Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, vai trò của các yếu tố chất lượng thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.67 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------o0o----------

NGUYỄN CHẤT PHÁT

MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ,
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------o0o----------

NGUYỄN CHẤT PHÁT

MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ,
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

TP. HCM - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh
tế: vai trò của các yếu tố chất lượng thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường vĩ mô” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Chất Phát


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................ 2
1.1.

Đặt vấn đề:......................................................................................................... 2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................... 5


1.3.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 5

1.4.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 5

1.5.

Câu hỏi nghiên cứu:........................................................................................... 5

1.6.

Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 5

1.7.

Ý nghĩa của nghiên cứu:.................................................................................... 6

1.8.

Kết cấu của luận văn.......................................................................................... 6

CHƯƠNG 2:.................................................................................................................. 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.................8
2.1.

Cơ sở lý thuyết:.................................................................................................. 8


2.1.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế:..............................8
2.1.2. Lý thuyết chiết trung – Mô hình OLI:.............................................................. 10
2.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây:.............................................................. 11

2.2.1. FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế:............................................................. 11
2.2.2. FDI và hiệu ứng lan tỏa:.................................................................................. 13
2.2.3. Các nhân tốc tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế:......15
2.2.3.1. Chất lượng cơ sở hạ tầng:................................................................................ 15
2.2.3.2. Chất lượng thể chế........................................................................................... 15
2.2.3.3. Nhân tố kinh tế vĩ mô:..................................................................................... 16
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 18
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 18


3.1.

Dữ liệu............................................................................................................. 18

3.2.

Phương pháp ước lượng................................................................................... 19

3.2.1. Phân tích hồi quy SGMM với dữ liệu bảng động:........................................... 19
3.2.2. Các biến sử dụng trong nghiên cứu................................................................. 20
Bảng: 3.2.2 Các biến sử dụng trong nghiên cứu........................................................... 20
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 27
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN........................................................................................ 27

4.1.

Thống kê mô tả các biến:................................................................................. 27

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến.............................................................................. 27
4.2.

Ma trận hệ số tương quan, thời kỳ 1987-2016:................................................ 28

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan, thời kỳ 1987-2016:............................................ 28
4.3.

Hồi quy với phương pháp OLS........................................................................ 29

4.4.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến............................................................... 29

4.5.

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi:........................................... 29

4.6.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan:.............................................................. 29

4.7.

Kết quả hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM):..........................30


4.8.

Kết quả hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM):....................30

4.9.

Kết quả mô hình hồi quy SGMM với dữ liệu bảng động:................................ 32

4.10.

Đánh giá kết quả thu được:.............................................................................. 35

4.11.

Hồi quy dữ liệu bằng phương pháp OLS với biến trễ của FDI:.......................39

CHƯƠNG 5:................................................................................................................ 41
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 41
5.1.

Tổng kết kết quả bài nghiên cứu:..................................................................... 41

5.2.

Bài học cho Việt Nam:..................................................................................... 42

5.3.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:........................................................................... 44


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 46
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 49


DANH MỤC VIẾT TẮT

FDI

: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

: Tổng sản phẩm quốc dân

GMM

: Gerneral method of movements

IPAs

: Các Cơ quan Xúc tiến Đầu tư

MNEs

: Các công ty đa quốc gia


OLS

: Phương pháp bình phương tối thiểu

UNCTAD

: Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc

WB

: Ngân hàng thế giới

WIR

: Báo cáo đầu tư thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách các nước nghiên cứu
Bảng 4.1. Bảng mô tả các biến
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS
Bảng 4.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.5. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo phương pháp tác động cố định (FEM)
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy theo phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM)
Bảng 4.9.1. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người. Tất cả các quốc gia. Phương


pháp ước lượng: System-GMM. Trung bình thời kỳ 1987-2016
Bảng 4.9.2. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người. Các nước có thu nhập trung
bình cao. Phương pháp ước lượng: System-GMM. Trung bình thời kỳ 1987-2016
Bảng 4.9.3. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người. Các nước có thu nhập thấp
và trung bình thấp. Phương pháp ước lượng: System-GMM. Trung bình thời kỳ 19872016
Bảng 4.10. Biến phụ thuộc: Tăng trưởng GDP đầu người. Tất cả các quốc gia. Phương
pháp ước lượng: OLS với biến trễ FDI.


1

TÓM TẮT
Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng
kinh tế đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, từ đó đưa ra các nhận
định và gợi ý chính sách. Ngoài ra bài nghiên cứu đánh giá thêm về tác động của các
biền giải thích, biến tương tác liên quan đến các yếu tố về thể chế, chính trị, cơ sở hạ
tầng và bất ổn kinh tế vĩ mô (hay còn được gọi là các năng lực hấp thụ địa phương
trong các nghiên cứu trước đây) đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Bài viết sử dụng phương pháp S-GMM với dữ liệu bảng động của 30 nước đang
phát triển trong thời kỳ 1987-2016, nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình hồi quy
đa biến được sử dụng trong bài nghiên cứu trước đây của Alguacil, M., Cuadros, A. và
Orts (2011). Việc sử dụng dữ liệu bảng giúp cho nghiên cứu thu thập được nhiều thông
tin hơn về dữ liệu chéo cũng như dữ liệu thời gian, phương pháp S-GMM giúp khắc
phục các khuyết tật của mô hình như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương
quan, vần đề nội sinh, từ đó đưa ra các hệ số ước lượng tương đối chính xác hơn so với
các phương pháp khác. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng hồi quy mô hình với phương
pháp OLS nhằm đưa ra các so sánh, nhận định về kết quả khác biệt giữa hai phương
pháp
Kết quả hồi quy cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng cũng như các nhóm
biến về thể chế, hạ tầng, bất ổn kinh tế. Kết quả hồi quy cũng có sự khác biệt đối với

mẫu toàn bộ các nước và mẫu gồm các nước có thu nhập trung bình cao và mẫu các
nước có thu nhập trung bình thấp.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng
và phát triển của Việt Nam trong các năm qua. Đến tháng 3/2017 đã có khoảng 23.731
dự án với tổng vốn đăng ký là 300 tỷ đô la được đầu tư vào Việt Nam. Trong những
năm gần đây, Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút hàng đầu các dòng vốn,
đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở khu vực Đông Nam Á. Các
nguồn vốn nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn FDI được cho rằng thường tác động tích
cực đến nền kinh tế của nước tiếp nhận. Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để
đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nhưng các tác giả thường thu được
những kết quả trái chiều. Điều này đã mang đến các cuộc tranh luận kéo dài về mức độ,
khả năng tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở những nước tiếp nhận có sự
khác nhau về cơ sở hạ tầng, thể chế, yếu tố vĩ mô,.... Điều đó cho thấy tầm quan trọng
của việc tìm hiểu cách thức FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như những yếu
tố nào giúp phát huy hiệu quả từ việc hấp thụ dòng vốn FDI. Bài viết này góp phần vào
việc thảo luận về vai trò của năng lực hấp thụ trong trong các nền kinh tế chủ thể để có
thể phát triển và khai thác có hiệu quả dòng vốn FDI.
Các nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng được thực hiện trên nhiều khía
cạnh như nghiên cứu theo dạng học thuật hay các nghiên cứu dạng tổng kết kết quả tại các
quốc gia, châu lục do các tổ chức như UNCTAD, WB,…thực hiện. FDI dường như mang
lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nước sở tại thông qua hiệu ứng về lan tỏa
công nghệ, cụ thể là mang đến các lợi ích liên quan đến công nghệ mới, phát triển kỹ năng
cũng như tư duy quản lý mới thông qua việc nhập khẩu công nghệ mới và đào tạo nguồn
nhân lực tại các nước tiếp nhận FDI (Haddad và Harrison, 1993; Markusen và Venables,

1999). Ngoài ra thị trường tài chính phát triển cũng là một yếu tố quan trọng trong mối
quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vì nó mang


3

đến một nền kinh tế thị trường với các kênh đa dạng hơn cho các nhà đầu tư trong việc
phân phối vốn, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế khi các
nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả (King và Levine, 1993; Levine, 2005). Kết
luận này tương đồng với nghiên cứu của Patrick (1996), Hermes và Lensink (2003) khi
cho rằng thị trường tài chính phát triển giúp cho các nước tiếp nhận FDI hấp thu được
nhiều hơn các lợi ích do nguồn vốn này mang lại. Trái ngược với các kết quả trên,
nghiên cứu của Bende-Nabendem và các cộng sự (2001) lại thu được tác động tiêu cực
của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong bài nghiên cứu của tác giả Holger Görg và David Greenaway năm 2004 về
đề tài “Các công ty trong nước có thực sự được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước
ngoài”, bằng cách tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả cho rằng hầu hết các
chính phủ đều coi trọng việc ưu tiên thu hút FDI, đặc biệt là trong các nền kinh tế đang
phát triển và chuyển đổi vì nó giúp đất nước tăng trưởng vốn và nâng cao chất lượng
vốn cổ phần. Lý do là các công ty đa quốc gia được kỳ vọng mang đến những phương
pháp tốt nhất về công nghệ và kỹ năng quản lý, trong trường hợp các công nghệ và kỹ
năng quản lý này được các nước tiếp nhận hấp thụ tốt, nó sẽ trở thành kênh truyền dẫn
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên tác giả đã kết luận sự lan truyền trên chủ
yếu thể hiện trên lý thuyết, việc tìm ra các bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ để chứng
minh sự tồn tại của chúng thì khó hơn, cho thấy những lợi ích trên thực tế của FDI là
không rõ ràng, có thể là do các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu sai đối tượng hoặc là
phương pháp (VD: Nhiều nghiên cứu tập trung vào ngành công nghiệp hơn là công ty
hoặc nhà máy. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo trong khi để phân tích
chính xác hơn cần dữ liệu bảng. Cần nhiều các nghiên cứu hơn nữa để đối chiếu so
sánh, phân tích về đặc điểm sở hữu, quản trị doanh nghiệp, khả năng hấp thụ của các

công ty trong nước,…)


4

Vậy yếu tố nào tác động đến việc hấp thu nguồn vốn FDI? Các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây cho thấy hiệu quả khai thác FDI có liên quan đến năng lực hấp thụ trong
nền kinh tế của các nước sở tại và như Lipsey Sjoholm (2005) lập luận rằng sự không đồng
nhất trong các nhân tố điều kiện của các nước sở tại là nguyên nhân của năng lực háp thụ
FDI khác nhau giữa các nền kinh tế. Để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về các
tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu nêu trên, M. Alguacil, A.
Cuadros và V. Orts (2011) đã tìm hiểu xem có phải đó là kết quả của sự không đồng nhất
giữa các nước tiếp nhận FDI liên quan đến các yếu tố về năng lực hấp thụ (là khả năng
phản ứng thành công trước những thách thức cũng như cơ hội mang lại từ những công ty
nước ngoài) như vốn con người, độ mở thương mại, sự phát triển thị trường tài chính và
mức độ phát triển cơ sở hạ tầng hay không. Nghiên cứu của các ông cho thấy các năng lực
hấp thụ này là điều kiện tiên quyết để các quốc gia nhận được lợi ích từ dòng vốn FDI.
Ngoài ra, kết quả cung chỉ ra rằng các yếu tố về sự ổn định môi trường vĩ mô và chất
lượng của thể chế có tầm ảnh hưởng quan trọng khi đánh giá tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế và chính phủ các nước sở tại cần có sự cải thiện về môi trường vĩ mô cũng
như chất lượng thể chế để có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ nguồn vốn FDI hơn là chỉ
tập trung vào các chính sách thu hút FDI.

Kết quả từ khảo sát của Các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) năm 2017 cho thấy
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 15 địa điểm đến tiềm năng trong việc thu hút nguồn
vốn FDI cùng với các quốc gia Đông Nam Á, các thị trường mới nổi và Hoa Kỳ. Vì
vậy việc đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến mối quan hệ đó là rất cần thiết, đặc biệt đối với các nước thu hút đầu tư
nhiều như Việt Nam. Kế thừa nghiên cứu của Aguacil và cộng sự (2011), tác giả thực
hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế đồng thời

đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thể chế, môi trường vĩ mô và cơ sở hạ
tầng đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế để đưa ra các khuyến nghị về
giải pháp phát huy các tác động tích cực của dòng vốn FDI.


5

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên dữ liệu, mô hình nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu này nhằm mục
đích tìm hiểu các nội dung sau:
- Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu
tư, FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào.
- Đánh giá các yếu tố về chất lượng thể chế, ổn định vĩ mô, chất lượng cơ sở hạ
tầng xem liệu các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ FDI của các nước sở
tại hay không từ đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại nước
tiếp nhận đầu tư. Mối quan hệ đó đối với 2 nhóm nước khác nhau.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 30 nước thuộc các thị trường mới nổi tại
châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, trong đó có Việt Nam, giai đoạn từ năm 1987 đến
2016.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu:
- FDI vào các quốc gia nghiên cứu có tác động làm tăng trưởng kinh tế ở các
nước đó hay không?
- Các nhân tố điều kiện tác động như thế nào đến mối quan hệ FDI và tăng trưởng
kinh tế?
- Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa hai nhóm quốc gia
hay không?
1.6. Phương pháp nghiên cứu:



6

Về mặt cơ sở lý thuyết: Tổng quát lại các nghiên cứu trước đây và lý thuyết cơ sở
có liên quan
Về nghiên cứu thực nghiệm: Bài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp ước lượng
OLS và S-GMM đối với dữ liệu bảng động của tất cả các quốc gia, cũng như tách
thành 2 nhóm nước có thu nhập khác nhau để đánh giá kết quả thu được. Việc ước
lượng được thực hiện qua 9 mô hình hồi quy với các mô hình ban đầu gồm các biến
kiểm soát sau đó các biến giải thích về thể chế, hạ tầng,biến tương tác…được thêm vào
mô hình để ước lượng nhằm đánh giá tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
trong từng mô hình.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Do thời gian thực hiện tương đối ngắn và tính không đầy đủ của dữ liệu, bài
nghiên cứu có thể chưa phản ánh hết những ý tưởng tuy nhiên cũng đóng góp ý nghĩa
trong việc giải thích một số khía cạnh sau:
Xác định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dưới tác động của các
nhân tố điều kiện tại các quốc gia được nghiên cứu. Từ những tác động của các nhân tố
đó giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng hơn về việc nâng cao khả năng hấp thụ của nền
kinh tế nước nhà thông qua việc cải cách thay đổi các chính sách phù hợp hơn, đầu tư
tập trung vào các yếu tố như cơ sở vật chất, kiểm soát vấn đề quan liêu, tham nhũng để
có thể đáp ứng tốt cho việc đón đầu nguồn vốn FDI từ bên ngoài vào và nâng cao lợi
ích từ nguồn FDI đó một cách hiệu quả.
1.8. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu chung về lý do, mục tiêu, phương pháp thực hiện, kết cấu
của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Trình bày tổng quan lý thuyết về FDI và tăng trưởng kinh tế, các kết
quả nghiên cứu trước đây.



7

Chương 3: Mô tả dữ liệu, mô hình, phương pháp ước lượng
Chương 4: Trình bày, giải thích các kết quả chính
Chương 5: Kết luận, nêu ra các điểm khác biệt cũng như những thiếu sót hạn chế
của đề tài, các hướng nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai.


8

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế:
Có 2 cơ chế thông qua đó mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được tăng
cường: Thứ nhất, Mối quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế có thể liên quan đến tác
động của FDI đến tích lũy vốn, cụ thể là tác động của FDI đến đầu tư nội địa. Thứ hai,
ngoài việc tác động trực tiếp đến đầu tư nội địa, FDI được kỳ vọng giúp làm tăng hiệu
quả sản xuất của nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ, FDI dường như là
phương pháp trực tiếp và hiệu quả để mua lại các công nghệ được tạo ra trong các nền
kinh tế tiên tiến nhất, là yếu tố quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của các
nước đang phát triển. (xem, ví dụ, Alguacil, Cuadros, & Orts, 2008; M. Alguacil∗, A.
Cuadros, V. Orts, 2011; Bosworth & Collins, 1999)
Vai trò của vốn đầu tư lên tăng trưởng kinh tế đã và đang được đề cập ở rất nhiều
lý thuyết, mô hình kinh tế cũng như trong các nghiên cứu thực nghiệm. Hiển nhiên để
một quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển, một lượng vốn cần thiết phải được tích
lũy nhằm tạo ra các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất. Ở phần này, tác giả trình bày
các lý thuyết kinh tế cho thấy vai trò của vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng đối với

tăng trưởng. Các lý thuyết này bao gồm mô hình tăng trưởng của Harrod và Domar, mô
hình tăng trưởng của Solow và lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Dựa vào tư tưởng của
Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học của Học viện MIT (Mỹ)
là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối
quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và các nhân tố cơ bản ở các nước phát triển như
sau:


9

Y = F (K,L)
K là trữ lượng vốn (hoặc tư bản), và L là cung lao động. Một trong những ưu
điểm của mô hình Harrod – Domar đó là tập trung cốt lõi vào tiết kiệm của quốc gia vì
tiết kiệm giúp cho nguồn vốn đầu tư phát triển tốt hơn. Nguồn tiết kiệm nếu bị hạn chế
thì có thể khai thác từ các nguồn đầu tư mới có thể đến từ các nguồn bên ngoài quốc
gia, hay còn gọi là đầu tư nước ngoài, có thể dưới dạng trực tiếp (Foreign Direct
Investment – FDI) hay gián tiếp (Foreign Indirect Investment – FII)
Sau Harrod và Domar, vào năm 1956, nhà kinh tế học của Học viện MIT (Mỹ) là
Robert Solow giới thiệu một mô hình tăng trưởng kinh tế mới, gọi là mô hình Solow
(còn gọi là mô hình Tân cổ điển hoặc mô hình ngoại sinh). Mô hình Solow ra đời là
một bước tiến khá dài kể từ mô hình của Harrod – Domar. Giải pháp của Solow là cho
rằng công nghệ là biến ngoại sinh trong mô hình. Để đưa vào mô hình yếu tố về thay
đổi công nghệ, mô hình sản xuất ban đầu được điều chỉnh và thêm vào một biến số
mới, T, biểu thị tiến bộ công nghệ, như sau:
Y = F (K,TxL)
Theo cách xác lập hàm số này, công nghệ được đưa vào mô hình sao cho nó trực
tiếp làm cho yếu tố lao động được tốt hơn, hiệu quả hơn. Loại tiến bộ công nghệ này
được gọi là nâng cao lao động. Khi công nghệ được cải tiến, một người lao động có thể
sản xuất được nhiều sản lượng hơn, qua đó làm gia tăng tính hiệu quả và năng suất lao
động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc tiếp thu công nghệ mới từ một

quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển, là điều khả dĩ và mang lại hiệu quả
cao, và trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh quan trọng đem lại
sự chuyển giao công nghệ này đến các quốc gia đang phát triển thông qua hiệu ứng
“lan tỏa công nghệ” (Technology Spillovers).
Sau Solow, các mô hình tăng trưởng nội sinh của giai đoạn sau đã cải tiến mô
hình Solow ở chỗ giả định nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào suất sinh lợi


10

tăng dần theo quy mô. Việc gia tăng gấp đôi lượng vốn, lao động và các yếu tố sản xuất
khác sẽ dẫn đến tăng hơn gấp đôi sản lượng. Vậy làm thế nào việc tăng gấp đôi vốn và
lao động có thể dẫn đến sự gia tăng hơn gấp đổi sản lượng? Ta hãy xem xét việc đầu tư
vào nghiên cứu hay giáo dục, chẳng những ảnh hưởng tích cực lên doanh nghiệp hay cá
nhân thực hiện đầu tư, mà còn có tác động lan tỏa tích cực đối với những thành phần
khác trong nền kinh tế. Ví dụ, lợi ích từ việc triển khai hệ thống dây chuyền sản xuất
mới của Henry Ford không những to lớn đối với tập đoàn Ford Motor, mà còn có lợi
ích lớn hơn cho cả nền kinh tế nhờ sự lan tỏa của kiến thức về kỹ thuật mới này sang
các doanh nghiệp sản xuất ô tô khác và các doanh nghiệp này được hưởng lợi từ hệ
thống mới của Ford Motor.
2.1.2. Lý thuyết chiết trung – Mô hình OLI:
Lý thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI. Một
công ty có lợi thế tiến hành FDI khi có OLI, trong đó:
- O: Ownership Advantages, lợi thế về sở hữu bao gồm lợi thế cạnh tranh về
thương hiệu, kỷ thuật sản xuất, hiệu suất theo quy mô.
- L: Location Advantage, Lợi thế về khu vực hay lợi thế riêng của đất nước, bao
gồm tài nguyên, quy mô, sự tăng trưởng của thị trường, chất lượng cơ sở hạ tầng và các
chính sách chính phủ
- I: Internalization Incentives, lợi thế về nội bộ hóa, gồm cắt giảm chi phí ký kết,
kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh được việc thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao

cho các công ty, tránh được các chi phí thực hiện bản quyền các phát minh, sáng chế.
Một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1980,1981a,1981b,
1986, 1988a, 1988b, 1993), tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau
lý giải về FDI, và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động


11

cơ tiến hành đầu tư trực tiếp: địa điểm, sở hữu, nội địa hoá. Cách tiếp cận này được biết
đến dưới tên mô hình “OLI”:
Sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản nhất
định như nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật hay cơ hội quản lý…. Lợi thế về sở
hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà có ưu
thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận,ví dụ
như bằng sáng chế hoặc kế hoạch hành động (blueprint). Đó cũng có thể là một số tài sản
vô hình hoặc các khả năng đặc biệt như công nghệ và thông tin, kỹ năng quảnlý,
marketing, hệ thống tổ chức và khả năng tiếp cận các thị trường hàng tiêudùng cuối cùng
hoặc các hàng hoá trung gian hoặc nguồn nguyên liệu thô, hoặckhả năng tiếp cận nguồn
vốn với chi phí thấp. Dù tồn tại dưới hình thức nào, lợi thế về quyền sở hữu đem lại quyền
lực nhất định trên thị trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh nghiệp bù lại những bất
lợi khi kinh doanh ở nước ngoài. Mặc dù các lợi thế về quyền sở hữu mang đặc trưng riêng
của mỗi doanh nghiệp, chúng có liên hệ mật thiết đến các năng lực về công nghệ và sáng
tạo và đến trình độ phát triển kinh tế của các nước chủ đầu tư

Lợi thế về địa điểm là các ưu thế có được do tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh tại một địa điểm nhất định, những ưu thế về địa điểm có thể là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động lãnh nghề và rể… Nội địa hóa là ưu thế đạt được
cho việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị trường kém hiệu quả
hơn. Lý Thuyết này khẳng định rằng khi hội tụ đầy đủ các lợi thế trên, các công ty sẽ
thực hiện FDI.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
2.2.1. FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Năm 1996, Balasubramanayam, Salisu và Sapsford xem xét mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia có chính sách thương mại khác nhau. Kết


12

quả thu được là đối với 18 quốc gia có chính sách khuyến khích xuất khẩu, nguồn vốn
FDI cao hơn mang đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt hơn.
Nghiên cứu năm 1999 của Luiz R. De Mello trên hai nhóm mẫu các quốc gia
OECD và các quốc gia ngoài OECD giai đoạn 1970 – 1990. Hai cơ chế chính FDI tác
động đến tăng trưởng kinh tế là thông qua việc tích lũy vốn, FDI gắn kết công nghệ
mới và các yếu tố đầu vào và thông qua hiệu ứng lan tỏa, FDI giúp nâng cao khả năng
chuyên môn của người lao động và năng lực quản lý tại nước tiếp nhận từ đó tiếp thu
vận hành công nghệ mới từ các nước đầu tư. Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy
trong phân tích chuỗi thời gian thì tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là khác
nhau đối với các nhóm nước đặc trưng khác nhau (OECD và ngoài OECD). Các nước
ngoài OECD cho thấy có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI cũng như tích
lũy vốn nội địa. Ngoài ra FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào
khoảng cách công nghệ giữa nước tiếp nhận đầu tư và nước đầu tư. Mức độ lan tỏa
công nghệ vì vậy cũng cao hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển
(do các nước phát triển có khả năng nắm bắt công nghệ nhanh hơn nhờ nguồn nhân lực
cao và khoảng cách công nghệ tương đối thấp).
Năm 2003, Laura Alfaro nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đầu tư vào các
ngành công nghiệp, sản xuất, dịch vụ đến tăng trưởng kinh tế xem mối quan hệ có sự
khác nhau giữa các ngành hay không. Mẫu nghiên cứu gồm 47 nước dang phát triển
trong giai đoạn 1981 – 1999. Kết quả thu được là FDI các ngành khác nhau tác động
đến tăng trưởng một cách khác nhau, ngoài ra mối quan hệ FDI – tăng trưởng kinh tế
còn chịu tác động của các yếu tố khác như: vốn con người, sự phát triển thị trường tài

chính nội địa, chất lượng định chế tài chính nhà nước tại nước tiếp nhận đầu tư.
Một cuộc nghiên cứu khác về mối quan hệ FDI – tăng trưởng kinh tế đối với các
quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1996-1998 lại không cho thấy FDI có bất kỳ tác
động nào (Lyroudi Katerina, Papanastasiou John, Vamvakidis Athanasios, 2004).


13

Năm 2007, Ilhan Ozturk và Huseyin Kalyoncu nghiên cứu mẫu ha nước Pakistan
và Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1975 – 2004 nhằm kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy tại Pakistan FDI có tác động đến tăng trưởng
kinh tế trong khi mối quan hệ hai chiều thể hiện rõ đối với trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng trong năm 2007, S. Yao và K. Wei thực hiện nghiên cứu đối với Trung Quốc và
phát hiện ra tác động của các biến vốn, lao động, FDI, xuất khẩu, vốn con người, tỷ giá
thực đến tăng trưởng kinh tế trong khi biến cơ sở hạ tầng không cho thấy mối quan hệ
nào.
Với dữ liệu gồm 23 quốc gia châu Á giai đoạn 1986-2008, Aviral Kumar và Mihai
Mutascu (2011) đã ước lượng mối quan hệ FDI-tăng trưởng thông qua hai phương pháp
FEM và REM. Khi xem xét đồng thời cả FDI, xuất khẩu và tăng trưởng thì tác giả
không tìm thấy tác động của FDI trong khi nếu loại xuất khẩu ra thì FDI lại có tác động
đến tăng trưởng.
Aguacil và cộng sự năm 2011 cũng nghiên cứu về mối quan hệ FDI – Tăng
trưởng kinh tế và phát hiện ra có sự khác nhau về tác động của FDI đến tăng trưởng
kinh tế tại các nhóm nước khác nhau. Đối với các nước có thu nhập trung bình cao thì
mối quan hệ là không rõ ràng trong khi FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
tại các nước có thu nhập trung bình thấp. Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến mối
quan hệ này như bất ổn vĩ mô và chất lượng thể chế.
2.2.2. FDI và hiệu ứng lan tỏa:
Haddad và Ann Harrison (1992) nghiên cứu tác động FDI đến các ngành sản xuất
tại Morocco và phát hiện các công ty nước ngoài có chỉ số TFP (nhân tố tổng hợp) cao

hơn và tốc độ tăng trưởng chỉ số đó lại thấp hơn các nước nội địa, phù hợp với lý
thuyết hiệu ứng hội tụ. Năng suất tại các công ty có sự góp vốn, tham gia sản xuất của
các công ty nước ngoài thì cao hơn năng suất lao động của các công ty ít có sự tham gia
yếu tố nước ngoài. Các công ty trong nước có xu hướng nâng cao năng lực cạnh


14

tranh làm giảm khoảng cách về năng suất lao động giữa công ty nước ngoài và nội địa
trong cùng một ngành.
Năm 1998, Borensztein, De Gregorio và Lee trong bài nghiên cứu “How does
foreign direct investment affect economic growth?” đã thực hiện nghiên cứu tại 69
quốc gia đang phát triển trong hai giai đoạn 1970-1979 và 1980-1989 để tìm hiểu FDI
tác động đến tăng trưởng kinh tế bằng cách nào. Các ông lập luận FDI dường như là
kênh dẫn truyền tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc mang theo nó các
công nghệ và trình độ quản lý cao hơn. Kết quả cho thấy FDI tác động đến kinh tế phụ
thuộc vào mức độ vốn con người. Biến tương tác giữa FDI và vốn con người có tương
quan tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong khi biến tương tác giữa vốn con người
và vốn đầu tư nội địa không cho thấy tác động rõ ràng, điều này hàm ý FDI ẩn chứa
trong nó công nghệ, trình độ cao hơn tác động đến tăng trưởng tích cực hơn so với đầu
tư nội địa.
Grog và Strobl (2000) nghiên cứu về tác động lan tỏa của các công ty đa quốc gia với
mẫu gồm hơn 17000 công ty ở Ireland giai đoạn 1973-1996. Kết quả thu được là các hiệu
ứng lan tỏa có tác động tích cực đến các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, giúp các
công ty này tăng khả năng tồn tại thông qua việc các công ty này tiếp thu và áp dụng công
nghệ tiên tiến vào sản xuất giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đối với ngành công nghệ
thấp thì các công ty đa quốc gia không cho thấy tác động tích cực nào đối với các công ty
nội địa. Năm 2001, Grog và Greenaway với đề tài “Multinational companies and
productivity spillovers: A meta-analysis” tiếp tục nghiên cứu hơn 400 công ty ở Anh giai
đoạn 1991-1996 nhận thấy các công ty nội địa hưởng lợi từ các công ty nước ngoài nếu

khoảng cách công nghệ với công ty dẫn đầu là ngắn cho dù công ty nội địa hoạt động ở bất
kỳ ngành nào. Trong các ngành công nghệ cao thì các công ty nội địa vẫn được hưởng lợi
từ các công ty nước ngoài bất kể khoảng cách trong


15

khi đối với ngành công nghệ thấp, công ty nội địa sẽ gặp khó khăn nếu khoảng cách
công nghệ với công ty dẫn đầu khá xa.
2.2.3. Các nhân tốc tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế:
2.2.3.1. Chất lượng cơ sở hạ tầng:
Chất lượng của cơ sở hạ tầng địa phương, đặc biệt là các cơ sở giao thông vận tải,
có vẻ là một yếu tố bổ sung có liên quan (xem, Easterly, 2001; Li & Liu, 2004). Đã có
những bằng chứng đáng kể cho rằng cơ sở hạ tầng là một nhân tố cốt lõi cho hoạt động
kinh tế (theo như các kết quả đạt được từ một khảo sát về tác động của cơ sở hạ tầng
của World Bank, 1994). Cơ sở hạ tầng được định nghĩa bao gồm giao thông vận tải,
viễn thông, nước và vệ sinh môi trường, năng lượng và khí đốt, và các công trình khác,
và có thể đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Cơ sở hạ tầng được thiết kế tốt cũng
tạo điều kiện cho hiệu quả kinh tế theo quy mô, giảm chi phí trong thương mại trao đổi
hàng hóa, và do đó là một nhân tố quan trọng khi nhà đầu tư
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế với lý do đưa ra là các nước có cơ sở hạ tầng trang bị tốt hơn sẽ giúp cho tác
động lan tỏa của FDI hiệu quả hơn (xem Loree và Guisingerr, 1995; Wheeler và
Moody, 1992; Kumar, 1994; Mody và Srinivasan, 1996; Kinoshita và Lu (2006)).
2.2.3.2. Chất lượng thể chế
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể
chế (Institution). Một mặt, cải cách thể chế kinh tế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
suất hoạt động của nền kinh tế, mặt khác cải cách là tín hiệu để thu hút các dòng vốn
đầu tư nước ngoài. Đây là những kết luận chính trong các bài nghiên cứu của
Acemoglu và Johnson (2005), Adams (2009) và Easterly (2005). Theo Easterly (2005),

khái niệm thể chế đề cập đến “những sự sắp xếp mang tính sâu xa (Deep-Seated) trong
xã hội như quyền sở hữu, luật pháp, truyền thống pháp lý, lòng tin giữa con người,


16

trách nhiệm dân chủ của chính quyền và nhân quyền”. Ngoài tác động trực tiếp đến
tăng trưởng, hệ thống thể chế cũng đóng vai trò là nhân tố chính thu hút dòng vốn FDI.
Sở dĩ như vậy là bởi vì nhà đầu tư FDI, đặc biệt là FDI đầu tư mới (Greenfield FDI)
luôn phải đối mặt với vấn đề chi phí chìm và chi phí chìm thì bị ảnh hưởng bởi tính bấp
bênh, không chắc chắn cũng như tính hiệu quả của hệ thống pháp luật và chính trị. Một
hệ thống thể chế tốt sẽ giúp làm giảm những chi phí chìm liên quan khi thực hiện đầu
tư (như chi phí liên quan đến tham nhũng). Thêm vào đó, FDI (đặc biệt là FDI ở nông
thôn) liên quan đến chi phí bị chìm đắm cao bị ảnh hưởng bởi sự mất an ninh và hiệu
quả của các hệ thống chính trị và pháp luật (xem, ví dụ, Demekas et al, 2007). Cùng
với nghiên cứu này, văn học thực nghiệm đang ngày càng gợi ý rằng một sự tăng
trưởng FDI tích cực gắn liền đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý hoạt động. Phù hợp với lập
luận này, một môi trường thể chế ổn định có thể làm tăng sự lan truyền từ FDI vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện hoạt động kinh doanh (xem Bengoa và SanchezRobles, 2005, Prüfer & Tondl, 2008 cho các nước Mỹ Latin)
2.2.3.3. Nhân tố kinh tế vĩ mô:
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh tế cũng như khả
năng thu hút dòng vốn nước ngoài đã được nghiên cứu sâu rộng trong nhiều bài nghiên
cứu (Demekas, Horvath, Ribakova, & Wu, 2007). Sự bất ổn vĩ mô có vẻ sẽ gây cản trở
cho quá trình tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Những chỉ báo cho độ bất ổn kinh tế
vĩ mô thường được dùng là lạm phát, tỷ lệ nợ nước ngoài cao và thâm hụt ngân sách.
Những nhân tố này được cho là làm gia tăng tính bất ổn, làm xấu đi môi trường kinh
doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng. Hơn nữa, chúng còn tạo ra sự không chắc
chắn, từ đó, không chỉ ngăn cản việc tiếp cận dòng vốn nước ngoài, mà còn làm giảm
hiệu ứng thúc đẩy năng suất của FDI, quan điểm này đã được chứng thực bởi Prufer và
Tondl (2008).



17

Tóm lại, điều kiện địa phương không chỉ có thể thu hút dòng vốn nước ngoài, mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển. Hơn nữa, nâng cao năng lực này có thể
trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, những nghiên cứu thực
nghiệm trước đây không bao gồm các yếu tố địa phương là không chính xác khi ước
lượng tác động của dòng FDI.
Trong nghiên cứu này, tôi xem xét những tác động riêng biệt của cả hai, dòng vốn
nước ngoài và điều kiện địa phương đối với hiệu quả kinh tế, cũng như vai trò của các
năng lực địa phương đối với tăng trưởng FDI. Với mục đích này và với ý tưởng với
một yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế cũng có thể tạo ra nhiều FDI hơn, bài nghiên
cứu trực tiếp tiến hành giải quyết vấn đề về tính nội sinh tiềm ẩn và quan hệ nhân quả.
Sự tồn tại của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tăng trưởng và FDI đã bị bỏ qua trong hầu
hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về tác động lan tỏa tích cực từ các dòng vốn
nước ngoài. Những phát hiện này cần được xem xét lại vì FDI và tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc lẫn nhau theo một cách thức không giống thông thường mà cần phải được
giải quyết trong phân tích kinh tế lượng (Contessi & Weinberger, 2009).
Ngoài ra, do mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế có thể khác nhau tùy
thuộc vào mức thu nhập, nên chúng tôi ước tính mô hình cho các nhóm riêng biệt của
các quốc gia. Đặc biệt, toàn bộ mẫu được chia thành hai bộ, do Ngân hàng Thế giới
phân loại là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp cùng các nước có thu
nhập trung bình cao. Hai bộ gồm 30 nền kinh tế đang phát triển từ Châu Á, Âu, Phi và
Mỹ.


18


CHƯƠNG 3
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu
Theo báo cáo năm 2017 của UNCTAD, các điểm đến tiềm năng thu hút FDI hàng
đầu vẫn là các thị trường mới nổi và Hoa Kỳ. Để có thể thực hiện nghiên cứu trên một
mẫu các nước có sự tương đồng về quy mô nền kinh tế, tác giả thực hiện lựa chọn các
nước đang phát triển là các thị trường mới nổi theo danh sách của tạp chí The
Economist và tổ chức Morgan Stanley Capital International. Dựa trên danh sách đó, 30
nước đang phát triển tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ được lựa chọn nghiên
cứu trong giai đoạn từ năm 1987 đến 2016 do sự hiện hữu của dữ liệu (danh sách các
nước trình bày trong phụ lục 1 đính kèm). Quá trình nghiên cứu các nước này được
chia thành 2 nhóm nước là các nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và các nước có
thu nhập trung bình cao dựa trên kết quả phân loại của World Bank (nguồn
). Các nền kinh tế này được lựa chọn do có nhiều đóng góp
cho tăng trưởng GDP toàn cầu, có một số đặc điểm chung như tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân cao, tỷ lệ lạm phát lớn và là nơi thu hút nguồn vốn FDI hàng đầu từ các nước
trên thế giới.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trung bình 5 năm cho các giai đoạn 1987-1991,
1992-1996, 1996-2001, 2002-2006, 2007-2011, 2012-2016 (như vậy có 6 quan sát cho
mỗi quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ bộ dữ liệu chỉ số phát triển thế giới (WDI) lấy
từ Ngân hàng dữ liệu của WB (Nguồn này cũng đã được sử dụng trong nhiều nghiên
cứu thực nghiệm phân tích mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế).
Trong mô hình hồi quy dữ liệu bằng phương pháp OLS, nhằm khắc phục hiện
tượng nội sinh trong mô hình, biến FDI được lấy trung bình giai đoạn 1987-2001, các
biến còn lại lấy trung bình 2002-2016.


×