Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ
FULBRIGHT
--------------------------

NGUYỄN THỊ THANH UYÊN

TÌNH TRẠNG THIẾU VẮNG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

QUY MÔ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tình huống nghiên cứu:
Ngành Điện tử - Công nghệ thông tin và ngành Cơ khí

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
---------------------------

NGUYỄN THỊ THANH UYÊN

TÌNH TRẠNG THIẾU VẮNG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

QUY MÔ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tình huống nghiên cứu:
Ngành Điện tử - Công nghệ thông tin và ngành Cơ khí


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Uyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Vũ
Thành Tự Anh – người đã gợi ý cho tôi hướng nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn tôi về mặt
học thuật và động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp
TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp các KCX-KCN Thành phố, Công viên Phần mềm Quang
Trung, Hội Tin học, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Cơ khí, Hội Cơ khí Điện, Viện nghiên
cứu kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ tôi kết nối với các doanh nghiệp SME, dành nhiều
thời gian trả lời phỏng vấn, đặc biệt Cục Thống kê TP.HCM và Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn dữ liệu quý, giúp tôi có đủ cơ sở để lập luận
trong các kết luận nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
và lãnh đạo các doanh nghiệp SME tại TP.HCM đã tham gia cùng tôi trong luận văn này.
Sự hỗ trợ quý báu này giúp cho luận văn của tôi trở nên thú vị, có chiều sâu và thực tiễn.
Tôi gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuyên – Phó Vụ Trưởng, Vụ Công nghệ
Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã quan tâm hỗ trợ, cho tôi nhiều góc nhìn rộng
hơn về khái niệm “the missing middle”, dành thời gian trả lời phỏng vấn và đồng hành
cùng tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn bác Phạm Chánh Trực, nguyên Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ
cao TP.HCM và Phó Trưởng ban Lê Bích Loan đã ủng hộ, động viên tinh thần cho tôi bền
chí với nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn lãnh đạo Phòng Quản lý Doanh nghiệp và tập thể
đồng nghiệp đã tương trợ công việc cho tôi thời gian qua.
Tôi gửi gắm nơi đây lời cảm ơn và tình cảm yêu quý của mình với các thầy cô, bạn bè lớp
MPP8 và đội ngũ đang làm việc tại Fulbright, nơi đã cho tôi khoảng thời gian trải nghiệm
tuyệt vời và nhiều kỷ niệm. Đặc biệt, tôi cảm ơn những người bạn đã kề vai sát cánh cùng
tôi, không ngừng động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Cuối cùng, tôi gửi lời yêu thương đến con gái yêu quý của mình, người đã hy sinh rất nhiều
trong hai năm qua để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn ý nghĩa này.


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô

vừa, các nguyên nhân gây ra tình trạng này và vai trò của doanh nghiệp quy mô vừa trong
02 ngành Cơ khí và Điện tử - Công nghệ thông tin, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính
sách khắc phục tình trạng thiếu vắng doanh nghiệp quy mô vừa cho TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu cho biết,
Thứ nhất, có tình trạng thiếu vắng doanh nghiệp quy mô vừa trong 02 ngành nghiên cứu tại
TP.HCM. Ngoài ra, không đơn thuần chỉ là tình trạng thiếu vắng số lượng doanh nghiệp
quy mô vừa hoặc số lao động của nhóm doanh nghiệp quy mô vừa, nghiên cứu cho thấy
tình trạng thiếu vắng còn tồn tại ở các yếu tố khác như nguồn vốn, tài sản đầu tư, giá trị
xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận, nợ vay, thu nhập bình quân người lao động.
Thứ hai, doanh nghiệp quy mô vừa (viết tắt là ME) được chứng minh có vai trò quan trọng,
tạo ra các nguồn lực cho nền kinh tế tốt hơn các nhóm quy mô doanh nghiệp còn lại. Các
nguồn lực bao gồm khả năng huy động vốn, đầu tư công nghệ, khả năng tiếp cận thị
trường/ tiếp cận thông tin chính sách của Nhà nước, khả năng liên kết các nguồn lực, tạo
thu nhập cho người lao động tốt hơn và năng suất lao động cao hơn.
Thứ ba, 08 giả thuyết xây dựng được chứng minh là rào cản của các SME hiện nay khi xét
ở góc độ tăng trưởng quy mô doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố về môi trường kinh doanh,

chính sách hỗ trợ của nhà nước, khả năng tiếp cận thông tin … là những rào cản lớn của
doanh nghiệp trong cả 02 ngành nghiên cứu.
Thứ tư, mối liên kết của các SME với nhau, và giữa SME với các doanh nghiệp lớn/FDI và
với các Sở ban ngành/ Hiệp hội khá lỏng lẻo. Mối quan hệ tương tác này có tương quan
thuận với quy mô doanh nghiệp.
Thứ năm, môi trường kinh doanh của TP.HCM hiện chưa tốt, cần điều chỉnh. Môi trường
kinh doanh còn tồn tại các chi phí giao dịch cao, là lực cản cho các doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ phát triển quy mô.
Cuối cùng, nguyên nhân cốt lõi của hiện trạng thiếu vắng các các doanh nghiệp quy mô
vừa hiện nay là do doanh nghiệp không muốn lớn (nghiêng về quy mô nhỏ) và doanh
nghiệp không dám lớn (nghiêng về quy mô siêu nhỏ).



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT............................................................................................................................................ iii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................... vi
DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................................... x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU.............................................................................................................. 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu................................................................................................................... 1
1.2.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 4

1.4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 5
1.5.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................................... 5
1.5.2. Phương pháp chọn mẫu................................................................................................... 5
1.6. Cấu trúc luận văn........................................................................................................................ 6

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH...................................................7

2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)............................................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................................ 7
2.1.2 Tiêu chí phân loại SME.................................................................................................... 7
2.2. The missing middle.................................................................................................................... 8
2.2.1. Khái niệm........................................................................................................................ 8
2.2.2. Khung phân tích.............................................................................................................. 9
2.3. Thiết lập giả thuyết và thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 12
CHƯƠNG 3.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH “ME”, TÌNH TRẠNG “MM” CỦA 02 NGÀNH
ĐIỆN TỬ - CNTT, CƠ KHÍ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH....................................................................... 13
3.1. Xu hướng “MM” của 02 ngành nhìn từ nhiều góc độ ()..........................................................13
3.2. Kết luận chương..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 16

4.1. Sự cần thiết phát triển ME....................................................................................................... 16
4.1.1. Vai trò ME qua lắt cắt bình quân 01 DN....................................................................... 16


v

4.1.2. Vai trò ME qua kết quả ĐTKS của nghiên cứu()............................................................ 17
4.1.3. Phân tích góc độ chuyên gia......................................................................................... 19
4.1.4. Kết luận chung về vai trò ME........................................................................................ 20
4.2. Lý do thiếu vắng ME................................................................................................................ 22

4.2.1. Lý do thiếu vắng ME nhìn từ kết quả ĐTKS của nghiên cứu......................................... 22
4.2.2. Ý kiến chuyên gia về lý do thiếu vắng ME..................................................................... 23
4.2.3. Phân tích riêng về khả năng liên kết,............................................................................. 25
4.2.4. Bảng tóm tắt lý do thiếu vắng ME (Bảng 4.3)............................................................... 26
4.2.5. Kết luận chung về lý do thiếu vắng ME......................................................................... 30
4.2.6. Phát hiện mới về “MM” và vai trò của ME...................................................................... 31
4.3. Đánh giá về chính sách hỗ trợ của Nhà nước.......................................................................... 32
4.3.1. Từ ĐTKS....................................................................................................................... 32
4.3.2. Từ góc nhìn chuyên gia()............................................................................................... 33
4.3.3 Kết luận.......................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................35

5.1. Khuyến nghị chung để khắc phục tình trạng thiếu vắng ME..................................................35
5.2. Hạn chế của nghiên cứu:.......................................................................................................... 41
KẾT BÀI.............................................................................................................................................. 42
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................... 44


vi

Từ viết tắt
BE
CIEM
CQNN
DN
SME
ĐT-CNTT
ĐTKS

GTSX
GTGT
HH&DV
KHCN
NLCT
NGTK
NSLĐ
MBSX
ME
MM
MSE
NLĐ

OEM


vii

Từ viết tắt

ODM

OBM
QMDN
QMLĐ
SEAF
SE
SME
SP
SSE

SXKD
SXCN
TMDV
TP.HCM
TSCĐ
TTHC
UNDP
XK
WB


viii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Biểu đồ số liệu về SME của ngành Cơ khí, Điện tử - CNTT tại TP.HCM.........50
Phụ lục 2: Tiêu chuẩn phân loại SME của quốc tế..............................................................51
Phụ lục 3: Tóm tắt các nghiên cứu về vai trò của SME...................................................... 52
Phụ lục 4: Lược khảo các nghiên cứu quốc tế về các rào cản tăng trưởng của SME.........54
Phụ lục 5: Mục tiêu thiết kế bảng câu hỏi khảo sát DN......................................................58
Phụ lục 6: Biểu đồ tổng quan về tình hình phát triển SME, SE và ME của 02 ngành........60
Phụ lục 7: Vai trò và các hạn chế của 02 ngành Cơ khí và ĐT-CNTT................................69
Phụ lục 8: So sánh giá trị bình quân giữa SME, ME và BE – theo ĐTKS DN 2016...........80
Phụ lục 9: Danh sách các chuyên gia phỏng vấn................................................................83
Phụ lục 10: Thống kê số lượng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia...........................................87
Phụ lục 11: Tổng hợp một số ý kiến khác của các chuyên gia............................................ 88
Phụ lục 12: Kết quả ĐTKS DN của nghiên cứu.................................................................. 90
Bảng 1: Kết quả ĐTKS về khả năng tiếp cận vốn................................................................90
Bảng 2: Kết quả ĐTKS về khả năng tiếp cận công nghệ.....................................................90
Bảng 3: Kết quả ĐTKS về năng lực quản trị.......................................................................91
Bảng 4: Kết quả ĐTKS về nguồn nhân lực và đào tạo........................................................91

Bảng 5: Kết quả ĐTKS về khả năng tiếp cận MBSX........................................................... 91
Bảng 6: Kết quả ĐTKS về khả năng tiếp cận thông tin, thị trường.....................................91
Bảng 7: Kết quả ĐTKS chi phí giao dịch............................................................................ 92
Bảng 8: Kết quả ĐTKS về chính sách hỗ trợ của Nhà nước............................................... 92
Bảng 9: Kết quả ĐTKS về đánh giá mối quan hệ của DN với các Sở/ ban/ ngành.............92
Phụ lục 13: Chính sách hỗ trợ DN cần (theo kết quả ĐTKS của nghiên cứu)....................93
Phụ lục 14: Bảng câu hỏi Điều tra khảo sát DN 2017 của nghiên cứu()............................94
Phụ lục 15: Nội dung phỏng vấn sâu Vụ CNTT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông về
đánh giá ngành ĐT-CNTT và chính sách dành cho ngành................................................106


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số DN của 02 ngành tại TP.HCM phân theo QMLĐ, tính đến 31/12/2014..........3
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân loại SME của Việt Nam..............................................................8
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về rào cản tăng trưởng DN của Vietnam Report 2016............11
Bảng 3.1: Xu hướng "MM" với số LĐ, nguồn vốn, Nợ phải trả, Thu nhập NLĐ................13
Bảng 3.2: Xu hướng "MM" ở các yếu tố VCSH, Doanh thu, XK và Lợi nhuận..................14
Bảng 4.1: So sánh giá trị bình quân của 01 DN trong các nhóm QMDN........................... 17
Bảng 4.2: Tổng hợp vai trò ME từ 03 nguồn đánh giá........................................................21
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt lý do MM của nghiên cứu..............................................................27


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Xu hướng tăng số DN có dưới 200 LĐ – ngành CN..............................................1
Hình 1.2: Xu hướng biến động ME tại TP.HCM, 2011-2014................................................ 1
Hình 1.3: Xu hướng biến động DN theo quy mô vừa của 02 ngành......................................4

Hình 1.4: Xu hướng MM về số DN của 02 ngành tại TP.HCM – năm 2014.........................4
Hình 1.5: Thiết kế nghiên cứu................................................................................................6
()

Hình 2.1: Biểu đồ phân phối QMDN ...................................................................................9
Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp SME....................... 11
Hình 2.3: Các giả thuyết nghiên cứu...................................................................................12
Hình 3.1: “MM” về LĐ của mỗi ngành - theo QMLĐ năm 2016....................................... 13
Hình 4.1: Thu nhập bình quân NLĐ/năm– ĐTKS DN 2016................................................16
Hình 4.2: NSLĐ theo đầu người– ĐTKS DN 2016..............................................................17
Hình 5.1: Mô hình liên kết cần thiết để phát triển QMDN..................................................39
Hình 5.2: Mô hình giải pháp chính sách............................................................................. 40


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PL1 - Biểu đồ 1.1. Xu hướng tăng MSE - ngành Cơ khí......................................................50
PL1 - Biểu đồ 1.2: Biến động MSE - Ngành ĐT-CNTT.......................................................50
PL 6- Biểu đồ 3.1: Số DN hoạt động tại TP.HCM giai đoạn 2010 – 2011..........................60
PL 6- Biểu đồ 3.2: Xu hướng biến động MSE tại TP.HCM, 2011 - 2014............................60
PL 6- Biểu đồ 3.3: Xu hướng MM về số DN ngành CN chế biến chế tạo – năm 2014........61
PL 6- Biểu đồ 3.4: Xu hướng MM của các phân ngành thuộc Cơ khí tại TP.HCM............61
PL 6- Biểu đồ 3.5: Xu hướng MM về số DN - phân ngành SX SP từ kim loại đúc sẵn.......62
PL 6- Biểu đồ 3.6: Xu hướng MM về số DN ngành ĐT-CNTT – năm 2014........................ 62
PL 6- Biểu đồ 3.7: Xu hướng “MM” về số DN của 02 ngành theo QMLĐ năm 2016.......63
PL 6- Biểu đồ 3.8: Xu hướng “MM” về vốn chủ sở hữu theo QMLĐ– năm 2016..............63
PL 6- Biểu đồ 3.9: Xu hướng “MM” về Lợi nhuận theo QMLĐ– năm 2016......................64
PL 6- Biểu đồ 3.10: Xu hướng “MM” về doanh thu theo QMLĐ – năm 2016...................64
PL 6- Biểu đồ 3.11: Xu hướng “MM” về giá trị XK theo QMLĐ, ngành Cơ khí(1)...........65

PL 6- Biểu đồ 3.12: Xu hướng “MM” về giá trị XK theo QMLĐ, ngành ĐT-CNTT..........65
PL 6- Biểu đồ 3.13: Xu hướng MM về tổng lao động của 02 ngành năm 2016..................66
PL 6- Biểu đồ 3.14: Xu hướng “MM” về nguồn vốn theo QMLĐ – năm 2016...................66
PL 6- Biểu đồ 3.15: Xu hướng “MM” về Nợ phải trả theo QMLĐ, năm 2016...................67
PL 6- Biểu đồ 3.16: Xu hướng “MM” về Thu nhập NLĐ của 02 ngành theo QMLĐ........67
PL 7- Biểu đồ 1: Giá trị công nghiệp ngành SX SP điện tử, máy vi tính, SP quang học –
phân theo khu vực qua các năm...........................................................................................70
PL 7 – Biểu đồ 2: Tốc độ tăng GTGT của 02 ngành so với toàn ngành CN.......................71
PL 7 – Biểu đồ 3: Giá trị CN ngành kim loại đúc sẵn, phân theo khu vực kinh tế..............71
PL 7 – Biểu đồ 4: Giá trị SXCN của 02 ngành so với toàn ngành CN – năm 2014............72
PL 7 – Biểu đồ 5: Xu hướng biến động giá trị SXCN của 02 ngành qua các năm..............72
PL 7 – Biểu đồ 6. Giá trị vốn SXKD của 02 ngành so với ngành CN tại TP.HCM.............73
PL 7 – Biểu đồ 7: Vốn sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí qua các năm......................74
PL 7 – Biểu đồ 8: Vốn SXKD của ngành ĐT-CNTT qua các năm.......................................74
PL 7 – Biểu đồ 9: Giá trị SXCN của các nhóm ngành ĐT-CNTT qua các năm..................75
PL 7 – Biểu đồ 10: Giá trị SXCN ngành ĐT-CNTT qua các năm, phân theo khu vực........75


xii

PL 7 – Biểu đồ 11: Giá trị SXCN ngành Cơ khí qua các năm.............................................76
PL 7 – Biểu đồ 12: Giá trị SXCN ngành Cơ khí qua các năm – phân theo khu vực...........76
PL 7 – Biểu đồ 13: Giá trị công nghiệp của ngành SX kim loại qua các năm....................77
PL 7 – Biểu đồ 14: Tỷ trọng vốn đầu tư của 02 ngành qua các năm.................................. 77
PL 7 – Biểu đồ 15: Xu hướng tăng tài sản cố định của 02 ngành qua các năm.................78
PL 7 – Biểu đồ 16: So sánh LĐ của 02 ngành trong tương quan ngành CN TP.HCM.......78
PL 7 – Biểu đồ 17: LĐ ngành Cơ khí năm 2014 – phân theo khu vực kinh tế (2)...............79
PL 7 – Biểu đồ 18: Số LĐ ngành ĐT-CNTT qua các năm...................................................79
PL 8 – Biểu đồ 4.1. Thu nhập bình quân của NLĐ theo QMLĐ (3)....................................80
PL 8 – Biểu đồ 4.2: Tài sản bình quân của DN theo QMLĐ (4).........................................80

PL 8 – Biểu đồ 4.3 : Nợ phải trả bình quân 01 DN (5)....................................................... 81
PL 8 – Biểu đồ 4.4: Vốn chủ sở hữu bình quân 01 DN (6)..................................................81
PL 8 – Biểu đồ 4.5: Doanh thu bình quân 01 DN (7)..........................................................82
PL 8 – Biểu đồ 4.6: Lợi nhuận trước thuế bình quân 01 DN (8).........................................82


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ (KHCN) lớn
(1)

của cả nước, đầu mối giao lưu hội nhập quốc tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam . Năm
2014, với gần 140.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động, TP.HCM chiếm 34% số DN, 23% số
lao động (LĐ), 23,4% GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN), 30% kim ngạch XK
và 33% tổng thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, DN của TP.HCM có 98% là DN nhỏ và
(2)

vừa (SME) , trong đó DN nhỏ và siêu nhỏ (MSE) chiếm 96%. DN quy mô vừa (ME) chỉ
chiếm khoảng 02% SME và đang có xu hướng giảm dần.
(3)

Giai đoạn 04 năm (2011-2014), nhóm MSE đã có biến động tăng , tỷ lệ tăng 26-27% và
gần tương đương mức tăng chung của SME (Hình 1.1). Trong ngành CN, MSE tăng gần
(4)

(5)

33% , ngược lại ME giảm 10% . Số liệu cho biết nhóm ME không chỉ chiếm tỷ phần rất ít

ỏi về số lượng DN mà còn có xu hướng giảm qua các năm. (Hình 1.2).
Hình 1.1: Xu hướng tăng số DN có dưới 200 LĐ – ngành CN

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NGTK 2015

Hình 1.2: Xu hướng biến động ME tại TP.HCM, 2011-2014

600

100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NGTK 2015
1 Báo cáo của Sở KHĐT năm 2016 (SME là 135.542 DN, MSE là 130.318 DN).


2
3
4
5

Số liệu Cục Thống kê 2014.
Tăng 32%, từ 98.213 DN năm 2011 lên 130.318 DN năm 2014.
Từ 13.182 lên 17.463 DN.
Từ 603 xuống còn 551 DN, ngành CN từ 260 xuống còn 235 DN.


2

1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, định hướng phát triển kinh tế của TP.HCM giai đoạn 2015-2020

triển DN đến năm 2020

(7)

(6)

và hỗ trợ phát

xác định “đến năm 2020, xây dựng DN thành phố có năng lực

cạnh tranh (NLCT), phát triển bền vững, có ít nhất 500.000 DN hoạt động, trong đó có các
DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh, khu vực tư nhân đóng góp 65% GRDP và 64% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội”. Tuy nhiên, để đạt được các chỉ tiêu của TP.HCM trong bối cảnh DN như
hiện nay (96% tập trung ở MSE) thật sự là vấn đề khó khăn cho TP.HCM trong cả ngắn hạn
(8)

(9)

và trung hạn . Theo Meghana Ayyagari (2011) , xét trên tổng thể, các DN nhỏ (SE) có vai
trò đóng góp đáng kể đối với vấn đề tạo việc làm của địa phương. Tuy nhiên, ở góc độ NSLĐ
thì các SE luôn thấp hơn so với các DN lớn nên rất khó đóng góp cho tăng trưởng kinh tế địa
phương. Vì vậy, việc thiếu vắng các DN quy mô lớn sẽ là trở ngại quan trọng cho sự phát
triển kinh tế bền vững của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.
Thứ hai, Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam. Ngược
lại, ĐT-CNTT lại là ngành chủ lực của thời đại kỷ nguyên số và công nghệ ngày nay. Cả 02 ngành
được TP.HCM xác định là 02 trong 04 ngành CN trọng yếu của Thành phố giai đoạn 2011(10)

2025

. Xét về tốc độ tăng trưởng


(11)

, cả hai ngành đều có dư địa phát triển

(12)

. Tuy nhiên, hiện

nay hai ngành đều có tỷ trọng DN tham gia rất thấp, phần lớn nằm trong nhóm MSE
CNTT chiếm 0,54% và Cơ khí chiếm 3,12% tổng số DN của TP.HCM)

(14)

(13)

(ĐT-

, chưa có dấu hiệu tăng

trưởng quy mô sang hướng quy mô DN (QMDN) lớn hơn (xem Bảng 1.1, Hình 1.3. và 1.4, PL 1 Biểu đồ 1.1, 1.2). Trong khi đó, số ME của Cơ khí chỉ

6

Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 về Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao NLCT cấp tỉnh (PCI) của TP.HCM, giai đoạn 2011- 2015; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ TP.HCM lần IX (nhiệm kỳ 2010 – 2015);Hội nghị TW 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XII (tháng 5/2017) nhấn
mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
7
Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP.

8SME Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện kinh tế lẫn xã hội nhưng đang gặp phải nhiều rủi ro trong quá
trình khởi nghiệp và phát triển vì vị thế còn nhiều hạn chế của mình” (nguồn: Sách Trắng Việt Nam về SME năm 2014, trang
22).

9
10

Nghiên cứu 104 quốc gia, giai đoạn 2006 – 2010 với 49.370 DN.
Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm

11
12
13

Xem thêm Phụ lục 7 – Vai trò và các hạn chế của 02 ngành.
So sánh trong tương quan với toàn ngành CN chế biến, chế tạo cũng như với các địa phương lân cận.

14

Cơ khí tập trung cao nhất nhóm QMDN siêu nhỏ dưới 05 LĐ (1.788 DN), tiếp theo là nhóm QMDN từ 5 – 49 LĐ (2.150

2020,

Giai đoạn 2011-2014, số MSE Cơ khí tăng 33% và ĐT-CNTT tăng 26,68%. Ngược lại, nhóm ME ở cả 02 ngành đều
không tăng trong 04 năm.
DN). QMDN lớn hơn (từ trên 50 người), số DN của ngành giảm đáng kể, cách biệt hoàn toàn với nhóm MSE. Ngành ĐT14
CNTT, tập trung ở nhóm QMDN dưới 50 người (MSE), ME chỉ khoảng 2%, BE chỉ 6% (xem các Biểu đồ từ 3.1 đến 3.6 tại
Phụ lục 6).



3

đạt 0,72% số DN của toàn ngành (31 DN) và ĐT-CNTT chỉ đạt 1,2% số DN của ngành (09
DN).
Như vậy, xét về số DN tham gia vào ngành theo quy mô LĐ (QMLĐ) cho thấy cả 02 ngành
đang ở trong tình trạng thiếu hụt số lượng DN có QMLĐ trên 200 người (ME, BE). Tình trạng
này đặt ra câu hỏi về những rào cản khiến các DN 02 ngành chậm tăng trưởng quy mô tại
TP.HCM. Lập luận rằng, đa phần các DN trong nước đều có xuất phát điểm từ quy mô nhỏ
(SE) hoặc siêu nhỏ (SSE) trong giai đoạn đầu và tăng trưởng quy mô qua thời gian. Như vậy,
việc thiếu vắng các ME đồng nghĩa với quá trình chậm hoặc không tăng QMDN.
Bảng 1.1: Số DN của 02 ngành tại TP.HCM phân theo QMLĐ, tính đến 31/12/2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NGTK 2015


4

Hình 1.3: Xu hướng biến động DN theo quy mô vừa của 02 ngành

2011

2012

2013

2014

DN quy mô vừa - ngành Cơ khí
DN quy mô vừa - ngành ĐTCNTT


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NGTK 2015

Hình 1.4: Xu hướng MM về số DN của 02 ngành tại TP.HCM – năm 2014
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
432
500
0
SSE

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn tìm hiểu về tình trạng thiếu vắng ME (thuật ngữ
tiếng Anh là “missing middle) ở 02 ngành Cơ khí và ĐT-CNTT tại TP.HCM, xác định vai trò
của ME và các nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng ME, bởi nguồn lực hạn chế của MSE không
đủ để thay đổi QMDN hay bởi môi trường kinh doanh đặc thù của địa phương khiến MSE
“không muốn phát triển quy mô” (N.Bình, 2016), từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách khắc
phục hiện tượng thiếu vắng ME của TP.HCM cho 02 ngành.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, các nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu vắng ME nói chung và của mỗi ngành nói
riêng tại TP.HCM.


5

Thứ hai, TP.HCM cần phải làm những gì để cải thiện tình trạng thiếu vắng ME cho mỗi
ngành trong giai đoạn tới?
1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1, tác giả vận dụng lý thuyết tăng trưởng DN, tổng quan các nghiên cứu quốc tế lý giải
về hiện tượng thiếu vắng ME để thiết lập các giả thuyết chính có liên quan đến QMDN.
Bước 2, vận dụng phương pháp thống kê mô tả từ nguồn số liệu điều tra khảo sát (ĐTKS)
DN của Cục Thống kê TP.HCM (Cục TK) qua 03 năm (2014-2016), so sánh hiệu quả hoạt
động của các nhóm DN (MSE, ME, BE) để xác định vai trò ME và tình trạng thiếu vắng ME
trong 02 ngành nghiên cứu.
Bước 3, bằng phương pháp điều tra xã hội học, tác giả thực hiện khảo sát DN thông qua các
câu hỏi trắc nghiệm kết hợp câu hỏi mở để thu thập ý kiến của DN trả lời các giả thuyết đã
thiết lập, xác định nguyên nhân của thiếu vắng ME ở từng QMDN và từng ngành.
Bước 4, tác giả tham chiếu thêm phần phỏng vấn (PV) sâu với chuyên gia, các nhà quản lý
tại địa phương/ các tổ chức hiệp hội/ DN đầu đàn để đúc kết các nguyên nhân của hiện tượng
một cách đa chiều và khách quan.
Bước 5, vận dụng lại phương pháp thống kê mô tả, tác giả tính tỷ lệ % đạt được của mỗi nội
dung câu hỏi trong mỗi nhóm QMDN (SSE, SE, ME, BE), so sánh kết quả giữa 04 nhóm, từ
đó đúc kết các yếu tố cản trở việc tăng trưởng QMDN đặc thù ở TP.HCM nói chung và của
ngành Cơ khí, ngành ĐT-CNTT nói riêng, kết luận về sự khác biệt giữa các nhóm DN

(15)



ngành nghiên cứu.
1.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Tác giả sử dụng chọn mẫu thuận tiện để thực hiện khảo sát 60 bảng câu hỏi dành cho DN
(đánh giá mức độ theo thang đo likert và một số câu hỏi mở), đồng thời chọn mẫu phán đoán
để thực hiện phỏng vấn sâu 20 chuyên gia. Bảng câu hỏi DN được thực hiện chủ yếu qua
khảo sát online. Ngoài ra, tác giả có tiếp cận khảo sát trực tiếp một số DN thông qua việc
tham dự một số hội thảo/ hội nghị của các hiệp hội trong thời gian điều tra khảo sát (ĐTKS).


15

SSE (dưới 10 LĐ), SE (10 – 200 LĐ), ME (201 – 300 LĐ), BE (301 LĐ trở lên).


6

Hình 1.5: Thiết kế nghiên cứu

Nguồn: Tác giả
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn dự kiến gồm 05 chương, bao gồm: Chương 1, giới thiệu tổng quan về bối
cảnh nghiên cứu, tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận
văn. Chương 2, trình bày cơ sở lý thuyết và khung phân tích, bao gồm các khái niệm về
SME, “MM”, lược khảo các nghiên cứu quốc tế giải thích hiện tượng, thiết lập giả thuyết
nghiên cứu. Chương 3, phân tích về xu hướng thiếu vắng ME của ngành ĐT – CNTT và
ngành Cơ khí tại TP.HCM nhìn từ nhiều góc độ. Chương 4, trình bày kết quả nghiên cứu, xác
định (1) vai trò ME, (2) các nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng ME từ góc nhìn của SSE, SE và
góc nhìn của ngành, (3) đánh giá chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho MSE. Chương 5,
kết luận chung, các phát hiện mới, khuyến nghị chính sách khắc phục tình trạng thiếu vắng
ME cho ngành nói riêng, toàn ngành Công nghiệp nói chung, hạn chế của nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Chương này trình bày cơ sở nghiên cứu, bao gồm (i) nêu một số khái niệm liên quan đến các
vấn đề cần nghiên cứu (SME và missing middle), (ii) các tiêu chí xác định SME theo tiêu
chuẩn quốc tế, Việt Nam và lựa chọn của nghiên cứu, (iii) vai trò của SME và tổng quan các
nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng và hệ quả tác động của tình trạng thiếu vắng các ME, (iv)

thiết lập giả thuyết nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi kiểm chứng giả thuyết.
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)
2.1.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, SME được hiểu là “cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định

pháp luật, được chia thành 03 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc
16

QMLĐ, trong đó nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên .
2.1.2 Tiêu chí phân loại SME
2.1.2.1. Phân loại SME theo tiêu chuẩn quốc tế
Hiện nay, không có tiêu chuẩn cố định để phân loại SME mà thường phụ thuộc vào quan
điểm của từng quốc gia hoặc tổ chức. Các tổ chức quốc tế hầu hết tập trung vào số lượng LĐ
17

hoặc doanh thu hàng năm, trong đó yếu tố LĐ được sử dụng nhiều nhất . Các tổ chức WB,
UNDP, OECD, IMF phân loại SME theo 02 tiêu chí chính là số LĐ và doanh thu, mặc dù với
mỗi tổ chức, các tiêu chí này có sự khác biệt về ngưỡng quy định

(18)

. Theo LĐ, SME có quy

mô dao động trong khoảng dưới 100 (IMF) đến dưới 500 (OECD). Theo doanh thu, tối đa
không quá 03 triệu USD (IMF) hoặc 40 triệu Euro (EU). (Chi tiết xem Phụ lục 2).
2.1.2.2. Phân loại SME theo tiêu chuẩn của Việt Nam
Tại Việt Nam, việc phân loại DN dựa trên 02 tiêu chí chính là số LĐ và nguồn vốn. Tùy theo
lĩnh vực mà các tiêu chí này có thể khác nhau. Trong lĩnh vực CN, SME có số LĐ từ 300
người trở xuống và nguồn vốn không lớn hơn 100 tỷ đồng. (Bảng 2.1).


16

Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

17

Ardic, Mylenko & Saltane (2011) phân tích dữ liệu chéo giữa 68 quốc gia cho kết quả rằng gần 73% sử dụng số LĐ là tiêu
chí chính (trong đó 60% của nhữngnước này có sử dụng thêm các tiêu chí khác như doanh thu tối đa và mức vay tối đa).

18

Bouazza- 2015, Ardic, Mylenko & Saltane, 2011.


8

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân loại SME của Việt Nam

Khu vực\ Quy

I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
II. Công nghiệp
và xây dựng

III. Thương mại
và dịch vụ

Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tương đồng chung giữa tiêu chuẩn của quốc tế với Việt

Nam, tác giả lựa chọn tiêu chí QMLĐ để phân loại 04 nhóm DN thuộc 02 ngành Cơ khí và
ĐT-CNTT. Nhóm SSE có QMLĐ từ 10 LĐ trở xuống, nhóm SE có QMLĐ từ 11 đến 200
LĐ, nhóm ME có QMLĐ từ 201 đến 300 LĐ, nhóm BE có trên 300 LĐ.
2.2. The missing middle
2.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “the misssing middle” lần đầu tiên được Leidholm Carl và Donald C. Mead

19

đưa

(20)

ra vào năm 1987
cho biết tổng số LĐ và giá trị đóng góp GDP của khối ME thấp hơn
nhiều so với số LĐ và GDP của khối SE và BE. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn chưa được
hiểu thống nhất giữa các nghiên cứu về sau. Cụ thể, Harvard giải thích “missing middle” là
tình trạng thiếu vắng SME ở các quốc gia đang phát triển
GDP và việc làm cho nền kinh tế

(22)

(21)

, làm hạn chế giá trị đóng góp

(Hình 2.1). Một quan điểm khác của WB, “missing

middle” là tình trạng thiếu tài chính của các SME


(23)

. Gần đây, Hsied và Olken (2014) cho


19 Leidholm, Carl, and Donald C. Mead. 1987. “Small Scale Industries in Developing Countries: Empirical Evidence and
Policy Implications.” Food Security International Development Papers 54062, Michigan State University.
20 Trong một nghiên cứu về các SE tại 12 nước đang phát triển
21 So sánh trong tương quan với SE và BE.
22 Ở các nước có thu nhập cao, DN nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò tạo ra 50% GDP và 60% việc làm. Nhưng với các nước

thu nhập thấp thì con số này ít hơn: 30% việc làm và 17% GDP
23 Các DN lớn thường chiếm ưu thế tài chính ngân hàng, DN siêu nhỏ chủ yếu được tài trợ bởi các tổ chức tài chính vi
mô, trong khi đó các DN nhỏ và vừa (SME) thường khó tiếp cận tài chính.


9

rằng “missing middle” chỉ được định nghĩa khi số DN ở khối ME thấp hơn cả MSE và cả
BE.
Hình 2.1: Biểu đồ phân phối QMDN

(24)

(Nguồn: />
Như vậy, định nghĩa về “missing middle” khá khác nhau. Trong nghiên cứu này, với mục đích
tìm hiểu về các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu vắng ME tại TP.HCM

(25)


để trả lời vấn

đề chính sách được đặt ra trong phần bối cảnh, tác giả vận dụng thuật ngữ “missing middle”
(ký hiệu “MM”) để hiểu là tình trạng thiếu vắng tuyến giữa của các yếu tố được phân tích.

2.2.2. Khung phân tích
2.2.2.1. Về sự cần thiết của ME
Để có cơ sở nghiên cứu về vai trò của ME và lý do thiếu vắng ME cho 02 ngành ĐT-CNTT và
Cơ khí tại TP.HCM, tác giả đã bỏ công tìm hiểu các nghiên cứu quốc tế bàn riêng về vai trò
của ME tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, trong nguồn lực giới hạn của tác giả, kết
quả cho biết rằng gần như chưa có nghiên cứu quốc tế nào nhắc đến vai trò của riêng nhóm
ME mà thường nhắc chung đến vai trò của cả nhóm SME. Cụ thể, vai trò quan trọng của SME
được các nghiên cứu quốc tế nhắc đến nhiều

(26)

là khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia

tăng sức cạnh tranh, sự đổi mới, hiệu quả đầu tư và tạo ra những SP, dịch vụ, việc
24 Định nghĩa của Giáo sư Pritchett, Đại học Harvard Trung tâm Phát triển quốc tế Đại học Harvard xây dựng thường được
trích dẫn để minh họa khái niêm về MM.
25
26

Theo chuẩn quy định hiện tại của Việt Nam tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP.

Schmitz (1992); Sungioo Lee (2008); Hadayet Keskin (2010); Crosato (2010); Meghana Ayyari (2011); Javed
Mahmood Jarsa (2011); Kok, Deiji & Esen (2013); Shinozaki (2012); ADB (2015); WB (2015); Sibel Ahmedova (2015).



×