Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.99 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM
1.1 Khái niệm, vị trí, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp:
1.1.1 Khái niệm :
- Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh ở một kỳ nhất định (tháng , quý , năm).
- Giá thành sản phẩm xây lắp : Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định
1.1.2 Vị trí :
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan
trọng cần phải xác định sau khi bỏ ra toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa,
các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh,
kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng là
bàn giao cho chủ đầu tư.
1.1.3. Nhiệm vụ :
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Xác định kì tính giá thành.
- Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sau
+ Tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí
sản xuất chung.
+ Tổng hợp các chi phí sản xuất đã phát sinh phân bổ chi phí sản xuất
chung cho các đối tượng liên quan, và tiến hành kết chuyển các khoản mục này
vào tài khoản tính giá thành.
+ Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kì và tính giá thành sản phẩm trong kì.
1.1.4 Phân loại:
1.1.4.1 Phân loại chi phí sản xuất:
a. Phân loại theo yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu


- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
b. Phân loại theo khoản mục giá thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
1.1.4.2. Phân loại giá thành :
a. Giá thành dự toán: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất
tính theo dự toán để hoàn thành khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Zd = Khối lượng x định mức x đơn giá + % phụ phí = G – Pđm
Trong đó: Zd : Giá thành dự toán
Pđm: lãi định mức (Pđm = % + H * Zd)
Theo thông tư 141 ngày 16 tháng 11 năm 1999 được quyết định như sau:
- Xây dựng công trình dân dụng H = 5,5 %
- Xây dựng công trình công nghiệp H = 5,5 %
- Xây dựng công trình giao thông H = 6,0 %
- Xây dựng công trình thuỷ tợi H = 5,5 %
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật H = 5,5 %
b. Giá thành kế hoạnh: là giá thành được lập trên cơ sở những điều kiện cụ
thể ở mỗi đơn vị xây lắp dựa trên biện pháp thi công định mức, kinh tế kĩ thuật.
Zkh = Zd - % hạ giá thành
Trong đó : Zkh: Gía thành kế hoạch
c. Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất vật
tư phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành thực tế được xác định
theo số liệu của kế toán, khi công trình hoàn thành thực tế là cơ sở để xác định
giá thành kế hoạnh Zd > Zkh > Ztt.
1.1.5. Đặc điểm, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp:
1.1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp:
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Không có sản phẩm nào giống
sản phẩm nào, chi phí bỏ ra cho các sản phẩm khác nhau, việc tính giá thành
được thực hiện cho từng sản phẩm riêng biệt.
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian lâu
dài. Vì vậy, vòng vây vốn chậm, không thể đợi công trình hoàn thành mới tính
giá thành mà theo hạng mục hay gói thầu.
- Hoạt động xây lắp có tính chất lưu động, được tiến hành ngoài trời chịu
tác động trực tiếp bởi các yếu tố môi trường nên mang tính chất thời vụ.
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu dài, mọi sai phạm có thể sửa
chữa phải phá đi làm lại, dẫn đến lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng nên chất
lượng sản phẩm phải được xác định.
1.1.5.2. Đối tượng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành sản phẩm trong xây lắp:
- Đối tượng tập hợp chi phí: theo từng đơn đặc hàng, hạng mục công trình
bộ phận của công trình.
- Đối tượng tính giá thành: từng công trình, từng hạng mục công trình
hoàn thành.
- Kỳ tính giá thành: thời điểm công trình hay hạng mục công trình bàn
giao
Giá thànhtổng CPSX của SP + chênh lệnh CPSX của SPDD ĐK và CKđơn vị=sản phẩmsản lượng sản phẩm hoàn thành
1.2 Phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong xây lắp:
1.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
- Khái niệm: là một phương pháp của hệ thống các phương pháp được sử
dụng để tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi sản xuất giới hạn của đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất
- Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
+ Phương pháp trực tiếp: Chi phí trực tiếp hạch toán trực tiếp theo từng

công trình.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: Chi phí gián tiếp được phân bổ cho từng
công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.2.2 Phương pháp tính giá thành:
- Khái niệm: là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá
thành đơn vị sản phẩm, lao vụ dịch vụ
- Các phương pháp tính giá thành:
+ Phương pháp trực tiếp:
+ Phương pháp tổng cộng chi phí:
+ Phương pháp hệ số:
+ Phương pháp tỷ lệ
+ Phương pháp loại trừ chi phí
1.3 Nội dung, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp:
1.3.1. Tài khoản sử dụng:
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên việc áp dụng hệ thống kế toán phù
hợp với đặc điểm của ngành xây lắp đã áp dụng quyết định 15 kèm theo quyết
định 1864 của bộ tài chính
Tài khoản sử dụng:
- TK 141: Tạm ứng
+ TK 1411: Tạm ứng lương phụ cấp
+ TK 1412: Tạm ứng vật tư hàng hóa
+ TK 1413: Tạm ứng giao khoán xây lắp nội bộ
+ TK 1418: Tạm ứng khác
- TK 137: Phải thu theo tiến độ của hợp đồng xây dựng
- TK 2117: Đà giáo cốt pha
- TK 337: Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
- TK 334: Phải trả cho công nhân viên
+ TK 3341: Phải trả cho công nhân viên
+ TK 3342: Phải trả lao động theo hợp đồng

- Tk 154: Chi phí sản xuất dở dang
+ TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm
xây lắp.
+ TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm
khác
+ TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm,
dịch vụ
+ TK 1544: Chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp
- TK 5112: Có 2 tài khoản cấp 2
+ TK 51121: Doanh thu bán sản phẩm xây lắp hoàn thành
+ TK 51122: Doanh thu bán sản phẩm khác.
- TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công, có 6 TK cấp 2:
+ TK 6231: Chi phí nhân công.
+ TK 6232: Chi phí nguyên vật liệu.
+ TK 6233: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.
+ TK 6234: Chi phí khấu hao máy móc.
+ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6238: Chi phí bằng tiền khác.
- TK 6415: Chi phí bảo hành.
Không sử dụng TK 641, TK 3387. Các tài khoản còn lại được áp dụng
theo quyết định 15 năm 2006 QĐ/BTC
1.3.2. Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng thông thường .
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu xuất kho.
- Bảng lương.
- Các bảng tổng hợp.
- Các sổ chi tiết
- Bảng tính giá thành.
- Sổ cái.

1.4. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
1.4.1. Kế toán chi phí sản xuất:
1.4.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
a. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nguyên vật liệu
dùng cho hoạt động thi công xây lắp kể cả công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp cho thi
công, khấu hao đà giáo cốt pha, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình
hay từng hang mục công trình xây dựng hoặc lắp đặt.
TK621
- Chi phí nguyên vật liệu
dùng cho công trình
- Phế liệu thu hồi, vật liệu
dùng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp để tính giá
thành.

×