Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÒ THÙY LINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÒ THÙY LINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Tý

Hà Nội - 2010




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lò Thuỳ Linh

93


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Chƣơng 1:

MỞ ĐẦU

1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI


7

NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

1.1

Khái quát chung về quyền lợi người tiêu dùng

7

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

7

1.1.2 Các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng

12

1.2

Khái quát chung về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu

16

dùng trong hợp đồng gia nhập
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia nhập

16


1.2.2 Tính tất yếu của vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

28

trong hợp đồng gia nhập
Chƣơng 2:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

35

NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

2.1

Khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi

35

người tiêu dùng
2.1.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

35

2.1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

37

dùng
2.2


Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người

41

tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng gia nhập

41

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập

45

2.2.3 Trách nhiệm của nhà kinh doanh trong hợp đồng gia nhập

46

94


2.2.4 Quy định về kiểm soát hợp đồng gia nhập

50

2.2.5 Cơ chế hiê ̣n hành gi ải quyết tranh chấp trong hợp đồng gia

56

nhập

2.3

Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hợp

61

đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Sử du ̣ng thuâ ̣t ngữ chuyên môn khó hiể u trong hơ ̣p đồ ng

62

gia nhâ ̣p
2.3.2 Sử du ̣ng hin
̀ h thức hơ ̣p đồ ng gia nhâ ̣p không thuâ ̣n lơ ̣i cho

64

người tiêu dùng
2.3.3 Sử du ̣ng những điề u kiê ̣n , điề u khoản hơ ̣p đồ ng bấ t lơ ̣i cho

66

người tiêu dùng
2.3.4 Đơn phương thay đổ i nô ̣i dung cơ bản của các điề u khoản

69

trong hơ ̣p đồ ng gia nhâ ̣p
Chƣơng 3:


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT

73

NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

3.1

Hoàn thiện khái niệm và nguyên tắc cơ bản

về hợp đồng

73

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về hợp đồng gia nhập

74

gia nhập trong Bộ luật dân sự
3.2

trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
3.3

Một số giải pháp hỗ trợ khác

83

KẾT LUẬN


88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế sâu sắc như hiện nay thúc đẩy giao lưu thương mại ngày càng được mở
rộng và phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường, hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa
dạng về chủng loại và chất lượng đem đến nhiều cơ hội được lựa chọn và sử dụng
sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm phạm về quyền và
lợi ích hợp pháp từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như: vấn đề
thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ kém chất lượng,
quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn… Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng được coi là một trong những yêu cầu tất yếu của một xã hội dân chủ và văn
minh, vì sự phát triển và tiến bộ của con người.
Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người
tiêu dùng được thiết lập và duy trì thông qua hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp
đồng là công cụ thiết yếu để ghi nhận các thoả thuận và tạo lập sự cân bằng
tương đối lợi ích giữa các bên và do đó các bên trong quan hệ hợp đồng hoàn
toàn được tự nguyện thoả thuận trên cơ sở tự do ý chí nhằm thiết lập “luật
chơi chung”. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng mà nhà sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ ký kết với người tiêu dùng lại là những hợp đồng được soạn

thảo sẵn với các điều kiện giao dịch được thiết lập từ trước đó, hay còn được
gọi là hợp đồng gia nhập. Vì vậy, người tiêu dùng thông thường vẫn là một
bên yếu thế hơn so với nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về khả
năng tiếp cận thông tin cũng như khả năng đàm phán các điều khoản của hợp
đồng bởi thực chất người tiêu dùng chỉ là bên gia nhập hợp đồng.
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra kể từ sau Đại
hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 - mốc son đánh dấu bước
1


chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế đất nước, từ nền kinh tế vận hành theo cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Việc thừa nhận nền kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đang làm thay đổi căn bản những vấn
đề về nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước trong việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được coi là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta
nhằm hiện thực hoá mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã thực sự trở thành
một lĩnh vực pháp luật độc lập, có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, nhất là khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành
vào năm 1999, dự kiến sẽ được nâng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong năm 2010.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy quyền và lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập với một bên là nhà sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vẫn chưa được đảm bảo và hiện người tiêu
dùng vẫn phải chấp nhận sự thiệt thòi, bất lợi khi giao kết hợp đồng mà không
có cơ hội được đàm phán cũng như cơ hội lên tiếng để bảo vệ chính mình.
Pháp luật vẫn chưa đủ mạnh và trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ
người tiêu dùng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia nhập. Vì

vậy, việc nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập nói riêng cũng như xây dựng và
hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung là
một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Pháp luật Việt Nam
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mặc dù xuất hiện và được đề cập
đến chưa lâu ở Việt Nam nhưng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến
cuốn “Tìm hiểu Luật bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu
dùng ở Việt Nam” của Viện Nhà nước và Pháp luật, NXB Lao động, 1999;
“Nghiên cứu người tiêu dùng: Những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở Việt Nam” của Đoàn Văn Trường, NXB khoa học và kỹ thuật, 2003; “Tìm
hiểu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng” của Bá Linh, NXB Tư pháp, 2005; “Sổ tay
công tác bảo vệ người tiêu dùng” của Cục quản lý cạnh tranh - Bộ thương mại,
NXB Chính trị quốc gia, 2006. Ngoài ra, còn có các bài viết có liên quan khác
như: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh” của Ngô Vĩnh
Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2000; “Pháp luật và vấn đề
bảo vệ người tiêu dùng” của Đặng Vũ Huân đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp
luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1/2005; “Người tiêu dùng và
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng” của Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp số 1/2009; “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế
ước” của PGS. TS Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2000;
“Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Nguyễn
Văn Vân, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2000.
Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề

cập đến các vấn đề lý luận về người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng hoặc chỉ đề cập đến khía cạnh nào đó của hợp đồng gia nhập, chứ chưa
có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện về vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý. Do vậy, vai trò và ý
nghĩa của hợp đồng gia nhập trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà
kinh doanh, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng cần được
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
3


3. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý, góp
phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, trong
phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung làm rõ một số nội dung sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của
hợp đồng gia nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp
đồng gia nhập.
- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu
dùng trong hợp đồng gia nhập, so sánh với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
của một số nước trên thế giới.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập tại Việt Nam.
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng
pháp luật cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin
làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên
cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện
tượng pháp lý và tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn trong việc bảo vệ
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.
- Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật
thực định để làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ
với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.
4


- Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh các quy định pháp luật Việt
Nam với một số nước trên thế giới.
5. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối hệ
thống và toàn diện về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp
đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay, đưa ra và phân tích những vấn đề có tính
lý luận về hợp đồng gia nhập làm cơ sở cho các luận cứ khoa học của việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập bằng pháp luật
hiện hành. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần
hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
hợp đồng gia nhập, nhất là khi quá trình pháp điển hoá Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang
tích cực được hoàn thành.
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
gia nhập, tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục
nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ

chế và các thiết chế bảo vệ quyề n lơ ̣i người tiêu dùng

trong hợp đồng gia

nhập ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương, trong đó:
Chương 1: Khái quát chung về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong hợp đồng gia nhập
5


Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong hợp đồng gia nhập
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.
*
*

*

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Viết Tý,
cùng các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, nhiệt tình
giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Cho dù đã rất cố gắng, dành tâm huyết, song vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam và
do thời gian có hạn nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn
đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này.


6


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

1.1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng
Tiêu dùng là quá trình tiêu hao các tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt
nhằm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong đời sống con người vì sự phát
triển không ngừng của xã hội. Bởi vâ ̣y, có thể phân chia tiêu dùng thành hai
loại: tiêu dùng sản xuấ t và tiêu dùng đời số ng , theo đó tiêu dùng sản xuấ t là
sự tiêu hao tư liê ̣u sản xuấ t trong quá triǹ h sản xuấ t vâ ̣t chấ t

, còn tiêu dùng

sinh hoa ̣t là s ự tiêu hao tư liệu sinh hoạt trong quá trình sinh sống và phát
triển của con người. Tiêu dùng sản xuất vốn là để phục vụ cho tiêu dùng đời
sống bởi không có tiêu dùng đời sống, không có sự tiêu hao tư liệu sinh hoạt
trong quá trình sinh sống và phát triển của con người thì sản xuất cũng mất
hết ý nghĩa và trở thành sản xuất không có mục đích, biến thành sản xuất dự
trữ lãng phí đặc biệt [11].
Do vâ ̣y, hiể u theo nghiã he ̣p ti êu dùng là việc sử dụng của cải vật chất
để thoả mãn các nhu cầu của đời sống sinh hoạt hàng ngày [24]. Nói cách
khác, tiêu dùng đươ ̣c hiể u l à tiêu dùng đời sống, là mục đích cuối cùng của

hoạt động kinh tế của loài người. Đây cũng là một khâu quan trọng và có ảnh
hưởng quyết định tới sản xuất, bởi sản xuất luôn cần đến tiêu dùng đời sống
để mỗi sản phẩm làm ra thực sự đi vào tiêu dùng, được tiêu dùng, hoàn thành
chức năng là sản phẩm.
Khái niệm người tiêu dùng
Như trên đã nói, tiêu dùng đời sống được coi là mục đích cuối cùng của quá
trình sản xuất. Chủ thể thực hiện các hoạt động tiêu dùng đời sống, đồng thời là
7


đối tượng phục vụ của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm trên thị trường chính là
người tiêu dùng. Tiếng Anh sử dụng từ “consumer” với nghĩa người tiêu dùng để
phân biệt với “customer” - người mua, khách hàng nói chung, theo đó “khách
hàng” mang nghĩa rộng hơn, dùng để chỉ người mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng
cho bản thân hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh. Với cách định nghĩa
này, các luật gia tư sản “khi xác định một người nào đó có phải là người tiêu dùng
hay không thường dựa trên cơ sở: Người đó có sử dụng mặt hàng đó hoặc dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc của gia đình họ hay không. Hoặc nói
khác đi – theo thuật ngữ của các luật gia Cộng hoà Liên bang Đức – có phải là
người tiêu dùng cuối cùng hay không” [27]. Còn theo quan điểm chiếm ưu thế
trong luật học Pháp, khái niệm “người tiêu dùng” được hiểu là người không phải
chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không
nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp hay tìm kiếm lợi nhuận mà là để phục vụ
cho gia đình hoặc cho bản thân. “Chính sự đánh đồng người tiêu dùng với người
không phải chủ doanh nghiệp là xuất phát điểm của luật pháp và thực tiễn tư pháp
của Pháp” [27]. Bảo hộ lợi ích người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng của Pháp là bảo hộ lợi ích của các cá nhân có hoạt động tiêu dùng đơn thuần.
“Người tiêu dùng là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân,
gia đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử
dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh

doanh” [30], nói cách khác người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích
sản xuất, kinh doanh sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng.
Luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước khác cũng có cách định
nghĩa tương tự về người tiêu dùng.
Theo Luật bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999, “người tiêu
dùng” là người: (a) nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục
8


đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng, và (b) không
sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích: (i)
cung cấp lại vì mục đích thương mại; (ii) tiêu dùng chúng vào quá trình sản
xuất; hoặc (iii) trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các
hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác;
Luật bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ năm 1986 định nghĩa người tiêu
dùng theo 2 cách, theo hàng hóa và theo dịch vụ:
Người tiêu dùng hàng hóa là người mua bất kỳ loại hàng hóa nào vì
một mục đích nhất định, bao gồm cả người sử dụng không có sự cho phép của
người mua, được gọi là một người tiêu dùng hàng hóa, nhưng không bao gồm
người bán lại hàng hóa hoặc sử dụng hàng hóa vì các mục đích thương mại –
sau Luật sửa đổi bổ sung năm 1993, mục đích thương mại không bao gồm
những hàng hóa chỉ được sử dụng vì mục đích tự thuê mướn hoặc kiếm sống.
Xét trên phương diện dịch vụ, người tiêu dùng có nghĩa là một người
thuê bất kỳ dịch vụ nào vì một mục đích nhất định hoặc một người được
hưởng lợi của dịch vụ đó, nhưng phải hưởng lợi của dịch vụ đó với sự cho
phép của người mà thực sự thuê dịch vụ đó. Định nghĩa dịch vụ của Luật
bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ khá rộng bởi nó bao trùm cả các dịch vụ như
ngân hàng, tài chính do bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp, bao gồm
các cam kết trong lĩnh vực công và các cơ quan chính phủ hay những tổ

chức tương đương.
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 của Việt Nam
cũng có sự tương đồng về khái niệm người tiêu dùng như pháp luật của các
nước. Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 1999 và Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh nói trên: “Người tiêu dùng là người mua, sử
dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá
9


nhân, gia đình và tổ chức”, bao gồm: “(a) Người mua và là người sử dụng
hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; (b) Người mua hàng hoá,
dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; (c) Cá nhân,
gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác mua hoặc do được
cho, tặng”. Cách định nghĩa “người tiêu dùng” ở đây đã có sự phân biệt hai
chủ thể tiêu dùng khác nhau: người tiêu dùng là cá nhân và người tiêu dùng là
tổ chức với cùng một mục đích: tiêu dùng sinh hoạt. Nhìn chung cách quy
định này làm phạm vi chủ thể được bảo vệ là tương đối rộng, song theo cách
lý giải của nhà làm luật, không phải lúc nào tổ chức cũng đủ khả năng để đối
mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với các cá nhân
tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị
xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội. Bởi vậy, Dự thảo 5 Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam vẫn giữ cách quy định như Pháp
lệnh năm 1999, chỉ có điểm khác là dự thảo Luật chỉ rõ hơn “Người tiêu dùng
là tổ chức, cá nhân mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích
bán lại”[10] để phân biệt người tiêu dùng với nhà sản xuất, kinh doanh luôn
lấy lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.
Như vâ ̣y , có hai cách quy định về người tiêu


dùng trong pháp luật

các nước , theo đó (i) quy đinh
̣ người tiêu dùng chỉ là thể nhân

(hoă ̣c cá

nhân) và (ii) quy đinh
̣ rõ người tiêu dùng là thể nhân và pháp nhân
làm luật Việt Nam

theo quan điể m thứ

thể tiêu dùng cầ n đươ ̣c bảo vê ̣

. Nhà

hai khi cho rằ ng có ha i nhóm chủ

: người tiêu dùng là cá nhân và người tiêu

dùng là tổ chức . Nhóm thứ nhất , người tiêu dùng là cá nhân , đươ ̣c hiể u là
con người cu ̣ thể thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng tiêu dùng hàng hóa

, dịch vụ cho đời

số ng sinh hoa ̣t hàng ngày của chính mình và của gia đình

. Nhóm thứ hai ,


người tiêu dùng là tổ chức

, bao gồ m các cơ quan Nhà nước
10

, các doanh


nghiê ̣p và các tổ chức khác như trường ho ̣c

, bê ̣nh viê ̣n , nhà thờ ...... tiêu

dùng hàng hóa , dịch vụ để phục vụ cho các cán bộ , nhân viên của ho ̣ . Khác
với người tiêu dùng là cá nhân , tổ chức thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng mua bán hàng
hóa, dịch vụ thường phải thông qua cơ chế đa ̣i diê ̣n và giá trị giao dịch giữa
những đối tượng này với nhà kinh doanh

là tương đối lớn . Tuy nhiên , xét

đến cùng , dù hàng hóa, dịch vụ được mua bởi các tổ chức song hoa ̣t đô ̣ng
tiêu dùng chúng vẫn do cá nhân (cán bộ , nhân viên ) trong tổ chức đó thực
hiê ̣n . Trên thi ̣trường , viê ̣c thỏa mañ nhu cầ u tiêu dùng của người tiêu dùng
là cá nhân hay tổ chức trong xã hội

đều nhằ m mục đích biế n các sản phẩm

có được từ sản xuất thật sự có giá trị và giá trị sử dụng cũng như tối đa hoá
lợi nhuận là mu ̣c tiêu hướng đế n của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm.
Người tiêu dùng vì thế luôn luôn đóng vai trò là “lực lượng quyết định sự
thành bại của cả một sự nghiệp sản xuất kinh doanh” [25].

Tóm lại , tất cả những người đang có nhu cầu sử dụng các loại sản
phẩm, hàng hoá dịch vụ trên thị trường vì mục đích tiêu dùng đời sống, không
phân biệt thể nhân hay pháp nhân đều là người tiêu dùng. Mục đích tiêu dùng
cho sinh hoạt và đời sống được coi là cơ sở để đưa ra định nghĩa về người tiêu
dùng, giới hạn phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của
Việt Nam và các nước. Ở đây, pháp luật các nước đều không bàn tới tiêu dùng
sản xuất bởi trong phạm vi sản xuất và tiêu dùng sản xuất, các nước đã có chế
định luật riêng để điều chỉnh.
Khái niệm người tiêu dùng hiểu theo nghĩa chung nhất là người mua,
sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cho các nhu cầu của chính
bản thân, gia đình hoặc tổ chức của mình, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Hàng hoá, dịch vụ được mua cho sử dụng cuối cùng bởi các cá nhân, được
coi là “người sử dụng cuối cùng”, “người tiêu dùng cuối cùng”. Trong một
nền kinh tế, sức mua của người tiêu dùng chính là đòn bẩy, là động lực thúc
11


đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển. Bởi vậy, bảo vệ các
quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng được đặt ra như một yêu cầu tất yếu
khách quan, cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp, mà trước hết là việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.2. Các quyền lợi cơ bản của ngƣời tiêu dùng
Quyền lợi người tiêu dùng là thuật ngữ pháp lý chỉ quyền và lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng. Phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được
hình thành và phát triển từ những năm 50 – 60 của Thế kỷ XX nhưng những
quyền của người tiêu dùng thì chưa được xác định rõ. Dấu mốc quan trọng
đánh dấu quá trình hình thành và phát triển những quyền của người tiêu dùng
là ngày 15/3/1962 khi Tổng thống Mỹ John Kenedy trong cuộc họp của
Thượng viện Mỹ tuyên bố: “…Theo định nghĩa, người tiêu dùng là tất cả
chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có tác động và chịu tác động của

hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Thế nhưng
họ lại là nhóm người quan trọng duy nhất mà quan điểm của họ lại thường
không được lắng nghe…”.
Tuyên bố Kenedy lúc đầu chỉ đề cập đến bốn quyền cơ bản của người
tiêu dùng, đó là: quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa
chọn và quyền được bày tỏ quan điểm. Qua quá trình hoạt động thực tiễn của
Quốc tế người tiêu dùng (Consumer International - CI) và các tổ chức người
tiêu dùng các nước, bốn quyền của người tiêu dùng đã được bổ sung thêm. Đó
là các quyền: quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản, quyền được bồi
thường, quyền được giáo dục và quyền được sống trong một môi trường lành
mạnh. Ngày 8/4/1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã phê chuẩn Hướng
dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng dựa trên nguyên tắc của 8
quyền của người tiêu dùng. Liên hợp quốc cũng đã chính thức tuyên bố ngày
15/3 hàng năm là ngày quyền của người tiêu dùng thế giới (World Consumer
12


Rights Day) nhằm thu hút dư luận chú ý vào các vi phạm về quyền của người
tiêu dùng và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Ngày nay, trên cơ sở Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người
tiêu dùng, Chính phủ nhiều nước đã đưa nội dung 8 quyền của người tiêu
dùng vào pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của nước mình. Đó là các quyền:
(i) Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản: là quyền được có những
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như ăn, ở, chăm sóc sức
khoẻ, học hành, đi lại…cũng như những nhu cầu thiết yếu về tinh thần với giá
cả hợp lý và có thể chấp nhận được. Nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng là
một khái niệm động bởi nó thay đổi tuỳ theo điều kiện của xã hội, sự phát
triển của nền kinh tế mỗi nước, nhưng bao giờ cũng cần đủ để con người
không những tồn tại mà còn có thể phát triển cả về thể chất và tinh thần.

(ii) Quyền được an toàn: là quyền của người tiêu dùng được bảo vệ chống lại
những loại hàng hoá, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khoẻ, đời
sống và quyền lợi chính đáng của họ. Người tiêu dùng cần không bị đe doạ
bởi những nguy cơ trong quá trình sản xuất cũng như không bị thiệt thòi trong
quá trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp.
(iii) Quyền được thông tin: Người tiêu dùng có quyền được cung cấp những
thông tin cần thiết về hàng hoá, dịch vụ mà họ sử dụng để có thể tự quyết định
việc có sử dụng hay không trên cơ sở có đầy đủ thông tin. Việc không cung
cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp thông tin sai lệch để cố
tình làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ
đều là vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng. Nội dung thông tin
cho người tiêu dùng có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhãn, qua các
hướng dẫn sử dụng hay qua các giới thiệu quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
13


(iv) Quyền được lựa chọn: là quyền của người tiêu dùng trong việc tự do quyết
định dùng hay không dùng hàng hoá, dịch vụ. Các hành vi thông tin không trung
thực, tạo ra sự khan hiếm giả tạo để gò ép người tiêu dùng, việc lợi dụng vị thế
thống lĩnh hay độc quyền để khiến người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng hàng
hoá, dịch vụ của mình hoặc việc tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh đều
là hành vi vi phạm quyền được lựa chọn của người tiêu dùng.
(v) Quyền được lắng nghe còn được gọi là quyền được đại diện hay quyền
được bày tỏ ý kiến của người tiêu dùng: là quyền của người tiêu dùng được
bày tỏ ý kiến của mình đối với nhà sản xuất, kinh doanh về các loại hàng hóa,
dịch vụ do họ cung ứng, kể cả quan hệ thái độ giữa người bán và người mua
cũng như bày tỏ ý kiến với Nhà nước, với các cơ quan hoạch định chính sách
pháp luật… về những vấn đề có liên quan đến họ. Người tiêu dùng có thể trực
tiếp góp ý kiến hoặc thông qua đại diện của mình, thông qua các hội người

tiêu dùng các cấp, do đó quyền này còn gọi là quyền được đại diện. Tôn trọng
quyền được lắng nghe của người tiêu dùng vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi
của các nhà sản xuất, kinh doanh vì thông qua ý kiến của người tiêu dùng, họ
có thể cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm giành được lòng tin của
người tiêu dùng, là điều kiện mấu chốt để doanh nghiệp phát triển.
(vi) Quyền được khiếu nại và bồi thường: Khi gặp những thiệt thòi hoặc
những điều không vừa ý trong quan hệ với các nhà sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng có quyền được khiếu nại. Khi những khiếu nại là chính xác
và đúng đắn, người tiêu dùng có quyền được bồi thường. Nhà sản xuất kinh
doanh phải bồi thường cho người tiêu dùng nếu sản phẩm do họ cung ứng
không đúng với nội dung đã giới thiệu, quảng cáo và các cam kết trong hợp
đồng. Bồi thường thỏa đáng cho những khiếu nại chính đáng của người tiêu
dùng sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
trong con mắt người tiêu dùng.
14


(vii) Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: là điều kiện cần thiết để các
quyền của người tiêu dùng được thực hiện. Giáo dục về người tiêu dùng, về
những kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng có hiểu
biết về vị thế của mình trong xã hội, có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Việc giáo dục người tiêu dùng có thể được thực hiện
bằng nhiều cách thức khác nhau như cung cấp thông tin, kiến thức thông qua
các ấn phẩm, báo chí, các hội thảo, hội nghị, triển lãm… Nhiều nước đã đưa
giáo dục về tiêu dùng vào các chương trình giảng dạy của trường học.
(viii) Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững: Môi trường ở
đây bao gồm cả môi trường vật chất và xã hội. Người tiêu dùng có quyền
được sống trong một môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, tài nguyên và
sinh quyển được bảo vệ, bảo đảm bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Tiêu dùng bền vững bởi vậy cũng là một trong những mục tiêu lớn được đặt

ra trong Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, người tiêu dùng còn có quyền có một môi trường xã hội lành mạnh, trong
đó họ được an toàn về vật chất và tinh thần, được sống hòa hợp và thân ái
trong cộng đồng, được tôn trọng về nhân phẩm.
Trong 8 quyề n nói trên , quyề n quan tro ̣ng nhấ t là quyề n được thông tin
của người tiêu dùng . Bởi lẽ (i) thông tin là vấn đề then chốt trong việc bảo vệ
người tiêu dùng vì có được đảm bảo quyền được thông tin , người tiêu dùng
mới biế t đế n các quyề n của mình để có thể nhâ ̣n thức

đươ ̣c quyề n nào đã bi ̣

nhà kinh doanh vi pha ̣m trong quá trình sản xuất , cung ứng sản phẩ m , từ đó
biế t cách sử du ̣ng các công cu ̣ pháp lý để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của mình

; (ii) có

thông tin đầ y đủ , chính xác , người tiêu dùng mới có sự lựa cho ̣n tiêu dùng
đúng đắ n và có điề u kiê ̣ n để trở thành “ người tiêu dùng thông thái” trên thi ̣
trường. Trên thực tế , quyề n đươ ̣c thông tin của người tiêu dùng cũng là quyền
bị vi phạm nhiều nhất

do cơ chế thông tin bấ t cân xứng
15

, theo đó nhà kinh


doanh luôn có lơ ̣i thế h ơn so với người tiêu dùng về thông tin trong quá trình
giao dich
̣ thông qua hơ ̣p đồ ng và lợi ích từ việc nắ m đươ ̣c thông tin khiế n cho

nhà kinh doanh sẵn sàng vi phạm quyền lợi chính đáng này của người tiêu
dùng. Các vi phạm ngh ĩa vụ thông tin trong hợp đồng giao kết qua mạng , hơ ̣p
đồ ng mua bán bấ t đô ̣ng sản là những ví du ̣ điể n hình

. Do đó , bảo vệ quyền

đươ ̣c cung cấ p đầ y đủ thông tin là cơ sở rấ t quan tro ̣ng để hiê ̣n thực hóa các
quyề n khác của người tiêu dùng .
Như vậy, xét đến cùng, các quyền lợi của người tiêu dùng thực chất là sự
cụ thể hoá các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực tiêu dùng. Pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các nước nói chung luôn hướng đến việc bảo
vệ người tiêu dùng trên cơ sở đảm bảo cho người tiêu dùng được thông tin đầ y
đủ về 8 quyền đã được Quốc tế người tiêu dùng ghi nhận, và vì thế đây được coi
là một ngành luật mang đậm tính đại chúng và tính nhân văn.
1.2.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI

TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG GIA NHẬP

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia nhập
1.2.1.1. Khái niệm hợp đồng gia nhập
Dưới góc độ pháp lý, các hoạt động cơ bản của con người trong xã hội
được tạo lập trên nền tảng hợp đồng, bởi vậy mối quan hệ giữa người tiêu dùng
và nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng không nằm ngoài nguyên tắc
chung đó. Hợp đồng trở thành cầu nối quan trọng giữa nhà kinh doanh và người
tiêu dùng, khi hai bên mong muốn cùng nhau hợp tác để đáp ứng cho các nhu
cầu của mình: một bên luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận bán hàng trong khi bên
kia lại muốn đảm bảo ở mức cao nhất khả năng được cung ứng và lựa chọn các
sản phẩm khác nhau trên thị trường. Rõ ràng, để có được hàng hóa, dịch vụ thỏa

mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, người tiêu dùng hầu như lúc nào cũng đóng
vai trò một bên trong hợp đồng. Với lý do đó, việc bảo vệ người tiêu dùng trước
hết phải được thể hiện thông qua các điều khoản hợp đồng.
16


Bản chất của hợp đồng là sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên
nhằm đi đến những thỏa thuận cuối cùng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
nhất định. Theo quy định tại điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp, "Hợp đồng là sự
thoả thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc
nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công
việc nào đó". Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 cũng đưa ra định nghĩa
tương tự “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng phải là kết
quả của sự thoả thuận tự nguyện của các bên làm phát sinh một loại hệ quả
pháp lý quan trọng: hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ, do đó nó có tính ràng
buộc đối với các bên giao kết hợp đồng. Nền tảng của hợp đồng chính là tự do
ý chí, có nghĩa là sự thỏa hiệp ý chí, sự ưng thuận của các bên là yếu tố cơ
bản nhất hình thành nên hợp đồng. Tự do ý chí hay tự do hợp đồng bởi thế
được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên của Luật hợp đồng
truyền thống, nó thường được giải thích như là tự do tham gia vào các quan
hệ hợp đồng và quyền tự do của các bên trong việc xác định nội dung hợp
đồng. Tuy nhiên, hợp đồng có sự tham gia của người tiêu dùng có những nét
đặc trưng riêng vì trong trường hợp này sự bình đẳng giữa các bên hầu như
chỉ mang tính danh nghĩa, nguyên tắc tự do hợp đồng không được đề cao. Sự
bấ t bin
̀ h đẳ ng , trong đó người tiêu dùng là một bên yếu thế hơn khi tham gia
hơ ̣p đồ ng còn có nguyên nhân sâu xa từ sự bất cân xứng về thông tin là đặc
tính cơ bản trong quan hệ tiêu dùng v à hiện tượng độc quyền trong việc sản
xuấ t hay cung ứng mô ̣t số hàng hóa , dịch vụ trên thi ̣trường . Bởi vâ ̣y, với sức

mạnh kinh tế và sự chuyên nghiệp, nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ
hoàn toàn có thể áp đặt ý muốn của mình cho số đông người tiêu dùng, còn
người tiêu dùng chỉ có thể chấp nhận gia nhập hợp đồng nếu muốn sử dụng
hàng hóa, dịch vụ đó. Loại hợp đồng này được gọi là hợp đồng gia nhập.
17


Thuật ngữ “hợp đồng gia nhập” có nguồn gốc từ luật dân sự Pháp,
nhưng không được học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ chấp nhận cho tới khi tạp
chí luật học của Đại học Harvard công bố vào năm 1919 công trình của
Edwin W. Patterson, và ngay sau đó được phần lớn các Tòa án Mỹ đã chấp
nhận và sử dụng. Nói đến hợp đồng gia nhập người ta thường nói đến một
loại hợp đồng không có sự thương lượng, có nghĩa là nó được giao kết mà
không có sự đàm phán giữa các bên về những điều khoản chuẩn của hợp đồng
[31]. Do đó, hợp đồng gia nhập (trong Tiếng Anh là Adhesion contract) đôi
lúc còn được gọi là hợp đồng dựng sẵn (Boilerplate contract), hợp đồng mẫu
tiêu chuẩn (Standard form contract) hay hợp đồng không có thương lượng.
Hợp đồng gia nhập thường được ký kết giữa các đối tác có vị thế không bình
đẳng trong thương lượng, như trường hợp hợp đồng giữa một bên là khách
hàng cá nhân và bên kia là một công ty đa quốc gia. Theo Deluxe Black’s
Law Dictionary, hợp đồng gia nhập là một dạng hợp đồng được tiêu chuẩn
hóa để đề nghị tới người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dựa chủ yếu trên cơ
sở “chọn nó hoặc từ bỏ nó”, không cho người tiêu dùng cơ hội thực tế để thỏa
thuận và theo những điều kiện rõ ràng rằng người tiêu dùng không thể có
được sản phẩm hoặc dịch vụ trừ khi chấp nhận hợp đồng theo mẫu [35].
Học thuyết pháp lý của Pháp coi hợp đồng gia nhập là biểu hiện của sự
“mâu thuẫn giữa các nguyên tắc của luật hợp đồng truyền thống với thực tiễn
hợp đồng đầy sinh động” [27]. Bởi về nguyên tắc hợp đồng là sự thống nhất ý
chí làm phát sinh các hệ quả pháp lý, song ở hợp đồng loại này, hiếm có sự
hòa hợp ý chí của các bên vì một bên yếu thế hơn đã bị ràng buộc vào các

điều kiện đã được bên mạnh hơn về kinh tế đưa ra và soạn thảo sẵn từ trước.
Hình thức phổ biến nhất trong thực tiễn hợp đồng gia nhập là: Hợp đồng giữa
các nhà kinh doanh và người tiêu dùng các mặt hàng cũng như dịch vụ [27].
Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng gia nhập không phải không được sử dụng
18


trong mối quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp các nhà
buôn bán nhỏ ký kết hợp đồng với một nhà sản xuất lớn chuyên sản xuất hoặc
độc quyền sản xuất các mặt hàng ô tô, xăng dầu, máy tính…. Để có quyền
được bán các mặt hàng của nhà sản xuất đó, các nhà buôn bán nhỏ có nghĩa
vụ phải tuân thủ những điều kiện cụ thể được đặt ra từ phía công ty đầu
ngành. Quan hệ giữa công ty đầu ngành này và các tiểu thương tiêu thụ hàng
hóa của nó thường được hợp thức hóa bằng các hợp đồng đa ̣i lý hay hơ ̣p đồ ng
nhượng quyền thương ma ̣i mà về bản chất chính là hợp đồng gia nhập. Như
vậy, người ta có thể gặp hợp đồng gia nhập ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhất là những hợp đồng được ký kết trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ
thiết yếu hay mang tính đại trà như: điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ
Internet, dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm.... và chúng ngày càng có vị trí quan
trọng trong đời sống kinh tế.
Tại Việt Nam, thuật ngữ hợp đồng gia nhập là một thuật ngữ pháp lý
khá mới mẻ và mặc dù chưa được nghiên cứu một cách toàn diện song đã
được đề cập trong một số công trình nghiên cứu trước đây. Vũ Văn Mẫu căn
cứ vào các điều kiện nội dung của hợp đồng để phân loại hợp đồng thành hai
cặp: (i) khế ước hiệp ý và khế ước gia nhập; (ii) các khế ước cá nhân và các
khế ước cộng đồng. Khi phân tích về khế ước gia nhập, ông cho rằng một bên
kết ước đã mất sự tự do thương thuyết và phải nhận các điều kiện của đối
phương. Danh từ “gia nhập” được dùng để chỉ loại khế ước này vì người phụ
trái trong khế ước thường phải thuận nhận tất cả các điều khoản do người trái
chủ đặt ra không có quyền bàn cãi [17]. TS. Nguyễn Như Phát nhận định có

sự trùng nhau giữa hai khái niệm “điều kiện thương mại chung” và “hợp đồng
gia nhập”. Theo ông, khi nghiên cứu về điều kiện thương mại chung, trong
những năm tháng của kinh tế kế hoạch, khoa học pháp lý tìm cách giải quyết
chúng trong khuôn khổ của “hợp đồng mẫu” hay “mẫu hợp đồng”. Ngày nay,
19


một số nhà khoa học tìm cách đề cập vấn đề này trong khái niệm “hợp đồng
gia nhập”. Các điều kiện thương mại chung [18] là “đứa con của cuộc cách
mạng công nghiệp thế kỷ 19” khi hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và cung
cấp với số lượng lớn cho vô số các khách hàng. Vấn đề “tiêu chuẩn hoá” các
điều khoản của các hợp đồng mua bán được đặt ra như một yêu cầu tất yếu và
các doanh nghiệp trước tiên là bảo hiểm, giao thông, tín dụng rồi sau đó là các
doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ đều thiết lập cho mình những quy tắc bán
hàng thống nhất, và về nguyên tắc những quy tắc này không phải là đối tượng
của đàm phán. Như vậy, điều kiện thương mại chung được hiểu là tất cả
những điều kiện hợp đồng, quy tắc bán hàng được soạn trước bởi một bên
trong quan hệ hợp đồng và được sử dụng khi ký kết hợp đồng với nhiều người
[21]. Những nhận định trên đây cho thấy về bản chất hợp đồng gia nhập chính
là các điều khoản chung, mang tính tiêu chuẩn của hợp đồng. Hợp đồng gia
nhập, theo đó là hợp đồng không có thương lượng bởi các nội dung của hợp
đồng đã được một bên soạn thảo từ trước và bên kia không được thương
thuyết, thảo luận về các nội dung đó khi giao kết hợp đồng.
Nhận thấy vai trò quan trọng và tính phổ biến của hợp đồng gia nhập
trong giao lưu thương mại, pháp luật các nước đã có các quy định điều chỉnh
về hợp đồng gia nhập, mà trước hết là đưa ra định nghĩa pháp lý về hợp đồng
gia nhập. Đạo luật quy định về hợp đồng gia nhập của Hàn Quốc định nghĩa
“Thuật ngữ hợp đồng gia nhập có nghĩa là các điều kiện và điều khoản chung
của hợp đồng, không kể đến tên, loại hay phạm vi của chúng, được chuẩn bị
trước bởi một bên trong một hình thức nhất định nhằm mục đích giao kết hợp

đồng với nhiều người”. Bộ luật dân sự Liên bang Nga có cách quy định cụ thể
và rõ ràng hơn tại điều 428, khoản 1, theo đó “Hợp đồng gia nhập phải được
nhận ra là hợp đồng mà các điều kiện của nó đã được xác định bởi một bên
của các bên trong danh sách chính thức hoặc trong dạng tiêu chuẩn và có thể
20


×