ĐỀ TÀI: tác động của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế việt nam
A.LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại đã ra đời rất lâu và nó đã tồn tại qua các phương thức sản xuất xã
hội. Xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Vì thế hoạt động thương mại vừu chịu
sự chi phối của các quy luật của nền sản xuất hàng hoá,vừa chịu sự chi phối của các
quy luật kinh tế vốn có của mỗi chế độ xã hội.Bên cạnh đó thương mại cũng tác
động ngược trở lại nền kinh tế , xã hội và môi trường. Những tác động ấy có tính
hai mặt: vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực, thể hiện
trên nhiều phương diện, nhiều mức độ khác nhau.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế thì những tác động của thương mại
đến tình hình kinh tế đất nước nhất là sự tăng trưởng kinh tế càng thể hiện rõ nét
hơn.Vậy cụ thể đó là những tác động như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
qua bài thảo luận “ Tác động của thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.”
B. THÂN BÀI
Phần 1: Khái quát chung về thương mại và tăng trưởng kinh tế
I. Thương mại
1.Bản chất kinh tế của thương mại
Bản chất kinh tế của thương mại được xem xét và nghiên cứu theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau.
a. Tiếp cận thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế
Nếu nhìn dưới góc độ một hoạt động kinh tế thì thương mại là một trong những
hoạt động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị
trường.
Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vi mua hàng và kết thúc bằng
hành vi bán. Có thể tóm tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H T' .
Đối tượng mua bán của các hoạt động thương mại là các hàng hóa vá dịch vụ.
Chủ thể của hoạt động thương mại gồm những người bán (người sản xuất hàng
hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia ) và những người mua( người sản xuất,
thương gia, những người tiêu dùng). Tuy nhiên tham gia vào hoạt động thương
mại còn có một số người khác như : người môi giới, người đại lý thương mại ...
Hoạt động thương mại xảy ra trong khâu lưu thông, trên thị trường với những
điều kiện kinh tế, xã hôi, luật pháp, chính tri, và môi trường vật chất cụ thể.
Thông qua các hoạt động thương mại, người bán đạt được giá trị nhằm mục
đích lợi nhuận, người mua có được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu
dùng khác nhau. Chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối
liền với nhau trong điều kiện của kinh tế hàng hóa.
b. Tiếp cận thương mại với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
Tái sản xuất xã hội gồm 4 khâu cơ bản: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng.Bốn khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối
quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Là hình thái phát triển của trao đổi và lưu thông hàng hóa, thương mại được coi là
một khâu cơ bản của tái sản xuất. Thương mại chính là khâu trao đổi nằm trung
gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
Trong điều kiện xã hội hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày một phát triển,
hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu lưu
thông qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua ---> Vận chuyển --->
Dự trữ ---> Bán.
Kết thúc khâu lưu thông, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng. Trong
điều kiện kinh tế hàng hóa, đại bộ phận các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra
đều phải trải qua khâu lưu thông, thông qua hoạt động mua bán bằng tiền mới có
thể chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của xã hội.Vì
thế khâu lưu thông rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nền
kinh tế hàng hóa giống như một cơ thể sống. Trong đó, lưu thông hàng hóa, thương
mại được xem như hệ tuần hoàn.
Thương mại phát triển, lưu thông hàng hóa thông suốt là biểu hiện của nền kinh tế
lành mạnh, thịnh vượng.
c. Tiếp cận thương mại với tư cách là một ngành kinh tế
Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là
một ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận
chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông
qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi.
Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là: Thương mại là
tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh
cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận.
2. Cơ sở luận nghiên cứu tác động của thương mại
a. Thương mại là một hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến
- Hoạt động kinh tế cơ bản - liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế khác trong nền
kinh tế :đầu tư,kinh doanh, bất động sản.
- Hoạt động kinh tế phổ biến- liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh
tế.
- Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh tế đều gắn với hoạt động thương
mại, vì thế thương mại trở thành hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến của nền
kinh tế. Chủ thể hoạt động thương mại là những người mua và những người bán.
- Hoạt động thương mại phản ánh mối quan hệ kinh tế của các chủ thể tham gia
mua, bán. Chúng chịu sự dẫn dắt của “ bàn tay vô hình” , chi phối của cơ chế thị
trường. Cơ chế thị trường lấy cạnh tranh làm cạnh tranh làm động lực và lấy lợi
ích làm mục đích, vì thế tác động của thương mại tới các chủ thể mua án rất linh
hoạt, nhanh nhạy song cũng chứa đựng rất nhiều những yếu tố tự phát và nhiều
khi gây ra những lãng phí.
b. Thương mại là một khâu trao đổi của quá trình tái sản xuất xã hội
- Cùng với phân phối thương mại là một trong hai khâu trung gian của quá trình
tái sản xuất xã hội
- Thương mại giữ vai trò cầu nối trong khâu sản xuất và khâu tiêu dùng. Một mặt
thương mại chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác thương mại cũng
có tác động tới quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng xã hội
-Thương mại không chỉ tác động qua lại trực tiếp tới sản xuất và tiêu dùng mà
thương mại còn tác động qua lại với khâu phân phối và thông qua phân phối nó
gián tiếp tác động sản xuất và tiêu dùng xã hội.
c. Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng
- Kinh tế gồm 3 khu vực kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ. Thương mại
là một trong những ngành thuộc dịch vụ.
- Thương mại hàng hóa hay ngành phân phối trong khu vực có phạm vi rộng lớn
chi phối phần lớn mọi lĩnh vực, mọi khâu của nền kinh tế. Nó đóng vai trò như một
hệ thống tuần hoàn của nền kinh tế. Nó thực hiện chức năng cung cấp các yếu tố
đầu vào, đồng thời đảm nhận việc tiêu thụ tất cả các sản phẩm đầu ra của sản xuất.
Ngành phân phối cũng thực hiện chức năng truyền tải các thông tin từ sản xuất tới
thị trường và ngược lại từ thị trường tới sản xuất. => với chức năng này ngành
phân phối có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với tất cả các ngành khác của
nền kinh tế.
- Thương mại không chỉ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho nền kinh tế mà còn cung
cấp cả những dịch vụ đa dạng phục vụ nhu cầu đời sống của mọi cá nhân và cộng
đồng trong xã hội.
d.Thương mại là một hệ thống kinh tế
- Thương mại là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài
- Hệ thống thương mại được hình thành bởi hai hệ thống con là cung và cầu. Các hệ
thống này hoạt động và liên hệ với nhau qua hoạt động của người mua và người
bán vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
- Thương mại một mặt chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp,
văn hóa, xã hội,...Những yếu tố môi trường này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của thương mại. Mặt khác thương mại cũng tác động trở lại làm biến
đổi các yếu tố này.
- Tác động thương mại không chỉ thuần túy mang tính chất kinh tế mà chúng còn
mang tính chất xã hội, chính trị, luật pháp, công nghệ và ảnh hưởng mật thiết tới
môi trường tự nhiên.
II. Tăng trưởng kinh tế
1, Khái niệm tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế
a, Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định
b, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế .
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập
bình quân đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phậm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của
tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng
thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số
quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân
đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã
hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ
khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình
hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế
trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức
độ hạnh phúc hơn.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp
đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.
c, Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
•
•
•
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua
hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các
yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể
phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức
khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng
và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế,
có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được
mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các
nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập
cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ
tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao
nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người
lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên
mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực
hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao
thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là
máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội,
những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội
thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi
có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng
của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng,
thủy lợi....
•
•
•
•
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản,
ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ
sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao
hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng
nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản
xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên
cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ
"phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát
minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
Vốn: là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại, và tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, v.v…Vốn được thể hiện dưới hình
thức hiện vật và tiền tệ. Đó là yếu tố đầu vào của SX, có vai trò rất quan trọng để
tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu
suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng (ICOR) – Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ
tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển
với chỉ số ICOR thấp, thường là tăng 3% vốn để tăng 1% GDP Vai trò của nhân tố
vốn đối với phát triển kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu
suất sử dụng vốn.
Cơ cấu kinh tế: bao gồm: cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cả
cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỉ trọng,
vai trò, thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế. Nhờ đó, kết
hợp tốt các nguồn lực của nền kinh tế tăng NSLĐ, nâng cao hiệu quả của nền kinh
tế, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng nhanh và bền vững
Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước: Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng
định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục
được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu
sắc. Hệ thống chính trị mà đại diện là Nhà nước có vai trò hoạch định đường lối,
chiến lược phát triển KT-XH, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được
tiêu cực của kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và đúng
hướng. Tăng trưởng kinh tế tạo ra những tiền đề vật chất giải quyết những vấn đề
KT-XH như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt đói nghèo, tích lũy vốn
cho CNH, HĐH, củng cố an ninh quốc phòng…
Phần 2: Những tác động của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
I.Thực trang nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi
chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng
trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi
đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để
giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các
biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn
tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015
của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật
trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn
đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy
tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với
các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến
kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.
Ở Việt Nam, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và
chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa
được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa
cao;sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý
và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ
mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo
đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính
phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát
triển của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị số
25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện
nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014...
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với
sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương nên kinh tế nước ta
năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực về từng ngành, từng lĩnh vực và cụ thể về tốc
độ tăng trưởng kinh tế như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm
2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng
6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng
5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98%
của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức
2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước,
đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần
trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao
nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,60% nhưng quy mô trong
khu vực lớn nhất (Khoảng 74%) nên đóng góp 0,35 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng
6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm
trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng
cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước (Năm 2012 tăng
5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và
góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành chế biến, chế tạo, các
ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (Trừ máy móc thiết bị);
sản phẩm điện tử máy tính; sản xuất xe có động cơ là những ngành có đóng góp lớn
vào tăng trưởng với chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 10%. Ngành khai khoáng
tăng 2,40%, có đóng góp của dầu thô và khí đốt tự nhiên. Ngành xây dựng đã có dấu hiệu
phục hồi với mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm 2013, chủ yếu do đóng
góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất xây dựng
khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62%
so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động
tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%; hoạt động kinh doanh bất động sản được
cải thiện hơn với mức tăng 2,85%, cao hơn mức tăng 2,17% của năm trước với nhiều
tín hiệu tốt trong hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà chung cư
giá trung bình và giá rẻ nói riêng, trong đó giá trị tăng thêm của khấu hao nhà ở dân cư
tăng 2,93%.
Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%;
38,31%; 43,31%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so với
năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng cuối cùng
của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm trước); tích lũy tài sản
tăng 8,90%, đóng góp 2,90 điểm phần trăm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nướccác năm 2012, 2013 và 2014
Tốc độ tăng so vớinăm trước (%) Đóng góp của các
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
khu vực vào tăng
trưởng năm 2014
5,25
5,42
5,98
(Điểm phần trăm)
5,98
Nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản
2,68
2,64
3,49
0,61
Công nghiệp và xây dựng
5,75
5,43
7,14
2,75
Dịch vụ
5,90
6,57
5,96
2,62
Tổng số
II. Tác động tích cực của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
1, Thương mại tạo ra khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia, tác
động đến việc di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia.
Thương mại tạo khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác
động tới việc di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia. Nhờ vậy mà góp phần
to lớn vào mở rộng quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia,
góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ :
- Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai. Các
doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài như khai thác dầu ở
An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào…
-Về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên : Với trữ lượng dầu thô ước tính đạt 4,4 tỷ
thùng, Việt Nam là nước đứng thứ nhì ở khu vực Đông Á về trữ lượng dầu, chỉ thua
Trung Quốc. Khai thác dầu ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thì nước
ta còn xuất khẩu sang các nước khác như : Mỹ, Nga, Ấn Độ…Nhờ đó mà đóng góp
không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo được công ăn việc làm cho người
dân.
- Về yếu tố sản xuất: Nhờ có Thương mại mà thông qua việc xuất nhập khẩu , trao đổi
mua bán với nước ngoài, khoa học công nghệ của nước ta đã có những tiến bộ vượt
bậc phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Ngoài ra, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình
về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho các vùng khó khăn, các
chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết
quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007,
và năm 2008 còn13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng,
được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước…
2. Nâng cao hiệu quả sản xuất
Thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế: nhờ lợi thế về quy mô
do các doanh nghiệp có thể tiếp cận và mở rộng ra các thị trường lớn hơn ở nước
ngoài, qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với trình độ công nghệ hiện
đại, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh
doanh. Ngoài ra, hội nhập thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy các quốc
gia khai thác và phân bố các nguồn lực một cách hợp lí, làm tăng hiệu quả chung của
nền kinh tế. Cũng chính hội nhập thương mại tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác
được tiềm năng và các lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác
và phân công lao động quốc tế, phân bố hợp lí hơn các nguồn lực kinh tế, nhờ vậy
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trong
phạm vi quốc tế. Đây cũng là những yếu tố tạo ra chất lượng và hiệu quả tăng trưởng
cho nền kinh tế. Như vậy thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng ở
phương diện nâng cao hiệu quả sản xuất. Thứ nhất, nhờ lợi thế về quy mô do các công
ty có thể tiếp cận với các thị trường rộng lớn hơn ở nước ngoài. Thương mại cho phép
các công ty tiếp cận được với các công nghệ hiện đại hóa, do vậy năng suất lao động
được cải thiện. Ngoài ra việc mở cửa thị trường trong nước cho các công ty nước
ngoài làm cho cạnh tranh gia tăng trên thị trường nội địa và nhờ vậy có tác dụng kích
thích các công ty trong nước nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
3.Tác động đến khả năng tiêu dùng.
Thương mại tác động đến khả năng tiêu dùng của một số nước và gián tiếp sản
xuất ra các sản phẩm có hiệu quả hơn là tự sản xuất.
Mặc dù sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam còn hạn chế so với các nước, song
trong bối cảnh biến động kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, các sản
phẩm có lợi thế của Việt Nam vẫn có được thị trường, giữ được mức tăng trưởng khá.
Tuy chưa có đột biến, song xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và công nghiệp chế
biến có hàm lượng lao động cao thực sự có cơ hội tăng mạnh
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng.điều đó được lí giải
là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình quân đầu người
trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên
tục tăng trên 7%,gần bằng với tốc độ tăng của GDP).
Một nét quan trọng là tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường ngày
một chiếm tỷ trọng lớn, do tốc độ tăng qua các năm (đã loại trừ yếu tố giá) mấy năm
nay liên tục tăng hai chữ số (năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 15,2%, năm 2004
tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 yăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%).
Khi tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh và trở thành
động lực của tăng trưởng kinh tế thì một mặt nó hấp dẫn các nhà đầu tư.
4.Thương mại gia tăng GDP
Thương mại một mặt trực tiếp làm tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình,mặt khác
gián tiếp tác động đến việc gia tăng GDP của các ngành nhờ ảnh hưởng có tính lan
truyền.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tác động của việc gia nhập
WTO tới các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô,
xã hội, thể chế kinh tế...
Báo cáo "Tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt Nam gia nhập
WTO" của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Ðầu tư
cho thấy Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến thương mại
quốc tế và đầu tư, từ đó lan tỏa đến sản xuất trong nước, tạo việc làm và giảm nghèo
Theo báo cáo, năm 2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ nhiều yếu
tố tích cực từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế gắn liền với hội nhập kinh tế
quốc tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm
trước đó, đạt 8,5%, mặc dù giá trên thế giới tăng cao gây áp lực lớn đến giá đầu vào
của sản xuất trong nước.
Năm 2008, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo chiều trái ngược nhau.
Giá nguyên liệu tăng cao tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Kinh tế các nước bạn hàng chính bước vào suy thoái hoặc tăng trưởng chậm lại cũng
là yếu tố ảnh hướng xấu đến xuất khẩu và FDI của Việt Nam, do đó ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, giá dầu thô và giá lương thực - hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam cũng như giá nhiều mặt hàng xuất khẩu khác tăng cao; thị trường xuất khẩu được
mở rộng... đã tác động tích cực đến tăng trưởng.
Do những tác động tiêu cực ảnh hưởng lớn hơn, truyền dẫn nhanh hơn vào nền kinh tế
nên tăng trưởng GDP đã chững lại chỉ đạt 6,2%.
Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định nếu không có hội nhập kinh tế quốc tế, tăng
trưởng kinh tế sẽ thấp hơn.
Năm 2009, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế
toàn cầu cùng, tăng trưởng GDP tiếp tục giảm, chỉ đạt 5,3%. Tuy nhiên, đây vẫn là
mức tăng trưởng tương đối cao so với mức tăng trưởng thấp hoặc âm của nhiều nước
trên thế giới.
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA nói riêng, cơ hội và thách
thức sẽ chia đều cho tất cả các bên, sẽ có những tác động hai chiều đối với mỗi quốc
gia. Nhờ đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều không gian phát triển
mới đối với Việt Nam. Cụ thể là, hội nhập đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thuận
lợi cho phát triển đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Do đó, những
năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, GDP của Việt
Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thời kỳ 1992-1997 bình quân là 8,75%/năm,
thời kỳ 2002-2007 bình quân là 7,55%/ năm, thời kỳ 2008-2013 đạt 5,85%/ năm;
riêng năm 2014 GDP đạt 5,98%.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biểu cho rằng, 3 năm gia nhập WTO là quãng thời gian
chưa đủ dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu... nên
khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ những tác động của việc
gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, về cơ bản, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đã có nhiều
tác động tích cực như tăng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, phát triển
các ngành dịch vụ...
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm
2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, năm 2007 đạt 40,4%), kế
hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới,
chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số.tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam hiện còn dựa một phần quan trọng vào yếu tố số lượng
lao động, sự quan trọng này được xét trên hai mặt. Một mặt, do nguồn lao động hàng
năm vẫn còn tăng khoảng 2%, tức là trên 1 triệu người mỗi năm. Mặt khác, do tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
III. Tác động tiêu cực của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
1, Thương mại là một nhân tố tạo nền kinh tế nóng
Nền kinh tế nóng tức là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững.
Thực tế cho thấy, việc Việt Nam cứ tiếp tục khai thác gỗ, than, dầu mỏ …thì nguồn
thu mang lại lớn , nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nhưng chỉ trong khoảng thời
gian ngắn sẽ lâm vào khủng hoảng vì khai thác quá nhiều đã dẫn đến cạn kiệt nguồn
tài nguyên mà những tài nguyên này cần có khoảng thời gian lâu dài mới tái sinh
được.
Mặt khác, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam trong 4 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới khá phức tạp. Trong
hai năm 2006-2007, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong năm
2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46%, cao hơn 0,23 điểm % so với năm 2006 và là
mức cao nhất trong vòng 11 năm. Tuy nhiên từ năm 2008, do những tác động của bối
cảnh kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình
lạm phát cao vào năm 2008 và khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ
cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, tăng trưởng GDP năm 2008
chỉ đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%. Năm 2010, kinh tế đã có xu hướng phục hồi và
đạt mức tăng trưởng khoảng 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng của 2 năm trước, nhưng
vẫn thấp hơn mức tăng trưởng thời kỳ 2000-2007.
Trong 3 năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, lạm phát đã
tăng liên tục từ 6,4% vào 1/2007 và đạt đỉnh 28,3% vào tháng 8/2008 rồi hạ xuống 6%
vào tháng 5/2009 . Ngoài việc chịu tác động mạnh hơn từ sự tăng mạnh của giá cả thế
giới do kết quả của việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã có những tác động khác nhau đối với giá cả ở Việt Nam. Dưới tác động
của các nhân tố này, lạm phát đã thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Tuy
nhiên, quá trình hội nhập không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra những diễn biến
lạm phát trong mấy năm vừa qua. Trên thực tế, diễn biến lạm phát còn chịu tác động
của nhiều yếu tố nội tại, trong khi đó, công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
chưa được điều chỉnh một cách linh hoạt nên đã làm cho lạm phát tăng cao trong năm
2008.
Do kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia rộng hơn của các định chế tài
chính nước ngoài và các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã có
tác động tích cực đến hệ thống tài chính của Việt Nam, không chỉ theo chiều rộng mà
cả theo chiều sâu, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi/GDP, tín dụng/GDP, vốn hóa thị
trường, số công ty niêm yết, giá trị niêm yết trái phiếu. Tuy vậy, công tác duy trì ổn
định kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua vẫn còn một số vấn đề nhất định. Việc
thực hiện mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định dựa nhiều vào đầu tư,
đặc biệt là đầu tư công, qua đó gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách nhà nước và ổn
định kinh tế vĩ mô. Ổn định kinh tế vĩ mô dưới tác động của hội nhập cũng gặp thách
thức từ cải cách giá cả trong nước. Cụ thể, việc nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối
với giá một số mặt hàng được thực hiện đơn giản theo hướng tăng khả năng điều
chỉnh giá cho doanh nghiệp, mà chưa tính toán cụ thể đến cơ cấu thị trường hay bối
cảnh áp lực lạm phát còn cao. Rõ ràng, tự do hóa giá cả là một biện pháp cần thiết về
dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, nhưng cũng
cần được thực hiện một cách linh hoạt, có giải trình hợp lý trong những thời điểm nhất
định nhằm hạn chế những tác động không thuận đối với tình hình ổn định kinh tế vĩ
mô
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm xuất khẩu dễ bị tổn thương trước biến
động từ bên ngoài như các cú sốc giá cả hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới.
Điều này một phần do chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào
một số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột phá, danh mục các mặt hàng xuất khẩu
chính gần như không có nhiều thay đổi trong vòng 6 năm gần đây. Tỷ trọng kim ngạch
các mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu chỉ giảm từ 80,8% năm 2004 và 79,5%
năm 2006 xuống 76,7%, 73,0% và 68,8% trong 3 năm tiếp theo. Nếu bỏ dầu thô ra
khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính thì tỷ trọng các mặt hàng khác trong tổng
kim ngạch xuất khẩu gần như không đổi. Năm 2004, tỷ trọng các mặt hàng này là
59,3% thì năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 59,2%, 56,4% và 57,8%.
2, Thương mại tạo ra hàng giả hàng nhái
Bên cạnh những xu hướng tích cực, sự phát triển của thương mại đang phải đối
mặt với thách thức về hàng giả, hàng nhái mang tính toàn cầu trong quá trình hội nhập
ngày càng gia tăng. Đó là biểu hiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm thiệt hại lợi ích
hợp pháp của các chủ thể kinh doanh với những nhãn hàng, thương hiệu đã được bảo
hộ. Nó còn ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng do bị nhầm lẫn hàng hóa và lợi
ích nhà nước bởi bị thất thu thuế, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, của doanh
nghiệp vào sự quản lý kiểm soát của nhà nước.
Tình trạng bày bán, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm … được xem là hoạt động xâm hại đến lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Các mặt hàng được làm giả rất đa dạng từ hàng tiêu dùng
thông dụng như: Quần áo, dày dép, nước uống đóng chai, bột ngọt,… đến các mặt
hàng có giá trị cao như: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… đang hàng ngày đánh lừa
người tiêu dùng và quan trọng hơn là phá hoại nền sản xuất trong nước. Theo số liệu
thống kê của Đội Quản lý thị trường số 1, trong 6 tháng đầu năm 2015, Đội đã kiểm
tra, lập biên bản xử lý 71 lượt vụ vi phạm gian lận thương mại, tịch thu và tiêu hủy
321 bao thuốc lá nhãn hiệu 555, 128 bao thuốc lá nhãn hiệu ESSE, 20 bao thuốc lá
điếu Marlboro; 15,7kg mỳ chính nhãn hiệu AJINOMOTO giả bao bì nhãn hiệu của
Công ty AJINOMOTO Việt Nam, xử phạt hành chính nộp vào ngân sách Nhà nước
trên 100 triệu đồng.
Tình trạng sản xuất, bày bán, tiêu thụ hàng kém chất lượng diễn ra tại nhiều địa
phương và có diễn biến khá phức tạp, hàng giả, hàng nhái đang thách thức các cơ
quan chức năng, đẩy người tiêu dùng vào tình trạng khó phân biệt “vàng thau lẫn lộn”
đây thực sự là hiện trạng rất đáng báo động. Thực tế nhức nhối ấy đang đòi hỏi công
tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại phải có bước chuyển biến mới và
quyết liệt hơn.
Hàng giả hiện nay được làm rất tinh vi về chất lượng khiến người tiêu dùng rất khó
phân biệt, chúng không chỉ được bày bán ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà len lỏi vào cả các
siêu thị lớn. Mới đây, cuộc thanh tra ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đơn cử nhãn
hiệu thời trang Valentine được bán trong các shop sang trọng phần lớn đều là hàng giả.
Thành phố Hà Nội đã từng phát hiện ngay tại Tràng Tiền Plaza bán túi sách hiệu L.V
giá hàng triệu đồng một chiếc nhưng cũng là hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc. Chanel,
một hãng nước hoa và thời trang danh tiếng đang hối thúc các luật sư Việt Nam xử lý
việc vi phạm nhãn hiệu này trên thị trường Việt Nam, bởi gần đây từ trung tâm thương
mại, siêu thị đến các shop mỹ phẩm thời trang, mua hàng Chanel thật còn khó hơn
mua hàng Chanel giả
Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng
tương tự, giống hệt thật, hoặc sản xuất hàng giả dùng mác thật có cả chỉ dẫn địa lý.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng,
thuốc men ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mệnh của người dân.
3, Thương mại dẫn đến cạnh tranh không công bằng
Khi môi trường kinh doanh càng khó khăn thì vấn đề cạnh tranh của các DN càng trở
nên khốc liệt hơn. Trong kinh tế luôn luôn liên quan đến quyền sở hữu và đây cũng
chính là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Cạnh tranh là tốt, là động lực phát
triển. Trong kinh doanh, sự cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích :
hàng hóa tốt hơn, giá mua rẻ hơn… Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phải bảo
đảm nguyên tắc lành mạnh, công bằng, không có sự “ăn gian” hoặc những “thủ thuật”
trái pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều những tiêu cực trong
kinh doanh dẫn đến tình trạng cạnh tranh không công bằng.
Từ năm 2004, Việt Nam đã ban hành Luật cạnh tranh, qui định thế nào là những
hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự và thủ tục
giải quyết các vụ việc tranh chấp về cạnh tranh … mục đích là bảo đảm một “sân
chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh.
Tại Điều 39 qui định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm.
Chủ yếu gồm 9 hành vi sau :
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
Cụ thể:
* Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng
hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương
mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa,
dịch vụ của mình.
- Ví dụ : Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty
Thuý Hương.
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách
hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý
Hương.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội
thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và
Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình
bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà
chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì
cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng
rất... giống nhau!
- Hay cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai
hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm
lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự
sữa Milo như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.
Ví dụ về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ : Một doanh nghiệp bán nước mắm ghi
là "Nước mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.
* Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu
thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông
tin, bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính...
* Ép buộc trong kinh doanh là việc doanh nghiệp ép buộc, đe dọa khách hàng, đối tác
kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ không cho họ giao dịch hoặc phải ngừng giao
dịch với doanh nghiệp đó.
* Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp “đối thủ”.
* Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp:
- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác;
Ví dụ về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ : Nệm KimDan
Vài năm trước, có chuyện công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên
lớn nhất tại TP. HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối
với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng
nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây
nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút
xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do
đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa polyurethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên
nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”.
Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút
đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn cứ, gây
thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ.
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Cà phê Trung Nguyên
Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một
trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestles để so
sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là
việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng, chất
lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất
xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công ...
* Khuyến mại không lành mạnh là việc :
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, không trung thực hoặc gây nhầm
lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến
mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
- Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá
cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng
hàng hóa của mình;
Ví dụ về khuyến mãi không đúng : Bột nêm massan
Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể
đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định
là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng
hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại
đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”.
Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở
Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ
chương trình khuyến mại.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
-
-
-
-
Phát huy và sử dụng mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất :Kinh tế dân
doanh phải được phát triển ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật
không cấm và mở rộng địa bàn hoạt động ở cả thành thị (doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần) nông thôn (các HTX tiểu thủ công nghiệp, mỹ
nghệ). ở nông thôn Trung Quốc các xí nghiệp hương trấn hoạt động rất thành
công cũng là điều ta cần tham khảo và vận dụng, và miền núi, miền biển (trang
trại lâm nghiệp, thuỷ sản) với mục đích là tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được những tiềm năng rất lớn của
nguồn nội lực quan trọng này.
Giảm áp lực đối với khai thác và sử dụng tài nguyên: Hiện nay Chính phủ đang
trình sang Quốc Hội tăng thu thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên
quý hiếm như Vàng, thiếc, Bôxit..., so với mức thuế cũ đều cao hơn, còn so với
thuế tài nguyên cùng loại các nước khác trong khu vực, tỷ lệ thu thuế của ta
thấp hơn. Như vậy thuế là công cụ thị trường cơ bản để điều chỉnh giảm áp lực
tài nguyên. Tuy nhiên cần lưu ý khi chúng ta tăng hay giảm thuế đều phải xem
xét các cam kết của Việt Nam với khu vực và thế giới theo lộ trình đã tham gia
WTO.
Đổi mới công nghệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong hoạt động của doanh
nghiệp: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới đang
bước vào một dạng thức mới- nền kinh tế tri thức, một dạng thức mới của kinh
tế thế giới (đặc trưng là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chất xám
chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá thành sản phẩm), thì cho các ngành công nghệ
cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới) phải
được ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Để phát triển các ngành công nghệ cao
phải đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn, điều này có thể ảnh hưởng
phần nào tới việc phân bổ các nguồn lực xã hội, nhưng đây lại là những ngành
có khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu suất đầu tư lớn. Vì thế trong thời gian tới
nên xem việc gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành công nghệ
cao trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội là một hướng đi tích vực, kiên quyết
không đầu tư thêm vốn cho những chương trình, dự án kinh tế không có khả
năng thu hồi vốn, không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà việc
đầu tư hàng tỷ đô là trong chương trình mía đường của ta không mang lại hiệu
quả kinh tế là bài học nhãn tiền. Nếu cũng với số vốn đó dùng để đầu tư cho
các ngành công nghệ cao thì chắc chắn rằng hiệu suất đầu tư vốn sẽ đạt cao hơn
nhiều.
Đẩy mạnh việc phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho nền kinh tế:
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội và nó cũng quyết định đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
-
hoá đất nước nhằm nhanh chóng hoà nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và
quốc tế, vì suy cho cùng chính con người mới là yếu tố cơ bản nhất và quan
trọng của toàn bộ lực lượng sản xuất. Nhưng trong một thời gian dài vừa qua,
vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức và
cũng chưa có các bước đi thích hợp. Đặc biệt là tại khu vực sản xuất kinh
doanh, nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm và các hoạt động dịch vụ cho toàn xã hội
lại càng chưa được quan tâm một cách thích đáng, chưa xem đấy là động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay đang có
sự tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhờ đó mà trình độ
kỹ thuật, quy trình công nghệ ngày càng được đổi mới một cách hết sức mau lẹ,
thì vấn đề quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế để tương thích
với sự thay đổi nhanh chóng của máy móc thiết bị được đặt ra như một nhu cầu
bức xúc.
Cải thiện môi trường đầu tư: Việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội. So với yêu cầu đặt ra, nhất là hiện nay trong thể chế
luật pháp, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, thực thi công vụ vẫn còn
nhiều bất cập, vướng mắc, việc tiếp tục quan tâm thực hiện những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia luôn là một yêu cầu cấp bách. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương
phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, phải thực hiện thường
xuyên, phải đưa ra các giải pháp, mục tiêu cụ thể cải cách, để đơn giản hóa thủ
tục và cắt giảm thời gian làm các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực
thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp…Việc cải cách hành
chính không nói chung chung mà phải bằng những hành động cụ thể
-
Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế: Năm 2015, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động
hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực mà trọng tâm là kinh tế. Để thực
hiện mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành và địa phương phải
chủ động xây dựng kế hoạch hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực;
tập trung khai thác lợi thế các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và sắp ký
kết để thúc đẩy phát triển. Trong quá trình này, việc mở cửa thị trường, cạnh
tranh là tất yếu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Chúng ta phải phân tích
kỹ, lĩnh vực nào phải mở từng bước để thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực,
năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển theo kinh tế thị trường. Bây
giờ chúng ta phải cạnh tranh. Tôi nói đây là hội nhập có lộ trình, tính toán lợi
ích, còn bảo hộ một chiều chỉ làm chậm sự phát triển của chúng ta.”
-
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
-
Điều tra theo dõi, xử lý nghiêm với những trường hợp kinh doanh gian lận,
buôn bán hàng giả hàng nhái, nách luật , trốn thuế.
-
Ngoài ra, Chính phủ cần thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh
tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ
hàng hóa.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của
Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ
trợ tín dụng...;bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cường phòng,
chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng
chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
C. KẾT LUẬN
Như vậy , từ những gì phân tích phía trên ta thấy , những tác động của thương mại đến
tăng trưởng kinh tế một mặt tạo ra khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc
gia , nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng tiêu dùng, tăng GDP , một mặt lại dẫn
đến nền kinh tế nóng hàng giả hàng nhái, cạnh tranh không công bằng. Muốn đất nước
phát triển thì cần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đi lên và bền vững. Vì thế mỗi
chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu thật sâu và nắm rõ những tác động tích cực cũng như
như tiêu cực của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế để có thể góp chút phần sức
lực của mình vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.