêu chí đánh giá định tính trên, hướng dẫn cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá
định lượng cần phải xây dựng, bao gồm 9 tiêu chí đánh giá về kê đơn, sử dụng
kháng sinh; 7 tiêu chí đánh giá về nhiễm khuẩn bệnh viện; 8 tiêu chí đánh giá
về mức độ kháng thuốc và 1 tiêu chí đánh giá bổ sung khác.
Bảng 1.1 dưới đây là ví dụ về một số tiêu chí đánh giá được thiết kế dưới

dạng câu hỏi định tính có trong bộ tiêu chí đánh giá:
Bảng 1.1. Ví dụ chỉ số định tính của bộ chỉ số 772
C. CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC
Bệnh viện của anh/chị có phân công dược sĩ nào chịu
trách nhiệm trong hoạt động cải thiện sử dụng kháng ☐ Có
sinh không?

☐ Không

SỰ THAY ĐỔI TRONG LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ
Bệnh viện anh/chị có thực hiện những hoạt động sau không?
1. Trong những trường hợp cho phép, kháng sinh có
thể được thay đổi từ kháng sinh đường tiêm sang đường ☐ Có
uống hay không?
2. Liều kháng sinh có được hiệu chỉnh trong những
trường hợp suy giảm chức năng của một số cơ quan ☐ Có
(như gan, thận…) hay không?
12

☐ Không

☐ Không


1.2.2. Trên thế giới
1.2.2.1. Bộ chỉ số đánh giá việc sử dụng thuốc kháng sinh của WHO
Năm 2012, dựa trên cơ sở về bộ chỉ số lựa chọn để điều tra thuốc trong
cộng đồng “How to investigate drug use in health facilities: Selected drug use
indicators, WHO. 1993”, dự án SPS thuộc chương trình SIAPS của cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID đã xây dựng, phát triển và đưa ra một bộ

chỉ số về đánh giá sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh viện, thông qua tài
liệu “How to Investigate Antimicrobial Use in Hospitals: Selected Indicators”.
Bộ chỉ số đánh giá đưa ra 17 chỉ số đánh giá bao gồm 5 chỉ số đánh giá
bệnh viện (hospital indicators), 9 chỉ số đánh giá kê đơn (prescriber indicators),
2 chỉ số chăm sóc bệnh nhân (patient care indicators) và 1 chỉ số đánh giá bổ
sung liên quan đến báo cáo xét nghiệm độ nhạy cảm thuốc kháng sinh. Tất cả
các chỉ số này đều được chỉ dẫn dưới dạng chỉ số định lượng, với cách tính toán
cụ thể cho từng chỉ số [72].
1.2.2.2. Bộ chỉ số đánh giá chương trình AMS ở các nước thu nhập thấp và
trung bình của WHO
Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục đưa ra bộ công cụ được áp dụng
trong thực hành triển khai chương trình AMS ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình. Bộ công cụ cũng đưa ra phần đánh giá hiệu quả triển khai một chương trình
AMS bao gồm 3 phần: các chỉ số đo lường cấu trúc; các chỉ số đo lường quá trình và
các chỉ số đo lường kết quả. Để đánh giá về kê đơn, sử dụng kháng sinh, bộ công cụ
đã đưa ra 17 chỉ số bao gồm: các chỉ số kết quả về mức tiêu thụ kháng sinh (DDD,
DOT); 3 chỉ số liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân, 3 chỉ số liên quan đến
vi sinh và 10 chỉ số về sử dụng kháng sinh [57], [71].

1.2.2.3. Các bộ chỉ số trong chương trình AMS của các quốc gia
Bộ chỉ số đánh giá chương trình AMS trong hướng dẫn thực hành
chương trình AMS của Cambridge - Anh
Hướng dẫn thực hiện chương trình AMS của đại học cambridge xuất
13


bản lần đầu năm 2018 đã đưa ra bộ chỉ số đo lường hiệu quả thực hiện một
chương trình AMS bao gồm: đo lường cấu trúc (structure measures) với 9 chỉ
số đánh giá định tính các yếu tố cốt lõi của chương trình AMS; đo lường quá
trình (process measures) với 9 chỉ số đánh giá quản lý bệnh nhân, 5 chỉ số đánh

giá quá trình thực hiện chương trình quản lý, 7 chỉ số đánh giá về tiêu thụ kháng
sinh; đo lường kết quả của chương trình AMS (outcome measures) với 9 chỉ số
đánh giá về kết quả lâm sàng và 6 chỉ số đánh giá về kết quả tài chính [40].
Bộ chỉ số đánh giá chương trình AMS trong hướng dẫn thực hành
AMS bởi bioMérieux - Scotland
Hướng dẫn thực hành quản lý kháng sinh bởi bioMérieux - Scotland
năm 2015 đã đưa ra bộ chỉ số đo lường hiệu quả thực hiện chương trình AMS
với 3 chỉ số đánh giá cấu trúc, 5 chỉ số đánh giá quá trình, 4 chỉ số kết quả và 6
chỉ số cân bằng [55].
Bộ chỉ số đánh giá thực hiện chương trình AMS các bệnh viện tại
Úc
Chương trình AMS ở các bệnh viện tại Úc được đánh giá hiệu quả thực
hiện bằng các chỉ số gắn liền với 4 cách thức đánh giá, bao gồm đánh giá cấu
trúc (structure measures), đánh giá quá trình (process measures), đánh giá kết
quả (outcome measures) và đánh giá sự cân bằng (balancing measures) [22]
,[24], [25], [39].
o Đánh giá cấu trúc chương trình AMS (Structure Measure)
Cách thức đánh giá này nhằm trả lời cho các câu hỏi như: các yếu tố cốt
lõi cần phải có trong chương trình AMS? Tính sẵn có của các nguồn lực, mẫu
báo cáo, các chính sách, hướng dẫn trong chương trình AMS? Để đánh giá về
mặt cấu trúc, chương trình AMS bệnh viện Úc đã đưa ra 26 chỉ số bao gồm: 12
chỉ số về cơ sở hạ tầng (Infrastructure) như chỉ số về lãnh đạo AMS, chỉ số các
nguồn lực hỗ trợ; 7 chỉ số về các chính sách và thực hành (Policy and practice);
7 chỉ số về giám sát và phản hổi (Monitoring and feedback). Tất cả các chỉ số
14


này đều được thể hiện dưới dạng câu hỏi định tính có/không [24].
Bảng 1.2. Ví dụ chỉ số dạng câu hỏi định tính trong bộ chỉ số cấu trúc
chương trình AMS tại Úc

Chỉ
số

1

4

Mô tả chỉ số

Đáp án đánh giá

Bệnh viện có chương trình AMS chính thức
để đảm bảo sử dụng thuốc kháng sinh thích
hợp không?
Thông tin bổ sung: Đây phải là mục tiêu ưu
tiên và là chỉ số hoạt động chính cho bệnh
viện.
Bệnh viện có ban AMS chính thức không?
Thông tin bổ sung: Đây là nhóm các nhà
lâm sàng chịu trách nhiệm triển khai các
chiến lược AMS của bệnh viện. Thành phần
của nhóm sẽ phụ thuộc vào các nguồn lực
và nhu cầu của bệnh viện (Xem bảng Tùy
chọn cho các Chương trình Quản lý Kháng
sinh trong các môi trường khác nhau (trang
46 của Quản lý Kháng sinh trong Chăm sóc
Sức khỏe Úc, 2018). Cần qui định vai trò
và trách nhiệm của các thành viên trong
nhóm.


☐ Có  liệt kê chứng
cứ
☐ Không  hành
động cần thiết tiếp theo

☐ Có  liệt kê chứng
cứ
☐ Không  hành
động cần thiết tiếp theo

o Đánh giá quá trình (Process Measure)
Cách thức đánh giá này nhằm trả lời cho các câu hỏi như: Chương trình
AMS có được thực hiện theo kế hoạch không? có hiệu quả không? Để giải
quyết các câu hỏi này thì chương trình AMS quốc gia Úc đã đưa ra bộ chỉ số
định lượng, trong đó có 17 chỉ số định lượng dùng để đánh giá quá trình thực
hiện chương trình AMS [23].
o Đánh giá kết quả (Outcome Measure)
Cách thức đánh giá này nhằm trả lời cho các câu hỏi như: Kết quả
chương trình AMS là gì? Để giải quyết các câu hỏi này thì chương trình AMS
15


×