Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui mô đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nghiên cứu điển hình trên địa bàn tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.38 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỖ HUY CÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ ĐẦU
TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC: NGHIÊN
CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỖ HUY CÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUI MÔ ĐẦU
TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC: NGHIÊN
CỨU ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô
đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước: nghiên cứu điển hình trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên thực hiện

Đỗ Huy Công


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... viii
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ............................................................ vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:............................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung:....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:..........................................................................................3

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:............................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................3
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:..............................................................................................3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 5
2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP:................................................5
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:................................................................. 5
2.1.2. Đầu tư của doanh nghiệp:.....................................................................................5
2.2. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ :....................................................................................... 6
2.2.1. Lý thuyết đầu tư của Irving Fisher:...................................................................... 6
2.2.2. Lý thuyết hiệu quả biên của đầu tư theo J.M.Keynes:......................................... 8
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐỀN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP:...................9
2.3.1. Nhân tố ngoại sinh:...............................................................................................9
2.3.2. Nhân tố nội sinh:.................................................................................................10
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:...................................................11
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài:............................................................................... 11


2.3.2. Các nghiên cứu trong nước:................................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................15

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 16
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH:..............................................................................................16
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................................ 16
3.3. DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU:........................................................................20
3.3.1 Dữ liệu thứ cấp:................................................................................................... 20
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp:....................................................................................................20
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:................................................................ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................21


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 23
4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG: 23

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang:.................................... 23
4.1.2.1. Về qui mô số lượng doanh nghiệp: 23
4.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh:

26

4.1.2.4. Về qui mô lao động: 27
4.1.2.5. Về đầu tư của doanh nghiệp ngoài Nhà nước:.............................................28
4.1.2.6. Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp ngoài Nhà nước: 30
4.1.2.7. Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

31

4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT:................................................................................32
4.2.1. Đặc điểm chủ doanh nghiệp:..............................................................................32
4.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp:.....................................................................................33
4.2.3. Thuế của doanh nghiệp:......................................................................................34
4.3. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH:....................35
4.4. MÔ HÌNH HỒI QUY:................................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..................................................................................................39

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.................................. 40
5.1 KẾT LUẬN:................................................................................................................40
5.1.1 Từ đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Kiên Giang:....................................40
5.1.2 Từ hiện trạng đầu tư của DN trên địa bàn Kiên Giang:........................................... 40
5.1.3 Từ mô hình hồi quy:............................................................................................41

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH:............................................................................................42
5.2.1 Gợi ý chính sách từ đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Kiên Giang:.........42
5.2.2 Gợi ý chính sách từ hiện trạng đầu tư của DN trên địa bàn Kiên Giang:............43


5.2.3. Những giải pháp nhằm tiếp tục huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp Kiên
Giang:........................................................................................................................... 46
5.2.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng:...........46
5.2.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng:............49
5.2.3.3. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp:....................................................50
5.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG THỜI
GIAN TỚI…………………………..................................................................................50
5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:........................................................................................511

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ Error! Bookmark not defined.3
TIẾNG VIỆT:....................................................................................................................13
TIẾNG ANH:.................................................................................................................... 35

PHỤ LỤC SỐ LIỆU.................................................................................................. 68


DANH MỤC VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp
NN:

Nhà nước

KD: Kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

CTCP: Công ty cổ phần
HTX: Hợp tác xã
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
SXKD: Sản xuất kinh doanh
KT-XH: Kinh tế xã hội
XDCB: Xây dựng cơ bản
NHTM: Ngân hàng thương mại
TSCĐ: Tài sản cố định
QMĐT: Qui mô đầu tư
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
Tr.đ: Triệu đồng
Tp: Thành phố


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp chia theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.3: Số lượng và cơ cấu tỷ trọng theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 4.4: Số lượng và tỷ trọng lao động qua các năm
Bảng 4.5: Vốn đầu tư phân theo ngành kinh doanh và loại hình DN 2011 – 2015

Bảng 4.6: Nguồn vốn chia theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.7: Tuổi của chủ DN
Bảng 4.8: Đặc điểm của DN
Bảng 4.9: Loại hình DN theo chênh lệch vốn
Bảng 4.10: Thuế DN phải đóng trong năm
Bảng 4.11: Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến
Bảng 4.13: Hệ số phóng đại VIF


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích
Biểu đồ 4.1: Giới tính chủ DN
Biểu đồ 4.2: Trình độ học vấn chủ DN


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc mở rộng qui mô đầu tư của các DN ngoài NN phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như đặc điểm của chủ DN (giới tính, tuổi, trình độ học vấn), đặc điểm của DN (số
năm thành lập, tài sản cố định, loại hình DN, ngành nghề KD) và các chính sách của
NN (thuế, lãi suất Ngân hàng). Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
DN ngoài NN giúp DN phát triển SXKD, tăng doanh thu và lợi nhuận, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong
việc mở rộng qui mô đầu tư của DN ngoài NN và xác định các nhân tố tác động đến
mở rộng đầu tư của DN là cần thiết.
Dựa trên dữ liệu thu thập từ 1.197 DN ngoài NN trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô đầu tư của DN. Kết quả
hồi quy đa biến bằng phương pháp OLS cho thấy có 7 trong 10 biến độc lập ảnh
hưởng đến chênh lệch vốn đầu tư của DN năm 2015 gồm: tuổi chủ DN, học vấn chủ
DN, số năm thành lập, tài sản cố định, loại hình DN, ngành nghề KD và thuế DN

đóng trong năm. Các biến tuổi chủ DN, học vấn chủ DN, tài sản cố định, loại hình
DN, ngành nghề KD và thuế có ảnh hưởng cùng chiều đến chênh lệch vốn của DN,
trong khi biến số năm thành lập có ảnh hưởng ngược chiều. Kỳ vọng của biến số
năm thành lập và thuế DN đóng trong năm khác với giả thiết ban đầu. Các biến còn
lại gồm giới tính chủ DN, số lao động trong DN, lợi nhuận của DN chưa có bằng
chứng có tác động hay không đến chênh lệch vốn đầu tư của DN trong năm.
Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày những giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả
hoạt động đầu tư kinh doanh cho các DN ngoài NN trên địa bàn Tỉnh. Những nhóm
giải pháp được đề xuất bao gồm: cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công,
tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng, hỗ trợ phát triển mạnh mẽ khu
vực DN, nhất là loại hình Công ty TNHH, CTCP, đồng thời thực hiện liên doanh
liên kết, đào tạo nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, trình độ của
những người làm công tác liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh
nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên kinh doanh.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Kiên Giang là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, có diện tích tự nhiên trên 6.346 km 2, với bờ biển dài trên 200 km, có 15
đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố, trong đó có 2 huyện đảo, 01 huyện thuộc
vùng sâu; tỉnh lỵ là thành phố Rạch Giá cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km;
dân cư phân bố không đều, tập trung ở đô thị và đồng bằng ven đô, dân số trung bình
năm 2015 là 1.762.281 người, với mật độ dân số 278 người/km2 (Hệ thống số liệu
phục vụ Đại hội tỉnh Đảng bộ Kiên Giang, 2015). Là tỉnh kinh tế phát triển chậm chưa
tương xứng với tiềm năng, hạ tầng kỹ thuật còn yếu với một trình độ khoa học kỹ thuật
còn thấp. Đây là vấn đề mà Tỉnh ủy và UBND tỉnh đặc biệt quan tâm và coi đó là vấn
đề ưu tiên hàng đầu để chú trọng tìm ra các giải pháp đầu tư phát triển. Tỉnh đã đặt lên

hàng đầu giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đây là một giải pháp đúng đắn và cần
thiết. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 luôn tăng trưởng cao.
Kinh tế của Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình
quân các giai đoạn 5 năm sau cao hơn 5 năm trước. Riêng giai đoạn năm 2011 đến
2015 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,53%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình
quân của khu vực doanh nghiệp là 16,3%, đóng góp ngày càng cao và đến năm 2015
đã chiếm gần 40% trong cơ cấu GDP và gần 50% thu ngân sách của Tỉnh; GDP bình
quân đầu người từ 1.711 USD năm 2011 lên 2.515 USD năm 2015 (số liệu Đại hội tỉnh
Đảng bộ, 2015). Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng từng
bước được quan tâm nhiều hơn, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Văn hóa xã hội
được xem là nền tảng, là mục tiêu và là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ đó
đời sống của các tầng lớp nhân dân không những từng bước được cải thiện về vật chất
mà cả về đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ nét.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, Đảng và Nhà nước
ta luôn coi kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền kinh
tế. Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) Đảng ta lại một lần nữa khẳng định vai trò và
tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong bối cảnh mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có quan điểm bình đẳng và


2

phát triển mọi loại hình kinh tế, cần có cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế
tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư
nhân phát triển thành những tập đoàn hùng mạnh có thể cạnh tranh quốc tế. Chính vì
vậy việc phân tích doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Việt Nam nói chung và Kiên Giang
nói riêng đẻ tìm ra những giải pháp phát triển mạnh mẽ loại hình doanh nghiệp này là
việc hết sức cấp thiết.
Hơn nữa vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước đang đóng một vai trò rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, Tuy nhiên, các

doanh nghiệp của Tỉnh vẫn có những hạn chế trong phát triển, đặc biệt là quy mô vốn
đầu tư với hơn 97% doanh nghiệp tại Tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, số vốn trung bình
mỗi doanh nghiệp tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thuộc nhóm thấp nhất các
Tỉnh, Thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBLCL (Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên
Giang, 2015). Điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở
rộng SXKD còn hạn chế, khu vực DN ngoài NN của Tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa mạnh dạn đầu tư vốn phát triển doanh nghiệp. Quy mô vốn thấp sẽ
hạn chế việc đổi mới công nghệ, tận dụng cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và hội nhập ngày
càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhằm tìm ra những giải pháp khả thi, hiệu quả
để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng
quy mô, phát triển SXKD, tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển
KT-XH của Tỉnh... cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Tỉnh. Xuất phát từ
những yêu cầu trên nên việc “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh
nghiệp ngoài nhà nước: nghiên cứu điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là rất
cần thiết, nhằm trước hết là giúp các doanh nghiệp phát triển SXKD và sau đó là
hướng đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư ngày càng nhanh hơn và nhiều hơn vào tỉnh
Kiên Giang.


3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đầu tư của doanh nghiệp ngoài
nhà nước, từ đó đề xuất các chính sách giúp các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh
doanh và mở rộng đầu tư.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện các mục tiêu chung, đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đầu tư của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
• Từ đó đề xuất một số chính sách nhằm giúp thúc đẩy thu hút đầu tư của tư
nhân trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Kiên giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài, cần trả lời các câu hỏi sau đây:
-

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước

trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
-

Gợi ý chính sách nào để thu hút mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà

nước trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô đầu tư của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh và mở rộng
đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Giới hạn về không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập từ điều tra
doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Nghiên cứu được trình bày theo 5 chương:



4

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc
luận văn.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết. Trình bày các khái niệm về doanh nghiệp, lý thuyết
đầu tư, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, khung phân tích đề xuất.
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Trình bày phương pháp thu thập
dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu.
Chương 4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp ngoài
nhà nước tỉnh Kiên Giang. Trình bày thống kê mô tả về đặc điểm của các doanh
nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị chính sách. Chương này tổng hợp lại kết quả
chính của luận văn và các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư của các doanh
nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP:
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
Trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm theo Luật Doanh nghiệp năm 2014,
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn
vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu
Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài

nhà nước gồm: Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách
nhiệm hữu hạn tư nhân, Công ty cổ phần và Công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50%
trở xuống.
2.1.2. Đầu tư của doanh nghiệp:
Đầu tư là phần tài sản được tích lũy nhằm để gia tăng năng lực sản xuất tương
lai của doanh nghiệp. Tài sản ở đây có thể do doanh nghiệp tự sản xuất hay là huy
động từ bên ngoài. Vốn có thể là tiền, tài sản, sức lao động, trí tuệ. Quá trình từ tích
lũy vốn đến đầu tư được thể hiện qua ba khâu: Tiết kiệm, huy động tiết kiệm vào hệ
thống tài chính, và cuối cùng là đầu tư.
Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư: "Đầu tư là phần sản
lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế". Sản
lượng ở đây bao gồm phần sản lượng được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước
ngoài - theo luồng sản phẩm; đối với loại sản phẩm hữu hình như nhà cửa, công trình
XDCB, máy móc thiết bị...hay các sản phẩm vô hình như bằng phát minh sáng chế, phí
chuyển nhượng tài sản....
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy mục tiêu của mọi hoạt động đầu tư là đạt
được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu
khi tiến hành đầu tư (nguồn lực phải hy sinh ở đây có thể là tiền, tài nguyên thiên
nhiên, sức lao động và trí tuệ).


6

Tùy theo nhu cầu quản lý và phân tích mà mỗi người quan tâm đến nội dung
của vốn đầu tư theo các góc độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, vốn đầu tư được
hiểu là nguồn lực tích lũy của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh, tiết kiệm của dân, huy
động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ hoặc hàng hóa hữu hình, hàng
hóa vô hình và hàng hóa đặc biệt khác.

2.2. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ
2.2.1. Lý thuyết đầu tư của Irving Fisher:
Lý thuyết về vốn và đầu tư của Irving Fisher đã được giới thiệu qua các tác
phẩm Nature of Capital and Income (1906), Rate of Interest (1907) và được trình bày
rất chi tiết trong Theory of Interest (1930). Lý thuyết của Fisher giả định tất cả các vốn
đầu tư là vốn lưu động, có nghĩa là tất cả các nguồn vốn được sử dụng cho quá trình
sản xuất, trong thực tế tất cả vốn là đầu tư. Hàm sản lượng đầu tư của Fisher được xác
định như sau: Y=f(L,I) với Y là sản lượng, L là lao động và I là đầu tư. Fisher quy định
điều kiện thời gian cho đầu tư và sản lượng (do có độ trễ nên thời gian cho sản lượng
là giai đoạn tiếp theo sau đầu tư). Để đơn giản, chúng ta hãy giả định là chỉ có hai
khoảng thời gian t=1,2. Trong trường hợp này, đầu tư trong giai đoạn 1 (I 1) thì sản
lượng đầu ra là trong gia đoạn 2 với Y 2 = f(L, I1). Từ đây có thể suy ra hàm lợi nhuận
đầu tư như sau: π = Yt−1 − (1+ r)I1 với π là lợi nhuận đầu tư và r là lãi suất. Công thức
tối đa hóa lợi nhuận của công ty có thể viết lại như sau:
maxπ = f (I1 ) − (1+ r)I1

Và quyết định đầu tư tối ưu khi f '= 1+ r . Fisher gọi f '−1 = r là tỷ suất sinh lời
sau chi phí (the rate of return over cost) còn trong thuyết của Keynes f '−1 = MEI ,
chính là hiệu quả đầu tư. Như vậy, điều kiện tối ưu cho quyết định đầu tư của công ty
là MEI=r, tức là hiệu quả biên của đầu tư tương đương với lãi suất. Rõ ràng f (I1 ) là
một hàm lõm do đó khi I1 tăng lên thì f’ giảm. Như vậy khi lãi suất tăng thì theo hàm
MEI đầu tư sẽ sụt giảm, do đó mối quan hệ nghịch biến giữa đầu tư và lãi suất được
biểu diễn ngắn gọn là I=I(r) với Ir =dI/dr (<0).
Mặt dù lý thuyết của Fisher cho thấy rằng đầu tư có mối liên hệ với lãi suất
nhưng lý thuyết của Ông vẫn bị vướng phải vấn đề về cấu trúc sở hữu và quyết định tài
chinh. Có hai câu hỏi chính phát sinh ở đây đó là:


7


(1)

Nếu các doanh nghiệp thuộc sở hữu của những người sáng lập thì có

thể là quyết định đầu tư của công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định
tiết kiệm tiêu dùng của chủ sở hữu?
(2)

Mối quan hệ chính xác giữa quyết định đầu tư của công ty, quyết

định tài chính và rộng hơn là thị trường tài chính là gì?
Theo như nghiên cứu của Jack Hirshleifer (1958, 1970) thì chúng ta có thể trả
lời những câu hỏi này bằng cách thực hiện lại đầy đủ thuyết đầu tư của Fisher theo
“hai giai đoạn” cho quá trình dự thảo ngân sách. Hai kết quả chính của quá trình dự
thảo ngân sách 2 bước đã được biết đến là lý thuyết về sự phân tích “Separation
Theorem”, Hirshleifer đã lưu ý 2 điểm quan trọng như sau:
(1)

Quyết định đầu tư của công ty hoàn toàn độc lập với sở thích của

các chủ sở hữu đối với việc đầu tư.
(2) Quyết định đầu tư của công ty là hoàn toàn độc lập với quyết định tài chính.
Lý thuyết này phát biểu rằng, dưới giả định thị trường tiền tệ hoàn hảo, việc
đánh giá một quyết định đầu tư có thể được phân tách khỏi những mối quan tâm về
phương thức tài trợ cho khoản đầu tư đó. Một thị trường tiền tệ hoàn hảo sẽ cho phép
dòng tiền tự do lưu chuyển qua thời gian, bằng cách vay mượn một khoản tiền tại mức
lãi suất thị trường. Nếu thị trường hoàn hảo đó tồn tại, tất cả các lãi suất cho vay này sẽ
bằng mức lãi suất thị trường. Một hệ quả rút ra từ lý thuyết này đó là trong thị trường
tiền tệ hoàn hảo, với giả định không có rủi ro, giá trị hiện tại của một khoản tiền đầu tư
khi chiết khấu mức lãi suất thị trường sẽ bằng mức thay đổi trong lượng tiền mặt mà

người ra quyết định đầu tư nhận được tại thời điểm cơ hội đầu tư được xác định.
Ngoài ra, trong nghiên cưu của Keynes (1936) cũng đã phê bình về thuật ngữ
“lãi suất” trong quyết định đầu tư của Fisher. Keynes cho rằng Fisher đã dùng thuật
ngữ tỷ suất sinh lợi sau chi phí (rate of return over cost) với cùng ý nghĩa và mục đích
với thuật ngữ “lợi nhuận biên của vốn – MEI” của ông Keynes. Do đó, quyết định đầu
tư tối ưu của doanh nghiệp là được thực hiện khi MEI bằng với lãi suất.
Tuy nhiên, nhìn chung thì lý thuyết đầu tiên về đầu tư được biết đến là lý thuyết
của Irving Fisher năm 1930. Ông kết luận rằng đầu tư và lãi suất có mối tương quan


8

nghịch với nhau. Nhưng Keynes lại tranh luận về nguồn gốc và bản chất của lãi suất
trong thuyết của Fisher và tìm ra một thuyết đầu tư khác (Keynes, 1936).
2.2.2. Lý thuyết hiệu quả biên của đầu tư theo J.M.Keynes:
Trong tác phẩm lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J.M. Keynes
(1936) đã đề cao vai trò của đầu tư trong thuyết về sản lượng và lao động. Quan điểm
của ông khác với quan điểm truyền thống ở hai điểm đó là (1) tầm quan trọng của đầu
tư không chỉ là kết quả do những ảnh hưởng dài hạn của nó lên tăng trưởng vốn cổ
phần mà còn là động lực của tổng cầu và những biến động trong ngắn hạn của hoạt
động kinh tế. (2) Keynes đã bác bỏ những cơ sở vi mô cua việc đầu tư được đưa ra dựa
trên các điều kiện riêng của hiệu quả vốn như các yếu tố về tài chính, tiền tệ, yếu tố bất
định như là những yếu tố cơ bản quyết định việc đầu tư. Lý thuyết này đã trở thành
nguồn cung dồi dào các cơ sở lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm và góp
phần ủng hộ cho các nghiên cứu về những ảnh hưởng của yếu tố tài chính lên đầu tư
thông qua những hệ số tác động có ý nghĩa như tính thanh khoản và lợi nhuận trong
một loạt các hàm thực nghiệm về đầu tư của doanh nghiệp.
Trong lý thuyết chung Keynes cũng đã đề cấp đến mối quan hệ giữa quyết đinh
đầu tư và lãi suất của một hàm đầu tư là I = I0 + I (r) . Keynes gia định rằng công ty
đang có một loạt các dự án đầu tư và việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời

nội bộ IRR. Doanh nghiệp cần phải chọn một trong các dự án này để thực hiện là đâu
là tiêu chí giúp họ ra quyết định? Dự án đầu tư nào sẽ được chọn? Theo Keynes, hiệu
quả biên của vốn (MEC) là yếu tố quyết định chính đến đầu tư và yếu tố thứ hai đó là
lãi suất. Doanh nghiệp sẽ so sánh MEC và lãi suất và các khoản đầu tư được thực hiện
khi lãi suất trên vốn thấp hơn so với tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn được đầu tư. Do đó,
nếu gặp hai chỉ số này tăng lên thì doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư mạnh hơn.
Như vậy, mức độ đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ giữa MEC và
lãi suất. Sự gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm đầu tư và ngược lại khi lãi suất giảm
kèm theo sự gia tăng trong nguồn cung tín dụng sẽ tạo ra sự gia tăng trong đầu tư.
Keynes cho rằng các doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư của mình cho đến khi
MEC giảm xuống bằng mức lãi suất. Tuy nhiên, lập luận này chưa vững vì Keynes tin
rằng các doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong khi thực tế thì doanh nghiệp vẫn có thể
sử dụng vốn tự có. Hơn nữa, Keynes chấp nhận quy luật giảm dần về vốn và theo quy


9

luật này thì với một sự gia tăng trong đầu tư, mỗi một đồng vốn bổ sung sẽ mang lại
một sự suy giảm trong năng suất/ hiệu quả sử dụng vốn. Keynes không giải thích lý do
tại sao tỷ suất sinh lợi sẽ giảm nếu tăng vốn đầu tư.
Keynes nhấn mạnh tầm quan trọng kỳ vọng của các doanh nghiệp khi bị tác
động bởi trạng thái thị trường (sự ổn định chính trị, chi phí sản xuất, môi trường kinh
doanh thuận lợi,…). Và đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư chính là đo lường tỷ suất
sinh lợi mong đợi của họ thông qua hiệu quả biên của vốn (MEC).
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐỀN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP:
2.3.1. Nhân tố ngoại sinh:
Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp. Môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, tự nhiên, công nghệ. Trong đó, chính sách của Chính phủ, các yếu tố về điều kiện
tự nhiên, về quy mô thị trường là quan trọng.

Thứ nhất, về chính sách của Chính phủ. Mọi quy định về kinh doanh đều tác
động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách của chính phủ
tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh
tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra
đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước. Trong mỗi thời kỳ, Nhà nước sẽ định
hướng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào một số ngành nghề, lĩnh
vực có lợi cho kinh tế đất nước, kèm theo đó sẽ là những ưu đãi dành cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nên xem xét đầu tư vào những ngành nghề phù hợp với chính
sách kinh tế của nhà nước để hưởng những ưu đãi đặc biệt đó. Do vậy, hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì đều xem xét và dựa trên quy định của các văn
bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước để đề ra phương
hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình (Robert Eisner, 1978; Yan Huahong, 2009).
Thứ hai, yếu tố về điều kiện tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài
nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng
nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất
chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó
ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Tình
trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi


10

trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng
sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh
doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh của mình.
Thứ ba, về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát
triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện
quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng

huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp (Robert Eisner,
1978; Hoàng Tuấn Khanh, 2010; Nguyễn Mạnh Toàn, 2010).
2.3.2. Nhân tố nội sinh:
Thị trường:
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc chiếm lĩnh thị phần. Thị trường tiêu
thụ sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Đầu tư vào sản
phẩm nào mà thị trường đang có nhu cầu, khả năng tiêu thụ và xu hướng tiêu dùng của
thị trường trong tương lai chính là các việc doanh nghiệp cần phải làm trước khi quyết
định thực hiện đầu tư. Ngoài ra việc phân tích đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh
tranh,...cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chọn ra phương án đầu tư thích
hợp, tạo lợi thế riêng trên thị trường (Muhammad Amjad Saleem, 2012; Langenberg
M, 2008; Nguyễn Mạnh Toàn, 2010).
Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, chế
độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình luôn được
chú trọng đầu tư phát triển. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư
của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của
mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở


11

vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị hao mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp
để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do đó, doanh nghiệp
muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong

hoạt động đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật
phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh (Panco, R., and Korn, H., 1999; Yusuf A,
1995).
Nguồn Lao động:
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố
con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp muốn thành công, ngoài sự đầu tư về máy móc thiết bị hiện
đại, doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ giai đoạn
nào thì con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc
biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì
việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết
bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến
lược đầu tư của mỗi doanh nghiệp, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng
đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công
nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các chính sách,
đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với người
lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp
(Raman, 2004; Narang Somil, 2007; Nguyễn Mạnh Toàn, 2010).
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài:


nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt

động đầu tư của các doanh nghiệp nói chung, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước
nói riêng. Kết quả của một số công trình nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài nhà
nước nói riêng:
Nghiên cứu của Kraut và Grambsch (1987); Kallerberg và Leicht (1991)

Cooper (1985); Hisrich (1990); Krueger (1993); Lussiers và Pfeifer (2001); Raman


12

(2004); Panda (2008) cho thấy qui mô đầu tư và khả năng tiếp cận nguồn vốn của nhà
đầu tư là yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh. Trong khi đó Meng &
Liang (1996) cho rằng không có tác động của kinh nghiệm về thành công trong hoạt
động đầu tư kinh doanh. Hisrich (1990); Kallerberg và Leicht (1991); Krueger (1993);
Roweet al (1993); Lussiers Pfeifer (2001); Thapa (2007); Indarti và Langenverg
(2008) có bằng chứng cho thấy rằng giáo dục có tác dụng tích cực đến sự thành công
trong kinh doanh của nhà đầu tư. Hisrich Kraut và Grambsch (1987, 1990); Kallerberg
và Leicht (1991), Krueger (1993), Rowe et al (1993), Masuo et al (2001) thì cho rằng
tuổi tác và mạng lưới hỗ trợ sẽ có đóng góp tích cực trong hoạt động đầu tư kinh
doanh của chủ doanh nghiệp. Trong khi đó, Zimmerrer và Scarborough (1998) chỉ ra
rằng hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước thành công ở Hoa Kỳ đều trong độ tuổi
30 và 40. Staw (1991) thì cho rằng vào thời điểm bắt đầu của hoạt động đầu tư kinh
doanh không phải là một yếu tố quan trọng, nhưng với ai được đào tạo và chuẩn bị đủ
thì sẽ bắt đầu với hoạt động đầu tư kinh doanh tốt hơn. Staw (1991) cũng lưu ý tuổi có
liên quan đến sự thành công kinh doanh nếu nó bao gồm cả hai tuổi đời và thâm niên
trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là một doanh nhân lớn tuổi, kinh nghiệm hơn
trong kinh doanh anh ta có thể thực hiện cho hoạt động đầu tư tốt hơn.
Kallerberg và Leicht (1991), Rowe et al (1993); Masuo et al (2001); Rose et al
(2006) cho rằng sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào kỹ năng và đào tạo.
Bên cạnh đó, Cooper (1985), Green và Pryde (1989), Raman (2004) đã đưa ra các yếu
tố như: sáng kiến, hỗ trợ của bên thứ ba, khuyến khích gia đình và bạn bè, kỹ năng và
điều kiện kinh tế dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của Rogoff et al (2004) cũng cho thấy các yếu tố nội tại
như: qui mô đầu tư và khả năng tự chủ về tài chính, tiếp thị và nguồn nhân lực và các
yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài như: mức thuế thu nhập, cơ sở hạ tầng,

đặc điểm thị trường, cơ hội kinh doanh, sự sẵn có của các nguồn lực, điều kiện kinh tế,
môi trường cạnh tranh và các quy định của Chính phủ là những yếu tố quyết định
thành công trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tầm quan trọng về sự hỗ trợ của
Chính phủ sẽ là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp thành công. Nghiên cứu của
Yusuf (1995), Sarder (1997) cũng cho thấy các công ty nhận được các dịch vụ hỗ trợ


13

như tài chính, đào tạo, kỹ thuật, tư vấn, thông tin, v.v từ các cơ quan công quyền thì
doanh số bán hàng tăng đáng kể.
Nghiên cứu của Muhammad Amjad Saleem (2012) đã sử dụng mô hình hồi qui
đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu đến hiệu quả đầu
tư kinh doanh. Các biến số mà nghiên cứu này sử dụng bao gồm: tuổi của chủ doanh
nghiệp, trình độ giáo dục, kinh nghiệm, loại hình doanh nghiệp, kỹ năng trong kinh
doanh, các yếu tố về văn hóa – xã hội, các yếu tố về môi trường kinh doanh và thể chế
chính sách cũng như qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng qui mô đầu tư, văn hóa, loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm trong kinh
doanh của chủ doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hiệu
quả hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó loại hình doanh nghiệp
có ảnh hưởng lớn nhất.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari
Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã
chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, nghiên cứu của Panco, R. và Korn,
H. (1999), Henrik Hansen và ctv (2002) thì cho rằng tuổi của một doanh nghiệp là
nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước:



trong nước cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tới

hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Tp.
Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Phương pháp thống kê mô tả và phân
tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn
của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh
nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV ở Tp. Cần Thơ.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các nhân tố tác động đến
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam thông


14

qua điều tra 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà nội, Đà Nẵng và Tp Hồ
Chí Minh thông qua mô hình nghiên cứu với bốn nhóm nhân tố bao gồm: kinh tế, tài
nguyên, cơ sở hạ tầng và chính sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố ảnh
hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp này bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí hoạt động thấp là những
nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước
ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.
Nghiên cứu của Phạm Lê Thông và cộng sự (2008), dựa trên số liệu thu thập
được từ 294 DN ngoài quốc doanh ở Kiên Giang, cho thấy đầu tư của các DN phụ
thuộc vào vốn tự có. Vốn tự có thường được tích lũy từ lợi nhuận của những năm
trước. Lợi nhuận của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn để đầu tư. Do
bị giới hạn về vốn tự có, đầu tư của các DN ngoài quốc doanh lại phụ thuộc vào số tiền
vay được từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đầu tư của các DN ngoài quốc

danh cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ. Tăng trưởng doanh
thu của DN lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nội tại cũng như môi trường
kinh doanh. Quy mô của DN cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Các
DN có quy mô lớn hơn lại có tốc độ đầu tư mở rộng quy mô chậm hơn. Ngoài ra, khả
năng mở rộng mặt bằng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đầu tư. Những DN có khả
năng mở rộng mặt bằng cao lại đầu tư ít hơn những DN khác do họ có kiếm được lợi
nhuận từ việc đầu cơ đất đai nên không cần đầu tư mở rộng quy mô.
Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và cộng sự (2007), cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của các DN bao gồm khả năng vay vốn, tuổi của doanh
nghiệp (năm thành lập), trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của người quản lý,
quy mô, doanh thu, lợi nhuận, cạnh tranh, tính khích lệ của chính sách, lĩnh vực hoạt
động, v.v. Nghiên cứu này, dựa trên số liệu thu thập được từ 606 DN ngoài quốc doanh
ở đồng Bằng Sông Cứu Long, cho thấy các DN ngoài quốc doanh bị giới hạn về nguồn
vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư nên phải dựa chủ yếu vào vốn tự có.
Bên cạnh đó, đầu tư của các DN ngoài quốc doanh cũng phụ thuộc vào tăng trưởng
của doanh thu trong quá khứ của bản thân DN. Rõ ràng, tăng trưởng của doanh thu của
DN lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nội tại (khả năng và kinh nghiệm
quản lý, điều kiện vốn, điều kiện mặt bằng, v.v.) cũng như môi trường kinh


15

doanh (giá cả, thị trường, chính sách của nhà nước, v.v.). Trình độ văn hóa và trình độ
chuyên môn, số tiền vay được từ các ngân hàng thương mại, quy mô của DN, ngành
nghề kinh doanh cũng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các DN ngoài quốc doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa và chuyên
môn của người quản lý DN càng cao thì DN có xu hướng đầu tư càng nhiều. Tương tự,
số tiền vay được từ các NHTM cũng có thể làm tăng khả năng đầu tư của DN. Trong
khi đó, các DN có quy mô lớn hơn lại có xu hướng đầu tư ít hơn do khả năng quản lý
của các DN có giới hạn nên họ ngại đầu tư mở rộng, vì e ngại gặp phải rủi ro trong

kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (nhà hàng, khách
sạn, v.v.) có xu hướng đầu tư ít hơn các DN hoạt động trong hai lĩnh vực còn lại
(thương mại và sản xuất – khai thác – chế biến).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết của đề tài. Tác giả trình bày một số
khái niệm về doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp,
các lý thuyết liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
đến đầu tư của doanh nghiệp và các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
tài. Từ đó, làm cơ sở để thiết kế nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố
tác động đến qui mô đầu tư của doanh nghiệp ngoài NN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất với các yếu tố như tuổi của chủ doanh
nghiệp, giới tính của chủ doanh nghiệp, số năm thành lập của doanh nghiệp, học vấn
của chủ doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao
động của doanh nghiệp, tài sản cố định của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp
và thuế phải nộp Nhà nước.


×