Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại trung tâm y tế huyện an phú, tỉnh an giang năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.88 KB, 86 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN VĂN GIANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN
GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN VĂN GIANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN
GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK62720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
trong các công trình khác.

Người thực hiện

Đoàn Văn Giang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có
hiệu quả của rất nhiều tập thể và cá nhân của quý thầy cô giáo, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng
Đào tạo Sau Đại học, quý Thầy, Cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược của
Trường Đại học Dược Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân và các
bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để
tôi có yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và
gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Người thực hiện
Đoàn Văn Giang



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. KHÁNG SINH VÀ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG................................................. 3
1.1.1. Kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh ........................................... 3
1.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng kháng sinh, các chỉ số kê đơn ..... 7
1.1.3. Kê đơn điều trị ngoại trú ........................................................................... 10
1.2. THỰC TRẠNG KHÁNG SINH SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM
............................................................................................................................. 10
1.2.1. Cơ cấu kháng sinh sử dụng tại một số bệnh viện ...................................... 10
1.2.2. Thực trạng kê đơn kháng sinh trong điều trị ngoại trú………………….. 14
1.3. VÀI NÉT VỀ TTYT HUYỆN AN PHÚ......................................................16
1.3.1. Chức năng của TTYT huyện An Phú........................................................ 16
1.3.2. Nhiệm vụ của TTYT huyện An Phú ......................................................... 17
1.3.3. Mô hình bệnh tật ngoại trú của TTYT huyện An Phú năm 2018………..17
1.3.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược TTYT huyện An
Phú ....................................................................................................................... 19
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………..
........................................................................................................................... 222
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………. 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………….22



2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 22
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu ..................................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 26
2.2.4. Mẫu nghiên cứu…………………………………………………………. 26
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………....……………………30
3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG
TẠI TTYT HUYỆN AN PHÚ NĂM 2018 ......................................................... 30
3.1.1. Cơ cấu thuốc kháng sinh trong DMT sử dụng tại TTYT năm 2018......... 30
3.1.2. Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo phân nhóm……………………...30
3.1.3. Tỷ lệ KM và giá trị của các KS sử dụng trong phân nhóm βlactam…….31
3.1.4. Thuốc kháng sinh sử dụng theo đối tượng ................................................ 32
3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc ................... 35
3.1.6. Cơ cấu DMT kháng sinh sử dụng nội và ngoại trú theo đường dùng....... 35
3.1.7. Số DDD/100 giường - ngày của các nhóm kháng sinh sử dụng nội trú…36
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC CÓ KHÁNG SINH ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TTYT HUYỆN AN PHÚ.............................................. 37
3.2.1. Tỷ lệ các chẩn đoán bệnh trong các đơn thuốc có kê KS khảo sát………37
3.2.2. Các kháng sinh được kê ............................................................................ 38
3.2.3. Lựa chọn kháng sinh hợp lý ...................................................................... 39
3.2.4. Phối hợp kháng sinh - kháng sinh ............................................................. 40
3.2.5. Phối hợp kháng sinh + corticoid hoặc thuốc giảm phù nề……………… 41
3.2.6. Liều dùng kháng sinh đối với trẻ em ≤12 tuổi tính theo cân nặng ........... 42
3.2.7. Chỉ số về đường dùng kháng sinh ............................................................. 42
3.2.8. Chỉ số về thời điểm dùng kháng sinh ........................................................ 43
3.2.9. Số ngày kê đơn kháng sinh trung bình ...................................................... 43
3.2.10. Chi phí thuốc kháng sinh trung bình/đơn................................................ 44



3.2.11. Số lượng tương tác thuốc trong một đơn………….……………………45
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………….. 46
4.1. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG TẠI TTYT
HUYỆN AN PHÚ NĂM 2018 ............................................................................ 46
4.1.1. Cơ cấu thuốc kháng sinh trong DMT sử dụng…………………………..46
4.1.2. Cơ cấu DMT theo phân nhóm kháng sinh ................................................ 47
4.1.3. Cơ cấu DMT sử dụng kháng sinh trong phân nhóm β-lactam…………..48
4.1.4. Cơ cấu DMT kháng sinh sử dụng theo đối tượng….. ............................... 50
4.1.5. Cơ cấu DMT kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc…..…………………..52
4.1.6. Cơ cấu DMT kháng sinh nội trú và ngoại trú sử dụng theo đường dùng.. 53
4.1.7. Cơ cấu DMT kháng sinh theo liều DDD trong nội trú………………….. 55
4.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC CÓ KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI TTYT HUYỆN AN PHÚ NĂM 2018 .................................. 57
4.2.1. Tỷ lệ các chẩn đoán bệnh trong các đơn thuốc có kê KS khảo sát………57
4.2.2. Các kháng sinh được kê ............................................................................ 57
4.2.3. Lựa chọn kháng sinh hợp lý......................................................................57
4.2.4. Phối hợp kháng sinh - kháng sinh.............................................................61
4.2.5. Phối hợp kháng sinh + corticoid hoặc thuốc giảm phù nề………………64
4.2.6. Liều dùng kháng sinh đối với trẻ em ≤12 tuổi tính theo cân nặng............64
4.2.7. Chỉ số về đường dùng kháng sinh……….………………………………64
4.2.8. Chỉ số về thời điểm dùng kháng sinh........................................................64
4.2.9. Số ngày kê đơn kháng sinh trung bình…………………………….….....64
4.2.10. Chi phí thuốc kháng sinh trung bình/đơn……………………….. ......... 65
4.2.11. Số lượng tương tác thuốc trong một đơn……………………………….65
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………….66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
ADR
Adverse Drug Reaction
Anatomical
theurapeutic
ATC
chemical
classification
system
BHYT
BHXH
BVĐK
BYT
DDD
Defined Dose Daily
DMT
DMTBV
DOT
Days Of Therapy
GPP
Good Pharmacy Practice
GSP
Good Storage Practice
GTT
HĐT&ĐT
International Classification of

ICD
Diseases
International Non-propertied
INN
Name
KS
KSDP
MHBT
NK
PKĐK

SKM
SOP
Standard operating procedure
SXTN
TT
TTYT
TW
VNĐ
UBND
WHO
World Health Organization

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Hệ thống phân loại thuốc theo
cấu trúc hóa học và tác dụng
điều trị
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội

Bệnh viện Đa khoa
Bộ Y tế
Liều xác định trong ngày
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Ngày điều tri
Thực hành tốt nhà thuốc
Thực hành tốt bảo quản thuốc
Giá trị tiền
Hội đồng thuốc và điều trị
Phân loại Quốc tế về bệnh tật
Tên chung Quốc tế
Kháng sinh
Kháng sinh dự phòng
Mô hình bệnh tật
Nhập khẩu
Phòng khám Đa khoa
Quyết định
Số khoản mục
Quy trình thao tác chuẩn
Sản xuất trong nước
Thông tư
Trung tâm y tế
Trung ương
Việt Nam đồng
Ủy ban nhân dân
Tố chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh ................................ 4
Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật của TTYT huyện An Phú năm 2018.......................17
Bảng 2.1. Nhóm biến số phân tích cơ cấu DMT kháng sinh được sử dụng……22
Bảng 2.2. Các biến số về kê đơn thuốc KS trong điều trị ngoại trú BHYT........24
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc kháng sinh trong DMT sử dụng………………………30
Bảng 3.2. Tỷ lệ khoản mục và giá trị thuốc KS sử dụng theo phân nhóm……..30
Bảng 3.3. Tỷ lệ khoản mục và giá trị của các kháng sinh sử dụng trong phân
nhóm β-lactam………………………………………………………………….31
Bảng 3.4. Tỷ lệ khoản mục và giá trị kháng sinh sử dụng theo đối tượng……..32
Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc………. 35
Bảng 3.6. Cơ cấu DMT kháng sinh sử dụng theo đường dùng .......................... 35
Bảng 3.7. Số DDD/100 giường - ngày của các nhóm KS sử dụng nội trú……..36
Bảng 3.8. Các chẩn đoán bệnh trong các đơn thuốc có kê KS đã khảo sát…….37
Bảng 3.9. Các phân nhóm KS đã được kê……………………………………...38
Bảng 3.10. Các kháng sinh được kê trong phân nhóm β-lactam……………….39
Bảng 3.11. Lựa chọn kháng sinh hợp lý………………………………………..39
Bảng 3.12. Các kháng sinh phối hợp khi kê đơn ................................................ 40
Bảng 3.13. Số đơn thuốc có phối hợp 2 kháng sinh ........................................... 41
Bảng 3.14. Các thuốc dùng kết hợp với kháng sinh……………………………41
Bảng 3.15. Tỷ lệ đơn thuốc có tính liều dùng kháng sinh đối với trẻ em ≤12 tuổi
tính liều KS theo cân nặng .................................................................................. 42
Bảng 3.16. Chỉ số về đường dùng kháng sinh………………………………….42
Bảng 3.17. Chỉ số về thời điểm dùng kháng sinh………………………………43
Bảng 3.18. Chỉ số về số ngày dùng kháng sinh………………………………...43


Bảng 3.19. Chi phí thuốc kháng sinh trung bình/đơn…………………………..43
Bảng 3.20. Số lượng tương tác thuốc kháng sinh tromh một đơn……………...45


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sự phân bố số ngày kê đơn thuốc KS trong các đơn khảo sát……….44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe của con người là một trong những ưu tiên hàng đầu của
mỗi quốc gia trong đó thuốc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sử dụng thuốc
an toàn hiệu quả và hợp lý sẽ đem lại kết quả cao trong điều trị, ngược lại nếu sử
dụng thuốc thiếu hiệu quả, không hợp lý sẽ đem đến nhiều hậu quả phức tạp
không mong muốn. Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công
tác chăm sóc khám chữa bệnh mà còn là nguyền nhân làm tăng giá trị tiêu thụ
đáng kể cho người bệnh, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế xã hội.
Kháng sinh đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng
cho đến nay, sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn
thế giới, thuật ngữ “đề kháng kháng sinh” đã trở nên quen thuộc trong điều trị
nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu tiến hành trên thế giới và Việt Nam cho thấy đã
xuất hiện nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc và tỷ lệ kháng đang tăng dần theo thời
gian [25].
Những thập kỷ gần đây, các hãng dược phẩm đang có xu hướng từ bỏ cam
kết nghiên cứu phát triển kháng sinh mới. Trong khi đó, tình hình vi khuẩn
kháng kháng sinh đốí với các kháng sinh hiện có ngày càng gia tăng và trở thành
mối quan ngại của toàn cầu. Nhiều chuyên gia chống nhiễm khuẩn cho rằng
công cuộc nghiên cứu chống vi khuẩn đang trên đà xuống dốc nghiêm trọng
[31]. Thực tế đó đang là tiếng chuông cảnh báo rằng, con người rất có thể sẽ
thua trong cuộc chiến chống vi khuẩn. Và vì vậy, việc sử dụng kháng sinh
không hiệu quả và hợp lý không chỉ là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí
cho người bệnh mà còn là nguyên nhân làm gia tăng kháng kháng sinh của vi
khuẩn đối với các kháng sinh hiện có [31]. Do đó, các nghiên cứu khoa học liên
quan đến kháng sinh luôn là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực.
Một trong những chức năng quan trọng của HĐT&ĐT là phân tích sử dụng

thuốc để nhận định các vấn đề bất hợp lý trong sử dụng thuốc. Năm 2016, Bộ Y
tế đã ban hành Quyết định Số: 772/QĐ-BYT về tài liệu Hướng dẫn thực hiện
1


quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện với mục đích: tăng cường sử dụng
kháng sinh hợp lý; giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh; nâng
cao chất lượng chăm sóc người bệnh; ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh;
giảm chi phí y tế (kháng sinh thường chiếm khoảng 20 - 40% tổng giá trị sử
dụng thuốc).
Trung tâm Y tế huyện An Phú thuộc bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế
An Giang với quy mô 150 giường bệnh có đầy đủ các khoa phòng theo cơ cấu
của TTYT huyện. TTYT có nhiệm vụ dự phòng và khám chữa bệnh cho nhân
dân trong và ngoài huyện An Phú. Hàng năm bệnh viện sử dụng một số lượng
lớn thuốc, hóa chất, sinh phẩm và vật tư y tế tiêu hao trên 12 tỷ đồng [35] trong
đó kháng sinh chiếm hơn 20% giá trị. Tuy vậy chưa có một nghiên cứu nào tiến
hành tại TTYT để phân tích tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh
nhằm phát hiện các vấn đề bất cập, từ đó có các giải pháp can thiệp nâng cao
chất lượng cũng như hiệu quả trong sử dụng kháng sinh tại TTYT. Do đó chúng
tôi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại
Trung tâm y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1 - Phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng tại TTYT huyện An Phú, tỉnh
An Giang năm 2018.
2 - Phân tích thực trạng kê đơn thuốc có kháng sinh điều trị ngoại trú tại
TTYT huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2018.
Từ đó phát hiện ra các vấn đề còn chưa hợp lý trong sử dụng thuốc kháng
sinh và đưa ra các kiến nghị giúp HĐT&ĐT có các giải pháp can thiệp nhằm
nâng cao tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh tại TTYT huyện An Phú trong
những năm tiếp theo.


2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁNG SINH VÀ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG
1.1.1. Kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh
1.1.1.1. Khái niệm
Năm 1928, khi Alexander Fleming quan sát kháng sinh chống lại vi khuẩn
từ một loài nấm trong chi Peniclllium. Fleming công nhận ảnh hưởng gián tiếp
từ một hợp chất kháng sinh có tên là penicillin, và các tính chất kháng sinh của
nó có thể được khai thác cho phương pháp hóa trị. Từ đó đến nay rất nhiều loại
thuốc kháng sinh đã được phát minh ra và đưa vào điều trị cứu sống hàng triệu
người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn. Cũng có nhiều định nghĩa về kháng sinh,
theo quan điểm hiện nay thì “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng
khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn,
nấm, actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác
[10].
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có
nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.
1.1.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh:
Theo cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, gây rối
loạn chức năng màng bào tương, ức chế sinh tổng hợp protein, ức chế sinh tổng
hợp acid nucleic.
Theo tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh thì chia thành: Kháng
sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn.
Nếu theo cấu trúc hóa học thì kháng sinh được phân thành các nhóm sau:
Beta-lactam, aminoglycosid, macrolid, lincosamid, phenicol, tetracyclin, peptid:
(glycopeptid, polypetid, lipopeptid), quinolon, và các nhóm kháng sinh khác
sulfonamid, oxazolidinon, 5-nitroimidazol [10].


3


1.1.1.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Các kiến thức về phân loại kháng sinh sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh
và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực
hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Trên thế giới người ta thường sử
dụng kháng sinh theo nguyên tắc MINDME [10].
Bảng 1.1: Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh
M
I
N
D
M
E

Microbiology guides wherever
possible
Indication should be evidence based
Narrowest spectrum required
Dosage appropriate to the site
and type of infection
Minimum duration of therapy
Ensure monotherapy in most
situation

Theo chỉ dẫn vi khuẩn học bất kỳ khi
nào có thể
Chỉ định phải căn cứ trên bằng chứng

Lựa chọn phổ hẹp nhất cần thiết
Liều lượng phù hợp với loại nhiễm
khuẩn và vị trí nhiễm khuẩn
Thời gian điều trị tối thiểu cho hiệu quả
Bảo đảm đơn trị liệu trong hầu hết các
trường hợp

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã chỉ ra 7 căn cứ chính khi sử dụng kháng sinh
[10]:
- Lựa chọn kháng sinh và liều lượng
Cần lựa chọn thuốc kháng sinh theo hai yếu tố:
+ Người bệnh: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình
trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị
ứng…Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để
cân nhắc lợi ích/nguy cơ.
+ Vi khuẩn gây bệnh: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi
khuẩn.
Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố như: tuổi, cân nặng, chức
năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi có
hướng dẫn riêng theo từng chuyên luận. Liều lượng trong các tài liệu hướng dẫn

4


chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm khuẩn
nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn
kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị
hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), phải bảo đảm nồng độ thuốc trong
máu theo khuyến cáo để tránh độc tính.

- Sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP)
Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm
khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. Nhằm giảm tần suất nhiễm
khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn
toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật. KSDP được chỉ định cho tất
cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch - nhiễm. Lựa chọn kháng sinh
dự phòng là kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính
thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa
phương, đặc biệt trong từng bệnh viện. Bên cạnh đó còn có kháng sinh dự trữ: là
những thuốc được đánh dấu (*) trong thông tư 30/2018/TT-BYT ngày
30/10/2018 và những thuốc có trong danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước
khi sử dụng tại bệnh viện của quyết định 708/QĐ- BYT ngày 02/05/2015.
- Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm
+ Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi
khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn hoặc khỉ đã nuôi cấy mà
không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
+ Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có
phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy
hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.
Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại
lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.
+ Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi
khuẩn tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp.
5


- Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
+ Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ,
kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp
nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.

+ Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc.
+ Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu:
• Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp
mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ
khí hoặc vi khuẩn nội bào).
• Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác
dụng.
• Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví
dụ: điều trị lao, HIV…).
- Lựa chọn đường đưa thuốc
+ Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá
thành rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng
bởi thức ăn. Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp
thu đường uống tương tự đường tiêm.
+ Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
• Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng.
• Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường
uống, nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển nhanh.
Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể.
- Độ dài đợt điều trị
+ Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và
trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm

6


khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng
tim, màng não, xương - khớp…), bệnh lao… thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều.
Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết

niệu - sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất).
+ Sự xuất hiện nhiều kháng sinh có thời gian bán thải kéo dài đã cho phép
giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị, làm dễ dàng hơn cho
việc tuân thủ điều trị của người bệnh; ví dụ: dùng azithromycin chỉ cần một đợt
3 - 5 ngày, thậm chí một liều duy nhất.
+ Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác
dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị.
- Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh
+ Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn
(ADR) như hội chứng Stevens - Johnson, Lyell… ADR nghiêm trọng có thể dẫn
tới tử vong ngay là sốc phản vệ, do đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi
quyết định kê đơn.
+ Cần hiệu chỉnh lại liều lượng và khoảng cách đưa thuốc theo chức năng
gan - thận để tránh tăng nồng độ quá mức cho phép với những kháng sinh có
độc tính cao trên gan hoặc thận [10].
1.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng kháng sinh, các chỉ số kê đơn
1.1.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ số
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc tại bệnh viện, cơ
quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ và tổ chức quản lý sức khỏe trong hệ thống dược
phẩm của Mỹ đã dựa trên bộ chỉ số đánh giá sử dụng thuốc của Tổ chức y tế thế
giới ban hành năm 1993 để đưa ra bộ chỉ số về sử dụng thuốc được sử dụng đối
với các bệnh viện. Bên cạnh đó ngày 04/03/2016, Bộ Y tế đã ban hành quyết
định 772/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện”, đây là cơ sở để xây dựng các tiêu chí quản lý,
đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện. Năm 2012 bộ chỉ số này đã
7


được sửa đổi và bổ sung, bao gồm 17 chỉ số, được chia làm 5 chỉ số bệnh viện, 9
chỉ số về kê đơn và 3 chỉ số về chăm sóc bệnh nhân.

Với kháng sinh có một số chỉ số được dùng để nghiên cứu như:
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh;
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê phù hợp với hướng dẫn;
- Số lượng, tỷ lệ % ca phẫu thuật được chỉ định kháng sinh dự phòng;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh phối hợp;
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh kê đơn kháng sinh đường tiêm;
- Ngày điều trị kháng sinh (DOT - Days Of Therapy) trung bình;
- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh cụ
thể [12].
1.1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp
Có nhiều phương pháp phân tích số liệu như:
- Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [8].
Ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định xem phần lớn ngân
sách được chi trả cho những thuốc nào. Nhược điểm chính của phương pháp này
là không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác
nhau [41].
- Phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD)
Là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất. Phương pháp này được
thông qua bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ những năm 1970 với mục đích
chuẩn hóa những nghiên cứu về sử dụng thuốc giữa các quốc gia khác nhau.
Liều xác định trong ngày (DDD - Defined Dose Daily) là liều trung bình duy trì
hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc [8].
8


Phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) giúp cho chuyển đổi,

chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm,
chai, lọ...thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị. Sử dụng
phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) để phân tích chi tiết các thuốc
nào đó khi so sánh:
+ Mức tiêu thụ theo đơn vị số lượng;
+ Mức tiêu thụ theo đơn vị tiền tệ;
+ Chí phí cho mỗi DDD;
+ Chi phí cho một liệu trình điều trị [41].
Các bước để tính DDD:
Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong một năm theo
đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU).
Tính tổng số lượng thuốc tiêu thụ trong một năm theo đơn vị (mg, g, IU)
bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng.
Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc (tra liều DDD trên trang WHO
ATC/DDD index www/whocc.no/atc_index).
Chia tổng lượng đã tính cho số lượng bệnh nhân (nếu xác định được) hoặc
số dân (nếu có).
Các cách tính lượng tiêu thụ kháng sinh (được WHO sử dụng):
+ DDD/100 (hoặc 1.000) giường - ngày: sử dụng tiêu chí này để tính lượng
kháng sinh tiêu thụ trong bệnh viện.
Công thức = Số DDD x 100/(Số giường bệnh x Công suất sử dụng giường
x Số ngày sử dụng)
+ DDD/1.000 dân số - ngày: sử dụng để tính lượng tiêu thụ kháng sinh cho
chăm sóc sức khỏe cơ bản cho thấy 1% dân số trung bình có thể nhận được một
loại thuốc nhất định hoăc một nhóm thuốc mỗi ngày. Tiêu chí này không sử
dụng trong bệnh viện.
Công thức = Số DDD/(Số dân cư/số ngày)
9



Ngoài ra còn 1 số đơn vị tính khác như DDD/dân số/năm.
Thông thường, liều DDD ít thay đổi, tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có
trường hợp DDD thay đổi theo thời gian, điều này gây khó khăn cho việc đánh
giá xu hướng sử dụng kháng sinh [41].
1.1.3. Kê đơn điều trị ngoại trú
Nguyên tắc kê đơn thuốc theo TT 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 [13]:
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh;
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh;
- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu
tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic;
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
• Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo Thông tư số
21/2013/TT-BYT [8] trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của Bộ Y tế.
• Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành;
• Dược thư quốc gia của Việt Nam.
- Số lượng thuốc được kê đơn tối đa không quá 30 ngày, trừ một số trường
hợp;
- Không được kê vào đơn: Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh; các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
thực phẩm chức năng; mỹ phẩm.
1.2. THỰC TRẠNG KHÁNG SINH SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM
1.2.1. Cơ cấu kháng sinh sử dụng tại một số bệnh viện
1.2.1.1. Tỷ lệ giá trị thuốc kháng sinh sử dụng tại bệnh viện
Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh sử dụng tại các bệnh viện đã giảm so với những
năm 2008-2009. Kết quả khảo sát sử dụng kháng sinh tại 15 bệnh viện cho thấy
10



chi phí kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí tiền thuốc. Cao nhất là bệnh
viện Nhi Thành phố Hồ Chí Minh (89%) [25]. Tỷ lệ giá trị thuốc kháng sinh tại
một số bệnh viện hiện nay chiếm khoảng 30% tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 354 năm 2017 cho thấy thuốc kháng sinh đã
được sử dụng 19,875 tỷ đồng tương ứng 24,8% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
[39]. Năm 2016, tỷ lệ giá trị kháng sinh sử dụng tại bệnh viện Quân y 7B năm
2016 là 23,4% [22].
1.2.1.2. Cơ cấu các phân nhóm kháng sinh sử dụng
Trong số các phân nhóm kháng sinh đã sử dụng gồm: β-lactam, quinolon,
aminoglycosid, macrolid, phenicol, polypeptid…, phân nhóm β-lactam luôn
được sử dụng nhiều nhất, trong đó là các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon,
cefoperazol) và các floroquinolon được sử dụng nhiều ở đa số các bệnh viện
[25].
Nghiên cứu tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2014 kháng sinh phân
nhóm β-lactam chiếm 96,72% tổng giá trị kháng sinh, cephalosporin chiếm
86,6% giá trị nhóm β-lactam [16].
Tại BVĐK Trung ương Quảng Nam năm 2013, nhóm kháng sinh β-lactam
chiếm 66% tổng giá trị thuốc kháng sinh, trong đó các cephalosporin chiếm
chiếm 82% tổng chi phí kháng sinh nhóm β-lactam, ceftriaxon là kháng sinh
chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị [37].
Nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 354 năm 2017, giá trị thuốc kháng sinh
phân nhóm beta-lactam chiếm 56,57% giá trị thuốc kháng sinh, tập trung chủ
yếu ở nhóm penicillin (23,96% giá trị) và cephalosporin thế hệ 3 (29,31% giá
trị) [39].
Trong một nghiên cứu mô tả hồi cứu về sử dụng thuốc tại Bệnh viện Việt
Nam - Cu Ba năm 2016, kháng sinh được sử dụng chủ yếu là các cephalosporin
thế hệ 3 đặc biệt là ceftriaxon [28].

11



1.2.1.3. Nguồn gốc thuốc kháng sinh sử dụng
Một nghiên cứu tiến hành tại BVĐK Trung ương Quảng Nam năm 2013,
kháng sinh nhập khẩu chiếm 51% [37].
Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2014 cho thấy
kháng sinh nhập khẩu chiếm 80,5% tổng giá trị kháng sinh [16].
Trong một nghiên cứu mô tả hồi cứu về sử dụng thuốc tại Bệnh viện Việt
Nam - Cu Ba năm 2016, kháng sinh sản xuất trong nước chỉ chiếm 7,5% về giá
trị [28].
1.2.1.4. Đường dùng kháng sinh sử dụng
Tại BVĐK Trung ương Quảng Nam năm 2013, kháng sinh đường tiêm
chiếm 95,6% [37].
Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2014 kháng
sinh đường tiêm chiếm 93,5% giá trị [16].
Trong một nghiên cứu mô tả hồi cứu về sử dụng thuốc tại Bệnh viện Việt
Nam - Cu Ba năm 2016, kháng sinh đường uống và đường tiêm có số khoản
mục gần bằng nhau nhưng kháng sinh đường tiêm chiếm đến 92% về giá trị
[28].
1.2.1.5. Thành phần thuốc kháng sinh sử dụng
Tại BVĐK Trung ương Quảng Nam năm 2013, kháng sinh đơn thành phần
chiếm 53% [37].
Một nghiên cứu mô tả hồi cứu khác tại BVĐK Vĩnh Phúc chỉ ra rằng các
kháng sinh đơn thành phần chiếm 76,88% tổng giá trị kháng sinh, kháng sinh
theo tên biệt dược chiếm 97,42%. Có đến 51,39% các bệnh nhân sử dụng kháng
sinh phù hợp với phác đồ điều trị các bệnh thường gặp của bệnh viện [38].
Đặc điểm chung của các nghiên cứu về sử dụng kháng sinh tại các bệnh
viện ở Việt Nam: kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ trọng về giá trị lớn nhất, nhóm
kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là các cephalosporin đặc biệt là các
cephalosporin thế hệ 3, còn mất cân bằng trong cơ cấu sử dụng kháng sinh và có

12


một tỷ lệ lớn các kháng sinh được sử dụng chưa hợp lý.
Theo số liệu của BHXH Việt Nam năm 2015, tổng chi phí tiền thuốc
khoảng 30.000 tỉ đồng, chiếm tới 50% tổng chi của quỹ BHYT cho khám chữa
bệnh, trong đó chi phí kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện năm 2015 đã
chiếm tới 17% tổng chi phí tiền thuốc. Theo Bộ Y tế, trong khi các quốc gia
phát triển đang sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng kháng sinh
thế hệ 3 và 4.
Theo số liệu của Bảo hiểm Y tế tỉnh Nghệ An chi phí tiền thuốc sử dụng tại
các bệnh viện toàn tỉnh trong năm 2015 chiếm khoảng 30% chi phí khám chữa
bệnh, trong đó chi phí thuốc kháng sinh chiếm 21,62% so với tổng chi phí thuốc
[2].
Hầu như tại các bệnh viện, kháng sinh là nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn
nhất kể cả các bệnh viện tuyến huyện. Tại BVĐK huyện Gò Quao tỉnh Kiên
Giang năm 2015, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất
(32,7%) trong tổng kinh phí sử dụng [18], còn ở BVĐK huyện Thanh Chương Nghệ An năm 2015 là 47,3% [36].
Kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh
viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm
khuẩn cao, mặt khác phản ánh tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị diễn
ra khá còn phổ biến. Nguyên nhân có thể do việc chỉ định sử dụng kháng sinh
còn mang tính điều trị cao và việc làm kháng sinh đồ còn hạn chế. Mặt khác,
người dân có thể mua kháng sinh ở các nhà thuốc mà không cần đơn.
Theo báo cáo của BHXH Năm 2010 quỹ BHYT chi trả 12.772 tỷ đồng tiền
thuốc, năm 2011 lên tới gần 15 nghìn tỷ đồng. Trong đó kháng sinh chiếm tỷ lệ
chi phí đến 46% [2].
Kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện, kinh phí mua sắm nhóm thuốc
này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.

13


Nghiên cứu tại 38 BVĐK đại diện cho 6 vùng trên cả nước, tỷ lệ giá trị tiền
thuốc kháng sinh trung bình ở 3 tuyến bệnh viện là 32,5%, trong đó cao nhất là
ở các bệnh viện tuyến huyện 43,1% và thấp nhất tại bệnh viện tuyến TW 25,7%
[23].
Kết quả phân tích tại Bệnh viện TW Huế năm 2012, kinh phí sử dụng
nhóm kháng sinh chiếm tỉ lệ là 34,84% [34].
Tương tự, BVĐK tỉnh Bắc Kạn năm 2014, kinh phí sử dụng nhóm kháng
sinh cũng có tỷ lệ cao nhất 51,5% tổng giá trị sử dụng [17].
Nghiên cứu năm 2015 ở BVĐK tỉnh Thanh Hóa và Quân y 7B tỉnh Đồng
Nai cũng cho kết quả tương tự 23,8% và 39,28% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
[22] [33].
Như vậy thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác nguyên nhân có thể do tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [15].
1.2.2. Thực trạng kê đơn kháng sinh trong điều trị ngoại trú
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện kết
quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc chịu ảnh
hưởng của bốn bước trong chu trình, bao gồm: chẩn đoán, kê đơn, giao phát và
tuân thủ điều trị.
Như vậy, để đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả, người kê đơn phải
tuân theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu bằng việc chẩn đoán để xác định
tình trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị và kê đơn phù hợp.
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những khuyến cáo và hầu hết các quốc gia
đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng, cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề
tuân thủ các quy định về kê đơn thuốc thường xuyên vi phạm.
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do các bác sỹ kê đơn theo

kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị
14


theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng sinh
đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém
và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày). Chính điều này đã tạo thói quen
kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh
nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu tại
một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh cao
chỉ duy nhất trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh là nằm trong giới hạn khuyến
cáo của WHO còn các bệnh viện còn lại đều cao hơn (khuyến cáo 20,0-26,8%)
[41]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Kim Phượng (2017), Khảo sát thực
trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại TTYT huyện Phú Giáo tỉnh Bình
Dương năm 2015 đơn kê kháng sinh chiếm tỷ lệ 28%. Số kháng sinh trung
bình/tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh 1,1; tỷ lệ đơn thuốc kê 1 loại kháng
sinh là 93,8% [30]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Bắc Giang cũng cho thấy số lượng thuốc kháng sinh trung bình ở
những đơn có kê kháng sinh là 1,3 [32]. Chi phí tiền thuốc dùng cho kháng sinh
cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá
chi phí tiền thuốc kháng sinh trung bình là 12.290 VNĐ trong khi tại bệnh viện
C tỉnh Thái Nguyên chi phí này là 31.384 VNĐ [5,16].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc
tại các bệnh viện. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện về tỉ lệ % đơn kê KS
ngoại trú:
Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016 chiếm 64,60%, thể hiện việc kê đơn kháng
sinh chưa hợp lý, các thông số chi tiết về những điểm chưa hợp lý là: sai khoảng
thời gian sử dụng kháng sinh, đơn thuốc kê kháng sinh có tương tác, sai liều
kháng sinh, sai loại kháng sinh, chỉ định kháng sinh không có bằng chứng, phối
hợp giữa các kháng sinh không hợp lý [4].

BVĐK Bắc Giang (2015) 42,70% [32]; BVĐK Bỉm Sơn Thanh Hoá (2015)
44,60% [5]; TTYT Thành phố Bắc Ninh (2015) 23,50% [1]; BVĐK huyện Vĩnh
15


×