Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.77 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THỊ THÙY DUNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ : VAI TRÒ
CỦA NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC QUỐC
GIA THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU THỊ THÙY DUNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ : VAI TRÒ CỦA NGUỒN
NHÂN LỰC Ở CÁC QUỐC GIA
THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa FDI Và Tăng Trưởng
Kinh Tế : Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Ở Các Quốc Gia Thị Trường Mới Nổi” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn khoa học
là PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO. Các nội dung và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu khoa học nào. Những dữ liệu cùng các nội dung trích dẫn được sử dụng
trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sai sót, gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trắc nhiệm trước Hội
đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2016

Học Viên

LƯU THỊ THÙY DUNG


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 4
1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................................................ 4
1.4. Kết cấu bài nghiên cứu..................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU................................................ 6
2.1. Các khái niệm liên quan................................................................................... 6
2.2. Tổng quan các nghiên cứu................................................................................ 7
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................. 19
3.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế........................................................................... 20
3.1.1. Đo lường FDI........................................................................................... 21
3.1.2. Đo lường nguồn lực quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế............21
3.1.3. Đo lường chính sách chính phủ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.........25
3.1.4. Đo lường hệ thống thể chế và sự phát triển của thị trường tài chính trong
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế............................................................................... 27
3.2. Mô hình FDI.................................................................................................. 28
3.2.1. Đo lường nguồn lực của quốc gia trong thu hút FDI................................ 30
3.2.2. Đo lường chính sách quốc gia trong thu hút FDI...................................... 33
3.2.3. Đo lường hệ thống thể chế của quốc gia trong thu hút FDI......................34
CHƯƠNG 4. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 36
4.1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................... 36
4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 40


CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................... 43
5.1. Kết quả thống kê mô tả.................................................................................. 43
5.2. Kết quả phân tích mô hình hồi quy................................................................ 44
5.2.1. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế............................................ 44

5.2.2. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới tác động của nguồn nhân lực . 50
5.2.3. Tác động của những yếu tố khác đến FDI và tăng trưởng kinh tế............53
5.2.4. So sánh giữa các khu vực......................................................................... 55
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN..................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
PHỤ LỤC
Phụ Lục I – Phân Loại Quốc Gia Theo Vùng Lãnh Thổ
Phụ Lục II – Phân Loại Quốc Gia Theo Chỉ Số Phát Triển Con Người (HDI)
Phụ Lục III – Kết Quả Ước Tính Các Nhân Tố Tác Động Đến Growth theo
Pooled OLS, FEM, REM
Phụ Lục IV – Kết Quả Ước Tính Các Nhân Tố Tác Động Đến FDI theo Pooled
OLS, FEM, REM
Phụ Lục V – Ước Lượng Các Yếu Tố Quyết Định Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Bằng Mô Hình Tác Động Cố Định (Fixed Effect Model)
Phụ Lục VI – Ước Lượng Các Yếu Tố Quyết Định Đến Dòng Vốn FDI Bằng Mô
Hình Tác Động Cố Định (Fixed Effect Model)
Phụ Lục VII – Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến
Phụ Lục VIII – Ma Trận Tương Quan Giữa Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2SLS

: Phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn

3SLS

: Phương pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn.


ECM

: Mô hình hiệu chỉnh sai số.

FEM

: Hồi quy tác động cố định.

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FPI

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài.

GMM

: Phương pháp moment tổng quát.

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội.

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

OLS


: Phương pháp bình phương nhỏ nhất

WTO

: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

REM

: Hồi quy tác động ngẫu nhiên.

TFP

: Tổng năng suất các yếu tố.

UNCTAD

: Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc.

VAR

: Mô hình vectơ tự hồi quy.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: “Vòng luẩn quẩn” của sự chậm phát triển............................................... 1
Hình 1.2: Dòng Vốn FDI Đổ Vào Các Nền Kinh Tế Giai Đoạn 1990-2014...........3
Hình 3.1: Giả Thuyết Về Mối Liên Hệ Giữa FDI Và Tăng Trưởng Kinh Tế..........19
Hình 5.1: Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người và dòng vốn FDI đổ vào 52
quốc gia, 1995-2011............................................................................................. 45

Hình 5.2: Tăng trưởng kinh tế, Số năm đi học trung bình và Chi tiêu chính phủ
cho giáo dục, 2005-2014...................................................................................... 51
Hình 5.3: Tăng trưởng kinh tế với biến tương tác giữa FDI và nguồn nhân lực...53


TÓM TẮT
Mặc dù được giả định là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng tác
động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt rất ít bài nghiên
cứu xem xét về tác động của nguồn nhân lực đến mối liên hệ giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu này được tiến hành để kiểm định tác động của
nguồn nhân lực đến mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ dữ liệu của 52
quốc gia có thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (Emerging Market and
Developing Economies) trong đó có Việt Nam, giai đoạn 2005-2014, bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn (Three Stage Least Squares – 3SLS), bài
nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp thụ của nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định
đến tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia.


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Nhà kinh tế học Paul Anthony Samuelson với tác phẩm “Kinh tế học: Một

phân tích nhập môn” (Economics: An Introductory Analysis), được xuất bản vào
năm 1948, đã đưa ra lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài”.
Trong đó, lý thuyết đã đưa ra hàm ý về vai trò của đầu tư nước ngoài đối với tăng
trưởng của một quốc gia. Theo lý thuyết này, một quốc gia muốn tăng trưởng kinh
tế cần có bốn yếu tố: vốn, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Tuy
nhiên, không phải quốc gia nào cũng hội tụ đủ các nhân tố cần thiết này, đặc biệt là
những quốc gia nghèo và những quốc gia đang phát triển. Đa số những quốc gia
trong nhóm này thường có thu nhập bình quân đầu người thấp, làm hạn chế khả
năng tích luỹ vốn, nên đầu tư để gia tăng năng suất và sản lượng không cao.Từ đó,
dẫn đến việc hình thành nên “cái vòng luẩn quẩn” của sự chậm phát triển (hình 1.1).
Theo Samuelson, các quốc gia muốn phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” này, thì cần phải
có “Cú huých từ bên ngoài”, nghĩa là các quốc gia này cần có sự đầu tư từ bên ngoài
về vốn, để khai thác hết tiềm năng vốn có của quốc gia, từ đó, gia tăng năng suất và
sản lượng. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là cú huých
mang tính đột phá quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Hình 1.1: “Vòng luẩn quẩn” của sự chậm phát triển


2

Khi so sánh với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), …, thì vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài được xem là có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Bên cạnh việc bổ
sung vốn đầu tư để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” hướng đến mục tiêu tăng trưởng,
đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần gia tăng thặng dư tài khoản vốn, cải thiện
cán cân thanh toán, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội cho các
nước, nhất là các nước nghèo, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản
lý, trình độ lao động, mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc đẩy hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới v.v (Freeman (2000); Nguyễn Mại (2004)). Vì thế,

nhiều học giả và nhà làm chính sách đã nhìn nhận và xem đầu tư trực tiếp nước
ngoài như là một trong những “trụ cột quan trọng” giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia (Caves, 2007; Dunning và Lundan, 2008; Franco, 2013; Giroud,
2007; Lim, 2001; UNCTAD, 2011) . Tuy nhiên, trong thực tế, không phải quốc gia
nào cũng có thể khai thác triệt để những ưu điểm sẵn có của nguồn vốn FDI. Một số
quốc gia thu hút dòng vốn FDI khá lớn, nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào
tăng trưởng là không đáng kể. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà kinh tế quan tâm
nhiều hơn về mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Qua thời gian, đầu tư trực tiếp nước ngoài không những tăng trưởng khá cao,
mà còn đa dạng về hình thức đầu tư, cũng như khu vực đầu tư (Buckley và Casson,
1976, trang 36). Sự lớn mạnh của FDI được thể hiện rõ trong hình 1.2. Tăng trưởng
đáng kể của FDI từ thập niên 1990 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, điều đó được thể hiện qua hàng loạt các nghiên cứu kinh tế cả lý thuyết lẫn
thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến FDI cũng như ảnh hưởng của FDI đến
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu này không đưa ra được một
kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng. Trong nghiên cứu của Sasi
Iamsiraroj cùng Mehmet Ali Ulubaşoğlu (2015), hai tác giả đã tiến hành thống kê
108 bài nghiên cứu thực nghiệm cùng với 880 kết quả ước lượng hồi quy, về ảnh
hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, kết quả cho thấy, khoảng 69% ước lượng
cho rằng, FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng, còn 31% còn lại cho thấy FDI không giúp


3

tăng trưởng mà còn kiềm hãm tiến trình tăng trưởng của một quốc gia. Trong đó,
khoảng 40% kết quả không có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh việc nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhiều
nhà nghiên cứu còn xem tăng trưởng như là một trong những nhân tố quyết định, để
thu hút nguồn vốn FDI (Dasgupta và Rath, 2000; Durham, 2002; Hsiao và Shen
2003; Lipsey, 2000; Roy và Mandal 2012; Vita và Kyaw, 2008). Điều đó dẫn đến

khả năng tồn tại mối liên hệ qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Chính mối liên
hệ này có thể làm phát sinh hiện tượng nội sinh và tính đồng thời của hai nhân tố
trong khi ước lượng, dẫn đến kết quả của nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm sẽ thiếu
1

chính xác khi chỉ ước lượng tác động bằng mô hình một phương trình .

1993

1992

1991

1990

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Hình 1.2: Dòng Vốn FDI Đổ Vào Các Nền Kinh Tế Giai Đoạn 1990-2014
Nguồn: UNCTAD (www.unctad.org/fdistatistics)
Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển sang

nhóm các quốc gia đang phát triển. Tính đến thời điểm năm 2014, dòng vốn
FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển đã chiếm 55%, hơn một nửa dòng
vốn FDI của thế giới.

1

Tính đến thời điểm này, đa số những bài nghiên cứu thực nghiệm thường sử
dụng mô hình một phương trình để phân tích mối liên hệ giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế.


4

Khi ước lượng mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhiều nhà nghiên
cứu đã đưa thêm vào mô hình nhiều nhân tố như: sự phát triển của thị trường tài
chính, lạm phát, lãi suất, độ mở thị trường, v.v. Tuy nhiên, rất ít bài nghiên cứu quan
tâm đến vai trò của nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhân tố này không những được
xem là một trong các yếu tố quyết định khi thu hút FDI mà còn có ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế, như theo lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” đã đề cập. Nghiên cứu
của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia tiếp nhận vốn FDI (bao gồm các quốc
gia phát triển và đang phát triển) đã cho thấy, tác động của nguồn nhân lực vào mối
liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Hai tác giả chỉ ra rằng, nước tiếp nhận FDI
phải có nguồn nhân lực đạt tới một trình độ nhất định thì mới có thể phát huy được
tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế, bằng không chính nguồn vốn
FDI này sẽ gây cản trở cho tiến trình tăng trưởng. Điều này ngụ ý rằng, tồn tại một
ngưỡng trình độ tối thiểu, mà nếu vượt qua ngưỡng này thì FDI mới có tác động
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


Bài nghiên cứu này hướng đến xem xét mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế dưới tác động của nguồn nhân lực. Để khám phá
mối liên hệ này, bài nghiên cứu tiến hành xem xét các vấn đề sau:
Thứ nhất, mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Thứ hai, ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế
Thứ ba, mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
dưới tác động của nguồn nhân lực
Ngoài ra, bài nghiên cứu còn kiểm định thêm tác động của các yếu tố quyết
định khác đến FDI và tăng trưởng kinh tế như nguồn lực quốc gia, chính sách nhà
nước và hệ thống thể chế.
1.3.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 52 quốc gia thuộc nhóm các quốc
gia có thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển, giai đoạn từ năm 2005 đến


5

2014. Bằng ước lượng mô hình đồng thời gồm hai phương trình tăng trưởng kinh tế
và dòng vốn FDI, bài nghiên cứu sẽ cho ra ước lượng phù hợp vì đã xem xét đến
hiện tượng nội sinh và tính đồng thời của hai nhân tố FDI và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, hệ mô hình đồng thời còn giúp xác định những kênh truyền dẫn trung
gian ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1.4.

Kết cấu bài nghiên cứu


Bài nghiên cứu này được cấu trúc như sau: trong chương hai, bài nghiên cứu
sẽ trình bày tóm lược các nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên
cứu. Chương 3 sẽ nói rõ về mô hình nghiên cứu được áp dụng để giải quyết mục
tiêu nghiên cứu. Chương 4 đưa ra dữ liệu và những phương pháp ước lượng được sử
dụng trong nghiên cứu này. Kết quả ước lượng sẽ được trình bày cụ thể và thảo luận
ở chương 5. Cuối cùng là những kết luận tổng quát liên quan đến mục tiêu nghiên
cứu sẽ được nói rõ trong chương 6.


6

CHƯƠNG 2.
2.1.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU.

Các khái niệm liên quan

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà tất cả các quốc gia hướng đến. Khi nói về
tăng trưởng kinh tế, Pramit Chaudhuri, Economic Theory of Growth (1989), cho
rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của sản lượng hàng hoá và dịch vụ mà sự
tăng lên này được duy trì trong thời gian dài”. Theo định nghĩa của Simon Kuznets
(1966), “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình
quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động” còn theo Douglass C. North và
Robert P.Thomas (1973) “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn
dân số”. Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng, tăng trưởng kinh tế
là sự gia tăng trong thu nhập bình quân đầu người hay sản lượng của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào tài

sản cố định được sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài và
đạt được quyền kiểm soát doanh nghiệp đó ở nước ngoài (Đinh Thị Thu Hồng cùng
các tác giả, 2015). Theo Griffin và Pustay (2007), đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc kiểm soát hơn 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp. Còn theo
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization – WTO) “đầu tư trực
tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một quốc gia (quốc gia chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một quốc gia khác (quốc gia thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư lẫn tài sản mà nhà đầu tư đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh”.
Theo E.Wight Bakke (1958), nguồn nhân lực là tập hợp những cá nhân tạo
nên lực lượng lao động của một tổ chức, một doanh nghiệp, hoặc toàn bộ nền kinh
tế. Vốn con người đôi khi cũng được sử dụng đồng nghĩa với nguồn nhân lực, tuy
nhiên khái niệm vốn con người thường đề cập đến khía cạnh hẹp hơn (chỉ bao gồm
những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá
trình học tập, rèn luyện và lao động). Nguồn nhân lực cần được hiểu là số lượng (số


7

dân) và chất lượng con người, như thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng
lực và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó (Phạm
Minh Hạc 2001). Theo Stivastava (1997) “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn bao gồm
cả thể lực và trí lực, kỹ năng nghề nghiệp mà mọi cá nhân sở hữu. Nguồn nhân lực
được xem là nguồn vốn quan trọng đối với quá trình sản xuất. Nguồn vốn này là tập
hợp những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình lao động và học tập. Vì
vậy, các chi phí giáo dục, đào tạo,…để nâng cao nguồn nhân lực, được xem là chi
phí đầu vào của quá trình sản xuất, thông qua đầu tư con người”
2.2.


Tổng quan các nghiên cứu

Những nghiên cứu lý thuyết từ mô hình tăng trưởng tân cổ điển và mô hình
tăng trưởng nội sinh đã đưa ra những lập luận trái ngược nhau về vai trò của FDI
đến tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển, tỷ lệ tiết kiệm cao
hơn thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ tồn tại
trong thời gian ngắn. Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho đến
khi nền kinh tế tiến tới trạng thái dừng mới. Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm không tác
động tới tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển chỉ ra rằng, để một quốc gia
đạt được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn thì phải dựa vào tiến bộ công nghệ, yếu tố
được xem là biến ngoại sinh từ mô hình. Những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng mô hình tăng trưởng tân
cổ điển như De Mello (1997) và Solow (1957) cũng đưa ra những kết luận đồng
quan điểm khi cho rằng, FDI sẽ chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn và không có tác động trong dài hạn nếu FDI không thúc đẩy tiến bộ công nghệ
của quốc gia nhận đầu tư. Bằng cách sử dụng dữ liệu các quốc gia nằm trong và
ngoài khối OECD từ năm 1979-1990, De Mello (1999) đã tiến hành xem xét tác
động của FDI tới đầu tư trong nước, sản lượng, và tổng năng suất các yếu tố

2

2

Tổng năng suất các yếu tố (TFP) phản ánh tiến bộ của khoa học,
công nghệ
và kỹ thuật, qua đó gia tăng sản lượng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào sự tăng thêm


8


(TFP). De Mello chỉ ra rằng, FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn thông qua chuyển giao công nghệ và tính tràn kiến thức từ các doanh nghiệp có
vốn FDI sang các doanh nghiệp nội địa.
Tuy nhiên, với những nền kinh tế có lợi tức tăng dần theo quy mô thì không
nhất thiết sẽ tiến về một trạng thái dừng như mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã đề
3

cập. Khi các yếu tố ngoại tác tích cực đạt được từ đầu tư mới, có tác động lớn đối
với nền kinh tế thì giả định năng suất biên của vốn giảm dần không còn khả thi, vì
thế tỷ lệ tăng trưởng sẽ không bị chậm lại, và nền kinh tế không nhất thiết đi đến
trạng thái dừng. Khi ấy, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn có thể dẫn đến sự gia tăng lâu dài
trong tỷ lệ tăng trưởng mà không cần dựa vào thay đổi công nghệ ngoại sinh. Điều
đó, đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh.
Mô hình tăng trưởng nội sinh được phát triển bởi các nhà kinh tế như
Kenneth J.Arrow (1962); Lucas (1988); Mankiw, Romer cùng Weil (1992); Rebelo
(1991) và Romer (1986). Nhìn chung, những mô hình tăng trưởng nội sinh cho
rằng, đầu tư là yếu tố quyết định tăng trưởng, nhưng khái niệm về vốn đã được mô
hình tăng trưởng nội sinh khái quát hoá khi bao gồm cả nguồn nhân lực, trình độ
nghiên cứu và phát triển, đặc biệt nhấn mạnh đến những ảnh hưởng ngoại tác phát
sinh từ các loại vốn này, như hiệu ứng lan toả công nghệ. Thực ra, ý tưởng của các

số lượng đầu vào, mà còn cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến
phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động

3

Khi đầu tư vào nghiên cứu hay giáo dục, chẳng những ảnh hưởng tích cực
lên doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện đầu tư, mà còn ảnh hưởng “lan truyền” tích

cực sang những thành phần khác trong nền kinh tế. Ví dụ, lợi ích từ việc triển khai
hệ thống dây chuyền sản xuất mới của Henry Ford chắc chắn là đem lại lợi ích to
lớn cho Công ty Ford Motor, bên cạnh đó còn mang lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế
nhờ ảnh hưởng lan toả của kiến thức về kỹ thuật mới này sang các doanh nghiệp
khác.


9

mô hình tăng trưởng nội sinh không có gì mới . Điều mà, mô hình tăng trưởng nội
sinh đã làm là trình bày lại một cách có hệ thống, trong đó nguồn nhân lực hay quá
trình tích luỹ kiến thức trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến tăng trưởng kinh
4

tế . Như đã đề cập, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, FDI còn có tác động tích
cực đến phát triển nguồn nhân lực thông qua các dự án đầu tư vào giáo dục. Những
cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội học
hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi được tiếp cận với công nghệ tiên tiến và chuyên
môn quản lý cao hơn. Bên cạnh đó, FDI còn tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận với
công nghệ hiện đại, giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ được dễ dàng. Những
tác động tích cực này được xem là các tác động tràn của FDI, góp phần làm tăng
năng suất cho các doanh nghiệp nội địa và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế. Ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế được mô hình tăng
trưởng nội sinh miêu tả cụ thể hơn so với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, khi đề
cập đến cả những kênh truyền dẫn trung gian, như nguồn nhân lực, tiến bộ công
nghệ. Những bài nghiên cứu của Alguacil cùng cộng sự 2002; Baharumshan và
Thanoon, 2006; Balasubramanyam cùng cộng sự, 1996, 1999; Bende Nabende và
Ford 1998; Borensztein cùng cộng sự, 1998; Chakraborty và Basu, 2002; De Mello,
1997, 1999; Liu cùng cộng sự 2002 và Wang, 2005 là những bằng chứng xác thực
cho lập luận của mô hình tăng trưởng nội sinh, khi những bài nghiên cứu này chỉ rõ

vai trò của FDI trong kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các tác động tràn,
như tiếp cận công nghệ mới, bổ sung nguồn vốn, và nâng cao trình độ nguồn nhân
lực.
Dù có sự khác biệt, nhưng cả hai mô hình tăng trưởng tân cổ điển và mô hình
tăng trưởng nội sinh đều đưa ra những lập luận chứng minh tầm quan trọng của
nguồn vốn đầu tư đối với nền kinh tế, ngụ ý về vai trò của dòng vốn FDI trong thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến

4

Trần Thọ Đạt, 2005. Các mô hình tăng trưởng kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất
bản thống kê


10

hành để xem xét ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng những nghiên
này không đưa ra một kết luận rõ ràng về mối liên hệ này. Trong khi, một số bài
nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của FDI trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(Aitken cùng cộng sự, 1997; Alfaro cùng cộng sự, 2003; Caves, 2007; Choe, 2003;
De Mello,1999; Dunning và Lundan, 2008; Franco, 2013; Lee và Chang, 2009;
Lim, 2001; Lipsey, 2002; Mullen và William, 2005; Yao, 2006), thì một số bài khác
lại cho rằng, chính dòng vốn FDI là nguyên nhân dẫn đến sự chậm tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia (Buckley cùng cộng sự, 2002; Dutt, 1997; Easterly, 1993;
Mencinger, 2003; Meyer, 2004; Meyer và Sinani, 2006; Nunnenkamp và Spatz,
2003). Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhìn thấy, phần lớn những nghiên cứu thực
nghiệm về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng ở các quốc gia phát triển đều đưa ra
một kết luận chung khi cho thấy, FDI chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(Baldwin cùng cộng sự, 2005; Bitzer cùng cộng sự, 2008; Caves, 1974; Globerman,
1979; Lee, 2013; O'Hearn, 1990). Những nghiên cứu của Barry và Bradley (1997) ở

Ireland giai đoạn 1960 – 1995; Lee (2013) cho 19 quốc gia thuộc nhóm G20; Li và
Liu (2005) ở 21 quốc gia phát triển giai đoạn 1970 – 1999; Liu, Siler, Wang, và Wei
(2000) ở Anh cùng Schneider (2005) ở 19 quốc gia phát triển thời kỳ 1970 – 1990
đã chỉ ra rõ tác động tích cực này. Không như phần lớn các nghiên cứu ở những
quốc gia phát triển, kết quả đạt được từ các quốc gia đang phát triển thì không đồng
nhất. Một số bài cho thấy tác động tích cực của FDI, một số khác lại cho thấy tác
động tiêu cực, thậm chí không có tác động. Nghiên cứu của Borensztein, De
Gregorio, và Lee (1998) đã cho thấy FDI tác động không đáng kể đến tăng trưởng
kinh tế ở 69 quốc gia đang phát triển, còn nghiên cứu của Akinlo (2004) và
Schneider (2005) thì không cho thấy mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng. Bảng 2.1
đã trình bày tóm lược một số nghiên cứu trước đây liên quan đến FDI và tăng
trưởng kinh tế.


11

Bảng 2.1: Tóm Lược Một Số Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của FDI Vào
Tăng Trưởng Kinh Tế (Growth)
Tác giả

O'Hearn
(1990)
Blomstrom cùng
cộng sự
(1992)

De Gregorio
(1992)

Balasubramanyam

cùng cộng sự
(1996)

Borensztein cùng
cộng sự
(1998)


12

Xu
(2000)

Campos và
Kionoshita
(2002)

Bengoa và
Sanchez-Robles
(2003)

Choe
(2003)

Kim Seo cùng các
cộng sự
(2003)


13


Akinlo
(2004)

Durham
(2002)

Frenkel cùng
cộng sự
(2004)
Baldwin cùng
cộng sự
(2005)
Carkovic và
Levine
(2005)

Li và Liu
(2005)



14

Nguyễn Thị Tuệ
Anh
(2006)

Khaliq và Noy
(2007)


Alfaro Ozcan và
Selin Sayek
(2008)

Apergis cùng
cộng sự
(2008)
Bitzer cùng cộng
sự
(2008)

Liu
(2008)



×