Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các tội phạm trong lĩnh vực lao động theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 603801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THÀNH NAM

C¸C TéI PH¹M TRONG LÜNH VùC LAO §éNG
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THÀNH NAM

C¸C TéI PH¹M TRONG LÜNH VùC LAO §éNG
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong khóa luận tốt nghiệp đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Thành Nam


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG
LĨNH VỰC LAO ĐỘNG THEO LUẬT HÌNH SƢ̣ VIỆT NAM
........ 6
1.1.

Khái niệm, đă ̣c điể m và sự cần thiết quy định các tô ̣i pha ̣m

trong lĩnh vực lao đô ̣ng theo luật hình sự Việt Nam ....................... 6

1.1.1. Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực lao động ................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của các tội phạm trong lĩnh lao động ................................. 11
1.1.3. Sự cần thiết quy định các tội phạm trong lĩnh vực lao động trong
luật hình sự Việt Nam ......................................................................... 15
1.2.

Khái quát lịch sƣ̉ pháp luâ ̣t hin
̀ h sƣ̣ Việt Nam quy định về các
tô ̣i pha ̣m trong lĩnh vực lao đô ̣ng .................................................... 17

1.2.1. Giai đoa ̣n từ năm1945 đến trước khi ban hành Bô ̣ ật
lu hình sự1985...... 17
1.2.2. Giai đoa ̣n từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm

1985 đến

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................... 19
1.2.3. Từ giai đoa ̣n sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm

1999 đến

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 ................................... 21
1.3.

Quy đinh
̣ về các tô ̣i pha ̣m trong lĩnh vực lao đô ̣ng t rong luâ ̣t
hình sự của Nga và Trung Quốc...................................................... 23


1.3.1.

Luâ ̣t hình sự Liên bang Nga .............................................................. 23


1.3.2. Luâ ̣t hin
̀ h sự Trung Quố c.................................................................... 25
Chƣơng 2: NHỮNG QUY ĐINH
CỦ A BỘ LUẬT HÌNH SƢ̣ NĂM
̣
1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.....................................................................29
2.1.

Những dấ u hiêụ pháp lý và hình phạt của các tô ̣i pha ̣m trong
lĩnh vực lao đô ̣ng theo Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ năm 1999 ......................... 29

2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội vi phạm quy định về an
toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người ....... 29
2.1.2. Những dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội vi phạm quy định về
sử dụng lao động trẻ em ..................................................................... 34
2.2.

Thƣ̣c tiễn xét xƣ̉ các tô ̣i pha ̣m trong lĩnh vực lao đô ̣ng ở Viêṭ
Nam hiêṇ nay .................................................................................... 48

2.2.1. Những kế t quả đa ̣t đươ ̣c ..................................................................... 48
2.2.2. Những tồ n ta ̣i, hạn chế và thiếu sót .................................................... 56
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN

QUY ĐINH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM
̣
TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ................................................................................ 64
3.1.

Yêu cầu tiếp tục hoàn thiêṇ quy định về các tội phạm
trong lĩnh
vực lao động theo Bộ luật hình sự hiện hành và nâng cao hiệu
quả áp dụng........................................................................................ 64

3.2.

Những quy định mới về các tội phạm trong lĩnh vực lao động
theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và
giải pháp tiếp tục hoàn thiện ........................................................... 68

3.2.1. Những quy định mới của Bộ Luật hình sự 201, sửa đổi bổ sung
năm 2017 về các tội phạm trong lĩnh vực lao động ........................... 68


3.2.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015 (
sửa đổi năm 2017) về các tội phạm trong lĩnh vực lao động ............. 77
3.3.

Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật khác và tăng
cƣờng hƣớng dẫn áp du ̣ng pháp luâ ̣t.............................................. 78

3.4.


Một số giải pháp khác nâng cao hiêụ quả áp du ̣ng quy đinh
̣
của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực lao động ...... 84

3.4.1. Nâng cao hiê ̣u quả công tác phát hiê,̣nxử lý tô ̣i pha ̣m về lao đô ̣ng...... 84
3.4.2. Nâng cao hiê ̣u quả công tác tuyên truyề n, phổ biến pháp luâ ̣t........... 85
3.4.3. Các biện pháp về quan hê ̣ phố i hơ ̣p giữa các cơ quan tư pháp .......... 89
3.4.4. Biê ̣n pháp về tăng cường hơ ̣p tác quố c tế .......................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BLHS:

Bộ luật hình sự


CCTTP:

Cấu thành tội phạm

HĐXX:

Hội đồng xét xử

LĐTB&XH:

Lao động thương binh & xã hội

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKS:


Viện kiểm sát

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

XXST:

Xét xử sơ thẩm


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Kế t quả xét x ử đối với các tội phạm trong lĩnh vực
lao đô ̣ng trong 5 năm 2011 – 2015

49


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát
triển trên cơ sở của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp mà ở đó trong
một thời kỳ dài các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ lao động được
điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, do vậy, vấn đề việc
làm, tiền lương, phúc lợi... đều được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Nên nhiều
người đã từng sống và làm việc trong thời kỳ ấy không lạ gì với quan niệm
coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, phi thị trường, thoát ra
ngoài sự trao đổi về vật chất.
Từ khi đất nước chuyển mình sang thời kỳ đổi mới, lao động cũng
không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường. Dù có coi sức lao động
mang những phẩm chất đặc biệt như thế nào đi chăng nữa, thì sức lao động
vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét
trong mối tương quan với hàng hóa khác và ngay cả với chính nó. Về bản
chất, quan hệ lao động trong thị trường lao động là quan hệ được hình thành
trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện. Đây là một loại quan hệ đặc biệt bởi vì nó
vừa là quan hệ kinh tế vừa là quan hệ có tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Mặt
khác, nó là quan hệ cá nhân nhưng đồng thời lại mang tính tập thể và vừa là
quan hệ dân sự vừa là quan hệ mang tính hành chính, chịu sự quản lý. Do đó,
xem xét ở một góc độ nào đó, có thể nói rằng quan hệ lao động trong thị
trường lao động là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội.
Hơn nữa, mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả những điều đó tạo ra những nét đặc trưng
của quan hệ lao động ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan
trọng, bởi nó là cơ sở để chúng ta xây dựng thể chế pháp lý và ảnh hưởng đến
hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực lao động.
1


Để bảo vê ̣ quan hê ̣ lao đô ̣ng nhà nước dùng nhiề u cách thức tác đô ̣ng

khác nhau, trong đó có cách thức tác đô ̣ng bằ ng pháp luâ ̣t hiǹ h sự , mô ̣t biê ̣n
pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc nhấ t của nhà nước . Nhằ m trừng tri ̣
những hành vi vi pha ̣m quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng nghiêm tro ̣ng. Góp
phầ n bảo vê ̣ quyề n của người lao đô ̣ng cũng như quan hê ̣ lao đô ̣ng.
Trong phầ n các tô ̣i pha ̣m của BLHS năm

1999, có 02 tô ̣i danh quy

đinh
̣ về các tô ̣i pha ̣m lao đô ̣ng gồ m : Điề u 227 Tô ̣i vi phạm quy định về an
toàn lao động , vệ sinh lao động , về an toàn ở những nơi đông người , Điề u
228 Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em. Tội danh về vi phạm
quy đinh
̣ về sử dụng lao động trẻ em mới được bổ sung năm 1999. Đây đươ ̣c
coi là bổ sung quan tro ̣ng nhằ m đáp ứng yêu cầ u hô ̣i nhâ ̣p của Viê ̣t Nam
cũng như nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi này trên thực tiễn .
Đã có pháp luật bảo vê ̣ và có nhiề u vu ̣ pha ̣m tô ̣i về lao đô ̣ng đươ ̣c đưa
ra xét xử , nhưng những vi pha ̣m pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng nói chung và tô ̣i pha ̣m
về lao đô ̣ng nói riêng vẫn còn nhiề u xảy ra . Viê ̣c điề u tra , truy tố , xét xử các
tô ̣i pha ̣m này cò n nhiề u ha ̣n chế , bấ t câ ̣p. Các căn cứ để xác định hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động nằm ở nhiều văn bản quy pha ̣m pháp
luâ ̣t khác nhau, không tâ ̣p trung và khó áp du ̣ng.
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài : “Các tội pham
̣ trong lĩnh
vực lao động theo luật hình sự Viê ̣t Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài thể hiện ở đề tài nghiên cứu các cấp, giáo trình, sách chuyên khảo, bài
viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Có thể kể đến một số công

trình tiêu biểu sau:
Vấn đề sử dụng lao động là trẻ em, an toàn lao động nói chung và vấn đề
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động có ý nghiã rấ t quan

2


trọng đối với việc đảm bảo quyền con người , quyề n công dân mà trước mắt là
bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Một số công trình nghiên cứu về
vấn đề lao động trẻ em như: Nguyễn Trọng An (2007), Vấn đề lao động trẻ em
- Thực trạng và giải pháp [1], Bộ LĐTB&XH; Hồ Hoàng Anh (2007), Khóa
luận tốt nghiệp: Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật lao động [2],
Đại học Luật Hà Nội; và Vũ Ngọc Bình (2002) Vấn đề lao động trẻ em, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội [4]. Những công trình nghiên cứu này đã đề
cập tới vấn đề sử dụng lao động là trẻ em, phụ nữ và việc bảo vệ quyền lợi cho
nhóm người lao động yếu thế này, hầu hết chỉ đưa ra các số liệu đánh giá thực
trạng vấn đề lao động trẻ em và liệt kê các quy định hiện hành của pháp luâ ̣t hiǹ h
sự. Ngoài ra còn có thể kể đến một số bài viết ở cấp độ bài viết khoa học trên các
tạp chí chuyên ngành luật có đề cập đến các tội phạm về lao động : Đỗ Ngân
Bình (2009), Phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ em - Pháp
luật và thực tiễn, Tạp chí Luật học số 02/2009, Đại học Luật Hà Nội [3]…
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong các vấn đề đang
nổi cộm về tội phạm lao động. Trong khi các vấn đề nóng bỏng khác về tội
phạm lao động như cưỡng bức lao động, vi phạm trật tự an toàn lao động lại
chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Cho đến hiện nay chưa có công trình
nghiên cứu nào đề câ ̣p mô ̣t cách đầ y đủ và toàn diê ̣n về các tô ̣i pha ̣m lao đô ̣ng
trong luâ ̣t hì nh sự Viê ̣t Nam . Chính vì vậy, viê ̣c tác giả cho ̣n đề tài : “Các tội
phạm trong lĩnh vực lao động theo luật hình sự Việt Nam ” càng có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn quan trọng.
3. Mục đích, nhiêm

̣ vu ̣, đố i tƣơ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu làm sâu sắc những vấ n đề lý luâ ̣n và
thực tiễn về các tội phạm trong lĩnh vực lao động theo luật hình sự Việt Nam
và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy
đinh
̣ về các tội phạm này trong Bộ luật hình sự hiện hành và nâng cao hiệu
quả áp dụng trên thực tiễn.
3


3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h đề ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu v ấn đề lý luận về các tội phạm trong lĩnh vực lao động
theo luâ ̣t hin
̀ h sự Viê ̣t Nam như: khái niệm, đă ̣c điể m , ý nghĩa việc quy định
các tội phạm này trong Luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu, phân tích các quy định về các tội phạm về lao đô ̣ng trong
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay;
- Nghiên cứu so sánh với các quy đinh
̣ về các tô ̣i pha ̣m này trong luâ ̣t
hình sự một số nước;
- Nghiên cứu phân tích các dấu hiệu pháp lý về các tội phạm lao động
theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành;
- Tổng kết thực tiễn xét xử các tội phạm trong lĩnh vực lao động từ năm
2011 đến 2015 và từ đó rút ra những nhận xét chung về ưu điểm, tồn tại, hạn
chế, thiếu sót trong thực tiễn xét xử các tội phạm này và những nguyên nhân
của nó;
- Đề xuất ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng

cao hiê ̣u quả áp du ̣ng quy đinh
̣ về các tô ̣i pha ̣m lao đô ̣ng trên thực tế .
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các tội phạm
về lao động quy định tại các Điều 227 và Điều 228 Bộ luật hình sự năm 1999;
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội phạm trên phạm vi toàn quốc
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Đề tài đ ược thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luâ ̣t , quan điể m của Đảng và
Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền , cơ sở lý luâ ̣n về khoa ho ̣c luâ ̣t
tố tu ̣ng hin
̀ h sự và chin
́ h sách hiǹ h sự, chiế n lươ ̣c cải cách tư pháp.

4


Khi thực hiê ̣n đề tài , tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ
thể và đă ̣c thù của khoa ho ̣c luâ ̣t hiǹ h sự như : phương pháp phân tić h và tổ ng
hơ ̣p; phương phá p so sánh , đố i chiế u ; hê ̣ thố ng hóa ; phương pháp quy na ̣p ...
để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và các vấn đề được nghiên cứu.
5. Kế t cấ u của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , luâ ̣n văn
đươ ̣c kế t cấ u thành 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm trong lĩnh vực lao
động theo luật hình sự.
Chương 2: Những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội
phạm trong lĩnh vực lao động và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của

Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm trong lĩnh vực lao động và nâng
cao hiệu quả áp dụng.

5


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
LAO ĐỘNG THEO LUẬT HÌNH SƢ̣ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm , đă ̣c điể m và sự cần thiết quy định các tội phạm
trong lĩnh vực lao đô ̣ng theo luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực lao đôṇ g
Lao động, theo C.Mác, là hoạt động cơ bản của con người. Trong các
lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… Tuỳ theo lĩnh vực,
tính chất hoạt động mà lao động được phân chia thành lao động sản xuất kinh
doanh, lao động khoa học, lao động văn hoá, nghệ thuật,… Những người
tham gia hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là người
lao động. Những người lao động, theo sự phân loại có tính chất truyền thống
được chia thành: Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ
tuổi lao động (tùy theo từng quốc gia) có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo
quy định đã được Hiến pháp ghi nhận.
Người ngoài độ tuổi lao động gồm những người chưa đến tuổi lao
động, những người đã hết tuổi nghĩa vụ lao động (theo quy định của Hiến
pháp) nhưng vẫn tham gia lao động. Lực lượng lao động là số người trong độ
tuổi lao động đang làm việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang có nhu cầu và
đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động, nhất là nguồn lao động và chất
lượng nguồn lao động có vai trò như nhân tố hàng đầu của những nhân tố
quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động là phạm trù
phản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản xuất xã hội. Theo từ điển
thống kê: Nguồn lao động xã hội là toàn thể những thành viên trong xã hội có

khả năng tham gia lao động. Bao gồm: những người theo quy định của Nhà
nước ở ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế đang tham gia lao động. Như

6


vậy, nguồn lao động của xã hội hay của mỗi địa phương, ngành, đơn vị sản
xuất… là tổng thể những người lao động ở địa phương, ngành, đơn vị sản
xuất… và được xem xét trong những khoảng thời gian nhất định. Sức lao
động là khả năng lao động, được biểu hiện trên hai phương diện: Số lượng và
chất lượng của nguồn lao động [58].
Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát
triển trên cơ sở của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp mà ở đó trong
một thời kỳ dài các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ lao động được
điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, do vậy, vấn đề việc
làm, tiền lương, phúc lợi... đều được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Nên nhiều
người đã từng sống và làm việc trong thời kỳ ấy không lạ lẫm gì với quan
niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, phi thị trường,
thoát ra ngoài sự trao đổi về vật chất. Từ khi đất nước chuyển mình sang thời
kỳ đổi mới, lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường.
Dù có coi sức lao động mang những phẩm chất đặc biệt như thế nào đi chăng
nữa, thì nó vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị
trường, xét trong mối tương quan với hàng hóa khác và ngay cả với chính nó.
Về bản chất, quan hệ lao động trong thị trường lao động là quan hệ được hình
thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện. Nhưng đây là một loại quan hệ đặc
biệt bởi vì nó vừa là quan hệ kinh tế vừa là quan hệ có tính xã hội và nhân văn
sâu sắc. Mặt khác, nó là quan hệ cá nhân nhưng đồng thời lại mang tính tập
thể; vừa là quan hệ dân sự vừa là quan hệ mang tính hành chính, chịu sự quản
lý. Do đó, xem xét ở một góc độ nào đó, có thể nói rằng quan hệ lao động
trong thị trường lao động là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội.

Hơn nữa, mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả những điều đó tạo ra những nét đặc trưng
của quan hệ lao động ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan

7


trọng, bởi nó là cơ sở để chúng ta xây dựng thể chế pháp lý và ảnh hưởng đến
hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực lao động.
Thể hiê ̣n cu ̣ thể hóa điề u đó , Hiế n pháp năm 2013 của Việt Nam đã
quy định:
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc
làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm
việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế đô ̣ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử
dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Đồng thời Điều 57 quy đinh
̣ : Nhà nước khuyến khích, tạo
điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao
động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ
lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định [53].
Dưới cơ sở các quy đinh
̣ nề n tảng của Hiế n pháp , Nhà nước ta đã ban
hành Bộ luật lao động với tính chất là văn bản trực tiếp quy định về quan hệ
lao đô ̣ng. Như căn cứ theo Điều 1, Bộ luật lao động có quy định: “Bộ luật lao
động điều chỉnh quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương và
NSDLĐ…” [52]. Vì thế, đặc điểm cơ bản có tính quyết định để nhận diện đối
tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam cũng như là tư cách tham gia

quan hệ của các chủ thể và sự phụ thuộc của NLĐ trong quan hệ lao động.
Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa
một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ
chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động (gọi là quan hệ lao
động) và các quan hệ khác có liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng lao
động (quan hệ liên quan đến quan hệ lao động).

8


Bên ca ̣nh BLLĐ có tiń h chấ t điề u chin̉ h trực tiế p quan hê ̣ lao đô ̣ng , để
đảm bảo cho quan hê ̣ lao đô ̣ng đươ ̣c thực hiê ̣n mô ̣t cách thuâ ̣n lơ ̣i trên thực tế
và đảm bảo quyền của người lao động

, người sử du ̣ng lao đô ̣ng cũng như

quyề n và lơ ̣i ić h của nhà nước trong quan hê ̣ lao đô ̣ng còn có mô ̣t loa ̣t các văn
bản khác. Trong đó , nổ i lên là BLHS với tư cách là văn bản quy đinh
̣ về tô ̣i
phạm, góp phầ n bảo vê ̣ chế đô ̣ chiń h tri ̣ , chế đô ̣ kinh tế , nề n văn hóa , quố c
phòng an ninh , trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i , quyề n lơ ̣i ić h của nhà nước , của tập
thể , quyề n lơ ̣i ić h của cá nhân và các trâ ̣t tự khác của pháp luâ ̣t xã hô ̣i chủ
nghĩa. Chính vì vậy , BLHS chiń h là văn bản mang tiń h chấ t bảo vê ̣ cho các
quan hê ̣ xã hô ̣i mang tin
́ h chấ t quan tro ̣ng bi ̣hành vi pha ̣m tô ̣i gây thiê ̣t ha ̣

i

hoă ̣c đe do ̣a gây thiê ̣t ha ̣i . Do đó , viê ̣c hành vi xâm pha ̣m tới quan hê ̣ lao
đô ̣ng, xâm pha ̣m quyề n lơ ̣i ić h của người lao đô ̣ng , người sử du ̣ng lao đô ̣ng ,

quyề n lơ ̣i ić h của Nhà nước trong liñ h vực lao đô ̣ng ở mức đô ̣ nguy hiể m
cao sẽ được quy đinh
̣ trong Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự và áp dung hiǹ h pha ̣t đố i với
những hành vi đó.
Tuy nhiên, không phải mo ̣i hành vi vi pha ̣m quy đinh
̣ về lao đô ̣ng

,

làm ảnh hưởng tới quan hệ lao động đều được quy định trong BLHS và cần
áp du ̣ng hình pha ̣t . Mà chỉ có những quan hệ mang tính chất quan trọng , có
ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người như : vi phạm quy
định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, vi phạm quy định về sử dụng
người lao động dưới 16 tuổi, cưỡng bức lao động đã và đang đươ ̣c BLHS
hiện hành quy định.
Các hành vi này đều có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội , mà trong
nhiề u trường hơ ̣p bi ̣các quy đinh
̣ của luâ ̣t quố c tế quy đinh
̣ và bảo vê ̣ . Tổng
quan một số điều ước quốc tế về quyền của người lao động ở mức độ toàn
cầu, quyền của người lao động được biết đến trong pháp luật quốc tế kể từ
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR) năm 1948, Công ước quốc

9


tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) và Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 (ICESCR), các công ước của
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tuyên bố về các quyền lao động cơ bản
của ILO tại nơi làm việc năm 1998...

Về cơ bản cho đế n hiê ̣n nay chưa nhiề u công trì

nh nghiên cứu về tô ̣i

phạm trong lĩnh vực lao đô ̣ng, do đó cũng chưa thực sự có ho ̣c giả nào đưa ra
khái niệm các tội phạm về lao động . Về cơ bản viê ̣c đưa ra khái niê ̣m các tô ̣i
phạm về lao động cần được nghiên cứu dưới hai khí
điể m từ khái niê ̣m tô ̣i pha ̣m và khái niê ̣m lao đô ̣ng

a ca ̣nh đó là xuấ t phát
/quan hê ̣ lao đô ̣ng . Viê ̣c

đinh
̣ nghiã tô ̣i pha ̣m lao đô ̣ng cầ n đề câ ̣p đế n các dấ u hiê ̣u như chủ thể là
người có năng lực trách nhiê ̣m hiǹ h sự, dấ u hiê ̣u tuổ i chiụ trách nhiê ̣m hiǹ h sự
của chủ thể hoặc khách thể của tội phạm là gì

(điề u này góp phầ n phân biê ̣t

tô ̣i pha ̣m này với các tô ̣i pha ̣m khác cùng nhóm hoă ̣c cùng chương).
Các tội phạm trong lĩnh vực lao đô ̣ng về cơ bả n đề u xâm pha ̣m tới
quan hê ̣ lao đô ̣ng tức là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn

, sử

dụng lao động , trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động
Với các hành vi vi pha ̣m các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t lao đô ̣ng và hình sự

.

về

mô ̣t số nô ̣i dung như sử du ̣ng lao đô ̣ng trẻ em , vi pha ̣m quy đinh
̣ về vê ̣ sinh
lao đô ̣ng an toàn lao đô ̣ng , có hành vi cưỡng bức lao động , có hành vi sa
thải người lao động trái pháp luật ... Các quan hệ này thuộc đối tượng điề u
chỉnh của luật lao động , đồ ng thời đươ ̣c bảo vê ̣ bởi luâ ̣t hình sự khỏi sự
xâm pha ̣m của hành vi pha ̣m tô ̣i .
Từ sự phân tích trên theo chúng tôi , dưới góc đô ̣ khoa ho ̣c luâ ̣t hình sự ,
các tội phạm trong lĩnh vực lao động là nhữ ng hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy đi ̣nh trong Bộ luật hình sự , do người có năng l ực trách nhiệm hình
sự thực hiê ̣n một cách cố ý , hoặc vô ý xâm phạm tới quan hệ xã hội liên quan
đến an toàn lao động, sử dụng lao động người dưới 16 tuổi .

10


1.1.2. Đặc điểm của các tội phạm trong lĩnh lao đôṇ g
Các tội phạm về lao động có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhấ t , các tội phạm trong lĩnh vực lao động là hành vi xâm phạm
tới trật tự an toàn công cộng về li ñ h vực lao động, xâm phạm tới quan hê ̣ lao
động được Nhà nước quy đi ̣nh trong các văn bản pháp luật.
Nhóm các tội phạm về lao động có mục tiêu nhằm bảo vệ ở mức độ
cao nhấ t , với khả năng tác đô ̣ng nghiêm khắ c nhấ t của Nhà nước đố i với các
hành vi xâm pha ̣m trâ ̣t tự quản lý nhà nước về lao đô ̣ng và xâm pha ̣m quan
hê ̣ lao đô ̣ng . Do đó , viê ̣c xác đinh
̣ hành vi pha ̣m tô ̣i trong các tô ̣i danh này
cầ n phải đươ ̣c xác đinh
̣ trong mố i tương quan với các quy đi ̣ nh của Bô ̣ luâ ̣t
lao đô ̣ng, Luâ ̣t an toàn lao đô ̣ng , vê ̣ sinh lao đô ̣ng đươ ̣c Nhà nước quy đinh

̣ .
Hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động

, vê ̣ sinh lao đô ̣ng , vi pha ̣m

quy đinh
̣ về sử du ̣ng người lao đô ̣ng trẻ em , hành vi cưỡng bức la o đô ̣ng bản
chấ t là các hành vi có tính nguy hiể m cho xã hô ̣i cao và cầ n đươ ̣c quy đinh
̣
trong BLHS để bảo vê .̣
Thứ hai, các tội phạm trong lĩnh vực lao động là những hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội.
Khoa học luật hình sự Việt Nam cho rằng, mọi tội phạm nói chung,
trong đó có các tội pha ̣m trong lĩnh vực

lao đô ̣ng phải là hành vi của con

người. Những gì mới chỉ là tư tưởng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng
hành vi thì không thể là tội phạm [14, tr.44]. Việc xác định các tội pha ̣m trong
lĩnh vực lao đô ̣ng phải là hành vi do con người thực hiện có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Các tội pha ̣m về lao đô ̣ng không phải là hành vi của con người
chung chung. Hành vi là một trong những hình thức biểu hiện sự tồn tại của
con người trong thế giới khách quan. Hành vi của con người không thể và
chưa thể là tội phạm nếu nó chưa mang tính nguy hiểm cho xã hội dưới những
dạng nhất định. Do đó, đặc điểm của các tội pha ̣m trong lĩnh vực
phải là những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

11

lao đô ̣ng



Các hành vi này có thể đươ ̣c thể hiê ̣n dưới da ̣ng hành đô ̣ng hoă ̣c không
hành động. Như hành vi của tô ̣i vi pha ̣m quy đinh
̣ về an toàn lao đô ̣ng, vê ̣ sinh
lao đô ̣ng đươ ̣c thực hiê ̣n bằ ng cả hình thức hành đô ̣ng hoă ̣c không hành đô ̣ng .
Nhưng hành vi c ủa tội sử dụng người lao động trẻ em và hành vi của tội
cưỡng bức lao đô ̣ng đươ ̣c thực hiê ̣n dưới da ̣ng hành đô ̣ng pha ̣m tô ̣i.
Không những vâ ̣y, các tội phạm về lao động có mức độ nguy hiểm cho
xã hội cao, có khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã
hô ̣i về liñ h vực lao đô ̣ng đươ ̣c Luâ ̣t hình sự bảo vê ̣ . Nghiên cứu 2 tô ̣i danh
thuô ̣c nhóm các tô ̣i pha ̣m về lao đô ̣ng có thể thấ y , tấ t cả các tô ̣i pha ̣m này đề u
đòi hỏi hâ ̣u quả ngu y hiể m cho xã hô ̣i như : chế t người, gây thương tić h , gây
thiê ̣t ha ̣i về tài sản như là yế u tố cấ u thành tô ̣i pha ̣m . Điề u này nhằ m đánh giá
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội về lao động so với các
hành vi tương tự nhưng chưa gây ra hâ ̣u quả hoă ̣c gây ra hâ ̣u quả ở mức xử lý
vi pha ̣m hành chính . Do đó , trong quá trình áp du ̣ng các quy đinh
̣ của BLHS
về các tô ̣i pha ̣m này , người áp du ̣ng cầ n phải đánh giá đươ ̣c chính xác thiê ̣t
hại và xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy
ra. Điề u này góp phầ n xử lý đúng đắ n các hành vi pha ̣m tô ̣i, không làm oan và
bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba, các tội phạm trong lĩnh vực lao động phải được quy định trong
Bộ luật hình sự.
Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 đã quy định rõ: “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS...” Do đó, như mọi tội phạm
khác, các tội pha ̣m về lao đô ̣ng được quy định trong BLHS . Phần chung của
BLHS quy định dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm. Phần các tội phạm quy
định dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội pha ̣m trong lĩnh vực
quy định tại một số điều luật trong BLHS năm


lao đô ̣ng được

1999 sửa đổi bổ sung năm

2009 – Các tội xâm phạm an toàn công cộng , trâ ̣t tự c ông cô ̣ng bao gồm các
điều luật: Điều 128, Điều 227, Điều 228 của BLHS.

12


Như vậy, việc Nhà nước ta xác định các tội pha ̣m trong lĩnh vực

lao

đô ̣ng phải là những hành vi đã được quy định trong BLHS , xâm hại tới khách
thể được Luật hình sự bảo vệ, đó là các quy đinh
̣ về an toàn công cô ̣ng, trâ ̣t tự
công cô ̣ng. Mà cụ thể là các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quan hệ
lao đô ̣ng đươ ̣c vâ ̣n hành mô ̣t cách đầ y đủ . Góp phần bảo vệ các quy định của
Luâ ̣t lao đô ̣ng, Luâ ̣t an toà n lao đô ̣ng vê ̣ sinh lao đô ̣ng và các quy đinh
̣ trong
các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về lao động cưỡng bức

, sử

dụng lao động trẻ em...
Thứ tư, các tội phạm trong lĩnh vực lao động được thực hiện một cách
có lỗi của người phạm tội
Khoa học pháp lý hiện nay cho rằng:

Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó, được
thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi là có lỗi khi thực
hiện hành vi đó gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả
của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều
kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã
hội [14, tr.56].
Mọi tội phạm đều phải là những hành vi có lỗi

. Các tội pha ̣m về lao

đô ̣ng theo nguyên tắc chung là những hành vi được thực hiện dưới dạng lỗi cố
ý, hoặc vô ý.
Việc khẳng định lỗi của các tội pha ̣m về lao đô ̣ng như một đặc điểm cơ
bản của nhóm tội phạm này là sự khẳng định chính sách hình sự của Nhà
nước ta trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm đối với các tội pha ̣m
về lao đô ̣ng là “không chấp nhận quy tội khách quan, nghĩa là quy trách
nhiệm hình sự cho người chỉ căn cứ vào việc người đó thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ” [14, tr.57]. Dấu hiệu

13


lỗi của người phạm các tội pha ̣m về lao đô ̣ng nói lên thái độ tâm lý chủ quan
của họ. Chỉ đối với những người có lỗi, việc áp dụng hình phạt và các chế tài
hình sự khác mới thực sự có ý nghĩa giáo dục, cải tạo và trừng trị họ. Trong
các tội phạm về lao động dấu hiệu lỗi được thể hiện ở hai dạng

: Lỗi cố ý


hoă ̣c lỗi vô ý . Có tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý như tội cưỡng bức lao
đô ̣ng, tô ̣i vi pha ̣m quy đinh
̣ về sử du ̣ng người lao đô ̣ng dưới

16 tuổ i. Có tội

phạm được thực hiện dưới lỗi vô ý như : tô ̣i vi pha ̣m quy đinh
̣ về an toàn lao
đô ̣ng, vê ̣ sinh lao đô ̣ng.
Yế u tố lỗi của hành vi pha ̣m các tô ̣i pha ̣m về lao đô ̣ng là yế u tố bắ t
buô ̣c cầ n phải có . Do đó , khi xử lý hành vi phạm tội này các cơ quan tiến
hành tố tụng cần chứng minh được hành vi phạm tội của người phạm tội được
thực hiê ̣n dưới da ̣ng lỗi gì . Động cơ và mục đích phạm tội cũng là các yếu tố
thuô ̣c mă ̣t chủ quan của tô ̣i

phạm, nhưng trong các tô ̣i pha ̣m về lao đô ̣ng

không đòi hỏi đây là yế u tố bắ t buô ̣c của cấ u thành tô ̣i pha ̣m.
Thứ năm, các tội phạm về lao động do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện để một người có lỗi khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong khoa học pháp lý, năng lực trách
nhiệm hình sự được hiểu thống nhất là khả năng của một người nhận thức
cũng như khả năng điều khiển hành vi của mình khi tham gia các quan hệ xã
hội. Người phạm tội pha ̣m về lao đô ̣ng phải là người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi nhất định theo luật định

. Độ tuổi luật định đối với

người phạm tội pha ̣m về lao đô ̣ng được quy định tại Điều 12 BLHS như sau:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
14


Như vậy, chúng ta có thể t hấ y, trong nhóm tô ̣i pha ̣m trong lĩnh vực lao
đô ̣ng thì chủ thể của tô ̣i pha ̣m phải là người có năng lực trách nhiê ̣m hiǹ h sự
và đủ tuổ i chịu trách nhiệm hình sự.
1.1.3. Sự cần thiết quy định các tội phạm trong lĩnh vực lao động
trong luật hình sự Việt Nam
Trải qua 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, chúng ta càng có cơ sở
để khẳng định sứ mệnh lịch sử của Đảng và cả hệ thống chính trị đối với công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Song, cùng với sự phát triển về
kinh tế xã hội thì cũng kéo theo những mặt tiêu cực khác như tình hình tội
phạm ngày càng gia tăng, có chiều hướng diễn biến phức tạp trong đó có các
tội phạm về lĩnh vực lao động. Nhóm các tội phạm về lao động xâm phạm tới
trâ ̣t tự an toàn công cộng về liñ h vực lao đô ̣ng

, xâm pha ̣m tới quan hê ̣ lao

đô ̣ng. Hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động
phạm quy định về sử dụng người lao độ

, vê ̣ sinh lao đô ̣ng , vi

ng trẻ em , hành vi cưỡng bức lao


đô ̣ng bản chấ t là các hành vi có tính nguy hiể m cho xã hô ̣i cao . Một bộ phận
các nhà sử dụng lao động cố tình làm sai các quy định về an toàn lao động
gây ra những hậu quả nghiêm trọng vô cùng đáng tiếc không những gây thiệt
hại lớn đến tài sản mà còn cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người lao động
lương thiện, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Các tội pha ̣m trong lĩnh
vực lao đô ̣ng là những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội . Không những
vâ ̣y, các tội pha ̣m về lao đô ̣ng có mức đô ̣ nguy hiể m cho xã hô ̣i cao , có khả
năng gây ra hoă ̣c đe do ̣a gây ra thiê ̣t ha ̣i cho các quan hê ̣ xã hô ̣i về liñ h vực
lao đô ̣ng. Nghiên cứu 3 tô ̣i danh thuô ̣c nhóm các tô ̣i pha ̣m về lao đô ̣ng có thể
thấ y, tấ t cả các tô ̣i pha ̣m này đề u gây ra hâ ̣u quả nguy hiể m cho xã hô ̣i như
chế t người, gây thương tić h , gây thiê ̣t ha ̣i về tài sản như là yế u tố cấ u thành
tô ̣i pha ̣m. Đánh giá tin
́ h chấ t nguy hiể m cho xã hô ̣i của hành vi pha ̣m tô ̣i về

15

:


lao đô ̣ng so với các hành vi tương tự nhưng chưa gây ra hâ ̣u quả hoă ̣c gây ra
hâ ̣u quả ở mức xử lý vi pha ̣m hành chiń h thì hành vi của các tội phạm lao
động có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều.Việc xử lý
các biện pháp như xử phạt hành chính đã không còn đủ sức răn đe và ngăn
chặn các hành vi này, họ vẫn cố tình sai phạm và không chấp hành đúng các
quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu thực trạng vi phạm các quy định pháp
luật về lĩnh vực lao động ở Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, các vụ án
sảy ra xâm phạm tới quyền và lợi ích của người lao động có xu hướng gia
tăng cả về số lượng và mức độ. Trong khi đó, các quy định của pháp luật hiện
hành còn nhiều bất cập gây khó khăn cho quá trình phát hiện và xử lý các

hành vi xâm phạm tới các quyền và lợi ích của người lao động. Thực trạng
này đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế pháp lý đầy đủ và hoàn thiện nhằm bảo
vệ quyền lợi của người lao động.
Do đó , cần phải hình sự hóa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao
động, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ các quyền của con người, giữ vững trật
tự an toàn lao động nói riêng và an toàn xã hội nói chung, đảm bảo sự công
bằng, nghiêm minh của pháp luật. Điề u này góp phầ n xử lý đúng đắ n các
hành vi phạm tội, không làm oan và bỏ lọt tội phạm.
Việc quy định về các tội phạm lĩnh vực lao động trong Luật hình sự
Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện qua các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, việc quy định các tội phạm trong lĩnh vực lao động có ý
nghĩa vô cùng to lớn trong việc góp phần bảo vệ pháp chế và tăng cường hiệu
quả của công tác đấu tranh chống tội phạm, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nó
sẽ thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án áp dụng chính xác
trong thực tiễn các quy định của PLHS về các hành vi vi phạm lao động đối
với những trường hợp cụ thể tương ứng.
Thứ hai, các quy định pháp luật về tội phạm trong lĩnh vực lao động góp

16


phần bảo vệ các quyền con người bằng PLHS, nó góp phần cá thể hóa và phân
hóa TNHS và hình phạt cũng như tha miễn TNHS và hình phạt một cách công
minh, có căn cứ và đúng pháp luật đối với những người có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự về lao động trong từng trường hợp cụ thể tương ứng. Việc
quy định các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực
lao động cũng thể hiện sự nhân đạo tiến bộ của pháp luật.
Và cuối cùng, dưới góc độ hoàn thiện PLHS hiện hành, các quy định về
tội phạm trong lĩnh vực lao động góp phần xây dựng các quy phạm có căn cứ
khoa học, phù hợp với thực tế và khả thi về các tội phạm nói chung và từng

trường hợp cụ thể của hành vi tội phạm lĩnh vực lao động nói riêng.
1.2. Khái quát lịch sƣ̉ pháp luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ Việt Nam quy định về các
tô ̣i pha ̣m trong lĩnh vực lao đô ̣ng
1.2.1. Giai đoaṇ từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bô ̣ luâṭ hình
sự 1985
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời kì này chính quyền non trẻ
mới ra đời gặp rất nhiều khó khăn: nền kinh tế - xã hội lạc hậu bị chiến tranh
tàn phá nặng nề, tình hình tài chính cạn kiệt, xã hội rối ren thù trong giặc
ngoài,… nên nhà nước ta chưa thể đủ điều kiện để xây dựng được một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh. Do tình thế hết sức khẩn trương, xã hội rất cần có
pháp luật, mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói
chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong đó có
những quy định về tội phạm, nên ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành
Sắc lệnh số 47-SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ
“Luật hình An nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật” và Bộ “Hình luật pháp tu
chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam
và chính thể dân chủ cộng hòa”. Về cơ bản, đối với các tội về lao đô ̣ng trong

17


×