Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đánh giá thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh đồng tháp năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THANH ĐIỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THANH ĐIỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2018
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÃ THỊ QUỲNH LIÊN
Thời gian thực hiện: Từ 4/2019 – 9/2019
HÀ NỘI 2020



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè đã luôn đồng hành và hỗ trợ tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, cô giáo, cán bộ Phòng Sau
Đại học, Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã
luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại Trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô TS. Lã Thị Quỳnh Liên –
Giảng viên Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tôi từng bƣớc hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp công tác tại Khoa Dƣợc,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã luôn động viên, khuyến khích, tận tình
hƣớng dẫn cho tôi những đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia
sẻ, động viên tôi vƣợt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có thêm quyết tâm,
vững vàng trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

LÊ THANH ĐIỀN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .................................................................................. 3

1.1. KÊ ĐƠN THUỐC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ................................ 3
1.1.1. Khái niệm về đơn thuốc .................................................................................... 3
1.1.2. Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ............................................ 3
1.1.3. Yêu cầu chung về nội dung của một đơn thuốc ................................................ 5
1.1.4. Các hình thức kê đơn thuốc............................................................................... 6
1.1.5. Các chỉ số kê đơn .............................................................................................. 7

1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC HIỆN NAY ........................................ 7
1.2.1. Thực trạng kê đơn thuốc một số nƣớc trên thế giới .......................................... 7
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại một số Bệnh viện ở Việt nam .............................. 9

1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP ................ 14
1.3.1. Giới thiệu về Bệnh viện .................................................................................. 14
1.3.2. Giới thiệu về Khoa Dƣợc ................................................................................ 17

1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 20


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.2.2. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 20
2.2.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................... 24
2.2.4. Chọn mẫu ........................................................................................................ 25
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 27

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN

THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ .................................................... 28
3.1.1. Thực hiện quy định về ghi thông tin bệnh nhân ............................................. 28
3.1.2. Thực hiện quy định ghi các thông tin về ngƣời kê đơn .................................. 29
3.1.3. Thực hiện quy định ghi tên thuốc ................................................................... 29
3.1.3.1. Cách ghi tên thuốc 1 thành phần ................................................................. 29
3.1.3.2. Thực hiện quy định ghi liên quan đến hướng dẫn sử dụng thuốc ................ 30
3.1.3.3. Thực hiện quy định ghi số lượng thuốc và nồng độ (hàm lượng) thuốc khi kê
đơn ............................................................................................................................. 30

Khảo sát tại bệnh viện thấy rằng đơn thuốc có ghi số lƣợng đầy đủ chiếm
100,00%; kê tên thuốc có nồng độ, hàm lƣợng đầy đủ đạt 93,96%. Sở dĩ tỷ lệ
này không đạt 100% (còn 100 lƣợt không ghi hàm lƣợng) là do một số thuốc
YHCT có nhiều thành phần và hàm lƣợng nên phần mềm chỉ lƣu tên thƣơng
mại của thuốc đó mặc dù bệnh viện có phần mền kê đơn thuốc để hạn chế
thuốc không ghi hàm lƣợng ............................................................................. 31
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ .................................................................................................................. 31
3.2.1. Số thuốc trung bình đƣợc kê trong đơn thuốc ................................................. 31


3.2.2. Số chẩn đoán đƣợc ghi trong đơn thuốc ......................................................... 32
3.2.3. Phân loại đơn thuốc theo nhóm bệnh lý .......................................................... 33
3.2.4. Thuốc đƣợc kê theo nguồn gốc xuất xứ .......................................................... 35
3.2.5. Thuốc đƣợc kê theo nhóm dƣợc lý của thuốc ................................................. 36
3.2.7. Tỷ lệ thuốc đơn/đa thành phần đƣợc kê .......................................................... 39
3.2.8. Tỷ lệ thuốc YHCT/Tân dƣợc đƣợc kê ............................................................ 39
3.2.9. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin & khoáng chất; kháng sinh; corticoid; kiểm
soát đặc biệt; men vi sinh và kháng virus ................................................................. 40
3.2.10. Thuốc đƣợc kê theo nhóm kháng sinh .......................................................... 41
3.2.11. Giá trị trung bình của một đơn thuốc ............................................................ 42

3.2.14. Giá trị trung bình của một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý ............................. 43
3.2.15. Tên thuốc sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng ........ 45
3.2.16. Hoạt chất sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng ........ 49

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 51
4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ .................................................... 51
4.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính ...................................................... 51
4.1.2. Thực hiện quy định ghi các thông tin về đơn thuốc của bác sĩ kê đơn ........... 52
4.1.3. Thực hiện quy định ghi tên thuốc ................................................................... 52
4.1.4. Thực hiện quy định ghi liên quan đến hƣớng dẫn sử dụng thuốc ................... 53
4.1.5. Thực hiện quy định ghi số lƣợng thuốc và nồng độ (hàm lƣợng) thuốc khi kê
đơn ............................................................................................................................. 53

4.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ .............. 54
4.2.1. Số thuốc trung bình đƣợc kê trong đơn thuốc ................................................. 54


4.2.2. Số chẩn đoán đƣợc ghi trong đơn thuốc ......................................................... 55
4.2.3. Phân loại đơn thuốc theo nhóm bệnh lý .......................................................... 55
4.2.4. Thuốc đƣợc kê theo nguồn gốc xuất xứ .......................................................... 55
4.2.5. Thuốc đƣợc kê theo nhóm dƣợc lý của thuốc ................................................. 56
4.2.6. Thuốc đƣợc kê so với danh mục thuốc của bệnh viện .................................... 56
4.2.7. Tỷ lệ thuốc đơn/đa thành phần đƣợc kê .......................................................... 57
4.2.8. Tỷ lệ thuốc YHCT/Tân dƣợc đƣợc kê ............................................................ 57
4.2.9. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin & khoáng chất; kháng sinh; corticoid; kiểm
soát đặc biệt; men vi sinh và kháng virus ................................................................. 58
4.2.10. Thuốc đƣợc kê theo nhóm kháng sinh .......................................................... 59
4.2.11. Thuốc đƣợc kê theo đƣờng dùng của thuốc .................................................. 59
4.2.12. Tƣơng tác thuốc, mức độ tƣơng tác .............................................................. 59

4.2.13. Giá trị trung bình của một đơn thuốc ............................................................ 59
4.2.14. Giá trị trung bình của một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý ............................. 60
4.2.15. Tên thuốc sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng ........ 60
4.2.16. Hoạt chất sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng ........ 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết
tắt

1

BYT

Bộ Y tế

2

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

3


WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế giới

4

ASEAN

Association of South
East Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

5

BHYT

Bảo hiểm y tế

6

YHCT

Y học cổ truyền


7

VNĐ

Đồng Việt Nam

8

ICD

9

INN

Tiếng Anh

Tiếng Việt

International
Statistical
Hệ thống phân loại quốc tế về
Classification of
bệnh tật
Diseases and Related
Health Problems
International
Nonproprietary
Tên quốc tế phi thƣơng mại
Names



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu về thực hiện quy định kê đơn

……………20

Bảng 2.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc cho ngƣời bệnh ngoại trú ............................. 22
Bảng 3.1. Thực hiện quy định về ghi thông tin bệnh nhân ....................................... 28
Bảng 3.2. Quy định ghi các thông tin về đơn thuốc của bác sĩ kê đơn ..................... 29
Bảng 3.3. Thực hiện quy định ghi tên thuốc 1 thành phần ....................................... 29
Bảng 3.4. Thực hiện quy định liên quan đến hƣớng dẫn sử dụng thuốc .................. 30
Bảng 3.5. Thực hiện quy định ghi số lƣợng thuốc và nồng độ thuốc ....................... 30
Bảng 3.6. Số thuốc trung bình đƣợc kê trong 1 đơn thuốc ....................................... 31
Bảng 3.7. Số chẩn đoán đƣợc ghi trong đơn thuốc ................................................... 32
Bảng 3.8. Phân tích đơn thuốc đƣợc kê theo nhóm bệnh lý ..................................... 33
Bảng 3.9. Thuốc đƣợc kê theo nguồn gốc xuất xứ ................................................... 35
Bảng 3.10. Thuốc nhập khẩu kê theo nguồn gốc quốc gia sản xuất ......................... 35
Bảng 3.11. Thuốc đƣợc kê theo nhóm dƣợc lý ......................................................... 36
Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc đa/đơn thành phần trong đơn thuốc ..................................... 39
Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc YHCT/Tân dƣợc trong đơn thuốc ....................................... 40
Bảng 3.15. Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin & khoáng chất; kháng sinh; corticoid;
kiểm soát đặc biệt; men vi sinh và kháng virus ........................................................ 40
Bảng 3.16. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh ..................................................................... 41
Bảng 3.17. Giá trị trung bình của một đơn thuốc...................................................... 43
Bảng 3.19. Giá trị trung bình của một đơn thuốc theo nhóm bệnh ........................... 43
Bảng 3.20. Tên thuốc sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng . 46
Bảng 3.21. Hoạt chất sử dụng nhiều nhất theo số lần, số lƣợng và giá trị sử dụng .. 49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp ........................ 15
Hình 1.2. Trình độ nhân sự tại Bệnh viện ...................................................... 16
Hình 1.3. Tổng số lƣợt ngƣời bệnh điều trị ngoại trú và nội trú .................... 17
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Khoa Dƣợc .............................................................. 18


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận
thấy rằng sức khỏe con ngƣời đang đứng trƣớc những thách thức và nguy cơ
nhƣ: môi trƣờng sống đang bị đe dọa nghiêm trọng; dịch bệnh, thiên tai ngày
càng xuất hiện nhiều; vệ sinh an toàn thực phẩm không đƣợc kiểm soát chặt
chẽ… Những điều đó đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thể lực và trí lực của
con ngƣời. Chính vì thế, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm tới việc phòng
chống bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống trong đó
ngành Y tế đóng vai trò chủ chốt. Thuốc đóng vai trò quan trọng và thiết yếu
trong công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe ngƣời dân.
Để chỉ định sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh an toàn, hợp lý và có hiệu
quả, vai trò của ngƣời thầy thuốc là hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi ngƣời thầy
thuốc phải có trình độ chuyên môn giỏi, vững vàng và phải có đạo đức nghề
nghiệp. Tuy nhiên, trƣớc tác động của cơ chế thị trƣờng việc sử dụng thuốc
chƣa hiệu quả và không hợp lý đang là vấn đề cần báo động, cùng với sự xuất
hiện của hàng loạt các loại thuốc mới và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống
y - dƣợc tƣ nhân đã làm cho việc quản lý kê đơn và sử dụng thuốc ngày càng
trở nên khó khăn hơn.
Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, do
có nhiều nguồn cung ứng thuốc (doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ
phần, doanh nghiệp nƣớc ngoài... ) với nhiều hình thức, cách tiếp thị và ƣu đãi
khác nhau. Chất lƣợng thuốc đôi khi không đƣợc đảm bảo dẫn đến việc xuất
hiện phản ứng bất lợi của thuốc diễn ra liên tục thƣờng xuyên. Việc kê đơn
thuốc không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian dùng, kê quá nhiều thuốc

trong một đơn, kê tên thuốc với tên biệt dƣợc đã gây ra tình trạng kháng
kháng sinh, lạm dụng thuốc và gây lãng phí không cần thiết. Trƣớc thực trạng
đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tƣ 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu
1


lực từ ngày 01/03/2018 quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú [5], Thông
tƣ 18/2018/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số
52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê
đơn thuốc hóa dƣợc, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú [6], Thông tƣ
23/2011/TT-BYT về hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giƣờng
bệnh [4].
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Tháp - trực thuộc UBND Tỉnh, có
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong toàn Tỉnh. Trong thời gian
qua cùng với sự tin tƣởng của nhân dân chất lƣợng khám và chữa bệnh của
bệnh viện đã đƣợc khẳng định. Bệnh viện thƣờng xuyên có các hoạt động
nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này tại bệnh viện chƣa đƣợc đề cập tới. Vì vậy, thực trạng kê đơn
điều trị cho ngƣời bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp với
các chỉ số kê đơn sử dụng thuốc vẫn còn nhiều hạn chế. Nhằm đánh giá tình
hình kê đơn ngoại trú tại Bệnh viện và đề xuất các giải pháp can thiệp. Đề tài
:“Đánh giá thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Đồng Tháp năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá việc thực hiện quy định kê đơn cho người bệnh điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
Từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú hƣớng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả tại bệnh
viện.


2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. KÊ ĐƠN THUỐC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
1.1.1. Khái niệm về đơn thuốc
Đơn thuốc là một “văn bản” chuyên môn mang tính chất pháp lý của ngƣời
thầy thuốc, từ đó quy định chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt cho ngƣời bệnh
và quy định chế độ pha chế, cấp phát, bán thuốc cho cán bộ dƣợc [3].
1.1.2. Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Ngày 29/12/2017 Bộ trƣởng Bộ Y tế (BYT) đã ban hành Thông tƣ
52/2017/TT-BYT quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú, trong đó có yêu
cầu kê đơn thuốc gồm:
1. Chỉ đƣợc kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ƣu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a) Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc hƣớng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; hƣớng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông
tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Y tế quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện
trong trƣờng hợp chƣa có hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
b) Tờ hƣớng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã đƣợc phép lƣu hành.
c) Dƣợc thƣ quốc gia của Việt Nam;

3



5. Số lƣợng thuốc đƣợc kê đơn thực hiện theo Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều
trị đƣợc quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhƣng tối đa
không quá 30 (ba mƣơi) ngày, trừ trƣờng hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9
Thông tƣ này.
6. Đối với ngƣời bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
ngƣời đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đứng
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trƣởng khoa khám bệnh, trƣởng
khoa lâm sàng) hoặc ngƣời phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê
đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho
ngƣời bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 đƣợc khám bệnh, chữa
bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục
kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã
đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trƣờng hợp cấp cứu ngƣời bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2
Điều 2 Thông tƣ này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng
của ngƣời bệnh.
10. Không đƣợc kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6
Luật dƣợc, cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chƣa đƣợc phép lƣu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.

4


1.1.3. Yêu cầu chung về nội dung của một đơn thuốc

1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ
khám bệnh của ngƣời bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi ngƣời bệnh thƣờng trú hoặc tạm trú: số nhà, đƣờng phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phƣờng/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
3. Đối với trẻ dƣới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cƣớc công dân của bố hoặc mẹ hoặc ngƣời
giám hộ của trẻ.
4. Kê đơn thuốc theo quy định nhƣ sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic); ví dụ: thuốc có hoạt chất là
Paracetamol, hàm lƣợng 500mg thì ghi tên thuốc nhƣ sau: Paracetamol
500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thƣơng mại). ví dụ: thuốc có hoạt chất là
Paracetamol, hàm lƣợng 500mg, tên thƣơng mại là A thì ghi tên thuốc nhƣ
sau: Paracetamol (A) 500mg.
b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thƣơng mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lƣợng, số lƣợng/thể tích, liều dùng, đƣờng
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải
ghi thuốc độc trƣớc khi ghi các thuốc khác.
6. Số lƣợng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lƣợng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trƣớc.
8. Trƣờng hợp sửa chữa đơn thì ngƣời kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sữa.
5


9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dƣới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của ngƣời kê đơn theo hƣớng từ trên xuống dƣới, từ trái sang phải; ký
tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên ngƣời kê đơn.

1.1.4. Các hình thức kê đơn thuốc
Theo Thông tƣ 52/2017/TT-BYT, các hình thức kê đơn thuốc bao gồm:
1. Kê đơn thuốc đối với ngƣời bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh: ngƣời kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào đơn thuốc hoặc sổ khám
bệnh (sổ y bạ) của ngƣời bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tƣ này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý
ngƣời bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với ngƣời bệnh điều trị ngoại trú: ngƣời kê đơn thuốc ra
chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của ngƣời bệnh và bệnh án điều
trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý ngƣời bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
3. Kê đơn thuốc đối với ngƣời bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
a) Trƣờng hợp tiên lƣợng ngƣời bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một)
đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào đơn thuốc
hoặc sổ khám bệnh của ngƣời bệnh và bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm
quản lý ngƣời bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trƣờng hợp tiên lƣợng ngƣời bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày
thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện
theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tƣ này.

6


1.1.5. Các chỉ số kê đơn
Thông tƣ 23/2011/TT-BYT có quy định thuốc chỉ định cho ngƣời bệnh cần
bảo đảm các yêu cầu:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa ngƣời bệnh;

c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hƣớng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Không lạm dụng thuốc.
Theo đó, các chỉ số sử dụng thuốc đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến
kê đơn thuốc ngoại trú. Các chỉ số kê đơn bao gồm:
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do
Bộ Y tế ban hành.
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC HIỆN NAY
1.2.1. Thực trạng kê đơn thuốc một số nƣớc trên thế giới
Trong những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trƣờng thế giới có sự gia
tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ, nhu
cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao, nên
thƣờng rất đắt. Việc sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn, đó là sự tiêu thụ

7


thuốc chƣa đồng đều giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển [16]. Theo
một nghiên cứu đánh giá, việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral ở
Dessie, Ethiopia: với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một
đơn thuốc là 1,8, phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6-1,8). Tỷ lệ % thuốc
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của quốc gia (DEL) là 91,7% thấp hơn so
với giá trị lý tƣởng của WHO là 100%. Tỷ lệ % thuốc đƣợc kê theo generic là
93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ % đơn có
kê kháng sinh là 52,8%, cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (20,0% 26,8%). Tỷ lệ % đơn thuốc có kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị

khuyến cáo của WHO (13,4- 24,1%). Các kháng sinh đƣợc kê đơn nhiều nhất
là Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%). Qua các chỉ số nghiên cứu cho
thấy có độ chênh lệch lớn giữa thực hành với khuyến cáo của WHO. Vì vậy,
sự cần thiết phải có một chƣơng trình giáo dục y tế để hợp lý việc kê đơn
[31]. Thị trƣờng dƣợc phẩm các nƣớc khối ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó
Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70%, theo đánh giá của IMS.
Có thể thấy rằng trong các nƣớc ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng
đáng kể. Thuốc generic là một thị trƣờng tiềm năng, đồng thời là một giải
pháp lựa chọn, để ngƣời dân các nƣớc đang phát triển có khả năng tiếp cận
với thuốc thiết yếu theo chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới WHO [11]. Ở
nhiều nƣớc đang phát triển, ngƣời ta đã thống kê số thuốc đƣợc bán ra cao
hơn rất nhiều so với số lƣợng bệnh tật cần điều trị. Kết quả phân tích cho
thấy, có khoảng 45% ngƣời bệnh trên toàn cầu có sử dụng kháng sinh khi ốm
đau, đặc biệt tỷ lệ này lên tới trên 70% ở một số nƣớc nhƣ Indonesia, Ấn Độ,
Pakistan. Nghiên cứu về việc kê đơn tại một bệnh viện thực hành ở Thái Lan
Udomthavomusuk cho thấy, có tới 52,3% dùng kháng sinh không đúng và
không cần thiết. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng ngoại khoa cũng có tỷ lệ
không hợp lý cao (79,7%) [30]. Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng
8


kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin đƣợc nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu khác
nhau. Để khắc phục tình trạng này, nhiều nƣớc đã thực thi một danh mục
thuốc hạn chế và xây dựng phác đồ chuẩn để hƣớng dẫn việc sử dụng thuốc
hợp lý nhƣng những cố gắng này chỉ làm giảm đƣợc việc tiêu thụ thuốc mà
không cải thiện đƣợc đáng kể chất lƣợng của việc kê đơn.
Nghiên cứu về việc điều trị các chứng bệnh thông thƣờng nhƣ ho, cảm lạnh,
ỉa chảy cho trẻ em ở Philippine cho thấy, có tới 80% các trƣờng hợp đƣợc cha
mẹ tự điều trị và hầu hết các trƣờng hợp là không đúng, không cần. Nhóm

thuốc hạ sốt, giảm đau cũng đƣợc dùng nhiều nhất và đặc biệt là các thuốc
cầm ỉa chảy, các kháng sinh cũng đƣợc dùng rộng rãi, lãng phí và nguy hiểm.
Một nghiên cứu khác cho thấy ngay tại thủ đô Manila (Philippine), việc mua
kháng sinh không có đơn của thầy thuốc chiếm tới 66%, trong đó có cả những
trƣờng hợp mua kháng sinh để “dự phòng” bệnh tật [30].
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại một số Bệnh viện ở Việt nam
Kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng nằm trong xu hƣớng chung của Thế
giới. Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản qui định hết sức cụ thể từ những
chi tiết nhỏ nhƣ qui trình kê đơn, tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý. Ví dụ nhƣ
ghi tên thuốc theo đúng qui định phải là tên gốc, đối với thuốc có nhiều thành
phần mới ghi tên biệt dƣợc thông dụng. Nhƣng các thầy thuốc thƣờng không
nắm đƣợc qui định này hoặc biết nhƣng vẫn bỏ qua.
Kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng nằm trong xu hƣớng chung của Thế Giới.
Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản qui định hết sức cụ thể từ những chi tiết
nhỏ nhƣ qui trình kê đơn, tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý. Ví dụ nhƣ ghi tên
thuốc theo đúng qui định phải là tên gốc, đối với thuốc có nhiều thành phần
mới ghi tên biệt dƣợc thông dụng. Nhƣng các thầy thuốc thƣờng không nắm
đƣợc qui định này hoặc biết nhƣng vẫn bỏ qua. Theo một cuộc khảo sát ở
thành phố Huế, với 300 đơn thuốc đã đƣợc kê, chỉ có 120 đơn thuốc có mẫu
9


đúng qui chế lệ 37,3%, còn số đơn đƣợc kê trên các loại mẫu mã, kiểu cách
không đúng qui định mà phần lớn là các tờ quảng cáo của các hãng dƣợc
phẩm [12]. Cần phải lên tiếng báo động về tình trạng lạm dụng thuốc biệt
dƣợc làm ảnh hƣởng đến kinh tế bệnh nhân và gia đình. Không những thế còn
gây ra một thị hiếu dùng thuốc không đúng, dẫn đến tình trạng lạm dụng
thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc vitamin vẫn tiếp tục diễn ra. Trong
số 873 báo cáo, số lƣợng ADR nhiều nhất vẫn là kháng sinh (449), đặc biệt là
kháng sinh nhóm batalactam (25), sau đến nhóm hạ sốt giảm đau chống viêm

(110), thuốc chống lao (99), thuốc thần kinh tâm thần (42), dịch truyền (33),
thuốc tê-mê (16), corticoid và vitamin (11), thuốc giãn cơ (10), vaccin (9),
thuốc đông y (27) [29]. Trong một nghiên cứu về cung ứng steroid tại các nhà
thuốc ở Hà Nội, 98% nhà thuốc nghiên cứu đều bán hoặc là prednisolon hoặc
là dexamethaxon và chỉ có duy nhất một lần khách hàng đƣợc hỏi về đơn
thuốc.
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm 2007 đến
năm 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3%
đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu
Hƣơng và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa
tuyến trung ƣơng, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và 17 bệnh viện huyện/quận) đại
diện cho 6 vùng trên cả nƣớc cũng cho kết quả tƣơng tự với tỷ lệ giá trị tiền
thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất
là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại các bệnh viện tuyến
trung ƣơng (25,7%) [29]. Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y
tế từ các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị

10


tiền thuốc kháng sinh trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ƣơng
(21 bệnh viện) là 28%, tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh
viện) là 34% và tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là 43%.
Tại một số bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ƣơng có đến hơn 50% giá trị
tiền thuốc sử dụng phân bổ cho nhóm kháng sinh. Tại bệnh viện Da Liễu
Trung Ƣơng, nhóm kháng sinh chiếm đến 52,2% tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng năm 2009 và đặc biệt, tỷ lệ này lên đến 70,3% tại bệnh viện Phổi TW và

89% tại bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh [21], [22]. Kết quả phân tích
kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện trung ƣơng Quân đội 108
trong năm 2008 và 2009 cho thấy nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng
lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình là 26,4% tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng [15]. Tƣơng tự, tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2013,
kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [26]. Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh
toán thuốc BHYT trong cả nƣớc năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất
thuộc nhóm kháng sinh (chiếm tỷ lệ 21,91% tiền thuốc BHYT) [24].
Bên cạnh thuốc kháng sinh thì Vitamin cũng là thuốc thƣờng đƣợc các bác sĩ
kê trong đơn thuốc. Các vitamin có tác dụng chống ôxy hóa nhƣ các vitamin
nhóm B, vitamin C, D, E, PP. Vitamin thƣờng sử dụng để tăng cƣờng sức lực,
chống mệt mỏi, bồi bổ cơ thể sau khi ốm... do vậy bác sĩ hay kê kèm với các
thuốc khác trong đơn thuốc để tăng cƣờng sức khỏe, bồi bổ cho ngƣời bệnh.
Khảo sát tại Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có
38% các đơn thuốc đƣợc kê có chứa vitamin [10]. Tại Bệnh viện Đa Khoa
Phƣớc Long, tỷ lệ đơn thuốc ngoại trú có kê vitamin là 46,3% [9]. Tuy nhiên,
cũng có một số bệnh viện lại có tỷ lệ kê đơn thuốc có vitamin ở mức độ thấp

11


hơn nhƣ ở Bệnh viện Trung Ƣơng Huế với tỷ lệ kê vitamin trong đơn thuốc
chiếm 15,5% [13].
Việc thực hiện một số quy chế kê đơn tại một số bệnh viện vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế. Tại bệnh viện Tim Hà Nội, 43,5 % số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ
địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đƣờng phố hoặc thôn, xã; 100% số
đơn ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 100% số đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh
nhƣng viết tắt khá nhiều, 95% số đơn ghi liều dùng, thời gian dùng nhƣng đa

số chƣa có hƣớng dẫn cụ thể [20]. Còn tại Bệnh viện Phổi Trung Ƣơng năm
2009, có 35% đơn khảo sát ghi rõ, đầy đủ các thông tin về bệnh nhân nhƣ số
nhà, đƣờng phố hoặc thôn, xã; 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; chẩn đoán
bệnh cho bệnh nhân nhƣng còn viết tắt nhiều, 62% số đơn ghi tên thuốc theo
tên hoạt chất, 83% số đơn ghi đầy đủ, hàm lƣợng, nồng độ, số lƣợng thuốc,
99% số đơn ghi đầy đủ hƣớng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số đơn ghi đầy
đủ liều dùng, 95% số đơn ghi thời điểm dùng thuốc [17].
Trong kê đơn, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu chiếm tỷ lệ cao.
Theo khảo sát của tác giả Trần Thị Thanh Bình trung tâm Y tế huyện Hớn
Quản có tới 20,4% giá trị sử dụng trong tổng giá trị năm 2015 hay kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Anh tỷ lệ đơn có kê chế phẩm y học cổ
truyền là 74,2%.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Quỳnh Anh tại bệnh viện Nội tiết
trung Ƣơng năm 2014 thì 21,5% đơn thuốc có tƣơng tác thuốc, trong đó
chiếm chủ yếu là các tƣơng tác thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8%
tƣơng tác thuốc là tƣơng tác ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính
mạng ngƣời bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng nhau.
Chi phí tiền thuốc trung bình tại các trung tâm y tế và bệnh viện cũng có sự
dao động. Chi phí tiền thuốc Trung tâm y tế tỉnh Bắc Giang năm 2015 là

12


238.313,8 VNĐ trong khi tại bệnh viện Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh
Hoá là 161.331 VNĐ.
Đơn thuốc là căn cứ để dƣợc sĩ cung cấp thuốc, theo đó bệnh nhân sử dụng
điều trị bệnh. Những sai sót trong kê đơn sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc
cho bệnh nhân. Có tới 80 - 90% thầy thuốc nghĩ rằng mỗi triệu chứng ở bệnh
nhân cần phải điều trị bằng một loại thuốc riêng biệt nên đã kê đơn nhiều loại
thuốc. Đôi khi thầy thuốc kê đơn chịu áp lực của cả bệnh nhân lẫn gia đình họ

muốn dùng nhiều thuốc để chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, ngƣời thầy13 thuốc
còn lạm dụng thuốc vì lợi ích, áp lực kinh tế, sự tác động của trình dƣợc, các
công ty dƣợc phẩm giàu quyền lực. Khi uống thuốc, ngoài tác dụng chữa
bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra những phản ứng làm xáo trộn cơ thể, đây
là những tác dụng không mong muốn hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc.
Vì thế vấn đề an toàn sử dụng thuốc là trách nhiệm đặt ra cho cả bác sĩ, dƣợc
sĩ, điều dƣỡng, cơ quan quản lý dƣợc, hãng bào chế và bản thân ngƣời bệnh.
Trong một nghiên cứu đánh giá chất lƣợng kê đơn trong điều trị tại khoa tiêu
hóa của một bệnh viện tuyến thành phố cho thấy: số thuốc ít nhất đƣợc kê
trong một đơn là 3, số thuốc nhiều nhất trong một đơn là 8, đơn có số tƣơng
tác lớn nhất là 3 [8]. Thuốc là “con dao hai lƣỡi” vì có thể gây ra những phản
ứng có hại ở nhiều mức độ, thậm chí tử vông kể cả dung đúng liều, đúng quy
định, các phản ứng nhƣ vậy gọi là phản ứng bất lợi. Điều trị nhiều thuốc thì
tần suất ADR tăng theo cấp số nhanh với số lƣợng thuốc trong một lần điều
trị. đơn. Do đó, có thể nói rằng số tƣơng tác tăng theo cấp số nhân so với số
thuốc kê. Mặc dù bác sĩ kê đơn là nhằm mục đích chăm sóc điều trị bệnh nhân
nhƣng thực tế không có loại thuốc nào khi cho dùng lại không có rủi ro của
nó. Thách thức chủ yếu của công tác an toàn sử dụng thuốc là làm sao giảm
thiểu đến mức tối đa những tác dụng đối nghịch của thuốc.

13


Vì vậy cần thuyết phục các thầy thuốc và cộng đồng nhận ra rằng chính hoạt
động của họ trực tiếp liên quan tới sự kháng thuốc này. Trên thực tế, tình
trạng kháng thuốc có thể còn trầm trọng hơn so với một số số liệu khảo sát.
Có những điều ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai xử lý. Một trong
những vi phạm đó là quy định kê đơn không đƣợc tuân thủ
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP
1.3.1. Giới thiệu về Bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Tháp là Bệnh viện trực thuộc Tỉnh với Sứ
mệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho ngƣời bệnh trong Tỉnh
cũng nhƣ các địa phƣơng lân cận, Bệnh viện phấn đấu trở thành một thƣơng
hiệu uy tín trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Ngày 11/4/2017, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
định số 451/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ dự án Bệnh viện Đa
khoa Đồng Tháp, theo đó đầu tƣ xây dựng mới hoàn toàn Bệnh viện với quy
mô 700 giƣờng bệnh.
Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho ngƣời bệnh trong
Tỉnh cũng nhƣ các địa phƣơng lân cận.
Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành một thƣơng hiệu uy tín trong lĩnh vực chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long
Văn hóa làm việc: Nhân văn, hiện đại và đảm bảo quy tắc ứng xử Bộ Y Tế
qui định.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp là Bệnh viện Hạng I với 38 Khoa/Phòng
chức năng:
∆ 07 Phòng chức năng
∆ 21 chuyên Khoa lâm sàng

14


∆ 10 Khoa cận lâm sàng và GB
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG CHỨC
NĂNG
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.

Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Quản lý chất lƣợng
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Điều dƣỡng
Phòng Vật tƣ – thiết bị y tế

CÁC KHOA CẬN LÂM
SÀNG

CÁC KHOA LÂM SÀNG

1. Khoa Chẩn đoán hình
ảnh
2. Khoa Dƣợc
3. Khoa dinh dƣỡng
4. Khoa Giải phẫu bệnh
5. Khoa Huyết học truyền
máu
6. Khoa Hóa sinh
7. Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn
8. Khoa Vật lý trị liệu –

phục hồi chức năng
9. Khoa Vi sinh
10. Khoa Thăm dò chức

1. Khoa cấp cứu tổng hợp
2. Khoa Hồi sức tích cực –
chống độc
3. Khoa Hồi sức nhi – sơ
sinh
4. Khoa Phẫu thuật – gây
mê hồi sức
5. Khoa Khám bệnh
6. Khoa Nội tổng hợp
7. Khoa Nội thần kinh
8. Khoa Nội tiết
9. Khoa Nội tim mạch
10. Khoa Nội A
11. Khoa Ngoại thần kinh
– CTCH
12. Khoa Ngoại tổng hợp
13. Khoa Ngoại thận – tiết
niệu
14. Khoa Nhi
15. Khoa Phụ sản
16. Khoa Truyền nhiễm
17. Khoa Mắt
18. Khoa Tai mũi họng
19. Khoa Răng hàm mặt
20. Khoa Điều trị theo yêu
cầu

21. Khoa Y học cổ truyền

năng

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay, tổng số giƣờng kế hoạch của Bệnh viện là 1.000 giƣờng bệnh với
đội ngũ nhân viên hơn 950 ngƣời.

15


×