Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tài liệu ôn tập tuyển sinh sau đại học môn kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 42 trang )

Câu 1. Thế nào là khan hiếm nguồn lực? Mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải lựa chọn trước sự
khan hiếm nguồn lực như thế nào? Minh họa trong thực tiễn.
1.1.1. Khái niệm kinh tế học và kinh tế học vi mô
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng
nguồn lực khan hiếm của mình như thế nào. Các nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi trong kinh tế
học là vấn đề khan hiếm.
Sở dĩ có thể nói như vậy là vì bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế, Chính phủ, doanh nghiệp,
cá nhân hay nhìn chung toàn bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự khan hiếm. Cụ thể là:
- Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc – mong muốn nhiều nhưng tiền (thu nhập) có giới
hạn. Hay khan hiếm thời gian (1 ngày chỉ có 24 giờ) – muốn làm nhiều việc nhưng thời gian có hạn, và
mỗi người đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình.
- Đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự khan hiếm về vốn – thiếu tiền để lao động giỏi,
máy móc, trang thiết bị. Hay khan hiếm lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao.
- Đối với một nền kinh tế dù là cường quốc hay các nước nghèo cũng phải đối mặt với khan hiếm.
Ví dụ: Khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của
tất cả người dân. Các nước vẫn phải nhập khẩu những nguyên vật liệu, hay phải nhập khẩu cả hàng tiêu
dùng. Chúng ta có thể thấy ở các nước giàu ví dụ như Mỹ, bên cạnh những ngôi nhà chọc trời vẫn có
những căn nhà được ví như “Ổ chuột” – Mỹ.
Khi đối diện với sự khan hiếm, các chủ thể trong nền kinh tế bắt buộc phải lựa chọn. Và kinh tế
học ra đời rất kịp thời, giải thích được hành vi lựa chọn của các chủ thể trong nền kinh tế là như thế nào?
Một khái niệm khác về kinh tế học: Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn trong điều kiện khan
hiếm. Khái niệm này nêu ra mục đích của sự ra đời của kinh tế học là để giải quyết vấn đề khan hiếm.

1


Câu 2. Ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp là gì? Cách thức giải quyết ba vấn đề cơ bản
này ở mỗi hệ thống kinh tế như thế nào? Phân tích ưu và nhươc điểm của ba hệ thống kinh tế?
Minh họa trong thực tiễn các nội dung trên.

 Ba vấn đề kinh tế cơ bản


Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiế m cho các mục tiêu cạnh tranh. Cơ chế
này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho
ai?
Sản xuất cái gì?
Trong điều kiện nguồn lực khan hiế m, nền kinh tế không thể sản xuất tấ t cả các hàng hóa, dịch
vụ mà cần có sự lựa chọn quyết định sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao.
Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan hiếm nên không thể
dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện có, xã hội phải lựa chọn để sản xuất một
số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được
căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ nhu cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp,
tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp
nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.
Vấn đề này có thể được hiểu như là: “Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?”. Sự cạnh tranh
làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm
kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại sao người tiêu dùng có “quyền tối
thượng” xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất.
Ngoài ra, nhu cầu thị trường về hàng hóa rất đa dạng và phong phú, tăng cả cả về số lượng và chất
lượng. Mà khả năng thanh toán, sự khan hiếm về thu nhập đối với cá nhân người tiêu dùng đòi hỏi Chính
phủ và các doanh nghiệp cần có sự tính toán và sự lựa chọn hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng, có
lợi cho xã hội và tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ, ở thị trường nông thôn không nên chọn sản xuất xe SH để
bán cho người nông dân.
1.3.2. Sản xuất như thế nào?
Khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, các doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất
như thế nào để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường và có lợi nhuận cao nhất. Từ mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận doanh nghiệp và phúc lợi xã hội, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp sản
xuất có hiệu quả nhất. Sản xuất như thế nào có nghĩa là do ai sản xuất, bằng công nghệ gì với những tài
nguyên nào? Phải kết hợp con người lao động và công nghệ, máy móc sản xuất như thế nào? Bao nhiêu
là hợp lý? Sản xuất như thế nào ở đây không chỉ đề cập đến công nghệ mà cách thức kết hợp các yếu tố
đầu vào như thế nào để có thể tối thiểu được chi phí và tối đa lợi nhuận.

Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, xã hội phải trả lời câu hỏi
quan trọng thứ hai là “Sản xuất như thế nào?”, tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản
xuất, sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn.
Đồng thời, giải quyết vấn đề “Sản xuất như thế nào?” cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi
sau: Hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? Sản xuất bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tổ chức
và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?
Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh là: “Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất
bằng cách nào?”. Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương
pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây
dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất
nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật
của mỗi quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm
các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay
2


đổi). Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí
sản xuất. Để có thể lý giải tại sao một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao
đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan đến việc xem xét chi phí cơ hội và bằng cách so sánh
chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ
sở chi phí cơ hội thấp nhất.
1.3.3. Sản xuất cho ai?
Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất và phương pháp sản xuất các
loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ ba là “Sản xuất cho ai?”. Câu hỏi này
liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra
tới tay người tiêu dùng như thế nào. Tất nhiên, vì nguồn lực là khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu
dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc
mua sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được Chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách
về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng

được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.
Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là “Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?”. Trong nền kinh tế thị
trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định
thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được
xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn
sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại, số lượng sản phẩm sẽ
mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong
muốn trả với mức giá thị trường.

 Các hệ thống kinh tế
Các nền kinh tế luôn đối diện với ba vấn đề cơ bản như chúng ta đã phân tích. Nhưng việc giải
quyết đó không hẳn giống nhau. Với mỗi hệ thống kinh tế sẽ có cách thức giải quyết khác nhau. Chúng
ta sẽ thấy rõ điều này thông qua việc nghiên cứu 3 hệ thống kinh tế dưới đây:
Nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hóa tập trung)
Đối với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản.
Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà
nước tiến hành quốc doanh hóa và tập thể hóa, xóa bỏ tư nhân, Nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các
ngành, các địa phương và cơ sở thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản
phẩm và tích lũy cho Nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện
vật cho các cơ quan nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng. Ví dụ: Mô hình
trước đây của Liên Xô cũ.
Ưu điểm
Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng của xã hội.
Giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh.
Hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong xã hội.
Tập trung được nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
Hạn chế
Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát triển. Mọi quyết định đều

do Nhà nước quyết định, các doanh nghiệp không được quyền chủ động trong việc sản xuất kinh doanh
của mình.
Phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mang tính chủ quan, điều này sẽ dẫn
tới những mất cân đối cục bộ và sự phân phối trở nên không hiệu quả.
3


Bộ máy nặng nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực.
Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh nghiệp thường chờ đợi, ỷ lại thiếu năng
động sáng tạo.
Sự can thiệp của Nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường tự do
Để giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, nền kinh tế thị trường đều phải thông qua hoạt động của
quan hệ cung cầu trên thị trường, quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường. Cách thức giải quyết này xuất
phát từ tư tưởng “bàn tay vô hình” của Adam Smith. Giá cả thị trường có vai trò quyết định trong quá
trình lựa chọn và ra quyết định, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và phản ánh quan hệ
cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm
Các chủ thể trong nền kinh tế trở nên năng động hơn. Do các quyết định từ sản xuất và tiêu dùng
là từ bản thân các doanh nghiệp nên họ luôn có sự đổi mới trong sản xuất, cải tiến công nghệ, phát triển
đội ngũ nhân lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như có những chiến lược phân phối hàng hóa
phù hợp... để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Người tiêu dùng cũng có điều kiện quyết định tiêu dùng những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
mình, không còn ở tình trạng bị động như trong nền kinh tế chỉ huy. Từ đó, họ cũng trở nên năng động
hơn, hài hòa giữa việc theo đuổi các lợi ích và thu nhập (ngân sách) để có thể tối đa hóa lợi ích của mình.
Hạn chế
Do tính cạnh tranh, vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất, cho nên dễ nảy sinh tình
trạng ô nhiễm, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội.
Mức chênh lệch giàu nghèo có thể gây ra, dẫn đến những mâu thuẫn xã hội, nhiều nhu cầu công
cộng rất cần cho xã hội và con người, những nếu như lợi nhuận thấp hoặc không có thì những nhu cầu

đó không thực hiện được.
Những yêu cầu về an ninh, quốc phòng và xã hội không được giải quyết thỏa đáng.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng mỗi một mô hình kinh tế đều có những điểm mạnh và điểm yếu
của nó, nói khác đi thì kinh tế thị trường có những lợi thế song cũng có những khuyết tật của nó.
Mô hình kinh tế hỗn hợp
Nếu chỉ phát triển nền kinh tế theo mô hình nền kinh tế chỉ huy hay nền kinh tế thị trường tự do
sẽ là việc chúng ta vỗ tay bằng một bàn tay. Việc vận hành nền kinh tế theo mô hình hỗn hợp được ví
như hình ảnh vỗ tay có đủ cả hai bàn tay.
Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trước hết phải phát triển theo cơ chế thị trường (bàn tay vô hình), có
nghĩa là cần phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi
nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Tuy nhiên, bàn tay hữu hình cũng rất cần thiết đó là sự can
thiệp của Nhà nước.
Nếu để nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều khuyết tật, và những khuyết tật
này sẽ được khắc phục thông qua sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đó là xu thế phát triển tất yếu của nền
kinh tế các nước trên thế giới. Nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn tối ưu những vấn đề kinh tế
cơ bản của một nền kinh tế và của doanh nghiệp.
Việt Nam đang cố gắng xây dựng được nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc đang theo đuổi, xây dựng kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc và đang rất thành
công, dần trở thành một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có hai nước chưa chuyển
sang nền kinh tế thị trường rõ nét như Cuba và Bắc Triều Tiên.

4


3.Câu hỏi phân tích các yếu tố tác động đến cung – cầu của thị trường sp X trong một
khoảng thời gian nhất định.
• Cầu (D) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Các yếu tố tác động đến cầu là (Giả sử các yếu tố khác được xem là không đổi):
• Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết

định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của
người tiêu dùng.
Đối với hàng hóa thông thường: Nếu thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao
hơn đối với một loại hàng hóa khi tất cả các yếu tố khác là không đổi.Trong hàng hóa thông
thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Đối với hàng hóa thiết yếu: là các hàng hóa
được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như
sự tăng của thu nhập.
Đối với loại hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng khiến người tiêu dùng có cầu ít đi, và thu
nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.
Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung.
o Hàng hóa thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ
thỏa mãn là khác nhau).. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của
mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), ví dụ như: chè và cà phê, rau muống và rau cải, nước
chanh và nước cam...
o Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau
nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm
(tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), ví dụ như: bếp ga và bình ga...
• Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng xác
định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và
ngược lại.
• Các chính sách kinh tế của Chính phủ: Thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, Chính
phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng...
• Kỳ vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả: kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai
của một loại hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ.
Nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên.
Ngược lại, kỳ vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện
tại sẽ giảm xuống.
• Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo. Thị hiếu là ý thích của con người.. Thị hiếu
phụ thuộc vào các nhân tố như: tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo... Thị hiếu
cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo.

Khi các biến khác không đổi,thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ
làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến giảm cầu.
• Các nhân tố khác:bao gồm môi trường tự nhiên, sự kiện mang tính thời sự...Sự thay đổi của
5


cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: các yếu tố thuộc về tự
nhiên (thời tiết, khí hậu) hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Ví dụ
cầu về thịt gà giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh cúm gà ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Khi thời tiết lạnh và băng giá, cầu về chăn gối, ga đệm, lò sưởi, chăn điện... tăng còn khi trời
nắng nóng cầu về quạt, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh tăng mạnh.
Vẽ hình minh họa

Các yếu tố tác động là tăng cầu, đường cầu D dịch chuyển sang phải thành đường cầu D1
Các yếu tố tác động làm giảm cầu, đường cầu D dịch chuyển sang trái thành đường cầu D2.


Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
Các yếu tố tác động đến cung là (Giả sử các yếu tố khác được xem là không đổi):
• Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất): Công nghệ có ảnh hưởng
trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và
do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra.
• Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất):. Nếu như giá của các yếu
tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều
hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm do đó
hãng cung ít sản phẩm hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất
vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng.
• Số lượng nhà sản xuất trong ngành: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hóa càng

nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch
chuyển sang bên trái.
• Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
o Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Hàng hóa mà tăng giá hàng hóa này so với giá của hàng hóa
kia sẽ khiến các nhà sản xuất tăng sản lượng của hàng hóa có giá cao hơn và giảm sản lượng của
hàng hóa kia, ví dụ trồng trọt xen canh.
6


o Hàng hóa bổ sung: Hàng hóa mà khi tăng giá hàng hóa này so với hàng hóa kia thì nhà sản
xuất sẽ tăng sản lượng của cả hai hàng hóa, ví dụ thịt bò và da bò.
• Các chính sách kinh tế của Chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp... Nhà
nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Đối với các hãng, thuế là chi phí do vậy khi
Chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược
lại, nếu Chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
• Lãi suất: Lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
• Kỳ vọng giá cả và thu nhập: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra
quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời
gian tới Chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài - các nhà sản xuất
có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cốgắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để
đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Điều kiện thời tiết khí hậu: Thời tiết - khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại sẽ
làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càng dễ bị tự nhiên chi phối
và ngược lại.
•Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất sẽ tăng lên, cung sẽ tăng...

Các yếu tố tác động là tăng cung, đường cung S dịch chuyển sang phải thành đường cung S1.
Các yếu tố tác động làm giảm cung , đường cung S dịch chuyển sang trái thành đường cung S2
Phân tích sự thay đổi của cung cầu giá cả đối với một mặt hàng cụ thể:
Đối với mặt hàng X:

Giả sử rằng các yếu tố khác là không đổi khi:
- Số lượng người mua sản phẩm X tăng -> cầu X tăng
- Chính phủ hỗ trợ cho sản phẩm X tăng -> cầu X tăng
- Giá cả tương lai của sản phẩm X tăng-> cầu hiện tại của sp X tăng.
Giả sử rằng các yếu tố khác là không đổi khi;
- Số lượng người bán sp X tăng-> cung X tăng
- Chính phủ giảm thuế đối với sp X-> cung X tăng
- Giá cả của sp X trong tương lai giảm-> cung hiện tại X tăng.
Khi có sự gia tăng của cả cung và cầu mặt hàng X sẽ xảy ra các tình huống sau:
7


Khi cầu tăng nhanh hơn cung tăng (hình 2.14a), cả giá và lượng cân bằng đều tăng lên, khi cung
tăng nhanh hơn cầu tăng (hình 2.14b), giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng. Còn khi cả
cầu và cung tăng một lượng như nhau thì giá cân bằng không đổi còn lượng cân bằng tăng.

8


Câu 4. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường trong hai tình huống dư thừa, thiếu hụt.


Cơ chế hoạt động của thị trường : Cơ chế thị trường là hình thức tổ chức và quản lý nền kinh
tế trong đó cá nhân tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định
giá cả và sản lượng. Đây là cơ chế tự điều khiển hoạt động kinh tế thông qua hai lực cung cầu và
giá cả thị trường. Các hoạt động của nền kinh tế thị trường không phải hỗn độn mà có trật tự, nó
hữu hiệu. Trong đó, người tiêu dùng và kỹ thuật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc
quyết định các vấn đề của nền kinh tế. Mọi quyết định kinh tế đều xuất phát từ lợi nhuận và nó
có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ chế thị trường.




Cơ chế hoạt động của thị trường trong tình huống dư thừa:
Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư
thừa hoặc thiếu hụt. Trường hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1 > P0 sẽ xuất hiện trạng thái
dư thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: Q = QS – QD. Tại mức giá P1, lượng hàng hóa dư thừa
trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng AB. Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho
giá giảm về mức giá cân bằng.



Cơ chế hoạt động của thị trường trong tình huống thiếu hụt:
Trạng thái thiếu hụt: Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là P0, nếu như vì một biến
động nào đó trên thị trường khiến cho giá cả giảm xuống ở mức P2 , khi giá giảm làm cho lượng
cung trên thị trường giảm đi và ngược lại người tiêu dùng mua nhiều hơn từ đó dẫn đến hiện
tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một lượng: Q = QD – QS. Tại mức giá P2, lượng
hàng hóa thiếu hụt trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng MN.
Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn
sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số cung tăng
lên. Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng P0 và luợng hàng hóa được bán ra trên thị
trường sẽ dịch chuyển về Q0, trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với lượng cầu nên
không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được mua bán tại giá cân bằng
trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng đạt trạng thái cân bằng, một số thị
trường có thể không đạt được sự cân bằng vì các điều kiện khác có thể đột ngột thay đổi. Sự
hình thành giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường như được mô tả ở trên được gọi là cơ
chế thị trường.

9



Câu 5. Trình bày khái niệm về giá trần, giá sàn? Phân tích tác động của giá trần và giá sàn
đến một thị trường sản phẩm cụ thể?
Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác dụng của giá trần
là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần.
Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
nhân dân như: xăng dầu, giá thuê nhà cho người nghèo và sinh viên... Nếu thả l ỏng giá của những mặt
hàng này theo cơ chế cân bằng của thị trường thì mức giá có thể đẩy lên rất cao khi có sự căng thẳng
trong quan hệ cung cầu gây ra những cơn sốt về giá cả, khi đó chỉ một bộ phận dân chúng là những
người có tiền mới có khả năng chi trả hoặc người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa đó một mức giá quá
cao so với mức giá thực của nó. Chính vì vậy mà sự can thiệp của Chính phủ bằng cách đặt giá trần sẽ
bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
Có 2 loại giá trần: Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá trần thấp hơn mức
giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì đây là mức giá trần không
ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng trên thị trường được gọi là giá trần có
ràng buộc.. Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường. Mức
giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường, lượng thiếu hụt thể
hiện trên đồ thị là đoạn AB.

Ví dụ tác động của Giá trần đến 1 thị trường cụ thể:
Ban đầu thị trường nhà thuê cho sinh viên cân bằng tại E0 (Pe, Qe). Tuy nhiên sau khi chính phủ áp
dụng mức giá trần P trần Q1, xuất hiện sự thiếu hụt về nhà cho sinh viên thuê. Do đó nhiều sinh viên không thuê được nhà với
giá thấp phải chấp nhận thuê nhà với giá cao hơn, và giá thuê nhà sẽ có xu hướng quay về trạng thái cân
bằng Pe
Thị trường nhà thuê cho sinh viên

Hạn chế của Giá trần: Việc chính phủ quy định giá trần làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Giá
thấp tác động tiêu cực đến động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở chất

lượng giảm sút của hàng hóa.

10


Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do Chính phủ quy định. Tác
dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ l ợi ích nhà sản xuất. Ví dụ: giá thu mua nông sản phẩm, giá thuê lao
động (quy định mức tiền công tối thiểu)...
Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức
giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không
có ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có ràng
buộc. Mức giá Psàn > P0 gây là hiện tượng dư thừa trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên đồ thị
là đoạn AB.

Việc Chính phủ kiểm soát giá cả sẽ đem lại một số kết quả nhất định trong nhiều trường hợp nhất định.
Nếu Chính phủ áp dụng mức giá này một cách tràn lan cho tất cả các ngành thì sẽ làm mất đi tính khách
quan của cơ chế thị trường và gây ra những trục trặc lớn cho nền kinh tế. Việc áp dụng giá trần và giá
sàn chỉ là những giải pháp tức thời chứ không thể kéo dài được. Nếu kéo dài có thể sẽ thui chột, hạn chế
sản xuất, làm quá trình sản xuất không phát triển được.
Ví dụ tác động của Giá sàn đến 1 thị trường cụ thể:
Ban đầu thị trường lao động cân bằng tại điểm E (Pe, Qe). Khi chính phủ can thiệp quy định mức giá
sàn cho tiền công tối thiểu là Psàn > Pe. Tại Psàn: lượng cầu lao động là Q1, lượng cung lao động là Q2
dẫn đến xuất hiện tình trạng dư thừa lao động, lượng lao động dư thừa (AB) là phần thất nghiệp.
Hình minh họa: Thị trường lao động

Như vậy, việc quy định mức tiền công tối thiểu một mặt mang lại lợi ích cho 1 số người lao động có
việc làm, mặt khác lại làm hại những người lao động bị thất nghiệp.

11



Câu 6: Đầu vào của quá trình sản xuất của Doanh nghiệp bao gồm những yếu tố nào? Phân tích
điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một chi phí nhất định, điểm lựa chọn
đầu vào tối ưu tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng nhất định của một doanh nghiệp?


Đầu vào của quá trình sản xuất của Doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con
người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định
sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm? Sản xuất có thể hiểu đơn giản là quá trình biến đầu vào hay còn gọi là các yếu tố sản xuất
thành các đầu ra (hay là sản phẩm). Ví dụ: Để sản xuất quần áo, các doanh nghiệp phải sử dụng đầu
vào như lao động, vải, kim, chỉ, máy may, cúc, kéo để sản xuất ra những bộ quần áo mùa hè, mùa
đông, quần áo bảo hộ,…
Chúng ta có thể chia đầu vào theo những tiêu thức chung nhất thành lao động, nguyên vật liệu và
vốn. Trong đó, mỗi loại có thể được chia nhỏ hơn như: Lao động bao gồm lao động lành nghề (thợ
mộc, kỹ sư), lao động giản đơn (lao động nông nghiệp) và những nguồn lực kinh doanh của những nhà
quản lý. Nguyên liệu bao gồm thép, chất dẻo, điện, nước, bất kỳ hàng hóa nào hãng mua và chuyển
chúng thành sản phẩm cuối cùng. Vốn bao gồm nhà xưởng, thiết bị và hàng tồn kho.Các yếu tố đầu
vào không phải là độc lập mà có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được mô tả bằng hàm sản xuất.
Điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một chi phí nhất định:
Tương tự như phần lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản
lượng nhất định, chúng ta cũng giả định rằng:
Một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Giá vốn


và lao động lần lượt là r và w.
Hãng muốn sản xuất với một mức chi phí là C0.

Hãng lựa chọn đầu vào như thế nào để sản xuất ra được mức sản lượng lớn nhất. Nguyên
tắc:



Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng phí C0.
Tập hợp đó nằm trên đường đồng lượng xa gốc tọa độ nhất có thể.
HÌNH MINH HỌA

Giả sử hãng chọn mức sản lượng Q1, Q2 hoặc Q3 để sản xuất với mức chi phí C0.
Với mức sản lượng Q3 thì chi phí C0 không đủ để sản xuất.
12


Mức sản lượng Q1 và Q2 thì hãng có thể sản xuất được, tuy nhiên hãng sẽ chỉ chọn một mức
sản lượng cao nhất để sản xuất. Q2 và C0 tiếp xúc với nhau tại D; Q1 và C0 cắt nhau tại hai
điểm A và B. So sánh Q1 với Q2 ta thấy Q1 < Q2, vì Q2 đã tiếp xúc với C0 nên không thể tìm
được mức sản lượng nào cao hơn Q2. Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng tại
điểm D. Tại D thì độ dốc của đường đồng phí và đường đồng lượng bằng nhau. Vì vậy, điểm
đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng là điểm mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường
đồng lượng.

Công thức:
Điểm lựa chọn đầu vào tối ưu tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng nhất định của một
doanh nghiệp.
Tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp.
Giả định rằng cả lao động và vốn đều có thể thuê được trên các thị trường cạnh tranh
Giá lao động w và giá vốn là r. Giả định vốn được thuê chứ không phải mua, trên cơ sở đó chúng ta có
thể đặt tất cả các quyết định kinh doanh trên cùng một cơ sở tương thích. Vì các yếu tố đầu vào vốn và
lao động được thuê trên những thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh nên có thể coi giá đầu vào này là

cố định (tại sao có thể giả định như vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu rõ hơn trong các cấu trúc thị trường).
Khi đó, chúng ta có thể tập trung vào phương án phối hợp tối đa hóa các đầu vào của hãng mà không
cần bận tâm về việc liệu mua với số lượng lớn có làm cho giá của một đầu vào nào đó tăng lên hay
không. Xem case study 4.2.
Giả sử hãng muốn sản xuất một mức sản lượng Q0 thì hãng sẽ quyết định các kết hợp đầu vào như thế
nào để có mức chi phí là thấp nhất.
Nguyên tắc:
Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng lượng Q.
Tập hợp đó nằm trên đường đồng phí gần gốc tọa độ nhất có thể

Hình minh họa:

13


Giả sử hãng có 3 mức chi phí C0, C1, C2 để sản xuất ra mức sản lượng Q. Với mức chi phí C0 thì hãng
không đủ chi phí để sản xuất Q. Mức chi phí C1 và C2 có thể dùng để sản xuất Q, tuy nhiên hãng sẽ chỉ
chọn một mức chi phí để sản xuất. C1 và Q tiếp xúc với nhau tại D hoặc C2 và Q cắt nhau tại hai điểm
A và B. So sánh C1 với C2 ta thấy C1 < C2, vì C1 đã tiếp xúc với Q nên không thể tìm được mức chi
phí nào thấp hơn để sản xuất sản lượng Q. Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí tại điểm
D. Tại D thì độ dốc của đường đồng phí và đường đồng lượng bằng nhau. Do đó, điểm đầu vào tối ưu
để tối thiểu hóa chi phí là điểm mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng.
Công thức:

14


Câu 7: Phân tích các đặc trưng cơ bản của thị trường độc quyền thuần túy và những
nguyên nhân dẫn đến độc quyền? Minh họa trong thực tiến?
Độc quyền, trong kinh tế học, là trạng thái thị trườngchỉ có duy nhất một người bán và sản xuất

ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Các đặc trưng cơ bản của Thị Trường độc quyền bán thuần túy:
- Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
- Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền, không có hàng hóa thay thế gần gũi.
- Hãng có sức mạnh thị trường (có khả năng tác động đến giá cả và sản lượng trên thị trường): Do
không có sản phẩm tương tự thay thế sản phẩm của mình trên thị trường nên nhà độc quyền
không lo ngại về việc người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khi mình tăng
giá.
- Là hãng định giá: Do chỉ có duy nhất một người là hãng độc quyền bán, không có hàng hóa thay
thế nên nhà độc quyền có thể tùy ý định giá mà không cần lo người tiêu dùng sẽ chuyển sang
dùng hàng hóa khác.
- Có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường: Rào cản gia nhập khiến cho hãng
độc quyền bán là nhà sản xuất và cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút
lui khỏi thị trường thì sẽ không có bất kỳ sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho
thị trường.
- Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật cầu
Là người sản xuất duy nhất đối với 1 loại sp, nhà độc quyền bán có vị trí duy nhất trên thị trường.
Nhà độc quyền bán có sự kiểm soát toàn bộ khối lượng sp đưa ra bán. Nhưng điều này không có
nghĩa là nó muốn đặt giá cao bao nhiêu cũng được vì mục đích của nó là sự tối đa hóa lợi nhuận.
Đặt giá cao thì sẽ có ít người mua và lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán thuần túy, có thể là những điều kiện chủ quan
(bản thân) của hãng và những điều kiện khách quan (bên ngoài) doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ
bản của độc quyền là hàng rào gia nhập: Doanh nghiệp độc quyền tiếp tục là người bán duy nhất
trên thị trường của nó vì các doanh nghiệp khác không thểgia nhập thị trường và cạnh tranh với
nó. Các hàng rào ngăn cản gia nhập đến lượt nó lại phát sinh từ các nguồn chính sau:
-Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên).
Một ngành được cọi là độc quyền tự nhiên khi một hãng duy nhất có thể cung cấp 1 hàng hóa
hoặc dịch vụ cho toàn bộ thị trường với chi phí thấp hơn trường hợp có 02 hoặc nhiều hãng. Khi
đó một hãng lớn cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở

các ngành dịch vụ công cộng sản xuất và phân phối điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt….
Ví dụ: Ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp nước sạch cho dân cư ở một thị trấn nào đó, hãng phải xây
dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc
cung cấp dịch vụ này thì mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn. Do
đó, tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị
trường
- Do kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: Một hãng có thể trở chiếm được vị trí
độc quyền bán nhờ quyền sở hữu một loại đầu vào( nguyên liệu) để sản xuất 1 loại sản phẩm nào
đó.
Ví dụ: Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó
quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
15


Do bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những
nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế, chỉ cho phép một nhà sản xuất sản
xuất ra mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.Những quy định về
bằng phát minh, sáng chế một mặt khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó
tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản
quyền theo quy định của luật pháp
Ví dụ: Bill Gate là chủ tịch tập đoàn Microsoft là người phát minh sáng chế phần mềm Microsoft Office.
Nhờ bằng phát minh sáng chế này mà tập đoàn Microsoft đã trở thành tập đoàn độc quyền trong việc
cung cấp phần mềm ở Mỹ.
- Do các quy định của chính phủ: Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành
do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc buôn bán một
hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty
như trường hợp Chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho công ty Đông Ấn.
Ví dụ, Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions – một tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu
của tất cả các địa chỉ Internet: .com, .net, .org, vì người ta cho rằng những dữ liệu như vậy cần được tập
trung hóa và đầy đủ.

-

16


Câu 8: Phân tích đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Khả năng sinh lời của
hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn, Minh họa các nội dung trong thực tiễn.
 Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người
bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
 Các đặc trưng cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
- Có rất nhiều người bán và nhiều người mua: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người
mua và người bán mà mỗi trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác.
-

-

-

-

-

Các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi vì mỗi một hãng cá biệt trên trên
thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị trường nên hãng không thể gây ảnh hưởng đến giá thị trường
của hàng hoá hay dịch vụ hãng sản xuất ra khi thay đổi sản lượng của hãng.
Tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm
của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác.
Điều kiện này đảm bảo rằng những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra sản phẩm họ mua.
Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế. Không hề có những
rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường và rút lui khỏi thị trường. Ở mỗi thời điểm,

mỗi người đều được tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và
được trao đổi ở cùng 1 mức giá như những người trao đổi hiện hành, không có sự cản trở nào ngăn
cản không cho 1 người nào đó rút khỏi thị trường khi họ không muốn là người mua hoặc người bán
nữa
Thông tin trên thị trường là hoàn hảo: Tất cả người mua và người bán đều có sự hiểu biết đầy đủ về
các thông tin liên quan đến việc trao đổi.
Đường cầu nằm ngang và trùng đường doanh thu cận biên: Hãng CTHH không có sức mạnh thị
trường, là người “chấp nhận giá”. Hãng không thể bán với giá cao hơn mức giá trên thị trường và
không có lý do để bán với mức giá thấp hơn mức giá thị trường. Nếu hãng bán với giá cao hơn sẽ
không ai mua sản phẩm của hãng, vì sản phẩm của các hãng cũng giống hệt và người tiêu dùng sẽ
mua của hãng khác. Khi hãng bán giá thấp hơn vì số lượng cung ứng của hãng là rất nhỏ so với cầu
thị trường. Hãng bán với giá thấp hơn sẽ bị thiệt, lợi nhuận giảm. Hãng phải hoạt động tại mức giá
được ấn định trên thị trường nhưng hãng có thể bán bất cứ mức sản lượng nào mà hãng muốn ở mức
giá thị trường. Do đó như chúng ta đã phân tích từ mối quan hệ giữa giá và doanh thu biên. Đường
cầu của hãng là đường cầu nằm ngang và trùng với đường doanh thu biên và doanh thu bình quân
như đồ thị.

17


Ví dụ minh họa:
Xét tại một chợ cóc, trong chợ có những người bán các hàng hóa rau, thịt, hoa quả, …. Mỗi người
bán bán nhiều mặt hàng và có nhiều người bán cùng một mặt hàng.
Tại đây, thị trường rau muống là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1. Có nhiều người bán rau và có rất nhiều người mua rau
2. Rau là đồng nhất. Mớ rau ở hàng này và hàng khác không có sự khác biệt.
3. Thông tin là hoàn hảo: Những người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết đặc điểm của
người hay mua ở chợ, thậm chí còn tạo mỗi quan hệ quen biết với họ. Những người mua
cũng biết là giá bao nhiêu là mua được, họ biết các bà hàng xóm mua mớ rau đó bao nhiêu
tiền. Trước khi mua mớ rau họ cũng có thể sờ mớ rau biết nó tươi hay héo.

4. Việc ra nhập thị trường khá đơn giản, người bán sẽ lấy hàng ở chợ đầu mối với số vốn không
tới 1 tr đồng, tới cuối ngày hôm đó người bán đã thu hồi đủ số vốn cùng số tiền lãi. Ngày
hôm sau người đó có thể thôi không bán rau nữa để chuyển sang bán café, bán café được 1
tháng thây thua lỗ lại quay lại bán rau.


Khả năng sinh lời của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn:

 Xét giá thị trường P0> ATCmin
Khi giá thị trường P0> ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR =P 0 Q*= SOP0EQ*
Tổng chi phí của hãng là TC=ATCxQ*=SOABQ*
Lợi nhuận: 𝜋 =TR -TC = SOP0EQ* - SOABQ*= SABEP0> 0
Vậy lợi nhuận mà hãng thu được (khi giá thị trường P 0> ATCmin) là dương hay hãng kinh
doanh có lãi, tức là hãng có lợi nhuận kinh tế dương.

Hình 5.5. Tốiđa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thịtrường P0> ATCmin

18


b. Xét giá thị trường P0 = ATCmin
Khi giá thị trường P0 = ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR= P xQ*=SOP0EQ*
Tổng chi phí của hãng là TC= ATCx Q*=SOP0EQ* = TR – TC = 0. Lợi nhuận mà hãng thu được
bằng 0 hay hãng hòa vốn.
Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P 0 = ATCmin:Ph/vốn = ATCmin. Mà ATCmin
khi ATC = MC. Vậy hãng hòa vốn khi mức giá thị trường P 0 = ATCmin.

c. Xét giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin

Khi giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là: TR = P × Q* = SOP0EQ*
Tổng chi phí của hãng là TC = ATC × Q* = SOABQ*
= TR – TC = SOP0EQ*-SOABQ0.
Vậy khi giá thị trường AVCmin< P0< ATCmin thì hãng bị lỗ=SABEP0

Khi bị lỗ hãng có tiếp tục sản xuất?
So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: TVC= AVCx Q*
Chi phí cố định: TFC= TC - TVC =SABNM
19

=NQ* Q*

=SOMNQ*


Nếu hãng sản xuất thì hãng lỗ SABEP0 . Nếu ngừng sản xuất hãng bị thua lỗ bằng chi phí
cố định là SABNM> SABEP0 .
Do đó, hãng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi sản xuất tại mức sản
lượng Q* bằng S
bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố
*

OP0 EQ

định. Hãng sẽ tiếp tục sản xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và hãng chỉ bị thua lỗ một phần chi phí cố
định. Trong trường hợp này, hãng tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ.

d. Xét giá thị trường P ≤ AVCmin

Giả sử giá thị trường P0 =AVCmin . Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
TR = P × Q* = SOP0EQ* . Tổng chi phí của hãng là TC = ATC × Q* = SOABQ*
= TR – TC = SOP0EQ*=SOABQ*= SABEP0< 0
Hãng bị lỗ phần diện tích SABEP0 . So sánh phần thua lỗ với chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: TVC
Chi phí cố định: TFC =TC –TVC= SABEP0 Do đó, hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định.

Giả sử lúc này giá thị trường giảm xuống P0< AVCmin thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố
định mà còn mất một phần chi phí biến đổi. Chúng ta bắt đầu từ P0AVCmin thì hãng bắt đầu tính
đến việc đóng cửa. Vì thế, E là điểm đóng cửa của hãng. Sở dĩ gọi E là
điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay P < AVCmin, khi đó hãng không chỉ bị lỗ hết
chi phí cố định mà một phần của chi phí biến đổi.

20


Câu 9: GDP/GNP là gì? Trình bày ba phương pháp đo lường GDP/GNP? Phân tích nội dung
của từng phương pháp tính GDP/GNP? Ưu điểm của GDP/GNP là gì? Tại sao GDP/GNP lại không
phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi của một quốc gia?
GDP: Là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường tính là 1 năm).
GNP: Là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do
công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường tính là 1 năm).
Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm
𝑮𝑫𝑷 = 𝑪 + 𝑰 + 𝑮 + 𝑵𝑿
- Tiêu dùng của các hộ gia đình (C)
Tiêu dùng của các hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia
đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hàng ngày của họ: cam chuối, bánh kẹo, thực
phẩm, phương tiên giao thông...
- Đầu tư (I)

Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hóa tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm
cả hàng hóa đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hóa đầu tư bao gồm
trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch
hàng tồn kho của các hãng kinh doanh.
- Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G)
Chính phủ cũng là một tác nhân kinh tế - một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm, Chính phủ các
nước phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường sá, trường học, bệnh viện, quốc
phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước.
- Xuất và nhập khẩu (X và IM)
X (xuất khẩu) thể hiện tổng xuất khẩu. GDP giữ lại số tiền một đất nước tạo ra, bao gồm cả hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất cho tiêu dùng của một quốc gia khác, do đó phải tính cả xuất khẩu.
IM (nhập khẩu) thể hiện tổng nhập khẩu. Nhập khẩu bị trừ ra bởi vì hàng hóa nhập khẩu được bao
gồm trong G, I hoặc C, và phải bị loại trừ để tránh việc tính phần cung cấp từ nước ngoài vào tiêu dùng
nội địa.
Phần chênh lệch giữa xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM) được gọi là xuất khẩu ròng (NX).
Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập
𝑮𝑫𝑷 = 𝒘 + 𝒊 + 𝒓 + 𝝅 + 𝑻𝒆 + 𝑫𝒆
- Chi phí tiền công, tiền lương (W): là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
- Chi phí thuê vốn (Lãi suất – i): là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một mức lãi suất
nhất định.
- Chi phí thuê nhà, thuê đất (r): là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các
loại tài sản khác. Thực chất nó bao gồm hai phần, một là khấu hao tài sản cho thuê và hai là lợi tức của
chủ sở hữu tài sản.
- Lợi nhuận (𝜋): là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán sản phẩm sau khi đã thanh toán
tất cả các chi phí sản xuất.
- Khấu hao (De): là khoản tiêu dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố định.
- Thuế gián thu (Te): là thuế gián tiếp đánh vào thu nhập, được coi là một khoản chi phí để sản
xuất ra luồng sản phẩm.

21



Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua
vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản
lượng đó.
𝐺𝐷𝑃 = ∑ 𝑉𝐴𝑖
Trong đó:
VAi = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp i – Giá trị đầu vào mua hàng tương ứng của doanh
nghiệp i
Như vậy, để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào tổng sản phẩm quốc nội những hàng hóa cuối
cùng, loại bỏ các hàng hóa trung gian dùng để tạo nên hàng hóa cuối cùng đó; hoặc chỉ cộng giá trị gia
tăng ở từng giai đoạn của sản xuất. Cộng giá trị gia tăng của các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành,
rồi cộng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế, chúng ta thu được một con số đúng bằng GDP.
Ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ tiêu
Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
- Hai chỉ tiêu này là thước đo tốt để đánh giá thành tự kinh tế của một quốc gia. Chỉ tiêu GDP và
GNP là hai chỉ tiêu đo lường quy mô kinh tế của một nước, nó cho biết trong một năm, một
quốc gia sản xuất ra bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ. Nếu chỉ xét về mặt kinh tế thì hai chỉ tiêu
này là hai chỉ tiêu được dùng phổ biến và thống nhất trên toàn thế giới để đo lường quy mô
một nền kinh tế
- Hai chỉ tiêu này được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư như chỉ
tiêu: GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người. Bằng cách chia GDP hoặc GNP
cho dân số, chúng ta có GDP hoặc GNP bình quân đầu người, cho biết mức sống của người
dân có thay đổi hay không dựa trên thu nhập của họ. Nếu một quốc gia có GDP hoặc GNP
bình quân đầu người tăng thì phần nào phản ánh cuộc sống của họ tốt hơn, xét về mặt kinh tế.
- Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạc tiền
tệ, ngân sách ngắn hạn. Vì đây là hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường quy mô một nền
kinh tế và nó có mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, nên nó sẽ là căn cứ đẻ các
nhà hoạch định chính xách xây dựng và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô sao cho phù

hợp với điều kiện thực tế và giúp thực hiện được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Tại sao GDP/GNP lại không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi của một quốc gia?
Thứ nhất, GDP không đề cập đến chất lượng của tài sản và dịch vụ, cũng như đến chất lượng của cuộc
sống mà tài sản và dịch vụ mang lại. Những suy giảm về môi trường không được tính đến. Đây chính là
hạn chế lớn nhất mà Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đang mắc phải, mặc dù cả hai nền kinh tế đều có
mức tăng trưởng dương trong những năm qua trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng yếu, tuy nhiên,
tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường cũng gia tăng theo cấp số nhân. Chẳng hạn, một dự án ngăn
dòng chảy con sông để xây đập thủy điện đi vào hoạt động có thể làm tăng GDP nhưng nó cũng phá hủy
dòng sông, môi trường thủy sinh và các cánh rừng cạnh đó mà không được phản ánh vào GDP. Thực tế
lũ quét ở thượng nguồn và tình trạng ngập lũ ở đồng bằng do các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây ra
nhiều thảm cảnh và thiệt hại kinh tế nặng nề, nhưng nó đã bị bỏ qua, chỉ số GDP chỉ ghi nhận số kW
điện mà dự án thủy điện tạo ra và sức tăng trưởng trong ngành điện. Như vậy, nếu quá chú trọng vào
GDP như là chỉ số của mọi chỉ số thì quá trình tăng trưởng trong ngắn hạn đôi khi phải trả giá bằng chất
lượng môi trường sút giảm, cơ hội tăng trưởng trong tương lai bị tước đoạt ngay lúc này
Thứ hai, GDP phản ánh không chính xác sự gia tăng phúc lợi tổng thể của nền kinh tế. Ví dụ, việc gia
tăng các tuyến đường được đầu tư theo hình thức BOT, và số trạm thu phí BOT gia tăng trên lý thuyết
22


sẽ cải thiện chất lượng hạ tầng và tăng nguồn thu ngân sách, điều đó khiến chi phí vận tải gia tăng, buộc
các công ty tăng giá thành để bù đắp chi phí, giá bán sản phẩm cao hơn, GDP khi đó cũng được tăng
theo, nhưng chi phí đội lên do giá tăng thì người tiêu dùng phải chịu, tăng trưởng không đi liền với cải
thiện mức sống người dân, chưa kể những bất ổn xã hội và tắc đường do việc dựng các trạm thu phí
BOT gây nên. Cũng như việc nếu một nước không có hệ thống giao thông công cộng tốt, người dân phải
sử dụng xe cá nhân để di chuyển, GDP sẽ tăng lên do người dân chi cho xe cộ, xăng dầu nhiều hơn,
nhưng phúc lợi thì giảm do kẹt xe, ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, GDP không đề cập đến sự phân phối thu nhập giữa các nhóm xã hội. Thu nhập quốc dân trung
bình tăng lên có thể đi đôi với một sự tăng mạnh ở những nhóm này và giảm ở những nhóm khác. Những
năm qua, ở các nền kinh tế mới nổi, sự bất bình đẳng tăng lên và cách biệt do tình trạng phân hóa giàu
nghèo gây nên ngày một lớn. Thực tế, tốc độ phân hóa giàu nghèo tại các khu vực thành thị của Việt

Nam gia tăng không ngừng, Những tình trạng bất bình đẳng xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, một cách
không mảy may, GDP chưa bao giờ phản ánh được những điều này.Nếu quá chú trọng vào việc làm tăng
chỉ số GDP mà không quan tâm đúng mức đến các chỉ số khác thì hành vi thường được quan sát thấy là
các nước tăng cường vay nợ để tăng đầu tư. Khi tỷ số nợ tăng vượt quá ngưỡng nhất định thì sẽ không
thể vay thêm nữa và nền kinh tế sẽ lâm vào suy thoái, đổ vỡ.
Thứ tư, sự cải thiện mức sống thường bao gồm gia tăng sự lựa chọn tiêu dùng của người dân. GDP làm
tăng thu nhập nhưng giỏ hàng hóa mà người dân có thể lựa chọn không thay đổi thì sự gia tăng thu nhập
không làm chúng ta sống tốt đẹp hơn. Ví dụ nếu GDP tăng nhưng trong nước không có các dịch vụ giáo
dục, y tế, văn hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dân thì sự gia tăng thêm thu nhập đó không
làm cho chất lượng cuộc sống tăng lên. GDP tăng lên, người dân sẵn sàng mua sữa cho con mình nhưng
không thể mua trong nước vì sợ mua phải sữa độc thì cũng không làm cho chất lượng cuộc sống tăng
lên.

23


Câu hỏi 10: Trình bày khái niệm, mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa? Theo anh, chị
chính phủ thường sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt và mở rộng trong trường hợp nào? Nêu
ví dụ cụ thể trong thực tiễn mà anh chị biết?
1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài khóa:
Khái niệm: Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Nói cách khác: Chính sách tài khoá là các quyết định của
Chính phủ về chi tiêu và thuế khoá .
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài khoá là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô
quan trọng mà Chính phủ các nước thường sử dụng để điều hành vĩ mô nền kinh tế. Chính sách tài
khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và
việc làm mong muốn.
Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc
làm tốt cho người lao động.
Chính sách tài khoá tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá tác động đến sản lượng thực tế, việc làm, giá cả và vấn đề
lạm phát nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế.
Trong dài hạn, chính sách tài khoá có chức năng điều chỉnh về cơ cấu kinh tế là quan trọng hơn
cả để nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Để nhằm đạt được những mục tiêu đó, trong quá trình phát huy vai trò của mình, chính sách tài
khoá có ảnh hưởng rất to lớn, đó chính là điều tiết sự phát triển của các doanh nghiệp.
2. Công cụ của chính sách tài khóa
Nội dung của chính sách tài khoá được thể hiện trong việc giải quyết những giới hạn về ngân sách
Nhà nước. Ngân sách Nhà nước ra đời, phát sinh và phát triển gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. Nhà
nước có vai trò to lớn, quyết định hoạt động thu – chi ngân sách Nhà nước.
Năm ngân sách còn được gọi là năm tài khóa, là giai đoạn mà trong đó, dự toán thu – chi tài chính
đã được quốc hội phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Chính sách tài khoá bao gồm 2 nội dung, đó là thu ngân sách (chủ yếu từ thuế) và chi ngân sách.
Hai nội dung này còn gọi là 2 công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá.
3. Chính sách tài khóa mở rộng: Khi nền kinh tế ở trạng thái suy thoái, nền kinh tế vận hành
dưới mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng, để khôi phục nền kinh tế và giảm
thất nghiệp chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng thông qua hai công cụ là chi tiêu và
thuế:
- Hoặc tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ
- Hoặc giảm thuế
- Hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế

CSTKMR: làm tăng chi tiêu (G) dẫn đến tăng tổng cầu (AD) hoặc giảm thuế (T) dẫn đến tăng tổng cầu
suy ra AD tăng dẫn đến sản lượng (Y) tăng và thất nghiệp (u) giảm.
Theo đồ thị trên thì:
Tại E1 = AD1 giao SRAS1 tại mức giá P1, Y1< Y* khi áp dụng CSTKMR là (tăng chi tiêu (G) và giảm
thuế (T)) làm cho AD tăng dịch chuyển sang phải từ AD1 sang AD2
|Tại E2 = AD2 giao với LRAS giao với SRAS1, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn toàn
dụng nhân công và không gây lạm phát.


24


 Liên hệ thực tế: đối với trường hợp chính sách tài khóa mở rộng
- Thời kỳ tăng trưởng cao (1990-1996): Đây là giai đoạn đầu thời kỳ mở cửa, tạo cú thích cho sự
phát triển và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất giai đoạn mở cửa đến nay (tăng trưởng có năm đạt 10% như
năm 1995; tăng trưởng kinh tế trung bình khoản 7,9%). Tăng trưởng giai đoạn này ngoài yếu tố do đầu
tư tăng mạnh, còn do yếu tố tác động từ chính sách tài khóa nới lỏng, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và thu
ngân sách/GDP đều tăng nhưng tỷ lệ chi ngân sách/GDP luôn tăng cao (xem hình 1), mặc dù nới lỏng
tài khóa nhưng nguồn thu ngân sách tăng cao do vậy tỷ lệ bội chi ngân sách giảm liên tục.
- Thời kỳ phục hồi (2000 - 2006): Đây là thời kỳ kinh tế hồi phục sau khủng hoảng châu Á, kinh
tế tăng trưởng trung bình đạt gần 6,9%. Giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa
nhằm kích thích phục hồi kinh tế, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và tỷ lệ bội chi ngân sách tăng cao, tạo áp lực
vay mượn bù đắp thâm hụt ngân sách, đạt 7,5% vào năm 2003.
Từ sau khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007 - 2008, các chính sách tài khóa của Chính
phủ đã có những thay đổi rõ rệt, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm
kinh tế, ổn định vĩ mô. Giải pháp chủ yếu được áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói
kích cầu khác nhau: Gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ
trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ
USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Mặc dù, nguồn thu (thu
từ nội địa, thu từ xuất nhập khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định, song các gói kích cầu làm tỷ
lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân 5,17% trên 5% theo khuyến cáo
của các tổ chức tài chính quốc tế).
4. Chính sách tài khóa thắt chặt : Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sản lượng nền kinh tế vượt
quá sản lượng tiềm năng, lạm phát trong nền kinh tế gia tăng, để kiềm chế lạm phát chính phủ có thể sử
dụng chính sách tài khóa thắt chặt thông qua hai công cụ là chi tiêu và thuế:
- Hoặc giảm chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ
- Hoặc tăng thuế
- Hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế


CSTKTC: làm giảm chi tiêu (G) dẫn đến giảm tổng cầu (AD) hoặc tăng thuế (T) dẫn đến giảm tổng cầu
suy ra AD giảm dẫn đến giá (P) giảm, sản lượng (Y) giảm.
Theo đồ thị trên thì:
Tại E1 = AD1 giao SRAS1 tại mức giá P1, Y1> Y* khi áp dụng CSTKTC là (giảm chi tiêu (G) và tăng
thuế (T)) làm cho AD giảm dịch chuyển sang trái từ AD1 sang AD2
|Tại E2 = AD2 giao với LRAS giao với SRAS1 , tại mức giá P2 * Liên hệ thực tế về chính sách tài khóa thắt chặt:
- Thời kỳ suy thoái (1997 - 1999): Năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á
kéo theo làm suy thoái kinh tế, từ tăng trưởng cao chuyển sang giảm dần và giảm sâu nhất vào năm
1999. Bên cạnh ảnh hưởng khủng hoảng, việc kinh tế trong nước suy giảm cũng có thể do một phần từ
chính sách tài khóa thắt chặt, tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng, trong khi tỷ lệ chi ngân sách/GDP giảm
(xem hình 1), chính sách này góp phần cải thiện tỷ lệ bội chi ngân sách, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm
1998 rất thấp và thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
- Giai đoạn suy thoái (2007-2008): Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt
Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, bên cạnh đó nhằm chống lạm phát, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt
25


×