Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận cao học -TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.83 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ DÂN CHỦ

6

1.1.

Tư tưởng dân chủ - một nội dung hợp thành của
tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh và cơ sở hình
thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh

6

1.2.

Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh

18

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO
VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ


HIỆN NAY

39

2.1.

Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ ở cơ
sở đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở

39

2.2.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở trong thời gian qua

44

2.3.

Những bài học kinh nghiệm bước đầu trong xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

60

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ DƯỚI ÁNH

SÁNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ HỒ
CHÍ MINH

64

1


3.1.

Phương hướng và quan điểm thực hiện dân chủ
cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh

64

3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở hiện nay

66

3.2.
1.

Tiếp tục thực hiện mở rộng dân chủ trên lĩnh vực
kinh tế

66


3.2.
2.

Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt
động của hệ thống chính trị ở cơ sở

69

3.2.
3.

Từng bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện
và phát triển hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở

77

3.2.
4.

Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình độ văn
hóa dân chủ và văn hóa pháp luật cho các tầng
lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực
thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân ở cơ
sở

80

3.2.
5.


Xây dựng đời sống cộng đồng tự quản ở cơ sở

85

3.2.
6.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất
năng lực xứng đáng với sự ủy quyền của dân và
tận tụy phục vụ dân

86

KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

94

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu tư tưởng dân chủ trong di
sản Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách
mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng
Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề dân chủ từ cách
mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân
chủ và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối
ứng xử dân chủ đối với con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của
đời sống. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong tư
tưởng chính trị của Người mà còn thể hiện sinh động trong mọi lĩnh
vực khác thuộc hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta cần
vận dụng tư tưởng dân chủ của Người vào sự nghiệp đổi mới hiện nay,
đặc biệt trong cuộc vận động dân chủ hóa để thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở. Lúc sinh thời Người đã từng nhấn mạnh dân chủ là của
quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội trong phát triển.
1.2. Chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định là xã hội
do nhân dân lao động làm chủ. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
là quá trình xây dựng chế độ xã hội mới đảm bảo thực hiện và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong xã hội đó, dân chủ
thể hiện lợi ích và quyền lực chân chính của nhân dân. Hồ Chí Minh
đã khẳng định dân chủ là "dân làm chủ" và "dân là chủ".
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới toàn diện
đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay,
chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển, dân
3



chủ bước đầu được phát huy, chính trị - xã hội ổn định, niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và chủ nghĩa xã hội được tăng cường...
Có được những thành tựu to lớn đó là do Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi các giải pháp để từng bước xây
dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra phương châm
"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" (tháng 12/1986). Tuy nhiên,
quá trình thực hiện quyền dân chủ, làm chủ của quần chúng, đặc biệt ở
nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí còn nhiều thiếu xót,
khuyết điểm dẫn đến những phản ứng của nhân dân, đấu tranh chống
lại những biểu hiện tiêu cực (quan liêu, tham nhũng) của một số cán
bộ đảng, chính quyền ở cơ sở. Tình trạng đó lan ra thành điểm nóng
chính trị cần phải xử lý (như hiện tượng ở Thái Bình). Thấy rõ nguyên
nhân sâu xa của tình hình trên là ở chỗ, người dân vẫn chưa được
hưởng quyền dân chủ đầy đủ và thực sự, Đảng và Nhà nước đã ban
hành chỉ thị, nghị định về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở (năm 1998). Những cố gắng đó đã đưa đến những thành tựu đáng
phấn khởi. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, những thành tựu mà
chúng ta đạt được mới ở bước đầu. Trước những vấn đề mới mẻ do
bản thân quá trình vận động và thực hiện dân chủ hóa đề ra, chúng ta
còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục phát huy dân chủ, đấu
tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng vi phạm dân chủ và
quyền làm chủ của dân, đặc biệt từ cơ sở, khắc phục những biểu hiện
dân chủ hình thức và tự do vô chính phủ.
Qua hai năm thực hiện chỉ thị 30CT-TW của Đảng và Nghị
định 29/NĐCP của Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở cho thấy nhân dân cả nước tiếp nhận chủ trương này một
cách phấn khởi và tin tưởng. Chỉ thị này đang đi vào cuộc sống tạo
nên chuyển biến tích cực trong nhận thức chính trị và hành động của
đông đảo các tầng lớp nhân dân.
1.3. Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế những

mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần
phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn, ra
4


sức khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng và thực thi
chính sách. Đó là việc làm cần thiết. Vì lẽ đó cần phải vận dụng tư
tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển dân
chủ ở nước ta, đăc biệt là dân chủ ở cơ sở.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ lâu vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều
nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn ở trong nước và trên thế giới.
Ở nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua, thành tựu nghiên cứu
những vấn đề lý luận về dân chủ và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân chủ được thể hiện ở những công trình của nhiều tác giả và các
tập thể tác giả. Ví dụ:
- Những lực cản đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam Báo Nhân Dân số ngay ngày 22/4/1998 - Tác giả Hoàng Chí Bảo.
- Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí TTLL số
7/1989. Tác giả Hoàng Chí Bảo.
- Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nxb Sự thật, H,
1991, của Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo.
- Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan điểm, lý
luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí TTLL số 9/1992 của Hoàng Chí
Bảo.
- Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản số 2/1999
của Trần Quang Nhiếp.
- Dân chủ ở cơ sở là điểm mất chốt để thực hiện quyền dân chủ.
Tạp chí QLNN, số 1/1999 của Lê Minh Châu.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới: Sự hình thành

và phát triển, Nxb CTQG, H, 1995 của Hoàng Văn Hảo.
-Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Sự thật, H, 1997 của
Nguyễn Khắc Mai.
5


- Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử
Đảng, số 6/1998 của Hoàng Trang.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân,
CTQG, H, 1988 của Nguyễn Đình Lộc.
v.v...
Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí
khoa học, các luận án phó tiến sĩ, thạc sĩ về tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh và vấn đề dân chủ, dân chủ hóa ở nước ta (xem danh mục tài
liệu tham khảo ở phần sau).
Các công trình nghiên cứu đó từ những hướng tiếp cận và phạm
vi nghiên cứu khác nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội dung, tính
chất và cơ chế thực hiện dân chủ. Tuy nhiên, dân chủ ở cơ sở và vận
dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quan hệ
dân chủ ở cơ sở vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ, dường như chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn trình bày những nội dung chủ yếu về dân chủ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng những tư tưởng đó vào viẹc xây
dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt ở nông thôn hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:

- Hệ thống hóa nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
- Trình bày quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 1998 đến nay
bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm (qua khảo sát thực tế ở
tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).

6


- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm vận
dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường hiện nay.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác lênin, các quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về dân
chủ và xây dựng thể chế dân chủ.
Ngoài ra tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp lôgic và
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng kết thực
tiễn để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nước những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và
những biện pháp thực hiện dân chủ thể hiện trong những tác phẩm chủ
yếu của Người ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Khảo sát thực tế tại địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng để đánh giá
hiện trạng và các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở từ năm 1998 đến nay.
6. Cái mới về mặt khoa học của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về
dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng đó vào việc
xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.

7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương và 6 tiết.

7


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
1.1.1. Những tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội đối với Hồ
Chí Minh trong cuộc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân
- Nước nhà mất độc lập tự do, rơi vào ách thống trị của thực
dân, phong kiến.
- Nhân dân sống trong tình cảnh nô lệ.
- Xã hội ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
1.1.2. Những ảnh hưởng tích cực của truyền thống dân tộc
1.1.3. Những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và phương
Tây đối với Hồ Chí Minh trong suốt 30 năm Người hoạt động ở nước
ngoài (1911-1941)
1.1.4. Chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười tạo
nên bước ngoặt trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
1.1.5. Những phẩm chất, trí tuệ và nhân cách Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
1.2.1. Về vai trò của dân chủ
1.2.2. Bản chất của dân chủ
1.2.3. Xây dựng chế độ dân chủ
1.2.4. Thực hành dân chủ trong đời sống
- Đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ tập trung (tập thể lãnh đạo,

cá nhân phụ trách).
- Tự do dân chủ trong thảo luận tìm tòi chân lý để tự do phục
tùng chân lý.
8


- Nâng cao học vấn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, thi
hành pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
- Mọi người bình đẳng trước pháp luật.
- Trách nhiệm thực hiện và nêu gương của cán bộ đảng viên.
- Dân chúng có quyền làm chủ và có bổn phận thực hiện nghĩa
vụ của người chủ.
- Xây dựng Đảng cầm quyền, nhà nước, pháp quyền của dân,
do dân, vì dân xứng đáng với sự ủy quyền của dân.
- Xây dựng các đoàn thể của dân và làm tốt công tác dân vận.
- Rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, quan
liêu, lãng phí, tham ô để thực hiện dân chủ.
- Cán bộ đảng viên tận tụy phục vụ dân chúng, nêu gương sáng
cho dân chúng noi theo.
1.2.5. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh soi sáng công cuộc xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Chương 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO
VIỆC
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
HIỆN NAY
2.1. Tình hình thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay
(Qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).
2.1.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện và phát
huy dân chủ ở thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm sai lầm.
2.1.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

9


2.2. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
(Ở một số địa phưong của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng)
2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ cơ sở, sự cần
thiết và ý nghĩa của quy chế dân chủ ở cơ sở.
2.2.2. Quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ DƯỚI
ÁNH SÁNG
TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
3.1. Phương hướng và quan điểm thực hiện dân chủ cơ sở
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở hiện nay
3.2.1. Tiếp tục thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế.
3.2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của
hệ thống chính trị ở cơ sở.
3.2.3. Từng bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và hình
thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

3.2.4. Nâng cao trình độ học vấn và văn hóa dân chủ cho các
tầng lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực thực hành dân
chủ của quần chúng nhân dân ở cơ sở.
10


3.2.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nâng cao trình độ văn hóa
pháp luật cho mọi công dân.
3.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bọ cơ sở có phẩm chất, năng lực
xứng đáng với sự ủy quyền của dân chủ và tận tụy phục vụ dân.
C. KẾT LUẬN: Quá trình thực hiện cải cách hành chính
gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang được tiến hành
đồng bộ, rộng rãi . Đặc biệt là từ khi Chính phủ ban hành Quy chế dân
chủ cơ sở xã kèm theo nghi định 79/2003/NĐ -CP.D.
Quy chế dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện quyền
làm chủ của mình trực tiếp ở cơ sở nơi cư trú và cơ quan, đơn vị công
tác.
Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ, dân chủ
trực tiếp được cụ thể hoá và đưa vào khá nhiều trong các văn bản quy
phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội. Quá trình
thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ, rộng rãi. Đặc biệt là từ khi
Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ cơ sở xã kèm theo nghi định
79/2003/NĐ -CP.
Theo một báo cáo đã được công bố trên báo chí: Ngoài việc thực hiện
cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa", trên 95% xã, phường, thị
trấn thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các khoản
phí, lệ phí, đóng góp của dân, công khai các phương án sản xuất, việc
giải quyết các thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, đăng
ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng; chế độ cho

các đối tượng chính sách đã được công khai hoá. Nhiều thủ tục đã
được giải quyết nhanh, gọn, giảm bớt phiền hà cho nhân dân, được
nhân dân đồng tình.
Hội nghị công nhân viên chức là diễn đàn thực hiện dân chủ trực tiếp
của cán bộ, công nhân viên đều được chú trọng tổ chức định kỳ ở 95%
11


cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và 93% doanh nghiệp nhà
nước. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều đã tiến hành đại hội
công nhân viên chức. Tại các Hội nghị công nhân viên chức, người lao
động đã nhận thức được quyền làm chủ của mình không chỉ góp ý xây
dựng cơ quan, đơn vị, mà còn chất vấn thủ trưởng về những vấn đề
đang đặt ra ở cơ quan, đơn vị và yêu cầu làm rõ để tạo sự thống nhất
về tư tưởng của cán bộ, công nhân viên.
Nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc
xây dựng mới một số quy chế, quy định cụ thể hoá việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở như: "Quy chế công khai tài chính, quản lý và sử
dụng tài sản cơ quan", "Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo", quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật,
nhận xét, đánh giá cán bộ. Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc
công khai, dân chủ về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chế độ, chính
sách có liên quan đến người lao động; nội quy, quy chế của doanh
nghiệp, công khai tài chính, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội,
quy chế về việc hiếu, việc hỷ, về thăm hỏi người lao động ốm đau, tai
nạn…; xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn với lãnh đạo doanh
nghiệp, ký thoả ước lao động tập thể, phát huy vai trò của ban thanh
tra nhân dân, hội đồng hoà giải lao động; công khai giám sát tài chính,
tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi. Một số nơi đã áp dụng quy định
khoán kinh phí; thực hiện tiết kiệm trong cơ quan. Công tác tuyển

dụng cán bộ, thi tuyển công chức; quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ
được thực hiện dân chủ công khai hơn, đảm bảo sự đoàn kết trong đơn
vị.
Nếu chỉ căn cứ vào con số báo cáo thì có thể nói “nền dân chủ trực
tiếp" đã hiện hữu và đang thực sự tạo nên một chuyển biến mới trên
khắp các cơ sở ở nước ta.
Thế nhưng, ngay ở thủ đô Hà Nội, khi con số 99,42% chuyện liên
quan đến yêu cầu của dân được “xử lý” thì báo chí đã tỏ ra nghi ngờ

12


và ông Chủ tịch thành phố cũng đã phải trả lời công khai “không dám
tin số liệu đẹp” ấy!
Nhiều văn bản về dân chủ cơ sở đã được ban hành hết sức cụ thể,
ngay cả chuyện giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn xã, Thủ tướng
Chính phủ cũng có riêng quyết định số 80/QĐ-TTg quy định rõ qui
chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
Nói dân chủ bây giờ không còn là những điều lý luận chung chung,
mà là những quy định cụ thể, thậm chí rất cụ thể. Dân chủ cơ sở thực
chất là vấn đề “Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”’ mà Bác Hồ
đã chỉ rõ. Quy chế định rõ những điều gì dân được biết, những điều gì
dân được bàn , bàn xong ai quyết...
Vậy vì sao, những quy định cụ thể ấy vẫn chưa “ngấm’ được vào
dân ? Vì sao nhiều hiện tượng mất dân chủ từ cơ sở vẫn xẫy ra
...và hàng loạt vụ khiếu kiến vẫn tiếp tục ...vượt cấp ?
Có thể nói, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở hiện vẫn còn nhiều
vấn đề bức xúc cần phải xử lý như một số địa phương tổ chức triển
khai chậm, không ít địa phương, cơ sở tiến hành một cách hình
thức;cấp trực tiếp thiếu chỉ đạo hướng dẫn cụ thể cho từng cơ sở; thực

hiện quy chế dân chủ gắn với cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu
đồng bộ.
Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, bệnh giấy tờ chưa giảm, làm
phiền hà cho dân phải đi lại nhiều lần trong khi đó một số công chức
cơ sở còn nhũng nhiễu dân.
Việc tổ chức kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ chưa thường xuyên;
ở một số nơi thực hiện kỷ cương pháp luật chưa nghiêm…
Với thực tế của địa phương, cơ sở chắc chắn bạn đọc sẽ thấy rất rõ
những vấn đề gì đã làm được, được đến đâu? và những gì cần phải
tiếp tục xử lý một cách ráo riết để đảm bảo quyền lợi cho người dân. /.
13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương : Chuyên đề nghiên cứu
nghị quyết Đại hội X của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
2006
2. GS. Tiến sỹ Dương Xuân Ngọc : Quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị - từ nhận thức đến thực tiễn . Nhà xuất bản chính
trị - hành chính 2009
3. GVCC – TS Nguyễn Quốc tuấn Nhập môn chính trị học. Nhà
xuất bản tổng hợp TPHCM.2008

14


15




×