Tải bản đầy đủ (.docx) (273 trang)

Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 273 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KHẮC HIẾU

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KHẮC HIẾU

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời Hƣớng Dẫn Khoa Học:


TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO
TS. PHẠM THỊ THU TRÀ

TP.HCM, Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập, các kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Khắc Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã gặp nhiều khó khăn từ việc định hƣớng
nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và cả việc làm thế nào để sắp
xếp công việc hợp lý để có thời gian thực hiện nghiên cứu. Để vƣợt qua những khó
khăn trên, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ các GVHD, các Thầy Cô đang
công tác tại trƣờng Đại học Kinh Tế Tp.HCM cũng nhƣ sự động viên từ gia đình và
các đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Bảo, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn tôi trong luận án này. Thầy đã chỉ ra cho tôi một hƣớng đi đúng và giúp
đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn trên con đƣờng thầy đã định hƣớng. Thầy cũng đã
hƣớng dẫn tôi từ bố cục đến cách trình bày từng câu từng ý trong luận án này. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thu Trà, ngƣời đã có những góp ý quan

trọng giúp tôi hoàn thiện tốt hơn bài viết của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô tại Khoa Kinh Tế, Trƣờng đại
học Kinh Tế Tp.HCM đã tạo những điều kiện thuận lợi, một môi trƣờng học thuật
tốt để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm
ơn đến thầy Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Khánh Nam, Trƣơng
Đăng Thụy và thầy Trần Tiến Khai đã có những góp ý giúp tôi hoàn thiện đề cƣơng
nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thiện ba chuyên đề nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô tại Khoa Kinh Tế, Trƣờng
đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM. Quý Thầy Cô đã có những góp ý cho luận án
đồng thời đã tạo những điều kiện thuận lợi trong công việc để tôi có thể thực hiện
tốt nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bố mẹ và vợ con tôi, những ngƣời cho tôi một
chỗ dựa về mặt tinh thần và động viên tôi những lúc cần thiết để tôi có thể hoàn
thành chặng đƣờng đầy chông gai này.
Nguyễn Khắc Hiếu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................
MỤC LỤC .................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................
TÓM TẮT LUẬN ÁN ............................................................................................
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .............................................................................

1.1Bối cảnh nghiên cứu ....................................................

1.1.1Bối cảnh thực tiễn
1.1.2Bối cảnh lý thuyết

1.2Mục tiêu nghiên cứu ....................................................

1.3Câu hỏi nghiên cứu ....................................................

1.4Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................

1.5Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu .........................

1.6Ý nghĩa đề tài .............................................................

1.7Bố cục luận án ...........................................................
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................

2.1Các khái niệm liên quan ............................................

2.1.1Thiên tai và những
2.1.2Tăng trƣởng kinh

2.1.3Lạm phát ..............


iv

2.1.4Thu nhập bình quâ
2.2

Mô hình Solow và tác động của thiên tai trong dài h


2.3

Mô hình tổng cung-tổng cầu ....................................

2.3.1Đƣờng tổng cầu ..
2.3.2Đƣờng tổng cung

2.3.3Phân tích tác động
2.4 Mô hình IB-EB ................................................................................................

2.4.1Trạng thái cân bằn

2.4.2Tác động của thiên
2.5

Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ....................

2.5.1Tác động thiên tai

2.5.2Tác động thiên tai

2.5.3Tác động thiên tai

2.5.4Tác động thiên tai
2.6

Tóm tắt chƣơng ........................................................

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................

3.1

Phƣơng pháp tự hồi quy vectơ có cấu trúc (SVAR) .

3.1.1Mô hình toán .......
3.1.2 Vấn đề xác định trong SVAR ..................................................................
3.2

Phƣơng pháp Synthetic Control ...............................

3.2.1Giới thiệu phƣơng

3.2.2Mô hình hóa phƣơ

3.2.3Kiểm định ý nghĩa


v

3.3Tóm tắt chƣơng ........................................................
Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ......

4.1Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..............

4.1.1Mô hình nghiên cứ

4.1.2Dữ liệu nghiên cứu

4.2Kết quả nghiên cứu ...................................................


4.2.1Kiểm tra tính dừng

4.2.2Ƣớc lƣợng và kiểm

4.2.3Kiểm định nhân qu

4.2.4Phân tích hàm phả

4.2.5Phân tích phân rã p

4.2.6Kiểm tra tính vững

4.3Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................

4.4Tóm tắt chƣơng ........................................................
Chƣơng 5: TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN LẠM PHÁT ...............................

5.1Tác động của thiên tai đến mức giá từ mô hình tổng

5.1.1Các yếu tố tác độn

5.1.2Tác động của thiên

5.2Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..............

5.2.1Mô hình nghiên cứ

5.2.2Dữ liệu nghiên cứu

5.3Kết quả nghiên cứu ...................................................


5.3.1Tác động của thiên


vi

5.3.2 Tác động của thiên tai đến giá cả các loại hàng hóa khác nhau .............

5.4Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................

5.5Tóm tắt chƣơng .................................................................................
Chƣơng 6: TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU
NGƢỜI ....................................................................................................................

6.1Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..............

6.1.1Lựa chọn tình hu

6.1.2Mô hình nghiên c

6.1.3Dữ liệu nghiên cứ

6.2Kết quả nghiên cứu ...................................................

6.2.1Tác động của bão

6.2.2Tác động của bão

6.2.2.1 Tác động của bão Durian đến thu nhập nông


6.2.2.2 Tác động của bão Durian đến thu nhập từ lƣ

6.2.2.3 Tác động bão Durian đến thu nhập từ công n

mại và dịch vụ ..........................................................

6.3Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................

6.4Tóm tắt chƣơng ........................................................
Chƣơng 7: KẾT LUẬN ...........................................................................................

7.1Tóm lƣợc phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu ........

7.2Những phát hiện của đề tài .......................................

7.3Những hàm ý chính sách ..........................................

7.3.1Chính sách ổn địn

7.3.2Những chính sách


vii

7.4 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo...................................................... 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT.............................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH............................................................... 141
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 149
Phụ lục 1.1: Tần số xuất hiện của thiên tai tại Việt Nam từ 1989-2016.............149

Phụ lục 1.2: Thiệt hại về ngƣời do thiên tai tại Việt Nam từ 1989-2016...........150
Phụ lục 1.3: Thiệt hại về tài sản do thiên tai tại Việt Nam từ 1989-2016...........151
Phụ lục 1.4: Tần số xuất hiện của thiên tai theo khu vực địa lý.........................152
Phụ lục 1.5: Số ngƣời chết và số nhà cửa bị phá hủy do thiên tai theo khu vực địa
lý....................................................................................................................... 155
Phụ lục 1.6: Tần số xuất hiện của các loại thiên tai khác nhau..........................156
Phụ lục 2.1: Đƣờng IS....................................................................................... 157
Phụ lục 2.2: Đƣờng LM.................................................................................... 157
Phụ lục 4.1: Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004Q1-2016Q2...........158
Phụ lục 4.2: Thiệt hại về ngƣời và tài sản giai đoạn 2004Q1-2016Q2..............159
Phụ lục 4.3: Kiểm định tính dừng...................................................................... 160
Phụ lục 4.4: Các tiêu chí lựa chọn độ trễ cho mô hình......................................160
Phụ lục 4.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình SVAR............................................... 161
Phụ lục 4.6: Kiểm định phần dƣ tuân theo phân phối chuẩn.............................163
Phụ lục 4.7: Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan............................................ 163
Phụ lục 4.8: Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi........................................... 164
Phụ lục 4.9: Phân phối thiệt hại tài sản do thiên tai từ 2004Q1-2016Q2...........165


viii

Phụ lục 5.1: Thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2004T1-2014T12.......................... 166
Phụ lục 5.2: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2004T1-2014T12...........................166
Phụ lục 5.3: Kiểm định tính dừng...................................................................... 167
Phụ lục 5.4: Các tiêu chí lựa chọn độ trễ cho mô hình......................................167
Phụ lục 5.5: Mô hình SVAR phân tích tác động của thiên tai đến lạm phát.......168
Phụ lục 5.6: Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan............................................ 170
Phụ lục 5.7: Kiểm định phƣơng sai thay đổi với biến phụ thuộc lạm phát........171
Phụ lục 5.8: Kiểm định phƣơng sai thay đổi với biến phụ thuộc thiệt hại tài sản
172

Phụ lục 5.9: Kiểm định phƣơng sai thay đổi với biến phụ thuộc giá dầu..........173
Phụ lục 5.10: Kiểm định phƣơng sai thay đổi với biến phụ thuộc cung tiền.....174
Phụ lục 5.11: Kiểm định phƣơng sai thay đổi với biến phụ thuộc tỷ giá...........175
Phụ lục 5.12: Ma trận A và B khi xác định cấu trúc mô hình VAR....................176
Phụ lục 5.13: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả lƣơng thực, thực phẩm..............177
Phụ lục 5.14: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả đồ uống, thuốc lá.......................178
Phụ lục 5.15: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả nhà ở và vật liệu xây dựng.........179
Phụ lục 5.16: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả y tế, dƣợc phẩm........................180
Phụ lục 5.17: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả giáo dục..................................... 181
Phụ lục 5.18: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả du lịch, giải trí...........................182
Phụ lục 5.19: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả hàng may mặc...........................183
Phụ lục 5.20: Ảnh hƣởng thiên tai đến giá cả thiết bị gia đình.......................... 184
Phụ lục 5.21: Ma trận A, B khi ƣớc lƣợng với biến FOOD-PRICE..................186
Phụ lục 5.22: Ma trận A,B khi ƣớc lƣợng với biến HOUSE-PRICE................187


ix

Phụ lục 5.23: Ma trận A, B khi ƣớc lƣợng DRINK-PRICE.............................. 188
Phụ lục 6.1: Đƣờng đi của bão Durian.............................................................. 189
Phụ lục 6.2: Bộ trọng số khi ƣớc lƣợng tác động của thiên tai đối với thu nhập từ
nông-lâm-ngƣ nghiệp........................................................................................ 190
Phụ lục 6.3: Bộ trọng số khi ƣớc lƣợng tác động của thiên tai đối với thu nhập từ
lƣơng................................................................................................................. 191
Phụ lục 6.4: Bộ trọng số khi ƣớc lƣợng tác động của thiên tai đối với thu nhập từ
công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ................................................ 192
Phụ lục 7.1: Phân loại thiên tai dựa trên mức độ thiệt hại.................................193


x


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF
ARDL
CRED
DESINVENTAR
DID
DMC
GMM
HS
IFS
IS
LM
NV
SVAR
UNISDR
VEC
VHLSS
WB


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả lƣợc khảo tác động của thiên tai lên tăng trƣởng kinh tế.............42
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số.................................................................... 76
Bảng 4.2: Kiểm định nhân quả Granger.................................................................. 79
Bảng 4.3: Phân tích phân rã phƣơng sai đối với biến tăng trƣởng kinh tế (G).......82
Bảng 4.4: Kiểm tra tính vững của mô hình............................................................. 83
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến số..................................................................... 96

Bảng 5.2: Kiểm định nhân quả Granger.................................................................. 98
Bảng 5.3: Phân tích phân rã phƣơng sai đối với lạm phát..................................... 101
Bảng 5.4: Kiểm định nhân quả Granger đối với giá cả hàng hóa nhóm 1..............102
Bảng 5.5: Kiểm định nhân quả Granger đối với giá cả hàng hóa nhóm 2..............104
Bảng 6.1: Năm thiên tai lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2002-2012...................114
Bảng 6.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời 63 tỉnh thành Việt Nam.......................114
Bảng 6.3: Giá trị trung bình các biến số giai đoạn 2002-2012............................... 116
Bảng 6.4: Trọng số của các tỉnh trong nhóm kiểm soát......................................... 117


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Thống kê số lƣợng thiên tai trên thế giới từ 1989-2016............................1
Hình 2.1: Đƣờng tổng cầu...................................................................................... 27
Hình 2.2: Đƣờng tổng cung.................................................................................... 29
Hình 2.3: Trƣờng hợp thiên tai làm tổng cung giảm, tổng cầu tăng........................31
Hình 2.4: Trƣờng hợp thiên tai làm tổng cung giảm, tổng cầu giảm.......................32
Hình 2.5: Trƣờng hợp thiên tai làm tổng cung giảm, tổng cầu không bị ảnh hƣởng 33

Hình 2.6: Cân bằng bên ngoài (EB)........................................................................ 34
Hình 2.7: Cân bằng bên trong (IB).......................................................................... 35
Hình 2.8: Cân bằng bên trong và bên ngoài (EB-IB).............................................. 36
Hình 2.9: Tác động của thiên tai đến trạng thái cân bằng........................................ 37
Hình 4.1: Khung phân tích ảnh hƣởng của thiên tai đến tăng trƣởng kinh tế.........72
Hình 4.2: Xu hƣớng các biến nghiên cứu theo thời gian......................................... 75
Hình 4.3: Phản ứng của tăng trƣởng kinh tế và lạm phát đối với tác động thiên tai 80

Hình 5.1: Khung phân tích ảnh hƣởng của thiên tai đến giá cả hàng hóa...............90
Hình 5.2: Xu hƣớng các biến nghiên cứu theo thời gian......................................... 94

Hình 5.3: Phản ứng của giá cả hàng hóa đối với các biến số khác......................... 100
Hình 5.4: Phản ứng của giá cả hàng hóa nhóm 1 trƣớc cú sốc thiên tai................103
Hình 6.1: Định nghĩa thiên tai nghiêm trọng......................................................... 110
Hình 6.2: Xu hƣớng thu nhập bình quân đầu ngƣời của Bến Tre so với nhóm kiểm
soát........................................................................................................................ 119
Hình 6.3: Thay đổi thu nhập của Bến Tre so với nhóm kiểm soát.........................120
Hình 6.4: Mức ý nghĩa của kiểm định hoán vị đối với thu nhập của Bến Tre........120


xiii

Hình 6.5: Xu hƣớng thu nhập từ nông-lâm-ngƣ nghiệp của Bến Tre so với nhóm
kiểm soát............................................................................................................... 122
Hình 6.6: Thay đổi AFF-INCOME của Bến Tre so với nhóm kiểm soát...............123
Hình 6.7: Mức ý nghĩa của kiểm định hoán vị đối với AFF-INCOME..................124
Hình 6.8: Xu hƣớng thu nhập từ lƣơng của Bến Tre so với nhóm kiểm soát........124
Hình 6.9: Xu hƣớng thu nhập từ công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ của
Bến Tre so với nhóm kiểm soát............................................................................. 125


xiv

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của thiên tai đến tăng trƣởng kinh tế và lạm phát
tại Việt Nam trong đó tăng trƣởng kinh tế đƣợc đo lƣờng thông qua tăng trƣởng
GDP và thu nhập bình quân đầu ngƣời, lạm phát đƣợc đo lƣờng thông qua sự biến
động chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà hoạch định
có những chính sách thích hợp nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai đối với các
hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng nhằm kiểm chứng lại sự phù
hợp của các mô hình lý thuyết trong việc giải thích những tác động của thiên tai đến

các hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Ngoài ra, các mô hình nghiên cứu còn giúp dự
báo các kịch bản kinh tế trong tình huống có thiên tai. Dữ liệu nghiên cứu trong
luận án đƣợc thu thập trong giai đoạn 1989-2016 trong đó dữ liệu về những thiệt
hại do thiên tai đƣợc thu thập từ CRED (Centre for Research on the Epidemiology
of Disasters) và DESINVENTAR (Disaster Information Management System), dữ
liệu các biến số kinh tế đƣợc thu thập từ Tổng cục Thống kê, Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Về mặt lý thuyết, đề tài sử dụng mô hình tổng cung-tổng cầu của Keynes (1936) và mô
hình IB-EB của Salter (1959) làm khung phân tích những tác động ngắn hạn của thiên
tai. Trong dài hạn, mô hình Solow (1956) đƣợc sử dụng để phân tích những tác động
của thiên tai lên tăng trƣởng kinh tế. Về mặt thực nghiệm, đề tài sử dụng hai phƣơng
pháp định lƣợng đó là SVAR (Structural Vector Autoregression) và Synthetic Control
để phân tích các dữ liệu nghiên cứu. SVAR đƣợc phát triển bởi Sims (1986), là phƣơng
pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. SVAR đƣợc sử dụng để đánh giá tác động của
thiên tai đối với hai biến số kinh tế là tăng trƣởng GDP và lạm phát tại Việt Nam.
SVAR phù hợp với mục tiêu nghiên cứu vì SVAR cho phép phân tích nhân quả và cho
phép phân tích phản ứng của một biến số này khi có sự biến động của một biến số khác.
Phƣơng pháp Synthetic Control đƣợc phát triển bởi Abadie (2003), là phƣơng pháp
bán thực nghiệm (Quasi-Experiment) đƣợc dùng để đánh giá tác động của các chính
sách. Trong đề tài này, Synthetic Control đƣợc sử


xv

dụng để đánh giá tác động của thiên tai đối với thu nhập bình quân đầu ngƣời tại
Việt Nam. Synthetic Control phù hợp với mục tiêu nghiên cứu vì Synthetic Control
cho phép phân tích tác động cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ngoài ra, Synthetic
Control là phƣơng pháp nghiên cứu còn tƣơng đối mới tại Việt Nam. Việc áp dụng
Synthetic Control trong đề tài cũng nhằm góp phần làm phong phú thêm các
phƣơng pháp đánh giá tác động khi phân tích các chính sách tại Việt Nam.

Kết quả các phân tích thực nghiệm cho thấy, trong ngắn hạn thiên tai làm giảm tăng
1

trƣởng kinh tế tại Việt Nam. Nếu thiệt hại thiên tai tăng lên 1 độ lệch chuẩn (tƣơng
đƣơng 5.474 tỷ đồng/quý) thì tăng trƣởng kinh tế sẽ giảm 0,6%, tác động trên sẽ kéo
dài 4 quý sau thiên tai. Trong ngắn hạn, thiên tai cũng làm tăng lạm phát. Từ kết quả
phân tích hàm phản ứng xung, nếu thiệt hại thiên tai tăng một độ lệch chuẩn (tƣơng
đƣơng 27 triệu USD/tháng) thì giá cả hàng hóa sẽ tăng 0,2% trong vòng từ 3 đến 5
tháng tiếp theo. Hàng hóa bị tăng giá nhiều nhất là lƣơng thực, thực phẩm; đồ uống
thuốc lá; nhà ở và vật liệu xây dựng. Trong dài hạn, thiên tai có tác động làm giảm thu
nhập bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam. Thu nhập bị giảm chủ yếu là thu nhập từ
nông-lâm-ngƣ nghiệp. Thu nhập bị giảm đƣợc ƣớc lƣợng là 166 ngàn đồng/tháng,
tƣơng đƣơng 28% trong tổng thu nhập của ngƣời dân.
Từ những kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách đã đƣợc đƣa ra nhằm giảm nhẹ
ảnh hƣởng của thiên tai đến các hoạt động kinh tế tại Việt Nam. (1) Các chính sách tài
khóa mở rộng hoặc chính sách tiền tệ mở rộng có thể đƣợc xem xét áp dụng khi có
thiên tai rất lớn xảy ra. Các chính sách trên sẽ có những tác động nhất định đối với tăng
trƣởng kinh tế và lạm phát. Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách trên cần đi kèm
những điều kiện nhất định để tránh gây ra bất ổn kinh tế không cần thiết.
(2) Nhà nƣớc cần khắc phục nhanh chóng cơ sở hạ tầng sau thiên tai nhằm tránh

việc tăng giá hàng hóa mang tính cục bộ. Cơ sở hạ tầng đƣợc khắc phục nhanh
chóng cũng sẽ góp phần phát huy tác dụng của các hoạt động cứu trợ từ đó sẽ giảm
thiểu tác động của thiên tai đối với tăng trƣởng kinh tế. (3) Nhà nƣớc cần can thiệp
1 Đƣợc tính toán từ dữ liệu thống kê về thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra theo quý trong giai đoạn 20042016. Chi tiết xem phần dữ liệu nghiên cứu mục 4.1.2.


xvi

vào thị trƣờng sau những thiên tai lớn và rất lớn nhằm ổn định giá cả, tránh việc

tăng giá đột biến của một số mặt hàng sau thiên tai. Ƣu tiên số một khi thực hiện
chính sách là can thiệp vào thị trƣờng hàng lƣơng thực, thực phẩm vì đây là loại
hàng hóa tăng giá mạnh nhất sau thiên tai. (4) Các nhà hoạch định chính sách và các
tổ chức cứu trợ nên ƣu tiên cứu trợ những ngƣời có thu nhập từ nông-lâm-ngƣ
nghiệp vì đây là những ngƣời chịu tác động nặng nề nhất sau thiên tai đặc biệt đối
với những thiên tai tƣơng tự nhƣ bão Durian. Việc làm trên nhằm tránh việc cứu trợ
dàn trải, cứu trợ không đúng đối tƣợng làm cho hoạt động cứu trợ không đƣợc hiệu
quả.


1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Hiện tại cả thế giới đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và Việt Nam là
một trong 12 nƣớc bị ảnh nhiều nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu (World Bank,
2010a). Do hiện tƣợng biến đổi khí hậu thiên tai có xu hƣớng xuất hiện ngày càng
2

nhiều hơn (Cavallo và Noy, 2011; World Bank, 2010b). Theo thống kê của CRED
(2017), thiên tai trên toàn thế giới từ 1990-1994 trung bình là 264 vụ/năm, 20 năm
sau (2010-2014) số lƣơng thiên tai trung bình đƣợc ghi nhận là 370vụ/năm, tăng
hơn 100 vụ trên năm.

600
500

tai


400

Số

thiên

300

200
100

1990

1989

0

Hình 1.1: Thống kê số lượng thiên tai trên thế giới từ 1989-2
Nguồn: CRED (2017)
Theo thống kê của CRED (2017) trong giai đoạn 2000-2016, trung bình một năm
trên toàn thế giới có 75.770 ngƣời chết vì thiên tai và thiệt hại về tài sản tƣơng ứng
là 113 tỷ USD. Sau đây là một số thiên tai điển hình trên thế giới. Ngày 26 tháng 12
năm 2004 một trận động đất 9,1 đến 9,3 độ richter kèm theo sóng thần xảy ra, ảnh
2 Hiện tƣợng biến đổi khí hậu làm bề mặt nƣớc biển nóng hơn dẫn đến nƣớc biển bay hơi nhiều hơn. Nƣớc
biến bay hơi nhiều hơn có thể dẫn đến gia tăng hiện tƣợng mƣa lớn và bão từ đó có thể dẫn đến lũ và lụt.


2

hƣởng đến các nƣớc nhƣ Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và một số nƣớc

khác. Sóng thần cao hơn 30 mét từ trận động đất đã làm hơn 283 ngàn ngƣời chết
(Lay và cộng sự, 2005). Tiếp theo, ngày 23-30 tháng 8 năm 2005, bão Katrina đã
quét qua bang Louisiana và Mississippi của nƣớc Mỹ. Đây đƣợc xem là một trong
những cơn bão lớn nhất trong lịch sử nƣớc Mỹ và đã gây ra thiệt hại về tài sản 108
tỷ USD và gây ra số ngƣời chết trên 1.200 ngƣời (Knabb và cộng sự, 2005). Ngày
12 tháng 1 năm 2010, trận động đất 7,0 độ Richter đã xảy ra tại Haiti. Trong những

ngày sau đó, trong lúc công tác cứu hộ đang đƣợc tiến hành, một số dƣ chấn 4,5 độ
richter lại tiếp tục xảy ra gây ra số ngƣời chết lên đến hơn 220 ngàn ngƣời (Kolbe
và cộng sự, 2010). Từ những phân tích trên ta thấy thiên tai là một hiện tƣợng phổ
biến trên thế giới và gây ra thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản.
Tại Việt Nam, thiên tai cũng thƣờng xuyên xuất hiện và gây nhiều thiệt hại. Trong
giai đoạn từ 1989-2016, trung bình một năm Việt Nam gánh chịu 6 thiên tai, thiệt
hại về ngƣời trung bình là 486 ngƣời chết/năm và thiệt hại về tài sản trung bình là
420 triệu USD/năm (CRED, 2017). Số lƣợng thiên tai đƣợc ghi nhận tăng trong giai

đoạn từ 1989-2016 (phụ lục 1.1). Số lƣợng tài sản bị thiệt hại do thiên tai tại Việt
3

Nam cũng đƣợc ghi nhận tăng trong giai đoạn trên (CRED, 2017). Ngoài ra, Việt Nam
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và thƣờng xuyên chịu tác động bởi bão nhiệt đới
và lũ lụt. Theo thống kê của Văn phòng giảm nhẹ thiệt hại thiên tai của Liên Hiệp Quốc
UNISDR (2009), Việt Nam đứng thứ tƣ về số ngƣời bị ảnh hƣởng bởi lũ, đứng thứ
mƣời về số ngƣời bị ảnh hƣởng bởi gió mạnh và lốc xoáy và đứng thứ mƣời sáu về số
ngƣời bị ảnh hƣởng bởi hạn hán so với các nƣớc khác trên thế giới. Một số thiên tai
điển hình tại Việt Nam đó là trận lũ lịch sử xảy ra tháng 11 năm 1997 ảnh hƣởng đến
các tỉnh miền Tây làm 3682 ngƣời chết và thiệt hại 470 triệu USD, bão Chanchu đổ bộ
vào các tỉnh ven biển miền Trung năm 2006 làm 204 ngƣời chết và thiệt hại 480 triệu
USD, bão Ketsana xảy ra năm 2009 ảnh hƣởng đến


3 Theo CRED (2017), trong giai đoạn 1990-1994, tại Việt Nam thiệt hại tài sản hàng năm trung bình đƣợc
ghi nhận là 90 triệu USD. Trong giai đoạn 2010-2014 thiệt hại tài sản hàng năm trung bình đƣợc ghi nhận là
570 triệu USD, tăng khoảng 7 lần sau 20 năm (phụ lục 3). Nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì thiệt hại tài sản do
thiên tai trong giai đoạn 1990-2010 tăng 4 lần.


3

các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng và Đắk Lắk gây ra thiệt hại 785 triệu USD và 182
ngƣời chết (CRED, 2017).
Những thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai là một cú sốc đối với nền kinh tế vì
các nhà máy có thể ngƣng hoạt động, mùa màng bị thất thu và hàng hóa có thể
không lƣu thông đƣợc hoặc thiếu hụt sau thiên tai. Thiên tai có tác động lớn hay
nhỏ đối với nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đối phó của quốc
gia đó khi thiên tai xảy ra và phụ thuộc vào những chính sách kinh tế sau thiên tai.
Theo Noy (2009); Fomby và cộng sự (2011); Klomp và Valckx (2014) thiên tai
thƣờng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với các quốc gia đang phát
triển vì các quốc gia này có ít nguồn lực để đối phó với thiên tai hơn so với các quốc
gia phát triển. Hiện tại, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, những nguồn lực
để đối phó với thiên tai vẫn còn hạn chế. Do đó, thiên tai sẽ có những tác động nhất
định đối với các hoạt động kinh tế tại Việt Nam.
Những thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai sẽ làm nền kinh tế giảm nguồn cung
(Cavallo và cộng sự, 2014) từ đó có thể dẫn đến mất cân bằng cung cầu đối với một
số thị trƣờng hàng hóa hoặc mất cân bằng tổng cung, tổng cầu đối với toàn bộ nền
kinh tế. Tùy mức độ lớn nhỏ của thiên tai và tùy vào những chính sách đối phó với
thiên tai của các quốc gia mà việc mất cân bằng cung cầu sẽ có những biểu hiện
khác nhau. Cụ thể các biểu hiện nhƣ việc tăng giá cả hàng hóa, giảm sản lƣợng đầu
ra hoặc sự biến động của một số biến số kinh tế khác nhƣ lãi suất, đầu tƣ, xuất nhập
khẩu và giá chứng khoán. Trong đó, giá cả hàng hóa và sản lƣợng là hai biến số
quan trọng mà nhà nƣớc cần kiểm soát nhằm vận hành nền kinh tế ổn định và phát

triển. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến giá cả hàng hóa và sản
lƣợng của các quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là một nhu
cầu cần thiết nhằm giúp các nhà hoạch định có đƣợc những chính sách tốt để đối
phó với những biến động kinh tế do thiên tai gây ra.
Tại Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về tác động của thiên tai đến các hoạt động
kinh tế đặc biệt là tăng trƣởng kinh tế và lạm phát không nhiều (xem mục 2.5). Các


4

4

đề tài chủ yếu tập trung trả lời câu hỏi nhân quả . Các đề tài không tập trung nhiều đến
khía cạnh dự báo. Từ đó dẫn đến việc thiếu những căn cứ khoa học trong việc dự báo
những tác động trong tƣơng lai của thiên tai và thiếu các căn cứ khoa học trong việc ra
các quyết định chính sách. Ví dụ, đợt hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra tại các tỉnh Tây
Nguyên và Đồng Bằng Sông Cứu Long đầu năm 2016 sẽ có tác động nhƣ thế nào đến
tăng trƣởng kinh tế và lạm phát? Thiên tai trên sẽ làm tăng trƣởng kinh tế và lạm phát
biến động bao nhiêu phần trăm? Nhà nƣớc có cần can thiệp vào nền kinh tế để giảm
bớt tác động trên không? Nếu các nhà hoạch định chính sách có đƣợc các mô hình dự
báo tốt thì sẽ có thể dự báo đƣợc tác động của thiên tai đối với tăng trƣởng kinh tế và
lạm phát tại Việt Nam từ đó có thể điều hành tốt hơn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ
tăng trƣởng mục tiêu và lạm phát mục tiêu.

Từ bối cảnh thực tiễn trên, đề tài này nhằm lƣợng hóa tác động của thiên tai đến
tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam. Từ việc lƣợng hóa tác động của thiên
tai, đề tài sẽ đề xuất những mô hình kinh tế lƣợng nhằm dự báo tác động của thiên
tai đối với tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam. Các mô hình dự báo có thể
giúp các nhà hoạch định có thêm các thông tin nhằm điều hành tốt hơn tăng trƣởng
mục tiêu và lạm phát mục tiêu. Trong đề tài này, tăng trƣởng kinh tế đƣợc đo lƣờng

thông qua hai thông số là tăng trƣởng GDP và thu nhập bình quân đầu ngƣời còn
5

lạm phát đƣợc đo lƣờng thông qua việc thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt
Nam.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
Về mặt lý thuyết, thiên tai có thể ảnh hƣởng đến các biến số kinh tế cả trong ngắn
hạn và trong dài hạn. Trong ngắn hạn, những tác động của thiên tai đến tăng trƣởng
kinh tế và lạm phát có thế đƣợc giải thích bằng mô hình tổng cung-tổng cầu
(Keynes, 1936) và mô hình cân bằng bên trong, cân bằng bên ngoài IB-EB (Salter,
4Thiên tai có tác động đến các biến số kinh tế không?
5Theo Phạm Chung và Trần Văn Hùng (2011), lạm phát có thể đƣợc tính thông qua việc thay đổi của chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh GDP hoặc chỉ số giá dây chuyển. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu và
nhƣợc điểm riêng. Trong đề tài này, tác giả tính toán lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng vì chỉ số giá tiêu
dùng có thể giúp tính toán việc tăng giá cho từng nhóm hàng hóa khác nhau dƣới sự tác động của thiên tai.
Điều này giúp phân tích chi tiết hơn tác động của thiên tai đối với lạm phát.


5

1959). Trong dài hạn, những tác động của thiên tai đến tăng trƣởng có thể đƣợc giải
thích bằng mô hình tăng trƣởng kinh tế của Solow (1956). Trong phần này, tác giả
sẽ trình bày những tác động của thiên tai đƣợc giải thích từ ba mô hình lý thuyết
trên và một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đồng thời chỉ ra những khe hở
nghiên cứu từ đó dẫn đến những mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Theo mô hình tăng trƣởng kinh tế Solow (1956), thiên tai có thể ảnh hƣởng đến
tăng trƣởng dài hạn theo hai chiều hƣớng trái ngƣợc nhau. Hƣớng thứ nhất, những
thiệt hại về ngƣời và tài sản sẽ làm giảm K và L của mô hình từ đó sẽ làm giảm sản
lƣợng đầu ra hay thiên tai có ảnh hƣởng tiêu cực đến sản lƣợng trong dài hạn.

Ngƣợc lại với xu hƣớng trên, thiên tai lại là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới công
nghệ (A). Quốc gia nào có đầu tƣ tốt hơn, hiệu quả hơn sau thiên tai, quốc gia đó sẽ
có tăng trƣởng dài hạn tốt hơn hay thiên tai có ảnh hƣởng tích cực đến tăng trƣởng
dài hạn.
Trong ngắn hạn, thiên tai là một cú sốc đối với nguồn cung vì nhà máy bị ảnh
hƣởng bởi thiên tai không cho sản lƣợng, mùa màng bị phá hủy không cho thu
hoạch. Theo lý thuyết tổng cung-tổng cầu (Keynes, 1936), tổng cung giảm sẽ làm
6

giá cả hàng hóa tăng (lạm phát) và sản lƣợng trong ngắn hạn giảm . Sản lƣợng
giảm có thể dẫn đến số việc làm giảm (Coffman và Noy, 2011), tỷ lệ nghèo tăng
(Rodriguez-Oreggia và cộng sự, 2012), thu nhập và chi tiêu giảm (Arouri và cộng
sự, 2015). Ngoài ra, theo mô hình cân bằng bên ngoài và cân bằng bên trong IB-EB
(Salter, 1959), thiên tai sẽ làm giảm cung của hàng hóa ngoại thƣơng và hàng hóa
phi ngoại thƣơng từ đó làm nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và thâm hụt
trong ngắn hạn. Để giảm tác động trên, nhà nƣớc có thể dùng biện pháp thắt chặt
chi tiêu hoặc phá giá đồng nội tệ. Nếu các biện pháp trên đƣợc áp dụng, lãi suất và
tỷ giá hiện hành cũng sẽ bị ảnh hƣởng.
Ba mô hình lý thuyết đƣợc trình bày phía trên bao gồm mô hình tổng cung-tổng
cầu, mô hình IB-EB và mô hình tăng trƣởng kinh tế Solow đã lý giải đƣợc tác động
6Giả sử tổng cầu không thay đổi.


6

của thiên tai đến một số biến số kinh tế trong ngắn hạn cũng nhƣ trong dài hạn.
Nhiều nhà kinh tế học khác nhau đã có những nghiên cứu thực nghiệm khác nhau
nhằm kiểm định lại sự hợp lý của các mô hình lý thuyết trên trong việc giải thích
các tác động của thiên tai. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan sẽ đƣợc trình bày
chi tiết trong phần 2.5. Nhìn chung, nghiên cứu tác động của thiên tai đối với tăng

trƣởng kinh tế (đƣợc đo lƣờng thông qua GDP hoặc thu nhập và chi tiêu) có số bài
báo xuất bản nhiều nhất vì đây là thƣớc đo quan trọng đối với hiệu quả hoạt động
của một nền kinh tế. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu về tác động thiên tai chỉ xuất
hiện nhiều sau năm 1980, năm mà CRED trở thành một phần của Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (WHO) và dữ liệu của thiên tai đƣợc thu thập một cách hệ thống và công bố
rộng rãi hơn.
Tại Việt Nam, số công trình nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối với tăng trƣởng
kinh tế không nhiều. Đầu tiên, là bản báo cáo của Benson (1997) về những ảnh hƣởng
của thiên tai đến tỷ lệ nghèo, sản xuất nông nghiệp và những cơ hội phát triển mà Việt
Nam có thể bỏ lỡ do thiên tai. Tiếp theo, Noy và Vũ Băng Tâm (2010) đã nghiên cứu
ảnh hƣởng của thiên tai đến GDP và tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam và khằng
định thiên tai gây thiệt hại nhiều về ngƣời sẽ làm giảm sản lƣợng đầu ra. Thomas và
cộng sự (2010) nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến phúc lợi xã hội và kết luận
thiên tai làm giảm 23% phúc lợi xã hội của ngƣời dân. Ngoài ra, một số công trình
nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến hoạt động kinh tế có kết quả chƣa thống nhất
với nhau. Vũ Băng Tâm và Eric Iksoon Im (2014); Lê Đăng Trung (2013) cho rằng
thiên tai không ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân trong khi đó Arouri và cộng sự
(2015) lại kết luận thiên tai làm giảm thu nhập và chi tiêu của ngƣời dân. Từ việc lƣợc
khảo trên ta thấy, số công trình nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đến tăng trƣởng
kinh tế không nhiều, một số kết quả nghiên cứu chƣa thống nhất với nhau. Chính vì
vậy một trong những mục tiêu của đề tài đặt ra là nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai
đến tăng trƣởng kinh tế (đo lƣờng thông qua tăng trƣởng GDP) trong ngắn hạn nhằm
kiểm chứng lại sự phù hợp của mô hình


7

tổng cung-tổng cầu của Keynes (1936) trong việc giải thích ảnh hƣởng của thiên tai
đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
Cũng từ việc lƣợc khảo trên ta thấy, hầu hết các nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai

đến tăng trƣởng đều là những nghiên cứu trong ngắn hạn. Tác giả vẫn chƣa tìm
thấy một nghiên cứu nào tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối với
7

tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn . Chính vì vậy, một trong những mục tiêu của đề
tài đặt ra là nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối với tăng trƣởng kinh tế (đo
lƣờng bằng thu nhập bình quân đầu ngƣời) trong dài hạn tại Việt Nam. Ngoài ra,
mục tiêu nghiên cứu trên còn nhằm kiểm chứng lại sự phù hợp của mô hình Solow
(1956) trong việc giải thích tác động của thiên tai đến tăng trƣởng kinh tế trong dài
hạn. Vấn đề nghiên cứu trên sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 6 của đề tài.
Đối với việc nghiên cứu tác động của thiên tai đến lạm phát, trên thế giới các đề tài
nghiên cứu về chủ đề này không nhiều vì tại các quốc gia phát triển các nhà nghiên
cứu không tìm đƣợc mối liên hệ giữa thiên tai và việc tăng giá cả hàng hóa. Theo
Cavallo và cộng sự (2014), việc này đƣợc giải thích là do hiện tƣợng giá cả cứng
nhắc (sticky price) và tâm lý sợ khách hàng giận dữ (customer anger). Tại Việt
Nam, tác giả cũng chƣa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu ảnh hƣởng của thiên tai đối
với lạm phát. Lý do có thể là vì tác động của thiên tai đến giá cả không lớn nên khó
có thể tìm ra đƣợc tác động này bằng các công cụ thống kê. Ngoài ra, những hạn
chế về số liệu thiệt hại do thiên tai cũng là một rào cản khi nghiên cứu chủ đề này
tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Các số liệu về
thiên tai ngày càng đƣợc thống kê đầy đủ và hệ thống hơn. Do đó, nghiên cứu tác
động của thiên tai đối với lạm phát tại Việt Nam là một chủ đề có thể nghiên cứu
đƣợc và kết quả nghiên cứu có thể khác với kết quả của các quốc gia phát triển.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn nhằm kiểm chứng lại sự phù hợp của mô hình IBEB (Salter, 1959) và mô hình tổng cung-tổng cầu của Keynes (1936) trong việc giải

7 Lý do có thể là do trong dài hạn có những hạn chế về mặt dữ liệu và những hạn chế về mặt phƣơng pháp.
Ngoài ra, trong dài hạn ta khó có thể tách đƣợc các tác động nhiễu dẫn đến kết quả nghiên cứu sẽ ít có ý
nghĩa thống kê



×