Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.1 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
...... & -----

LÃ THỊ XUÂN ANH

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỂ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU
HÀNG HOÁ ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60105

LUẬN
VĂN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................3
Chương 1
NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ
PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG IIO Á ................................................................................. 10


1.1

Lịch sử hình thành nhản hiệu hàng hoá........................................................................... 10

1.2

Khái niệm, chức năng, đăc điẽm và ý nghĩa của nhân hiệu hàng hoá......................13
1.2.1 Khái n iệ m ..................................................................................................................... 13
1.2.2 Chức năng và dặc điểm ............................................................................................. 24
1.2.3 Ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hoá.............................................................................. 26

1.3 Pháp luật nhãn hiệu hàng h o á .............................................................................................. 27
1.3. ỉ Nhỡn hiệu hàng hoá và điêu kiện báo hộ............................................................... 29
1.3.2 Xác lập quyền dối với nhãn hiệu hàng hoá............................................................. 34
1.3.3 Nội dung và giới hợn quyền sờ hữu nlìãn hiệu hàng h oá.................................... 36
1.3.4 Các biện pháp bảo đảm thực thi quyén đối với nhãn hiệu hàng ìioá................ 38
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
Ở VIỆT NAM .............................. ............. .......................................................................................40
2.1 Nguồn pháp luật nhản hiệu hàng hoá ử Vỉệt N a m .......................................................... 40
2.1.ỉ Các diều ước quốc t ể về nhõn hiệu liàng hoá mà Việt Nam tliam g ia ..............40
2.1.2 Các văn bản pháp luật nhãn hiệu lùmg Itoá ỞViệt N am .................................... 46
2.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhản hiệu hàng hoá ở Việt Nam .... 47
2.2.1 Các quy định pháp luật vê' nhỡn hiệu hàng lioá â Việt N a m .............................47
2.2.2 Hệ thống các cơ quan quản l2.2.3 Thực tiễn áp dụng quy định pliáp luật nhãn hiệu hàng hoá ở Việt N a m .........64

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở
VIỆT N A M ............................................................... .......................... ........................................... 83

3.1 Một sô' phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật nhản hiệu hàng hoá ở Việt
N a m .......................................................................... ........................................................................... 83
3.2 Một số kiến nghị vé việc xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến
nhăn hiệu hàng h o á ......................................................................................................................... 90
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 99


Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam

D A N H M Ụ C C Á C T H U Ậ T N G Ữ V IÊ T T Ắ T

TT

T ừ V IẾ T T Ắ T

T ừ GỐC

1.

BLDS

Bộ luật Dân sự

2.

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự


3.

GATT

Hiệp định chung về T huế quan và thương mại

4.

NNN

Người nộp đom nước ngoài

5.

NVN

Người nộp đơn Việt Nam

6.

TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

7.

w co

Tổ chức Hải quan thế giới


8.

W IPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

9.

W TO

Tổ chức Thương mại thế giới

2
Luận vãn cao học

LăThị Xuàn Anh


Ché độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam

PHẦN M Ở Đ Ầ U
1. T ín h c ấ p t h i ế t c ủ a đ ề tà i

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sở hữu
trí tuệ có vai trò quan trọng. Vai trò này ngày càng được khẳng định rõ hơn
trong nền kinh tế tri thức.
Vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là mối quan tâm hàng đầu đối với
Việt Nam cũng như các cá nhân, tổ chức Việt Nam. Đặc biệt trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, hàng hoá chứa đựng "hàm lượng sở hữu trí tuệ" cao vì cá

nhân, tổ chức Việt Nam không chỉ lo đối mặt với sức ép cạnh tranh trong nước
mà còn cả nước ngoài cho nên họ luôn hướng tới m ục tiêu cải tiến chất lượng,
kiểu dáng hàng hoá và chú trọng đầu tư quảng bá sản phẩm, m ở rộng thị phần
với mục đích khẳng định vị thế trên thị trường.
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt
việc V iệt Nam nỗ lực trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tới đây sẽ có
thị trường tự do, không có rào cản trong thương mại quốc tế. Cá nhân, tổ chức
V iệt Nam chịu sức ép cạnh tranh lớn không chỉ trong nước mà còn đối mặt với
những cá nhân, tổ chức nước ngoài. Vì vậy, cá nhân tổ chức Việt nam cần có
những bước chuyển m ình để thích nghi với tình hình mới.
Để đáp ứng được tình hình mới này, cá nhân, tổ chức Việt nam cần nâng
cao nhận thức về sở hữu trí tuệ. Theo đó, cá nhân, tổ chức Việt Nam cần xây
dựng chiến lược phát triển bền vững trong đó có việc xây dựng, phát triển,
quảng bá và bào vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ bắt đầu từ thị trường trong
nước.
N hãn hiệu hàng hoá ià một trong đối tượng của sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu
hàng hoá đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của từng cá nhân,
tổ chức: việc tăng giá trị cúa nhãn hiệu hàng hoá được khẳng định thông qua

3

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
việc chiếm lĩnh và m ở rộng thị phần. Do vậy, các cá nhân, tổ chức không chỉ
cuan tâm việc tổ chức và sản xuất mà còn chú trọng hơn nữa việc phát triển
rhãn hiệu hàng hoá. Vì hình ảnh cua cá nhân, tổ chức gắn liền với hàng hoá,

cịch vụ của cá nhân, tổ chức. Nhãn hiệu hàng hoá là m ột công cụ không thể
tiiếu được để cá nhân, tổ chức giao thiệp với công chúng.
. N hãn hiệu hàng hoá, thông qua những giá trị đặc biệt, iàm phong phú và
táng cường mối quan hệ giữa người tiêu dùng với hàng hoá, dịch vụ của cá
r.hân, tổ chức - chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu hàng hoá không chỉ xác
dịnh nguồn gốc của hàng hoá mà còn có thiết lập m ối quan hệ với người tiêu
dùng trên cơ sở niềm tin thông qua việc khẳng định uy tín, danh tiếng của cá
nhân, tổ chức cũng như đảm bảo chất lượng ổn định của hàng hoá.
Nhãn hiệu hàng hoá đóng vai trò bảo hộ chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
đó thông qua việc đảm bảo độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
đó để xác định hàng hoá, dịch vụ của m ình hoặc hàng hoá, dịch vụ của người
được uỷ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó.
Nhãn hiệu hàng hoá thúc đẩy sáng kiến và hoạt động kinh doanh của cá
nhàn, tổ chức, tạo các lợi ích kinh tế cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động
kinh doanh hiệu quả vì cá nhãn, tổ chức có thể khai thác lợi nhuận từ nhãn
hiệu hàng hoá thông qua việc cấp Li-xăng, chuyển nhượng nhãn hiẽu hàng
họá. Nhãn hiệu hàng hoá được coi như tài sản của cá nhân, tổ chức - tài sản vô
hình. Đôi khi giá trị của nhãn hiệu hàng hoá chiếm tới 70-80% sản nghiệp
thương mại của m ột cá nhân, tổ chức.
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tạo cho các cá nhân, tổ chức môi trường
pháp lý cạnh tranh lành m ạnh, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức thực hiện các
hoạt động kinh doanh ở điều kiện trung thực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, thương mại quốc tế.
Theo báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ
(Bộ Khoa học và công nghệ), số lượng các vụ vi phạm về quyền sở hữu nhãn

4

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh



Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhan hiệu hàng hoá ở Việt Nam
hiệu hàng hoá ngày càng gia tăng, tính chất của hành vi vi phạm cũng ngày
càng tinh vi và phức tạp hơn. Đây cũng là thực trạng của một số nước đang
phát triển. Hệ quả này là do hệ Ihống pháp luật nhãn hiệu hàng hoá còn thiếu
sót, chưa rõ ràng và khổng nhất quán, việc áp dụng pháp luật về lĩnh vực này
chưa triệt để, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và c ơ quan thực thi chưa
thống nhất, các cá nhân, tổ chức Việt Nam chưa nhân thức đúng mức giá trị
đích thực của nhãn hiệu hàng hoá.
Đê góp phần hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn
hiệu hàng hoá nói riêng ở Việt Nam, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc
tế và toàn cầu hoá lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bản luận vãn với đề tài: " C h ế đ ộ
pháp lý vê việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt N a m " sẽ phần nào giải

quyết các vấn đề sau:
-

Hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam phù hợp với
các điều ước quốc tế; cơ sở để Việt Nam tham gia một số công ước,
điều ước quốc tế khác về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thúc đẩy nhanh quá
trình gia nhập WTO;
Xây dựng môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hiệu
quả thực thi hộ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hệ thống
bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá nói riêng;

-

Nâng cao ý thức pháp luật cho cá nhân, tổ chức Việt Nam trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng.


2. T ìn h h ìn h n g h iê n c ứ u

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ được nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu pháp
luật quan tâm. Vì vậy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết của các tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến lĩnh vực sở hữu trí
tuệ ở V iệt Nam. Thạc sỹ Lê Mai Thanh đã có Luận vãn cao học "Quyền ưu
tiên đối với việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, năm 1999"
đề cập chủ yếu vấn đề quyền ưu tiên trong việc đãng ký các đối tượng sở hữu

5

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
công nghiệp ở V iệt N am , sở hữu công nghiệp là m ột bộ phận của sở hữu trí
tuệ. Đ ặc biệt có nhiều hội thảo về nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp, sở
hữu trí tuệ của V iệt N am trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như hội thảo
: "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ" do Bộ Khoa học và công nghệ và Đại sứ quán
H oa Kỳ ở V iệt N am tổ chức vào tháng 10 năm 2000 tại Hà Nội; hội thảo:
"Thực thi quyền sở hữu trí tuệ" do Cục Sở hữu trí tuệ và cơ quan sáng chế và
nhãn hiệu Hoa Kỳ tổ chức tháng 11 năm 2001 tại thành phố Hổ C hí M inh; hội
thảo: "Sở hữu công nghiệp và hội nhập của V iệt N am vào hệ thống đa biên"
do Cục Sở hữu trí tuệ và V iện sở hữu trí tuệ của Liên bang Thuỵ Sỹ tổ chức
tháng 3 năm 2002 tại Hà Nội; hội thảo: "Pháp luật, chính sách và quản lý sở
hữu trí tuệ" do Cục Sở hữu trí tuệ; Dự án Star Việt Nam (D ự án Hỗ trợ triển
khai Hiệp định Thương m ại Việt N am -H oa Kỳ) và V iện Sở hữu trí tuệ Q uốc tế

tổ chức vào tháng 10 năm 2002 tại Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học gần
đây nhất m ang tính quốc gia là đề tài số Q G .01.10 về "những vấn đề lý luận
và thực tiễn hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ trong xu th ế hội nhập quốc tế và khu vực" do K hoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội thực hiện.
Tuy nhiên, đến nay chưa có m ột luận văn thạc sỹ Luật học hay luận án
tiến sỹ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về "Chế độ pháp lý về việc bảo hộ

nhăn hiệu hàng hoá ở Việt N am ”. Theo xu hướng phát triển chung, pháp luật
về nhãn hiệu hàng hoá cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Khoa
học - Kỹ thuật phát triển kéo theo sự phát triển về sở hữu trí tuệ trên th ế giới.
Để đáp ứng những đòi hỏi mới, pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp
luật về nhãn hiệu hàng hoá nói riêng cần điều chỉnh cho phù hợp.
3. M ụ c đ íc h v à n h iệ m v ụ n g h iê n c ứ u

* Muc dich nshiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận và đặc điểm của nhãn hiệu hàng
hoá và phân tích luật thực định cũng như thực trạng áp dụng quy định pháp

.................. ............................................6 .............................. .................... -............— .....

Luận văn cao học

Lã Thị Xuáỉt Anh


Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
luật về nhãn hiệu hàng hoá ờ Việt Nam, đề tài đề xuất những định hướng cho
việc hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam.
* Nhiém vu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận và đặc điểm của nhãn hiệu hàng hoá và quyền bảo
hộ nhãn hiệu hàng hoá.
- Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia.
- Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt
Nam, so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ những điểm phù hợp và những
điểm còn hạn c h ế của pháp luật hiện hành. Từ đó đề xuất một số phương
hướng hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam.
4 . P h ạ m vi n g h iê n c ứ u

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và đặc điểm của việc bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá ở V iệt Nam và thực trạng của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá theo các quy định của pháp luật hiện hành ờ V iệt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia đồng thời so sánh và nêu ra những thay đổi,
bổ sung, phương hướng hoàn thiện của hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng
hoá để đáp ứng những yêu cầu mới trong lộ trình gia nhập WTO.
5. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u

Trong qúa trình nghiên cứu, tác giả của luận văn đã sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đi từ nội dung có tính chất lý luận đến các
vấn đề thực tiễn, từ đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện vấn đề đang
nghiên cứu, Đồng thời tác giả sử dụng kết hợp với m ột số phương pháp cụ thể
như phương phân tích luật thực định, phương pháp điều tra, so sánh, thống kê,
tổng hợp.
6. Ý n g h ĩa lý l u ậ n v à th ự c tiễ n

7

Luận văn cao học


Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Khái quát chung những vấn đề lý luận về nhãn hiệu hàng hoá, quá trình
hình thành và phát triển pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam.
-

Phân tích thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về nhãn hiệu
hàng hoá ở Việt Nam, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của vấn đề này.

-

So sánh, đối chiếu những quy định của pháp luật hiện hành với thực
tiễn để làm sáng tỏ những bất cập và vướng mắc của hệ thống pháp
luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số
phương hướng hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá.

7. T ên và k ết c ấ u c ủ a lu ận văn
Tên của Luận văn: "Chếđộ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

ở Việt Nam"
Ngoài phần m ở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
C hư ơ ng 1 : Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu hàng hóa và pháp luật về
nhãn hiệu hàng hoá
C hư ơ ng 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng
hoá

C h ư ơ n g 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá
Trong bối cảnh hiên nay, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện pháp luật
về nhãn hiệu hàng hoá và đây cũng là vấn đề được sự quan tâm của các cá
nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng như đông đảo công chúng.
Việc hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá hiện nay và Việt Nam gầp
rút hoàn thành việc gia nhập WTO, yêu cầu luận văn giải quyết một khối
lượng công việc không nhỏ. Mặc dù có nhiều cố gắng và đầu tư nhiều công
sức nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tôi rất
m ong muốn nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía thầy cô
giáo, các nhà nghiên cứu, cộng sự và đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn

8
Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
chỉnh và thành cổng hơn, cũng như sẽ giúp tôi trong việc định hướng cho
những nghiên cứu tiếp theo.

9

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Ché độ pháp lý vé việc bảo hộ nhăn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Chương 1

NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHẢN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
1.1 L ịc h s ử h ìn h t h à n h n h ã n h iệ u h à n g h o á

Khi sự lưu thông hàng hoá phát triển, con người đã biết dùng ký hiệu
riêng gắn lên sản phẩm để phân biệt sản phẩm của người này với người khác.
Đặc biệt khi con người biết chế tạo các sản phẩm cơ khí thì nền sản xuất phát
triển sang m ột bước ngoặt mới. Các nhà sản xuất khác nhau đã đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm cùng loại. Đây là động lực đầu tiên thúc đẩy xã hội
cần có một quy ước riêng để phân biệt các sản phẩm cùng loại của các nhà sản
xuất khác nhau. Bên cạnh những yếu tô' tích cực, xuất hiện dấu hiệu tiêu cực
thể hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Các nhà sản xuất với mục đích chiếm
lĩnh được thị trường, tiết kiệm chi phí đã sử dụng biện pháp sao chép, làm giả,
làm nhái nhãn hiộu của chủ thể khác gây thiệt hại cho họ ngày càng nhiều.
Chính vì vậy các vụ kiện tại toà án gia tăng hàng ngày. Vấn đề đặt ra đối với
toà án là giải quyết cho ai được quyền làm chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Theo
nguyên tắc thông thường, toà án sẽ giải quyết quyền đó thuộc về người đầu
tiên sử dụng nhãn hiệu đó. Đầu tiên toà án chỉ theo dõi những nhãn hiệu bị
tranh chấp sau này theo dõi cả những nhãn hiệu chưa bị tranh chấp để đề
phòng các tranh chấp trong tươns lai. Cuối cùng toà án theo dõi cả những
nhãn hiệu chưa được sử dụng mới chỉ là có ý định sử dụng của chủ sở hữu
nhãn hiệu, s ổ theo dõi nhãn hiệu hàng hoá dần dần trở thành "Sổ đăng bạ
nhãn hàng", và bắt đầu từ đây hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá. Nhưng các quá trình đăng ký này chỉ thực hiện theo m ột thông lệ chứ
không phải tuân thủ theo một quy định của văn bản pháp luật nào.
Theo W IPO, Luật Nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên được ban hành tại Pháp
(1857). Theo luật này, quyền đối với Nhãn hiệu hàng hoá phát sinh dựa theo
hai cơ sở: i) đăng kỷ nhãn hiệu theo luật định', ii) sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký

10


Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý vê việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
nhãn hiệu theo luật định là việc ghi nhận chủ thể nộp đơn sớm nhất sẽ có
quyền đối với nhãn hiệu thuộc về chủ thể đó. Đối lập cơ sở trên - pháp luật
xác nhận quyền của chủ thể bằng cách nộp đơn xin đăng ký, cơ sở thứ hai
được công nhân quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá bằng việc chủ thể sử dụng
nhãn hiệu trên thực tế sớm nhất. Việc công nhận này được xác minh qua các
hoạt động kinh doanh có chứa yếu tô' nhãn hiệu của chủ thể.
K ế tiếp nước Pháp là Italia (1968), Bỉ (1879), Hoa Kỳ (1881), Anh
(1883), Đức (1894), Nga (1896)... đã lần lượt ban hành Luật Nhãn hiệu hàng
hoá của mình [23]. Cho đến nay hầu hết các nước trên th ế giới đều có luật về
nhãn hiệu hàng hoá. Đa số các quốc gia áp dụng cơ sở đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá theo luật định, chỉ có một số ít các nước áp dụng theo cơ sở sử dụng
nhãn hiệu như Hoa Kỳ, Canada, Philipines...
Vào cuối th ế kỷ 19, giai đoạn mà Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp,
Việt Nam được thừa hưởng một số di sản của nước Pháp m ang sang trong đó
có hệ thống Luật sở hữu trí tuệ năm 1893. Năm 1894, Thực dân Pháp tham
gia ký kết c ỏ n g ước Paris và Thoả ước Madrid. Sau khi giành được độc lập,
năm 1949, V iệt Nam mới nhận sự chuyển giao thành viên của Công ước Paris
và Thoả ước M adrid từ Thực dân Pháp. Sau năm 1954, chính quyền miền
Nam Việt Nam vần duy trì hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tiếp theo đó
năm 1957, chính quyền miền Nam Việt Nam ban hành hai đạo luật liên quan
đến lĩnh vục sở hữu trí tuệ. Đó là đạo luật số 12/57 ngày 01/08/1957 về bảo hộ
sáng ch ế và đạo luật sô' 13/57 ngày 01/08/1957 về nhãn hiệu hàng hoá. Ngoài
ra, chính quyền m iền Nam Việt Nam còn ban hành đạo luật số 14/59 ngày

11/06/1959 về chống sản xuất hàng giả. ở giai doạn này miền Bắc Việt Nam
không có những đạo luật cụ thể về nhãn hiệu hàng hoá, nguyên nhân chủ yếu
là do vào thời điểm này Nhà nước nắm giữ từ bí quyết, công nghệ sản xuất cho
đến việc phân phối các sản phẩm. Vì vậy các nhà m áy, xí nghiệp không có
quyền định đoạt đối với các sản phẩm do chính họ sản xuất. M ột đặc trưng

11

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý vẻ việc bảo hộ nhăn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là: hình thức sở hữu các đới tượng sở
hữu công nghiệp là tư hữu. Trong khi đó, tại những thập kỷ 60 và 70 của thế
kỷ trước, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không thừa nhận hình thức sở
hữu tư nhân. Vì vậy lĩnh vực sở hữu trí tuệ không được quan tâm. Tuy nhiên, ở
giai đoạn đó, Chính phủ Việt Nam có những chỉ thị, thông tư khuyến khích
việc sáng tạo cải tiến kỹ thuật như Chỉ thị 105-TTg ngày 11/03/1959 về việc:
"Tổ chức và lãnh đạo phòng trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát minh của
quần chúng"; Thông tư 567/KHKT-PM SK ngày 09/07/1966 của Ưỷ ban Khoa
học và Kỹ thuật N hà nước về tổ chức đăng ký, xác m inh, áp dụng, phổ biến và
khen thưởng sáng kiến.v.v.
Một thời gian dài lĩnh vực sở hữu trí tuệ bị bỏ quên, mãi đến năm 1981,
Việt Nam mới thực sự có quy định pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực này bao
gồm nhãn hiệu hàng hoá. Pháp luật về sở hữu trí tuệ lúc này mới được quan
lủm hơn vì tại thời điểm này, Việt Nam đã qua khỏi chiến tranh, đang tập
trung thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế mới. Chính phủ ban hành các
quv định liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ như Nghị định 31/CP ngày

23/01/1981 về sáng kiến, sáng chế; Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 về
nhãn hiệu hàng hoá. Năm 1986, lĩnh vực sở hữu trí tuệ như nhận được làn gió
mới - V iệt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trưòng, nhà nước thừa nhận hình
thức sở hữu tư nhân, đầu tư nước ngoài phát triển. Trước những yêu cầu của
thực tế, pháp iuật Việt Nam đòi hỏi phải có những quy định pháp luật về
quyền sở hũu trí tuệ nói chung và những quy định pháp luật nhãn hiệu hàng
hoá nói riêng.
Khi người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các sản phẩm của họ được
nhập khẩu từ ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển giao công nghệ và sản xuất tại
Việt Nam đòi hỏi phải bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp,
sáng chế, giải pháp hữu ích... cho các sản phẩm của họ.

12

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Ché độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Chính vì vậy k ế tiếp Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1987 là
Pháp lệnh Sở hữu công nghiệp năm 1989. Tiếp theo đó, năm 1995, Bộ luật dân
sự được ban hành và các chương I & II, phần thứ sáu quy định về quyền sở
hữu trí tuệ. N gày 24/10/1996 Chính phủ ban hành tiếp Nghị định 63/CP quy
định chi tiết về sở hữu công nghiệp thay th ế các Điều lệ do Chính phủ ban
hành trước đây về sáng kiến, sáng chế (Nghị định 31/CP ngày 23/01/1981 sửa
đổi ngày 20/03/1990), về nhãn hiệu hàng hoá (Nghị định 197/HĐBT ngày
14/12/1982 sửa đỏi ngày 20/03/1990), về kiểu dáng công nghiệp (Nghị định
85/HĐBT ngày 13/05/1988 sửa đổi ngày 20/03/1990) về giải pháp hữu ích
(Nghị định 200/HĐ BT ngày 28/12/1988) và Nghị định 84/HĐBT ngày

20/03/1990 về việc sửa đổi các Điều lệ nói trên. Quốc hội đã thông qua Bộ
luật dân sự sửa đổi vào tháng 5/2005 trong đó một số điều trong phần thứ sáu
- quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Bộ luật dân sự được sửa
đổi cho phù hợp với tình hình mới. Dự án Luật Sở hữu trí tuệ đang tiếp tục
được thảo luận, dự định sẽ thông qua vào cuối năm 2005. Nhãn hiệu hàng
hàng nằm trong tổng thể đó là lĩnh vực sở hữu trí tuệ - lĩnh vực đang được
quan tâm của V iệt Nam.
1.2 K h á i n iệ m , c h ứ c n ă n g , đ ặ c đ iể m v à ý n g h ĩa c ủ a n h ã n h iệ u h à n g h o á

1.2.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng phải đối diện với nhiều
chúng loại hàng hoá cũng như sự đa dạng các loại dịch vụ được cung cấp ngày
càng nhiều ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng
những nhãn hiệu để người tiêu dùng có thể phân biệt các hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Từ thực tế đó, pháp luật Việt Nam
đưa ra khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá trong đó bao gồm cả nhãn hiệu dịch
vụ và những quy định cụ thể kèm theo với mục đích tạo cho người tiêu dùng
có nhận thức để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại.

... ..............................-......... -......... -.........- ............................. 13 ...............................................................- .............— .........-

Luận vãn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
N hãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch
vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng
hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện

bằng một hoặc nhiều màu sắc [ 1, Đ785].
Nhãn hiệu hàng hoá được định nghĩa dựa vào chức năng phân biệt của
nhãn hiệu hàng hoá. Từ định nghĩa này cho thấy chức năng quan trọng nhất
của nhãn hiệu hàng hoá là chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Để thực hiện chức năng phân
biệt, nhãn hiệu hàng hoá giúp người tiêu dùng nhận biết được, phân biệt được
hàng hoá hay nói cách khác một nhãn hiệu hàng hoá có khả năng tự phân biệt
đồng thời có khả năng phân biệt với các hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các
chủ thể khác.
Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 không đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu
hàng hoá mà chỉ đưa ra những nguyên tắc chung điều chỉnh lĩnh vực này.
N hững khái niệm và những điều khoản kèm theo sẽ được quy định chi tiết
trong Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến được thông qua cuối năm 2005.
Dự thảo 4 Luật Sở hữu trí tuệ sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu bao hàm nhãn
hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Trong đó nhãn hiệu được định nghĩa là

dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh
doanh khác nhau. Dấu hiệu này được bảo hộ nếu được thể hiện dưới dạng chữ
cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt và
không thuộc các trường hợp mà luật quy định có khả năng gây nhầm lẫn hoặc
lừa dối người tiêu dùng, mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
•V.V. [5, Đ77].
Đ ịnh nghĩa nhãn hiệu của Dự thảo 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi các thuật
ngữ cho phù hợp với điều kiện thực tế. Chủ thể được xác định trong định nghĩa
là cá nhân, tổ chức kinh doanh phù hợp hơn so với Bộ luật Dân sự năm 1995

14

Luận văn cao học


Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
sử dụng cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì thuật ngữ "cơ sớ sản xuất kinh doưnh"
chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi mà việc
sản xuất kinh doanh m ang tính nhỏ lẻ, không phát triển mạnh như hiện nay.
Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá được hiểu là một sự xác định riêng biệt của
một hàng hóa hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên
người, tổ hợp m àu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một
nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm, cặp vào sản phẩm của mình, khiến cho
nó được phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác.
V í du:

Nhãn hiệu hàng hoá là từ ngữ:
OM O, CLO SE UP, LA VIE .v.v.
Nhãn hiệu hàng hoá là chữ số : 333, 555 .v.v.
Nhãn hiệu hàng hoá là hình ảnh

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Nhãn hiệu hàng hoá kết hợp

Hình 1.3


Tương tự nhãn hiệu hàng hoá đối với sản phẩm, nhãn hiệu dịch vụ là dấu
hiệu m à các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ như ngân hàng, xây dựng,
quảng cáo.v.v. sử dụng cho các dịch vụ của mình để phân biệt dịch vụ cùng
loại của các cá nhân, tổ chức khác. Thuật ngữ nhăn hiệu hàng hoá trong pháp
luật nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam được dùng chung để chỉ nhàn hiệu hàng
hoá cho sản phẩm và nhăn hiệu hàng hoá cho dịch vụ. Vì vậy, những quy

phạm pháp luật liên quan nhãn hiệu hàng hoá đổng thời áp dụng cho nhãn
hiệu dịch vụ.
Vì mang chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ thể này với chủ
thể khác, nên m ột nhãn hiệu hàng hoá chỉ có thể cấp cho một cá nhân, tổ
chức. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, sự đa dạng của các thành phần kinh tế cũng như các hoạt động
kinh doanh m à dãn đến cách thức sử dụng nhãn hiệu cũng đa dạng hơn. Từ
thực tiễn đó, pháp luật Việt Nam thừa nhận cả những biến thể của nhãn hiệu,
pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá quy định thêm khái niệm về nhãn hiệu tập
thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu chứng nhận.

16

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhăn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Nhãn hiệu tập th ể là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp

nhân hoặc chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một
cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định. Nhãn hiệu tập thể được sở

hữu bởi m ột tổ chức nhưng bản thân tổ chức lại không trực tiếp sử dụng nó mà
từng thành viên của tổ chức sử dụng và khai thác các quyền đối với nhãn hiệu
đó đồng thời phải tuân thủ theo quy định chung đã thiết lập. Nhãn hiệu tập thể
chịu sự ràng buộc giữa các thành viên khác trong tổ chức. Việc dịch chuyển
quyền phải được tất cả các thành viên đồng ý chấp nhận. Hơn nữa, khi đăng
ký nhãn hiệu tập thể ngoài những quy định chung đối với một nhãn hiệu thông
thường, người nộp đơn phải nộp kèm theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thông báo cho công chúng về những khía cạnh
đặc trưng của sản phẩm mà nhãn hiệu tập thể được sử dụng. Điểm đặc trưng
của nhãn hiệu tập thể là từng thành viên có quyền sử dụng đồng thời nhãn
hiệu tập thể và nhãn hiệu riêng của mỗi thành viên.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu hàng hoá tương tự với nhau do cùng

một chủ thể đăng ký để dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự với
nhau hoặc có liên quan tới nhau, và các nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau do
cùng m ột chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự vói
nhau hoặc có liên quan tới nhau. Để tránh sự nhầm lẫn về đặc tính cũng như
nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, nhãn hiệu liên kết cũng có
những quy chế chặt chẽ khi đăng ký và sử dụng. Vì vậy việc chuyển giao
quyền sở hữu nhãn hiệu liên kết chỉ được thực hiện đổng thời đối với tất cả các
nhãn hiệu liên kết.
Nhãn hiệu nổi tiếng là một khái niệm mới mà pháp luật về sở hữu công

nghiệp mới đưa vào. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng
liên tục cho hàng hoá, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được người
tiêu dùng biết đến m ột cách rộng rãi. Quyén phát sinh từ nhãn hiệu nổi tiếng
phải thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nó

17


Luận văn cao học

Đ^TTíOcrơuac C?rA'VlA NỌl
TRUNơrôn TTỚNTSTITTThư viên
V



0 / 0 0 6^0


Chè độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
không tự phát sinh quyền. Thú tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng khác hoàn
toàn với việc xác lập quyền đối sở hữu công nghiệp với m ột nhãn hiệu hàng
hoá thông thường. Việc chứng minh nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không,
không được quy định cụ thể ờ trong pháp luật hiện hành. Chủ sở hữu phải có
nghĩa vụ chứng m inh trước cơ quan có thẩm quyền rằng nhãn hiệu đã được
công chúng chấp nhận và biết đến rộng rãi thông qua các bằng chứng như việc
quảng bá hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, hợp đồng m ua bán hàng hoá,
dịch vụ, doanh thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ. Việc chuyển giao quyền sở
hữu nhãn hiệu nổi tiếng phải đảm bảo duy trì uy tín của hàng hoá, dịch vụ
mang nhãn hiệu nổi tiếng.
Dự thảo 4 Luật Sở hữu trí tuệ có riêng một điều khoản riêng quy định về
tiêu ch í đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Việc đánh giá nhãn hiệu hàng hoá thông

qua tiêu chí:
i)

Sô' lượng người tiêu dùng m ua bán, sử dụng, biết đến hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu;


ii)

Doanh số từ việc bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ m ang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, dịch vụ đã được cung cấp;

iii)

Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa/dịch vụ m ang nhãn hiệu đó lưu
hành;

iv)

Thời gian sử dụng nhãn hiệu;

v)

Ưy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ m ang nhãn hiệu;

vi)

Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

vii)

Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu ià nổi tiếng

viii) Giá trị của nhãn hiệu dưới hình thức chuyển nhượng

quyền đối với


nhãn hiệu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn đầu tư, và
ix)

M ột số tiêu chí khác [5, Đ80].

Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ chưa chính thức ban hành nhưng liêu chí
đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng đã được đề cập trong Dự thảo 4 Luật Sở hữu trí

18

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
tuệ là một điểm mới. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho việc xác định nhãn hiệu
là nổi tiếng. Hiện nay, pháp luật không đưa ra tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi

tiếng cho nên chủ sở hĩai nhãn hiệu chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi
tiếng rất khó khăn.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thúc đẩy các quan hệ
thương mại m à các quốc gia quy định thêm về nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn

hiệu chứng nhận là bộ phận của nhãn hiệu hàng hoá. Có thể hiểu nhãn hiệu
chứng nhận là nhãn hiệu do chủ sở hữu cho phép chủ thể khác dùng.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được chủ sở hữu nhãn hiệu dùng để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng

hoá hoặc cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc
tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó do các cá nhân, tổ chức
khác sản xuất hoặc cung cấp [5, Đ77]

Ví du: nhãn hiệu "SOMFY" của công ty SOMFY được gọi là dấu hiệu
chứng nhận nếu như Công ty ADEMVA chủ sở hữu nhãn hiệu "SOMFYTEC" đồng ý việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu "SOMFY" cho sản phẩm
nhóm 7 và nhóm 9 ở Việt Nam vì nhãn hiệu "SOMFY-TEC" cho sản phẩm
nhóm 7 và nhóm 9 đã đăng ký trước ở Việt Nam.

Nhãn hiệu hàng hoá khác với tên thương mại
Nhãn hiệu hàng hoá và tên thương mại là hai đối tượng khác nhau của
luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu hàng hoá và tên thương mại
cùng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, nhãn hiệu hàng hoá để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại trong khi đó tên thương m ại là tên cá nhân, tổ
chức để phân biệt cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác, do đó khi
đặt tên phải theo những tiêu chí, yêu cầu khác nhau.
Tên thương mại được đề cập trong tại Điều 24 Luật Thương mại năm
1997 chỉ m ang tính liệt kê, không khái quát. Việc đưa khái niệm tên thương
m ại vào Luật Thương mại là không hợp lý vì vậy Luật Thương mại thông qua

19

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
vào tháng 5/2005 đã bỏ điều này. Vấn đề này được đề cập trong dự thảo 4
Luật Sơ hữu trí tuệ.

Tên thương mại là tên gọi cua tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh đoanh mang tên gọi đó với các chủ thể
kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh [5, Đ81].
Tên thương m ại là tên gọi xác định của thương nhân được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được thương nhân sử dụng trong các giao
dịch thương mại.
Tên thương mại có thể đặt theo tên riêng, theo ngành nghề kinh doanh
hoặc tên bất kỳ và phải tuân thủ các yêu cầu sau:
-

Không được trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn với tên thương mại của
thương nhân khác;

-

Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đước và thuần
phong m ỹ tục của Việt nam;

-

Phải được viết bằng tiếng Việt Nam và có thể được viết thêm bằng
tiếng nước ngoài.

Tên thương mại đồng nhất hoá những người cùng hoạt động dưới một
hãng chung đồng thời cá biệt hoá thương nhân này với thương nhân khác
trong lưu thông thương mại. Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn,
chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.
Tên thương mại có thành phần cấu tạo gồm thành phần xác định hình
thức cá nhân, tổ chức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và
thành phần phân biệt như Việt Thành, Thành Đạt... và cũng có thể là thành

phần chỉ lĩnh vực kinh doanh như xây dựng, vận chuyển, tư vấn. Vì vậy tên
thương mại đầy đủ rất dài và khó ghi nhớ. Thông thường, chỉ bảo hộ thành
phần phân biệt như Công ty TNHH Việt Thành chỉ bảo hộ phần chữ "VIỆT
TH À N H ", Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Thành Đạt chỉ bảo hộ phần chữ
"TH À N H ĐẠT".

20

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chê độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) là tập hợp các chữ
cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b) có khả năng phân biệt chủ thể
kinh doanh m ang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
kinh doanh [9, Đ14].
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó vơí các chủ thể kinh doanh khác trong cùng
lĩnh vực và lãnh thổ kinh doanh [5, Đ81].
Xuất phát từ những đặc điểm của nhãn hiệu như có tính phân biệt cao,
nhãn hiệu có thể được cấu thành từ yếu tô' nhìn thấy như từ ngữ, hình ảnh, con
số, màu sắc. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được thực hiện trên toàn quốc.
Trong khi đó tên thương mại chỉ bảo hộ theo khu vực như theo quận, huyện
hoặc tỉnh, thành phố.

Ví du:
Công ty TN HH tư vấn thiết kế Thành Đạt đãng ký kinh doanh tại Sở Kế

hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vì vậy chữ "THÀNH ĐẠT" chỉ được bảo
hộ trong phạm vi H à Nội. Có nghĩa rằng chữ "THÀNH ĐẠT" không được cấp
làm tôn thương mại cho cá nhân, tổ chức thứ hai có trụ sở kinh doanh tại Hà
Nội. Nhưng cá nhân, tổ chức có trụ sở kinh doanh ở thành phố Hồ Chí Minh
với tên thương m ại là "THÀNH ĐẠT" vẫn được bảo hộ.
N hư vậy m ột cá nhân, tổ chức chỉ có duy nhất m ột tên thương mại,
nhưng có thể có nhiều mặt hàng với những nhãn hiệu hàng hoá khác nhau.
Trong m ột số trường hợp tên thương mại là nhãn hiệu hàng hoá vì tên thương
mại đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá.

Ví du:
- Công ty Cổ phần Kỹ thuật SEEN đăng ký nhãn hiệu hàng hoá "SEEN"
cho các sản phẩm nhóm 9 "Thiết bị và dụng cụ khoa học, thiết bị bán
hàng tự động"

21

Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
Thời hạn bảo hộ tên thương mại không hạn chế. Thời hạn bảo hộ nhãn
hiệu hàng hoá là 10 năm và có thê gia hạn nhiều lần. Quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại tự phát sinh khi tên thương mại đáp ứng các
tiêu chuẩn m à pháp luật quy định không phải thông qua việc xác lập quyền
như đối với nhãn hiệu hàng hoá.
Nhãn hiệu hàng hoá khác với nhăn hàng hoá
Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in


chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc
bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó. Ghi nhãn
hàng hoá là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá lên nhãn
hàng hoá nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận
biết hàng hoá, làm căn cứ để người mua quyết định lựa chọn, tiêu thụ và sử
dụng hàng hoá, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát
[14,Đ3].
Nhãn hàng hoá là phương tiện để thể hiện nhãn hiệu hàng hoá. Phần nổi
trội trên nhãn hàng hoá có thể có các đấu hiệu chỉ nhà sản xuất hay dòng sản
phẩm của nhà sản xuất đó, gọi chung là nhãn hiệu hàng hoá. Phần này của
nhãn hàng hoá có thể đăng ký bảo hộ như nhãn hàng hoá.
V í du:
-

Dấu hiệu trên nhãn hàng hoá có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hoá;

22
Luận văn cao học

Lã Thị Xuân Anh


Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
-

Nhãn hàng hoá là nhãn hiệu

■— — ---------------M iê n
SƯỜN HEO

SpJrpfRm0fPorirHavour
ịlllti
V S lU H tlỊ

SƯỜN HEO

M ién
Ịiịiu

Hình 1.5

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các hội thảo đề
cập nhiều đến thuật ngữ thương hiệu. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật
Việt Nam không có khái niệm về thương hiệu. Thương hiệu không phải là một
đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ mà là thuật ngữ phố biến trong marketing
thường được người ta sử dụng khi đề cập tới: i) nhãn hiệu hàng hoá (thương
hiệu sản phẩm ), ii) tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động

kinh doanh {thương hiệu cá nhân, tổ chức), iii) các chỉ dẫn địa lý và tên gọi
xuất xứ hàng hoá. Trên một số tạp chí không chuyên, nhiều tác giả đã đồng
nhất thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá hay thương hiệu với tên thương mại.
Đôi khi đã gây những khó khăn cho cá nhân, tổ chức về việc nhận thức cũng
như việc sử dụng các khái niệm này. Thương hiệu chỉ dùng trong những văn
bản không chính thức, mang tính quảng bá sản phẩm là chủ yếu.
ở Việt N am thương hiệu chưa được định nghĩa chính thức nhưng Hiệp
hội M arketing Hoa Kỳ định nghĩa như sau: 'Thương hiệu là một cái tên, một
từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vè, hay tổng hợp tất cả các yểu
t ố k ể trên nhầm xá c định một sân phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm)

23


Luân văn cao hoc

Lã Thỉ Xuân Anh


Chế độ pháp lý vé việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam
người bán và phân biệĩ các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đấi thủ cạnh tranh”
[23].
T ó m lại th ư ơ n g h iệ u là h ìn h th ứ c thể h iệ n bên n g o ài, tạ o ra ấn tư ợ n g , th ể
h iệ n cái bên tro n g (c h o sả n phẩm ho ặc cá n h â n , tổ ch ứ c). T h ư ơ n g h iệ u tạo ra
n h ậ n th ứ c và n iề m tin c ủ a người tiêu d ù n g đ ố i với sả n p h ẩm và d ịc h vụ m à cá
n h â n , tổ chứ c c u n g ứ ng. T u y vậy, th u ậ t n g ữ n ày k h ô n g đư ợ c g h i n h ận tro n g
c á c văn bản q u y p h ạ m p h á p luật vì vậy k h ô n g sử d ụ n g th u ậ t n g ữ n ày th a y th ế
c h o n h ãn hiệu h à n g h o á h o ặc tên th ư ơ n g m ại.
N h ãn h iệ u h à n g h o á với vai trò q u an trọ n g là p h ân b iệ t h à n g ho á, d ịc h vụ
c ù n g loại củ a ch ủ th ể n à y với ch ủ th ể k h ác đ ã p h ần n à o h ạn c h ế sử n h ầ m lẫn
c ú a ngư ờ i tiêu d ù n g tro n g việc lựa c h ọ n h àn g h o á, d ịc h vụ.

1.2.2 Chức năng và đặc điểm
a) Chức năng
Chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ
N g ư ờ i tiê u d ù n g lự a ch ọ n h à n g hoá căn c ứ vào d ấ u h iệ u h ay n h ã n h iệu
h àn g h o á m à n h à sản x u ấ t gắn trên sản ph ẩm hay b a o bì sả n ph ẩm . N h ư vậy,
n h ãn h iệ u h àn g h o á c ó ch ứ c n ăn g p h ân biệt h àn g h o á c ù n g lo ại c ủ a các n h à
sản x u ấ t k h ác n h a u . C h ứ c n ăn g này c ủ a n h ãn h iệ u h àn g h o á tạ o c h o người tiêu
d ù n g c ó sự lự a c h ọ n h à n g h o á th e o đ ú n g m ục đ íc h và s ở th ích .

Chức năng thông tin nguồn gốc của sản phẩm
N g ư ờ i tiê u d ù n g q u y ế t đ ịn h lựa ch ọ n m ộ t sản p h ẩm vì c ó th ể trước đó

ngư ời tiê u d ù n g đ ã m u a và sử d ụ n g sản phẩm đ ó , b iế t rõ sả n p h ẩm đ ó c ủ a n h à
sả n x u ấ t n ào v à tin tư ở n g vào sản p h ẩm củ a n h à sản x u ấ t đó. N h ư vậy , n h ãn
h iệ u h à n g hoá c ó c h ứ c n ă n g th ô n g tin về n g u ồ n g ố c sả n p h ẩm .

C hức năng thông tin về sân phẩm
N g ư ờ i tiê u d ù n g lự a ch ọ n sản p h ẩm vì th ô n g q u a v iệc sử d ụ n g sản p h ẩm
ngư ời tiê u d ù n g b iế t rõ c h ấ t lượng c ủ a sản p h ẩm , b iế t sản p h ẩm đ ư ợ c c h ế tạo
từ n g u y ê n vật liệ u g ì, b iế t g iá th à n h củ a sản p h ầm và c á c th ô n g tin về sản

24

Luận vàn cao học

Lã Thị Xuân Anh


×