Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.5 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ LÊ HUYỀN

HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT QUA THỰC TIỄN
XÉT XỬ TẠI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Thị Mai Hiên

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Lê Huyền



MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ....................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC
TIỄN XÉT XỬ .................................................................................... 6
1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 6

1.1.1. Kết hôn ................................................................................................. 6
1.1.2. Kết hôn trái pháp luật ........................................................................... 7
1.1.3. Hủy việc kết hôn trái pháp luật ............................................................ 8
1.2.

Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề
hủy việc kết hôn trái pháp luật ......................................................... 9

1.2.1. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ
phong kiến (tính từ thời Lê – Thế kỷ XV) ......................................... 10

1.2.2. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ
thực dân phong kiến ........................................................................... 12
1.2.3. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật từ cách
mạng tháng 8/1945 đến nay ............................................................... 15


1.3.

Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt
Nam hiện hành và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực
tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật .................................... 18

1.3.1.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành ...... 18

1.3.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử các
trường hợp kết hôn trái pháp luật ....................................................... 28
1.3.3. Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay ....... 30
Chương 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................ 36
2.1.

Sơ lược về thực trạng hôn nhân trái pháp luật tại tỉnh Thừa
Thiên Huế .......................................................................................... 36

2.2.


Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp
luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................... 38

2.3.

Nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế ..... 46

2.3.1. Do điều kiện kinh tế chi phối ............................................................. 46
2.3.2. Do ảnh hưởng của phong tục tập quán ............................................... 48
2.3.3. Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến ................................................ 50
2.3.4. Do hiểu biết về pháp luật về Hôn nhân và gia đình còn hạn chế ....... 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ HỦY VIỆC KẾT HÔN
TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................... 53
3.1.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng biện
pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 53


3.2.

Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng hủy việc
kết hôn trái pháp luật....................................................................... 55

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ Hôn nhân
và gia đình, đặc biệt là các quy định về vấn đề hủy việc kết
hôn trái pháp luật ............................................................................... 56
3.2.2. Tăng cường công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật về

Hôn nhân và gia đình ......................................................................... 60
3.2.3. Đẩy mạnh việc nâng cao công tác cán bộ .......................................... 61
3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các cơ quan hữu quan .......................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng các loại án hôn nhân và gia đình ................................... 38
Bảng 2.2. Tình hình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ................ 40
Bảng 2.3. Số lượng yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tại các địa
phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế ................................. 42
Bảng 2.4. Nguyên nhân hủy việc kết hôn trái pháp luật ................................. 45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, quan hệ hôn nhân và gia đình
đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh các yếu tố tích cực tác
động vào đời sống gia đình thì hiện nay vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề
gây ảnh hưởng xấu đối với việc xây dựng quan hệ hôn nhân tự nguyện và tiến
bộ. Cùng với nó là sự gia tăng ngày càng nhiều càng trường hợp ly hôn,
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hay thậm chí là
cả các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Mặc dù, các trường hợp nói trên
đường lối giải quyết khác nhau nhưng nhìn chung đều dẫn tới những hậu quả
pháp lý nhất định như chấm dứt quan hệ nhân thân giữa nam và nữ; việc giải
quyết quan hệ về tài sản giữa họ tương đối phức tạp và đặc biệt là những hậu
quả tác động đến quan hệ về con cái. Thực tế cho thấy không ít các trường
hợp việc chấm dứt quan hệ nhân thân của cha mẹ những đứa trẻ này đã dẫn

tới những hệ lụy tiêu cực đối với con cái. Trong đó nổi bật là vấn đề trẻ em sa
vào các tệ nạn xã hội do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, yêu thương
của cả cha và mẹ. Bên cạnh các hậu quả chung nói trên, việc kết hôn trái pháp
luật còn để lại nhiều tác động xấu ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời
sống xã hội như vấn đề về đạo đức, thuần phong mỹ tục theo quan điểm
phương đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, các vấn đề về sức
khỏe, duy trì nòi giống và hướng tới việc xây dựng hạnh phúc gia đình bền
vững cũng không được đảm bảo tác động không nhỏ đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, kết hôn trái pháp luật là một trong
những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền và toàn
xã hội đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những biện pháp

1


nhằm giáo dục ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nhằm hạn chế các
trường hợp kết hôn trái pháp luật, hiện nay, hệ thống pháp luật về hôn nhân và
gia đình cũng đã quy định vấn đề này một cách cụ thể và nghiêm khắc thể
hiện qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đối với vấn đề hủy việc kết
hôn trái pháp luật được quy định tại các Điều từ 15 đến 17 của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Thực tiễn áp dụng trong những năm qua cho thấy các quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh
một cách có hiệu quả các quan hệ liên quan tới việc kết hôn trái pháp luật và
việc áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật đóng vai trò như là một
công cụ hữu ích nhằm hạn chế các trường hợp vi phạm quan hệ pháp luật hôn
nhân và gia đình nói chung. Từ đó, góp phần vào việc xây dựng gia đình Việt
Nam tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các
quy định về biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều

vướng mắc, một số quy định chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế
trong giai đoạn hiện nay. Do đó, quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thiếu sự nhất quán, đồng bộ. Mặt khác, những quy
định của pháp luật về vấn đề này chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế còn ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các đương sự.
Xuất phát từ những phân tích nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hủy việc
kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Với
đề tài này, tác giả mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn của vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật. Từ đó, nhận
thức một cách đầy đủ hơn về cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải

2


quyết các vụ việc về biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Mặt khác, tác giả cũng hy
vọng có thể đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật
Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này, góp phần vào việc xây dựng, củng cố chế
độ Hôn nhân và gia đình cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn
xét xử tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” nhằm các mục tiêu sau:
Về mặt khoa học:
- Quá trình tìm hiểu đề tài sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa những
quy định của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề hủy việc kết hôn trái
pháp luật; phân tích và chỉ ra những điểm bất cập của các quy định này trong
thực tiễn xét xử.
- Trang bị kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết trong lĩnh vực Hôn nhân

và gia đình nói chung và việc áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật
nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt thực tiễn:
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hủy việc kết hôn trái pháp luật tại địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế quan hệ Hôn
nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, việc nghiên cứu thực
trạng giải quyết các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật giúp chúng ta
đánh giá một cách đúng đắn, khoa học về nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói
trên và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết của các cơ
quan có thẩm quyền. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử
hủy việc kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay.

3


3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một trong những biện pháp chế tài
quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình. Thực tiễn thi hành pháp luật cho
thấy, việc áp dụng chế tài này đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và phát triển quan hệ hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và
tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề bất cập cả trên phương diện lý luận cũng như quá trình
áp dụng pháp luật. Do đó, với việc nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ làm
sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải
quyết các quan hệ hôn nhân bất hợp pháp; làm rõ những điểm bất cập, chưa
phù hợp của các quy định này; phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn
đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật tại Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn hiện nay. Mặt khác, trên cơ sở đánh giá thực trạng hôn nhân trái pháp
luật và việc áp dụng chế tài hủy quan hệ hôn nhân này, tác giả mong muốn

có thể đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật
và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc
kết hôn trái pháp luật ở Việt nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tạo tiền đề cho việc thực
hiện tốt đề tài của mình, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu hai vấn đề chính:
Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề hủy việc
kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thứ hai, khoá luận đề cập đến thực trạng hôn nhân trái pháp luật và việc
áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn xem xét thực trạng áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp
luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được dùng chủ yếu để phân
tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ
Hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật nói
riêng. Ngoài ra, nó còn được dùng để phân tích những số liệu thô về số vụ
việc hủy việc kết hôn trái pháp luật mà Toà án đã thụ lý trong các năm.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê: Quá trình thu thập số liệu chủ yếu
dùng phương pháp này thống kê các vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật
diễn ra trong thực tế.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này nhằm để

đối chiếu tốc độ gia tăng cũng như về tính chất của các vụ việc hủy việc kết
hôn trái pháp luật giữa năm này với năm khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận được cơ cấu thành ba
Chương:
Chương 1. Khái quát một số vấn đề của pháp luật Việt Nam về hủy
việc kết hôn trái pháp luật và vấn đề áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử
Chương 2. Thực trạng hôn nhân trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật trong việc giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu
quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật ở
Việt nam hiện nay

5


Chương 1
KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kết hôn
Trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây như LHN&GĐ 1959,
LHN&GĐ 1986 không đưa ra khái niệm về kết hôn. Khái niệm kết hôn được
chính thức định nghĩa tại khoản 2 điều 8 LHN&GĐ 2000 như sau: "Kết hôn
là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". Trên cơ sở đó, việc kết hôn phải đảm bảo
các yếu tố sau:
Thứ nhất, việc kết hôn phải thể hiện ý chí của nam nữ muốn kết hôn.
Để đảm bảo nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình là xây

dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ thì việc kết hôn của hai bên
nam nữ phải thể hiện sự thống nhất về mặt ý chí. Hay nói cách khác, họ phải
thật sự mong muốn được chung sống và xây dựng gia đình mà không có sự ép
buộc, lừa dối.
Thứ hai, việc kết hôn phải tuân theo những điều kiện và thủ tục theo
quy định của pháp luật.
Việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình về điều kiện cũng như thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn. Sở dĩ đây là
một trong hai yếu tố không thể thiếu bởi vì thông qua việc đăng ký kết hôn,
Nhà nước có thể quản lý một cách thống nhất quan hệ hôn nhân phát sinh
giữa vợ và chồng. Mặt khác, đây cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của nam nữ sau khi kết hôn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác

6


định tư cách chủ thể trong các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.
Đây là một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2000.
Mặc dù chế định kết hôn đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước
đó điều chỉnh về lĩnh vực này song các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc
quy định về các điều kiện kết hôn cụ thể hay hủy việc kết hôn trái pháp luật
mà chưa có văn bản nào chính thức quy định kết hôn là như thế nào. Như vậy
với việc định nghĩa một cách rõ ràng cụ thể khái niệm kết hôn tại điều 8 của
Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã góp phần đảm bảo cho việc vận dụng
pháp luật một cách thống nhất. Từ khái niệm trên có thể hiểu kết hôn là sự
thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng giữa
nam và nữ, từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.
1.1.2. Kết hôn trái pháp luật
Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật
quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn nhân

mới được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn thì
mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ có
những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý, giữa
các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của nó.
Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn nhân sẽ
trái pháp luật. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp
với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm
bảo vệ. Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là
buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó
thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm
trong việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của
những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội. Xuất phát từ
ý nghĩa đó, lần đầu tiên khái niệm kết hôn trái pháp luật đã được quy định cụ

7


thể tại Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 như sau:
"Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết
hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định".
Như vậy, kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn tuy đã được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng sau đó mới phát hiện một hoặc cả
hai bên kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. quyết định
của toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ (tiêu hôn) đối với hôn nhân trái
pháp luật, tức là hôn nhân vi phạm các quy định về các điều kiện kết hôn,
những trường hợp cấm kết hôn (được quy định ở điều 9, 10 của Luật hôn
nhân và gia đình 2000 của Việt Nam).
1.1.3. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Nhằm đảm bảo thực thi các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình
cũng như duy trì và phát triển chế độ hôn nhân tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc

và bền vững, việc đặt ra các chế tài để áp dụng trong các trường hợp có vi
phạm các quy định về quan hệ hôn nhân là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề
này chưa từng được đề cập cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật từ
trước đến nay. Trong các văn bản pháp luật trước đây như Luật Hôn nhân và
gia đình 1986 cũng chỉ mới quy định tại Điều 4 “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…Cấm người đang có vợ có chồng
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác” và Điều 9 “Việc kết
hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật. Một
hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có
vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên
hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn
Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật”.
Vấn đề này mặc dù đã được Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định cụ thể
và rõ ràng hơn tại các điều 15, Điều 16 và Điều 17. Tuy nhiên, về khái niệm

8


hủy việc kết hôn trái pháp luật vẫn chưa được đề cập. Do đó, từ các quy định
nói trên có thể hiểu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lí đối với những trường
hợp kế t hôn vi phạm điề u kiê ̣n kế t hôn nhằ m bảo đảm chấ p hành nghiêm
chỉnh Luật hôn nhân và gia đình, thể hiê ̣n thái độ phủ đi ̣nh của nhà nước đố i
với các trường hợp kế t hôn trái pháp luật.
Kết hôn trái pháp luật là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển chung của cộng đồng và tác động xấu đến toàn
xã hội. Do đó, việc đặt ra chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật là hoàn toàn
phù hợp và có ý nghĩa trong việc xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia
đình nói chung.
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề

hủy việc kết hôn trái pháp luật
Lịch sử Việt Nam đi từ hình thái xã hội đầu tiên là Công xã nguyên thủy,
đến Chiếm hữu nô lệ, tiếp theo là gắn liền với chế độ Phong kiến kéo dài hàng
nghìn năm và sau đó trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến rồi tiến lên
xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Ở mỗi hình thái nhà nước khác nhau, pháp luật
Việt Nam cũng có sự điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ Hôn
nhân và gia đình khác nhau. Trải qua các thời kỳ phát triển, quan hệ Hôn nhân
và gia đình ở Việt Nam chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của các tư tưởng triết
học, Nho giáo, Phật giáo hình thành nên các phong tục, tập quán, các quan hệ
đạo đức ứng xử. Trong đó, việc kết hôn trái pháp luật và những chế tài của nó
cũng bị chi phối bởi các yếu tố đó. Hủy việc kết hôn trái pháp luật được luật
pháp Việt Nam ghi nhận khá sớm. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, thời kỳ
Pháp thuộc, các quy định về vấn đề này còn rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở
việc tạo cơ sở pháp lý đầu tiên là bước khởi đầu cơ bản cho việc hình thành nên
các chế định độc lập về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong các văn bản quy

9


phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình sau này. Cùng với sự phát triển của
các quan hệ xã hội, các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp
luật cũng dần hoàn thiện hơn, đáp ứng giải quyết các vấn đề mới nảy sinh có
tính chất đa dạng và phức tạp trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ
phong kiến (tính từ thời Lê – Thế kỷ XV)
Do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, hệ thống pháp luật thời kỳ
phong kiến đặc biệt quan tâm tới các chế định về hôn nhân và gia đình nhằm
củng cố vai trò vị trí của người gia trưởng. Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực hôn
nhân và gia đình như kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ
và con, nhận nuôi con nuôi…đã được các văn bản quy phạm pháp luật dưới

thời phong kiến như Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Bộ luật Gia
Long…điều chỉnh. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này ít đề cập tới
vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật. Chương Hộ Hôn của Quốc triều Hình
luật (Bộ luật Hồng Đức) quy định chế độ hôn nhân và gia đình thời phong
kiến có 58 điều. Trong đó có nhiều điều khá tiến bộ. Người nào lấy cô, dì, chị
em gái, kế nữ (tức con riêng của vợ), người thân thích đều bị xử theo tội gian
dâm. Không những thế, nếu là anh, em hoặc học trò mà lấy vợ của em, anh,
thầy (dù họ đã chết) đều bị xử tội lưu; còn người đàn bà sẽ bị xử giảm một
bậc; và đều phải ly dị. Người con gái được hứa gả (chưa thành hôn) mà người
chồng tương lai bị ác tật, phạm tội hoặc phá tán gia sản thì người con gái
được phép kêu đến quan để trả đồ lễ; trường hợp người con gái bị ác tật hay
phạm tội thì không phải trả đồ lễ; ai làm trái sẽ bị phạt 80 trượng. Bên cạnh
đó, ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì cũng bị xử phạt; hoặc vì quá say mê nàng
hầu mà thờ ơ với vợ thì bị xử tội biếm. Phàm là chồng mà bỏ vợ năm tháng
không đi lại (vợ đã trình quan sở tại và xã quan làm chứng) thì sẽ bị mất vợ,
người vợ được phép lấy chồng khác, ngoại trừ trường hợp chồng vì việc quan

10


mà phải đi xa. Nếu vợ đã có con thì thời hạn trên là một năm. Nếu đã bỏ vợ
mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì cũng phải tội biếm. Ngoài ra, Bộ
luật Hồng Đức chỉ quy định một cuộc hôn nhân được xem là không hợp pháp
nếu không có sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng và phạm vào những trường hợp
cấm kết hôn như quy định tại Điều 314, Điều 316, Điều 323 và Điều 324, cụ
thể, cấm kết hôn khi một trong hai bên kết hôn đang có tang cha mẹ, tang
chồng; cấm quan lại lấy người làm nghề hát xướng, lấy con gái ở nơi tri
nhậm; cấm kết hôn giữa những người trong họ hàng thân tộc. [43, 1]
Cũng giống như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long quy định việc kết
hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ hai nên hoặc những người họ hàng thân

thuộc nếu cha mẹ không còn (Điều 94); cấm kết hôn giữa những người có họ
hàng thân thích (Điều 100, 101, 102); cấm kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc
tang chồng (Điều 98); cấm kết hôn khi cha mẹ đang ở tù (Điều 99). Đặc biệt
Bộ luật Gia Long đề cao tính trật tự và đẳng cấp trong hôn nhân nên quy định
thêm cấm kết hôn giữa nô tì và dân tự do, kết hôn phải tuân thủ trật tự thê
thiếp (Điều 94, 96, 103, 107, 109). Trong Bộ luật Gia Long cũng có một số
điều khoản gián tiếp thừa nhận sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn.
Điều 109 Bộ luật Gia Long quy định: “Phàm cưới gả sái luật, nếu do ông bà,
cha mẹ, bác, thím, cô, huynh đệ và ông bà ngoại của đôi trai gái đứng chủ hôn
thì tội sái luật chỉ buộc vào chủ hôn, trai gái không tôi. Những người thân
khác, chủ hôn (là những bà con ti ấu, đại công trở xuống, tôn trưởng ti ấu, ti
ấu) việc do chủ hôn thì người ấy là thủ, chủ hôn là tòng…”[47, 1]
Như vậy, về cơ bản pháp luật phong kiến mà điển hình là pháp luật
dưới triều Lê và triều Nguyễn không có những quy định cụ thể về hủy việc
kết hôn trái pháp luật, không quy định rõ hậu quả pháp lý và đường lối giải
quyết cụ thể các trường hợp tiêu hôn. Các quy định về hôn nhân trái pháp luật
mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn thì
hôn nhân đó không được pháp luật và nhà nước phong kiến bảo hộ.

11


1.2.2. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật thời kỳ
thực dân phong kiến
Từ năm 1858 đến năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong
kiến, sau khi biến Việt Nam thành một nước nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã
chia nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Cùng với những
thay đổi về mặt hành chính, chúng cũng lần lượt ban hành những văn bản pháp
luật mới trong đó có quan hệ Hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở của Bộ luật
Dân sự Napoleon 1804. Trong Bộ luật này, quan hệ Hôn nhân và gia đình được

quy định tại quyển 1- về người (Des personns). Từ Điều 7 đến Điều 515 bao
gồm các quy định về chứng thư, hộ tịch, như chứng thư khai sinh, chứng thư
kết hôn, chứng thư khai tử, nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa
cha, mẹ, con; quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền của cha mẹ, tình
trạng vị thành niên, giám hộ, tự lập; tình trạng thành niên và những người thành
niên được pháp luật bảo hộ. Trên cơ sở đó, thực dân Pháp và phong kiến đã ban
hành ba bộ luật ở ba miền: Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ ban hành năm 1883,
Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1931 và Bộ Hoàng
Việt Trung kỳ hộ luật ban hành năm 1939. Trong đó đáng chú ý nhất là Bộ dân
luật Bắc kỳ vì đây là bộ luật đã phản ánh trung thực các phong tục tập quán
điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình của người Việt, đặc biệt là trong đó
có các quy định về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật (tiêu hôn).[23, 1] Trong
các văn bản quy phạm pháp luật này quy định việc kết hôn sẽ bị vô hiệu nếu vi
phạm một trong các quy định cấm kết hôn sau đây:
Thứ nhất, kết hôn giữa những người thân thích về trực hệ và một số
người thuộc bàng hệ (Điều 74 Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung
kỳ hộ luật). Ngoài ra Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định cấm
kết hôn giữa chồng với con gái riêng của vợ hoặc vợ góa với con trai riêng
của chồng (Điều 74).

12


Thứ hai, pháp luật quy định cấm lấy vợ thứ nếu chưa lấy vợ chính
(Điều 81 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 79 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).
Thứ ba, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến mà Bộ dân luật Bắc kỳ và
Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định cấm kết hôn khi một trong hai
bên kết hôn đang có tang cha hoặc tang mẹ (thời kỳ chịu tang là 27 tháng);
nếu lễ kết hôn đã làm trước khi phát tang hay còn gọi là cưới chạy tang thì
việc kết hôn có giá trị. Nếu vợ chính chết trước thì chồng chỉ được lấy vợ

khác khi đã hết tang vợ chính (thời hạn là 1 năm); người vợ phải chịu tang
chồng 27 tháng rồi mới được tái giá; phụ nữ đã ly dị chồng chỉ được cải giá
sau thời hạn 10 tháng kể từ thời điểm ly dị chồng (Điều 84 Bộ Hoàng Việt
Trung kỳ hộ luật và Bộ dân luật Bắc kỳ).
Mặt khác, việc kết hôn phải đảm bảo được sự tự nguyện của hai bên
nam nữ kết hôn (Điều 76) đồng thời phải đảm bảo được sự đồng ý của cha
mẹ. Điều 77 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định “ phàm không khi nào không có sự
bằng lòng của cha mẹ mà kết hôn được”. Nếu mẹ không bằng lòng thì cần sự
đồng ý của người cha là đủ; Nếu cha mẹ chết hoặc không thể bày tỏ ý chí
được thì phải được ông bà bằng lòng, nếu bà không đồng ý thì chỉ cần ông
bằng lòng là đủ; Nếu không có cha mẹ, ông bà hoặc có nhưng không thể bày
tỏ ý chí được thì người dưới 21 tuổi, con trai cũng như con gái phải có người
giám hộ bằng lòng mới được kết hôn (Điều 77, Điều 78).
Ngoài các việc vi phạm các điều kiện kết hôn nói trên thì việc kết hôn
cũng có thể bị xem là vô hiệu nếu việc kết hôn không khai với hộ lại hoặc
hương bộ theo quy định tại Điều 82 Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung
kỳ hộ luật.; khi người đàn bà trước đã có giá thú làm chính thất hoặc thứ thất
mà chưa tiêu hôn; Bên cạnh đó, khi một trong hai bên kết hôn bị bệnh tâm
thần thì không được xin tòa án tuyên bố hôn nhân vô hiệu nữa (Điều 84 Bộ
dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).

13


Nếu việc kết hôn mà do một bên bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng ép thì có
thể xin Tòa án cho tiêu hôn. Sự nhầm lẫn chỉ là duyên cớ cho tiêu hôn khi
nhầm từ người nọ thành người kia hoặc người đàn bà bị lừa dối về thứ bậc vợ
chính thất, thứ thất.
Về người có quyền xin Tòa án cho tiêu hôn, Trong trường hợp người bị
nhầm lẫn, người bị lừa dối kết hôn đã thành niên thì có thể tự mình xin Tòa án

cho tiêu hôn. Trong trường hợp người đó chưa thành niên thì người có quyền
xin tiêu hôn là những người có quyền ưng thuận việc kết hôn đó (Điều 88 Bộ
dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Nếu việc kết hôn không
được ông bà, cha mẹ đồng ý thì những người này cũng có thể xin Tòa án cho
tiêu hôn. Trong trường hợp người vợ đang có thai hoặc đã có con thì cha mẹ,
ông bà hay người giám hộ không có quyền xin tiêu hôn nữa cho dù trước đó
họ không bằng lòng về việc các bên kết hôn.
Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu, thời hạn xin tiêu
hôn là 1 năm. Tuy nhiên pháp luật không quy định rõ thời hạn 1 năm kể từ
ngày nào, từ ngày các bên kết hôn hay từ ngày các bên phát hiện bị cưỡng
ép, bị lừa dối.
Về hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn, sau khi Tòa án ra quyết định tiêu
hôn thì tài sản của vợ chồng được thanh toán như khi vợ chồng ly hôn. Nghĩa
là, nếu khi tiêu hôn mà các bên có con chung thì tài sản được chia theo quy
định trong hôn ước. Nếu không có hôn ước thì tài sản được thanh toán theo
thể thức giao trả cho vợ kỷ phần của vợ bằng hiện vật, nếu tài sản riêng của
vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì
người vợ cũng không có quyền đòi lại nữa. Số tài sản chung còn lại được chia
đều cho vợ chồng. Trong trường hợp khi tiêu hôn các bên có con chung thì
quy định không thanh toán tài sản. Người vợ được hưởng một phần khối tài
sản chung phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ để tăng khối tài sản

14


chung đó và do Tòa án quyết định. Người vợ có quyền được lấy tư trang,
phục sức của mình. Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, con sinh ra trong
cuộc hôn nhân đó vẫn là con chính thức, các quyền và nghĩa vị giữa cha mẹ
đối với con cũng được áp dụng tương tự như khi cha mẹ ly hôn. Việc tiêu hôn
phải được hộ lại ghi vào sổ giấy tờ và hộ tịch (Điều 89 và Điều 90 Bộ dân luật

Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).
Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã có sự tiến bộ rõ nét trong việc quy
định về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật so với hệ thống pháp luật phong
kiến đã tồn tại trước đó. Về vấn đề tiêu hôn đã quy định một cách cụ thể và rõ
ràng hơn trong Bộ dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật. Trong đó,
các vấn đề như những trường hợp nào thì xử lý tiêu hôn, cơ quan có thẩm
quyền giải quyết, người có quyền yêu cầu xin Tòa án tiêu hôn cũng như hậu
quả pháp lý của việc tiêu hôn đã được điều chỉnh cụ thể.
1.2.3. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật từ cách
mạng tháng 8/1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công và đã mở ra một thời kỳ mới đối với
hệ thống pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Các chế định pháp lý đã dần xoá
bỏ các hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân gia đình nói chung
và đối với chế định kết hôn nói riêng. Năm 1959, ở nước ta có hai luật về hôn
nhân cùng được ban hành. Đó là Luật Hôn nhân và gia đình 1959 của Quốc
hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ở miền Bắc) và Luật I/59 về gia đình
của chính phủ Việt Nam cộng hòa (ở miền Nam). Sắc lệnh I /59 quy định khá
chặt chẽ về điều kiện kết hôn, theo đó, kết hôn bị xem là trái pháp luật nếu vi
phạm một trong các điều kiện sau đây:
Một là, theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới
được phép kết hôn. Sở dĩ Luật I/59 đặt ra điều kiện trên là vì trước đó tại nước
ta, nhiều vùng dân cư có tập quán cho nam nữ kết hôn quá sớm hoặc hủ tục

15


tảo hôn, dễ dẫn đến hậu quả xấu như nguy hại cho sức khỏe của phụ nữ vì
sinh nở quá sớm... Tuy nhiên, nam nữ dưới 21 tuổi sẽ không thể kết hôn nếu
không được sự ưng thuận của cha mẹ.
Hai là, điều kiện cốt yếu cho việc lập hôn thú là phải có sự ưng thuận

của hai bên. Như vậy, theo quy định của Luật I/59, lần đầu tiên việc kết hôn
được ghi nhận trên cơ sở của sự tự nguyện tiến bộ, không phụ thuộc vào ý chí
của các chủ thể khác. Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới xây dựng
gia đình hạnh phúc, bình đẳng và bền vững.
Ba là, không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn sau:
những người có quan hệ trực hệ về huyết thống hay do hôn nhân (không kể
thứ bậc), kể cả con nuôi được lập hợp pháp; hoặc có quan hệ bàng hệ gồm
những người trong phạm vi bốn đời gồm: anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha
khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (kể cả con nuôi); anh chị em con chú, con
bác, con cậu, con cô, con dì; anh chị em cháu chú, cháu bác, cháu cậu, cháu
cô, cháu dì; cháu với chú, bác, cậu, cô, dì hoặc với ông chú, ông bác, ông cậu,
bà cô, bà dì; đặc biệt, bác gái, thím, mợ với cháu chồng, dượng với cháu vợ,
bà bác, bà thím, bà mợ với cháu chồng, ông dượng với cháu vợ; chị dâu, em
dâu với anh chồng, em chồng, anh rể, em rể với chị vợ, em vợ cũng không
được lấy nhau.
Bốn là, người đã kết hôn phải ly hôn xong thì mới được lấy vợ (hoặc
chồng) khác. Điểm tiến bộ nổi bật nhất của văn bản luật nói trên là bãi bỏ chế
độ đa thê thời phong kiến.
Như vậy, theo quy định của luật I/59, nhằm đảm bảo các quy định về
điều kiện kết hôn, pháp luật đã hôn thú có thể bị vô hiệu trong những
trường hợp sau:
Thứ nhất, không có sự ưng thuận của một hoặc hai bên. Nếu một bên
đã ưng thuận vì bị nhầm lẫn về người hoặc về căn cước thì bên bị nhầm lẫn có

16


thể kiện xin tiêu hôn. Tương tự, trường hợp bị cưỡng bức kết hôn cũng có hể
xin tiêu hôn. Nếu người bị nhầm lẫn hoặc bị cưỡng bức còn vị thành niên thì
cha mẹ của người đó có quyền khởi tố xin tiêu hôn. Quyền kiện xin tiêu hôn

chỉ có giá trị trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phát hiện sự nhầm lẫn, hoặc
hết sự cưỡng bức.
Thứ hai, hôn thú có thể bị kiện xin xử tiêu vì sự bất lực vĩnh viễn đã có
trước khi lập hôn thú của một trong hai bên. Quyền kiện tiêu hôn trong trường
hợp này chỉ có giá trị trong thời hạn một năm, kể từ khi khám phá ra sự bất lực.
Thứ ba, nếu nam chưa đủ 18 tuổi, nữ chưa đủ 15 tuổi đã kết hôn mà
không được đặc cách cho miễn tuổi thì cũng bị xử tiêu hôn. Tuy nhiên, đến
thời điểm bị phát giác mà hai bên đã đủ tuổi kết hôn, hoặc người vợ đã thụ
thai thì sẽ không bị tiêu hôn.
Thứ tư, hôn thú của những người bị cấm kết hôn.
Thứ năm, hôn thú cũng có thể bị tiêu hôn nếu sau khi ly hôn lần trước
mà người vợ đã tái hôn trước mười tháng, kể từ ngày bản án có hiệu lực; hoặc
khi quả phụ tái giá trước mười tháng, kể từ ngày chồng chết.
Về hậu quả pháp lý của việc tiêu hôn, con sinh trong các cuộc hôn thú
bị tuyên là vô hiệu bị coi như con ngoại hôn. Khác với quy định của pháp luật
thời Lê và thời Nguyễn, con sinh ra khi hôn thú đoạn tiêu vẫn được xem là
con chính thức thì pháp luật thời kỳ này không thừa nhận quan hệ vợ chồng
nên cũng không thừa nhận quan hệ cha mẹ con của các đương sự. Điều này
vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
các bên tham gia quan hệ pháp luật đặc biệt là con cái, bởi vì căn cứ làm phát
sinh quan hệ cha mẹ con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha
mẹ. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của các đương sự thì theo chúng tôi việc ghi
nhận con sinh ra vẫn là con chính thức như pháp luật phong kiến là phù hợp.
Nếu hôn thú bị vô hiệu do lỗi của một bên có gian ý thì người có gian ý

17


có thể bị phạt giam từ ba tháng đến một năm và có thể bị phạt tiền từ một
ngàn đến 100 ngàn đồng. Bên ngay tình có thể được tòa án tuyên buộc bên

gian ý bồi thường thiệt hại một khoản tiền.
1.3. Vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt
Nam hiện hành và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử
hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.3.1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành
1.3.1.1. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986, Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy đinh
̣ căn cứ hủy việc kết
hôn trái pháp luật bao gồm những căn cứ sau:
Thứ nhất, một bên hoặc cả hai bên nam và nữ đều chưa đến tuổi kết
hôn. Theo quy định của pháp luật hiện nay quy định “nam từ 20 tuổi trở lên,
nữ từ 18 tuổi trở lên” mới được kết hôn. Theo Nghị quyết 02/2000/NQHĐTP hướng dẫn việc tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch, nghĩa là chỉ
căn cứ vào năm sinh, cứ bước qua ngày 1/1 của năm tiếp theo là tính thêm
một tuổi. Nếu các bên chưa đến tuổi quy định nói trên mà đăng ký hết hôn thì
việc kết hôn này là pháp luật về vê nguyên tắc thì Tòa án nhân dân có thẩm
quyền có thể xử hủy.
Thứ hai, việc kết hôn không có tính tự nguyện do một bên bị ép buộc,
bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn. Để xác định sự tự nguyện pháp luật quy
định hai bên nam nữ muốn kết hôn phải cùng đến Uỷ ban nhân dân cơ sở nộp
hồ sơ xin đăng ký kết hôn. Tại lễ đăng ký kết hôn đại diện Uỷ ban nhân dân
hỏi lại nếu hai người vẫn đồng ý thì mới cho họ ký tên vào giấy chứng nhận
kết hôn. Người đại diện Uỷ ban nhân dân cơ sở hoặc hai bên nam nữ tuyệt đối
không được ký trước vào giấy chứng nhận kết hôn.
Thứ ba, việc kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng do một bên

18


hoặc cả hai bên nam nữ đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp khác mà

vẫn kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng. Quy định này là sự cụ
thể hoá của Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2005 và cũng là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, xoá bỏ sự đối
xử bất bình đẳng đối với phụ nữ, xây dựng hôn nhân tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là cha mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có cùng trực
hệ, có họ trong phạm vi ba đời. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 mở rộng
phạm vi hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Luật Hôn nhân và gia
đình 1986 chỉ cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, Luật Hôn nhân và
gia đình 2000 mở rộng thêm những trường hợp còn lại.
Thứ năm, kết hôn giữa những người cùng giới tính. Việc kết hôn giữa
những người có cùng giới tính không đảm bảo sự phù hợp về mặt di truyền
học cũng như không đảm bảo thuần phong mỹ tục, cản trở quá trình tái sản
xuất sức lao động – một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Do đó,
khác với hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới như Nauy, Thụy
Điển, Hà Lan, Canada…pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp kết
hôn cùng giới tính là kết hôn trái pháp luật và phải hủy bỏ.
Thứ sáu, người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Người mất năng
lực hành vi dân sự là người không thể nhận thức và điều khiển được hành vi
của mình. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đỉnh yêu cầu người kết hôn phải
có tính tự nguyện, có như vậy mới bảo đảm cho việc xây dựng và củng cố gia
đình. Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đáp ứng được yêu cầu nói
trên vì vậy pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người mất
năng lực hành vi dân sự khi đi đăng ký kết hôn.

19



×