Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------

VÕ THỊ HỒNG VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------------------------

VÕ THỊ HỒNG VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM XUÂN THÀNH

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được
thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công
bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
TP.HCM, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Võ Thị Hồng Vi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................
1.


Sự cần thiết của đề tài .......................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................

3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................
4.1

Đối tượng nghiên cứu ....................

4.2

Phạm vi nghiên cứu .......................

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................

6.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .....................

7.


Kết cấu của đề tài ..............................................

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ...............................................................
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu .........
1.3.1

Nhận xét tổng quan các nghiên cứu

1.3.2

Xác định khe hổng nghiên cứu ........

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ ...............................................................................
2.1.1

Khái niệm ........................................

2.1.2 Những điểm mới trong COSO 2013 ..................................................................
2.1.3

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ .........

2.1.4

Những hạn chế tiềm tàng của hệ thố



2.2 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
.....................................................................................................................................................................

20

2.3 Các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ
.....................................................................................................................................................................

23

2.3.1 Lý thuyết uỷ nhiệm................................................................................................................. 23
2.3.2 Lý thuyết lập quy..................................................................................................................... 24
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
.....................................................................................................................................................................

25

2.4.1 Môi trường kiểm soát............................................................................................................. 25
2.4.2 Đánh giá rủi ro......................................................................................................................... 27
2.4.3 Hoạt động kiểm soát............................................................................................................... 29
2.4.4 Thông tin và truyền thông.................................................................................................... 31
2.4.5 Giám sát..................................................................................................................................... 34
2.4.6 Thể chế chính trị...................................................................................................................... 35
2.5 Vai trò và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến kiểm soát nội bộ tại
các ngân hàng
.....................................................................................................................................................................


37

2.5.1 Hội đồng quản trị..................................................................................................................... 37
2.5.2 Ban giám đốc............................................................................................................................ 38
2.5.3 Kiểm toán viên nội bộ............................................................................................................ 38
2.5.4 Nhân viên................................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 41
3.1

Mô hình nghiên cứu đề xuất
41

3.1.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................................................ 41
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................ 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu
.....................................................................................................................................................................

42

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 42


3.2.2 Thiết kế khung nghiên cứu................................................................................................... 42
3.3 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính
.....................................................................................................................................................................

44

3.4 Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng

.....................................................................................................................................................................

45

3.4.1 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi................................................................... 45
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu......................................................................................................... 48
3.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Kiểm định Cronbach’s Alpha)........................ 49


3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Anlysis, EFA) ............................. 50
3.4.5 Mô hình hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis).......................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................................................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................................... 55
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính
.....................................................................................................................................................................

55

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
.....................................................................................................................................................................

55

4.2.1 Mẫu khảo sát............................................................................................................................. 55
4.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo..................................................................... 55
4.2.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá................................................................................. 58
4.2.4 Kết quả phân tích mô hình hồi quy.................................................................................... 61
4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu:
.....................................................................................................................................................................


66

4.3.1 Kết quả kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB.............................................................................................................................................. 66
4.3.2 Bàn luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB.............................................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 72
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu
.....................................................................................................................................................................

72

5.2 Một số đề xuất nhằm nhằm nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
.....................................................................................................................................................................

72

5.2.1 Đối với Môi trường kiểm soát............................................................................................. 72
5.2.2 Đối với Thông tin và truyền thông..................................................................................... 73
5.2.3 Đối với Hoạt động kiểm soát............................................................................................... 74
5.2.4 Đối với Giám sát..................................................................................................................... 75
5.2.5 Đối với Thể chế chính trị...................................................................................................... 75
5.2.6 Đối với Đánh giá rủi ro......................................................................................................... 76


5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
.....................................................................................................................................................................


77

KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC:

Báo cáo tài chính

COSO:

Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission– Uỷ
ban Treadway về việc chống gian lận trên báo cáo tài chính

ĐCS:

Đảng Cộng sản

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HTKSNB:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB:


Kiểm soát nội bộ

NHTM:

Ngân hàng thương mại

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các định nghĩa về kiểm soát nội bộ
Bảng 3.1. Các biến quan sát của thang đo Môi trường kiểm soát
Bảng 3.2. Các biến quan sát của thang đo Đánh giá rủi ro
Bảng 3.3. Các biến quan sát của thang đo Hoạt động kiểm soát
Bảng 3.4. Các biến quan sát của thang đo Thông tin và truyền thông
Bảng 3.5. Các biến quan sát của thang đo Giám sát
Bảng 3.6. Các biến quan sát của thang đo Thể chế chính trị
Bảng 3.7. Các biến quan sát thang đo Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Bảng 4.1. Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo
Bảng 4.2. Kết quả phân tích EFA các yếu tố tác động
Bảng 4.3. Kết quả EFA yếu tố phụ thuộc
Bảng 4.4. Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy

Bảng 4.6. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy
Bảng 4.7. Đánh giá sự phù hợp của mô hình so với tổng thể
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phương sai của sai số thay đổi bằng phân tích tương quan

Spearman
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Bảng 4.10. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
trong các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kiểm soát nội bộ
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Hình 3.1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận văn
Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Hình 4.2. Biểu đồ P – P Plot về phân phối chuẩn của phần dư


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn
bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ, … Có thể nói hoạt động của hệ
thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh
tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ
những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là việc quản lý hoạt động
của các ngân hàng thương mại với các loại hình sở hữu khác nhau. Những yếu kém đó là

khó tránh khỏi khi các lý thuyết cũng như kinh nghiệm về quản lý các ngân hàng thương
mại trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chưa được nghiên cứu
đầy đủ.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị
tổn thương khi có gian lận và sai sót, việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn
là mối quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội về
sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đỗ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và
các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện
pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi
ngân hàng thương mại phải có những biện pháp hữu hiệu. Một trong những biện pháp
quan trọng nhất của ngân hàng là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu.

Kiểm soát nội bộ là khái niệm ra đời từ rất lâu trên thế giới, và ngày nay chúng trở
nên rất quen thuộc, không chỉ với người làm công tác kế toán, mà còn quen thuộc với
những người quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng. Vai trò của hệ thống
kiểm soát nội bộ ngày càng được thể hiện rõ rệt trong việc phát hiện, ngăn chặn các rủi


2
ro, sai sót, gian lận,… trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó góp phần hỗ trợ việc quản
trị doanh nghiệp. Tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam, tác giả nhận thấy có các nhân tố ảnh hưởng như: môi trường kiểm soát, thông
tin và truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông tin,
thể chế chính trị, lợi ích nhóm…
Theo tìm hiểu của tác giả, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam có những hạn chế nhất định như: chức năng quản trị rủi ro, nhận diện, đánh giá
và ứng phó với rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của hệ thống KSNB còn hạn
chế; các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm soát chưa được tuân thủ một cách đầy đủ; vai

trò giám sát của kiểm toán nội bộ đối với hệ thống KSNB còn hạn chế; …
Bình Thuận là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, với các thế mạnh
phát triển kinh tế là các hoạt động về du lịch biển, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, nông
lâm ngư nghiệp, … Do đó, nhu cầu về vay vốn cũng như huy động vốn tăng cao, dẫn đến
việc tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng của các ngân hàng thương mại. Vì vậy,
việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ giúp các ngân hàng thương mại
tại Bình Thuận ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro, từ đó giúp ngân hàng cũng như nền kinh tế
phát triển bền vững.
Theo tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam, phần lớn các luận văn liên quan đến kiểm
soát nội bộ hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ tại một công ty, một ngân hàng hoặc một lĩnh vực cụ thể, và có rất ít nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu


3
-

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
-

Mục tiêu cụ thể:

+ Một là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
+ Hai là, xem xét yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài luận văn cần đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu như
sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu một số ngân hàng thương mại Việt

Nam, không bao gồm các ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
-

Về thời gian: khoảng thời gian để thực hiện bài nghiên cứu là 6 tháng, trong đó việc

lấy dữ liệu được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm
2017.
5. Phương pháp nghiên cứu



4
-

Dữ liệu nghiên cứu:
+Dữ liệu sơ cấp: các bảng khảo sát thu thập từ các chuyên gia

+ Dữ liệu thứ cấp: các quy định, thông tư, công văn, báo cáo của Bộ tài chính, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Thuận.
-

Phương pháp nghiên cứu chung của luận văn là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,

bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó phương pháp
định lượng đóng vai trò chủ đạo.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn các
chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, qua đó sẽ tổng hợp, so
sánh, đối chiếu các lý thuyết về kiểm soát nội bộ, lý thuyết về sự hữu hiệu, từ đó đưa ra
quan điểm chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở các yếu tố đã xác định ở phương
pháp định tính, cùng với các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm
định các yếu tố tác động và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến sự hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Sau khi hoàn thành, bài nghiên cứu sẽ xác định được nhân tố nào có ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ đó giúp ngân hàng Nhà nước Bình Thuận xây dựng cơ
chế để quản lý các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu sẽ

giúp các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đưa ra những chính sách phù
hợp để nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ngân hàng mình.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:


5
Phần mở đầu: trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của
nghiên cứu, và kết cấu của đề tài.
Phần nội dung: bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu của các
tác giả trong nước và ngoài nước về các vấn đề liện quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ,
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Qua đó, tác giả xác định khe
hổng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận
văn.
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Bài nghiên cứu “Evaluation of Internal Control System: A Case Study from
Uganda” của Angella Amudo, Eno L. Inanga (2009) đăng trên tạp chí International
Research Journal of Finance and Economics nghiên cứu mô hình chuẩn trong việc đánh

giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân
hàng Phát Triển Châu Phi. Mô hình nghiên cứu đo lường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ thông qua 6 biến độc lập bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ
thống thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát và công nghệ thông tin; 2 biến
điều tiết là uỷ quyền và mối quan hệ cộng tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt
một số thành phần trong kiểm soát nội bộ dẫn đến kết quả vận hành hệ thống kiểm soát nội
bộ chưa đạt được sự hữu hiệu. Bài nghiên cứu đã thiết lập được mô hình lý thuyết về mối
quan hệ của các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng,
chưa có sự phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố. Do đó, khó có thể nhận biết được những chỗ yếu kém để hoàn
thiện và nâng cao HTKSNB, nhằm hỗ trợ việc quản lý ngân sách trong khu vực công tốt
hơn.
Bài nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed
Banks in Bangladesh” của Sultana R and Haque M. E., (2011) nghiên cứu thực nghiệm từ
6 ngân hàng niêm yết ở Bangladesh. Nghiên cứu cho rằng để xác định khả năng đảm bảo
hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ
trong một đơn vị. Mô hình nghiên cứu đo lường sự hữu hiệu của hệ


7
thống kiểm soát nội bộ của 6 ngân hàng niêm yết ở Bangladesh thông qua 5 biến độc lập là
các thành phần của hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ
thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát và 2 biến điều tiết là uỷ
quyền và mối quan hệ cộng tác. Bài nghiên cứu tập trung so sánh mức độ tác động của
từng yếu tố giữa các ngân hàng với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình trên thực
sự có ý nghĩa khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các
ngân hàng, cụ thể từng thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ (biến độc lập) hoạt
động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ.

Bài nghiên cứu “An Emprirical Study On The Factors Affecting The Effectiveness
Of Internal Control Of Listed Corporation – Based On The Perspective Of Corporate
Governance” của tác giả Xuexia Xu và Li Gao (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại 787 công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán ở Thượng Hải từ năm 2011 đến năm 2013. Mô hình nghiên cứu này đo lường
mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc đo lường ba mục tiêu của
kiểm soát nội bộ đó là mục tiêu ROE, mục tiêu tin cậy và mục tiêu tuân thủ. Theo Xuexia
và Li Gao (2015), có 8 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
bao gồm 4 yếu tố bên trong doanh nghiệp là: quyền sở hữu (Ownership), các cuộc họp
(Meetings), quản lý độc lập (InD), tiền công của nhà quản lý (LnS) và 4 yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp là: giám sát (Supervise), đòn cân nợ (Creditor), cơ chế thị trường
(Merketing), báo cáo trách nhiệm xã hội (CSRR). Mô hình nghiên cứu có 1 biến kiểm soát
là quy mô (LnA). Được kì vọng là từng yếu tố tương đương với từng biến độc lập đều có
tác động tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên thực tế kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ một vài yếu tố có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ như tiền công của nhà quản lý. Một số yếu tố khác có tác động tích cực
tới mục tiêu này nhưng lại tác động tiêu cực tới mục tiêu khác như yếu tố các cuộc họp có
tác động tích cực đến mục tiêu tin cậy nhưng lại tác động tiêu cực đến mục tiêu tuân thủ;
yếu tố cơ chế thị trường tác động tích cực đến mục tiêu ROE


8
trong khi yếu tố quản lý độc lập lại có tác động tiêu cực đến mục tiêu ROE. Các yếu tố
quyền sở hữu, yếu tố giám sát và báo cáo trách nhiệm xã hội không có ý nghĩa quan trọng
đối với sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Tuấn Vũ, 2016 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” xác định
có bảy nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông,

hoạt động kiểm soát, giám sát, thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ tác động của các yếu tố nêu trên đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
ngân hàng thương mại như sau: (1) đánh giá rủi ro, (2) hoạt động kiểm soát, (3) thông tin
và truyền thông, (4) thể chế chính trị, (5) giám sát, (6) môi trường kiểm soát và lợi ích
nhóm. Trong hai yếu tố có tác động thấp nhất đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, yếu tố “Môi trường kiểm soát” là một trong
năm yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO, còn yếu tố “Lợi ích
nhóm” là yếu tố được phát triển bởi tác giả Hồ Tuấn Vũ. Do đó, căn cứ vào kết quả nghiên
cứu trên, tác giả sẽ kế thừa nhân tố “Thể chế chính trị” làm biến độc lập cho đề tài của
mình cùng với năm yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát,
hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát.
Luận văn của tác giả Nguyễn Hữu Bình, 2014 “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát
nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại
TP.Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ tác động của hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu, và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin đối với chất lượng hệ thống
thông tin kế toán. Nghiên cứu đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
dựa trên ba mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ. Kết quả
nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh
hưởng tích cực đến hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, mức độ ứng dụng công nghệ


9
thông tin trong công tác kế toán, cũng như các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
hữu hiệu.
Luận văn của tác giả Lê Thị Hoàng Loan, 2015 “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam theo
hướng quản trị rủi ro” phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và hệ thống kiểm soát nội bộ
bao gồm các yếu tố: môi trường kiểm soát, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện tiềm tàng,
đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám
sát. Kết quả cho thấy hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng được thực hiện theo một quy

trình chặt chẽ, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận và có sự quan tâm phát hiện,
phòng ngừa các rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong cơ cấu tổ chức,
thiếu hệ thống thông tin hỗ trợ phát hiện các rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp phòng
ngừa.
Luận văn của tác giả Lê Thị Thanh Mỹ, 2010 “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Bình Định” đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ của hoạt động tín dụng thông qua 5 yếu tố của kiểm soát nội
bộ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn còn nhiều
nhược điểm như các thủ tục và chính sách đề ra chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc
kiểm soát rủi ro tín dụng; việc phân tích, đánh giá rủi ro vẫn chưa được thực hiện một cách
thường xuyên, bài bản; chất lượng của báo cáo không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
thông tin cho ban lãnh đạo; cơ chế giám sát chưa thật sự hiệu quả.
Luận văn của tác giả Phạm Quỳnh Như Sương, 2010 “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro
hoạt động” đánh giá rủi ro hoạt động của ngân hàng thông qua các yếu tố của KSNB bao
gồm: môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi
ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Bài nghiên
cứu nêu lên được thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng BIDV Việt
Nam, từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động kiểm tra kiểm soát nội
bộ tại BIDV Việt Nam theo hướng quản trị rủi ro hoạt động.


10
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu
Trên đây tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài cũng như trong nước liên
quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhìn chung, khi nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, các tác giả thường
tập trung đánh giá sự hữu hiệu đó thông qua hai hướng nghiên cứu:

-

Một là, đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua năm thành

phần của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Có hai yếu tố được phát triển
bởi tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) là thể chế chính trị và lợi ích nhóm.
-

Hai là, đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đo lường

dựa trên ba mục tiêu cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm mục tiêu hoạt
động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ.
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu
Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến kiểm soát nội bộ,
trong đó phần lớn là các nghiên cứu đánh giá thực trạng và nêu giải pháp cho từng doanh
nghiệp cụ thể, hoặc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngành hoặc nhóm ngành
tại một khu vực nhất định. Các nghiên cứu định lượng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ chưa nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực
ngân hàng. Nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận trên
cơ sở đánh giá các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ và thêm hai yếu tố do tác giả
Hồ Tuấn Vũ tự phát triển.
Hệ thống ngân hàng thương mại tại tỉnh Bình Thuận đang trong giai đoạn tăng
trưởng và phát triển, do đó một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đóng vai trò rất quan
trọng, giúp các ngân hàng thương mại ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro, từ đó giúp ngân


11
hàng cũng như nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên tại Bình Thuận chưa có một

nghiên cứu nào về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng được thực hiện. Do đó, dựa
trên nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ, bài luận văn thực hiện nghiên cứu tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó sử dụng năm nhân tố tác động đến
sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ là năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội
bộ theo COSO, kế thừa nhân tố thể chế chính trị là nhân tố tác động đứng thứ 4, lược bỏ
nhân tố lợi ích nhóm là nhân tố mới nhưng có tác động không đáng kể đến sự hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam theo kết quả nghiên cứu
của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016).


12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mục đích của chương I là nhằm giới thiệu một cách tổng quan các nghiên cứu nước
ngoài cũng như các nghiên cứu trong nước liên quan đến các vấn đề như kiểm soát nội bộ,
kiểm soát nội bộ hữu hiệu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ. Trên cơ sở đánh giá các công trình nghiên cứu đó, tác giả đã xác định được khe
hổng nghiên cứu, từ đó làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu và định hướng
nghiên cứu cho luận văn sẽ được trình bày trong những chương tiếp theo của luận văn.

Từ việc phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày ở
phần tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, cũng như phần tổng quan các nghiên cứu
trong nước, thông qua phần nhận xét tổng quan các nghiên cứu, có thể kết luận rằng việc
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Từ những nhận xét này, tác giả đề
xuất hướng nghiên cứu cho những chương tiếp theo.


13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ

2.1.1 Khái niệm
Định nghĩa về kiểm soát nội bộ được trình bày lần đầu tiên vào năm 1949 bởi Hiệp
hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Theo đó, kiểm soát nội bộ được định nghĩa
là một kế hoạch cùng với sự phối hợp các phương pháp và cách thức được thực hiện bởi
doanh nghiệp để giữ an toàn cho tài sản của mình, kiểm tra những ẩn chứa cũng như độ tin
cậy của dữ liệu, để gia tăng hiệu quả và đảm bảo quản trị doanh nghiệp được ổn định. Tuy
nhiên, định nghĩa này không ngừng được cải thiện, và ngày nay có nhiều quan niệm cho
rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những phương tiện của ban lãnh đạo giúp đảm
bảo an toàn cho tài sản cũng như sự phát triển bình thường của doanh nghiệp. Năm 1992,
mô hình COSO xuất hiện; phân tích của mô hình này phân biệt các khái niệm về rủi ro và
kiểm soát nội bộ. Hiện nay, khái niệm về kiểm soát nội bộ không chỉ liên quan đến các sai
sót kế toán và các biện pháp được thực hiện để phòng tránh sai sót, mà còn là một quan
điểm hiện đại để xác định sự ảnh hưởng của quản trị và các quy trình kiểm soát. Những vụ
sụp đổ của các công ty có quy mô toàn cầu như Enron, Worldcom, Ahold, Parmalat,… đã
dẫn đến sự ra đời Đạo luật Sarbanes-Oxley tại Hoa Kỳ năm 2002, trong đó chú ý tập trung
vào tính hiệu quả và sự đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Một đạo
luật quan trọng như Đạo luật Sarbanes-Oxley đã cho thấy không chỉ hệ thống kiểm soát
nội bộ phải được cụ thể hoá và xác định rõ ràng, mà các phương tiện thực hiện hệ thống
kiểm soát nội bộ và đánh giá hiệu quả của nó cũng phải được bảo đảm. Khái niệm về kiểm
soát nội bộ đã liên tục được phát triển bởi các nhà khoa học như A. Сонин (2000), D.
Robertson (1993), MR Simmons (1995), I. Toliatienė (2002), V. Lakis (2007), R .
Bičiulaitis (2001), J. Mackevičius (2001) và các tổ chức khoa học quốc tế như COSO,
INTOSAI, CICA, Viện quản lý công nghệ thông tin (IT Governance Institute). Các khái
niệm về kiểm soát nội bộ được tổng hợp như sau:
Tác giả
COSO


14
Bảng

2.1:
Các
định
nghĩa
về
kiểm
soát
nội bộ
A.M. King

INTOSAI

CobiT

Năm

Nội dung

1992

Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội
đồng Quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị,
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt
được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ


×