Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại trung tâm y tế huyện văn yên, tỉnh yên bái năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 81 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI KHẮC HÙNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI KHẮC HÙNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Hồn thành bản luận văn này tơi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận
tình của các thầy cô giáo, của các anh chị, các bạn đồng nghiệp
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện
thuận lợi để tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
TS.Nguyễn Thị Thanh Hƣơng người thầy đã tận tình hướng dẫn,
dìu dắt, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn này
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị,
khoa Dược Trung tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện
cho tôi học tập và thu thập số liệu hồn thành luận văn.
Tơi ln ghi nhớ đến sự chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình,
của bạn bè tôi đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên tơi n tâm học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2015
Học viên

Mai Khắc Hùng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT trong bệnh viện...................... 3
1.2. Căn cứ để lựa chọn thuốc đƣa vào DMT bệnh viện ......................... 5
1.2.1. Mơ hình bệnh tật ........................................................................ 5
1.2.2. Phác đồ điều trị .......................................................................... 6
1.2.3. Danh mục thuốc thiết yếu ........................................................... 7

1.2.4. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh ............... 11
1.2.5. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) ................................... 13
1.2.6. Danh mục thuốc bệnh viện ....................................................... 15
1.2.7. Vài nét về Trung tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .......... 18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................... 23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................... 23
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu ......................................... 23
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................. 23
2.2.3. Xác định các biến số nghiên cứu.............................................. 23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................ 25
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................ 25
2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 25
2.2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................ 26
2.2.8. Trình bày kết quả nghiên cứu................................................... 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27
3.1. Phân tích các hoạt động lựa chọn thuốc vào DMT Trung tâm y tế
huyện Văn Yên năm 2014 ......................................................................... 27


3.1.1. Các bƣớc lựa chọn, xây dựng DMT của Trung tâm y tế huyện
Văn Yên năm 2014 đƣợc thể hiện tại hình 3.4 sau: .............................. 27
3.1.2. Các căn cứ để lựa chọn, xây dựng DMT của Trung tâm y tế
huyện Văn Yên năm 2014...................................................................... 28
3.1.3. Phân tích DMT trúng thầu năm 2014 ...................................... 40
3.1.4. Phân tích DMT khơng trúng thầu năm 2014 ........................... 42
3.2. So sánh cơ cấu DMT sử dụng với DMT dự thầu năm 2014 ........... 45
3.2.1. So sánh cơ cấu tổng quát các DMT Trung tâm y tế huyện Văn

Yên năm 2014 ........................................................................................ 45
3.2.2. So sánh cơ cấu DMT 2014 với DMT sử dụng 2014 về nhóm
thuốc cụ thể ........................................................................................... 46
3.2.3. So sánh cơ cấu nhóm thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần
DMT 2014 với DMT sử dụng năm 2014 ............................................... 51
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 53
4.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc năm 2014 ............ 53
4.2. So sánh cơ cấu DMT sử dụng với DMT dự thầu năm 2014 ........... 58
4.3. Một số hạn chế của đề tài ............................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................. 61
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2

DMT


Danh mục thuốc

3

DMTTTYT

Danh mục thuốc Trung tâm y tế

4

DMTSD

Danh mục thuốc sử dụng

5

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

6

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

7

DMTKTT


Danh mục thuốc không trúng thầu

8

DMTTT

Danh mục thuốc trúng thầu

9

GTSD

Giá trị sử dụng

10

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

11

HDĐTC

Hướng dẫn điều trị chuẩn

12

INN


13

KCB

Khám chữa bệnh

14

MHBT

Mơ hình bệnh tật

15

PKĐK

Phịng khám đa khoa

16

SKM

Số khoản mục

17

SHC

Số hoạt chất


18

TTYTVY

Trung tâm y tếVăn Yên

19

TTYT

Trung tâm y tế

20

WHO

Tổ chức y tế thế giới

Tên Quốc tế không được đăng ký bản quyền
(tiếng Anh: International Nonproprietary Name)

(tiếng Anh: World Health Organiration)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm y tế huyện Văn Yên ..... 22
Bảng 2. 2. Các biến số nghiên cứu.............................................................. 24
Bảng 3. 3. Cơ cấu DMT sử dụng năm 2013................................................ 29
Bảng 3. 4. Thơng tin thu thập từ các khoa phịng ....................................... 31

Bảng 3. 5. Cơ cấu DMT 2014 ..................................................................... 32
Bảng 3. 6. So sánh cơ cấu DMT sử dụng năm 2013 với DMT 2014 .......... 34
Bảng 3. 7. So sánh cơ cấu SLKM của DMT sử dụng 2013 với DMT 2014
về các nhóm thuốc cụ thể ............................................................................ 35
Bảng 3. 8. So sánh nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
DMT sử dụng 2013 với DMT 2014 ............................................................. 37
Bảng 3. 9. MHBT của Trung tâm y tế huyện Văn Yên năm 2014 ............... 38
Bảng 3. 10. Cơ cấu DMT trúng thầu năm 2014 ......................................... 40
Bảng 3. 11. So sánh cơ cấu DMT 2014 với DMT trúng thầu năm 2014 .... 42
Bảng 3. 12. Cơ cấu DMT không trúng thầu năm 2014............................... 43
Bảng 3. 13. So sánh cơ cấu DMT 2014 với DMT không trúng thầu 2014 . 44
Bảng 3. 14. So sánh cơ cấu các DMT từ khâu lựa chọn, xây dựng, đến khi
sử dụng năm 2014 ....................................................................................... 45
Bảng 3.15. So sánh cơ cấu DMT dự thầu với DMT sử dụng năm 2014 về số
lƣợng hoạt chất ........................................................................................... 46
Bảng 3. 16. So sánh cơ cấu DMT 2014 với DMT SD 2014 về số thuốc .... 48
Bảng 3.17. So sánh cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn của DMT 2014 với DMT sử dụng 2014 ........................................... 50
Bảng 3.18.So sánh cơ cấu nhóm thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần
DMT 2014 với DMT sử dụng năm 2014 ..................................................... 51
Bảng 3.19. So sánh cơ cấu DMT sử dụng 2014 với DMT 2014 ................. 51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng trong bệnh
viện ................................................................................................................ 4
Hình 1. 2. Chu trình quản lý thuốc ............................................................. 15
Hình 1. 3. Sơ đồ tổ chức Trung tâm y tế huyện Văn n ............................ 21
Hình 3. 4. Sơ đồ tóm tắt các bƣớc lựa chọn, xây dựng DMT của Trung tâm
y tế huyện Văn Yên năm 2014 ..................................................................... 27



ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cũng như lưu thông phân phối
dược phẩm đang tăng nhanh, thị trường dược phẩm Việt Nam cũng đang có
sự cạnh tranh giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu; Trong
nước giữa các doanh nghiệp sản xuất với một hoạt chất, sản xuất thuốc có
cùng một dạng bào chế, có cùng hàm lượng hoặc khác hàm lượng với nhau,
dẫn tới khó khăn cho các cán bộ y tế trong việc lựa chọn thuốc sử dụng
trong bệnh viện.
Các thống kê, báo cáo cho thấy những năm vừa qua số lượng chế
phẩm thuốc lưu hành trên thị trường không ngừng gia tăng, điều này kéo
theo một thực tế, đó là người kê đơn gặp khó khăn, lúng túng trong việc
chọn lựa thuốc, dẫn đến dùng thuốc thiếu hợp lý, an toàn và hiệu quả. Theo
số liệu của Cục quản lý Dược, hiện có khoảng 22.615 số đăng ký thuốc lưu
hành cịn hiệu lực, trong đó có 11.923 số đăng ký thuốc nước ngoài với
khoảng 1000 hoạt chất và 10.692 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với
khoảng 500 hoạt chất [5]. Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là
2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong
nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với
năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình
quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD [6]. Đây là thuận lợi đồng thời cũng
gây ra không ít khókhăn cho việc lựa chọn cung ứng thuốc trong bệnh viện,
đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho
người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các cơ sở
khám chữa bệnh. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều bất cập trong cung ứng và sử
dụng thuốc tại các bệnh viện như: các thuốc không thiết yếu (không thực sự

1



cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng thuốc kháng sinh,
vitamin… [23].
Trung tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một đơn vị y tế
tuyến huyện, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, các chương trình y tế
Quốc gia, cơng tác dự phịng bệnh tật trên tồn huyện. Trong đó cơng tác
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại bệnh viện,
phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã là vô cùng cần thiết, việc
lựa chọn thuốc, nhất là việc xây dựng được một DMT thực sự hợp lý, đáp
ứng yêu cầu khám chữa bệnh, giảm chi phí về thuốc sử dụng là rất quan
trọng; Để giúp cho việc lựa chọn thuốc hợp lý chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại Trung tâm y tế huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2014” với 02 mục tiêu:
1. Phân tích quy trình lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc tại Trung
tâm y tế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2014.
2. So sánh cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và danh mục thuốc Trung
tâm y tế năm 2014.
Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị trong việc lựa chọn thuốc, xây dựng
DMT sử dụng cho những năm tiếp theo của Trung tâm y tế huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả tốt hơn.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.

Hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT trong bệnh viện

Hoạt động lựa chọn thuốc là một quá trình mà trong đó các nhân

viên y tế của một tổ chức làm việc thông qua Hội đồng thuốc và điều trị
(HĐT&ĐT), đánh giá và lựa chọn từ rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn
những thuốc được coi là hiệu quả nhất, an tồn nhất và chi phí hợp lý
nhất, kết quả của quá trình lựa chọn thuốc là một danh mục thuốc
(DMT), Danh mục thuốc có chứa tất cả các loại thuốc đã được phê duyệt
cho mua sắm và sử dụng trong các cơ sở y tế nhất định.
Hiện nay có đến 70% dược phẩm trên thị trường thế giới là bắt
chước hoặc không thiết yếu, nhiều thuốc là biến thể nhỏ của một loại
thuốc thử nghiệm và khơng có lợi thế điều trị hơn các thuốc đó đã có sẵn,
nhiều loại thuốc cho thấy độc tính cao so với lợi ích điều trị của nó, nhiều
sản phẩm mới có chỉ định điều trị khơng liên quan đến các nhu cầu cơ
bản của người dân, chúng gần như ln ln đắt hơn các loại thuốc hiện
có. Việc lựa chọn thuốc cho phép cán bộ và nhân viên y tế có thể giải
quyết vấn đề này, và một số vấn đề khác còn tồn tại trong hầu hết các hệ
thống dược phẩm.
Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mơ hình
bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT thiết yếu, DMT chủ yếu, nguồn kinh phí
của bệnh viện, DMT sử dụng kỳ trước... (Quy trình lựa chọn thuốc và xây
dựng DMT sử dụng trong bệnh viện) [21].
Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng trong bệnh viện được
trình bày tại hình 1.1 trang sau:

3


Căn cứđể lựa
chọn thuốc đƣa
vào DMT bệnh

viện:
1. Mơ hình bệnh
tật
2. Phác đồ điều
trị

Khoa dược
xây dựng dự
thảo DMT
của bệnh
viện và
hướng dẫn
thực hành

Giám đốc
bệnh viện
xem xét và
ký duyệt

3. DMT thiết
yếu, chủ yếu
4. Nguồn kinh
phí của bệnh
viện
5. Đóng góp ý
kiến của các
khoa phịng
trong bệnh viện

HĐT&ĐT

thông qua

Làm cơ sở
xây dựng
DMT kỳ sau

DMT bệnh viện theo
hoạt chất

6. DMT sử dụng
thuốc kỳ trước
7. Trình độ
khám chữa bệnh
(KCB) của Bệnh
viện

DMT đấu thầu

8. Thông tin về
thuốc và các căn
cứ khác

Danh mục thuốc sử
dụng theo tên biệt
dược, tên thương mại....

Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng trong
bệnh viện [21]

4



1.2.

Căn cứ để lựa chọn thuốc đƣa vào DMT bệnh viện

1.2.1. Mơ hình bệnh tật
Mơ hình bệnh tật (MHBT) của một xã hội, một cộng đồng, một
quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể
xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau xuất hiện trong
cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời gian nhất định [2].
Không giống như MHBT ở cộng đồng, bệnh viện là nơi khám và
chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng, mỗi bệnh viện có tổ
chức, nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau với đặc điểm
dân cư địa lý khác nhau và đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ
trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn tới MHBT ở mỗi bệnh viện khác
nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có 2 loại MHBT bệnh viện:
một là MHBT bệnh viện đa khoa và một là MHBT của bệnh viện chuyên
khoa, trong đó MHBT của bệnh viện chuyên khoa gồm MHBT của bệnh
viện chuyên khoa và MHBT của viện có giường bệnh. Một bệnh nhân có
thể mắc nhiều bệnh hoặc một bệnh liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ
thể, do đó một bệnh viện chuyên khoa thường có bệnh tật của chun
khoa đó và một số bệnh thơng thường kèm theo [2].
Trên thế giới: Trong số 57 triệu ca tử vong trên tồn cầu năm 2008,
có 36 triệu người (63%) chết vì bệnh khơng lây nhiễm, chủ yếu là bệnh
tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp mãn tính,
khoảng 80% trong số đó xảy ra ở nước phát triển thấp và trung bình. Do
ở các nước kém phát triển, chi phí khám chữa bệnh do người dân tự trả,
nên tiền chữa bệnh là vấn đề căng thẳng với các gia đình đặc biệt là gia
đình có thu nhập thấp.

Ở Việt Nam, có sự thay đổi rõ rệt về mơ hình bệnh từ năm 1976đến
năm 2012, theo số liệu về cơ cấu số lượt khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y
tế nhà nước trong Niên giám thống kê năm 2012, xu hướng tỷ trọng các

5


bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao, nếu tỷ trọng này năm
1976 chỉ là 42,65% thì năm 1996 tăng lên 50,02%, năm 2006 là 62,4%,
năm 2012 có xu hướng giảm cỏn 61,91%. Ngược lại với xu hướng này là
sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số đợt KCB đối với người mắc bệnh
truyền nhiễm năm 1976 là 55,5%, năm 1996 là 37,63% và năm 2012 còn là
27,25%, tỷ trọng số lượt KCB liên quan đến tai nạn, chấn thương, ngộ độc
có xu hướng chững lại năm 1996 là 12.35%, năm 2006 là 12.66%, năm
2012 giảm xuống còn 10,84%[7]. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch
mạnh sang các bệnh không lây nhiễm.
1.2.2. Phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị hay hướng dẫn điều trị chuẩn là văn bản có tính
chất pháp lý, nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng
như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh, một hướng dẫn thực
hành điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau [3]
Ngay cả với một DMT lý tưởng thì việc sử dụng khơng đúng thuốc
vẫn có thể xảy ra, hướng dẫn điều trị chuẩn là một chiến lược hiệu quả đã
được chứng minh để đẩy mạnh việc kê đơn hợp lý, tối thiểu người kê đơn
cần có các thơng tin về đặc điểm lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đốn, bệnh
khơng dùng thuốc và bệnh cần điều trị bằng thuốc.
Tại Việt Nam hiện nay đã ban hành nhiều phác đồ điều trị chuẩn
như: Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ [4], phác đồ điều trị sốt rét, phác đồ điều
trị tiêu chảy ở trẻ em
Năm 2012 Bệnh viện Bạch Mai đã tái xuất bản lần thứ nhất có sửa

chữa cuốn: Cẩm nang nghiệp vụ của bác sỹ lâm sàng về Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh nội khoa, cuốn sách đã đưa ra hướng dẫn chẩn đốn
và điều trị về cơng tác cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, tim mạch, hơ
hấp, nội tiết - đái tháo đường, tiêu hóa, thận – tiết niệu, cơ – xương – khớp,
truyền nhiễm, dị ứng – miễn dịch lâm sàng, gồm 11 chương, 198 trang[1].

6


Đây là cuốn sách rất cần thiết cho công tác lựa chọn, xây dựng DMT
cho các đơn vị y tế có thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân
1.2.3. Danh mục thuốc thiết yếu
Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa mãn
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này ln
có sẵn với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả
hợp lý.
Danh mục thuốc thiết yếu có đủ các chủng loại đáp ứng nhu cầu điều
trị các bệnh thông thường, tên thuốc trong danh mục đơn giản là tên gốc,
tên Gerneric dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả
dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
dễ quản lý.
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo và đưa ra DMTTY đầu tiên vào
năm 1977 với danh mục gồm 208 thuốc để điều trị một cách an toàn và
hiệu quả cho các bệnh chủ yếu, vào tháng 3 năm 2007 DMTTY lần thứ 15
đã được ban hành bởi ủy ban chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới.
1.1.1.1. Tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế thế giới.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mơ hình bệnh
tật tại chỗ, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán
bộ, các nguồn lực tài chính, các yếu tố môi trường, địa lý và di truyền. Tổ
chức Y tế thế giới năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc

thiết yếu như sau [22]:
- Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều
trị, độ an tồn thơng qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng
rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả
dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản
và sử dụng nhất định.

7


- Khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí
trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu
quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
- Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí
cho tồn bộ q trình điều trị chứ khơng phải chỉ tính theo đơn vị của từng
thuốc. Khi mà các thuốc khơng hồn tồn giống nhau thì khi lựa chọn cần
phải tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí
- Trong một số trường hợp sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số các
yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm
tại địa phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản
xuất, cung ứng.
- Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất, những thuốc ở
dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất
đáp ứng yêu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt
trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
- Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập đến tên biệt
dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Hội đồng thuốc và điều trị cần phải thống nhất một cách rõ ràng tất
cả các tiêu chí, dựa trên những tiêu chí có sẵn của Tổ chức y tế thế giới để

chọn thuốc làm sao đảm bảo được quy trình lựa chọn khách quan và có cơ
sở. Nếu thiếu cơ sở bằng chứng thì các quyết định đưa ra rất có thể mang
tính cá nhân hoặc thiếu khách quan, và điều này cũng sẽ gây khó khăn khi
thuyết phục các thầy thuốc kê đơn thực hiện danh mục thuốc, các tiêu chí
lựa chọn thuốc cũng như tồn bộ thủ tục đề xuất đưa thuốc vào danh mục
thuốc phải được công khai, khơng phải tất cả các bằng chứng đều có sức
thuyết phục như nhau. Mức độ tin cậy của bằng chứng cần phải được xác
nhận khi cơng khai các tiêu chí lựa chọn và đưa ra quyết định [22]

8


1.1.1.2. Danh mục thuốc thiết yếu ở Việt Nam
Để đảm bảo có đầy đủ thuốc đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu của
Tổ chức y tế thế giới và điều kiện thực tế ở Việt Nam, danh mục TTY
Quốc gia được ban hành lần đầu tiên năm 1985 gồm 225 TTY sử dụng
chung cho các tuyến. Sau bốn năm, vào năm 1989 ban hành danh mục
thuốc tối cần gồm 27 thuốc và thuốc thiết yếu cho tuyến y tế cơ sở gồm 31
loại. Danh mục lần thứ ba được ban hành năm 1995, gồm 255 thuốc thiết
yếu, phân chia theo trình độ chun mơn của cán bộ y tế: Cơ sở có bác sỹ;
Cơ sở có y sỹ; cơ sở khơng có cả bác sỹ lẫn y sỹ thì được sử dụng danh
mục TTY gồm 83 loại [8].
Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV được ban hành năm 1999, gồm
346 thuốc phân chia theo các tuyến: Bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh; bệnh
viện tuyến huyện; TYTX, trong đó tuyến y tế khơng có y, bác sỹ chỉ được
sử dụng 116 loại thuốc [9].
Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 325 tên
thuốc tân dược; 94 DMT chế phẩm y học cổ truyền; danh mục cây thuốc

nam và 215 danh mục vị thuốc, danh mục TTY tây y được phân chia theo
tuyến nhưng thêm tuyến D và phân theo bệnh viện hạng 1, 2, 3, cơ sở có
bác sỹ và cơ sở khơng có bác sỹ. Tuyến C cho cơ sở y tế có bác sỹ gồm 194
loại TTY, tuyến D cho cơ sở y tế khơng có bác sĩ gồm 128 loại TTY, danh
mục TTY có kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục [10].
Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI được ban hành kèm theo
Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013, của Bộ trưởng
Bộ Y tế. Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI với 466 tên thuốc trên
29 nhóm thuốc, được xây dựng theo các nguyên tắc và các tiêu chí sau:

9


- Kế thừa Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, đồng thời
tham khảo Danh mục thuốc thiết yếu hiện hành của Tổ chức Y tế thế giới,
các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế Việt Nam và căn cứ vào các tiêu chí lựa
chọn thuốc cụ thể;
- Phù hợp với chính sách, pháp luật về dược, thực tế sử dụng và khả
năng bảo đảm cung ứng thuốc của Việt Nam;
- Danh mục thuốc thiết yếu tân dược được sửa đổi, bổ sung để bảo
đảm an toàn cho người sử dụng, một số loại thuốc có thể bị loại bỏ khỏi
danh mục nếu có những tác dụng có hại nghiêm trọng được phát hiện;
- Các thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu tân dược dưới tên
chung quốc tế, không đưa tên riêng chế phẩm.
- Bảo đảm hiệu quả, an tồn cho người sử dụng;
- Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện
bảo quản, cung ứng và sử dụng;
- Phù hợp với mơ hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của
thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Giá cả hợp lý;

- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp
đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an tồn.
Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng
cung ứng.
Thông tư cũng đưa ra Hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc thiết
yếu tân dược lần VI phù hợp với điều kiện, chính sách của Việt Nam
Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính
sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc
phòng và chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong danh
mục TTY. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách

10


trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu
thuốc, các đơn vị ngành y tế tập trung các hoạt động của mình trong các
khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng TTY, an
tồn hợp lý phục vụ cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các cơ sở kinh
doanh thuốc của nhà nước và tư nhân phải đảm bảo danh mục TTY với giá
cả thích hợp, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng DMT chủ yếu tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam [11]
Danh mục thuốc dùng cho y tế tuyến cơ sở do Bộ Y tế ban hành
mang tính chất hướng dẫn. Từng tỉnh, từng huyện sẽ căn cứ vào đó và vào
mơ hình bệnh tật của địa phương mà xây dựng danh mục một cách thích
hợp. Các thuốc được chọn là những thuốc mang tên gốc, tên gerneric ln
sẵn có, có hiệu lực, ít tác dụng phụ, khơng độc và rẻ tiền, Mục tiêu của
chính sách thuốc thiết yếu là thực hiện việc cung cấp thuốc đúng danh mục
đề ra, tức là đúng nhu cầu, sử dụng an toàn, hợp lý, với giá thấp, ai cũng có

thể mua để dùng, nhất là người nghèo trong cộng đồng.
1.2.4. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh
Danh mục thuốc có vai trị quan trọng trong chu trình quản lý thuốc
trong bệnh viện, vì thế nên bệnh viện có một danh mục các thuốc đảm bảo
chất lượng, an toàn, hợp lý, hiệu quả, và kinh tế. Danh mục thuốc chủ yếu
được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thuốc thiết yếu Việt Nam và
danh mục thuốc thiết yếu của Tố chức y tế thế giới hiện hành với các mục
tiêu sau:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
Bảo hiểm y tế

11


- Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả
của quỹ Bảo hiểm y tế
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám,
chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán áp dụng tại Việt Nam đến hết
31/12/2014 là danh mục được ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TTBYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hệ thống Danh
mục thuốc bao gồm 900 hoạt chất, 1143 tên thuốc với 27 nhóm thuốc được
sắp xếp theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học), được ghi theo tên
chung quốc tế và theo quy định của Dược thư Quốc gia Việt Nam. Đối với
hoạt chất có nhiều mã ATC hoặc có nhiều chỉ định khác nhau sẽ được sắp
xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế sự trùng lặp; DMT cịn có 57
thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu và kèm theo phần hướng dẫn sử dụng
danh mục thuốc
Các cơ sở khám chữa bệnh khi xây dựng DMT căn cứ vào cấu trúc
danh mục, phân tuyến kỹ thuật, mơ hình bệnh tật và kinh phí của bệnh

viện. HĐT&ĐT xây dựng DMT sử dụng tại đơn vị và lập kế hoạch tổ chức
cung ứng thuốc. Việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên tắc ưu tiên
lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc
của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc[12].
Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT, ngày
17 tháng 11 năm 2014, của Bộ Y tế. Thông tư Ban hành và hướng dẫn thực
hiện DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế gồm:
845 hoạt chất, 1060 thuốc tân dược; 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh
dấu. DMT ban hành kèm theo thông tư này là cơ sở để quỹ Bảo hiểm y tế
thanh tốn chi phí thuốc sử dụng cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [13].
- Các cơ sở khám chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT khi xây dựng DMT sử dụng tại đơn vị căn cứ vào DMT chủ yếu,

12


phân hạng bệnh viện, nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của quỹ BHYT,
quá trình mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Việc lựa chọn thuốc thành phẩm để mua sắm, sử dụng cho người
bệnh theo nguyên tắc: Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất,
thuốc sản xuất trong nước.
1.2.5. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)
Ngày 08 tháng 08 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư
số 18/2013/TT-BYT, Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện [14].
1.2.5.1. Chức năng HĐT&ĐT:
Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho Giám đốc bệnh
viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh
viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện

1.2.5.2. Nhiệm vụ HĐT&ĐT:
- Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng các quy định về quản lý và sử
dụng thuốc trong bệnh viện: Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc; Xây
dựng các quy trình, tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục
thuốc bệnh viện; Lựa chọn các hướng dẫn điều trị để làm cơ sở xây dựng
danh mục thuốc bệnh viện; Xây dựng quy trình giám sát sử dụng thuốc tại
các khoa lâm sàng...
- Xây dựng danh mục thuốc dùng trong trong bệnh viện: Thực hiện
theo đúng nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc; Áp dụng các tiêu chí lựa
chọn thuốc; Thực hiện đúng các bước xây dựng danh mục thuốc; Tập huấn,
hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc; Định kỳ kiểm tra,
đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị: tùy vào quy mô và
khả năng của mỗi bệnh viện, hội đồng có thể tự xây dựng hướng dẫn điều
trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn.

13


- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: Xác
định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình tồn trữ, bảo quản,
kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc.
- Giám sát các phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều
trị: Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phịng phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện, nhằm
đảm bảo an toàn cho người bệnh trong q trình điều trị.
- Thơng báo, kiểm sốt thơng tin về thuốc: Chuyển tải các thông tin
về hoạt động, các quyết định và đề xuất tới tất cả các đối tượng thực hiện
các quyết định của hội đồng; Quản lý các thơng tin về thuốc trong bệnh
viện.

1.2.5.3. Vai trị của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc:
Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức
đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối
hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc, HĐT&ĐT không trực tiếp
thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trị đảm bảo xây dựng hệ thống
danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu
cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc
được thể hiện theo hình 1.2 trang sau [24]:

14


LỰA CHỌN

HĐT&ĐT
MUA THUỐC

SỬ DỤNG

MUA
THUỐC

PHÂN PHỐI

Hình 1.2. Chu trình quản lý thuốc
Ngày 8/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/TT-BYT Quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, thay thế
thông tư số 08/TT-BYT ngày 4/7/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT bệnh viện [15].
Hiện nay, ở Việt Nam đại đa số các bệnh viện, viện nghiên cứu có

giường bệnh đã có HĐT&ĐT, tuy nhiên sau nhiều năm được thành lập nhìn
chung các hoạt động của HĐT&ĐT chưa phát huy hết vai trị của mình.
1.2.6. Danh mục thuốc bệnh viện
Căn cứ vào DMTTY, DMTCY và các quy định về sử dụng DMT do
Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào MHBT và kinh phí của bệnh viện
(ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và BHYT) HĐT&ĐT có
nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng DMT bệnh viện
theo nguyên tắc: Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản
xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt được
tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt.

15


Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những thuốc cần thiết thỏa
mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh
viện phù hợp MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của
từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này
trong một phạm vi thời gian, khơng gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật
nhất định ln có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt,
dạng bào chế thích hợp, giá cảhợp lý.
Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ
động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu
quả. DMT bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của
HĐT&ĐT bệnh viện.
1.2.6.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Theo Thông tư số 18/2013/TT-BYT, ngày 08 tháng 08 năm 2013 của
Bộ Y tế ban hành, Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, với nguyên tắc xây dựng DMT bệnh

viện như sau:
- Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng
điều trị trong bệnh viện
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng
và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu
do Bộ Y tế ban hành
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [14]

16


1.2.6.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc bệnh viện
Theo Thông tư số 18/2013/TT-BYT, ngày 08 tháng 08 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, với các tiêu chí lựa chọn thuốc như
sau:
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn
thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy
định;
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
tồn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng
bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa

các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến q trình điều trị,
khơng so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở
dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng
của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng
người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc
tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho
chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng

17


×