Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tâm thần phân liệt trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

THÁI HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGHỆ AN
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

THÁI HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGHỆ AN
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ VÀ DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền

HÀ NỘI 2020



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền
Giảng viên bộ môn Dƣợc lâm sàng trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, là ngƣời
Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
- Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
- Tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
- Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
- Khoa Dƣợc Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
- Phòng Sau đại học – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
- Tập thể cán bộ, giảng viên Bộ môn Dƣợc lâm sàng – Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè luôn động viên giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Thái Huyền Trang


MỤC LỤC
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ ĐIỀU TRỊ ..... 3
1.1.1. Bệnh tâm thần phân liệt........................................................................... 3
1.1.2. Điều trị TTPL .......................................................................................... 9

1.2. TƢƠNG TÁC THUỐC VÀ TƢƠNG TÁC THUỐC KHI PHỐI HỢP
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT .............................. 18
1.2.1. Tƣơng tác thuốc..................................................................................... 18
1.2.2. Tƣơng tác thuốc tiềm tàng bất lợi trong điều trị tâm thần phân liệt ..... 19
1.2.3. Tra cứu tƣơng tác thuốc – thuốc ........................................................... 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 23
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 24
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26
2.3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ATK trên bệnh nhân TTPL tại bệnh
viện Tâm thần Nghệ An .................................................................................. 26
2.3.2. Phân tích các phối hợp thuốc và mô tả nhận thức của bác sĩ về các phối
hợp thuốc trong điều trị TTPL ........................................................................ 26
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 27
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá việc lựa chọn thuốc khởi đầu............................... 27
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá việc lựa chọn các phối hợp thuốc ........................ 28
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá phối hợp thuốc ..................................................... 28
2.5. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................... 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ATK TRÊN BỆNH
NHÂN TTPL TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGHỆ AN ........................... 30


3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ..................................... 30
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu............................................... 31
3.1.3. Thực trạng sử dụng thuốc ATK trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu ...... 34
3.2. PHÂN TÍCH CÁC PHỐI HỢP THUỐC VÀ MÔ TẢ NHẬN THỨC
CỦA BÁC SĨ VỀ PHỐI HỢP THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TTPL .............. 42

3.2.1. Phân tích các phối hợp thuốc trong mẫu nghiên cứu ............................ 42
3.2.2. Mô tả nhận thức của bác sĩ về phối hợp thuốc trong điều trị TTPL ..... 43
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ATK TRÊN BỆNH NHÂN TTPL
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN NGHỆ AN................................................... 51
4.1.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 51
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 52
4.1.3. Thực trạng sử dụng thuốc ATK trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu ...... 53
4.1.4. Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng thuốc.......................................... 55
4.2. CÁC PHỐI HỢP THUỐC VÀ NHẬN THỨC CỦA BÁC SĨ VỀ SỬ
DỤNG PHỐI HỢP THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TTPL................................ 55
4.2.1. Các phối hợp thuốc ............................................................................... 55
4.2.2. Nhận thức của bác sĩ về sử dụng phối hợp thuốc trong điều trị TTPL . 56
4.3. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 57
4.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 57
4.3.2. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 58
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 58
1.1. Về thực trạng sử dụng thuốc ATK trên bệnh nhân TTPL tại bệnh viện
Tâm thần Nghệ An .......................................................................................... 58
1.2. Về các phối hợp thuốc và mô tả nhận thức của bác sĩ về sử dụng phối hợp
thuốc trong điều trị TTPL ............................................................................... 58
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ATK

An thần kinh


ATK I

An thần kinh điển hình

ATK II

An thần kinh không điển hình

BN

Bệnh nhân

BA

Bệnh án
International Statistical Classification of Diseases and

ICD-10

Related Health Problems 10 - Bảng phân loại bệnh quốc tế
lần thứ 10

TTPL

Tâm thần phân liệt

TTT

Tƣơng tác thuốc


WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.2. Lựa chọn thuốc ATK trong giai đoạn cấp tính …………………..13
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá việc lựa chọn thuốc khởi đầu……………….27
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá việc lựa chọn các phối hợp thuốc…………..28
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá phối hợp thuốc……………………………...28
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu……………………30
Bảng 3.2. Phân loại bệnh TTPL theo ICD-1.................................................. 32
Bảng 3.3. Bệnh mắc kèm của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu………..33
Bảng 3.4. Tiền sử sử dụng thuốc ATK………………………………………35
Bảng 3.5. Các thuốc ATK đƣợc sử dụng trong điều trị……………………...35
Bảng 3.6. Một số thuốc đƣợc điều trị phối hợp cùng các thuốc ATK……….36
Bảng 3.7. Tỉ lệ các thuốc ATK đơn trị liệu………………………………….37
Bảng 3.8. Tỉ lệ các phối hợp thuốc ATK trong điều trị……………………...38
Bảng 3.9. Thay đổi thuốc nhƣng giữ nguyên phác đồ trong điều trị………...40
Bảng 3.10. Thời điểm thay đổi thuốc trong mẫu nghiên cứu………………..41
Bảng 3.11. Tỉ lệ phù hợp trong lựa chọn thuốc ban đầu…………………….41
Bảng 3.12. Các phối hợp thuốc có lợi……………………………………….42
Bảng 3.13. Các phối hợp thuốc bất lợi………………………………………43
Bảng 3.14. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới áp dụng hƣớng dẫn điều trị....45
Bảng 3.15. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới lựa chọn phối hợp thuốc……46
Bảng 3.16. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới nguy cơ của một số phối hợp
thuốc bất lợi………………………………………………………………….47
Bảng 3.17. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới phối hợp bất lợi gây mất bạch
cầu hạt………………………………………………………………………..48
Bảng 3.18. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới phối hợp bất lợi gây kéo dài

khoảng QT…………………………………………………………………...49
Bảng 3.19. Nhận thức của bác sĩ liên quan tới phối hợp bất lợi gâyhội chứng
parkinson do rối loạn ngoại tháp…………………………………………….50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Lƣu đồ hƣớng dẫn điều trị TTPL của Singapore…………….…....12
Hình 3.1. Tiền sử điều trị của các BN trong bệnh án nghiên cứu …………..32
Hình 3.2. Thời gian mắc bệnh của các BN trƣớc khi nhập viện…………….33
Hình 3.3. Thời gian nằm viện của BN trong mẫu nghiên cứu………………34
Hình 3.4. Sự thay đổi thuốc trong quá trình điều trị…………………………39
Hình 3.5. Số lần thay đổi thuốc trong một bệnh án………………………….39
Hình 3.6. Trình độ của bác sĩ tham gia khảo sát…………………………….44
Hình 3.7. Thời gian công tác của bác sĩ tham gia khảo sát………………….44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một trong những bệnh loạn
thần nặng và phổ biến, căn nguyên chƣa rõ, bệnh có khuynh hƣớng tiến triển
mạn tính và hay tái phát. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ ngƣời mắc bệnh
tâm thần phân liệt trên thế giới là khoảng 0,6-1,5% dân số. Bệnh thƣờng gây
ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân ngƣời bệnh và những ngƣời xung
quanh nhƣ: mất khả năng học tập và lao động, mất khả năng tham gia các
hoạt động xã hội, không tự nuôi sống hoặc không có khả năng tự chăm sóc
bản thân, làm giảm sút nghiêm trọng chất lƣợng cuộc sống và trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội [28].
Nguyên nhân gây bệnh TTPL chƣa xác định rõ ràng nên việc điều trị
chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Trong đó thuốc an thần kinh (ATK) là nền
tảng của điều trị và thƣờng làm giảm hoặc mất các triệu chứng dƣơng tính của
TTPL nhƣ hoang tƣởng, ảo giác và các rối loạn tâm thần vận động [1]. Hiện

nay, Bộ y tế chƣa có hƣớng dẫn điều trị cụ thể cho bệnh TTPL, việc sử dụng
các thuốc tại các khoa lâm sàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các tài liệu
tham khảo trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở đáp ứng lâm sàng của bệnh
nhân (BN) để bác sỹ đƣa ra các lựa chọn thuốc cũng nhƣ việc thay đổi, phối
hợp thuốc trên cơ sở tăng cƣờng tác dụng dƣợc lý của thuốc. vì vậy việc điều
trị có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố bất lợi, và một trong số các
nguyên nhân làm tăng các biến cố bất lợi ấy chính là do tƣơng tác thuốc
(TTT) tiềm tàng khi phối hợp trong điều trị.
Tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An , Hội đồng thuốc và điều trị đã ban
hành phác đồ điều trị bệnh TTPL. Để đánh giá việc sử dụng thuốc hiệu quả,
an toàn và hợp lý, do đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “phân tích
tình hình sử dụng thuốc điều trị tâm thần phân liệt trên bệnh nhân điều
trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Nghệ An” với 2 mục tiêu sau:

1


1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị tâm
thần phân liệt của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tâm thần Nghệ An
2. Phân tích các phối hợp thuốc và mô tả nhận thức của bác sĩ về các
phối hợp thuốc trong điều trị TTPL tại bệnh viện tâm thần Nghệ An
Nhằm mục đích cung cấp thêm các thông tin về điều trị, đặc biệt là các
tƣơng tác thuốc tiềm tàng bất lợi khi phối hợp thuốc trong điều trị bệnh TTPL
tại bệnh viện. Từ đó có thể đƣa ra một số đề xuất góp phần vào việc sử dụng
thuốc điều trị tâm thần phân liệt an toàn, hiệu quả và hợp lý hơn tại bệnh viện
tâm thần Nghệ An

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ ĐIỀU TRỊ
1.1.1. Bệnh tâm thần phân liệt
1.1.1.1. Định nghĩa
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, bệnh tiến triển từ từ, có
khuynh hƣớng mạn tính, căn nguyên hiện nay chƣa rõ ràng, làm biến đổi nhân
cách ngƣời bệnh một cách sâu sắc, tức là làm cho họ tách dần ra khỏi cuộc
sống bên ngoài, thu vào thế giới nội tâm( thế giới tự kỉ), cảm xúc ngày càng
khô lạnh, cùn mòn, tƣ duy nghèo nàn, năng lực học tập và làm việc ngày một
sa sút, hành vi, tác phong trở nên kỳ dị, khó hiểu [1].
1.1.1.2. Phân loại
Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10) [11], có các thể
tâm thần phân liệt nhƣ sau:
- Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0): Triệu chứng nổi bật nhất là
các hoang tƣởng và ảo giác. Đặc trƣng của hoang tƣởng là tính bị động, bị chi
phối hay bị hại., đặc trƣng của ảo giác là ảo giác giả, hay gặp ảo thanh bình
phẩm hoặc ra lệnh, ảo khứu, ảo vị, ảo thị ít gặp hơn. Hoang tƣởng và ảo giác
thƣờng kết hợp với nhau thành hội chứng tâm thần tự động rất đặc trƣng trong
TTPL thể paranoid. Rối loạn cảm xúc ở thể này thƣờng nhẹ. Triệu chứng âm
tính thƣờng kín đáo và thƣờng xuất hiện muộn hơn các thể khác.
-Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1): Thể này xuất hiện ở lứa
tuổi trẻ. Nổi bật nhất là hội chứng kích động thanh xuân nhƣ hành vi lố lăng,
si dại, cảm xúc hỗn hợp. Hoang tƣởng và ảo giác thoáng qua và rời rạc. Các
triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và tiến triển nhanh.
- Tâm thần phân liệt thể căng trƣơng lực (F20.2): Bệnh biểu hiện băng
các hành vi xung động, có tính chất định hình, bối rối, hoạt động không có
mục đích. Tiếp đó là sự xen kẽ giữa trạng thái kích động và bất động, căng
trƣơng lực, phủ định chống đối. BN duy trì các tƣ thế không tự nhiên có thể
3



trong một thời gian dài nhƣ gối không khí, uốn sáp, tạo hình hoặc vâng lời tự
động. Triệu chứng âm tính xuất hiện sớm và trầm trọng hơn thể hoang tƣởng.
- Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3): Bao gồm các trạng
thái đáp ứng tiêu chuẩn chung của TTPL song không đáp ứng với bất cứ thể
nào đã mô tả trong TTPL. Bệnh cảnh biểu hiện với các nhóm triệu chứng mà
không có một nhóm nào đặc trƣng, chiếm ƣu thế rõ ràng trên lâm sàng.
- Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4): Một trạng thái
trầm cảm kéo dài, xuất hiện sau một quá trình phân liệt rõ, một số triệu chứng
phân liệt vẫn còn song không chiếm ƣu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. Các
triệu chứng đó thƣờng là âm tính nhiều hơn. Hội chứng trầm cảm ở đây không
trầm trọng và mở rộng đến mức đáp ứng tiêu chuẩn một giai đoạn trầm cảm
trong rối loạn cảm xúc.
-Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5): Thể này là một giai đoạn mạn
tính trong tiến triển của TTPL. Các triệu chứng dƣơng tính mờ nhạt và không
còn ảnh hƣởng đến cảm xúc hay hành vi của bệnh nhân nữa. Triệu chứng âm
tính nổi bật lên nhƣ cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, kém chăm sóc
bản thân và hoạt động xã hội.
-Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6): Bệnh bắt đầu băng các triệu
chứng âm tính nhƣ giảm sút dần khả năng học tập, công tác, không thích ứng
với các yếu tố xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm sút. Các triệu chứng này
ngày càng sâu sắc, bệnh nhân thu vào thế giới tự kỷ. Triệu chứng dƣơng tính
nhƣ hoang tƣởng, ảo giác không rõ ràng nhƣ các thể khác.
- Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8): Gồm TTPL thể loạn cảm
giác bản thể. Rối loạn dạng phân liệt không xếp cách khác
1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Các quan niệm về bệnh sinh TTPL rất khác nhau, chƣa có một giả
thuyết nào có thể giải thích đƣợc cách khởi phát và các triệu chứng lâm sàng

4



của bệnh. Quan niệm hiện nay cho rằng, bệnh sinh của TTPL có thể là những
sự tác động của các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lí [6].
 Giả thuyết về di truyền trong TTPL
Vấn đề di truyền trong TTPL là rõ ràng. D.W.Black và N.Adreasen khi
tổng hợp các nghiên cứu về gia đình cho thấy, trong gia đình có một ngƣời bị
TTPL thì những thành viên khác trong suốt cuộc đời có nguy cơ bị TTPL là
10% và trẻ em có bố hoặc mẹ bị TTPL thì nguy cơ bị TTPL là 5-6%. Quan
niệm di truyền đa gen đƣợc nhiều tác giả thừa nhận hơn và cho rằng sự tổ hợp
nhiều gen quyết định tính di truyền của bệnh TTPL. Tuy vậy, vẫn rất khó để
giải thích đƣợc yếu tố nào đóng vai trò quyết định di truyền mẫu gen của bệnh
nhân TTPL [6].
 Giả thuyết về phát triển tâm thần
Các nghiên cứu trong nửa cuối thế kỉ XX xác nhận yếu tố phát triển
tâm thần có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của TTPL. Các yếu tố nguy cơ
trong thời kì mang thai, mùa sinh, dinh dƣỡng và các biến chứng sản khoa
đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh bệnh TTPL [28].
 Giả thuyết về tâm lý, xã hội, văn hóa
Test tâm lý cho thấy có sự bất thƣờng rõ rệt ở ngƣời bệnh TTPL và cả
ở một số ngƣời họ hàng chƣa có biểu hiện lâm sàng của TTPL. Tuy nhiên giả
thuyết tác động qua lại trong gia đình là yếu tố bệnh sinh quan trọng của bệnh
TTPL đã bị phủ nhận do việc tăng nhanh các dữ liệu sinh học của TTPL. Một
giả thuyết khác đƣợc đƣa ra đó là yếu tố kinh tế có liên quan đến bệnh TTPL
do đã làm ảnh hƣởng đến yếu tố dinh dƣỡng, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho nhân dân [10].
 Giả thuyết về sinh học
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định có sự bất
thƣờng trong cấu trúc của nhiều vùng não khác nhau ở bệnh nhân TTPL [17].
Các cấu trúc bất thƣờng trong não có thể biểu hiện nhƣ giãn rộng các não thất

5


bên, giảm kích thƣớc vùng đồi thị, bất thƣờng kích thƣớc vùng đồi hải mã, bất
thƣờng trong cấu trúc tế bào ở vùng trƣớc trán [19].
Một giả thuyết khác là rối loạn chuyển hóa dopamin giữ vai trò chính
trong bệnh sinh bệnh TTPL. Giả thuyết này cho rằng các bất thƣờng gây ra
bệnh TTPL có thể nằm ở thụ thể D2.
Một giả thuyết nữa cho rằng, những bất thƣờng của hệ thống dẫn
truyền glutamate có thể là nguyên nhân bệnh sinh TTPL. Khi chụp cộng
hƣởng từ và giải phẫu bệnh lí đều thấy giảm hoạt động dẫn truyền glutamate ở
các tế bào hình tháp vùng trƣớc trán [23].
1.1.1.4. Triệu chứng [4, 6]
Theo quan điểm cổ điển, biểu hiện lâm sàng bệnh TTPL bao gồm các
triệu chứng âm tính và dƣơng tính.
 Các triệu chứng dƣơng tính
Các triệu chứng dƣơng tính thể hiện những biến đổi bệnh lý phong phú.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ nhƣng cũng có thể kết hợp với nhau
thành những hội chứng (hội chứng về cảm xúc, hội chứng paranoia, hội chứng
paranoid, hội chứng căng trƣơng lực...).
- Rối loạn hình thức tư duy:
+ Tƣ duy phi tán: quá trình liên tƣởng của BN rất nhanh, các ý tƣởng xuất
hiện nối tiếp nhau nhƣng nội dung nông cạn, chủ đề luôn thay đổi.
+ Tƣ duy dồn dập: trong đầu BN xuất hiện dồn dập đủ mọi ý nghĩ ngoài
ý muốn của BN.
- Rối loạn nội dung tư duy:
+ Hoang tƣởng là triệu chứng thƣờng gặp ở bệnh nhân TTPL. Nội dung
hoang tƣởng rất đa dạng, phong phú. Hoang tƣởng hay gặp là hoang tƣởng bị
chi phối. Đây là hoang tƣởng đặc trƣng của TTPL; các loại khác nhƣ hoang
tƣởng bị hại, hoang tƣởng liên hệ, hoang tƣởng ghen tuông, hoang tƣởng tự


6


cao, hoang tƣởng phát minh, hoang tƣởng đƣợc yêu, hoang tƣởng kỳ quái
cũng thƣờng gặp.
- Các rối loạn tri giác: chủ yếu là các ảo giác bao gồm:
+ Ảo thanh: ngƣời bệnh nghe thấy âm thanh phát ra từ các bộ phận trên
cơ thể. Ảo thanh độc thoại nhƣ bệnh nhân nghe thấy giọng nói của chính
mình trò chuyện trong đầu, ảo thanh bình luận thƣờng xuyên về hành vi của
bệnh nhân. Đây là những ảo thanh khá điển hình trong bệnh TTPL.
+ Ảo thị: cũng thƣờng gặp và hay kết hợp với ảo thanh, bệnh nhân nhìn
thấy ngƣời, súc vật, ma quỷ, phong cảnh...
+ Ảo giác vị giác và ảo giác xúc giác hiếm gặp.
- Các rối loạn về cảm xúc: ngoài các triệu chứng âm tính về cảm xúc
nhƣ cảm xúc cùn mòn, khô lạnh...bệnh nhân còn có thể biểu hiện trầm cảm,
hƣng cảm không điển hình; cảm xúc không ổn định, hằn học, lo sợ, giận dữ
vô cớ....
- Các rối loạn hoạt động :
+ Rối loạn hoạt động ở bệnh nhân TTPL rất đa dạng và phong phú. Có
thể có những hành vi thô bạo, hung hãn, đi lại không mục đích..., các rối loạn
này có thể là do hoang tƣởng, ảo giác chi phối.
+ Kích động: là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa, thiếu tự nhiên
nhƣ đùa cợt thô bạo, nhảy nhót, gào thét, đập phá, đánh ngƣời...
+ Kích động căng trƣơng lực: với những động tác dị thƣờng, vô nghĩa
nhƣ rung đùi, lắc ngƣời nhịp nhàng, mắt nhìn trừng trừng, định hình, giữ
nguyên dáng, có khi là những xung động bất thƣờng xen lẫn bất động.
 Các triệu chứng âm tính
Các triệu chứng âm tính là cốt lõi của quá trình phân liệt bao gồm:
- Tính thiếu hoà hợp: thể hiện ở thiếu hòa hợp trong tƣ duy (rối loạn

quá trình liên tƣởng, lý luận xa rời thực tế, sáng tạo ra những khái niệm, ngôn
ngữ mới..), thiếu hòa hợp trong cảm xúc (thay đổi tình cảm với ngƣời thân,
7


cảm xúc trái ngƣợc, lạ lùng…), thiếu hòa hợp trong hành vi, tác phong (có
những hành động bột phát, khó hiểu, lố lăng..)
- Tính tự kỷ: Có liên quan chặt chẽ với tính thiếu hòa hợp, hậu quả của
tính thiếu hòa hợp. Một số triệu chứng vừa mang tính thiếu hòa hợp vừa mang
tính tự kỷ, khó tách rời hai tính chất ấy ra. Thiếu hòa hợp đến một mức độ cao
thì mang tính chất tự kỷ. Tính thiếu hòa hợp và tính tự kỷ chỉ là hai mặt của
một quá trình phân liệt.
- Thế năng tâm thần giảm sút: Thế năng tâm thần là năng lƣợng cần
thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng lòng nhiệt tình, tính năng
động, tính linh hoạt và sáng tạo. Thế năng tâm thần bị giảm sút thể hiện bằng
cảm xúc hàng ngày khô lạnh, bệnh nhân trở lên bàng quan, vô cảm xúc; tƣ
duy nghèo nàn cứng nhắc, bệnh nhân học tập ngày càng sút kém, thói quen
nghề nghiệp cũ tan biến dần. Ý chí ngày càng suy đồi, bệnh nhân không thiết
làm gì thậm chí cả vệ sinh cơ thể
1.1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán [5]
Hiện nay hầu hết các bác sỹ chẩn đoán TTPL theo hai hệ thống phân
loại là ICD-10 của Tổ chức Y tế thế giới và DMS –V của Hội Tâm thần học
Hoa Kỳ. Trong đó, hệ thống phân loại ICD-10 đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng
rãi trên thế giới và tại Việt Nam [4].
Trong ICD-10, mặc dù không xác định đƣợc các triệu chứng đặc trƣng
của bệnh một cách chặt chẽ, nhƣng nhằm mục đích thực tiễn ngƣời ta chia các
triệu chứng bệnh TTPL thành từng nhóm có tầm quan trọng đặc biệt đối với
chẩn đoán, đó là:
a. Tƣ duy vang thành tiếng, tƣ duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tƣ duy
bị phát thanh

b. Các hoang tƣởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan
rõ rệt với vận động thân thể, với những ý nghĩ hay cảm giác đặc biệt; Tri giác
hoang tƣởng.
8


c. Các ảo thanh bình luận thƣờng xuyên về hành vi của bệnh nhân hay
thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một
bộ phận nào đó khác của cơ thể.
d. Các loại hoang tƣởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa
và hoàn toàn không thể có đƣợc tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc
những khả năng và quyền lực siêu nhiên nhƣ: khả năng điều khiển thời tiết
hoặc đang tiếp xúc với ngƣời ở thế giới khác.
e. Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, kèm theo hoang tƣởng thoáng qua
hay chƣa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ rệt hoặc kèm theo ý
tƣởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều
tháng.
f. Tƣ duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đƣa đến tƣ duy không liên
quan, lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.
g. Tác phong căng trƣơng lực nhƣ kích động, giữ nguyên dáng, uốn
sáp, phủ định và không nói hoặc sững sờ.
h. Các triệu chứng âm tính nhƣ vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, đáp
ứng cảm xúc cùn mòn hoặc không thích hợp thƣờng dẫn đến cách li xã hội
hoặc giảm sút hiệu xuất lao động và các triệu chứng trên phải rõ ràng là
không do trầm cảm hay thuốc an thần gây ra.
i. Biến đổi thƣờng xuyên và có ý nghĩa về chất lƣợng toàn diện của tập
tính cá nhân với biểu hiện nhƣ: mất thích thú, thiếu mục đích, lƣời nhác, thái
độ mải mê suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
Để chẩn đoán xác định phải có một triệu chứng rất rõ thuộc vào một
trong các nhóm từ (a) đến (d) ở trên hoặc ít nhất là phải có hai trong các nhóm

từ (e) đến (i). Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng trong phần lớn khoảng
thời gian một tháng hay lâu hơn.
1.1.2. Điều trị TTPL
1.1.2.1. Nguyên tắc chung [4]
9


TTPL là một bệnh chƣa rõ nguyên nhân, điều trị triệu chứng là chủ yếu
song cần phát hiện sớm và can thiệp sớm.
Hóa dƣợc liệu pháp có vai trò quan trọng, đặc biệt với các triệu chứng
dƣơng tính, song cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị tâm lý, lao động và tái
thích ứng.
Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý và theo dõi đề phòng
tái phát. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt đối với các triệu chứng
âm tính.
Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với bệnh nhân
TTPL, tránh mặc cảm, xa lánh ngƣời bệnh. Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc,
gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân.
Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.
1.1.2.2. Các phương pháp điều trị [2, 4].
 Liệu pháp sốc điện
Liệu pháp sốc điện là liệu pháp điều trị tấn công cho TTPL hiệu quả và
an toàn nhất. Liệu pháp này cho kết quả đặc biệt tốt với TTPL thể căng
trƣơng lực. Sốc điện có kết quả ngay cả với trƣờng hợp TTPL kháng thuốc.
Tuy nhiên sốc điện có nhƣợc điểm là gây cơn co giật kiểu động kinh, làm cho
bệnh nhân sợ hãi và có thể có các biến chứng nhƣ sai khớp, đau cơ, rối loạn
trí nhớ.
 Liệu pháp tâm lý
Sử dụng liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm lớn có kết
quả giúp bệnh nhân điều chỉnh hành vi của mình, thích nghi với các căng

thẳng tâm lý có trong môi trƣờng sống. Liệu pháp tâm lý tuy không thay thế
đƣợc thuốc an thần nhƣng chúng làm cho bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
 Nhóm liệu pháp xã hội

10


Bao gồm: liệu pháp lao động, liệu pháp thể dục thể thao, liệu pháp âm
nhạc, liệu pháp hội hoạ...
Liệu pháp xã hội nhằm duy trì sự tự chủ của bệnh nhân, chống lại sự
mạn tính hoá, kéo dài thời gian ổn định, cải thiện tiên lƣợng, phục hồi đƣợc
các chức năng xã hội – nghề nghiệp. Liệu pháp xã hội cần phải đƣợc tiến
hành sớm ngay khi BN còn nằm viện và tiếp tục tại nhà sau khi ra viện.
 Liệu pháp hóa dƣợc
Liệu pháp hoá dƣợc là liệu pháp thông dụng nhất và có hiệu quả nhất
trong bệnh TTPL. Nhóm thuốc an thần kinh (ATK) là nhóm thuốc chính đƣợc
sử dụng trong liệu pháp hóa dƣợc để điều trị bệnh TTPL hiện nay. Ngoài ra,
một số nhóm thuốc khác cũng đƣợc sử dụng trong điều trị TTPL nhƣ: các
thuốc chống trầm cảm, các thuốc điều chỉnh khí sắc, các thuốc giải lo âu, gây
ngủ, các thuốc điều trị các tác dụng không mong muốn của thuốc nhƣ hội
chứng parkinson do thuốc.
1.1.1.3. Hướng dẫn điều trị tâm thần phân liệt
Tại Việt Nam vẫn chƣa có hƣớng dẫn điều trị TTPL của Bộ Y tế. Các
bác sĩ chuyên khoa điều trị thƣờng dựa vào kinh nghiệm và tham khảo các tài
liệu y văn đơn lẻ.
Tại bệnh viện Tâm thần Nghệ An, 2 y văn thƣờng đƣợc các bác sĩ tham
khảo đó là Giáo trình bệnh học tâm thần (Đại học Y Hà Nội) và Giáo trình
tâm thần học và tâm lý y học y học (Học viện Quân Y). Để nâng cao chất
lƣợng điều trị, năm 2017, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đã chủ động
lựa chọn và phiên dịch Hƣớng dẫn điều trị tâm thần phân liệt của Singapore

để cập nhật cho các bác sĩ điều trị tham khảo, áp dụng. Lý do lựa chọn hƣớng
dẫn này là vì hƣớng dẫn đƣợc xây dựng căn cứ theo Hƣớng dẫn điều trị tâm
thần phân liệt của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và tham khảo hơn 100 tài liệu
khác [25]. Ngoài ra, Singapore có hệ thống y tế phát triển, Tổ chức Y tế Thế
giới xếp hạng hệ thống y tế của Singapore đứng thứ 6 về tổng thể trong Báo
11


cáo Y tế thế giới 2000. Gần đây nhất, Singapore là quốc gia đứng đầu trong
số 188 quốc gia đƣợc xếp hạng vào năm 2016 dựa trên những tiến bộ đạt
đƣợc trong mục tiêu phát triển bền vững liên quan tới y tế [14].

Hình 1.1. Lưu đồ hướng dẫn điều trị TTPL của Singapore [25]
Trong điều trị TTPL ở nƣớc ta hiện chƣa có hƣớng dẫn cụ thể đƣa ra.
Trên thế giới có nhiều hƣớng dẫn của các tổ chức khác nhau nhƣ của hiệp hội
tâm thần hoa kỳ (APA) hay Bộ y tế Singapore [28] ... Các hƣớng dẫn này đều
chỉ ra răng, việc điều trị nên theo từng giai đoạn của bệnh.



Điều trị giai đoạn cấp tính

Cần nắm đƣợc mục tiêu điều trị và đánh giá tình trạng cấp tính của
bệnh nhân trƣớc khi dùng các thuốc ATK. Theo hƣớng dẫn thực hành lâm
sàng trong điều trị cho bệnh nhân TTPL của Hoa Kỳ, việc lựa chọn thuốc

12


ATK trong điều trị giai đoạn cấp ƣu tiên ban đầu là các ATK thế hệ 2 ( trừ

clozapin), lựa chọn thay thế là các thuốc khác trong nhóm hoặc ATK thế hệ 1:
Bảng 1.1: Lựa chọn thuốc ATK trong giai đoạn cấp tính
Lựa chọn ƣu tiên 1

Nhóm 2

Lựa chọn ƣa tiên 2 Nếu do tác dụng phụ Chọn thuốc khác trong nhóm 1
quá mức

hoặc 2

Nếu không hiệu quả

Chọn thuốc khác trong nhóm 1
hoặc 2 hoặc 3

Lựa chọn ƣa tiên 3 Nếu do tác dụng phụ Chọn thuốc khác trong nhóm 1
quá mức

hoặc 2

Nếu không hiệu quả

Chọn thuốc khác trong nhóm 1
hoặc 2 hoặc 3 kết hợp liệu pháp
sốc điện trong trƣờng hợp BN
nặng, hoặc dùng clozapin thất
bại

Ghi chú:


Nhóm 1: ATK thế hệ 1 như chlorpromazin, haloperidol,...
Nhóm 2: Risperidon, olanzapin, quetiapin, ziprasidon, aripiprazol
Nhóm 3: Clozapin
Theo khuyến cáo PORT, với những bệnh nhân TTPL tái phát thì thuốc
an thần kinh (trừ clozapin) nên đƣợc sử dụng để giảm các triệu chứng. Lựa
chọn thuốc ATK ban đầu hoặc quyết định chuyển sang thuốc ATK mới nên
đƣợc thực hiện trên đáp ứng điều trị trƣớc đó, các tác dụng phụ, sự tuân thủ,
các yếu tố nguy cơ, và kế hoạch điều trị. Bệnh nhân tái phát hay bệnh nhân
điều trị lần đầu ở giai đoạn cấp tính nên đƣợc sử dụng thuốc đƣờng uống.
Nhƣng với những bệnh nhân nặng có thể dùng đƣờng tiêm của các thuốc
ATK thế hệ 1 và 2 (ví dụ, haloperidol, ziprasidon, và olanzapin), có thể bổ
sung benzodiazepin đƣờng tiêm.

13


Xác định liều tối ƣu thuốc ATK ở giai đoạn cấp tính rất phức tạp, bệnh
nhân có thể mất từ 2 đến 4 tuần để có những đáp ứng ban đầu và tối đa 6
tháng hoặc lâu hơn để có đáp ứng đầy đủ hoặc tối ƣu. Điều quan trọng là liều
đó phải có hiệu quả và không gây các tác dụng phụ quá mức vì điều này ảnh
hƣởng đến sự tuân thủ lâu dài của bệnh nhân. Theo nghiên cứu PORT, với
những bệnh nhân tái diễn liều thuốc thế hệ 1 nên tƣơng đƣơng 300 - 1000
chlorpromazin /ngày, liều hàng ngày của thuốc thế hệ 2 cho một triệu chứng
cấp tính cần là: aripiprazol 10 - 30 mg, olanzapine 10 - 20 mg, paliperidon 3 15mg, quetiapin 300 - 750mg, risperidon 2 - 8mg, và ziprasidon 80 - 160mg.
Điều trị phải là ít nhất 2 tuần, với trên 6 tuần để quan sát đáp ứng tối ƣu. Với
những bệnh nhân điều trị lần đầu, liều tƣơng đƣơng 300 - 500 mg
chlorpromazin /ngày, liều risperidon và olanzapin giảm 1 nửa so với bệnh
nhân tái diễn.



Điều trị giai đoạn ổn định

Dùng thuốc trong giai đoạn ổn định nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát, theo
dõi và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc ATK đƣợc dùng trong giai đoạn cấp tính tiếp tục đƣợc sử dụng, nếu
bệnh nhân có các phản ứng phụ quá mức có thể đổi thuốc khác trong nhóm
hoặc nếu bệnh nhân không tuân thủ cần xem xét sử dụng thuốc tiêm tác dụng
kéo dài.
Theo nghiên cứu PORT, thuốc ATK nên đƣợc tiếp tục đƣợc dùng trong
giai đoạn điều trị để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát hoặc trầm
trọng thêm các triệu chứng dƣơng tính. Nên duy trì liều dùng thuốc thế hệ 1
tƣơng đƣơng 300 - 600mg mỗi ngày. Liều duy trì cho thuốc aripiprazol,
olanzapin, paliperidon, quetiapin, risperidon và ziprasidon nên là liều có hiệu
quả để giảm triệu chứng dƣơng tính trong giai đoạn cấp tính của điều trị. Với
thuốc tiêm tác dụng kéo dài, liều khuyến cáo cho fluphenazin decanoat là 6,25

14


- 25 mg mỗi 2 tuần và haloperidol decanoat 50 - 200 mg mỗi 4 tuần,
risperidon kéo dài 25 - 75 mg mỗi 2 tuần
Theo hƣớng dẫn của Bộ y tế Singapor [86], trong điều trị duy trì bệnh
TTPL nên giảm liều thuốc ATK đến liều thấp nhất có hiệu quả, nhƣng
không đƣợc thấp hơn một nửa liều hiệu quả trong giai đoạn cấp tính.
Mặc dù liều cao hơn thƣờng có hiệu quả hơn trong việc giảm nguy cơ
tái phát nhƣng lại gây ra các nhiều tác dụng không mong muốn hơn so với
liều thấp. Do đó, bác sỹ lâm sàng nên cố gắng điều trị ở liều tối thiểu, giả m
thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc mà vẫn đạt hiệu quả mong
muốn [58].

❖ Điều trị TTPL kháng trị

Kháng trị là khi các triệu chứng bệnh ít hoặc không có đáp ứng với
việc dùng ít nhất 2 thuốc ATK trong thời gian ít nhất là 6 tuần với liều điều
trị [58]. Trong trƣờng hợp này cần phải đánh giá sự tuân thủ trƣớc khi
chuyển thuốc sang thuốc ATK khác. Nếu bệnh nhân có sự tuân thủ kém
hoặc không tuân thủ với thuốc, cần tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết nó.
Clozapin cần đƣợc xem xét sau khi bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ 2
thuốc ATK (trong đó ít nhất có 1 thuốc ATK thế hệ 2) (hình 1.2.) [47].
 Đánh giá bệnh nhân không đáp ứng với thuốc ATK
1. Bệnh nhân dùng thuốc ATK đầy đủ
+ Đáp ứng: giữ nguyên liều theo dõi tác dụng không mong muốn
+ Không đáp ứng với điều trị: Đánh giá lại chẩn đoán, tuân thủ điều
trị
2. Không đáp ứng với thuốc: Thay đổi thuốc
3. Không đáp ứng do kém tuân thủ điều trị
+ Tìm nguyên nhân và giải quyết
+ Nếu do không dung nạp thuốc (do tác dụng không mong muốn) cân
nhắc đổi thuốc
15


4. Thất bại với phối hợp 2 thuốc ATK trong đó có 1 thuốc là ATK thế
hệ 2: Cân nhắc dùng clozapin
5. Không đáp ứng với clozapine
+ Cân nhắc phối hợp clozapine với sốc điện hoặc ATK khác
+ Tăng cƣờng liệu pháp tâm lý
1.1.1.4. Sử dụng thuốc ATK trong điều trị TTPL
 Khái niệm
Thuốc ATK là thuốc an thần mạnh, chống rối loạn tâm thần thể hƣng

cảm, làm giảm các kích thích về tâm thần, giảm ý thức, hoang tƣởng, ảo giác,
lo sợ…tạo cảm giác thờ ơ, lãnh đạm.
Ở liều điều trị, thuốc không gây ngủ, không gây mê nhƣng có tác dụng
trên thần kinh trung ƣơng và thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp, hạ thân
nhiệt, chống nôn, hội chứng ngoại tháp và các rối loạn nội tiết [3].
 Phân loại
Theo Hiệp hội tâm thần kinh Mỹ - APA (2012), các thuốc ATK bao
gồm nhóm thuốc ATK thế hệ I và ATK thế thệ II.
Nhóm ATK thế hệ I (ATK điển hình) gồm các thuốc haloperidol,
clopromazin, thioridazin, levomepromazin…. Đƣợc chia thành 2 nhóm theo
hiệu lực điều trị: nhóm có hiệu lực điều trị cao (Haloperidol, fluphenazin) và
nhóm có hiệu lực thấp (clopromazin, thioridazin)
Nhóm ATK thế hệ II (ATK không điển hình) bao gồm các thuốc
clozapin, risperidol, olanzapin, amisulpirid, quetiapin, sertindol, aripiprazol,
remoxiprid, ziprasidon và zotepin.
 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn của thuốc ATK nghiêm trọng nhƣ dị
ứng thuốc, nhiễm độc thuốc, hội chứng ATK ác tính, viêm gan, giảm bạch
cầu hạt.. có thể đe dọa đến sự sống của ngƣời bệnh, gây tổn thƣơng nghiêm

16


trọng nhiều cơ quan nội tạng và để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hƣởng đến
sức khỏe ngƣời bệnh [16].
Các tác dụng không mong muốn khác nhƣ hội chứng parkinson do
thuốc, rối loạn thần kinh thực vật, tăng trọng lƣợng cơ thể…làm rối loạn tạm
thời chức năng một số cơ quan nội tạng trong cơ thể, ảnh hƣởng đến sinh hoạt
của ngƣời bệnh.
Các rối loạn vận động

- Hội chứng rối loạn trƣơng lực cơ cấp: thƣờng xuất hiện lúc bắt đầu
điều trị (ngày thứ ba hoặc thứ tƣ). Bệnh nhân có các cơn loạn trƣơng lực cơ ở
vùng miệng lƣỡi nhƣ há hốc mồm, cứng hàm, thè lƣỡi, co cứng các cơ miệng
và quanh miệng, khó nuốt, vẹo cổ, xoắn vặn ngƣời, nghẹo cổ, cong lƣng tôm,
ƣỡn ngƣời, cong cột sống, cơn xuất hiện ở các cơ vận nhãn nhƣ mắt trợn
ngƣợc lên trần nhà và gia tăng duỗi cơ vùng gáy [10].
- Hội chứng bất động: chậm chạp vận động, cảm xúc thờ ơ, ngủ gà
nhƣng không ngủ thực sự, nét mặt ít biểu cảm, nhìn cố định, lời nói đơn điệu.
- Hội chứng parkinson do thuốc ATK: chậm chạp vận động, tăng
trƣơng lực cơ, uốn sáp, mất vận động tự động, giữ nguyên dáng, run khi nghỉ
và run tƣ thế, nhịp chậm, run tăng lên khi xúc động, bị lạnh, mệt mỏi, tăng tiết
nƣớc bọt [10].
- Hội chứng tăng vận động: bồn chồn, bất an, đứng ngồi không yên, bứt
rứt chân tay. Các triệu chứng có thể phối hợp với tăng trƣơng lực hoặc xuất
hiện đơn độc.
- Rối loạn loạn động muộn: Là biến chứng nghiêm trọng khi điều trị
ATK kéo dài (thƣờng là trên 2 năm), hay xuất hiện vào lúc giảm hay ngừng
điều trị. Gặp nhiều ở ngƣời bệnh trên 50 tuổi và nữ gặp nhiều hơn nam. Rối
loạn đầu tiên xuất hiện ở vùng miệng lƣỡi bằng các cử động nhai, cơ môi, làm
méo mặt, giật cơ. Triệu chứng có thể lan tới các trục tay và chân nhƣ lắc

17


×