MỞ ĐẦU
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh răng, xã hội càng phát triên
bao nhiêu thì nhu càu thông tin giao tiếp càng cao bấy nhiêu. Chính vì vậy,
mà báo chí ngay từ khi ra đời đã ngày càng phát huy vai trò và sức mạnh
của nó trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị của các thế
lực, các giai cấp; trong tiến trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội; trong
việc nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con người.
Vậy báo chí muốn phát triển, ngoài những yếu tố nội lực ra thì các
mối quan hệ tương tác khác với các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính
trị, vãn hoá xã hội có chi phối sự phát triển của ngành báo chí hay không?
Với phạm vi và yêu càu của một bài tập cuối kỳ, đó là phân tích vai trò của
báo chí trong sự phát triển kinh tế, và ngược lại: vai trò của kinh tế trong
sự phát triển của báo chí.
Có thể nói, ngày nay báo chí và kinh tế là hai yếu tố có mối quan hệ
gắn chặt, tương hỗ với nhau. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp báo
chí hùng mạnh, giúp cho quá trình “làm báo” dễ dàng hơn, tiếp cận được
công chúng nhanh hơn, đáp ứng được nhu càu giải trí, thông tin của độc
giả gàn như ngày lập tức.
Báo chí cũng tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường như hiện nay, thì báo chí và thông tin cũng là sản phẩm để
mua bán thông qua hệ thống phát hành riêng của nó. Bởi lẽ, trong một xã
hội hiện đại, trong một kỷ nguyên thông tin, ai nắm được thông tin người
đó sẽ chiến thắng. Mỗi một cơ sở báo chí giàu mạnh là góp phàn làm nên
một nền kinh tế phát triển.
Mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế có thể xem là mối quan hệ
tương hỗ. Tuy nhiên, cái dòng chảy hai chiều này chẳng phải bao giờ cũng
êm ả.
Vậy hãy đi sâu tìm hiểu, phân tích để biết phàn nào thực chất về mối
quan hệ giữa hai lĩnh vực quan trọng: Báo chí và Kinh tế.
PHẦN I
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ •
Tính đến đàu năm 2007, cả nước đã có 687 cơ quan báo chí với
hơn 800 ấn phẩm, gồm 172 tờ báo, 448 tạp chí, 67 đài phát thanh,
truyền hình, 5 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo
chí và hàng nghìn trang điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp. Trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có nhiều đổi mới
và vươn lên mạnh mẽ, phong phú về nội dung, đẹp đẽ về hình thức, đa
dạng về chủng loại. Phàn lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn
chỉ, mục đích, bảo đảm định hướng chính trị, thực hiện tốt chức năng
vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã
hội, vừa là diễn đàn của nhân dân.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành báo chí nước ta thì phải
khẳng định ngành báo chí không những có tác động tích cực lên mọi
mặt đời sống xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển trong ngành kinh tế,
đặc biệt là các doanh nghiệp.
Trước hết, báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà
nước và là diễn đàn của nhân dân. Vì vậy mà có thể xem báo chí là
công cụ phục vụ cho việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến các doanh nghiệp và
quàn chúng nhân dân. Báo chí đã góp phàn định hướng cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh theo đúng luật pháp đã quy định. Các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh càn có sự năng động,
sáng tạo nhưng luôn phải song hành với việc tuân thủ đúng hành lang
pháp lý. Báo chí làm nhiệm vụ kết nối giữa lý luận và thực tiễn, nghĩa
là góp phàn làm sáng tỏ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước để doanh nghiệp thực hiện đày đủ, có hiệu quả
quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Các tác phẩm báo chí đã đem đến cho
công chúng (trong đó có doanh nghiệp) hiểu và nắm rõ những tư tưởng
cơ bản, những nội dung cụ thể mà đường lối chính sách, pháp luật phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã ban hành. Báo chí đi sâu phân
tích, gợi ý hướng đi đúng đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập trong
quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Chính nhờ báo chí mà các
doanh nghiệp định hướng đúng đắn con đường phát triển sao cho phù
hợp với chủ trương đường lối của Đảng. Đó là nền tảng càn thiết tồn
tại của mỗi doanh nghiệp để từ đó phát triển mạnh mẽ, tích cực giúp
doanh nghiệp đứng vững trên con đường kinh tế.
Đặc biệt, báo chí chính là diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp
bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đề đạt với cơ quan Nhà nước.
Từ đó có tác động tạo ra những thay đổi, điều chỉnh một cách tích cực
trong việc ban hành các chính sách của Đảng, của Nhà nước đối với
các doanh nghiệp, doanh nhân. Những ý kiến của doanh nghiệp sẽ góp
phàn tạo ra những đáp ứng tích cực của các cơ quan Nhà nước trong
việc ban hành đổi mới.
Như vậy, thông qua phương tiện thông tin là báo chí, doanh
nghiệp sẽ nhận được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình, làm cho thể chế kinh tế sẽ sát với thực tế hoạt
động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện.
Thông qua đó thì hình ảnh của doanh nghiệp, doanh nhân được phản
ánh một cách đậm nét, mang tiếng nói riêng trên báo chí và có ảnh
hưởng thật sự trong cộng đồng xã hội nói chung và các cơ quan quản
lý nhà nước nói riêng. Nói cách khác, báo chí là càu nối quan trọng
giữa doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước và với người lao động, người
tiêu dùng.
Thứ hai, báo chí với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp các thông
tin, các vấn đề, sự kiện của mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội. Vì vậy mà báo chí hàng ngày, hàng giờ theo sát để chuyển
tải, cung cấp và phản ánh một cách kịp thời những vấn đề kinh tế trong
và ngoài nước. Nhìn chung những năm gàn đây, thông tin kinh tế trong
báo chí ngày càng đa dạng, phong phú và đa diện hơn, đáp ứng nhu
càu cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đàu tư nước
ngoài đến Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy đủ các loại thông tin
kinh tế trên báo chí như: Thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh doanh,
chính sách kinh tế, thị trường kinh doanh, tâm lý người tiêu dùng, khoa
học công nghệ, thị trường nhân công, đào tạo lao động... Đó là những
đóng góp tích cực không thể phủ nhận của báo chí đối với công cuộc
đối mới nền kinh tế nước ta.
Chính nhờ sự giúp đỡ thông tin không thể thiếu của ngành báo
chí đã góp phàn cho doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh tế
đúng đắn. Kênh thông tin trên báo chí đã giúp cho các doanh nghiệp
xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn,
tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị,
nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm... Đồng thời
báo chí cũng có thể xem là diễn đàn giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Nhờ nắm bắt được thị hiếu chung của người tiêu dùng, thị
trường chung ở trong nước cũng như quốc tế, thông qua thông tin từ
các loại hình báo chí mà doanh nghiệp sẽ tìm ra con đường và chiến
lược kinh tế đúng. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ
tạo ra sự phát triển sôi động cho nền kinh tế nước ta.
Mặt khác, báo chí là càu nối quan trọng trong việc tăng cường
các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng
nghề, giữa các doanh nghiệp có khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho
nhau trong sản xuất, kinh doanh. Những thông tin phân tích của báo
chí là những gợi ý tốt cho các doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp
phạm vi, thay đổi tính chất của các mối liên kết trong hoạt động quản
lý kinh doanh.
Báo chí cũng tích cực tuyên truyền cho các doanh nghiệp các vấn
đề về văn hoá doanh nghiệp. Đó là những bài học đăng ký thương hiệu,
chữ “tín” trong kinh doanh, các bài học về hoạt động kinh doanh không
minh bạch... được đăng tải trên mọi loại hình báo chí. Đó là những
cảnh báo giúp cho doanh nghiệp có những kiến thức, kinh nghiệm và
cái nhìn đúng đắn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong mối
quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp để cạnh tranh một cách lành
mạnh, tích cực hơn.
Đồng thời báo chí với ưu thế cung cấp thông tin của mình đã đi
sâu tìm hiểu về các doanh nghiệp, doanh nhân. Phản ánh, cung cấp cho
cộng đồng xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng những gương sáng
về các doanh nghiệp phát triển, về các doanh nhân giỏi.
Báo chí luôn đi sát để thấu hiểu, cảm thông và phản ánh một cách
đày đủ, chân thực, sinh động, rộng rãi và toàn diện nền kinh tế nước ta
cũng như đời sống của các doanh nghiệp, doanh nhân. Đó vừa là sứ
mạng cao cả của báo chí, vùa là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của
những người làm báo.
Tuy nhiên, thông tin từ báo chí luôn có tính hai mặt. Nếu như đó
là sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu những thông tin
thiếu căn cứ, phản ánh không khách quan hay sai sự thật thì sẽ làm tổn
hại đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, thậm chí còn kìm hãm sự
phát triển của doanh nghiệp và đem đến những thiệt hại về kinh tế. Vì
vậy, doanh nghiệp rất càn có sự hỗ trợ thông tin từ báo chí với những
bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc. Cũng như vậy, doanh
nghiệp càn chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi
cho báo chí tác nghiệp. Đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của doanh
nghiệp.
PHẰN II
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ ĐỐI VỚI Sư PHÁT TRIỂN
BÁO CHÍ •
Công cuộc công nghiệp hoá trong thế kỷ XIX đã thúc đẩy các
ngành khoa học kỹ thuật phát triển, tạo ra tiền đề cơ sở vật chất cho sự
đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng. Vào đàu thế kỷ XX, sự thay
đổi lớn lao về nhận thức là truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật khoa
học không ngừng được nâng cao. Khoa học công nghệ phát triển cao
chứng tỏ sự thăng tiến mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính vì vậy, có thể
nói vai trò của kinh tế trong việc phát triển báo chí là vô cùng quan
trọng. Sự phát triển kinh tế vào đàu thế kỷ XVI cũng góp phàn mang
tính chất quyết định cho báo chí hiện đại ra đời một cách mạnh mẽ. Đó
là thời kỳ tích cực hình thành các quan hệ tư sản, sự tăng cường giao
lưu thương mại quốc tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hoá,
việc phổ cập chữ viết và bắt đàu nhiều hơn đến việc giáo dục con
người. Các thế lực chính tĩị, các hiệp hội khoa học - xã hội ngày càng
tích cực xuất bản báo, phát tán thông tin gây ảnh hưởng lên nhiều
nhóm công chúng khác nhau.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế toàn càu, cùng với sự
tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại, nhân loại đã
chứng kiến sự bùng nổ của thông tin truyền thông. Có được điều đó là
nhờ vào nền kinh tế ngày càng đi lên, máy móc thay thế sức lao động
của con người. Nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển một
cách tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã giúp cho nền báo chí
đạt được những thành tựu vĩ đại vào cuối những năm 70, hệ thống máy
tính toàn cầu được kết nối, mạng Internet, xa lộ thông tin siêu tốc ra
đời cùng với hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng khác đã
làm xuất hiện khái niệm “ngôi nhà toàn càu”. Hệ thống truyền thông
đai chúng đã có thể nhanh chóng biến các sự kiện ở bất kỳ nơi nào
khác trên thế giới thành vấn đề mà toàn càu quan tâm và ngược lại.
Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn càu đã
tạo cơ sở cho những phát minh khoa học kỹ thuật hiện đại ra đời, phát
triển và nâng cao, giúp ích cho không chỉ các lĩnh vực khác trong đời
sống con người, mà đặc biệt nó có vai trò quan trọng cho truyền thông
nói chung và báo chí nói riêng cùng phát triển.
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp hoạt động
càng càn thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan báo chí. Bởi
lẽ, một doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu và đưa thương hiệu,
hình ảnh, thông tin về sản phẩm của mình đến cho người tiêu dùng thì
nhất thiết phải nhờ đến các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là
báo chí. Hay nói cách khác là doanh nghiệp đó muốn quảng cáo các
sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trên tất cả mọi phương tiện
thông tin. Báo chí được lựa chọn như một phương thức hữu hiệu và
nhanh chóng nhất để quảng bá rộng rãi cho doanh nghiệp. Lúc này mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí cũng nằm trong mối quan hệ
kinh tế thị trường. Tức là, báo chí sẽ thu lại được lợi nhuận cho mình
từ lĩnh vực quảng cáo. Mở bất kỳ tờ báo nào người đọc cũng thấy các
thông tin quảng cáo, bất kỳ chương trình truyền hình hấp dẫn nào cũng
có các clip quảng cáo chen vào. Dù muốn hay không thì quảng cáo
cũng trở thành một hiện tượng thường nhật của đời sống xã hội Việt
Nam. Đó còn xuất phát từ nhu càu rất càn thiết của các doanh nghiệp.
Có thể nói, doanh thu từ quảng cáo đã đem lại cho báo chí những lợi
nhuận khổng lồ, từ đó các cơ sở báo chí có điều kiện kinh tế càn thiết
và những tiềm năng khác để phát triển mạng lưới của mình. Thực tế, có
những cơ quan báo chí “sống được”, “sống tốt” chủ yếu là nhờ những
khoản lợi nhuận thu được từ lĩnh vực quảng cáo. Quảng cáo trên báo
chí đã trở thành một thị trường hàng trăm tỷ đô la, trong đó Mỹ chiếm
36%, Tây Âu chiếm 30%, Châu á là thị trường đang nổi lên với mức
tăng nhanh ổn định, chiếm 25%. Như vậy, kinh tế càng phát triển thì
hình thức quảng cáo sản phẩm cũng sẽ xuất hiện một cách đa dạng,
phong phú, hấp dẫn hơn với nhiều phương thức khác nhau. Mà làm
được điều này hiện tại chỉ có thể là báo chí.
Những chính sách kinh tế và nền kinh tế thị trường ngày càng
phát triển vươn xa sẽ là cánh cửa mở ra cho hoạt động báo chí những
phương trời mới. Một nền kinh tế mở, năng động thì nhu càu tìm hiểu,
đáp ứng thông tin sẽ rất cao. Để có thể đáp ứng được những nhu càu
đó, ngành báo chí phải không ngừng phát triển, không ngừng tự hoàn
thiện mình để không tụt hậu. Cũng như mỗi cá nhân nhà báo phải rèn
luyện cho bản thân một phong cách làm báo chuyên nghiệp, một lối
viết vững để phù hợp với thời điểm hiện tại, với hiện thực đời sống.
Chính sự hiện đại, tiến bộ của ngành báo chí và những người làm báo
cùng với sự phát triển, tương tác của một nền kinh tế hiện đại sẽ là tiền
đề để xuất hiện và hình thành nên những tập đoàn báo chí. Hiện nay,
Việt Nam gia nhập WTO cũng trở thành một trong những nhân tố thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự giao lưu văn
hoá giữa các nước, trong đó có sự giao lưu, học tập về phát triển ngành
báo chí. Như chúng ta đã biết, phương Tây có một nền báo chí cực kỳ
phát triển và lớn mạnh như: Thuỵ Điển, Mỹ... Đó là những tập đoàn
truyền thông lớn và có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Có được sự “thịnh vượng” như vậy là nhờ họ đã biết kinh doanh
báo chí. Họ xem báo chí như một công ty và thông tin chính là mặt
hàng để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Vì vậy mà muốn ngành
báo chí phát triển nhất thiết phải dựa vào tiềm năng kinh tế của chính
ngành báo chí đó. Tiềm năng đó nằm trong mối quan hệ tương tác với
các lĩnh lực trong đời sống văn hoá, chính trị - xã hội, đặc biệt là của
ngành kinh tế.
PHÀN KẾT LUẬN
•
Có thể nói, quan hệ báo chí - kinh tế là mối quan hệ thực sự càn
thiết trong công cuộc khuếch trương kinh tế hiện nay. Báo chí có vai
trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngược lại, sự phát triển của các doanh nghiệp, của khoa học công nghệ
và những yêu càu mới trong nền kinh tế toàn càu đã khiến cho báo chí
chuyển mình và phát triển theo. Có thể xem, mối quan hệ giữa báo chí
và doanh nghiệp, doanh nghiệp và báo chí là mối quan hệ tương hỗ
cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế không chỉ đem lại
những hiệu ứng tích cực mà bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những
mặt tiêu cực khác. Đó là tồn tại các bài báo có những nhìn nhận, đánh
giá, bình luận thiếu thực tế, khách quan, ảnh hưởng đến hiệu quả của
công tác tuyên truyền, gây khó khăn và tổn thất về mặt uy tín, kinh tế
cho các doanh nghiệp. Hay một số nhà báo lại lợi dụng chức danh, ngòi
bút nhà báo của mình để tư lợi về mặt kinh tế cho bản thân. Ngược lại,
một số doanh nghiệp cũng lợi dụng vào tác dụng của báo chí để
khuyếch trương hoặc che giấu đi những sai phạm của mình.
Nhìn nhận một cách khách quan răng, hiện nay môi quan hệ giữa
báo chí và doanh nghiệp đáng tiếc là chưa được xây dựng chặt chẽ,
thậm chí vẫn còn một khoảng ngăn cách khá rõ. Khoảng cách này một
phàn là do báo chí và doanh nghiệp chưa hiểu nhau, bên cạnh đó là vẫn
còn một lực lượng “nhà báo” dỏm không sống bằng sức lao động sáng
tạo, mà chỉ chuyên đi nhìn vào hàu bao người khác. Tuy nhiên, đây
cũng là thành phàn chiếm một bộ phận nhỏ, là điều tiêu cực tất yếu
phải xảy ra trong bất cứ một mối quan hệ hai chiều nào.
Mối quan hệ giữa kinh tế và báo chí là vấn đề đang được xã hội
quan tâm nghiên cứu. Nhiều trường Đại học chuyên ngành đã đưa vấn
đề này vào chương trình giảng dạy để sinh viên, những người chủ
tương lai có cảm nhận toàn diện về thị trường báo chí, trong đó hiểu rõ
hơn về cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh báo chí trong nền kinh
tế thị trường, cũng như sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đối với sự
hoạt động và phát triển của nền báo chí hiện đại. Tại lễ tổng kết Hội
thảo “Nâng cao chất lượng báo chí kinh tế trong giai đoạn hiện nay”
(diễn ra ngày 28/6/2007), đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Trưởng ban
Tuyên giáo Trung Ương đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò của báo
chí kinh tế trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, đồng
thời nhấn mạnh, hoạt động thông tin báo chí là một loại hình hoạt động
khoa học và nhạy cảm, các cơ quan báo chí nói chung và báo chí kinh
tế nói liêng càn phát huy các thế mạnh để làm tốt công tác truyền tải
thông tin đến cơ sở.
Hy vọng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, doanh nhân, nền
kinh tế nói chung và báo chí sẽ ngày càng gắn kết, hỗ trợ cho nhau
cùng phát triển. Bởi lẽ trong công cuộc Việt Nam chấn hưng kinh tế và
bước ra thế giới hôm nay, không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng của hai lực lượng này.
Môn học: Quản lý kinh doanh báo chí 14