Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 203 trang )

2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu
độc lập của nghiên cứu sinh và không trùng lặp với
các công trình khoa học đã công bố. Các tài liệu, số
liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng và được ghi đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN ĐỨC HÙNG


3

MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết


Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI
DƯƠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP (2005 - 2010)
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương phát triển khu công nghiệp
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát triển khu công nghiệp
2.3.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo phát triển khu công nghiệp
Chương 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP (2010 - 2015)
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đẩy mạnh phát
triển khu công nghiệp
3.3.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo đẩy mạnh phát triển khu
công nghiệp
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.
Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo
phát triển khu công nghiệp (2005 - 2015)
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh
đạo phát triển khu công nghiệp (2005 - 2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
11
11
24
31
31
51
62
81
81
91
101
121
121
141
165
168
169
189


4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1

2
3
4

Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khu công nghiệp
Kinh tế - xã hội
Ủy ban nhân dân

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
KCN
KT - XH
UBND


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Khu công nghiệp được hình thành và phát triển vào những năm cuối thế
kỷ XIX ở một số nước tư bản phát triển và trở thành phổ biến ở các nước đang
phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, sự hình thành, phát
triển các KCN gắn liền với quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng, lãnh đạo từ năm 1986 đến nay, phát triển KCN được xác định là
hướng đi chiến lược trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm thực hiện
mục tiêu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đất nước cho thấy KCN đã và đang

chứng tỏ vai trò là động lực quan trọng đối với sự phát triển của ngành công
nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trên con đường phát triển, hội nhập. Thực hiện
chủ trương của Đảng, đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước
đã phát huy tối đa tiềm năng của mình, chủ động phát triển KCN, góp phần
thúc đẩy kinh tế cả nước nói chung và các địa phương nói riêng phát triển, hội
nhập nhanh, hiệu quả và bền vững.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa
bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm đổi mới, dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Tỉnh, KCN của Hải Dương phát triển nhanh cả về số lượng,
quy mô và hiệu quả KT - XH. Sau gần 20 năm triển khai, từ 01 KCN xây dựng
vào năm 2001, đến năm 2018, Hải Dương đã xây dựng được 18 KCN, với diện
tích quy hoạch là 4.748,67ha. Sự phát triển KCN của tỉnh Hải Dương đã thúc
đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút vốn, công nghệ
và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, sự
phát triển của các KCN đã tạo điều kiện cho sự ra đời các khu đô thị, nâng cao
chất lượng đời sống dân cư. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN ở Hải Dương
vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là về tính hiệu quả và sự bền vững. Công


6

tác quy hoạch, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ
tầng còn nhiều bất cập. Công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền
vững ở một số KCN chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh
của một số dự án trong các KCN thấp, phải chuyển đổi chủ đầu tư, hoặc thay
đổi mục đích sử dụng đất. Vấn đề xã hội và trật tự, an ninh tại các KCN còn
những biểu hiện phức tạp. Những hạn chế, bất cập đó đã gây ra những tác động
tiêu cực, là trở ngại không nhỏ cho sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều chuyển biến nhanh
chóng, phức tạp; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư tác động toàn diện đến
KT - XH đất nước, đồng thời tạo ra những thuận lợi và khó khăn mới cho phát
triển công nghiệp nói chung, KCN nói riêng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu khách
quan là cần tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quá
trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển KCN trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập quốc tế; đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu, những hạn chế, làm
rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại là việc làm cần
thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm gần đây đã có
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về KCN và phát triển KCN dưới nhiều cấp độ,
phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, độc lập và có tính hệ thống
về đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển KCN từ năm 2005 đến
năm 2015”. Thành công của đề tài sẽ góp phần tổng kết quá trình hiện thực hóa
chủ trương phát triển KCN của Đảng ở một địa phương, qua đó cung cấp thêm
những luận cứ khoa học để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối đẩy mạnh
CNH, HĐH nói chung, phát triển KCN nói riêng.


7

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh
đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận án
tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển
KCN từ năm 2005 đến năm 2015; đúc kết kinh nghiệm lịch sử để vận dụng
trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương phát triển KCN trong những năm 2005 - 2015.
Phân tích, luận giải có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương phát triển KCN từ năm 2005 đến năm 2015, qua hai giai đoạn
2005 - 2010 và 2010 - 2015.
Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm
từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển KCN (2005 - 2015).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hoạt động lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát triển KCN.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương phát triển KCN của Đảng
bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2015 và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương phát triển KCN, tập trung vào năm vấn đề cơ bản: (1) Quy
hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; (2) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ
các KCN; (3) Cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư vào KCN; (4) Công
tác quản lý nhà nước đối với KCN; (5) Kết hợp phát triển KCN với bảo vệ
môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương phát triển KCN từ năm 2005 đến năm 2015. Mốc thời gian từ năm


8

2005 là kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải
Dương lần thứ XIII, với chủ trương từng bước phát triển KCN và bắt đầu chủ
trương khuyến khích phát triển KCN, được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải

Dương lần thứ XIV bổ sung, phát triển. Năm 2015, là mốc thời gian kết thúc
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV,
với nhiều số liệu thống kê, đánh giá cho thấy những tiến triển mới của tỉnh
Hải Dương trong phát triển công nghiệp nói chung, KCN nói riêng. Mốc phân
kỳ năm 2010, là thời điểm kết thúc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV (9/2010), mở đầu Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV và Hải Dương bước vào thời kỳ mới, phát triển
nhanh và bền vững, tạo cơ sở quan trọng để Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương
tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN (10/2010). Nhằm đảm bảo tính hệ thống
của vấn đề nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số nội dung liên quan trước
năm 2005 và sau năm 2015.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, phát
triển kinh tế trong đó có kinh tế công nghiệp và xây dựng các KCN.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển KCN của Đảng
bộ tỉnh Hải Dương và những kết quả thực tiễn về sự phát triển của các KCN
trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm 2005 - 2015. Đồng thời, dựa
vào kết quả khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic;
ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích và
tổng hợp để làm rõ các nội dung của luận án.


9


Phương pháp lịch sử được sử dụng: (1) Phân kỳ thời gian nghiên cứu;
(2) Làm rõ bối cảnh lịch sử tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương phát triển KCN; (3) Phục dựng tiến trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương
hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển KCN theo thời gian.
Phương pháp logic được sử dụng: (1) Khái quát, làm rõ nội dung
trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KCN bao gồm
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; (2) Làm rõ bước phát triển trong
nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát triển KCN
trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử; (3) Khái quát các
luận điểm trên cơ sở liên kết các tư liệu lịch sử là các văn bản thể hiện sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát triển KCN; (4) Đánh giá ưu
điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hải
Dương lãnh đạo phát triển KCN từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương phát triển KCN giữa hai giai đoạn 2005 2010 và 2010 - 2015; so sánh kết quả phát triển KCN tỉnh Hải Dương so với
một số tỉnh có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, KT - XH.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm khảo
cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có
liên quan đến đề tài luận án; phân tích, tổng hợp các nội dung chủ yếu trong
các tư liệu lịch sử liên quan đến quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo
phát triển KCN (2005 - 2015). Đồng thời, thống kê, phân tích, tổng hợp các
số liệu liên quan đến KCN tỉnh Hải Dương (2005 - 2015).
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu về KCN ở Việt Nam
nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng.
Phục dựng có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương về phát triển KCN từ năm 2005 đến năm 2015.



10

Nhận xét, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm quá trình Đảng bộ tỉnh
Hải Dương lãnh đạo phát triển KCN từ năm 2005 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo
phát triển KCN thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Khẳng định vai trò quyết
định của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với sự phát triển KT - XH nói chung,
KCN nói riêng.
Đề tài góp thêm những luận cứ khoa học, kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh
Hải Dương tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh phát triển KCN trong thời gian tới.
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử đảng bộ địa phương cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các
nhà trường, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình
của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu về khu công nghiệp ở nước ngoài
Michael Porter (1998), Cluster and the new Economics of Competition
(Cụm tương hỗ điạ phương trong nền kinh tế toàn cầu) [180] và Michael Porter
(2000), “Location, Competition and Economic Development: Local Clusters in a
Global Economy, Economic” (“Khu vực, cạnh tranh và phát triển kinh tế”) [181]
là hai nghiên cứu của giáo sư Michael Porter về KCN. Ông chỉ rõ KCN “là sự tập

trung về địa lý của các doanh nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ, của những
người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan
trong lĩnh vực cụ thể có cạnh tranh nhưng cũng có hợp tác” [181, tr.15]. Michael
Porter, đã khẳng định các KCN có nhiều lợi thế để tăng năng suất, khả năng
đổi mới và tính cạnh tranh; đồng thời trong KCN có các mối liên kết quan
trọng, có sự bảo trợ và lan toả về công nghệ, kỹ năng, thông tin marketing và
nhu cầu của khách hàng đối với sản xuất công nghiệp.
Susan M. Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial
Parks, (Khu công nghiệp khoa học và công nghệ ở Trung Quốc) [187], đã hệ
thống hóa lý thuyết về KCN khoa học và công nghệ của Trung Quốc, nhấn mạnh
sự cần thiết của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các KCN ở Trung
Quốc. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của các KCN Trung Quốc trong
việc thu hút công nghệ hiện đại để sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao phục vụ thị
trường trong và ngoài nước. Dựa trên lý thuyết về sự liên kết và thực tiễn phát
triển của KCN Tây An, KCN Tô Châu - Thượng Hải nghiên cứu chứng minh khả
năng lan tỏa, thúc đẩy phát triển vùng lân cận của các KCN Trung Quốc.
Park, Jonh and Ahn, Kun-hyuck (2003), “How did immigrant workers
change residential area near industrial estate in Korea” (Công nhân nhập cư
và sự thay đổi về dân cư gần khu công nghiệp ở Hàn Quốc) [179], đã nghiên
cứu KCN ở Ansan - thành phố công nghiệp điển hình ở Hàn Quốc. Tác giả


12

chứng minh sự thay đổi nhanh về xây dựng, dân cư, văn hóa và dịch vụ khu
vực xung quanh KCN ở Hàn Quốc. Nghiên cứu khẳng định sự gia tăng nhanh
chóng về dân cư kéo theo sự bùng nổ về nhà ở và các dịch vụ mới làm cho
khu vực xung quanh KCN phát triển năng động hơn. Đồng thời, nghiên cứu
đề xuất giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại Ansan thông qua
thực hiện chương trình chuyển đổi các KCN thành các KCN sinh thái.

B.H. Roberts Elsevier (2004), “The application of industrial ecology
principles and planning guidelines for the development of eco - industrial
parks: an Australian case study” (Ứng dụng các nguyên tắc sinh thái công
nghiệp và quy hoạch, phát triển KCN sinh thái: Trường hợp nghiên cứu ở
Australian” [172], là công trình nghiên cứu về định hướng phát triển KCN
sinh thái của Australia, nghiên cứu đưa ra các tiêu chí, nội dung, phương
hướng phát triển KCN sinh thái, phù hợp với điều kiện của Australia. Nghiên
cứu khẳng định tương tự như KCN truyền thống về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
nhưng KCN sinh thái nhấn mạnh về đặc trưng hạ tầng xã hội, phát triển KCN
gắn liền với các biện pháp bảo vệ môi trường.
D.C. Gibbs và P. Deutz (2005), “Implementing industrial ecology?
Planning for eco - industrial parks in the USA” (Thực hiện sinh thái công
nghiệp và quy hoạch các KCN sinh thái ở Hoa Kỳ) [174], khẳng định: Mặc dù
là vấn đề chiến lược nhưng phát triển bền vững, hài hòa các mặt về kinh tế,
môi trường và xã hội vẫn là một vấn đề nan giải. Dưới góc độ kinh tế, nghiên
cứu chỉ ra vấn đề nan giải nảy sinh trong công tác quản lý nhà nước đối với
các KCN ở Mỹ. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ sự cần thiết của việc dịch
chuyển sang phát triển bền vững các KCN thông qua nâng cao năng lực cạnh
tranh, giảm rác thải và ô nhiễm, tạo việc làm và cải thiện điều kiện làm việc.
Han Shi, Marian Chertow, Yuyan Song (2010), “Developing country
experience with eco-industrial parks: a case study of the Tianjin EconomicTechnological Development Area in China” (Kinh nghiệm phát triển công nghệ
trong khu công nghiệp sinh thái: Trường hợp nghiên cứu ở KCN Thiên Tân, Trung


13

Quốc) [183], thông qua nghiên cứu điển hình từ KCN Thiên Tân, Trung Quốc, đã
cung cấp một bức tranh tổng quát và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển KCN
sinh thái ở Trung Quốc. Trước những thách thức về môi trường và xã hội trong phát
triển sản xuất công nghiệp, tác giả khẳng định xu thế tất yếu của việc hình thành

phát triển KCN sinh thái đối với phát triển bền vững ở Trung Quốc. Với những
phân tích cụ thể ở KCN Thiên Tân, nghiên cứu giới thiệu cách thức cho các doanh
nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi
trường nhằm đạt được sự phát triển trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường hướng
tới xây dựng KCN sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững.
UNIDO Country Office in Viet Nam (2015), Economic zones in the Asean
(Khu kinh tế ở Asean) [186], đã đưa ra cái nhìn tổng quan về KCN từ định nghĩa, mục
tiêu, lợi ích, lịch sử thành và phát triển. Đồng thời nghiên cứu khẳng định khả năng
cạnh tranh và tính bền vững của KCN trong nền kinh tế của các nước Asean. Từ việc
phân tích, tổng kết hoạt động của các KCN trên thế giới, nghiên cứu đưa ra 6 yếu tố
chính quyết định thành công của một KCN là: “The six key factors that determine the
success of an industrial park are: (1) Its location; (2) The presence of lead companies;
(3) A stable and advantageous fiscalsystem; (4) A large labor forces; (5) The physical
and institutional infrastructures; (6) A good management board” [186, tr.23]. ((1) Vị trí;
(2) Sự có mặt của các công ty lớn, hàng đầu; (3) Hệ thống hỗ trợ tài chính ổn định và
thuận lợi; (4) Nguồn nhân lực lớn; (5) Cơ sở hạ tầng và thể chế; (6) Ban quản lý tốt).
Trần Duy Đông (2019), “Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh
thái tại Hàn Quốc và bài học đối với Việt Nam” [58], đã khái quát khá toàn diện
về sự hình thành và 3 giai đoạn thực hiện “Chương trình Quốc gia về KCN sinh
thái của Hàn Quốc”. Nghiên cứu chỉ rõ xây dựng, phát triển KCN sinh thái là
“một chiến lược của Hàn Quốc nhằm làm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm khí
thải nhà kính và đối phó với biến đổi khí hậu [57, tr.39]. Đồng thời, trên cơ sở
phân tích thực trạng phát triển KCN của Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm của
Hàn Quốc trong xây dựng 51 KCN sinh thái, từ đó xác định điều kiện, đề xuất
nội dung phương thức, xây dựng KCN sinh thái ở Việt Nam.


14

1.1.2. Các nghiên cứu về khu công nghiệp ở trong nước

1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu chung về khu công nghiệp ở Việt Nam
Đặng Hùng (2006), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong khu
công nghiệp” [64], đã phân tích thực trạng sử dụng đất trong các KCN, khẳng
định tỷ lệ lấp đầy các KCN chưa cao, tình trạng KCN mới cho thuê được 10%
đến 50% tổng diện tích còn phổ biến. Từ đó, tác giả đề xuất 5 giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Việt Nam: Rà soát, điều chỉnh công tác quy
hoạch; Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; Xây dựng cơ chế, chính sách
ưu đãi; Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sử dụng đất đai;
Kiên quyết thu hồi cấp phép đối với những dự án chậm tiến độ.
Lê Du Phong (2006), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia
[79]. Nghiên cứu chỉ rõ giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, cải thiện thu
nhập cho người có đất bị thu hồi là vấn đề chiến lược, nhân tố quan trọng bảo
đảm phát triển bền vững. Đánh giá sự tác động đối với việc làm, thu nhập và
đời sống của người có đất bị thu hồi, nghiên cứu làm rõ hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực, từ đó xác định phương hướng nâng cao đời sống, cải thiện
thu nhập và cơ hội làm việc cho người có đất bị thu hồi.
Lê Hồng Yến (2007), Hoàn thiện chính sách và mô hình quản lý nhà
nước đối với việc phát triển khu công nghiệp [169], tác giả nghiên cứu khá toàn
diện về chính sách và mô hình quản lý nhà nước đối với các KCN trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu đã làm rõ một số nội dung lý luận
về quản lý nhà nước đối với KCN: Vai trò, chức năng, nội dung. Đồng thời,
nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận án xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện
chính sách và mô hình quản lý nhà nước đối với các KCN.
Nguyễn Văn Hùng (2009), “Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch
và phát triển khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta” [65], tác giả



15

đã chỉ ra những hạn chế trong quy hoạch nhất là tình trạng chưa kết hợp chặt chẽ
trong quy hoạch phát triển KCN với bảo vệ môi trường. Nghiên cứu khẳng định
bảo vệ môi trường tại các KCN đã và đang là vấn đề nóng, được sự quan tâm
của toàn xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất nội dung, biện pháp kết hợp quy
hoạch, phát triển KCN với bảo vệ môi trường; khuyến khích các dự án sử
dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; xây dựng chế tài, giám
sát thực hiện xử lý chất thải tập trung trong KCN.
Võ Thanh Thu (2010), “Những giải pháp cho sự phát triển bền vững các
khu công nghiệp ở Việt Nam” [101], tác giả khẳng định: Phát triển bền vững là
yêu cầu cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của các KCN. Trên cơ sở khảo sát
thực tiễn, nghiên cứu chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững trong phát triển
của các KCN. Từ đó, xác định nội dung, giải pháp cho sự phát triển bền vững các
KCN ở Việt Nam. Cụ thể là: Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác
quy hoạch; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thu hút đầu tư; nâng cao giá trị
sản xuất, kinh doanh; đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại; kết hợp phát
triển KCN với công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.
Nguyễn Văn Nhật (2010), Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa
của giai cấp công nhân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [77], là
kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước, nghiên cứu, làm rõ
những đề cơ bản về đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đề tài chỉ rõ những tác động của quá trình đổi
mới KT-XH, hội nhập quốc tế tới đời sống văn hóa của giai cấp công nhân
Việt Nam nói chung, trong các KCN nói riêng. Đặc biệt, trên cơ sở khảo sát,
đánh giá, phân tích thực trạng, đề tài chỉ ra những yêu cầu và giải pháp phát
triển đời sống văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Hoàng Sỹ Động (2011), “Một số vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch
khu công nghiệp ở Việt Nam” [59], tác giả đã phân tích thực trạng công tác quy
hoạch các KCN Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong công tác quy

hoạch, xây dựng KCN trong thời gian qua, đồng thời đề xuất nội dung, phương


16

hướng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng KCN theo hướng hiện
đại, phát triển bền vững. Nghiên cứu nhấn mạnh 3 vấn đề cần tập trung thực hiện
trong đổi mới công tác quy hoạch KCN đó là: Kết hợp quy hoạch KCN với bảo
vệ môi trường, nhà ở cho công nhân lao động trong KCN và tác động, ảnh hưởng
vùng lân cận trong quy hoạch các KCN.
Vũ Quốc Huy (2011), “Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới” [66]. Trên cơ sở phân
tích thực trạng, tác giả đề xuất những nhiệm vụ về mặt quản lý nhà nước nhằm
khắc phục những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở các KCN. Tác giả
nhấn mạnh giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường KCN
cần phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước trong kiểm tra và hướng dẫn, chỉ
đạo doanh nghiệp thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các KCN.
Nguyễn Văn Minh (2011), “Đánh giá tác động của khu công nghiệp tới
kinh tế - xã hội các vùng lân cận” [72], đã xây dựng tiêu chí đánh giá và chỉ rõ hai
chiều hướng tác động (tích cực và tiêu cực) của các KCN tới KT - XH các vùng
lân cận. Tác giả cho rằng: Các lớp tác động cơ bản là về môi trường, đời sống tinh
thần, đời sống kinh tế của người dân. Trên cơ sở đánh giá tác động, tác giả chỉ rõ:
Cần nhanh chóng có các giải pháp hữu hiệu để hạn chế các mặt tiêu cực và thúc
đẩy các mặt tích cực, tiến tới hình thành các KCN hoạt động có hiệu quả hơn.
Nguyễn Bình Giang (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công
nghiệp ở Việt Nam [60]. Cuốn sách khái quát sự phát triển các KCN ở Việt
Nam; giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội
vùng của KCN; chỉ rõ 8 mặt tác động xã hội vùng của việc phát triển KCN đó
là: Về việc làm và nghề nghiệp; về thu nhập và mức sống; về mặt nhân khẩu;
về cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công cộng; về đô thị hóa và cơ sở hạ tầng;

về trật tự, an toàn xã hội; về môi trường và sức khỏe; về văn hóa và giá trị
truyền thống. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy
những tác động tích cực về mặt xã hội trong phát triển KCN. Nghiên cứu
nhấn mạnh giải pháp phát triển KCN với “đường lối tăng trưởng xanh” trong
đó bảo vệ môi trường là nội dung cốt lõi [60, tr.198].


17

Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Phát triển bền vững khu công nghiệp ở Việt
Nam sau 20 năm đổi mới” [97], đã góp phần tổng kết 20 năm xây dựng, phát triển
các KCN ở Việt Nam, chỉ rõ những tác động tích cực, nhất là hiệu quả KT - XH
do các KCN mang lại. Đồng thời, tác giả phân tích những hạn chế, khuyết điểm,
thiếu tính bền vững trong hoạt động của các KCN nhất là tình trạng “quy hoạch
treo”, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, đề xuất nội
dung, yêu cầu phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam những năm tiếp theo.
Phạm Thị Thúy (2013), “Nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tại các khu công nghiệp, khu kinh tế” [108]. Tác giả khẳng định
vai trò quan trọng, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, khu
kinh tế. Đề xuất hệ thống nội dung, biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại các KCN, nghiên cứu nhấn mạnh công tác lựa chọn, thẩm
định dự án đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, đi đôi với đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư thông qua xây dựng cơ chế chính
sách ưu đãi đặc thù cho các dự án nước ngoài đầu tư tại các KCN.
Vũ Thị Kim Oanh (2014), “Phát triển các khu công nghiệp Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp” [78], công trình nghiên cứu khá toàn diện về KCN.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm phát triển KCN, tác giả chỉ rõ đến hết năm 2013, trên
cả nước có 289 KCN với tổng diện tích 81.000ha, trong đó có 191 KCN chiếm
66,08% đi vào hoạt động. Các KCN đang hoạt động đã thu hút 472 dự án, tạo
việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động, đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất

khẩu cả nước [78, tr.41]. Đồng thời, tác giả làm rõ những bất cập, hạn chế trong
phát triển KCN ở Việt Nam, đó là: Cơ chế chính sách đối với KCN còn bất cập,
chính sách ưu đãi đối với KCN thiếu ổn định, công tác quy hoạch tổng thể các
KCN còn yếu dẫn đến tình trạng thành lập “ồ ạt”; tỷ lệ lấp đầy trong các KCN
thấp (60%), tình trạng ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định 6
giải pháp để phát triển KCN bền vững ở Việt Nam. Nghiên cứu đã thống kê số
liệu về KCN khá phong phú toàn diện, xuất xứ rõ ràng, rất hữu ích cho nghiên
cứu sinh tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh.


18

Ban Kinh tế Trung ương (2015), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
cơ chế, chính sách phát triển các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình
hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế [15]. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về cơ
chế, chính sách thúc đẩy phát triển KCN ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xây
dựng khung lý thuyết về các chính sách thúc đẩy phát triển các KCN; chỉ rõ
những bất cập về cơ chế chính sách đối với KCN, nhất là chính sách ưu đãi
đối với KCN thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi. Trên cơ sở đó nghiên cứu
xác định nội dung, phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KCN theo hướng hiện đại và hội nhập.
Đây là công trình có giá trị quan trọng trong tiếp cận hệ thống văn bản của
Đảng và Nhà nước về phát triển KCN.
1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu về khu công nghiệp ở các vùng miền, địa phương
Võ Văn Một (2004), Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các khu
công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1991 - 2004 [73],
đã phân tích đánh giá tiềm năng, thế mạnh và khái quát quá trình hình thành,
phát triển KCN ở tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu chỉ rõ những thành tựu và hạn
chế, khả năng phát triển các KCN ở Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập. Nghiên cứu chỉ ra những kinh nghiệm phát triển KCN của Đồng Nai,

trong đó bao trùm là kinh nghiệm xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, thực
hiện chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút, lấp đầy các KCN.
Nguyễn Khắc Thanh (2007), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây
dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005 [98]. Luận
án phản ánh quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển KCN trong
công cuộc đổi mới, khẳng định vai trò chủ chốt của các KCN đối với sự phát
triển công nghiệp cũng như KT - XH tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, tác giả đã
làm rõ một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng KCN ở Đồng Nai. Đây là
công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng;
nghiên cứu ở một địa bàn khác nhưng nội dung, phương pháp nghiên cứu của
công trình rất hữu ích cho nghiên cứu sinh trong tham khảo, vận dụng.


19

Trần Ngọc Điệp (2009), “Một số giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh Thái
Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [56]. Tác giả đã đi sâu phân tích
đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được trong quá trình phát triển các
KCN của tỉnh Thái Bình (2002 - 2007). Nghiên cứu khẳng định bên cạnh những
thành tựu là cơ bản, phát triển KCN ở Thái Bình đã và đang đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát
triển các KCN ở Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vũ Thành Hưởng (2009), “Phát triển bền vững về kinh tế các khu công
nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và các khuyến nghị chính
sách” [69]. Nghiên cứu xác lập tiêu chí, nội dung phát triển KCN bền vững.
Qua khảo sát các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tác giả chỉ rõ những
tố thiếu bền vững về kinh tế trong phát triển các KCN như: Vị trí các KCN, tỷ
lệ lấp đầy các KCN, quy mô diện tích các KCN, liên kết phát triển trong nội
bộ và liên kết bên ngoài KCN, trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong KCN. Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị chính sách phát triển

bền vững về kinh tế các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nguyễn Ngọc Dũng (2010), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ
trên địa bàn Hà Nội [48]. Thành công nổi bật của công trình này là đã làm rõ sự
cần thiết, yêu cầu, nội dung của phát triển KCN đồng bộ, đưa ra một số chỉ tiêu
đánh giá và chỉ rõ khả năng phát triển đồng bộ KCN của Hà Nội. Trên cơ sở lý
luận cơ bản và thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội, dựa trên những
đặc thù về KT - XH của Thủ đô, nghiên cứu đề xuất 9 định hướng và 5 nhóm giải
pháp phát triển KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội và chỉ rõ:
Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch KCN, nhóm giải pháp về xây dựng
cơ sở hạ tầng, nhóm giải pháp về thu hút đầu tư là những nhóm giải pháp
chủ yếu bảo đảm cho thành công của việc phát triển KCN đồng bộ trên địa
bàn Hà Nội. Ngoài ra, nhóm giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân
lực và nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ
chế, chính sách là những nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ nâng cao
nhằm phát triển bền vững KCN trên địa bàn Hà Nội [48, tr.185].


20

Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông
thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu
công nghiệp [83], đã làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông
thôn trong xây dựng, phát triển KCN. Tác giả khẳng định phát triển bền vững
là phải đồng thời thực hiện ba mục tiêu: Hiệu quả về kinh tế; hài hoà về xã hội;
bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển lâu dài. Từ thực trạng khảo sát các tỉnh
ở Đồng bằng Bắc Bộ, tác giả nêu ra phương hướng và các giải pháp nhằm phát
triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình phát triển các
KCN.
Nguyễn Công Thành (2010), “Các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải
Phòng và những nhân tố tích cực quá trình phát triển” [100], đã chỉ rõ mục

đích, yêu cầu đối với việc phát triển các KCN, xác định các nhân tố tác động
đến quá trình hình thành KCN và hiệu quả của nó đối với phát triển KT - XH.
Tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học, trên cơ sở đánh giá thực trạng
phát triển KCN tác giả nêu lên những phương hướng, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả KT - XH của các KCN, khu kinh tế ở thành phố Hải Phòng.
Bùi Thế Cử (2011), “Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở tỉnh
Hưng Yên” [43], đã khái quát thực trạng phát triển KCN ở Hưng Yên sau khi
tái lập. Đây là công trình phản ánh thực trạng hoạt động các KCN của tỉnh
Hưng Yên - một địa phương có nhiều điểm tương đồng với Hải Dương về
điều kiện tự nhiên, KT - XH. Các số liệu về thực trạng phát triển KCN ở
Hưng Yên được trình bày trong nghiên cứu có giá trị quan trọng để nghiên
cứu sinh so sánh đối chiếu với kết quả phát triển KCN của tỉnh Hải Dương.
Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Thị Ninh Thuận (2012), “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp
tại thành phố Cần Thơ” [111], đã phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới
quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KCN. Để nâng cao hiệu quả thu hút
đầu tư vào KCN, nghiên cứu đề xuất các biện pháp về xây dựng hạ tầng KCN


21

đồng bộ, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành
chính, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi...
Hoàng Thị Thu Hải (2013), “Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân
lực trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” [61], đã khẳng định vai trò
quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh. Đồng
thời, nêu lên thực trạng nguồn nhân lực trong các KCN ở tỉnh Bắc Ninh, trong
đó nhấn mạnh những hạn chế cần khắc phục là: Trình độ tay nghề, khả năng
nắm bắt, ứng dụng khoa học công nghệ và kỷ luật, tác phong của người lao
động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Từ

đó, các tác giả đã đề xuất giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong các KCN, trong đó chú trọng đến các giải pháp về đào tạo, rèn luyện
kỹ năng tay nghề cho người lao động, tăng cường sự phối hợp giữa doanh
nghiệp KCN với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.
Lê Ngọc Hiền, Đỗ Thị Thu Huyền (2015), “Nghiên cứu đề xuất mô
hình KCN bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên nguồn
nguyên liệu tại chỗ” [63], đã hệ thống hóa khung lý thuyết về mô hình phát
triển KCN bền vững. Đánh giá tiềm năng sẵn có của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nghiên cứu đã phân tích cơ sở khoa học để xây dựng ba mô hình
KCN theo hướng phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu khẳng định mô
hình “tái luân chuyển dòng vật chất có xử lý chất thải” là phù hợp và khả
thi nhất trong xây dựng, phát triển KCN bền vững của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Phạm Kim Thư (2016), Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội [109], công trình nghiên cứu toàn diện về
KCN, công tác quản lý nhà nước đối với KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các
KCN, luận án đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước các KCN của Hà Nội. Dựa vào những phân tích đó và căn cứ vào mục
tiêu, định hướng phát triển các KCN của Hà Nội đến năm 2020, luận án đề


22

xuất những quan điểm và 6 giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với các KCN của Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Trang (2016), “Đời sống văn hóa tinh thần của nữ
công nhân tại khu công nghiệp Hòa Phú, Vĩnh Long” [119], đã đánh giá vị trí,
vai trò của nữ công nhân: “Nữ công nhân là một bộ phận quan trọng của giai
cấp công nhân, đang tăng nhanh về số lượng, chuyển dịch mạnh về cơ cấu và

từng bước nâng cao về chất lượng [110, tr.40]”. Trên cơ sở khảo sát 15.635 nữ
công nhân KCN Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu khẳng định: “đời sống văn
hóa tinh thần của nữ công nhân lao động trong khu công nghiệp hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập và bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm” [119, tr.38]. Từ đó, tác giả đề
xuất 7 khuyến nghị góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nữ công
nhân lao động trong KCN Hòa Phú, Vĩnh Long.
Bùi Thế Cử (2016), Tác động của khu công nghiệp đến nông thôn qua
nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên [44], đã phân tích tác động qua lại giữa
phát triển KCN với phát triển nông thôn trên các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường, giữa phát triển KCN với chính sách phát triển nông thôn. Trong đó,
luận án nhấn mạnh sự gắn kết giữa phát triển KCN với phát triển hạ tầng, giữa
phát triển KCN với phát triển công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp phụ trợ.
Đặc biệt, nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển KCN gắn với bổ sung, hoàn
thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ nhất là đào tạo,
giải quyết việc làm cho nông dân có đất bị thu hồi phục vụ phát triển KCN.
1.1.2.3. Nhóm nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp và khu
công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Nguyễn Văn Phú (2008), Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá
trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa bàn tỉnh Hải Dương [80],
đã nghiên cứu khá toàn diện và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kết cấu
hạ tầng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH: Khái niệm, những đặc trưng cơ
bản, các yếu tố ảnh hưởng và những nguyên tắc phát triển. Trên cơ sở tập
trung phân tích quá trình xây dựng hạ tầng giao thông; hạ tầng điện lực; hạ


23

tầng bưu chính, viễn thông; hạ tầng cung cấp nước sạch; hạ tầng thuỷ lợi tác
giả đã đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình
CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Luận án đã đề xuất một số quan

điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
của Hải Dương trong quá trình CNH, HĐH, trong đó xây dựng, phát triển hạ
tầng KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại là nội dung quan trọng.
Sở Công thương tỉnh Hải Dương (2013), Nghiên cứu định hướng và đề
xuất giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2013 - 2020 [88], đã phân tích khá toàn diện tiềm năng, lợi thế trong
phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương với sự đa dạng về sản phẩm. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu chỉ rõ các ngành, các sản phẩm chủ lực,
quyết định tốc độ, chất lượng, hiệu quả sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương
(may mặc, khai khoáng, chế biến lương thực, thực phẩm)… Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đề xuất phương hướng, biện pháp đẩy mạnh sản xuất và nâng cao
hiệu quả các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Hải Dương. Đặc biệt,
nghiên cứu nhấn mạnh cần khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, phát huy lợi thế
so sánh, phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực nhanh, bền vững.
Vũ Doãn Quang (2014), Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương [83], là công trình nghiên cứu khá toàn diện về khu, cụm
công nghiệp tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng
hoạt động, nghiên cứu khẳng định: “Các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương góp
phần quan trọng trong thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tiếp cận công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo việc làm và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập;
đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao tỷ trọng công nghiệp và
năng lực cạnh tranh” [83, tr.17]. Trên cơ sở lý luận cơ bản và đánh giá thực
trạng hoạt động của các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương nghiên cứu đề
xuất 6 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN đó là: Rà


24


soát, điều chỉnh quy hoạch; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; phát triển cơ sở hạ tầng
đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường; phát triển, đào tạo nguồn nhân lực; hoàn
thiện mô hình tổ chức, quản lý và nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính,
hoàn thiện khung pháp lý [83, tr.68 - 89].
Nguyễn Xuân Đoan (2015), Phát triển công nghiệp công nghệ cao trên
địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay [57], đã chỉ rõ tính tất yếu của xu thế phát
triển công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đánh
giá thực trạng các tác giả đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn Hải Dương trong thời gian tới. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ
rõ phát triển công nghiệp công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu, là hướng đi chiến
lược bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển công nghiệp
công nghệ cao gắn liền với việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
tiên tiến, hiện đại. Xây dựng KCN công nghệ cao, thu hút những dự án công
nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại là một giải pháp quan trọng để
phát triển công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay.
Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương (2017), Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương [25]. Đề tài đã đánh giá khá toàn diện về thực trạng công tác
quản lý chất thải rắn tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu
khẳng định những kết quả đạt được, chỉ rõ những khó khăn, hạn chế trong
quản lý chất thải rắn tại các KCN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định hệ
thống biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại các KCN
trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Tăng cường công tác tuyên truyền, công tác xử
lý, vấn đề tái sử dụng, công tác quản lý về mặt nhà nước.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và
những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
có liên quan đến đề tài luận án



25

Khảo cứu các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài
luận án, tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu của các công trình đó đã đề cập
đến một số vấn đề luận án có thể kế thừa, phát triển. Cụ thể:
Về cung cấp tư liệu
Các công trình nghiên cứu về KCN ở nước ngoài và ở Việt Nam khá
phong phú về các dạng tài liệu, bao gồm sách chuyên luận, chuyên khảo, đề
tài khoa học các cấp, bài báo khoa học và các luận án tiến sĩ… Kết quả nghiên
cứu của các công trình đã cung cấp cho nghiên cứu sinh hệ thống tư liệu
phong phú, toàn diện liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh có thể
tham khảo, kế thừa, vận dụng vào xây dựng luận án.
Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về KCN được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau như kinh tế, chính trị, quân sự, kiến trúc… và sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic,...
Cùng với sự đa dạng về cách tiếp cận, KCN được nhiều công trình đề cập với
nhiều mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau; một số công trình phân tích,
luận giải về phát triển KCN trong mối quan hệ biện chứng và tác động tương
hỗ giữa các lĩnh vực của đời sống, xã hội.. Tuy vậy, hầu hết các công trình
nghiên cứu về KCN được luận giải dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế học,
kinh tế chính trị. Một số công trình có đề cập đến đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển KCN, song còn ít, tản mạn và
chưa có tính hệ thống. Sự đa dạng trong cách tiếp cận, phương pháp nghiên
cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
giúp cho nghiên cứu sinh có cách tiếp cận, trình bày khoa học, phù hợp với
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về nội dung nghiên cứu
Thứ nhất, phần lớn các công trình khoa học đã được công bố liên quan
đến đề tài luận án đề cập đến vị trí, vai trò, điều kiện, tiêu chí thành lập các

KCN. Kết quả nghiên cứu của các công trình cho thấy KCN là yếu tố quan


26

trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tất cả các nước, trong đó có Việt
Nam. Những công trình nghiên cứu về KCN ở nước ngoài đã luận giải khá toàn
diện về quá trình phát triển KCN ở các nước trên thế giới. Tập trung làm rõ lịch
sử hình thành, đặc trưng, vai trò của KCN, khẳng định: nhờ xây dựng, phát triển
KCN mà một số nước đã trở thành những cường quốc công nghiệp hàng đầu của
thế giới, tiêu biểu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Đồng thời, một số nghiên cứu
đã đề cập đến khả năng, mô hình, giải pháp phát triển KCN ở các nước đang phát
triển như Thái Lan, Hàn Quốc... Nhiều công trình luận giải cơ sở lý luận thực
tiễn, yêu cầu khách quan xây dựng, phát triển KCN ở Việt Nam nhất là thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế. Đồng thời, các nghiên cứu đã phân tích làm rõ mối quan hệ, tác động
của quá trình phát triển KCN với phát triển công nghiệp và các ngành, các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa,
thực hiện an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, có một số công trình nghiên cứu mang tính tổng kết quá trình
xây dựng phát triển KCN ở Việt Nam. Tiếp cận nghiên cứu ở nhiều chuyên
ngành, các công trình đã đánh giá ưu điểm và hạn chế trong quá trình phát
triển KCN ở Việt Nam từ năm 1991 - năm đầu tiên thành lập thí điểm KCN
đến nay. Các công trình khẳng định những kết quả về công tác quy hoạch, xây
dựng cơ sở hạ tầng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sự chuyển biến về khoa
học, công nghệ và những tác động tích cực về KT - XH từ sự phát triển của
KCN với hệ thống số liệu đa dạng, tin cậy và có tính thuyết phục cao. Đồng
thời, hầu hết các công trình đều có điểm tương đồng trong đánh giá hạn chế
trong xây dựng, phát triển KCN là: Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao;
cơ sở hạ tầng KCN xây dựng chưa đồng bộ; tỷ lệ lấp đầy KCN thấp và một số

KCN đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… Trên cơ sở đó
một số công trình đã đúc rút kinh nghiệm lịch sử về xây dựng, phát triển
KCN, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KCN trên phạm
vi cả nước và một số vùng miền, địa phương trong thời gian tiếp theo.


×