Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện bát xát tỉnh lào cai năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.77 KB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ NGA

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BÁT XÁT
TỈNH LÀO CAI NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là một trong những quan điểm
phát triển của ngành dược đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số: 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2014 với các
mục tiêu cụ thể hướng tới tăng cường sử dụng thuốc sản xuất trong nước có
chất lượng, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, phấn đấu tiền thuốc trong
nước đạt 80% tổng giá trị tiền thuốc tiêu thụ trong năm [14]. Hiện nay, theo
một số nghiên cứu, kinh phí cho thuốc chiếm khoảng 30 – 40% tổng kinh phí
của bệnh viện. Trong những năm qua với những chính sách mở cửa theo
đường lối cơ chế thị trường và đa dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị
trường thuốc ngày càng phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại.
Theo số liệu của Cục Quản lý Dược năm 2017, hiện có đến 28.659 số đăng ký
thuốc còn hiệu lực, trong đó có 17.799 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước
và 12.860 số đăng ký thuốc nước ngoài với khoảng 1.500 hoạt chất. Điều này
giúp cho việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện
dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó khăn lúng túng
trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc.


Để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý tại bệnh viện, Bộ y tế ban
hành một số văn bản giúp bệnh viện giám sát sử dụng thuốc tại đơn vị, Thông
tư 21 năm 2013 đã đề cập đến quy định hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị bệnh viện, đồng thời hướng dẫn các bệnh viện phân tích dữ liệu sử dụng
thuốc của đơn vị để từ đó điều chỉnh hợp lý hơn khi xây dựng danh mục thuốc
bệnh viện của năm tiếp theo.
Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát là Bệnh viện hạng II tuyến huyện,
hàng năm khám và điều trị cho khoảng hơn 20 nghìn lượt bệnh nhân với
nhiều chuyên khoa. Hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc tại bệnh viện luôn
được quan tâm đảm bảo cung ứng đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị, quốc
phòng, an ninh, thiên tai và các nhu cầu khẩn cấp khác. Để xem xét đặc điểm
1


cơ cấu các thuốc đã sử dụng tại bệnh viện với đặc thù riêng làm cơ sở cho
việc đề xuất lựa chọn thuốc hợp lý hơn trong thời gian tới, đề tài: “Phân tích
danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát- tỉnh Lào
Cai năm 2018” được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Bát
Xát năm 2018
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Bát xát
năm 2018 theo phương pháp phân tích ABC/VEN.

2


Chương I. TỔNG QUAN
1.1. QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ĐÁNH GIÁ
1.1.1. Quy định sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lí là một vấn đề có phạm
vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế. Việc dùng thuốc thiếu
hiệu quả và bất hợp lí trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi
phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan
hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có thói quen sao chép lại
các đơn thuốc dùng trong bệnh viện do vậy cần thiết có sự đánh giá rà soát lại
danh mục đã được sử dụng của năm trước.
Việc quản lý danh mục thuốc là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chất
lượng chăm sóc y tế. Một danh mục thuốc cần bao gồm các thuốc an toàn,
hợp lí, hiệu quả nhất về chi phí và sẵn có với chất lượng bảo đảm đáp ứng
được các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe y tế của đông đảo người bệnh. Việc
sử dụng thuốc hiện nay đã được quy định rõ ràng. Một số văn bản quy định
chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức có trách nhiệm quản lý sử
dụng thuốc.
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về
chức năng hoạt động của khoa Dược. Đây là khoa có chức năng quản lý và
tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện, nhằm
đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát
việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Như vậy, khoa Dược đóng vai
trò chủ đạo và là đầu mối trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [1].
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định về
hoạt động của HĐT&ĐT [6]. Thông tư nêu rõ chức năng của HĐT&ĐT là tư
vấn cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị, thực hiện tốt
3


chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Theo đó, Hội đồng có 6 nhiệm
vụ cơ bản:
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc.
- Xây dựng DMT bệnh viện.

- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.
HĐT&ĐT đóng vai trò điều phối, xử lý các vấn đề sử dụng thuốc trong
đó quan trọng nhất là xây dựng và quản lý DMT bệnh viện.
Một số văn bản hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc:
Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban
hành và hướng dẫn thực hiện DMT tân Dược thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiểm y tế. Thông tư quy định 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân Dược và
57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiêm y tế, đồng thời phân thành 27 nhóm tác dụng Dược lý [7].
Gói thầu thuốc generic: Bao gồm các thuốc tân Dược được sản xuất trong
và ngoài nước. Trong gói này chia thành các nhóm thuốc dựa trên tiêu chí kỹ
thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép như sau:
- Nhóm PIC/ICH: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu
chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham
gia ICH và Australia; Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc
đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận
và được cơ quan quản lý quốc gia có thẩm quyền cấp phép lưu hành tại
nước tham gia ICH hoặc Australia;
- Nhóm Non PIC/ICH: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu
chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP Nhưng không thuộc nước tham gia
4


ICH và Australia;
- Nhóm GMP- WHO: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận;

- Nhóm tương đương sinh hoc: Thuốc có chứng minh tương đương sinh
học do Bộ Y tế công bố;
- Nhóm còn lại: Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4
Gói thầu thuốc biệt Dược gốc hoặc tương đương điều trị: bao gồm các
thuốc biệt Dược gốc thuộc DMT biệt Dược gốc do Bộ Y tế công bố.
Gói thầu thuốc cổ truyền: Bao gồm thuốc cổ truyền, thuốc Dược liệu
được sản xuất do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận.
1.1.2. Các phương pháp phân tích đánh giá
DMT cung ứng trong bệnh viện là một tiền đề quan trọng cho việc sử
dụng hợp lý, an toàn thuốc tại các khoa lâm sàng. Chỉ những thuốc thực sự
cần thiết mới được đưa vào danh mục, tránh đưa những thuốc không có hiệu
quả điều trị vào trong danh mục vì có nhiều thuốc trong danh mục sẽ khó
kiểm soát và có thể gây hại cho người bệnh. Để đánh giá trực tiếp vấn đề sử
dụng thuốc trong bệnh viện, người ta sử dụng các phương pháp phân tích
DMT đã sử dụng trong bệnh viện. Theo WHO bước đầu tiên để giải quyết các
vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý đó là xác định vấn đề, phân tích và tìm hiểu
nguyên nhân của các vấn đề đó. Có 4 phương pháp chính để nghiên cứu tình
hình sử dụng thuốc:
Phương pháp thu thập số liệu tổng hợp: Bao gồm các số liệu không liên
quan trực tiếp đến từng bệnh nhân cụ thể và có thể thu thập tương đối dễ
dàng. Các phương pháp như phân tích ABC, phân tích VEN và phương pháp
DDD thường sử dụng để nhận định những vấn đề lớn trong sử dụng thuốc.
Nghiên cứu các chỉ số về thuốc: Là phương pháp thu thập số liệu ở từng
bệnh nhân nhưng không thường xuyên bao gồm các thông tin cần thiết để
đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp với chẩn đoán. Những số liệu
5


này có thể được thu thập bởi những người không trực tiếp kê đơn và được sử
dụng để nhận định những vấn đề về sử dụng thuốc chăm sóc bệnh nhân và

đưa ra những biện pháp can thiệp để giải quyết vấn đề.
Phương pháp định tính: Thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn sâu,
quan sát và đặt câu hỏi có chọn lọc thường được sử dụng để nhận định
nguyên nhân của vấn đề.
Đánh giá sử dụng thuốc: Là một hệ thống những đánh giá liên tục về sử
dụng thuốc dựa trên các tiêu chuẩn, giúp cho việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp
lý ở trên từng cá thể người bệnh. Phương pháp này đòi hỏi những phân tích
chi tiết ở từng bệnh nhân cụ thể.
Trong đó phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc sẽ
mang lại một bức tranh toàn cảnh về sử dụng thuốc và hữu ích trong việc
quản lý DMT. Các dữ liệu tổng hợp có thể sử dụng để làm cơ sở khi tiến hành
các phương pháp phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích VEN …
Tất cả các phương pháp này đều là công cụ hết sức hữu hiệu mà HĐT&ĐT
nên sử dụng để quản lý DMT và phát hiện các vấn đề sử dụng thuốc. Dữ liệu
tổng hợp về sử dụng thuốc có thể thu thập được từ nhiều nguồn trong hệ
thống y tế bao gồm các chứng từ mua bán thuốc, chứng từ lưu kho, báo có số
lượng xuất nhập tồn … HĐT&ĐT nên áp dụng thường xuyên cả 4 phương
pháp này.
1.1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
Trên thực thế, 75 – 80% chi phí dành cho thuốc của bệnh viện chỉ dành
để mua 10 – 20% sản phẩm thuốc có giá trị cao nhất. Phân tích ABC là công
cụ để xác định các thuốc chiếm phần lớn chi phí về thuốc của bệnh viện.
Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm
tỉ lệ lớn trong ngân sách.
Vai trò, ý nghĩa:
6


Phân tích ABC có thể cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với

lượng lớn mà có chu phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường.
Thông tin này được sử dụng để:
- Lựa chọn những thuốc có chi phí điều trị thấp hơn.
- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
- Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện ra những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua thuốc không có trong DMT thiết yếu của bệnh
viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ trên
một năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt
đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Ưu điểm:
Kết quả phân tích ABC sẽ là cơ sở khoa học để lãnh đạo bệnh viện,
HĐT&ĐT và lãnh đạo các đơn vị trong bệnh viện đề ra các chính sách, quy
chế để quản lý và sử dụng hợp lý nhất các thuốc hạng A. Khi đó, 80% kinh
phí sử dụng thuốc sẽ được sử dụng hiệu quả và kinh tế thông qua việc sử
dụng 10 – 20% danh mục thuốc bệnh viện. Trong điều kiện có thể, bệnh viện
sẽ tổ chức quản lý sử dụng hợp lý cả các thuốc hạng B, khi đó 95% kinh phí
sử dụng thuốc của bệnh viện đã được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để quản lý
được thêm 15% kinh phí có hiệu quả, bệnh viện phải huy động các nguồn lực
để quản lý thêm 10 – 20% danh mục thuốc. Nếu không dựa vào phân tích
ABC bệnh viện rất có thể sẽ tập trung nguồn lực để quản lý 80% DMT bệnh
viện nhưng thực chất chỉ quản lý được 20% kinh phí sử dụng cho thuốc.
Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải sử dụng cả những số liệu
về giá thành, các thuốc biệt dược và chi phí điều trị khác ngoài thuốc như tiền
7



bơm tiêm … Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác
đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương. Tóm lại, ưu
điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định xem phần lớn ngân sách được
chi trả cho những thuốc nào.
Nhược điểm:
Nhược điểm chính của phương pháp này là không cung cấp được đủ
thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau.
1.1.2.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị thường dựa trên phân tích ABC và phân tích này
giúp các nhà quản lý xác định được
- Những nhóm thuốc điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất với chi phí
nhiều nhất.
- Những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý trên cơ sở thông tin và tình hình
bệnh tật.
- Những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không
mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất
huyết.
- HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí điều trị hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
- Qui trình phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC.
Tương tự như phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị có chi phí cao
chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm
điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay
thế có chi phí hiệu quả cao.
1.1.2.3. Phương pháp phân tích VEN
Khái niệm:

8



Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không
đủ mua tất cả các loại thuốc như mong muốn.
Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục như
trong bảng 1.1 [6]:
Bảng 1.1. Phân loại các thuốc trong phân tích VEN
STT

1

2

Hạng mục

Định nghĩa

thuốc
Thuốc V
(Vital drugs)

Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các
thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công
tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

Thuốc E

Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm

(Essential


trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong

drugs)

mô hình bệnh tật của bệnh viện.
Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có

Thuốc N (Non thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
3

– essential

điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá

drugs)

thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của
thuốc.

Ưu điểm:
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả
năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị
chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị.
Nhược điểm:
Việc xếp loại các thuốc thuộc vào nhóm N thường dễ dàng nhưng lại khó
khăn khi phân biệt giữa các nhóm thuốc V và E. Mặt khác, do sự phân loại
các thuốc nhóm V, E, N đối với các cá nhân là khác nhau dẫn đến khó khăn

9



trong việc thống nhất xếp nhóm và do vậy, các bệnh viện chuyên khoa thường
nhận được sự đồng thuận cao hơn bệnh viện đa khoa. Để minh họa cho các
tiêu chí phân loại VEN, chúng tôi xin đơn cử một ví dụ về hướng dẫn phân
loại VEN của WHO. Ví dụ này được trình bày trong bảng 1.2:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn để phân tích VEN theo WHO
Đặc tính của thuốc

Vital

Essential

Nonessential

Mứ độ nặng của bệnh
Đe doạ sự sống

Thỉnh

(+)

thoảng

Hiếm

Hiệu quả điều trị của thuốc
Dự phòng bệnh nặng

(+)


(-)

(-)

Điều trị bệnh nặng

(+)

(+)

(-)

(-)

(+/-)

(+)

Luôn luôn

Thường

Có thể

Không bao giờ

Hiếm

Có thể


Điều trị triệu chứng hay
bệnh nhẹ có thể tự khỏi
Đã được chứng minh
hiệu quả
Chứng minh không
hiệu quả
Ứng dụng

Ứng dụng chính của phân tích VEN là xác định các chính sách ưu tiên
khi tiến hành lựa chọn, mua sắm, sử dụng thuốc và quản lý tồn kho. Các thuốc
V, E nên được ưu tiên trong lựa chọn, mua sắm, sử dụng và quản lý tồn kho,
đặc biệt khi ngân sách bị thiếu hụt. Các thuốc N nên được quản lý việc sử
dụng, tránh lạm dụng

10


1.1.2.4. Phương pháp phân tích kết hợp ABC/VEN
Sau khi hoàn thành phân tích VEN, cần phải so sánh giữa phân tích ABC
và VEN để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các
thuốc không ưu tiên hay không. Cụ thể cần phải loại bỏ những thuốc N trong
danh sách nhóm thuốc A có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn trong phân tích
ABC
Ma trận phân tích ABC/VEN được mô tả trong bảng 1.3:
Bảng 1.3. Sơ đồ ma trận ABC/VEN
Nhóm

A

B


C

V

AV

BV

CV

E

AE

BE

CE

N

AN

BN

CN

Phân loại thành 3 nhóm:
Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN.
Nhóm II: BE, CE, BN.

Nhóm III: CN.
Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau. Nhóm I giám
sát với mức độ cao hơn, thuốc nhóm II mức độ giám sát thấp hơn. Đặc biệt
đối với thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN) thì cần hạn chế hoặc
xóa bỏ khỏi DMT. Một số văn bản pháp quy liên quan đến danh mục thuốc sử
dụng tại bệnh viện. Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng
quản lý, sử dụng DMT. Một trong số đó là việc ban hành các hành lang pháp
lý quy định về vấn đề này. Trong những năm gần đây, nhiều văn bản hướng
dẫn về sử dụng thuốc ra đời, có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở khám chữa
bệnh.

11


1.2.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ

1.2.1. Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Hiện nay, Bộ Y tế ban hành Thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về
DMT tân Dược và Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 về DMT thuốc
đông Dược, vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT làm nền tảng để các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng DMT sử dụng
tại đơn vị.
Khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, DMT sử dụng đa dạng về nhóm tác
dụng Dược lý. Tại BVĐK tỉnh Lào Cai năm 2017, nhóm thuốc điều trị ký
sinh trùng và chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều
nhất: 109 thuốc chiếm 32,33% tổng giá trị thành tiền, với 17,30% tổng các
khoản mục thuốc. Nhóm thuốc tim mạch đứng vị trí thứ hai có 87 loại thuốc
bằng 13,81% tổng các khoản mục thuốc với giá trị sử dụng là 10.958.658

ngàn đồng chiếm 17,15%. Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống
nhiễm khuẩn, phân nhóm có GTSD cao nhất là nhóm Beta-lactam với gần
60% GTSD của 40 khoản mục. Trong đó Penicillin chiếm GTSD cao nhất
26,12%, xếp sau là Cophalosporin thế hệ 3 chiếm 22,16% là tương đối nhiều
so với các thế hệ 1 và 2, một sự bất cân đối cần được xem xét các chỉ tiêu liên
quan đến việc sử dụng của nhóm thuốc này. Bên cạnh đó, nhóm
Flouroquinolon là nhóm có GTSD cao với 26,79% cao nhất trong các nhóm.
Đây cũng là một vấn đề cần đi sâu phân tích vì thông thường thuốc trong
nhóm Quinolon chỉ dùng kết hợp với một thuốc của nhóm Betalactam trong
điều trị ít khi được dùng đơn độc. Các nhóm còn lại có tỷ lệ tương đương
nhau 23. Tại BVĐK huyện Thanh Miện năm 2017, nhóm thuốc Điều trị ký
sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có giá trị sử dụng cao nhất trong danh
mục với gần 4,5 tỷ đồng chiếm 26,556% tổng giá trị; xếp thứ 2 là nhóm
Hormon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 22 thuốc chiếm 25,08%
giá trị, nhóm thuốc tim mạch là nhóm có số lượng khoản mục nhiều nhất với
12


49 thuốc chiếm 14,78% giá trị xếp thứ 3, xếp thứ 4 là nhóm Khoáng chất và
vitamin với 17 thuốc chiếm 7,34% giá trị, thứ 5 là nhóm thuốc giảm đau, hạ
sốt, chống viêm NSAIDs, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp với 18
thuốc chiếm 6,1% giá trị 14. Tại BVĐK huyện Triệu Sơn, nhóm thuốc điều
trị KST-CNK có khoản mục sử dụng nhiều nhất với 51 loại, chiếm 19,54%
tổng số khoản mục thuốc tân dược toàn bệnh viện, cũng là nhóm có GTSD
cao nhất với: 7.442,70 triệu đồng, chiếm 38,31% tổng GTSD thuốc tân dược
toàn bệnh viện 19. Tại BVĐK huyện Kiến Thụy năm 2017, 5 nhóm chiếm
tỷ lệ cao nhất trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng - chống nhiễm khuẩn
chiếm tới 22,5% trong tổng số khoản mục, chiếm 30,0% tổng giá trị sử dụng
thuốc 22.
Điều này phản ánh xu hướng mặc dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu

thế Nhưng đã có sự gia tăng dần của các bệnh không lây nhiễm trong mô hình
bệnh tật tại Việt Nam.
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Trong năm 2012, Cục quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn “Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hỗ trợ ngành Dược phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc
cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Kết quả khảo sát tại
một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đều cho thấy các thuốc sản xuất trong
nước chiếm từ 61,2% số khoản mục và 68,4 tổng giá trị sử dụng, trong đó
thấp nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh 47,14 [11]. Năm 2017, tại bệnh viện đa
khoa huyện Thanh Hà, tổng giá trị sử dụng thuốc nội là 10,695 tỉ (68,4%)
[18]. Năm 2017, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai tỉ lệ giá trị sử dụng thuốc
nội là 47,14 [23],
1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng, an

13


toàn và hiệu quả điều trị, được Bộ Y tế ban hành trong “DMT biệt dược gốc”.
Thuốc generic có giá thành rẻ hơn so với các thuốc biệt dược gốc vì vậy tại
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic
[6]. Do đó, việc tăng cường sử dụng thuốc generic được khuyến khích trong
trường hợp có thể thay thế cho một mục đích điều trị với điều kiện tương đương
sinh học.
Năm 2017, ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai thuốc biệt Dược gốc
chiếm 7,2% khoản mục và 4,5% giá trị sử dụng [23]. Năm 2017 tại bệnh viện
đa khoa huyện Thanh Hà- Hải Dương thuốc biệt dược chiếm 66,8% số lượng
khoản mục và 82,4 tổng giá trị sử dụng [18].
1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng

Bộ Y tế ban hành trong Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định hướng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó, bệnh viện căn cứ
vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc
thích hợp. Bệnh nhân chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử
dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [4].
Nghiên cứu phân tích DMT theo đường dùng của bệnh viện đa khoa
tỉnh Lào Cai năm 2017 cho thấy: tỷ lệ thuốc tiêm chiếm 53,89% GTSD và
41,69% về số khoản mục so với 37,70% về GTSD và 48,37% về số KM của
thuốc uống trên tổng giá trị danh mục [23]. Tại bệnh viện đa khoa huyện
Thanh Hà- Hải Dương năm 2017, thuốc đường uống sử dụng nhiều nhất với
129 hoạt chất, 232 khoản mục chiếm tỉ lệ 55,6% và giá trị sử dụng là 10,165 tỉ
đồng, chiếm 65%. Nhóm thuốc tiêm truyền có số loại thuốc ít hơn nhóm
thuốc đường uống, với 76 hoạt chất, 252 khoản mục thuốc và chiếm đến
3 tổng giá trị sử dụng thuốc [18]. Tại BVĐK huyện Nam Đàn năm 2015,
đường tiêm chiếm 33,07% khoản; 26,57% GT [13]. Tại BVĐK huyện Phú
Bình, thuốc dùng theo đường tiêm chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng khoản
mục (98 khoản mục) chiếm 49,0% và cả về giá trị tiêu thụ với 77,9% tổng giá
14


trị sử dụng [16].
1.2.5. Phân tích ABC/VEN
Phân tích ABC/VEN là một trong những phương pháp phân tích để
phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây
dựng DMT bệnh viện.
Nhóm thuốc bổ trợ có hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử
dụng phổ biến trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc
BHYT toàn quốc năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán lớn nhất gồm cả thuốc bổ trợ: L-ornithin-L-aspartat, Glucosamin,
Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion. Trong đó, L-ornithin-L-aspartat nằm

trong số 5 hoạt chất chiếm tỉ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán. Để khắc phục
tình trạng chỉ định rộng rãi các thuốc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có
công văn số 2503/BHXH-DVT ngày 02/07/2012 yêu cầu không thanh toán
theo chế độ BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông
thường. Đồng thời Bộ Y tế cũng ban hành TT40 và TT36/2015/TT-BYT ngày
29/10/2015 quy định về việc giới hạn chỉ định và thanh toán khi sử dụng các
thuốc này. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc và phù hợp với khả
năng chi trả của quỹ BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh cần tối ưu hoá trong
việc chỉ định, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không
cần thiết.
1.3.

VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BÁT XÁT

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ và biên chế của tổ chức bệnh viện:
Bênh viên Đa khoa huyện Bát Xát được tách ra từ trung tâm y tế năm 2007.
Là bệnh viện hạng II tuyến huyện, trực thuộc Sở Y tế lào Cai với 4 phòng
chức năng, 15 khoa lâm sàng và 2 phòng khám đa khoa khu vực.
Về nhân lực: Tổng số cán bộ 145, quy mô giường bệnh 135.
Đơn vị chịu trách nhiệm khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân
dân trên địa bàn huyện, thực hiện công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, tập
15


huấn, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở, quan hệ quốc tế và
công tác kinh tế trong y tế.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Bệnh viện được tổ chức theo
cấu trúc trực tuyến – chức năng như sơ đồ:
BAN GIÁM ĐỐC


CƠ QUAN CHỨC
NĂNG

KHỐI NỘI
( 6 khoa)

HỘI ĐỒNG THUỐC
VÀ ĐIỀU TRỊ

KHỐI NGOẠI
( 7 khoa)

KHỐI CẬN LÂM
SÀNG
( 8 khoa)

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát
Bệnh viện có một đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao, tâm huyết, được
đào tạo cơ bản trong gồm 13 bác sỹ chuyên khoa cấp I,
Cán bộ điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản với 40% có trình độ
cao đẳng, trình độ đại học điều dưỡng, 100% điều dưỡng viên trưởng, nữ hộ
sinh trưởng, kỹ thuật viên trưởng có trình độ cao đẳng, đại học. Các cán bộ
quản lý cấp phòng ban khoa trở lên có trình độ sau đại học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị ngày càng được
nâng cấp hiện đại. Nhiều trang thiết bị hiện đại được sử dụng tại Bệnh viện
như: Chụp XQ máy kỹ thuật số, siêu âm 4D...
1.3.2. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát
Để theo dõi, thống kê tình hình khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện đồng
thời là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc, từ năm 2000, Bệnh viện đa khoa


16


huyện Bát Xát đã tổng hợp phân tích tình hình bệnh nhân vào điều trị nội trú
tại Bệnh viện và lập ra mô hình bệnh tật của Bệnh viện theo 17 chương bệnh
chính được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.4. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát năm 2018
Tỉ lệ
%

STT

Mã ICD 10

1

C00 - D48

Bướu tân sinh

2

K00 – K93

Bệnh bộ máy tiêu hóa

3

A00 – B99


Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

4

J00 – I99

Bệnh của bộ máy hô hấp

5

N00 – N99

Bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu

6

N00 – M99

Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả do bên ngoài

7

I00 – I99

Bệnh tuần hoàn

8

M00 – M99 Bệnh xương khớp và các mô liên kết


9

H00 – H59

Bệnh mắt và phần phụ

10

G00 – G99

Bệnh thần kinh

371

1,9

11

E00 – E99

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

640

3,4

12

L00 – L99


Bệnh da và mô dưới da

619

3,2

13

H60 – H95

Bệnh tai và xương chũm

278

14,6

14

F00 – F99

Rối loạn tâm thần, hành vi

174

0,9

Bệnh khác

2400


12,6

19,074

100

15

Tên bệnh

Tần suất
335
2,050
5,350
4480
433
244
591

Tổng số
17

344
365

1,9
10,8
23,5
26

2,3
1,3
3,1
1,8
1,9


Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức khoa Dược Bệnh viện đa khoa
huyệnđa khoa Bát Xát

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức khoa Dược Bệnh viện Đa khoa huyện Bát xát
Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược:
- Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh
viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp
đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [1].
- Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ,
kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của bệnh viện.
- Pha chế thuốc theo danh mục sử dụng của bệnh viện.
- Duy trì các qui chế dược tại bệnh viện.
- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia thông
tin tư vấn, theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong bệnh viện.

18


- Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, dự trữ các cơ số thuốc đề
phòng thiên tai, thảm họa và chiến tranh.
- Quản lý kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất tại các khoa trong bệnh viện.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và là cơ sở thực hành của các

trường đại học y dược, các trường trung học y tế.
- Huấn luyện và giúp đỡ các tuyến khi có nhu cầu.
- Tổ chức cơ cấu nhân lực khoa Dược
Cơ sở vật chất khoa Dược:
Để phục vụ công tác chuyên môn, quản lý khoa Dược bệnh viện đa
khoa huyện Bát Xát, trong những năm gần đây được cải tạo nâng cấp nhiều về
cơ sở vật chất. Khoa Dược đã sử dụng hệ thống gồm 5 máy vi tính được trang
bị phần mềm quản lý dược phục vụ công tác thống kê. Hệ thống kho, quầy
cấp phát đều được trang bị tủ, giá để thuốc, điều hòa nhiệt độ đảm bảo yêu
cầu cấp phát và bảo quản thuốc tại bệnh viện.

19


Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát năm 2018
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/1/2018 đến 31/12/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu.
TT Tên biến số

Định nghĩa

Thuốc sử
1 dụng theo

nhóm thuốc

Căn cứ Danh mục thuốc hóa
dược tại TT40 và danh mục
thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu tại TT05 để phân loại các
thuốc đã sử dụng

Thuốc tân
dược sử
dụng theo
2
nhóm tác
dụng dược


Loại biến
Biến phân loại:
- Thuốc tân dược
- Thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu

Kỹ thuật
thu thập
Tài liệu
sẵn có

Căn cứ theo TT40 chia thuốc
thành 27 nhóm như DMT
thuộc phạm vi thanh toán của

quỹ BHYT

Biến phân loại:
- Thuốc điều trị KST,
chống NK
- Thuốc gây mê, gây tê.
- Khoáng chất và vitamin
….

Tài liệu
sẵn có

Thuốc đông
3 y sử dụng
theo y lý

Căn cứ theo TT05 chia thuốc
thành 11 nhóm như DMT
thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ BHYT.

Biến phân loại:
- Nhóm thuốc giải biểu
- Nhóm thuốc thanh nhiệt
giải độc, tiêu ban, lợi thủy
….

Tài liệu
sẵn có


4 Thuốc sử

Thuốc sản xuất trong nước là Biến phân loại:

20

Tài liệu


dụng theo
nguồn gốc
xuất xứ

5

Nước nhập
khẩu

thuốc có địa chỉ cơ sở sản - Thuốc trong nước
xuất thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Thuốc nhập khẩu
Thuốc nhập khẩu là thuốc có
địa chỉ sản xuất tại nước
ngoài và nhập khẩu vào Việt
Nam

sẵn có

Nước sản xuất các thuốc Biến phân loại:
thuộc nhóm thuốc có nguồn - Đức
gốc nhập khẩu.




Tài liệu
sẵn có

Thuốc BDG và Generic theo
Thuốc
Biến phân loại:
danh mục trúng thầu của gói
6 BDG/Generi
- Thuốc biệt dược gốc.
Biệt dược và gói Generic của
c
- Thuốc generic.
bệnh viện.

7

Tên thuốc
generic

Thuốc tên gốc là thuốc có tên
Biến phân loại:
là tên chung quốc tế. Thuốc
- Thuốc tên gốc
tên thương mại là thuốc có tên
- Thuốc tên thương mại
do nhà sản xuất đặt


Căn cứ vào đường đưa thuốc Biến phân loại:
Đường dùng để phân loại thuốc theo đường - Đường tiêm, tiêm truyền
8
của thuốc
dùng
- Đường uống
- Đường khác

Tài liệu
sẵn có

Tài liệu
sẵn có

Tài liệu
sẵn có

Thuốc tân
dược sử
9
dụng theo
thành phần

Thuốc đơn thành phần là
thuốc chỉ có 1 thành phần có
Biến phân loại:
tác dụng dược lý. Thuốc đa
- Thuốc đơn thành phần
thành phần là thuốc có từ 2
- Thuốc đa thành phần

thành phần có tác dụng dược
lý trở lên

Tài liệu
sẵn có

Số lượng sử
10 dụng của
mỗi thuốc

Là số lượng đã xuất ra của
Biến số (ĐVT: lọ, ống,
mỗi thuốc tính theo đơn vị
viên…)
đóng gói

Tài liệu
sẵn có

21


Đơn giá của
11
mỗi thuốc

Là giá tiền thuốc trúng thầu
theo đơn vị đóng gói của mỗi Biến số (ĐVT: VNĐ)
thuốc


Tài liệu
sẵn có

Thuốc sử
dụng theo
12
phân loại
VEN

Thuốc nhóm V là thuốc tối
cần tại BV. Thuốc nhóm E là
các thuốc thiết yếu tại BV.
Thuốc nhóm N là thuốc
không thiết yếu

Tài liệu
sẵn có

Biến phân loại:
-V
-E
-N

1.2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Nguồn thu thập số liệu
Báo cáo xuất kho tại khoa dược năm 2018 từ phần mềm Khoa Dược –
Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát.
2.2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập

- Thu thập số liệu bằng kỹ thuật hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý xuất –
nhập – tồn tại khoa dược, bệnh viện
- Biểu mẫu thu thập là cách thu thập biến số: Phụ lục 2, bao gồm các thông tin
cần thu thập như: tên thuốc, tên hoạt chất, nơi sản xuất, đơn vị tính, số lượng
xuất, ngày xuất kho, dạng bào chế, đường dùng, đơn giá trúng thầu.
1.2.3.2.

Quá trình thu thập số liệu

Kết xuất toàn bộ các thông tin từ các trường dữ liệu lưu trữ tại khoa
dược, tiến hành hoàn thiện, bổ sung các thông tin cần thu thập:
- Từ cột hoạt chất của mỗi thuốc, tiến hành tra cứu theo danh mục thuốc hóa
dược tại TT 40 và thuốc đông dược tại TT 05 để phân loại thuốc thành 2
nhóm: thuốc tân dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Kết quả phân loại trả
vào cột “Nhóm thuốc”
- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, tiếp tục sử dụng TT 40
để phân loại theo nhóm tác dụng dược lý gồm các nhóm thuốc: thuốc điều trị
22


ký sinh trùng (KST) chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc gây mê và
tê…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.
- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc đông y – thuốc từ dược liệu, tiếp
tục tra cứu TT05 để phân loại theo y lý bao gồm: nhóm phát tán phong hàn,
nhóm phát tán phong nhiệt…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.
- Đường dùng của thuốc là thông tin có sẵn từ phần mềm
- Đối chiếu tên thuốc với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện theo gói
biệt dược và gói generic, tiến hành phân loại thuốc sử dụng theo: thuốc biệt
dược gốc, thuốc generic. Kết quả phân loại trả vào cột “BDG/Generic”
- Đối với các thuốc là generic, đối chiếu tên hoạt chất và tên thuốc để phân

loại thuốc theo tên gốc, thuốc tên thương mại. Kết quả phân loại trả vào cột
“BDG/Generic”
- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, tiến hành căn cứ vào
thành phần có tác dụng dược lý của thuốc để phân loại: thuốc đơn thành phần,
thuốc đa thành phần. Kết quả phân loại trả vào cột “Thành phần”.
- Căn cứ vào nước sản xuất của mỗi thuốc để tiến hành phân loại nguồn gốc
của thuốc: thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu. Kết quả phân loại trả
vào cột “Nguồn gốc”
- Căn cứ vào mức độ cần thiết của thuốc trong điều trị, nhóm dược sĩ khoa
dược tiến hành phân loại các thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm VEN.
Kết quả phân loại trả vào cột “VEN”
1.2.4. Mẫu nghiên cứu:
Toàn bộ các thuốc đã xuất kho tại khoa dược bệnh viện huyện Bát Xát
trong thời gian từ 1/1/2018 đến hết 31/12/2018 với tổng số là 462 khoản mục
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
2.2.5.1. Xử lý số liệu:
Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu kết xuất số liệu nhập xuất
tồn của bệnh viện, chọn cột số liệu xuất, loại các khoản có xuất = 0, cộng dồn
23


các hàng hóa (cùng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế). Mã hóa
các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:
- Cột “thành phần”: thuốc tân dược đơn thành phần được mã hóa = “1”;
thuốc tân dược đa thành phần được mã hóa = “2”
- Cột “đường dùng”: đường tiêm được mã hóa = “1”; đường uống được
mã hóa = “2”; đường khác được mã hóa = “3”
- Cột “nguồn gốc”: thuốc sản xuất trong nước được mã hóa = “1”; thuốc
nhập khẩu được mã hóa = “2”
Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.

Xử lý sau nhập liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác
của các thông tin thông qua việc thử nghiệm phân tích lần 1 để có thể phát
hiện ra sự chưa chính xác của thông tin, ví dụ cách phân loại thuốc theo thành
phần, theo đường dùng…Khi phát hiện tính chưa hợp lý của số liệu sẽ làm
sạch lần 2 và tiến hành phân tích lần 2, làm như vậy cho đến khi được danh
mục thuốc đã sạch đưa vào phân tích.
1.2.5.2. Phân tích số liệu:
- Phương pháp tính tỉ trọng: tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối
tượng nghiên cứu trên tổng số.
- Phương pháp phân tích ABC
Các bước tiến hành:
Bước 1: Kết xuất từ phần mềm quản lý kho các thuốc đã xuất kho trong
thời gian năm 2018 gồm các thông tin: tên thuốc nồng độ hàm lượng; tên
hoạt chất, đơn vị tính, số lượng xuất (bao gồm cả nội trú và ngoại trú), đơn
giá
Bước 2: Tiến hành làm sạch số liệu theo mã hàng hóa của thuốc (mỗi
mặt hàng thuốc là có cùng tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế,
quy cách đóng gói, nhà sản xuất
Bước 3: Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng
24


×