Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.3 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.1. Khái niệm
Đối với tất cả các doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường hiện nay, đều có một
cơ chế quản lý khác nhau, chính vì vậy trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
cũng có những mục tiêu khác nhau. Nhưng xu hướng chung của doanh nghiệp là tối đa
hoá lợi nhuận, để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp phải đề ra mục tiêu cho bản thân,
bằng cách xây dựng một chiến lược kinh doanh, để kịp thích ứng với biến động của thị
trường.
Trong quá trình tổ chức xây dựng, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra đánh giá
tính hiệu quả của chúng, vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì? nó như thế nào?... có
nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như:
Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phạm trù kinh tế mà mọi người quan tâm
tới, hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả và
chi phí [1].
Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm so với giá trị sử dụng của
nó, hay còn gọi là lợi nhuận thu được sau kinh doanh. [2]
Ngoài ra nó còn có các khái niệm khác nữa, nhưng có thể khái quát một cách cụ
thể như sau:
“Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và chi phí
trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng
trưởng và thực hiện mục tiêu kinh tế trong một thời điểm nhất định. Nhằm đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Quan điểm về kết quả và hiệu quả.
Kết quả kinh doanh: Là số tiền mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh
doanh, nó được tính theo công thức:


Hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với toàn bộ chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành mục tiêu đó.
- Hiệu quả xã hội là phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã hội: mức độ
đóng thuế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, việc cải thiện môi trường, tạo
công ăn việc làm cho người lao động.
- Hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận
được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu,
nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta
cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là
không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí
như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi
phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho DN hoàn thành mục
tiêu tốt hơn, giúp cho DN ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.1.2.2. Sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội có tác động qua lại lẫn nhau, góp phần
làm tăng hiệu quả kinh tế. Vì khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì
đem lại phúc lợi cho xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty vẫn chú
trọng về phần hiệu quả kinh doanh hơn là hiệu quả xã hội, đó là doanh thu và lợi
nhuận.. mà không chú trọng đến hiệu quả xã hội như: không đảm bảo cuộc sống cho
người lao động, không hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, công việc kinh doanh
ảnh hưởng đến đời sống môi trường. Những quan điểm đó là hết sức sai lầm, vì khi chỉ
có nâng cao hiệu quả kinh doanh đi đôi với hiệu quả xã hội thì doanh nghiệp mới bền
vững lâu dài được, do đó sự kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội luôn
luôn là vấn đề cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh.
Kết quả KD = tổng DT- tổng chi phí
1.1.3.1. Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế được xem là hiệu quả tài chính thu được từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mà trong đó đơn vị được tính bằng tiền tệ. Hiệu quả kinh doanh mang

tính trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh phải được xét một cách toàn diện
cả về định tính và định lượng
- Về định tính: Hiệu quả kinh doanh được phản ánh nhờ trình độ năng lực và quản lý
của doanh nghiệp, được thể hiện qua sự đóng góp của doanh nghiệp qua các hoạt động
xã hội.
- Về định lượng: Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được đo bằng hiệu số giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra, sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí càng lớn thì
hiệu quả kinh doanh càng cao, và ngược lại.
Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào các doanh nghiệp đều phải
huy động, sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra kết quả phù hợp tương ứng, chính vì vậy
để tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các doanh nghiệp phải dùng nhiều
phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong những công
cụ hữu hiệu nhất, để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Thông qua
việc tính toán hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cho phép các
nhà quản trị tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra
các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên hai phương diện được cho là quan trọng nhất
trong hoạt động kinh doanh là: giảm chi phí, tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Với tư cách là một công cụ quản trị thì hiệu quả kinh doanh không chỉ sử dụng để
kiểm tra đánh giá, phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để kiểm
tra đánh giá từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy hiệu quả kinh doanh
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải
pháp tối ưu nhất để thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Với các nhà quản trị thì hiệu quả kinh doanh được họ xem là mục tiêu và nhiệm
vụ, vì khi nói đến kinh doanh thì phải xem tính hiệu quả của nó, do vậy hiệu quả kinh
doanh được coi là công cụ để thực hiện công việc kinh doanh đồng thời là mục tiêu để
quản trị kinh doanh.
1.1.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích của kinh tế mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế
quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện qua sự đóng góp vào việc kinh tế xã hội
như: Phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao ngân sách nhà nước, ổn định cuộc
sống của người lao động, như chúng ta đã biết thì kinh tế đi đôi với xã hội, vì thế mà nó
luôn gắng bó mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp hiệu quả kinh doanh và hiệu
quả xã hội lại mâu thuẫn với nhau. Có những kinh doanh không mang lại lợi ích lợi
nhuận, nhưng doanh nghiệp vẫn sử dụng kinh doanh với mục đích chung của xã hội,
điều đó thường hay xảy ra với các doanh nghiệp công ích.
1.1.3.3. Hiệu quả tổng hợp.
Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá mực hiệu quả của kinh tế. Xét về gốc
độ tính toán thì có: Mọi chi phí bỏ ra để thực hiện cho một kế hoạch kinh doanh và chi
phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đó
Hiệu quả tổng hợp được xem là kết quả thu được từ tổng chi phí và lợi nhuận thu
vào để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh sản xuất. Việc tính toán hiệu quả chi phí
tổng hợp sẽ cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp. Còn việc tính toán và phân tích
hiệu quả sẽ cho thấy sự tác động của yếu tố nội bộ đến việc sản xuất kinh doanh, trên
nguyên tắc hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần.Ttrong
thực tế thì không phải chi phí thành phần nào cũng sử dụng một cách có hiệu quả, nghĩa
là sử dụng cho yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác nói chung muốn đạt được kết
quả kinh doanh, thì việc sử dụng yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn do yếu tố
lãng phí gây ra.
1.1.3.4. Hiệu quả của sử dụng vốn
Được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, thể hiện qua việc sử dụng vốn lưu
động và vốn cố định của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy mạnh
vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Được thể hiện qua mức sản xuất và mức sinh lời của
tài sản cố định, hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp càng cao.

- Hiệu quả sử dụng nguồn lao động: Đánh giá ở mức sinh lời của lao động hàng năm,
năng xuất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên chú trọng
đến việc sử dụng lao động biểu hiện qua số lao động giảm, năng xuất tăng dẫn đến chi
phí thấp về tiền lương.

1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Nhân tố chủ quan.
- Nhân tố con người: Con người được xem là nhân tố quyết định trong hoạt động của
doanh nghiệp, trong thời đại hiện nay, trình độ và kinh nghiệm của một người lao động
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nhất là các cán bộ
quản lý, họ chính là những nhân tố gián tiếp tạo ra sản phẩm kinh doanh, nhưng lại
chính là những người hoạch định ra những hướng đi cho doanh nghiệp, quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một bộ máy quản lý khác nhau, chính
vì thế mà trình độ chuyên môn của họ cũng không giống nhau, các nhân viên cũng
không ngoại lệ, các nhân viên có trình độ, tay nghề cao kinh nghiệm nhiều sẽ đạt chất
lượng cao, tiết kiệm thời gian , nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh,làm tăng hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy nhân tố con người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, muốn đạt được điều này các doanh
nghiệp phải tỉ mỷ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ nhân viên quản lý.
- Nhân tố vốn: Không có một doanh nghiệp nào mà có thể hoạt động sản xuất kinh
doanh mà không cần tới vốn. Vốn có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn
chính: vốn tự có, vốn vay, và vốn nhà nước cấp. Tuỳ theo vào loại hình doanh nghiệp
mà sử dụng nguồn vốn khác nhau, trong đó các doanh nghiệp nhà nước thường thì là do
ngân sách nhà nước cấp, cón các doanh nghiệp tư nhân thì thường sử dụng vốn sẵn có
hay vốn vay là chủ yếu.

×