Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ : Luận án TS. Giáo dục học: 60 14 05 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG GIAO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 62 14 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Nguyễn Đức Chính
2. PGS. TS. Bùi Văn Quân

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG GIAO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC



HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Quang Giao

1


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

1

Mục lục

2

Danh mục các chữ viết tắt

7


Danh mục các bảng

8

Danh mục các hình

10

Mở đầu
1

Lý do chọn đề tài

11

2

Mục đích nghiên cứu

15

3

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

15

3.1.

Khách thể nghiên cứu


15

3.2.

Đối tượng nghiên cứu

15

4

Giả thuyết khoa học

15

5

Nhiệm vụ nghiên cứu

16

6

Giới hạn nghiên cứu

16

6.1.

Về nội dung nghiên cứu


16

6.2.

Về địa bàn nghiên cứu

16

7

Những luận điểm bảo vệ

17

8

Những đóng góp của luận án

17

9

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

17

9.1.

Cơ sở phương pháp luận


17

9.2.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

18

10

Cấu trúc của luận án

20

2


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống đảm bảo chất

21

lƣợng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trƣờng Đại học
Ngoại ngữ
1.1.

Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến luận án

21


1.2.

Chất lượng

33

1.3.

Quản lý chất lượng giáo dục đại học

39

1.3.1.

Quản lý chất lượng

39

1.3.2.

Các cấp độ quản lý chất lượng

40

1.3.3.

Cấp độ quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện

51


thực tiễn của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
1.4.

1.5.

Quản lý chất lượng quá trình dạy học

56

1.4.1.

Quá trình dạy học

56

1.4.2.

Quản lý chất lượng quá trình dạy học

57

Quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN

61

1.5.1.

Môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

61


1.5.2.

Đặc trưng quá trình dạy học các môn chuyên

63

ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ
1.6.

Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn

65

chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ
1.6.1.

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại

65

học
1.6.2.

Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học

69

các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN
1.7.


Tổng kết chương 1

74

3


Chƣơng 2: Thực trạng đảm bảo chất lƣợng quá trình dạy học các

77

môn chuyên ngành ở trƣờng Đại học Ngoại ngữ và kinh nghiệm
quốc tế
2.1.

Sơ lược quá trình phát triển của các trường Đại học Ngoại

77

ngữ ở Việt Nam
2.2.

Giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và vai trò

84

của ngoại ngữ
2.3.


Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ĐBCL QTDH các

88

môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

2.4.

2.3.1.

Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát

88

2.3.2.

Chọn mẫu khảo sát

88

2.3.3.

Tổ chức khảo sát

89

2.3.4.

Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát


89

Thực trạng ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở các

90

trường Đại học Ngoại ngữ
2.4.1.

Thực trạng cấp độ QLCL các trường ĐHNN áp

90

dụng quản lý QTDH các môn chuyên ngành
2.4.2.

Thực trạng ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở

91

các trường Đại học Ngoại ngữ
2.4.3.

Thực trạng hệ thống ĐBCL QTDH các môn

106

chuyên ngành ở các trường Đại học Ngoại ngữ
2.5.


Khảo sát ý kiến về cấp độ QLCL phù hợp với điều kiện các
trường Đại học Ngoại ngữ hiện nay

4

108


2.5.1.

Cấp độ QLCL phù hợp với điều kiện các trường

108

Đại học Ngoại ngữ hiện nay
2.5.2.

Các thành tố của hệ thống ĐBCL QTDH các môn

109

chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ
2.6.

Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo chất lượng ở cấp hệ thống

110

và ở trường đại học
2.7.


Tổng kết chương 2

124

Chƣơng 3: Hệ thống đảm bảo chất lƣợng quá trình dạy học các

128

môn chuyên ngành ở trƣờng Đại học Ngoại ngữ
3.1.

Các định hướng về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng

128

bên trong trường đại học
3.2.

Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng

131

QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

3.3.

3.2.1.

Hướng vào “khách hàng”


131

3.2.2.

Sự tham gia của mọi thành viên

132

3.2.3.

Thực hiện cải tiến

132

3.2.4.

Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của các bên

133

Xây dựng hệ thống ĐBCL QTDH và qui trình dạy học các

133

môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ
3.3.1.

Các bước xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL


133

QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN
3.3.2.

Xây dựng qui trình dạy học các môn chuyên ngành

157

ở trường Đại học Ngoại ngữ
3.4.

Trưng cầu ý kiến về hệ thống ĐBCL QTDH các môn
chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

5

172


3.5.

3.4.1.

Mục đích trưng cầu ý kiến

172

3.4.2.


Lựa chọn đối tượng được trưng cầu ý kiến

173

3.4.3.

Quá trình trưng cầu ý kiến

173

3.4.4.

Kết quả trưng cầu ý kiến

173

Thử nghiệm qui trình dạy học các môn chuyên ngành ở

177

trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng

3.6.

3.5.1.

Mục đích thử nghiệm

177


3.5.2.

Phạm vi, đối tượng và thời gian thử nghiệm

178

3.5.3.

Qui trình thử nghiệm

178

3.5.4.

Đánh giá kết quả thử nghiệm

178

Tổng kết chương 3

184

Kết luận và khuyến nghị

186

Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài

190


luận án
Danh mục tài liệu tham khảo

192

Phụ lục

208

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CTGD

Chương trình giáo dục

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH


Đại học

ĐHNN

Đại học Ngoại ngữ

ĐHQG

Đại học Quốc gia

GD

Giáo dục

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giảng viên

KĐCL

Kiểm định chất lượng

QLCL

Quản lý chất lượng


QTDH

Quá trình dạy học

SV

Sinh viên

TBC

Trung bình chung

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Thực trạng cấp độ QLCL các trường Đại học Ngoại
ngữ áp dụng quản lý QTDH các môn chuyên ngành
Thực trạng ĐBCL chương trình giáo dục và tài liệu
chuyên môn ở các trường Đại học Ngoại ngữ

Thực trạng ĐBCL quá trình dạy học các môn chuyên
ngành ở các trường Đại học Ngoại ngữ

Trang
90

93

97

Đánh giá của CBQL, GV các trường ĐHNN về thực
Bảng 2.4

trạng thực hiện qui trình dạy học các môn chuyên

101

ngành ở các trường Đại học Ngoại ngữ
Đánh giá của SV các trường ĐHNN về thực trạng thực
Bảng 2.5

hiện qui trình dạy học các môn chuyên ngành của giảng

103

viên các trường Đại học Ngoại ngữ
Bảng 2.6

Bảng 2.7


Cấp độ quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện của
các trường Đại học Ngoại ngữ hiện nay
Các thành tố của hệ thống ĐBCL QTDH các môn
chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

108

110

Nội dung và ý nghĩa các bước xây dựng và vận hành hệ
Bảng 3.1

thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường

134

Đại học Ngoại ngữ
Đánh giá tính cấp thiết và khả thi các bước xây dựng và
Bảng 3.2

vận hành hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên
ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ

8

174


Đánh giá thứ tự các bước xây dựng và vận hành hệ
Bảng 3.3


thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường

175

Đại học Ngoại ngữ
Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của hệ thống ĐBCL
Bảng 3.4

QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại

176

ngữ
Đánh giá chất lượng giảng dạy học phần Phiên dịch 1
Bảng 3.5

Lớp 07CNA08, Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐH
Đà Nẵng

9

183


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên biểu đồ

TT


Trang

Hình 1.1 Các cấp độ quản lý chất lượng

41

Hình 1.2 Các giai đoạn của qui trình dạy học

59

Mối quan hệ giữa các môn thực hành tiếng với các môn
Hình 1.3 lý thuyết tiếng và văn hóa - văn học trong việc hình

64

thành khả năng giao tiếp của SV trường ĐHNN
Hình 1.4 Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học

68

Hình 1.5 Vòng tròn Deming

70

Hình 1.6

Hình 2.1

Hình 3.1


Hệ thống

ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở

trường Đại học Ngoại ngữ
Biểu đồ thực trạng hệ thống ĐBCL QTDH các môn
chuyên ngành ở các trường Đại học Ngoại ngữ
Sơ đồ các lĩnh vực cần quản lý của hệ thống ĐBCL
QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN

73

107

137

Hình 3.2 Qui trình xây dựng chương trình giáo dục

139

Hình 3.3 Qui trình biên soạn tài liệu chuyên môn

140

Hình 3.4 Qui trình dạy học

141

Đánh giá chất lượng giờ giảng học phần Phiên dịch 1
Hình 3.5 Lớp 07CNA08, Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐH

Đà Nẵng

10

181


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Giáo dục từ lâu là đòn bẩy của sự phát triển nền kinh tế quốc gia,
và là niềm hy vọng thay đổi số phận của hàng triệu con người trên thế giới.
Trong đó, GDĐH luôn đóng một vai trò quan trọng bởi lẽ chính GDĐH đóng
góp phần lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
với phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nhạy bén, giàu óc sáng tạo,
có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội nhập và phát triển của thế giới. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng phát triển giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là phát triển GDĐH. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, Ban
chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người" [52]. Đồng thời “Giáo dục và đào tạo là một trong 3 lĩnh vực then
chốt cần đột phá để làm chuyển động tình hình kinh tế - xã hội, tạo bước
chuyển mạnh nguồn nhân lực” [15].
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDĐH nói riêng được
xem là một trong những yếu tố quan trọng vào bậc nhất thúc đẩy sự phát triển
bền vững của đất nước và luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã
hội. Sản phẩm đào tạo của các trường ĐH quyết định gần như toàn bộ chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước. Nhiệm vụ cơ bản nhất trong mười nhiệm
vụ của trường ĐH được xác định là: “Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng

với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã
hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình

11


đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
[36].
Hiện nay, hơn bao giờ hết, chất lượng GDĐH ở Việt Nam đang là đề
tài được mọi người quan tâm bởi các lý do: Số lượng các trường ĐH tăng
nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây do nhu cầu học ĐH ngày càng lớn dẫn
đến mâu thuẫn cần được giải quyết giữa sự gia tăng số lượng các trường ĐH
và chất lượng sản phẩm đào tạo, đặc biệt là với các trường ĐH mới thành lập
trong điều kiện nguồn lực còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, sự phân cấp quản
lý đối với các trường ĐH ngày càng lớn đòi hỏi các trường phải chịu trách
nhiệm hoàn toàn về chất lượng đào tạo của đơn vị. Mặt khác, các SV và cha
mẹ SV đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc học của họ và con cái họ, vì vậy,
họ mong muốn nhận được một nền GD có chất lượng. Hơn thế nữa, một câu
hỏi đặt ra với các trường ĐH là liệu nhà trường có thể phân phối một chất
lượng như nhau theo một cơ cấu chung hay không trong điều kiện các trường
phải làm việc nhiều nhưng với một chi phí đầu tư thấp, cùng lúc đó chất
lượng phải được đảm bảo, duy trì và cải tiến. Việc trao đổi SV và hợp tác
quốc tế đòi hỏi các trường ĐH phải hiểu biết về chất lượng của nhau. Tuy trao
đổi SV thường diễn ra giữa các nước, nhưng trong xu thế toàn cầu hóa hiện
nay, rõ ràng là hiểu biết về chất lượng của các trường ĐH khác là vô cùng
quan trọng.
1.2. Ngày nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO), để tiến kịp tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi
thanh niên Việt Nam nói chung, SV Việt Nam nói riêng phải có trình độ học
vấn cao, có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, năng lực làm

việc, có kỹ năng sống... và đặc biệt phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại
ngữ.

12


Trong môi trường hội nhập hiện nay, vai trò của ngoại ngữ trở nên hết
sức cần thiết bởi giờ đây, nó không chỉ là phương tiện để giao lưu và thu nhận
kiến thức mà còn là phương tiện để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của đất
nước Việt Nam ra thế giới. Học tốt ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bản thân
SV trang bị cho mình một lợi thế cạnh tranh to lớn.
Đối với SV các trường Đại học ngoại ngữ, học tốt ngoại ngữ trong đó
cụ thể là học tốt các môn chuyên ngành, không những là quyền lợi thiết thực
của bản thân, đảm bảo việc làm khi ra trường mà còn là nghĩa vụ nhằm góp
phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Học tốt các
môn chuyên ngành có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, sử dụng
thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ cũng như các phẩm chất của nhà nghiên
cứu ngôn ngữ và được sử dụng trong suốt quá trình học tập, nghề nghiệp sau
này của SV các trường ĐHNN. Trong xu thế cạnh tranh đào tạo ngoại ngữ
hiện nay, đối với các trường ĐHNN, việc đào tạo SV sử dụng thành thạo, lưu
loát các kỹ năng ngoại ngữ, có năng lực nghiên cứu chuyên sâu về ngoại ngữ
SV theo học hay nói cách khác chất lượng QTDH các môn học chuyên ngành
là yếu tố quyết định thương hiệu, ảnh hưởng đến số lượng thí sinh đăng ký dự
thi tuyển sinh cũng như chất lượng đầu vào của nhà trường. Chính vì vậy,
chất lượng QTDH các môn chuyên ngành có ý nghĩa thiết thực đồng thời đối
với bản thân SV và các trường ĐHNN.
1.3. Trên thực tế, chất lượng GD nói chung và chất lượng GDĐH nói
riêng còn thấp, trong đó “Giáo dục và đào tạo chưa thực sự là quốc sách hàng
đầu... Chất lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền;
quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng... Chương trình, giáo

trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa; nhà trường
chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa chú trọng
phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên;...” [53].

13


Đồng thời “... Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo
dục còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho
sự nghiệp phát triển đất nước ..." [92].
Đối với các trường Đại học Ngoại ngữ hiện nay, trên thực tế, chất
lượng SV tốt nghiệp chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường
cũng như nhu cầu của xã hội và nhà tuyển dụng. Một trong những nguyên
nhân chính khiến cho chất lượng đào tạo của các trường còn thấp là do những
yếu kém trong công tác quản lý trong đó có quản lý chất lượng như nhận định
của Bộ GD & ĐT trong báo cáo trình Quốc hội về Sự phát triển của hệ thống
GDĐH, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo “... Thực tế
gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng GDĐH” [29].
Để nâng cao chất lượng GD, các trường ĐH cần phải có những đổi mới
cơ bản và toàn diện, trong đó “... Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu
quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân...” và “Xây dựng
và hoàn thiện các giải pháp ĐBCL và hệ thống kiểm định GDĐH..." [38].
Đồng thời, các trường ĐH cần “Có tổ chức ĐBCL GDĐH, bao gồm trung tâm
hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các
hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà
trường” [12]. Tại hội nghị Giáo dục đại học tổ chức vào tháng 11 năm 2001,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định để sớm xây dựng được một
nền GDĐH chất lượng cao ngang tầm khu vực và từng bước vươn dần tới
trình độ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập, Bộ GD & ĐT sẽ

xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL theo chuẩn mực và tiêu chí quốc tế
như một công cụ kiểm soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo làm nòng
cốt cho việc cải tiến dần dần và liên tục chất lượng trong mọi hoạt động trong
từng cơ sở đào tạo và trong toàn ngành GD.

14


Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng đào
tạo song chưa có công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ nào đi sâu nghiên cứu
và vận dụng trong thực tiễn hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở
các trường ĐH nói chung và các trường ĐHNN nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học Ngoại ngữ, chúng tôi chọn đề
tài “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn
chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về QLCL; hệ thống QLCL GDĐH, xây
dựng hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại
ngữ và bước đầu thử nghiệm quản lý QTDH các môn chuyên ngành ở Trường
ĐHNN - ĐH Đà Nẵng theo cách tiếp cận QLCL.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ ở trường Đại học Ngoại ngữ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống ĐBCL đối với QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại
học Ngoại ngữ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, chất lượng QTDH các môn chuyên ngành ở các trường Đại
học Ngoại ngữ do nhiều nguyên nhân chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo

của nhà trường, nhu cầu của xã hội và nhà tuyển dụng. Một trong những
nguyên nhân chính khiến cho chất lượng QTDH các môn chuyên ngành ở các

15


trường ĐHNN còn hạn chế là do những bất cập trong công tác quản lý, trong
đó có quản lý chất lượng.
Nếu xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên
ngành ở trường ĐHNN theo lý thuyết ĐBCL có hướng đến một số thành tố
của triết lý QLCL tổng thể phù hợp với điều kiện của các trường ĐHNN thì
có thể ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN, góp phần đảm
bảo và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngoại ngữ của nhà trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL, hệ thống QLCL GDĐH.
5.2. Đánh giá thực trạng ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở các
trường ĐHNN.
5.3. Đề xuất các bước xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL QTDH
các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN.
5.4. Bước đầu thử nghiệm quản lý QTDH các môn chuyên ngành ở
trường ĐHNN theo cách tiếp cận QLCL.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Vấn đề giải quyết của luận án chỉ đề cập ở cấp độ ĐBCL và bước đầu
hướng đến một số thành tố đặc trưng của QLCL tổng thể phù hợp với QTDH
các môn chuyên ngành cho SV hệ chính quy tập trung các trường ĐHNN.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn tại 3 trường ĐHNN trên toàn quốc, bao gồm:
Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội; Trường ĐHNN - ĐH Huế; Trường ĐHNN ĐH Đà Nẵng.


16


7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
7.1. Xây dựng hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường
ĐHNN là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo và
thương hiệu của các trường ĐHNN.
7.2. Hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN
được xây dựng và vận hành đảm bảo theo trình tự các bước: Xác định các lĩnh
vực cần quản lý của hệ thống; Xây dựng qui trình cho từng lĩnh vực quản lý;
Xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá cho từng lĩnh vực quản lý; Vận hành hệ
thống; Đánh giá hệ thống; Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống.
7.3. Chứng minh tính ưu việt của quản lý QTDH theo cách tiếp cận
QLCL so với mô hình quản lý truyền thống theo chức năng.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Góp phần hệ thống hóa các quan điểm cơ bản về QLCL trong GDĐH.
- Xây dựng hệ thống ĐBCL QTDH và bước đầu thử nghiệm quản lý
QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN theo cách tiếp cận QLCL.
- Hệ thống ĐBCL được đề xuất có thể ứng dụng trong các trường
ĐHNN và các trường ĐH có đào tạo SV ngoại ngữ hệ chính quy tập trung
nhằm ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo cử nhân ngoại ngữ.
9. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
9.1.1. Tiếp cận hệ thống
Theo cách tiếp cận này, hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học
các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ được xem xét một cách

17



toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động
và phát triển, để xác định cấu trúc, các thành phần của hệ thống cũng như xác
lập mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống. Đồng thời tìm ra quy luật
vận hành của hệ thống và các tác động quản lý nhằm điều chỉnh, cải tiến,
hoàn thiện hệ thống.
9.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Sử dụng cách tiếp cận này, khi nghiên cứu xây dựng hệ thống ĐBCL
QTDH các môn chuyên ngành ở trường ĐHNN, luận án cần chú trọng đến
yếu tố lịch sử, chính trị, truyền thống, văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của
giáo dục đào tạo, đặc biệt là đặc trưng của quá trình dạy học các môn chuyên
ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ, để làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống
đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường
ĐHNN.
9.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
9.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tri thức chủ yếu
trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm kinh điển đã có trong và ngoài
nước, các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề chất lượng,
đảm bảo chất lượng giáo dục đại học để xác định cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.
9.2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
Tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về hệ thống ĐBCL cấp hệ thống và ở
trường ĐH nhằm tham khảo và xác định thêm cơ sở để tiến hành xây dựng và
vận hành hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại học
Ngoại ngữ.

18



9.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.3.1. Điều tra khảo sát
Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát
(CBQL, GV, SV) về thực trạng ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành ở các
trường Đại học Ngoại ngữ.
Tiến hành khảo sát tại 3 trường ĐHNN trên toàn quốc: Trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế, Trường
Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.
9.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các Nghị quyết, chiến lược phát triển, báo cáo tổng kết và
phương hướng năm học trong các năm 2006 - 2009, Báo cáo tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục của các trường ĐHNN để có cơ sở đối sánh với thực
trạng thông qua kết quả khảo sát. Đồng thời nghiên cứu khung chương trình
giáo dục của các ngành, danh mục tài liệu chuyên môn, kế hoạch dạy học của
GV, đề cương môn học, kế hoạch bài dạy của GV.
9.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành trao đổi với các GV, SV các trường ĐHNN để tìm hiểu
những thuận lợi, khó khăn của họ khi thực hiện qui trình dạy học các môn
chuyên ngành, đồng thời những đánh giá của họ về thực trạng ĐBCL QTDH
các môn chuyên ngành ở các trường ĐHNN hiện nay nhằm thu thập những
thông tin cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
9.2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn (qua hội
thảo, phỏng vấn, tọa đàm) về hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên ngành
ở trường ĐHNN, đồng thời tìm hiểu mức độ tán thành của các chuyên gia về

19


các bước xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL QTDH các môn chuyên

ngành ở trường ĐHNN.
9.2.4. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng một số công thức toán học áp dụng trong nghiên cứu giáo
dục. Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra,
phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của
phương pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm.
- Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
- Sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị...
10. CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, luận án có 3 chương và phần kết luận, khuyến
nghị.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá
trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ
Chương 2: Thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn
chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ và kinh nghiệm quốc tế
Chương 3: Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn
chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ.

20


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

1.1.

TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN


LUẬN ÁN
Trong bất kỳ thời đại nào hay ở bất kỳ quốc gia nào, chất lượng giáo
dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của
nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay
mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục. Đối với các
trường ĐH cũng như các cơ sở đào tạo hiện nay, phấn đấu nâng cao chất
lượng đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất.
Chính vì vậy, chất lượng GD nói chung, chất lượng GDĐH nói riêng từ
lâu đã là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo, các nhà
quản lý giáo dục trong và ngoài nước.
* Ở nước ngoài, về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới khái niệm
chất lượng, chất lượng GDĐH, ĐBCL, hệ thống ĐBCL... Chất lượng là khái
niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường, và cách hiểu người này
khác cách hiểu người kia. Chất lượng được định nghĩa như một quá trình
thanh tra mà ở đó mỗi một sản phẩm, hay một mẫu sản phẩm, được kiểm soát
[142, tr.23]. Định nghĩa khác, coi chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu [132,
tr.60]. Ngoài ra, chất lượng còn được hiểu theo nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt
đối. Trong đó, khái niệm chất lượng dùng trong cuộc sống hàng ngày thường

21


mang ý nghĩa tuyệt đối, đề cập đến những thứ tuyệt hảo, hoàn mỹ. Chất lượng
hiểu theo nghĩa này chính là chất lượng cao, hay chất lượng cao nhất. Ngược
lại, quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối không xem chất lượng là
thuộc tính của đồ vật hoặc dịch vụ mà là cái người ta gắn cho nó. Chất lượng
không được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện, theo đó sản phẩm
hoặc dịch vụ được đánh giá [143].
Đối với chất lượng trong GDĐH, các nhà nghiên cứu phân ra ba trường

phái lý thuyết: Lý thuyết về sự khan hiếm; lý thuyết về sự gia tăng giá trị và
lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu [dẫn theo 79, tr. 44-45].
Trước tiên, trường phái lý thuyết về sự khan hiếm chứng minh chất
lượng tuân thủ theo quy luật hình chóp. Chất lượng chỉ có ở số lượng sản
phẩm rất hạn chế và nó phụ thuộc vào: Chi phí, nguồn lực; quy mô của trường
ĐH; sự tuyển chọn; sự công nhận trong phạm vi toàn quốc.
Lý thuyết về sự gia tăng giá trị với Astin (1985) là đại diện cho rằng
các trường ĐH có chất lượng cao tập trung vào làm tăng sự khác biệt về kiến
thức, kỹ năng và thái độ của SV từ khi nhập trường đến khi ra trường.
Đại diện của trường phái lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu Bogue và
Saunders (1992) cho rằng "Chất lượng là sự phù hợp với những tuyên bố sứ
mạng và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được
chấp nhận công khai". Đồng quan điểm này, Green (1994) trong định nghĩa
trường ĐH chất lượng cao là "nơi tuyên bố sứ mệnh và mục tiêu đã chứa
đựng ý nghĩa chất lượng và được thực hiện một cách có kết quả và hiệu quả".
Trong ba trường phái lý thuyết vừa nêu trên thì trường phái lý thuyết về
về sứ mệnh và mục tiêu có rất nhiều ưu điểm và được nhiều nhà nghiên cứu
ủng hộ.

22


Luis Eduarda Gonzalez vào năm 1998 đã đưa ra mô hình kiểm tra và
đánh giá chất lượng giáo dục trong các trường ĐH. Trong mô hình này, chất
lượng được xem như một hệ thống gồm các khía cạnh gắn kết với nhau: Sự
phù hợp; hiệu quả; nguồn lực; hiệu suất; sự công hiệu... và quá trình. Các khía
cạnh này lại được xem xét trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục: Sự phát
triển học vấn nền tảng; chức năng dạy học; nghiên cứu và sáng tạo tri thức;
dịch vụ và quản lý.
Trong hai thập kỷ vừa qua, có nhiều thuyết ĐBCL GDĐH bắt đầu xuất

hiện ở châu Âu và một vài thuyết trong số đó đã trở thành nổi tiếng trên thế
giới. Trước đây, mô hình kiểm soát chất lượng thường được sử dụng để kiểm
tra chất lượng và mô hình này có nguồn gốc từ sản xuất hàng hóa. Lý thuyết
chủ đạo của hệ thống ĐBCL xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh sau đó được
đưa vào GD. Hiện nay, các lý thuyết có liên quan đến ĐBCL như Tiêu chuẩn
hóa quốc tế dành cho các cơ quan, tổ chức (ISO) xuất phát từ kinh doanh và
công nghiệp đã được đưa vào GD, đặc biệt là GDĐH.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng được hình thành từ
năm 1955 và được soát xét nhiều lần. Đến nay, bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
được chính thức ban hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2000, bao gồm 4 tiêu
chuẩn cốt lõi với mục đích là đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ không những đáp ứng được những nhu cầu đã đề ra mà còn cao
hơn nữa là thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong tương lai.
Hiện nay, một vài phiên bản của các mô hình ĐBCL đã xuất hiện như
Giải thưởng chất lượng quốc gia Baldrige ở Hoa kỳ, các giải thưởng chất
lượng ở Châu Âu hoặc một số nước khác như Giải thưởng chất lượng Deming
(Nhật Bản); Giải thưởng chất lượng Hàn Quốc; Giải thưởng chất lượng

23


×