Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----



-----

NGUYỄN CÔNG TOÀN

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn không sao chép của bất cứ nghiên cứu
nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác trước đây.


TP.HCM, ngày 15 tháng 05 năm
2017
Tác giả

Nguyễn Công Toàn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 3

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................ 3


1.5.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3

1.6.

Cấu trúc luận văn.................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 5
2.1.

Nợ công................................................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm nợ công............................................................................... 5

2.1.2.

Phân loại nợ công................................................................................. 7

2.1.3.

Rủi ro của nợ công............................................................................... 8

2.1.4.

Tính bền vững của nợ công.................................................................. 9


2.2

Các phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ............................... 10

2.2.1.

Phân tích cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005)....................10

2.2.2.

Khung phân tích của WB và IMF về tính bền vững của nợ................13


2.2.3.
2.3.

Mô hình nợ bền vững Jaime de Pines................................................. 14
Tăng trưởng kinh tế............................................................................ 19

2.3.1.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế............................................................ 19

2.3.2.

Các mô hình tăng trưởng.................................................................... 20

2.4.

Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.............................. 25


2.4.1.

Tổng quan các lý thuyết..................................................................... 25

2.4.2.

Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm............................................. 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ....................................... 41
3.1.

Thực trạng nợ công hiện nay.............................................................. 41

3.1.1.

Tình hình vay nợ................................................................................ 41

3.1.2.

Tình hình sử dụng nợ công................................................................. 44

3.1.3.

Rủi ro nợ công.................................................................................... 46

3.2.

Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam.................................. 48


3.2.1.

Phân tích nợ Việt Nam với phương pháp cây nhị phân....................... 48

3.2.2.

Ứng dụng khung phân tích của WB và IMF về tính bền vững của nợ

cho trường hợp Việt Nam................................................................................ 49
3.2.3.

Ứng dụng mô hình Jaimes de Pinies trong trường hợp Việt Nam.......50

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ VỚI
TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM........................................................................ 57
4.1.

Khung phân tích................................................................................. 57

4.2.

Mô hình kinh tế lượng........................................................................ 59

4.3.

Dữ liệu................................................................................................ 63

4.3.1. Đo lường biến và nguồn số liệu............................................................. 63



4.3.2.
4.4.

Thống kê mô tả dữ liệu....................................................................... 65
Kết quả thực nghiệm.......................................................................... 71

4.4.1.

Kiểm định đa cộng tuyến.................................................................... 71

4.4.2.

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư...........................71

4.4.3.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư.................................... 72

4.4.4.

Phân tích kết quả hồi quy................................................................... 73

4.5.

Hạn chế của mô hình và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................78

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................... 79
5.1.

Kết luận:............................................................................................. 79


5.2.

Khuyến nghị chính sách..................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt

Tên đầy đủ tiếng Anh

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

Asian Development Bank

DSF

Khung phân tích bền vững nợ

Debt Sustainability Framework

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

FEM

Mô hình tác động cố định

Fixed Effects Model

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

GMM

Phương pháp Mô-men tổng quát

General Method of Moments

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

Gross National Product

GSO


Tổng cục thống kê

General Statistic Office

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

Iternational Monetary Fund

MoF

Bộ Tài Chính

Ministry of Finance

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development Assistance

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares

SNA

Hệ thống tài khoản quốc gia


System of National Accounts

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WDI

Các chỉ số phát triển thế giới

World Development Indicators

WEO

Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu

World Economic Outlook

WLS

Bình phương tối thiểu có trọng số

Weighted Least Square


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ngưỡng an toàn nợ theo DSF

Bảng 2.2: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ngưỡng nợ trên thế giới.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam và các nước đang phát triển

Bảng 3.2: Nợ công Việt Nam
Bảng 3.3: Phân loại nợ công theo nguồn, 2010-2014 (tỉ đồng)
Bảng 3.4: Tăng trưởng và chỉ số ICOR của các quốc gia trong từng thời kỳ
Bảng 3.5: Các chỉ số nợ của Việt Nam, 2015
Bảng 3.6: Nợ Việt Nam so với ngưỡng an toàn của DSF
Bảng 3.7: Nợ, xuất khẩu, nhập khẩu và lãi suất
Bảng 3.8: Mô phỏng các kịch bản nợ
Bảng 3.9: Mô phỏng các kịch bản nợ
Bảng 4.1: Kỳ vọng dấu của các biến
Bảng 4.2: Nguồn dữ liệu cho các biến
Bảng 4.3: Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bàng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình
Bảng 4.8: Bảng kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng – nợ công


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF
Hình 2.2: Mô hình cây nhị phân
Hình 2.3: Trục tọa độ Jaime De Pinies
Hình 2.4: Đường cong Laffer về nợ
Hình 3.1: Tỷ lệ tổng nợ công/GDP của các nước (%)
Hình 3.2: ICOR của Việt Nam qua các năm
Hình 3.3: Cơ cấu kỳ hạn trái phiếu chính phủ bằng nội tệ chưa đáo hạn
Hình 3.4: Mô phỏng các kịch bản nợ

Hình 4.1: Khung phân tích
Hình 4.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm (1990-2015)
Hình 4.3: Kim ngạch xuất khẩu và GDP Việt Nam qua các năm (1990-2015)
Hình 4.4: Đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân qua các năm (1990-2015)
Hình 4.5: FDI và ODA qua các năm (1990-2015)
Hình 4.6: Sai số ước lượng OLS mô hình (1 cho nợ công tuyến tinh
Hình 4.7: Sai số ước lượng WLS mô hình (1 cho nợ công tuyến tinh
Hình 4.8: Sai số ước lượng OLS mô hình (2 nợ công phi tuyến
Hình 4.9: Sai số ước lượng WLS mô hình (2 nợ công phi tuyến


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề

Để tài trợ cho đầu tư và chi tiêu công, các chính phủ có thể gia tăng vay mượn hoặc
đánh thuế cao hơn cho sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Tuy nhiên, đánh thuế cao
sẽ bóp méo cấu trúc giá cả, tạo ra các vấn đề vốn giữa các thế hệ, và thậm chí nó có
thể gây ra sự chuyển dịch nguồn lực vốn đầu tư ra khỏi quốc gia. Do đó, các chính
phủ thường phải vay mượn nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách..
Nợ công hiện đang đóng một vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng, chi đầu tư phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, với sự thâm hụt ngân sách kéo dài,
vay nợ liên tục qua phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường nội địa, và vay mượn
nợ ưu đãi từ nước ngoài đã dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh. Trong
4 năm từ 2010 đến 2014, nợ công của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 889 nghìn tỷ
1


đồng lên trên 1,8 triệu tỷ đồng (gần 86 tỷ USD chiếm 60,3% GDP) . Tỷ lệ nợ công
cao và tăng nhanh đã đặt ra các câu hỏi về tính an toàn của nợ công ở Việt Nam.
Ở các quốc gia đang phát triển, nợ nội địa ít được quan tâm so với nợ nước ngoài. Phát

hành nợ nội địa sẽ giúp quốc gia tránh được những cú sốc không mong muốn từ khu
vực kinh tế bên ngoài, và loại bỏ rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, nợ nội địa có thể
tạo hiệu ứng chèn lấn đầu tư tư nhân. Khi chính phủ vay mượn trong thị trường nội
địa, họ sử dụng khoản tiết kiệm tư nhân cho các hoạt động đầu tư, phúc lợi. Số vốn
còn lại trên thị trường cho vay sẽ sụt giảm làm gia tăng chi phí tiếp cận nguồn vốn
đối với những người đi vay tư nhân. Điều này làm giảm dần nhu cầu đầu tư tư nhân,
vì vậy tích lũy vốn cũng như tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Như vậy nợ nội địa
được đánh giá là có chi phí đắt đỏ so với những khoản vay ưu đãi của thị trường vốn
bên ngoài, điều này có thể khiến cho nợ nước ngoài gia tăng nhanh chóng và nó
cũng tiềm tàng nhiều rủi ro cho nền kinh tế.

1Bản tin nợ công số 4, Bộ Tài chính MoF (2016)


2

Ở Việt Nam, nợ nước ngoài có khuynh hướng gia tăng nhanh trong những năm gần
đây cũng tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng nợ. Nợ sẽ trở nên kém an toàn nếu lãi suất
thế giới tăng tương đối so với lãi suất trong nước, hoặc khi đồng tiền trong nước bị
phá giá hay lạm phát trong nước cao tương đối so với thế giới.
Một thách thức đối với Việt Nam hiện nay là làm sao để duy trì được tăng trưởng
cao và bền vững. Cuộc khủng hoảng 2008 đã cho thấy Việt Nam dễ bị tổn thương
hơn trước những biến động của thị trường thế giới khi nền kinh tế Việt Nam ngày
càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đặc biệt, quá trình này cũng làm bộc lộ rõ
hơn những điểm yếu cố hữu của nền kinh tế Việt Nam, đó là mô hình tăng trưởng
phụ thuộc nhiều vào đầu tư công, tín dụng và yếu tố vốn, lao động. Việc vay nợ của

Việt Nam thời gian qua cũng không ngoài mục đích hỗ trợ cho đầu tư để kích thích
tăng trưởng. Tuy nhiên, việc vay nợ ở Việt nam có thực sự thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế hay chỉ làm gia tăng gánh nặng trả nợ là một câu hỏi cần xem xét.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây xem xét mối quan hệ giữa nợ công
và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu là không đồng nhất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng Cunningham
(1993), Siddiqui và Malik (2001), Alfredo Schclanek (2004), Safia & Shabbir
(2009), Andrea F Presbitero (2010), Vanlalramsanga (2012). Một số khác lại cho
thấy nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng Singh (1999), Muhammad Ayyoub
(2012. Gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy mối quan hệ phi
tuyến giữa nợ và tăng trưởng kinh tế Chowdhury (2001), Pattilo (2002), Carmen M.
Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2010), Natia Kutivadze (2011), Checherita và
Rother (2012), Hemantha Kumara, N.S.Cooray (2013).
Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa nợ và tăng
trưởng. Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009) đã cho thấy tác động tuyến
tính tiêu cực của nợ với tăng trưởng. Sử Đình Thành (2012) phân tích mối quan hệ
tuyến tính và tìm ra ngưỡng nợ công cho Việt Nam là 75,8% GDP. Có thể thấy các
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau và kết


3

quả thu được cũng không thống nhất. Nghiên cứu này một lần nữa nhằm xem xét
mối quan hệ giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong bối cảnh nợ
công tăng nhanh như hiện nay và rủi ro nợ công tăng cao, việc đánh giá tính an toàn
của nợ là không thể bỏ qua. Do đó, nghiên cứu cũng đồng thời đánh giá tính bền
vững nợ công trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số kịch bản nợ có thể xảy ra
trong các năm tới.

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xem xét tính bền vững của nợ công Việt Nam đồng thời tìm
hiểu mối quan hệ giữa quy mô nợ và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ đó
đưa ra những gợi ý và để xuất nhằm tăng hiệu quả sử dụng nợ cũng như nâng cao
tính bền vững của nợ công Việt Nam.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm 2 câu hỏi nghiên cứu:
 Nợ công Việt Nam liệu có bền vững trong hiện tại và tương lai gần?
 Trong bối cảnh Việt Nam, nếu tồn tại mối quan hệ giữa quy mô nợ công và

tăng trưởng kinh tế thì mối quan hệ này diễn ra như thế nào?

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành cho Việt Nam trong giai đoạn 1990-2015. Đối
tượng nghiên cứu là nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng nhiều khung phân tích và mô hình khác nhau để đánh giá tính

bền vững của nợ công bao gồm khung phân tích nợ bền vững theo quan điểm của
Ngân hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF năm 2006, cây nhị phân
của Manasse và Roubini (2005), và mô hình hệ phương trình đồng thời dạng tĩnh
lược của Jaim de Pines (1989).


4

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy có trọng số (weighted least squares
regression) để đánh giá mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong
trường hợp của Việt Nam. Bên cạnh nợ công, các biến vĩ mô khác cũng đưa vào
xem xét trong một tổng thể các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

1.6.

Cấu trúc luận văn

Nghiên cứu bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan đến nợ công, nợ bền vững,
tăng trưởng kinh tế và các kết quả nghiên cứu về tác động của quy mô nợ công đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tác giả trên thế giới. Chương 3 trình bày thực
trạng và đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam. Chương 4 trình bày nghiên
cứu thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng tại Việt Nam.
Chương 5 đưa ra kết luận và gợi ý chính sách.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này của nghiên cứu nhằm mục tiêu hệ thống hóa các lý thuyết về nợ công

và tăng trưởng, đồng thời trình bày tổng quan các lý thuyết và bằng chứng thực
nghiệm về sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.

2.1.

Nợ công

Nợ công là nợ của khu vực công. Nợ công phát sinh do chi tiêu của các cấp chính
quyền lớn hơn các khoản thu nên phải vay nợ đề bù đắp những chênh lệch. Do đó,
quy mô thâm hụt của nợ công thường đúng bằng quy mô của thâm hụt ngân sách
tích lũy qua các năm. Phần này sẽ trình bày khái niệm, các cách phân loại và rủi ro
của nợ công.
2.1.1. Khái niệm nợ công
Nợ công có thể hiểu một cách đơn giản là nợ của khu vực công. Cần phải phân biệt
giữa nợ công và nợ quốc gia. Nợ quốc gia là nợ của các đối tượng mang quốc tịch
của một quốc gia, bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ khu vực tư nhân không
được bảo lãnh. Hiện nay có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về nợ công.
Theo cách tiếp cận của World Bank (2002), nợ công được định nghĩa là tổng tất cả
các khoản nợ trong nước và nước ngoài của khu vực công bao gồm chính phủ trung
ương và các bộ; các bang, tỉnh thành hoặc các cấp chính quyền địa phương tương
đương; các cơ quan nhà nước tự điều hành như doanh nghiệp nhà nước hoặc các
doanh nghiệp liên doanh với tư nhân mà nhà nước sở hữu phần lớn; các nghĩa vụ nợ
của các tổ chức công cộng nằm ngoài chính quyền trung ương bất kể có sự bảo đảm
hay không bảo đảm của chính phủ.
Theo IMF (2010), nợ công là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Kèm theo là định
nghĩa chi tiết về khu vực công, bao gồm chính phủ và các tổ chức công


6


Khu vực
công

Khu vực
chính phủ

Khu vực các tổ
chức công

chính phủ

Các tổ chức công

Trung ương

phi tài chính

Các tổ chức công
tài
chính

Chính quyền
Liên bang

Ngân hàng
Trung ương

Chính quyền
Địa phương


Các tổ chức nhà
nước nhận tiền gửi
(trừ NHTW)

Các tổ chức tài
chính công khác
Hình 2.1: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF
Nguồn: IMF (2013), Public Sector Debt Statistics. Guide for Compilers and Users

2

3

Ở Việt Nam, theo Luật quản lý nợ công, số 29/2009/QH12 của Quốc hội ban hành

vào năm 2009, nợ công bao gồm: (a) Nợ chính phủ; (b) nợ được chính phủ bảo lãnh
và (c) nợ chính quyền địa phương. Trong đó:
-

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh chính phủ

2 (trang 8)
3 />

7

hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát
hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ

trong từng thời kỳ.
-

Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.

-

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc ủy quyền phát hành.

Quan điểm về nợ công của mỗi quốc gia cũng không hoàn toàn giống nhau. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng khái niệm về nợ công của Việt Nam là hẹp hơn so với
định nghĩa của các tổ chức tài chính khác trên thế giới - khái niệm nợ công của Việt
Nam không bao gồm nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Ở các nước phát triển khu
vực doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỉ trọng rất nhỏ nên về cơ bản, nợ công và nợ
chính phủ là tương đương nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam khu vực doanh nghiệp nhà
nước chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, nên khái niệm về nợ công của Việt Nam
hiện nay chỉ tương đương với khái niệm nợ chính phủ.
2.1.2. Phân loại nợ công
Có nhiều cơ sở và tiêu chí để phân loại nợ công khác nhau. Có thể phân loại theo
các tiêu chí như:

4

Theo nguồn gốc địa lý. Có thể phân loại nợ công gồm nợ nước ngoài và nợ trong
nước.
Theo loại tiền tệ cho vay: Nợ bằng nội tệ hoặc nợ bằng ngoại tệ.


4 CIEM (2013 Thông tin chuyên đề: Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam.
05 Chuyen de Dau tu cong no cong Final.pdf (trang 3)


8

Theo thời hạn vay: Nợ công vay dưới 1 năm là nợ ngắn hạn, dưới 10 năm là nợ
trung hạn và trên 10 năm là nợ dài hạn.
Theo tiêu chí phương thức huy động. Theo phương thức huy động vốn thì nợ công
được phân thành hai loại là nợ công vay từ những thỏa thuận vay trực tiếp và nợ
công từ công cụ nợ (phát hành bởi những cơ quan có thầm quyền)
Theo trách nhiệm đối với chủ nợ. Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được

phân loại thành nợ công phải trả (của chính phủ, chính quyền địa phương và nợ
công bảo lãnh (chính phủ bảo lãnh cho người vay nợ)
Theo tính chất ưu đãi của khoản vay. Nợ công được phân loại theo cách này có ba vốn
loại là nợ công từ vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông
thường.
2.1.3. Rủi ro của nợ công
Trong nghiên cứu về khả năng xảy ra khủng hoảng nợ của các nước trên thế giới,
Manasse và Roubini (2005 đã trình bày ba rủi ro cơ bản của nợ công chính là: (a)
rủi ro thanh toán; (b) rủi ro thanh khoản; (c) rủi ro bất ổn các yếu tố vĩ mô.
Rủi ro thanh toán xảy ra khi một quốc gia không có khả năng chi trả các khoản nợ
của nó. Khi rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, một
quốc gia này phải vay nợ để bù đắp các khoản thâm hụt của mình. Rủi ro thanh toán
có xảy ra hay không phụ thuộc vào tổng nợ của nền kinh tế trong mối tương quan
với khả năng trả nợ của nó. Khả năng trả nợ của một nền kinh tế có thể được đo
lường bởi: thu nhập của nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hoặc nguồn thu của chính
phủ. Một khoản nợ được xem là có khả năng thanh toán khi mà giá trị chiết khấu
(discount) của dòng ngân sách trong tương lai lớn hơn hoặc bằng với giá trị hiện tại

ròng (NPV) của tổng nợ công. Tương tự như vậy, đối với các khoản nợ công nước
ngoài, do vay mượn bằng ngoại tệ nên phải thực hiện chi trả bằng ngoại tệ. Nguồn
ngoại tệ được thu chủ yếu thông qua giá trị xuất khẩu ròng của nền kinh tế. Do đó,
một quốc gia có khả năng thanh toán là quốc gia có giá trị chiết khấu (Present


9

value) của cán cân thương mại dự kiến lớn hơn hoặc bằng với giá trị hiện tại (NPV)
của tổng nợ nước ngoài. Để có thể tránh được rủi ro thanh toán, tại một số thời điểm
ngân sách và thương mại cần phải thặng dư để có thể bù đắp được khoản nợ phải trả
trong tương lai.
Khả năng thanh khoản là khả năng chính phủ có thể trả các khoản nợ của mình một
cách nhanh chóng. Khoản nợ của một quốc gia có khả năng thanh toán thôi thì chưa
đủ, mà cần phải có cả khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đến từ nợ
ngắn hạn, tức là tiền chưa xài kịp đã đến hạn phải trả và rủi ro này chủ yếu là từ các
khoản vay nước ngoài. Theo Roubini (2005 , rủi ro thanh khoản có nhiều khả năng
xảy ra khi tỉ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại hối vượt quá 1,3 lần.
Bên cạnh đó, những bất ổn từ các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng xấu đến nợ
công. Các yếu tố vĩ mô này bao gồm tăng trưởng, thu ngân sách chính phủ, lạm phát
và tỉ giá. Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc
gia đang phát triển ngoài ra nó còn là điều kiện để các quốc gia này có thể tiếp cận
với các nguồn tài chính từ các thị trường vốn quốc tế. Do đó nếu tăng trưởng thấp
thì sẽ rất khó vay nợ. Chính sách tài khóa cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, nếu
nguồn thu ngân sách dồi dào sẽ giúp giảm thâm hụt và giảm rủi ro của nợ. Lạm phát
cao hay việc nội tệ bị phá giá cũng khiến cho những khoản nợ nước ngoài tăng cao
và tăng nguy cơ vỡ nợ. Nhưng ngược lại nếu nội tệ bị định giá cao cũng gây ra khó
khăn cho xuất khẩu, làm giảm thu ngoại hối và cũng làm gia tăng rủi ro với nợ nước
ngoài.
2.1.4. Tính bền vững của nợ công

Theo IMF (2011), nợ được xem là bền vững khi người đi vay được kỳ vọng là có
khả năng tiếp tục trả nợ mà không cần phải thực hiện các khoản điều chính lớn và
phi thực tế trong cán cân thu nhập - chi tiêu. Tính bền vững của nợ do đó được thể
hiện thông qua khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản và khả năng điều chỉnh
một cách giới hạn trong chi tiêu và doanh thu và do đó quyết định mức sẵn lòng trả
của một quốc gia. Có thể thấy việc đánh giá tính bền vững theo định nghĩa của IMF


10

không hề dễ dàng và có phần khá mơ hồ. Hiện tại vẫn chưa có một cơ sở thống nhất
để có thể đo lường khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản và khả năng điều
chỉnh thu chi từ đó đánh giá được tính bền vững của nợ của một quốc gia. Hơn nữa,
tính bền vững và an toàn của nợ không chỉ phụ thuộc vào hiện tại của quốc gia vay
nợ mà còn chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu. Chi phí tài trợ
luôn thay đổi theo thời gian và khó dự đoán trước. Đặc biệt, nó có thể tăng lên khi
bùng phát nợ và có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Kết quả là một khoản nợ có thể
bền vững trong hôm nay nhưng có thể ngày mai không bền vững và ngược lại.
Như vậy, có thể thấy vấn đề về nợ công và tính bền vững của nợ công đã được thảo
luận từ rất lâu, nhưng đến thời điểm hiện nay, chưa có một khái niệm về tính bền
vững của nợ công được xác định rõ ràng. Mặc dù, các nhà nghiên cứu có thể thống
nhất ý kiến về tính trạng nợ công tuyệt đối bền vững và tuyệt đối không bền vững,
song rất khó để đưa ra chính xác khi nào ngưỡng bền vững bị phá vỡ. Điều này
không có nghĩa là không có phương pháp đánh giá tính bền vững nợ công một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp. Phần tiếp theo của nghiên cứu này sẽ trình bày một số cách
tiếp cận để đánh giá tính bền vững của nợ.

2.2

Các phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ


2.2.1. Phân tích cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005)
Manasse và Roubini (2005 đã sử dụng phương pháp Cây Nhị phân để thực hiện
phân tích rủi ro nợ công. Phương pháp này nhằm mục tiêu chỉ ra nguy cơ mà một
nước có khả năng rơi vào khủng hoảng nợ dựa trên những bằng chứng thực nghiệm
trong quá khứ.
Dựa vào số liệu quan sát hàng năm của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 19702002, Manasse và Roubini đã tiến hành xây dựng cây thực nghiệm nhị phân, nhằm
phân tích rủi ro của nợ công.
Đầu tiên, dựa trên số liệu nợ nước ngoài, các quốc gia được chia thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất với tỷ lệ nợ lớn hơn 49,7% GDP với xác suất khủng hoảng 20,5% -


11

45,4%. Nhóm thứ hai với tỷ lệ nợ nước ngoài thấp hơn 49,7% GDP với xác suất vỡ
nợ là 9,7%. Nhóm thứ nhất lại tiếp tục được chia thành 2 nhánh theo tỷ lệ lạm phát:
lớn hơn 10,5% và thấp hơn 10,5%. Các quốc gia với có tỷ lệ lạm phát cao có nguy
cơ rơi vào khủng hoảng nợ cao nhất với xác suất 66,8%. Hơn một nửa các trường
hợp khủng hoảng trong mẫu nghiên cứu đều rơi vào trường hợp này.
Nhóm quốc gia có khả năng khủng hoảng nợ cao thứ nhì là những quốc gia có quy
mô nợ nước ngoài ở mức trung bình 19-49,7% GDP, nhưng đồng thời có tỷ lệ nợ
ngắn hạn cao (trên 130% dự trữ ngoại hối), tỉ giá cứng nhắc và bất ổn chính trị.
Nhóm quốc gia này có xác suất rơi vào khủng hoảng lên tới 41,5%.
Ngược lại, những quốc gia có rủi ro thấp là những nước có nợ nước ngoài thấp, tỉ lệ
nợ ngắn hạn bé hơn 130% dự trữ ngoại hối và tỉ lệ nợ công nước ngoài bé hơn
210% thu ngân sách, cùng với nền kinh tế không nằm trong tình trạng suy thoái.
58,4% những quốc gia không xảy ra khủng hoảng nợ thoả mãn các điều kiện này.
Dựa theo quy tắc này, có thể phân loại quốc gia vào vùng khủng hoảng hoặc vùng
an toàn. Các quan sát trong một nốt nào đó được phân vào vùng khủng hoảng nếu
xác suất xảy ra khủng hoảng của nốt đó lớn hơn xác suất xảy ra khủng hoảng trung

bình của toàn mẫu. Tương tự như vậy đối với các nốt được phân vào vùng an toàn.


12

Hình 2.2: Mô hình cây nhị phân


13

2.2.2. Khung phân tích của WB và IMF về tính bền vững của nợ
Nhược điểm của phương pháp Cây nhị phân ở trên là chỉ đưa ra được nguy cơ rơi
vào khủng hoảng nợ tại một thời điểm nào đó dựa trên số liệu trong quá khứ mà
không chỉ ra được những nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ
quốc gia. Tháng 4 năm 2005, IMF và WB đưa ra khung phân tích nợ bền vững
(DSF - Debt Sustainability Framework) nhằm giúp đánh giá tính bền vững nợ của
một quốc gia và những rủi ro tài khóa đi kèm. Khung phân tích này cũng được định
kỳ xem xét lại. Theo bản thông tin của IMF (The Joint World Bank - IMF Debt
5

Sustainability Framework for Low-Income Countries ) phương pháp này nhằm tới
hai mục tiêu chính:
Thứ nhất, khuôn khổ được thiết kế để hướng dẫn việc quyết định vay vốn của các
quốc gia có thu nhập thấp trong một cách phù hợp với nhu cầu tài chính của họ với
khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của họ, có tính đến hoàn cảnh của mỗi quốc
gia.
Thứ hai, hướng dẫn những quyết định cho vay để đảm bảo rằng nguồn tài chính
được cung cấp đến những quốc gia thu nhập thấp với những điều kiện nhất quán với
mục tiêu phát triển và khả năng chịu đựng của nợ dài hạn.
Ngoài ra, nó giúp cải thiện đánh giá của WB và IMF cũng như những khuyến nghị

chính sách đối với khu vực này nhằm sớm giúp loại bỏ những khủng hoảng tiềm
tàng có thể xảy ra.
DSF phân tích cả nợ nước ngoài và nợ khu vực công. Cho vay đối với các quốc gia
có thu nhập thấp khác nhau đáng kể trong tỷ lệ lãi suất và thời gian trả nợ, khung
phân tích tập trung vào hiện giá của nghĩa vụ nợ. Nó có thể so sánh qua thời gian và
qua các quốc gia.

5 />

14

Những quốc gia có thu nhập thấp với chính sách yếu kém có xu hướng đối mặt với
khó khăn hoàn trả ở mức nợ thấp hơn là những quốc gia có chính sách vững mạnh.
DSF chia các quốc gia thành 3 nhóm chính sách (mạnh, trung bình và yếu) và
khuôn khổ đánh giá như sau:
Bảng 2.1: Ngưỡng an toàn nợ theo DSF
Hiện giá của nợ theo % của
Xuất khẩu GDP Thu ngân sách
Chính sách yếu
100
30
200
Chính sách trung bình
150
40
250
Chính sách tốt
200
50
300


Nghĩa vụ nợ theo % của
Xuất khẩu Thu ngân sách
15
25
20
30
25
35

Nguồn: Hướng dẫn phân tích tính bền vững của nợ LIC (A Guide to LIC Debt
Sustainability Analysis), WB (2006);
Việc phân loại chính sách của quốc gia thuộc vào loại yếu, trung bình hay tốt được
dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng thể chế và chính sách CPIA (Country
Policy and Institutional Accessment) của World bank. CPIA được chấm theo thang
điểm từ 1 đến 6. Những nước có CPIA thấp hơn hoặc bằng 3.25 được xem là có
chính sách yếu, thấp hơn 3.75 được xem là chính sách trung bình và cao hơn hoặc
bằng 3.75 được xem là có chính sách tốt. Với mõi nhóm quốc gia thì tiêu chí đưa ra
ngưỡng an toàn nợ của WB và IMF trong DSF cũng khác nhau dựa theo bảng 3.6.
2.2.3. Mô hình nợ bền vững Jaime de Pines
Tài khoản vãng lai có thể được hiểu theo 2 cách. Cách truyền thống là tính toán tài
khoản vãng lai dựa trên chênh lệch giữa tổng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ,
cộng thêm thu chi từ dịch vụ ròng, thu nhập yếu tố ròng và chuyển giao ròng từ
nước ngoài. Ngoài ra, tài khoản vãng lai cũng có thể hiểu là sự chênh lệch giữa tiết
kiệm trong nước và đầu tư. Ta có đồng nhất thức vĩ mô căn bản sau:
(

)

(


)

Có thể thấy rằng giữa tiết kiệm của khu vực nước ngoài và cán cân tài khoản vãng
lai tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Nhìn ở góc độ khác, đó cũng chính là


15

các khoản vay nợ nước ngoài cung với viện trợ phát triển không hoàn lại và FDI.
Do đó, cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài của Việt Nam chắc chắn tồn tại
một mối quan hệ được thể hiện thông qua việc vay nợ nước ngoài để tài trợ cho
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Jaime de Pines (1989 đã xây dựng mô hình tích tụ nợ dạng đơn giản, dựa vào các
đặc tính của cán cân thanh toán để dự báo các chỉ số nợ trên xuất khẩu. Trong mô
hình này, động thái của nợ phụ thuộc vào bốn chỉ số: tỷ lệ nợ trên xuất khẩu và tỷ lệ
nhập khẩu trên xuất khẩu ở thời điểm ban đầu; tỷ lệ lãi suất trên xuất khẩu và tỷ lệ
tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu.
Mô hình nợ bền vững bắt đầu bằng việc xác định cán cân thanh toán như sau:
(1)

Trong đó:
là tổng nợ nước ngoài ở năm
là nợ ở năm trước đó

tính bằng USD;
;

là cân đối tài khoản vãng lai ở năm t.
Giả sử mức lãi suất của nợ nước ngoài trong năm t là , khi đó tổng số tiền trả lãi nợ

của quốc gia trong năm t sẽ bằng lãi suất của năm t nhân với tổng số nợ tích lũy
cho đến đầu năm t, tức là

. Do đó ta có tiền trả lãi nợ của năm t là

Thêm và bớt khoản tiền trả lãi nợ vào phương trình (1) ta có:

(2)

Trong đó



là nhập khẩu và xuất khẩu.

Mô hình này giả định rằng tất cả các biến trong mô hình đều là biến ngoại suy, và
rằng các chủ thể kinh tế sẽ không thay đổi hành vi của họ một khi hành vi này đã


16

được xác định. Vì giả định này, mô hình chỉ phù hợp cho việc phân tích và dự báo
trong trung hạn.
Chia hai vế phương trình (2) cho

. Trong đó

là mức tăng

trưởng của xuất khẩu

(3)
Trong đó,

là mức tăng trưởng nhập khẩu năm t.

Đặt:

Trong đó: là tỷ lệ nợ trên xuất khẩu, là tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu, là tỷ lệ lãi
suất trên tăng trưởng xuất khẩu, là tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất
khẩu.
Phương trình (3) có thể viết lại như sau:
(4)

Theo định nghĩa:
(5)

Giả sử



là các hằng số dương (như đã nói ở trên, mô hình Jaime De Pinies

giả định rằng các chủ thể kinh tế không thay đổi hành vi của họ trong suốt thời kỳ
dự báo), phương trình (4) và (5) tạo thành hệ thống các phương trình sai phân, có
thể giải được như sau:
[

Nếu

, thì


(

]

là tỷ lệ giữa nhập khẩu trên xuất khẩu ở năm đầu

tiên). Phương trình số (4) có thể viết lại như sau:


17

khi

thì






(6)

Đặt:


Do và




là các chuỗi hội tụ nên có được:



Thay và



vào phương trình (6) ta có:
(7)

Phương trình (7) chỉ ra rằng động thái của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu
thuộc vào tham số tỷ lệ lãi suất trên mức tăng trưởng xuất khẩu (
trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu (

được phụ
) và tỷ lệ tăng

); hai giá trị cho trước là

quy định xuất phát điểm của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu



. Để phương trình có nghĩa,

giả định . Mô hình cho thấy tiến triển của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu theo thời gian .
Nếu tỷ lệ này tăng mạnh, thì quốc gia đó có cán cân thanh toán thâm hụt, khó trả nợ
và có nguy cơ khủng hoảng nợ. Đây chính là mô hình dùng để khảo sát tính bền
vững của nợ nước ngoài.



×