Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – Kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.33 KB, 11 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 57-67
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0027

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRẺ
Ở MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH – KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Nguyễn Thu Hà
Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề
nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của
nghề dạy học. Đối với giáo viên trẻ - những người thường gặp nhiều khó khăn khi bước vào
giai đoạn đầu tiên của hoạt động nghề nghiệp thì việc phát triển nghề nghiệp liên tục lại
càng cần thiết, giúp họ bước đầu làm quen với nghề nghiệp và vượt qua được “cú sốc thực
tế” trong các trường học cũng như lớp học. Bài báo này đề cập đến một cách thức phát triển
nghề liên tục cho giáo viên trẻ đó là xây dựng các chương trình bồi dưỡng. Thông qua quy
trình xây dựng chương trình phát triển nghề cho giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh với
các bước: xác định khung lí thuyết xây dựng chương trình, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, xác
lập mục tiêu chương trình, và phát triển chương trình bồi dưỡng (thời lượng, nội dung,
phương pháp và cách thức đánh giá) giáo viên trẻ; Bài báo rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Việt Nam.
Từ khoá: giáo viên trẻ, chương trình bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ, Mỹ
Latinh, bài học kinh nghiệm.

1. Mở đầu
Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề với những bước chuyển đổi phức tạp
từ vai trò người học sang người dạy, từ việc chỉ chịu trách nhiệm với việc học của mình sang
người chịu trách nhiệm về việc học của nhiều học sinh, từ chỗ hoạt động chủ yếu mang tính lí
thuyết sang hoạt động thực hành, thực tiễn đa dạng,… tức là họ phải chịu trách nhiệm thực hiện


các hoạt động sư phạm tại nơi làm việc, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông
và trách nhiệm với chất lượng giáo dục học sinh. Tất cả những điều này gây nên những khó
khăn không nhỏ cho giáo viên trẻ khi mới bước vào hoạt động nghề nghiệp. Thực tiễn cho thấy, đa
số giáo viên trẻ mới bước vào nghề thường bị “sốc” trước thực tế ở giáo dục phổ thông. Nhiều
nghiên cứu quốc tế cho thấy, có khoảng 1/3 giáo viên trẻ bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi
dạy, bởi họ gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh, nhưng
ít nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ [1, 2].
Nghiên cứu của Villegass – Reimers (2003) & Gladthorn (1995) chỉ ra rằng “phát triển
nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng
nâng cao qua quá trình học tập, nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng các
yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một cách hệ thống” [3]. Đây là quá trình tạo sự thay
đổi trong lao động nghề nghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân
với yêu cầu của nghề dạy học. Trong đó, việc bồi dưỡng giáo viên nói chung và xây dựng chương
Ngày nhận bài: 1/3/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 4/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail:

57


Nguyễn Thu Hà

chương trình bồi dưỡng giáo viên, nhất là đối với các giáo viên trẻ nói riêng đóng vai trò quan
trọng nhằm cung cấp cho giáo viên trẻ các những cơ hội để phát triển các năng lực nghề cũng
như các năng lực dạy học nhằm duy trì và đạt tới chuẩn cao về dạy học.
Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ đang là một trong những ưu tiên trong
chính sách giáo dục của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, các chương trình bồi dưỡng
được xây dựng để phục vụ việc phát triển nghề cho giáo viên trẻ bắt buộc trong 17 quốc gia
hoặc khu vực (CHLB Đức, Estonina, Ireland, Pháp, Ý, Cộng hòa Síp, Luxembourg, Malta, Áo,
Bồ Đào Nha, Rumani, Slovenia, Slovakia, Thụy Điển, Anh, Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ). Tất cả các
chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trẻ giúp họ thích ứng được với nghề và làm

giảm khả năng bỏ nghề sớm [4, tr. 3]. Trong khi đó, ở Việt Nam rất ít các chương trình bồi
dưỡng phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ ở trường phổ thông [1]. Bài báo đưa ra
quy trình xây dựng chương trình phát triển nghề của giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh, từ đó
rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở
Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ
Với quan niệm “giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục”, nếu không giải
quyết được khâu giáo viên, mọi chương trình đổi mới đều thất bại, vì vậy, việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục. Bất kể việc đào tạo giáo viên tốt như thế nào thì các chương trình đào tạo không
thể cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần cho sinh viên tốt nghiệp để
trở thành giáo viên hiệu quả. Công việc giảng dạy rất phức tạp và luôn phải đối mặt với những
thách thức hàng năm như sự thay đổi trong nội dung phương pháp giảng dạy môn học, phương
pháp giáo dục mới, những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi về chính sách, luật pháp, và
nhu cầu học tập của học sinh. Chính vì thế, giáo viên phải liên tục học tập nâng cao trình độ, cải
thiện các kĩ năng của mình. Các hệ thống giáo dục cần tìm cách cung cấp cho giáo viên những
cơ hội phát triển nghề nghiệp trong quá trình làm việc để giữ vững chuẩn giảng dạy cao và duy
trì một lực lượng giáo viên chất lượng cao. Ở Châu Âu, một nguyên tắc chung trong đào tạo
giáo viên đã được nhấn mạnh “Một nghề được đặt trong bối cảnh học suốt đời”. Nghĩa là đào
tạo giáo viên là một quá trình liên tục bao gồm thời gian đào tạo ban đầu, tập sự và phát triển
nghề nghiệp liên tục. Giáo viên phải được hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp liên tục [4, tr.5].
Giáo viên trẻ là thuật ngữ diễn đạt về giáo viên mới vào nghề, với rất nhiều tên gọi khác
nhau: new teachers, novice teacher, junior teacher, beginning teacher, early career teacher,
starting teacher, newly qualified teachers. Về nội hàm khái niệm, giáo viên trẻ được định nghĩa
là một người có thời gian làm việc ở các trường phổ thông bắt buộc từ 5 năm trở xuống. Đôi
khi, họ còn được gọi là giáo viên mới vào nghề (a noice teacher) (theo Dự án Sự thay đổi tổng
quát của Liên minh Châu Âu về nghề dạy học, 2AgePro Consortium, 2009). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi quan niệm giáo viên trẻ là những giáo viên mới vào nghề. Họ là những sinh viên

mới tốt nghiệp tại các trường đại học sư phạm hoặc các cơ sở đào tạo giáo viên có đủ điều kiện
làm giáo viên, được tuyển chọn theo đúng quy định vào trường phổ thông để giảng dạy [1, 4].
Nghiên cứu về đặc điểm của giáo viên trẻ mới vào nghề, các tác giả [1, 2, 4] đã chỉ ra: Giáo viên
trẻ có những thay đổi lớn khi bước vào thế giới công việc với nhiều sự phức tạp; Giáo viên trẻ
gặp nhiều khó khăn trong dạy học và giáo dục. Giáo viên trẻ mới vào nghề còn yếu về năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Với tất cả những đặc điểm trên cho thấy rằng việc hỗ trợ
nghề nghiệp cho giáo viên trẻ để họ thích ứng với công việc mới và đủ kiến thức, kĩ năng, thái
độ nghề nghiệp là vô cùng cần thiết.
58


Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm…

Chương trình bồi dưỡng giáo viên/giáo viên trẻ nhằm bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng
chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên; là căn cứ của việc quản lí, chỉ đạo, tổ
chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thường xuyên, nâng cao mức độ đáp ứng của
giáo viên giáo dục thường xuyên với yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên và yêu cầu về
nghề nghiệp đối với giáo viên giáo dục thường xuyên (Thông tư của Bộ Giáo dục).
Việc giáo viên tham gia vào việc bồi dưỡng phát triển nghề tác động tích cực đến niềm
tin và thói quen của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh cũng như việc thực hiện cải
cách giáo dục [5, tr.3]. Cho đến nay, các chương trình bồi dưỡng được xây dựng để phục vụ
việc phát triển nghề cho giáo viên trẻ bắt buộc trong 17 quốc gia hoặc khu vực. Tất cả các
chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trẻ giúp họ thích ứng được với nghề và làm
giảm khả năng bỏ nghề sớm [5]. Kèm theo đó là các dự án về giáo viên trẻ được thực hiện ở
Tây Ban Nha và Mỹ La tinh Argentina, Colombia, Chile và Uruguay) trong thập niên đầu của
thế kỉ này.
Vấn đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trẻ trong trường phổ thông được quan tâm
ở cấp độ quốc tế trong giai đoạn 2010 – 2014 với các vấn đề về đánh giá cải cách đào tạo và
thực tiễn giảng dạy và nâng cao chất lượng; bồi dưỡng để phát triển thực hành/thực tập dựa

trên sự tôn trọng quyền con người và các nguyên tắc giáo dục hòa nhập để tôn trọng sự đa
dạng và thay đổi do sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới khi dạy và học. Bồi
dưỡng thường xuyên liên quan đến việc hiểu biết quá trình phát triển của nghề nghiệp [5].
Trong quá trình đó, việc chuyển từ việc làm giáo viên tập sự sang công việc đầu tiên của nghề
giáo viên thường gây ra một cú sốc thực tế cho một số người, kết quả từ nhận thức về sự khác
biệt giữa thực tế và lí tưởng được tạo ra trong suốt thời gian đào tạo ban đầu [6]. Điều này
thường gây ra cảm giác bất lực và sợ hãi trước thất bại của giáo viên trẻ. Về khía cạnh nhận
thức, cú sốc này gây ra ác cảm đối với lí thuyết đã được học, dường như vô dụng khi áp dụng
vào thực tế, giai đoạn này thường diễn ra vào 3 năm đầu tiên của sự nghiệp, cũng có một số
giáo viên khác, thời gian này kéo dài lên đến 5 năm đầu tiên [6]. Nghiên cứu trên gọi giai
đoạn đầu tiên này là sự tiếp thu ban đầu của vai trò giảng dạy. Đó là giai đoạn ban đầu [3],
giai đoạn kiểm tra thực tế [5], bắt đầu sự nghiệp và xã hội hóa [6], khởi xướng hoặc giới thiệu
việc dạy học [6], trong đó tất cả các giáo viên trẻ cần phát triển các chiến lược sinh tồn [5] để
san lấp khoảng cách khoảng thời gian giữa đào tạo ban đầu và vĩnh viễn do họ không quen
thuộc với tình huống giảng dạy cụ thể ban đầu, đóng vai trò là một lí do cho sự phát triển
nghề nghiệp liên tục [5].

2.2. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trẻ được công nhận bởi nhiều
tác giả và các tổ chức quốc tế ở Hoa Kỳ, Anh [5] và các cơ quan bồi dưỡng giáo viên ở các quốc
gia thuộc khu vực Mỹ La tinh thuộc khối MERCOSUR (Argentina, Brazil, Uruguay và
Paraguay) [6]. Ở các nước Mỹ La tinh, các cơ quan giáo dục xem xét vai trò quan trọng của giai
đoạn đầu tiên sự nghiệp như là giai đoạn đầu tiên giáo viên xây dựng văn hóa làm việc của họ,
thông qua các đề xuất các chương trình bồi dưỡng nghề đối với giáo viên ở Mỹ Latinh [6], trong
đó Uruguay là một điển hình. Đào tạo ban đầu cho giáo viên trung học ở Uruguay được tiến
hành trong thời gian 4 năm và được áp dụng theo mô hình học tập với ba khối kiến thức: kiến
thức cơ bản về chủ đề được dạy, khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và khối kiến thức giáo
dục học. Hệ thống giáo dục Uruguay cung cấp việc bồi dưỡng liên tục và cập nhật, miễn phí cho
các giáo viên với các hình thức khác nhau (hội nghị, khóa học, phiên họp, hội thảo, và bài
giảng). Các cơ sở này độc lập với nhau và việc tham dự là tuỳ chọn của giáo viên. Không có

chương trình cụ thể nào để tăng cường cho việc đào tạo lí thuyết và thực hành cho giáo viên
trung học trong 5 năm đầu hoạt động nghề nghiệp.
59


Nguyễn Thu Hà

2.1.1. Khung lí thuyết xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
Có ba lí thuyết chính nền tảng cho việc xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở
một số nước Mỹ La tinh đó là quan điểm về: dạy học phân hoá, lí thuyết kiến tạo về sự phát
triển nghề của giáo viên và lí thuyết học tập chuyển đổi đối với người lớn.
Dạy học phân hoá biến quy trình học tập thành một yếu tố bồi dưỡng cá nhân được đề xuất
bởi García Hoz [5]. Đây là một loại hình giáo dục giải quyết nhu cầu của con người và các điều
kiện xã hội công nghệ hiện tại mà chúng ta đang sống [4, 6]. Dạy học phân hóa liên quan đến
khả năng đánh giá và hiệu suất hơn là học nội dung, do đó, tăng cường bồi dưỡng như một
phương tiện để phát triển nghề nghiệp. Theo đó, chương trình bồi dưỡng có mục đích để giáo
viên có những hiểu biết đầu tiên về thực tế việc dạy và học, nghiệp vụ sư phạm và bối cảnh nhà
trường, cũng như khả năng của họ để hành động theo tình huống giáo dục, thay vì nội dung cụ
thể. Theo nghĩa này, phong cách giáo dục thể hiện hai ý nghĩa chính: phong cách giảng dạy của
giáo viên và phong cách học tập của học sinh trong một mô hình dạy và học định hình con
người. Dạy và học được quan niệm là những phần cấu thành của một quá trình độc đáo, vì việc
dạy học chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích việc học. Mô hình học tập liên quan đến dạy học phân
hoá dựa trên cách thức hoạt động nhận thức của con người, chủ yếu khi được đề cập đến chức
năng trí tuệ và tri thức và chức năng biểu hiện theo nghĩa chặt chẽ. Sự phát triển các khả năng
cần thiết để thực hiện các chức năng đó là lí do của lao động giáo dục, do đó cho thấy mục đích
học tập, trong giáo dục cá nhân được hình thành bởi ba loại thành phần: nhận thức, năng khiếu
và đánh giá.
Lí thuyết kiến tạo khái niệm hóa sự phát triển giảng dạy chuyên nghiệp xác định giáo viên
là những người học việc tích cực, thực tế và phản xạ có thể xây dựng lí thuyết và thực tiễn của
riêng họ với các giáo viên khác, các tác nhân thể chế, gia đình và các thành viên của cộng đồng.

Đây là một quá trình dài hạn diễn ra trong một bối cảnh cụ thể, tức là nó được tập trung trong
một tổ chức giáo dục và đề cập đến các hoạt động hàng ngày của giáo viên và học sinh. Đây
không phải là đào tạo kĩ năng mà là một quá trình xây dựng văn hóa. Trong khung lí thuyết này,
giáo viên được quan niệm là thực tế và phản xạ, và phát triển chuyên môn nhằm mục đích giúp
giáo viên xây dựng các lí thuyết và thực hành sư phạm mới. Học tập đạt được vai trò thông qua
tương tác với những người khác trong bối cảnh giải quyết vấn đề thực sự, khuyến khích học tập
thông qua sự phản ánh, kinh nghiệm và đối thoại, do đó khám phá ra tầm quan trọng của các sự
kiện trong một bối cảnh nhất định. Đó là một kiểu học tập xã hội hơn là cá nhân, dựa trên các
tình huống cụ thể hơn là lí thuyết. Từ hai quan điểm này, phát triển nghề nghiệp là một quá trình
hợp tác thành công hơn khi nó liên quan đến các tương tác quan trọng. Về cấu hình, không có
hình thức hoặc mô hình phát triển chuyên nghiệp tốt hơn các hình thức khác; các tổ chức và nhà
giáo dục phải đánh giá nhu cầu, niềm tin văn hóa và thực tiễn của họ để quyết định mô hình nào
phù hợp hơn với tình huống của họ [4]. Hơn nữa, khuyến khích giáo viên dạy để hiểu ý tưởng
và xây dựng và đa dạng là điều cần thiết để cho học sinh tìm thấy lối đi hữu ích đến kiến thức
đồng thời họ học cách sống với nhau theo cách xây dựng. Giáo viên phải kết hợp nội dung và
kiến thức và sự hiểu biết của học sinh với cộng đồng nơi họ làm việc, đảm bảo rằng các gia đình
cũng tham gia vào quá trình này [5].
Lí thuyết xem xét rằng giáo viên là những người trưởng thành không chỉ dạy mà còn học
và việc học như vậy ngụ ý học cách dạy được gọi là lí thuyết học chuyển đổi, được phát triển
bởi Mezirow vào cuối năm 70. Tác giả hiểu lí thuyết này như một loại nhận thức luận về lí luận
bằng chứng và đối thoại (công cụ và giao tiếp, tương ứng). Mezirow đồng ý với Habermas về ba
loại hình học tập (kĩ thuật, thực tế và giải thích) và đặt tên cho chúng: công cụ, đối thoại và tự
phản xạ. Việc áp dụng lí thuyết học tập như vậy được coi là phù hợp, xem xét rằng nó có thể
thúc đẩy việc đánh giá các quan niệm liên quan đến việc giảng dạy, học tập và bản sắc nghề
nghiệp của các giáo viên tham gia và cải cách cuối cùng, nếu được coi là phù hợp [6]. Đề xuất
60


Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm…


này và hành động theo ngữ cảnh tại chỗ tương ứng được dự kiến sẽ đạt được các mục tiêu sau:
a) xem xét nhu cầu, nhu cầu và lo lắng mà giáo viên nêu về các lĩnh vực cải tiến, đặc biệt là liên
quan đến thực tiễn giảng dạy; b) để làm việc về tăng cường kĩ năng giảng dạy từ kinh nghiệm;
c) để thúc đẩy sự tham gia và tương tác của giáo viên; d) để thiết lập vị thành niên và việc học
tập của họ như là trọng tâm quan sát và phân tích để tạo ra các thực hành sư phạm; và e) để
cung cấp các yếu tố lí thuyết và thực tiễn để phát triển các nhiệm vụ giảng dạy hướng tới giáo
dục công dân và cùng tồn tại, thông qua việc thực hiện hòa nhập, chú ý đến sự đa dạng và kết
hợp của các cộng đồng nơi học sinh thuộc về.
Từ quan điểm kiến tạo, giáo viên được quan niệm là những người học thực tế, phản xạ và
tích cực, những người phải được giúp đỡ trong việc xây dựng các lí thuyết và thực hành sư
phạm mới. Theo nghĩa này, các điều kiện mà một chương trình phát triển nghề nghiệp cần được
nhấn mạnh: thứ nhất, phát triển nghề nghiệp được coi là một quá trình hợp tác, xây dựng văn
hóa sẽ trở nên hiệu quả hơn tùy thuộc vào sự tương tác đáng kể giữa các giáo viên, thành viên
của tổ chức giáo dục, gia đình học sinh và các thành viên của cộng đồng nói chung. Thứ hai,
một chương trình phát triển nghề phải thúc đẩy kiến thức giảng dạy có liên quan giải quyết các
mối quan tâm do thực tiễn giảng dạy được thể hiện bởi các giáo viên. Thứ ba, học tập chuyển
đổi có thể là kiểu học phù hợp cho một chương trình khuyến khích việc chuyển đổi giáo viên.
Khung tham chiếu thông qua việc phát triển các kĩ năng tư duy phê phán và tham gia vào diễn
ngôn biện chứng để xác nhận các ý kiến phản ánh tốt hơn.
2.1.2. Nghiên cứu về nhu cầu nghề nghiệp của giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
a) Nghiên cứu nhu cầu nghề nghiệp của giáo viên trẻ
Để tìm hiểu nhu cầu đào tạo giáo viên trẻ, một nhóm nghiên cứu đã được thành lập với 5
giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn từ 42 trường trung học công lập từ khu vực phía Đông
của đất nước. Đội ngũ thanh tra và quản lí trường trung học đóng vai trò là người quan sát bên
ngoài, và thư kí và giáo viên trẻ là người quan sát ban đầu. Các đối tượng nghiên cứu là: hồ sơ
và hiệu suất của giáo viên trẻ tại các trường trung học nơi họ làm việc; kì vọng và lợi ích trong
một chương trình nâng cao chuyên môn cho giáo viên trẻ; mục tiêu và nội dung mà một chương
trình nên có, và nhu cầu đào tạo. Trong giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu, một hội đồng trường
trung học được thành lập để thu thập thông tin và hình thành cơ sở dữ liệu về các giáo viên trẻ
trong những lần làm việc đầu tiên trong các tổ chức đó. Các cuộc phỏng vấn được tổ chức với

các thanh tra của phòng Giáo dục Trung học để thông báo cho giáo viên trẻ về nghiên cứu sẽ
được thực hiện và tìm hiểu về mối quan tâm của họ đối với nghiên cứu, yêu cầu hỗ trợ của họ.
Giám đốc các trường trung học của Vùng được thông báo qua điện thoại về tầm quan trọng của
việc cung cấp thông tin được yêu cầu cho nghiên cứu. Công cụ thu thập được thiết kế và xác
nhận bởi các thanh tra giáo dục trung học. Các kĩ thuật được áp dụng để thu thập thông tin là
khảo sát và phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn như một phương tiện được lựa chọn do khoảng
cách địa lí giữa các trường trung học. Các cuộc phỏng vấn cho phép sắp xếp các thông tin thu
thập được trong các cuộc khảo sát. Thư kí giáo viên trong trường trung học (n = 42) được khảo
sát theo yêu cầu điền vào mẫu với dữ liệu về hồ sơ giáo viên trẻ (tuổi, khối lượng công việc,
chứng chỉ tốt nghiệp hoặc thiếu trong đó). Các cuộc phỏng vấn cá nhân cũng được trình bày cho
các thành viên của hội đồng quản trị (n = 91). Họ được coi là những người cung cấp thông tin
có trình độ dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên trẻ và được hỏi về hiệu suất của
giáo viên trẻ và kì vọng về một chương trình bồi dưỡng nghề nhằm vào giáo viên trẻ.
Các cuộc phỏng vấn với 19 hiệu trưởng và hiệu phó (45% tổng số) được tổ chức để phân
tích hiệu suất của giáo viên trẻ và tìm hiểu quan điểm của họ về các mục tiêu và nội dung mà
một chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp mà giáo viên trẻ nên có. Các tiêu chí lựa chọn được sử
dụng cho các hiệu trưởng bao gồm: chiếm hơn 30% tổng số và một số hiệu trưởng làm việc tại
các trường trung học ở thủ đô, với hơn 1000 học sinh và những người khác làm việc tại các
61


Nguyễn Thu Hà

trường trung học ở xa với dưới 500 học sinh. 417 giáo viên trẻ (57% tổng số học sinh đạt được)
đã được phỏng vấn cá nhân và 21 (25% giáo viên sẵn sàng được phỏng vấn) được phỏng vấn
qua điện thoại về nhu cầu chuyên môn của họ, để biết được sự quan tâm của họ đối với việc
nâng cao chuyên môn chương trình. Phương pháp định lượng bằng phương pháp phần mềm
SPSS và phương pháp định tính bằng phương pháp phân tích nội dung.
b) Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trẻ
Cả giáo viên trẻ và những người tham gia đội ngũ quản lí của các trường trung học nơi họ

thực hiện công việc giảng dạy, khi được phỏng vấn, đều nói rằng cần phải được bồi dưỡng
thường xuyên và, trong hầu hết các trường hợp, cho thấy sự quan tâm của họ đối với nhu cầu
trình bày ý kiến thông qua khóa học nâng cao nghề nghiệp. Một cách nhất quán, giáo viên trẻ
cho rằng họ cần phải cải thiện và tự đào tạo nghề nghiệp liên tục, để biết cách đối phó với hành
vi không phù hợp của học sinh, để khuyến khích họ học hỏi, đóng góp vào việc tạo ra văn hóa
giáo dục trong nhà trường từ quan điểm quan hệ và để củng cố kiến thức giáo khoa chung và cụ
thể liên quan đến giảng dạy nội dung, định hướng học tập và các nhiệm vụ do học sinh thực
hiện. Ngoài ra, cả sự đa dạng và hòa nhập của học sinh đều làm tăng nhu cầu bồi dưỡng nghề
nghiệp ở giáo viên trẻ, để khuyến khích học tập và xem xét những học sinh gặp khó khăn trong
học tập, nhu cầu đặc biệt hoặc các vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề “nghiện”.
Do đó, một chương trình bồi dưỡng nghề cố gắng tiếp cận sự thỏa mãn các nhu cầu đó,
nhằm mục đích tiếp tục đào tạo giáo viên thực hiện vai trò giảng dạy, phù hợp với yêu cầu của
cấp giáo dục trung học và trong khuôn khổ của giai đoạn nghề nhằm tiếp thu vai trò giảng dạy.
Hơn nữa, nội dung hiểu biết về thanh thiếu niên và lập kế hoạch tham gia vào lớp học dường
như rất quan trọng vì vấn đề bồi dưỡng giáo viên trẻ, vì thanh thiếu niên và các điều kiện thể
chất, tâm lí và xã hội của chúng rất đa dạng. Tăng cường quan sát có hệ thống là một tài sản
tiềm năng để lập kế hoạch cho các nhiệm vụ trong bối cảnh đa dạng.
2.1.3. Thiết kế chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ các nước Mỹ La tinh
Chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ thực chất là một bản thiết kế cập nhật và đổi mới về
nghiệp vụ sư phạm nhằm cải thiện việc giảng dạy [6]. Đây là một quá trình hành động được cấu
trúc với các nội dung sư phạm phổ biến cho tất cả các giáo viên, bao gồm cả quá trình đánh giá
[6]. Chương trình này được gọi là Ser Profesor – “để trở thành một giáo viên” và có một phong
cách giảng dạy riêng bao gồm việc giảng dạy, làm việc và thể hiện cá nhân.
a) Mục tiêu chương trình bồi dưỡng
Chương trình hỗ trợ về nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên từ quan điểm giáo viên là trung
tâm đến quan điểm học sinh làm trung tâm kết hợp những gì giáo viên phải làm với trách nhiệm
thực sự của một công việc giảng dạy. Các tiền đề sau đây đóng vai trò là cơ sở: (a) vai trò giảng
dạy ban đầu, mà giáo viên bắt đầu trải nghiệm, khiến giáo viên có ý thức về hiệu suất nghề
nghiệp hoặc làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vai trò của họ; (b) giáo viên trẻ có thể tìm
thấy một lí do cho nghề nghiệp trong bản thân của họ, nếu được hỗ trợ. Dựa trên những tiền đề

như vậy, hai mục tiêu có ý nghĩa đối với chương trình này là: (1) đóng góp cho sự phát triển
nghề của giáo viên trẻ và (2) để khuyến khích cải thiện chất lượng giảng dạy của các giáo viên
trẻ, trong giai đoạn ban đầu này. Do đó, các mục tiêu cụ thể sau đây được thiết lập: (a) thúc đẩy
sự phát triển tư duy phê phán và tham gia vào diễn ngôn phản biện về nhiệm vụ giảng dạy, việc
học tập của học sinh và bối cảnh mà chúng gặp nhau và cách chúng liên quan; (b) tăng cường
đào tạo sư phạm nói chung và năng khiếu đối với bồi dưỡng liên tục như một yêu cầu để thực
hiện vai trò giảng dạy; (c) cho phép xây dựng một bản sắc nghề nghiệp phù hợp với các đặc
điểm phù hợp với giai đoạn ban đầu của quá trình phát triển giảng dạy chuyên nghiệp; và (d)
dạy các giá trị và thái độ coi giáo viên là các chuyên gia hỗ trợ học sinh đạt được mức độ tự chủ
cá nhân cao nhất như một biểu hiện của giáo dục toàn diện được cá nhân hóa.
62


Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm…

b) Thời lượng và phương thức bồi dưỡng
Chương trình được chia thành bốn chuyên đề bồi dưỡng và tổng khối lượng bốn tín chỉ
(nghĩa là 60 giờ) sẽ được thực hiện trong 4 tháng, một tín chỉ tương đương với 1 chuyên đề
(nghĩa là khoá học 15 giờ nhiệm vụ được hỗ trợ và học tập phân hoá). Lựa chọn này được
chứng minh bằng nghiên cứu cho rằng giáo viên cần được bồi dưỡng chuyên môn đáng kể trong
khoảng 50 giờ để cải thiện kĩ năng và tăng cường việc học tập của người học [3].
Phương thức bồi dưỡng đề xuất là các khóa học hội thảo học tập kết hợp (B-learning). Blearning có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu của khóa học, trong chừng mực số giờ, số
người tham gia cần tham gia khóa học giảm, do đó khuyến khích học tập tại nhà thay thế. Nền
tảng trực tuyến là một tài nguyên thiết yếu để áp dụng phương thức này [3].
c) Nội dung chương trình:
Các tiêu chí chung được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến lựa chọn nội dung
là: (a) lựa chọn các khía cạnh và khái niệm có ý nghĩa cho phép tiếp thu kiến thức mới cho
người tham gia; (b) khả năng trao đổi công việc trong giờ học; (c) sự phù hợp với điều kiện liên
quan đến việc đào tạo và kinh nghiệm của giáo viên trẻ; (d) tiếp cận các tình huống thực tế liên
quan đến công việc giảng dạy; và (e) chức năng, liên quan đến mức độ mà các nội dung đó có

thể được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy.
Bảng 1. Nội dung các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên trẻ cấp trung học ở Mỹ La tinh
TT

Tên chuyên đề

Nội dung chuyên đề

1.

Trở thành một giáo - Ý thức của việc trở thành một giáo viên: trở thành, hành động và
viên cấp trung học cảm giác như một giáo viên.
- Các giai đoạn của kinh nghiệm giảng dạy và đặc điểm của sự
phát triển nghề nghiệp và cá nhân.
- Khả năng và hạn chế trong giai đoạn đào tạo nghề ban đầu: nhu
cầu nghề xuất hiện từ thực tiễn sư phạm.
- Kiến thức chuyên môn, thái độ và giá trị của giáo viên ở cấp giáo
dục trung học.

2.

Quan sát hệ thống - Quan sát khái niệm và ưu điểm và hạn chế bản chất
về kiến thức và - Kĩ thuật và quy trình ghi dữ liệu.
phân tích thực tiễn - Kế hoạch quan sát.
sư phạm
- Phân tích và giải thích dữ liệu.

3.

Độ tuổi Thanh

thiếu niên và việc
học tập của chúng
như một lí do cho
thực tiễn sư phạm

- Đặc điểm của thanh thiếu niên trong xã hội hiện tại và bối cảnh
giáo dục.
- Nguyên tắc chung của sự phát triển nhận thức và tâm lí xã hội ở
thanh thiếu niên.
- Khuyến khích học tập dựa trên sự tập trung đa dạng về lí thuyết:
chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhận thức, lí
thuyết quy kết, động lực thành tích.
- Nguyên tắc tối ưu hóa khuyến khích học tập

4.

Chương trình nhằm
mục đích giải quyết
vấn đề đa dạng hoá
các thành phần học
sinh.

- Nhu cầu lập kế hoạch.
- Kế hoạch hàng năm và dựa trên đơn vị. Căn cứ. Các thành phần.
- Tích hợp các công nghệ giáo dục phù hợp với kế hoạch.
- Chương trình nhằm giải quyết sự đa dạng hoá các thành phần
học sinh.
63



Nguyễn Thu Hà

Đây là một chương trình đồng tâm, được tổ chức nhất quán với thực tiễn sư phạm là trung
tâm và liên kết cốt lõi, từ bốn cấp độ phân tích. Các cấp này đặt tên cho bốn chuyên đề. Các
chuyên đề và nội dung tương ứng của chúng được trình bày trong Bảng 1 [4, tr.9].
Như vậy, trong chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La tinh nội dung các
chuyên đề chủ yếu đề cập đến năng lực sư phạm của giáo viên trẻ. Từ ý thức, phẩm chất, thái độ
để trở thành một giáo viên đến kĩ năng quan sát, tổ chức lớp học, đặc điểm tâm sinh lí học sinh
đến việc giải quyết vấn đề đa dạng hoá các thành phần học sinh. Những nội dung này vô cùng
cần thiết đối với mỗi giáo viên trẻ mới bước vào nghề. Từ những nội dung trong chương trình
bồi dưỡng nghề nghiệp này, giáo viên trẻ có thể xây dựng một bản sắc nghề nghiệp phù hợp với
các đặc điểm của giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển nghề dạy học; và các giá trị và thái
độ tích cực đối với quan niệm của giáo viên là các chuyên gia hỗ trợ học sinh để họ đạt được
mức độ tự chủ cá nhân
d) Phương pháp
Các phương pháp giảng dạy tích cực được áp dụng trong suốt khóa học nhằm mục đích
khuyến khích động lực học tập có ý nghĩa xây dựng, dựa trên mối liên hệ giữa nội dung và kinh
nghiệm giảng dạy của người tham gia. Các tiêu chí sau đây được xem xét để tạo động lực: trình
bày các nhiệm vụ với nội dung liên quan liên quan đến thực tế và có giá trị khi cần thiết cho đào
tạo và kinh nghiệm của họ; sự tham gia của học sinh vào các nhiệm vụ, khuyến khích sự tham
gia và tạo cơ hội lựa chọn các chủ đề để nghiên cứu chuyên sâu; công việc thực tế cụ thể, dựa
trên kinh nghiệm, để thúc đẩy sự hiểu biết và nâng cao hứng thú học tập; phục hồi các mã và
ngôn ngữ có ý nghĩa chính cho người tham gia, phát sinh từ bối cảnh, văn hóa thị giác, biểu cảm
âm nhạc, thể thao, văn hóa tương tác công nghệ thông tin; bao gồm các cảm xúc khi giảng dạy,
do đó giúp người tham gia vượt qua sự bất an của họ và cho phép biểu hiện suy nghĩ và cảm
giác; giao tiếp cá nhân và theo dõi tiến trình cá nhân; khuyến khích tinh thần đồng đội, như một
người trung gian của kinh nghiệm và quan điểm bên ngoài để ủng hộ bản sắc cá nhân và xã hội
hóa; sử dụng các chủ đề thú vị cho người tham gia; đánh giá tiến bộ và sai lầm; tự đánh giá và
cam kết học tập; sự gắn kết giữa diễn ngôn và thực hành của giáo viên [4, tr10].
e) Đánh giá

Đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình phát triển nghề được
thúc đẩy bởi chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở Mỹ La tinh. Trong chương trình bồi dưỡng
này, đánh giá được khái niệm hóa như một quá trình thu thập thông tin có hệ thống về các khía
cạnh liên quan của tình hình giáo dục. Đánh giá cho phép xây dựng phán đoán giá trị được thiết
lập trước để đưa ra quyết định cải tiến trong quá trình đào tạo của các giáo viên liên quan đến
đánh giá đó. Các kiến thức, thái độ đạt được và chất lượng được phát triển là các chủ đề được
đánh giá. Các thành phần của chương trình thực hiện bởi các giáo viên cốt cán cũng phải được
đánh giá [4, tr.10].

2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựng chương trình bồi
dưỡng giáo viên trẻ ở Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển năng lực nghề nghiệp mà trọng tâm là năng
lực dạy học cho giáo viên trẻ của các nước Mỹ La tinh, chúng tôi rút ra một số kết luận và cũng
chính là những bài học cần thiết cho Việt Nam trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng
giáo viên trẻ mới vào nghề. Các bài học kinh nghiệm đó là:
- Thứ nhất, Bài học về việc xây dựng chương trình bồi dưỡng dành riêng cho giáo viên trẻ
ở Việt Nam. Việc phát triển năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực dạy học cho giáo viên trẻ
đã trở thành một chính sách quan trọng và mối quan tâm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có các quốc gia ở Mỹ La tinh. Các cơ quan giáo dục ở các quốc gia này xem xét vai trò
quan trọng của giai đoạn giáo viên mới vào nghề như là giai đoạn đầu tiên giáo viên xây dựng
64


Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm…

văn hoá làm việc tại trường phổ thông. Các chương trình bồi dưỡng được xây dựng với mục tiêu
phát triển năng lực cá nhân và nghề nghiệp của giáo viên trẻ, thừa nhận giá trị của những người
làm nghề giáo viên – người đảm nhận nhiệm vụ có trách nhiệm cộng tác trong sự phát triển của
người khác – tức là học sinh. Đồng thời, họ cũng đặt ra yêu cầu đối với một chương trình sư phạm
nhắm vào giáo viên trong giai đoạn nghề nghiệp đầu tiên của họ phải phù hợp với những thách

thức hiện tại mà xã hội đưa ra và với yêu cầu của đào tạo giảng dạy. Tất cả các giáo viên trẻ mới
vào nghề đều phải tham gia tích cực vào sự phát triển năng lực dạy học của mình. Nhà nước bảo
đảm để giáo viên trẻ được tiếp cận các chương trình hỗ trợ, bồi dưỡng nghề nghiệp hiệu quả ngay
từ khi vào nghề, được huấn luyện một cách phù hợp suốt quá trình phát triển nghề, được khuyến
khích trau dồi kiến thức, kĩ năng và năng lực mới thông qua học tập chính quy, không chính quy
và phi chính quy. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, khi rà soát lại hệ thống các văn bản chỉ đạo,
các chương trình bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như của các trường
đại học sư phạm, chúng ta thấy rất ít các quy định hay chương trình về phát triển năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên mới bước vào nghề. Đây là một vấn đề mà Việt Nam cần được
quan tâm bởi lẽ ở nước ta, giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ lớn, đây là lực lượng cần có sự quan tâm
bồi dưỡng về năng lực nghề nghiệp bởi những khó khăn mà họ gặp phải trong những năm đầu
tiên của sự nghiệp. Mặt khác, việc bồi dưỡng giáo viên thực tế hiện nay chủ yếu được triển
khai theo quy định đại trà, được áp dụng với toàn bộ hệ thống giáo viên, không có chương
trình cụ thể nào hỗ trợ dành riêng cho đối tượng giáo viên trẻ trong 5 năm đầu hoạt động nghề
nghiệp. Vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng một chương trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ
giáo viên trẻ để giúp họ có đủ năng lực và sự tự tin trong giảng dạy, đồng thời hạn chế tình
trạng bỏ nghề trong những năm đầu.
- Thứ hai, Bài học trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên trẻ dựa
trên nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trẻ nhằm
giúp các nhà cơ quan quản lí, các nhà giáo dục đưa ra một chương trình cụ thể đáp ứng yêu cầu
của giáo viên trẻ có tính cập nhật, khả thi và phù hợp với các điều kiện của cơ sở đào tạo và
trường phổ thông. Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ trước hết phải bắt đầu từ
khâu khảo sát, đánh giá nhu cầu của giáo viên để đưa ra nguồn thông tin chính xác cho quá trình
phân tích và phát triển các chiến lược, chương trình bồi dưỡng. Nếu không quan tâm đến việc
đánh giá nhu cầu này sẽ dẫn đến chất lượng bồi dưỡng rất thấp, thậm chí là nguyên nhân thất bại
của các khoá bồi dưỡng giáo viên trẻ. Chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở các nước Mỹ La
tinh được đưa ra dựa trên các cơ sở về: nhu cầu, mối quan tâm của giáo viên trẻ về các lĩnh vực
cần cải thiện (chủ yếu liên quan đến thực tiễn giảng dạy, nâng cao kĩ năng giảng dạy, tham gia
và tương tác của giáo viên; học sinh và việc phát triển nghề nghiệp của họ như việc quan sát,
phân tích thực hành sư phạm; các yếu tố thực tiễn ở nhà trường phổ thông và lí thuyết để phát

triển các nhiệm vụ giảng dạy liên quan đến giáo dục công dân và sự hòa nhập, chú ý đến sự đa
dạng và sự tham gia của các cộng đồng mà học sinh thuộc về). Trên cơ sở đó, ở Việt Nam các
chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ cần phải phù hợp với thực tiễn và các nhu cầu phát triển
nghề nghiệp của giáo viên trẻ. Đó là: (1) Tập trung vào những điểm yếu, những khó khăn mà
giáo viên trẻ đang gặp phải trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh; (2) Phải đảm
bảo nguyên tắc hữu ích và kế thừa, coi trọng hiệu quả thiết thực; (3) Các chương trình phải hết
sức mềm dẻo, linh hoạt, mang tính mở nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của giáo viên cũng như
sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn giáo dục; (4) Nội dung chương trình, tài liệu phải có tính
sát với thực tiễn ở phổ thông, tránh lí thuyết, hàn lâm, chú trọng vào những kĩ năng hoạt động
thực hành và đặc biệt phải xuất phát từ mong muốn của giáo viên chứ không phải được xác định
trước, áp đặt từ trên xuống. (5) Chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo viên trẻ cần đi theo định hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chỉ có như vậy mới giúp
giáo viên trẻ vượt qua được các nguy cơ, thách thức cũng như giải quyết các khó khăn về
65


Nguyễn Thu Hà

chuyên môn, nghiệp vụ mà họ gặp phải thường ngày, nhanh chóng hoà nhập với môi trường nhà
trường và đáp ứng các yêu cầu về dạy học – giáo dục học sinh.
- Thứ ba, Bài học trong việc xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp trong chương
trình bồi dưỡng dành riêng cho giáo viên trẻ ở Việt Nam. Trong quá trình thiết kế chương trình
giáo viên trẻ ở Mỹ la tinh, chương trình bồi dưỡng được khái niệm hoá như một kế hoạch hành
động được cấu thành bởi các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tài nguyên và hệ
thống đánh giá quá trình, đồng thời nó cũng bị ảnh hưởng bởi các thành phần bên ngoài như bối
cảnh, yêu cầu kĩ thuật và thực tế ở địa phương. Ở nước ta, mỗi một chương trình bồi dưỡng, hỗ
trợ nghề nghiệp cho giáo viên cần đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp cụ
thể, cấu trúc nội dung rõ ràng với các chuyên đề về: Thái độ, ý thức và tâm thế khi trở thành
một giáo viên; Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh và sự đa dạng hoá các thành phần học
sinh, cũng như môi trường văn hoá địa phương; Các kĩ năng dạy học; Các kĩ năng giáo dục và

quản lí lớp học; và Các kĩ năng làm việc trong môi trường mới ở nhà trường phổ thông xuất
phát nhu cầu cần được bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp của giáo viên trẻ (bao gồm cả những
khó khăn trong nghề nghiệp) cũng như các tiêu chí của chuẩn giáo viên. Về hình thức, phương
pháp bồi dưỡng cũng như hệ thống đánh giá quá trình cũng cần đa dạng. Mỗi một vấn đề/nội
dung nêu trên cần được cụ thể hoá bằng các chuyên đề/module và tài liệu hướng dẫn. Trong đó
phải thể hiện rõ: Mục tiêu, nội dung, thời lượng cho mỗi vấn đề, phương pháp, hình thức tổ
chức hỗ trợ/bồi dưỡng. Các tài liệu này có thể sử dụng để tập huấn trực tiếp cho giáo viên trẻ, có
thể in thành tài liệu hướng dẫn hoặc đưa lên mạng Internet để giáo viên tra cứu, học tập. Bên
cạnh đó, chúng ta có thể xây dựng thành các bài giảng trực tuyến, bài giảng trên kênh truyền
hình, cũng có thể xây dựng thành một ngân hàng tình huống, xây dựng các video clip, đĩa CD,
cẩm nang hỏi đáp,… tạo điều kiện cho giáo viên trẻ có thể tự học tập ở mọi lúc, mọi nơi.
Chương trình cần chú trọng đưa ra các tình huống thực tiễn, đưa lên diễn đàn các trang mạng
của cộng đồng giáo viên. Thông qua đó, giáo viên trẻ trao đổi cùng nhau để tìm phương án giải
quyết tốt nhất. Từ đó, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp. Hình thức bồi dưỡng trực tuyến (online)
và học tập kết hợp (học truyền thống và học trực tuyến) nên được áp dụng rộng rãi trong các đợt
tập huấn để tối ưu hoá quá trình học tập của giáo viên, giúp giáo viên trẻ có thể học tập mọi lúc,
mọi nơi và phát triển nghề nghiệp liên tục.

3. Kết luận
Phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên nói chung và giáo viên trẻ nói riêng được coi
là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của các cấp quản lí, trường sư phạm và nhà trường phổ thông
mà còn là nhiệm vụ của mỗi giáo viên để vượt qua giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp cũng như
thích ứng với môi trường làm việc mới ở nhà trường phổ thông. Chương trình bồi dưỡng nghề
cho giáo viên trẻ muốn đạt được kết quả tốt thì phải xuất phát từ nhu cầu của chính giáo viên,
phù hợp với những thách thức hiện tại mà xã hội đưa ra và với yêu cầu của đào tạo giảng dạy.
Trong đó nhu cầu hòa nhập xã hội, với môi trường giáo dục nhà trường phổ thông được nhấn
mạnh. Ở Việt Nam, song song với việc đào tạo giáo viên trong trường sư phạm thì việc bồi
dưỡng năng lực cho giáo viên trẻ trong đó có việc xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên
vẫn cần được sự quan tâm của các cấp quản lí, trường sư phạm, cũng như mỗi nhà trường để các
sản phẩm của việc đào tạo ngày càng đáp ứng với giáo dục phổ thông. Quan trọng nhất, mỗi

một giáo viên trẻ muốn nâng cao được năng lực của mình, đáp ứng được những yêu cầu của đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay thì đòi hỏi giáo viên trẻ phải phát huy mọi tiềm năng sẵn có
của mình, tự nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy, cập nhật quá trình đổi
mới diễn ra liên tục với xu thế phát triển của thời đại toàn cầu hoá.
Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm Nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường,
năm 2019. Mã số: SPHN 19 – 04 VNCSP
66


Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trẻ ở một số nước Mỹ Latinh – kinh nghiệm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Thị Kim Anh, 2018. Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp
của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Số 63. 2A. Tr.81-88, 2018.
[2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2016. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trẻ
trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển đội ngũ
giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
2016, tr.448.
[3] Veenman S. Perceived problems of beginning teachers. Research article. Sage Journals.
(First Published). 1984;54:143-178. DOI: 10.3102/00346543054002143.
[4] Cristina Maciel de Oliveira, 2017. A Professional Development Program for Beginning
High School Teachers. DOI: />[5] Villegas-Reimers E, 2018. Teacher Professional Development: An International Review of
the Literature [Internet]. Corporate author: UNESCO. International Institute for
Educational
Planning;
2003.
Available
from:
/>images/0013/001330/133010e.pdf [Accessed: Nov 14, 2018].

[6] Huberman M., 1992. Teacher development and instructional mastery. In: Hargreaves A,
Fullan M, editors. Understanding Teacher Development. New York, NY: Longman
Publishers;. pp. 216-241.
[7] Trần Thị Yến, 2018. Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của trường đại học sư phạm
đối với giáo viên trẻ ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Số 63. 2A. Tr.188-197.
ABSTRACT
Process of formulating beginning teachers in-service training programs
in some Latin America countries - Experience for vietnam

Nguyen Thu Ha
Centre for Teacher Research, Institute for Education Research,
Hanoi National University of Education
Teacher professional development is a process of making changes in the career of each
teacher in order to increase their adaptability to the requirements of teaching profession. For
trainee teachers who often have difficulties entering the first phase of a career activity,
professional development is even more essential, helping them to get acquainted with the career
and overcome “real shock” at schools. This article mentions the building of teacher in-service
training programs. Through the process of developing a career development program for
beginning teachers in Latin America countries with the following steps: defining the theoretical
framework for developing the program, assessing training needs, setting program goals, and
developing training programs (duration, content, methods and forms of evaluation) for trainee
teachers, the article draws on some lessons learned in the development of training programs for
trainee teachers in Vietnam.
Keywords: Trainee teachers, teacher training program, trainee teachers training program,
Latin America, experience.
67




×