Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHẢO SÁT THỰC TẾ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI BƯU ĐIỆN HUYỆN CỦ CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.23 KB, 11 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD ThS Ngô Ngọc Cương
KHẢO SÁT THỰC TẾ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI BƯU ĐIỆN
HUYỆN CỦ CHI
2.1 GIỚI THIỆU HUYỆN CỦ CHI.
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Củ Chi.
Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của TP. Hồ Chí Minh, trãi
dài hai bên của quốc lộ 22 cũng là đường xuyên Á, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km.
Có tổng điện tích khoảng 43.000 ha, dân số khoảng 326.000 người, gồm 20 xã và 01 thị
trấn. Có trục đường xuyên Á nối liền TP. Hồ Chí Minh với các quốc gia Đông Nam Á và có
tuyến sông Sài Gòn nối liền các huyện lân cận:
- Phía Đông giáp huyện Hóc Môn - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp huyện Trãng Bàng – huyện Tây Ninh.
- Phía Nam giáp huyện Đức Hoà – huyện Long An.
- Phía Bắc giáp huyện Bến Cát - huyện Củ Chi.
Củ Chi thực sự là một vùng đất đầy tiềm năng về kinh tế. Là nơi tiếp giáp giao
thương giữa trung tâm thành phố và các huyện Long An, Tây Ninh và Củ chi, Củ Chi. Với
ưu thế về giao thông thuỷ-bộ, không bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt, nguồn nước dồi dào,
nhân lực mạnh, đất đai rộng lớn, nằm trên tuyến đường xuyên Á nối liền với các quốc gia
trong khu vực cũng như trong toàn bộ châu Á, có một vị trí khá thuận lợi trong sự chọn lựa
đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển chung của thành phố.
Huyện Củ Chi đã tiến hành qui hoạch các cụm thị trấn theo các trục giao thông huyết
mạch gồm thị trấn huyện lỵ, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Tân Quy, Phú Hoà Đông, Thị
Trấn Công Nghiệp Tân Phú Trung để chuẩn bị tốt cho chiến lược quy hoạch phát triển
không gian đô thị của TP. Hồ Chí Minh năm 2010 – 2020.
Sự hình thành các khu công nghiệp: khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, khu công
nghiệp Tân Phú Trung, Tân Qui…. . Khu đô thị Tây Bắc với qui mô diện tích rộng lớn
6.000 ha ở giai đoạn đầu, trong đó 5.200 ha nằm ở các xã phía tây huyện Củ Chi trãi dài từ
xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ là
mục tiêu tạo động lực phát triển nhanh khu vực, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông
Trang 1 SVTH:NGUYỄN NHẤT BĂNG TÂM


Khóa luận tốt nghiệp GVHD ThS Ngô Ngọc Cương
nghiệp sang dịch vụ đô thị, công nghiệp, sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất hiện hữu góp phần
cải thiện đời sống người dân qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần thực hiện việc di
dời sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành và tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người dân
lao động. Tương lai không xa sẽ có các khu công nghiệp Bàu Đưng, cụm khu công nghiệp
Rạch Sơn, Tân Quy và cụm công nghiệp chăn nuôi ở xã An Phú và xã Phạm Văn Cội.
Bên cạnh đó Củ Chi cũng phát triển ngành công nghiệp không khói với các khu du lịch sinh
thái với những làng nghề truyền thống như làng nghề bánh tráng, mây tre lá. Các khu di tích
lịch sư địa đạo Bến Dược, Bến Đình, khu vui chơi giải trí…. Thu hút nhiều khách tham
quan du lịch trong và ngoài nước
Về giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư đúng mức với nhiều trường đại học, trung
cấp cũng được thành lập trên địa bàn huyện như trường Đại học Sài Gòn, trường Trung cấp
dạy nghề.
Cùng với sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong thời gian qua
với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp Củ Chi dần dần hình thành một huyện
được công nghiệp hoá của thành phố tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân tạo
mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định. Mức tăng trưởng kinh tế huyện làm cho
đời sống xã hội, nhu cầu dân trí phát triển, mức sống người dân được nâng cao đáng kể.
Bức tranh toàn cảnh của dự án quy hoạch tổng thể Huyện Củ Chi đến năm 2010 và
những năm sau đó hứa hẹn một tiềm lực lớn đầy lạc quan để phát triển Huyện Củ Chi trở
thành vùng kinh tế trọng điểm, một thành phố vệ tinh của Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ sớm
trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
2.1.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Củ Chi đến năm 2020.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp đang hoạt
động và theo qui hoạch đến năm 2020 huyện sẽ tiếp tục hình thành và phát triển thêm 2 khu
công nghiệp và 3 cụm công nghiệp:
• Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi: nằm cận kề khu dân cư Thị Trấn và một
phần các xã lân cận. Là khu công nghiệp nhẹ, không gây ô nhiễm nguồn
nước, đã hoàn thành giai đoạn 1, thu hút 23 doanh nghiệp đầu tư.
• Khu công nghiệp Tân Phú Trung: hiện có 47 doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất

kinh doanh tại đây.
Trang 2 SVTH:NGUYỄN NHẤT BĂNG TÂM
Khóa luận tốt nghiệp GVHD ThS Ngô Ngọc Cương
• Cụm công nghiệp Tân Qui – khu A: hiện có 5 doanh nghiệp đang xen kẽ hoạt
động trong khu dân cư tại xã Trung An.
• Cụm công nghiệp Tân Qui – khu B: hiện có 16 doanh nghiệp đầu tư hoạt
động các ngành nghề giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí.
• Cụm công nghiệp cơ khí Samco
Theo qui hoạch sử dụng đất đai huyện Củ Chi, dự kiến trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục phát
triển thêm 2 khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp:
• Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi chuyên ngành cơ khí chế tạo
• Khu công nghiệp Bàu Đưng: thực hiện cơ khí và gia công chế biến.
• Khu công nghiệp hóa dược Phước Hiệp.
• Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội: phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc
và chế biến thực phẩm ngành nông nghiệp của thành phố. Hiện có 7 doanh
nghiệp đang đầu tư cụm này.
• Cụm công nghiệp Bàu Trăn: là cụm công nghiệp nhẹ, hiện có 4 doanh nghiệp
đầu tư. Ngoài ra còn qui hoạch hình thành Trung tâm nông nghiệp kỹ thuật
cao
Huyện quy hoạch và tăng cường xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, đầu tư phát triển
các khu vui chơi giải trí(Thảo Cầm Viên. Trường Đại học, bệnh viện,..). Hình thành các khu
thị trấn và các cụm kinh tế xã hội(Thị Trấn Tân Phú Trung với qui mô dân số dự kiến
40.000 ngàn người). Tăng bình quân thu nhập hộ nghèo lên 6 triệu/người/năm.
Tất cả những định hướng phát triển trong tương lai, đã mở ra một bức tranh kinh tế
huyện ngày càng năng động, sung túc và hòa nhập với kinh tế thành phố, sẽ thu hút nhiều
doanh nghiệp đầu tư, thu hút nhiều lao động,...tạo cho nền kinh tế huyện ngày càng hiện
đại, nhu cầu cuộc sống người dân huyện ngày càng phát triển mạnh. Đây là cơ hội và cũng
là thách thức để các doanh nghiệp nói chung và Bưu điện Củ Chi cùng hòa nhập cạnh tranh
và phát triển.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ BƯU ĐIỆN CỦ CHI.

2.2.1 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bưu Điện Củ Chi
Trang 3 SVTH:NGUYỄN NHẤT BĂNG TÂM
Khóa luận tốt nghiệp GVHD ThS Ngô Ngọc Cương
Địa chỉ: Khu phố 2, Thị Trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM
Điện Thoại: (84.8) 8920519-7907777
Fax: (84.8) 8920274 – 8920780
Email:
2.2.2 Lịch sử hình thành Bưu điện Củ Chi.
Năm 1977, Bưu điện Củ Chi được thành lập do sự sáp nhập Ban giao bưu huyện
theo quyết định 3768/QĐ _ TCCB của Tổng Công Ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam.
Ngày 31/10/2002 Bưu điện Củ Chi được quyết định số 4356/QĐ_TC của Tổng Giám Đốc
Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam về việc qui định lại chức năng, nhiệm vụ
sau khi tách bộ phận viễn thông thuộc Bưu điện Củ Chi sang sáp nhập Công Ty Điện Thoại
Tây Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008, việc chia tách hẳn Bưu chính khỏi Viễn thông là nhu cầu tất yếu của xu
thế hội nhập và phát triển. Cho nên, Bưu điện Củ Chi được quyết định thành lập số
321/QĐ-TCLĐ ngày 23/01/2008 là đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện TP Hồ Chí Minh.
Là đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo
phân cấp của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu riêng theo mẫu dấu của doanh
Trang 4 SVTH:NGUYỄN NHẤT BĂNG TÂM
Khóa luận tốt nghiệp GVHD ThS Ngô Ngọc Cương
nghiệp Nhà nước trên địa bàn huyện Củ Chi, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ tại điều lệ tổ chức và hoạt động theo
phân cấp quản lý do Giám đốc Bưu điện Thành phố quy định.
Hiện tại, Bưu điện Củ Chi có trụ sở chính tọa lạc tại khu phố 2 thị trấn Củ Chi- huyện Củ
Chi- TP Hồ Chí Minh
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bưu điện Củ Chi.
a) Chức năng:
- Đại diện cho Bưu điện Thành Phố là đầu mối tiếp nhận yêu cầu thông tin đột xuất của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp.

- Kinh doanh các dịch vụ Bưu Chính- Phát hành báo chí trên toàn huyện.
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ
kinh doanh viễn thông trên địa bàn huyện và vùng lân cận.
- Quản lý, khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện bưu chính trên địa bàn
huyện.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính liên quan đến dịch vụ đơn vị cung cấp.
- Kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh có hiệu quả dịch vụ, mạng lưới Bưu chính-
PHBC-Viễn thông, mạng đường thư cấp 3 trên địa bàn huyện Củ Chi.
- Phát triển, mở rộng mạng lưới Bưu chính phục vụ nhu cầu xã hội và kế hoạch kinh
doanh của Bưu điện Thành phố giao.
- Quản lý xây dựng không ngừng lớn mạnh trên tất cả các mặt, các phong trào nhằm thực
hiện đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ mà Ngành và Bưu điện Thành phố chỉ
đạo.
c) Quyền hạn:
- Tổ chức quản lý, bảo dưỡng, vận hành bộ máy, kinh doanh mạng lưới BCVT trên địa
bàn huyện, đảm bảo yêu cầu thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu khách hàng, đảm bảo hiệu
quả sản xuất kinh doanh theo phân cấp của Bưu điện TP giao.
Trang 5 SVTH:NGUYỄN NHẤT BĂNG TÂM

×