Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 98 trang )

Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

PHAN DUY AN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN
KHÍCH, Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ luật học

Hà nội – 2010


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật

PHAN DUY AN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN
KHÍCH, Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

Luận văn T
hạc sĩ luật học


Người hướng dẫn khoa học: TS. Doón Hồng Nhung

Hà nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮ NG VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LƯỢNG

8

TÁI TẠO

1.1.

Quan điểm về năng lượng tái tạo

8

1.2.


Phân loại nguồn năng lượng tái tạo

11

1.2.1.

Năng lượng mặt trời

12

1.2.2.

Năng lượng gió

12

1.2.3.

Năng lượng thủy triều

12

1.2.4.

Năng lượng sức nước

13

1.2.5.


Năng lượng từ sóng biển

14

1.2.6.

Năng lượng từ lòng đất hay năng lươ ̣ng điạ nhiê ̣t

14

1.2.7.

Năng lượng từ sinh khối

15

1.2.8.

Các dạng năng lượng khác

15

1.2.8.1. Thủy điện tích năng

16

1.2.8.2. Năng lượng từ Khí Hydro

16


1.3.

Sự cần thiết phải có các biện pháp về hỗ trợ, khuyến khích
phát triển năng lượng tái tạo

17

1.3.1.

Thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên
năng lượng sơ cấp ở Việt Nam

17

1.3.1.1. Nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái sinh
đang khan hiếm và bị khai thác triệt để

17


1.3.1.2. Hậu quả của việc khai thác
1.3.2.

20

Lợi ích của việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng
tái tạo ở Việt Nam hiện nay
Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIÊN

̣ PHÁP HỖ

20
23

TRỢ, KHUYẾN KHÍ CH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.

Pháp luật về các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển
năng lượng tái tạo

23

2.2.

Đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được và những tồn
tại đối với việc áp dụng pháp luật thực định

26

2.2.1.

Những thành tựu , kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong quá triǹ h áp du ̣ng
pháp luật về các biện pháp hỗ trợ , khuyế n khić h phát triể n
năng lươ ̣ng tái ta ̣o

26


2.2.2.

Những tồ n ta ̣i , khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật
hiện hành

28

2.2.2.1. Khó khăn trong việc áp du ̣ng quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về bảo vệ
môi trường trong hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển
năng lượng tái tạo tại Việt Nam

28

2.2.2.2. Khoảng trống của p háp luật về thị trường năng lượng

41

2.2.2.3. Hạn chế đối với việc đầu tư tài chính cho các dự án năng
lươ ̣ng tái ta ̣o và giá thành sản phẩm của các dự án năng
lươ ̣ng tái tạo

43

2.2.2.4. Một số khó khăn, vướng mắ c khác

46

Mô ̣t số nguyên nhân dẫn tới các
tồ n ta ̣i , khó khăn khi áp

dụng các quy định pháp luật hiện hành

47

2.2.3.1. Từ phía cơ quan chức năng thực hiê ̣n hỗ trơ ̣ phát triể n nă ng
lươ ̣ng tái ta ̣o

47

Còn nhiều bất cập trong quá trình thể chế xây dựng
hành quy định pháp luật về năng lượng tái tạo

48

2.2.3.

2.2.3.2

, ban


2.2.3.3. Công tác tuyên truyề n vâ ̣n đô ̣ng còn chưa hiê ̣u quả
Chương 3:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ

50
51

TRỢ, KHUYẾN KHÍ CH, PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG

TÁI TẠO

3.1.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo

51

3.1.1.

Thuỷ điện nhỏ và vừa

51

3.1.2.

Năng lượng gió (phong điện)

52

3.1.3.

Năng lượng sinh khối

53

3.1.4.

Năng lượng mặt trời


55

3.1.5.

Năng lượng địa nhiệt

56

3.1.6.

Các dạng năng lượng tái tạo khác

57

3.2.

Chính sách phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới

58

3.3.

Định hướng phát triển năng lượng tái tạo

68

3.3.1.

Một số định hướng phát triển


68

3.3.2.

Sự đòi hỏi của thực tiễn khách quan trong viê ̣c hoàn thiê ̣n

72

pháp luật về các biện pháp khuyến khích

, hỗ trơ ̣ phát triể n

năng lươ ̣ng tái ta ̣o
3.4.

Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển năng

73

lượng tái tạo
3.4.1.

Giải pháp về thiết lập , thể chế hóa các cơ chế chính sách về
phát triển năng lượng tái tạo bằng quy định pháp luật

73

3.4.2.

Giải pháp về tăng cường hỗ trợ đầu tư và phát triển năng


73

lươ ̣ng tái ta ̣o
3.4.3.

Giải pháp về phát triển , nâng cao chấ t lươ ̣ng nguồn nhân lực

75

3.4.4.

Giải pháp về hỗ trợ hình thành thị trường và công nghệ năng

75

lươ ̣ng tái ta ̣o


3.4.5.

Giải pháp về tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính
và huy động nguồn vốn thực hiện các dự án khai thác, sử
dụng năng lượng tái tạo

76

3.4.6.

Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thiết lập cơ quan

quản lý chuyên ngành để quản lý và hỗ trợ các dự án khai
thác và sử dụng năng lượng tái tạo

76

3.4.6.1. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lươ ̣ng tái ta ̣o

76

3.4.6.2. Kiện toàn Quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam

78

3.4.7.

Giải pháp nâng cao hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi
trường và các văn bản pháp luật về môi trường trong hoạt
động khuyến khích, hỗ trợ pháp triển năng lượng tái tạo

79

3.4.7.1. Thuế môi trường

79

3.4.7.2. Giấy phép môi trường

81

3.4.7.3. Nhãn sinh thái


82

3.5.

Ý nghĩa của các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về
phát triển năng lượng tái tạo

83

KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀ I LIÊU
̣ THAM KHẢO

87


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tâ ̣p trung nghiên cứu

, ứng

dụng nguồn năng lượng tái tạo vào thực tiễn đời sống, nguyên nhân chính là
do các nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu, khí...) sắp cạn kiệt, nguồn
cung cấp biến động về giá cả, chịu ảnh hưởng lớn của kinh tế, chính trị trên

phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, việc sử dụng chúng còn làm phát thải khí nhà
kính, gây hiệu ứng nóng lên của trái đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của
con người, ảnh hưởng tới sự cân bằng và phát triển bền vững của tất cả các
quốc gia trên thế giới, không riêng các nước phát triển, đang phát triển, mà
còn ảnh hưởng tới các nước kém phát triển.
Trong sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước của Viê ̣t Nam
cầ n rấ t nhiề u nguồ n năng lươ ̣ng để phu ̣c vu ̣ cho tiế n trình phát triể n

. Nhu cầ u

sử du ̣ng năng lượng ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự tăng
trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong bối cảnh trong chung của thế giới và
khu vực . Viê ̣c đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triể n kinh tế - xã
hô ̣i của đấ t nước trong thời gian tới

đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và

thách thức khó khăn, đặc biệt là sự ngày càng cạn kiệt nguồn cung cấp năng
lượng sơ cấ p nội địa, giá dầu, giá than luôn có xu hướng leo thang và biến đổi
thất thường. Chính vì vậy , việc khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý các
nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính chiến
lược xét trên mọi khía cạnh cả về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh
năng lượng và phát triển bền vững của đất nước. Phát triển năng lượng tái tạo
sẽ góp phần bảo vệ môi trường , bảo vệ mái nhà xanh , đồ ng thời làm đa da ̣ng
hóa các nguồn năng lượng đã có trên t rái đất.
Theo Chiến lược Phát triển Năng lượng quốc gia của Việt Nam đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày

1



27 tháng 12 năm 2007, trong giai đoạn đến năm 2015, cán cân năng lượng của
Việt Nam nghiêng về xu thế xuất khẩu tinh. Từ sau năm 2015, Việt Nam sẽ
phải nhập khẩu năng lượng. Theo kịch bản cơ sở, lượng thiếu hụt năng lượng
năm 2020 là khoảng 15 triệu tấn dầu tương đương (TOE) và lên tới 56 triệu
TOE năm 2030. Theo dự báo, tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu là
12,2% năm 2020 và lên đến 28% năm 2030. Đối với tốc độ phát triển điện
năng, Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 tầm
nhìn 2025 và được điều chỉnh theo đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế
thế giới dự báo giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
là 7,5%/năm; dự báo nhu cầu điện tăng khoảng 15% giai đoạn 2011-2015,
khoảng 10,7% giai đoạn 2016-2020, 8,1% giai đoạn 2021-2025. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế dự báo nhanh hơn tốc độ tăng trưởng điện năng được đáp ứng
từ các nguồn năng lượng trong nước , với dự báo tiềm năng thủy điện lớn sẽ
khai thác hết vào thập kỷ tới và các nguồn nguyên liệu hóa thạch như khí tự
nhiên và than nguồ n tài nguyên có giới ha ̣n .
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của nền kinh tế, dự báo nhu cầu
năng lượng cuối cùng theo các ngành đến năm

2025 đã đưa đến dự báo Việt

Nam sẽ thiếu hụt năng lượng nội địa và trở thành nước nhập khẩu tinh về
năng lượng sau năm 2015 [24].
Viê ̣c phát triể n năng lươ ̣ng tái ta ̣o , áp dụng trong thực tiễn là nhu cầ u
cấ p thiế t , đây cũng là xương số ng cho nề n kinh tế

- xã hội của đất nước , nên

viê ̣c áp du ̣ng nhưng cơ chế , chính sách, những biê ̣n pháp về khuyế n khić h , hỗ
trơ ̣ cầ n phải đươ ̣c suy tin

́ h rõ ràng , có cơ sở luận chứng khá ch quan, phù hợp
với thực tiễn , bố i cảnh, cơ sở ha ̣ tầ ng và kiế n trúc thươ ̣ng tầ ng của Viê ̣t Nam .
Đứng từ quan điểm quản lý Nhà nước
, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng
Trung Hải nhâ ̣n xét :
Chiến lược phát triển năng lượng được thực hiện bằng các
chính sách: hợp tác quốc tế về xuất, nhập khẩu năng lượng; Phát
triển khoa học công nghệ năng lượng; phát triển nguồn năng lượng

2


mới và tái tạo; Giá năng lượng; Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển
năng lượng; Cải cách cơ cấu tổ chức ngành năng lượng, hình thành
thị trường năng lượng cạnh tranh; Bảo vệ môi trường; Sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả… Trong đó, Chính sách an ninh năng
lượng quốc gia được coi là xương sống. Phát triển năng lượng quốc
gia là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng
lượng phải là mục tiêu, là động lực của quá trình phát triển đất
nước, trực tiếp làm tăng mức sống của nhân dân là động lực để các
ngành nghề kinh tế - kỹ thuật - xã hội khác phát triển và được thực
hiện theo nguyên tắc thị trường hóa, có sự hỗ trợ của nhà nước bằng
những cơ chế, chính sách rõ ràng và minh bạch [23, tr. 3].
Trong khi Việt Nam làm một nước có tiềm năng lớn về nguồn năng
lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối...), song cho tới
nay nay nguồn này chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng công suất điện cả
nước. Vì vậy, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẽ đảm bảo đa dạng
hóa nguồn năng lượng phục vụ mục đích kinh tế - xã hội cho đất nước, đảm
bảo an ninh năng lượng trong tương lai, mà đặc biệt hơn đây là cơ hội để tự

do hóa thị trường năng lượng đang nguội lạnh ở Việt Nam, khuyến khích sự
hợp tác phát triển của Việt Nam với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật của Việt Nam về vấn đề này còn rất hạn
chế, khó khăn như: quy định pháp luật còn thiếu, chưa điều chỉnh hết các
quan hệ phát sinh trong thực tiễn; nhiều quy định của pháp luật hiện hành còn
mâu thuẫn, chồng chéo; các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các chủ đầu
tư trong thực tiễn áp dụng các quy định này còn gặp rất nhiều vướng mắc , khó
khăn cần được tháo gỡ . Điển hình còn thiế u các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về thị
trường năng lượng còn thiế u các quy đinh
̣ cu ̣ thể về

: bảo vệ môi trường, cơ

chế tài chính, sản phẩm đầu ra là mă ̣t hàng năng lươ ̣ng và một số quy định
hiện hành khác . Vì vậy , cần có sự rà soát lại hệ thống chính sách, pháp luật

3


hiện hành trong thực tiễn, phát hiện những vướng mắc, thiếu hụt, mâu thuẫn
hoặc còn những hạn chế, không còn phù hợp các các chính sách, quy định
đang cản trở hoặc làm giảm hiệu lực của quản lý nhà nước, cũng như cản trở
sự tiếp cận, thực hiện dự án về năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay.
Từ nhâ ̣n thức nêu trên tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về các biện
pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện
nay" với mong muốn góp phần vào sự hoàn thiện chung các quy định pháp
luật hiện nay của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của chủ đầu
tư, cũng như khuyến khích sự khai thác, phát triển nguồn năng lượng tái tạo
đang thiế u vắ ng ở Việt Nam hiện nay , góp phần vào nhiệm vụ mục tiêu đảm

bảo an ninh năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến luận văn
Viê ̣c nghiên cứu các quy đ

ịnh của pháp luật về biện pháp hỗ trợ

,

khuyế n khić h phát triể n năng lươ ̣ng tái ta ̣o đã đươ ̣c đề câ ̣p ở rấ t nhiề u ta ̣p chí ,
sách, báo, các chương trình của các tổ chức quốc tế , các tác giả nước ngoài và
trong nước như : Báo cáo "Những cơn gió thay đổ i : Tương lai năng lượng bề n
vững của Đông Á " (winds of change : East Asia’s subtainable energy future )
trong chương trin
̀ h hơ ̣p tác giữa Ngân hàng Thế giới và Chiń h phủ Ú c tháng 5
năm 2010, nô ̣i dung của bá o cáo này chủ yế u đánh giá về mức đô ̣ gây ô nhiễm
môi trường của các da ̣ng năng lươ ̣ng sơ cấ p của các nước Đông Á trong thời
gian từ năm 2005 đến năm 2010, tiề m năng phát triể n năng lươ ̣ng tái ta ̣o với
các cách thức hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới với các chương triǹ h khác nhau ;
Báo cáo "Viê ̣t Nam : Mở rộng cơ hội cho năng lượng hiê ̣u quả
" (Vietnam:
Expanding Opportunities for Energy Efficiency

) của Ngân hàng thế giới

(Word Bank) tháng 3 năm 2010, nô ̣i dung của báo cáo chủ yếu đánh giá mức
đô ̣ sử du ̣ng năng lươ ̣ng của Viê ̣t Nam từ năm

1998 đến 2007, sau đó đưa ra

khuyế n nghi ̣cho viê ̣c sử du ̣ng năng lươ ̣ng hiê ̣u quả đố i với Viê ̣t Nam trong

thời gian tới ; Tạp chí Năng lượng Việt Nam với bà i viế t "Năng lượng tái tạo :

4


Sự lựa chọn cho tương lai " của Tiến sĩ Phan Minh Tuấn , năm 2008; Tạp chí
Công nghiê ̣p với bài viế t "Năng lượng tái tạo trên thế giới và Viê ̣t Nam " của
Hoàng Văn Dụ , năm 2008; Tạp chí Người xây dựng với bài viế t "Triể n vọng
phát triển những nguồn năng lượng tái tạo" của Nguyễn Lý Tỉnh , năm 2008...
những tác phẩ m đã đề cập đến lợi ích của việc phát triển năng lượng tái tạo và
khả năng khuyến khích , phát triển năng lươ ̣ng tái ta ̣o ta ̣i Viê ̣t Nam , từ đó các
tác giả đã đưa ra một số đề xuất hợp lý đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
.
Tuy nhiên các tác phẩ m trên đây đề u mang tính đinh
̣ hướng

, chưa có

sự đánh giá rõ ràng , mang tiń h hê ̣ thố ng đố i với các chế đinh
̣ , quy đinh
̣ pháp
luâ ̣t về các biê ̣n pháp khuyế n khić h , phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam .
Do đó , Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t ho ̣c của tác giả chính là đề tài mang tính khoa
học, chuyên sâu đầ u tiên về viê ̣c nghiên cứu , phân tić h , đánh giá và hoàn
thiê ̣n quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về các biê ̣n pháp khuyế n khić h
năng lươ ̣ng tái ta ̣o ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay .

, hỗ trơ ̣ phát triể n


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Nghiên cứu , đánh giá quy đinh
̣ pháp luật của Nhà nước hiện nay đối
với việc hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo;
Khảo sát, đánh giá thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên
năng lượng sơ cấp ở Việt Nam ; Luâ ̣n văn đưa ra các giải pháp về cơ chế

,

chính sách để khắc phục những hạn chế . Qua đó khuyến khích được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này , góp phần
từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước .
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
Khái quát tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới

, từ đó
phân tích , làm rõ thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên

5


năng lượng sơ cấp ở Việt Nam . Đánh giá ti ềm năng phát triển năng lượng tái
tạo ở Việt Nam hiện nay.
Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về
khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó làm rõ các quy
định của pháp luật về thị trường năng lượng; bảo vệ môi trường; cơ chế đầu
tư, tài chính, sản phẩm đầu ra, cũng như một số quy định có liên quan.
Phát hiện những mâu thuẫn , bất cập và khoảng trố ng của quy định

pháp luật hiện hành về sự khuyến khích, hỗ trợ các dự án phát triển năng
lượng tái tạo trong đời sống thực tiễn . Trên cơ sở đó luâ ̣n văn đánh giá đươ ̣c
các khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn . Luâ ̣n
văn bước đầ u tìm ra những nguyên nhân tồ n ta ̣i trong quá trình áp du ̣ng pháp
luâ ̣t để từ đó đưa ra được các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật hiện hành về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so
sánh, phân tích định tính, định lượng và khái quát hóa, đồng thời kết hợp với
các phương pháp suy luận logic . Tác giả đã phỏng vấn , lấ y ý kiế n của các
chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế, Năng lượng, Môi trường tại trường Đại
học Quốc gia Hà Nô ̣i, Đại học Luật Hà Nội , Vụ Năng lượng , Vụ Pháp chế Bộ
Công thương, Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện
Khoa học và Xã hội , Ban Pháp chế , Ban Đầ u tư của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và một số chuyên gia khác của các bộ phận trong Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, đồ ng thời trong quá t rình công tác tác giả đã có nhiều cơ hội tham
vấ n ý kiến của chuyên gia Tư vấn nước ngoài về thị trường điện ở Việt Nam .
Luâ ̣n văn khái quát , tổ ng hơ ̣p về thực tiễn khi làm việc với các Chủ
đầu tư có dự án trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo như : Chủ đầu tư
nhà máy phong điện Phú lạc (Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình ), tỉnh
Bình Thuận ; đồng thời trên cơ sở tập hợp , nghiên cứu quy đinh
̣ pháp luật hiện

6


hành ở Việt Nam, đánh giá với chính sách của một số nước trên thế giới như :
các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Trung Quốc và
một số nước châu Á khác.
Từ những tài liệu thu thập được và tham khảo ý kiến của các chuyên

gia trong lĩnh vực này, cũng như thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực pháp lý
của tác giả (phương pháp mô hình hóa), đề tài sẽ thể hiện được ý kiến riêng
biệt của tác giả đối với pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
hiện nay.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luâ ̣n văn gồ m 3 chương:
Chương 1: Những vấ n đề lý luâ ̣n cơ bản về năng lượng tái tạo .
Chương 2: Thực tra ̣ng pháp luật hiện hành của Việt Nam về các biện
pháp khuyễn khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.
Chương 3: Hoàn thiện pháp lu ật về phát triển năng lượng tái tạo ở
Viê ̣t Nam.

7


Chương 1
NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

1.1. QUAN ĐIỂM VỀ NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Năng lượng tái tạo là một khái niệm rộng , mang tính khoa học , hiện
đang được quan niê ̣m the o nhiều cách hiể u khác nhau :
Bách khoa toàn thư Việt Nam có định nghĩa:
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng
từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô
hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là
tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong
môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình
này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời [37].

Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những
nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo
bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa:
Một là : năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn
kiệt vì sự sử dụng của con người (ví dụ như năng lượng Mặt trời).
Hai là : năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (ví dụ
như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn tiế p diễn trong một

thời

gian dài trên Trái đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là
do Mặt trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật
mang năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được
sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ.
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng
để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (ví dụ

8


như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch ). Trong cảm giác về thời gian
của con người thì mă ̣t trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong
một thời gian gần như là vô tận. Mặt trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng
liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển trái đất. Những
quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại
những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy
và nhiệt lượng của Mặt trời đã được con người sử dụng trong quá khứ. Quan
trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử
dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái.

Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các
nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà
ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều.
Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt
nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và
phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh
(breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium
có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là
thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này.
Khoản 1 điều 33 Luật Bảo vê ̣ môi trường năm 2005 (Phát triển năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường) có
định nghĩa: Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai
thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả năm 2010 (có hiệu lực 1/1/2011) định nghĩa:
i) Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng
thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên
năng lượng không tái tạo và tái tạo; ii) Tài nguyên năng lượng
không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng

9


urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái
tạo; iii) Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh
sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng
lượng khác có khả năng tái tạo [43].
Khoản 13 điều 2 Quyế t đinh
̣ số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008 của
Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các

Nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo có định nghĩa: Năng lượng tái
tạo là năng lượng được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt
trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử
lý rác thải và khí sinh học.
Khoản 2, điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của
Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có định nghĩa: Sản
xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử
dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt.
Theo dự thảo Nghị định Về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng
tái tạo lần 5 ngày 28/08/2009 do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo có định
nghĩa: Năng lượng tái tạo là các dạng năng lượng phi hoá thạch, có khả năng
tái tạo, bao gồm: các nguồn thủy điện nhỏ, năng lượng biển (phát điện bằng
sóng biển, thủy triều, năng lượng dòng hải lưu), năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, năng lượng địa nhiệt; năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học.
Theo tác giả các định nghĩa trên theo quy định pháp luật là chưa thật sự
phù hợp với nội hàm của thuật ngữ "Năng lượng tái tạo" nếu theo những cách
hiểu thông thường hoặc theo cách hiểu về vật lý. Những định nghĩa theo quy định
pháp luật hiện hành, đều mang mang tính liệt kê, vì thế khi áp dụng thực tiễn sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, nếu phát sinh một dạng năng lượng tái tạo mà Luật không
ghi nhận và không thể lường trước được. Do đó, trong trường hợp Nhà đầu tư
quyết định thực hiện một số dự án về khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo sẽ gặp
không ít khó khăn, thậm chí phải xin cơ chế đặc thù từ phía cơ quan nhà nước.

10


Cũng theo cách hiểu về nội hàm của "Năng lượng tái tạo" thì mọi
nguồn năng lượng mà có nguồn cung cấp từ "nước" đều được hiểu là một
dạng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật lại được giới hạn
bởi "nguồn thủy điện nhỏ". Theo quy định tại Quyết định số 2395/QĐ-BCN

ngày 01/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về
việc phân loại công suất lắp máy thủy điện nhỏ và siêu nhỏ trong tính toán
quy hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, tại Điều 1 Quyết định có
định nghĩa "Thủy điện nhỏ: Công suất lắp máy lớn hơn hoặc bằng 1MW và
nhỏ hơn hoặc bằng 30MW".
Nhưng nếu theo cách hiểu theo quy định tại Luật đầu tư năm 2005 và
Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Công
thương quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử
dụng năng lượng tái tạo thì được hiểu đây là nguồn thủy điện có công suất đạt
dưới 30MW hoặc cụm nhà máy thủy điện bậc thang trên cùng một dòng sông,
tổng công suất đặt của các nhà máy này phải nhỏ hơn hoặc bằng 60MW.
Từ quan điể m tổ ng hơ ̣p nêu trên , nhâ ̣n thấ y đinh
̣ nghiã "năng lươ ̣ng tái
tạo" có nhiều cách hiểu khác nhau về mặt lý tính tự nhiên hay về mặt pháp lý .
Trong đó , đinh
̣ nghiã "năng lươ ̣ng tái ta ̣o " đươ ̣c sử du ̣ng trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước hiện nay là chưa thống nhất

, còn nhiều mâu thuẫn ,

cầ n phải đươ ̣c hê ̣ thố ng hóa và thố ng nhấ t trong viê ̣c áp du ̣ng

. Theo quan

điể m của tác giả thì năng lươ ̣ng tái ta ̣o là c ác dạng năng lượng phi hoá thạch ,
có khả năng tái tạo mà con người có thể sử du ̣ng vào nhiề u mu ̣c đić h khác
nhau trong lao đô ̣ng , sản xuất, kinh doanh và sinh hoa ̣t .
1.2. PHÂN LOẠI NGUỒN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Hiê ̣n nay theo quy đinh

̣ pháp luâ ̣t , không có đinh
̣ nghiã rõ ràng về các
dạng năng lượng tái tạo khác nhau . Tuy nhiên , xét theo tính chất vật lý của
mỗi da ̣ng năng lươ ̣ng và quá triǹ h chuyể n hóa năng lươ ̣ng của mỗi da ̣ng , ta có
thể phân loa ̣i năng lươ ̣ng tái ta ̣o t hành các dạng cơ bản sau đây .
11


1.2.1. Năng lƣợng mặt trời
Là dạng năng lượng sử dụng nhiệt năng sẵn có của

mặt trời để sử

dụng trực tiếp hoặc chuyển hóa thành điện năng phục vụ nhu cầu của cuộc
số ng. Đây là nguồn năng lượng vô tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng
như không sản sinh ra chất thải hủy hoa ̣i môi trường

. Hiê ̣n nay năng lượng

mặt trời đang đươ ̣c các nước tâ ̣p trung nghiên cứu , ứng dụng trong đời sống
thực hiễn , nhưng do vẫn còn đang trong thời kỳ đầu củ a những ứng dụng , vì
vâ ̣y chi phí đầu tư lớn cho thiết bị , dẫn tới số lươ ̣ng thành phầ n sử du ̣ng trực
tiế p năng lươ ̣ng mă ̣t trời phu ̣c vu ̣ sản xuấ t , kinh doanh cũng như đời số ng sinh
hoạt thường ngày vẫn còn hạn chế .
1.2.2. Năng lƣợng gió
Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển
tạo ra gió; nên đây cũng là một nguồn năng lượng vô cùng tận so với đời sống
con người . Hiê ̣n nay , sức gió đang được ứng du ̣ng để chuyể n hóa thành điê ̣n
năng phục vụ đời sống con người, thông qua những máy quay gió


(tuabin

gió). Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường

, vì vậy

viê ̣c tâ ̣n du ̣ng lơ ̣i thế ta ̣i những khu vực có lưu lươ ̣ng gió ổ n đinh
̣ để phát triể n
các nhà máy phong điện sẽ là lời giải cho bài toán năng lượng và môi trường
trong thời gian tới . Tuy nhiên , giống như năng lượng mặt trời , loại hình năng
lượng này cũng đòi hỏi vốn đầu tư khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên

, nên

nhiề u nhà đầ u tư vẫn còn ru ̣t rè khi đầ u tư và o da ̣ng năng lươ ̣ng trên .
1.2.3. Năng lƣợng thủy triều
Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay
cánh quạt chạy máy phát điện. Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn
nhiên liệu vô tận và miễn phí. Loại mô hình này không sản sinh ra chất thải
gây hại môi trường và không đòi hỏi sự bảo trì cao. Khác với mô hình năng
lượng mặt trời và năng lượng gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì thủy
triều trong ngày có thể được dự báo chính xác.

12


Nhược điểm của da ̣ng năng lượng này là đòi hỏi một lượng đầu tư lớn
cho thiết bị và xây dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một
diện tích rất rộng. Ngoài ra mô hình này chỉ hoạt động được trong thời gian
ngắn trong ngày khi có thủy triều lên xuống và cũng rất ít nơi trên thế giới có

địa hình thuận lợi để xây dựng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả.
1.2.4. Năng lƣợng sức nƣớc
Nhiều người vẫn cho rằng đây là một dạng năng lượng cổ điển vì nó
xuất hiện cùng với con người hàng ngàn năm qua và được ứng dụng rộng rãi
cho việc cung cấp điện tiêu dùng bên cạnh các loại hình năng lượng sơ cấ p

.

Nước được lưu trữ lại trong hồ bởi những đập ngăn nước khổng lồ. Khi nước
được rơi tự do từ độ cao sẽ tạo một khối năng lượng nhất định tượng ứng với
khối lượng của nước và tỷ lệ với lực hút trái đất và độ cao. Khối năng lượng
đó sẽ quay cánh quạt của máy phát điện (thế năng của nước lúc này chuyển
hóa thành động năng) và tạo ra điện năng để sử dụng.
Đầu tư cho loại hình năng lượng này cũng khá tốn kém nhưng nhiên
liệu của nó sử dụng gần như vô tận và ít đòi hỏi bảo trì. Loại hình này cũng
không tạo ra chất thải hủy họai môi trường. Điện năng được sinh ra từ mô
hình này có tính ổn định cao đồng thời có khả năng tăng và giảm lượng điện
tức thì nên được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như chiếm một phần
quan trọng nhất trong hê ̣ thố ng điê ̣n của Việt Nam hiện nay .
Tuy nhiên như đã nói trên , nhược điểm của da ̣ng mô hình năng lượng
này là đầu tư ban đầu khá cao. Đồng thời việc xây đập ngăn nước thay đổi rất
lớn đền môi trường sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn. Loại mô hình
này thường mang theo một số tác dụng phụ như điều tiết nước và chống lũ
nhưng chính bản thân nó cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đến việc
điều tiết nước và gây lũ không cần thiết nếu không được thiết kế hợp lý.
Ngoài ra, sự thiếu hụt điện năng trên toàn cầu đã đẩy mạnh việc xây dựng nhà
máy thủy điện trong những năm qua khiến nguồn nước có thể sử dụng bắt đầu

13



trở nên khan hiếm. Nếu không có những biện pháp thích hợp để cải thiện thì
những ưu điểm của mô hình này sẽ trở thành những tác nhân gây ảnh hưởng
xấu đến xã hội.
1.2.5. Năng lƣợng từ sóng biển
Gió thổi trên mặt biển tạo ra những cơn sóng không ngừng

. Đây là

một nguồn năng lượng dồi dào nhưng lại trải rộng nên khó gom lại để chuyển
đổi sang năng lượng hữu ích . Bằ ng viê ̣c ứng khoa học công nghệ , hiê ̣n nay
nhiề u nước trên thế giới đã ứng du ̣ng thành công viê ̣c sử du ̣ng năng lươ ̣ng
sóng biển để tạo ra khí cơ năng làm quay tuabin máy phát và chuyển hóa
thành điện năng .
Đây cũng là môt dạng năng lượng vô cùng tận, không tạo chất thải,
không đòi hỏi bảo trì cao và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên sóng biển gần như
không thể dự đoán nên sự lệ thuộc của loại mô hình này vào tự nhiên quá lớn.
Ngoài ra không phải nơi nào cũng thích hợp xây dựng mô hình năng lượng
này cũng như nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn của những tuabin máy phát .
1.2.6. Năng lƣợng từ lòng đất hay năng lƣơ ̣ng điạ nhiêṭ
Là dạng năng lượng sãn có trong lòng đất

, nhằ m sử du ̣ng trực tiế p

hoă ̣c chuyể n hóa nhiê ̣t năng thành điê ̣n n ăng phu ̣c vu ̣ đời số ng xã hô ̣i thông
qua viê ̣c bơm nước xuống khu vực có nhiệt độ cao trong lòng đấ t và luồng
hơi nước đi lên từ lòng đất.
Đây là dạng tài nguyên hồi phục được nhưng chậm, do quá trình tự
nhiên tái tạo chúng cần thời gian dài. Vì thế, nếu khai thác quá mức có thể
dẫn đến không phục hồi được nữa . Ngoài ra , loại mô hình này không chiếm

diện tích rộng nên ít ảnh hưởng đến sinh thái. Tuy nhiên, việc tìm địa điểm
thích hợp cho mô hình này không dễ, đòi hỏi kỹ thuật thăm dò và công nghệ
cao mới đinh
̣ vi ̣đươ ̣c khu vực điạ lý phù hơ ̣p
đầ u tư.

14

, ổn định để thực hiện dự án


1.2.7 Năng lƣợng từ sinh khối
Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ
bắp v.v...), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ
các bãi chôn lấp , trạm xử lý nước thải , phân từ các trại chăn nuôi gia súc và
gia cầm . Nhiên liệu sinh khối có thể ở dạng rắn

, lỏng, khí... được đốt để

phóng thích năng lượng thành nhiê ̣t năng và có thể chuyể n hóa thành điê ̣n
năng. Trong đó có hai da ̣ng năng lươ ̣ng sinh khố i cơ bản :
Một là : Năng lượng sinh khối khô , thông qua viê ̣c đốt củi , rơm hay
rác dưới hin
̀ h thức là các da ̣ng chấ t thải khô có khả năng phân hủy , hóa nhiệt.
Hai là: Năng lượng sinh khối ướt , thông quá viê ̣c sử du ̣ng chất hữu cơ
phân hủy lên men và phát ra khí mê tan có thể dùng làm khí đốt (khí sinh
học). Chúng ta có thể áp dụng đặc tính này để xử lý rác, chất thải nông nghiệp
và công nghiệp thực phẩm. Chúng ta đổ những chất đó vào một hầm gọi là
hầm ủ khí sinh khối, vài ngày sau khi khí mê tan sẽ bốc ra. Ở quy mô một gia
đình có thể dùng khí này để đun nấu, ở quy mô lớn có thể dùng để sản xuất

hơi nước hay để trộn với khí tự nhiên trong mạng phân phối khí đốt của thành
phố. Phương pháp này cũng là một phương pháp xử lý rác của dân cư. Qua
đó, những bãi đổ rác của dân cư cũng có thể coi là một hầm ủ khí sinh khối
lớn. Rác phân hủy và biến thành những bãi rác thành một mỏ khí tự nhiên nhỏ
có thể khai thác được.
Năng lươ ̣ng sinh khố i là một nguồn năng l ượng khá hấp dẫn với nhiều
ích lợi to lớn cho môi trường và kinh tế xã hội, nhất là về mặt phát triển nông
thôn. Năng lượng sinh khối không những tái sinh được mà nó còn tận dụng
chất thải làm nhiên liệu. Do đó nó vừa làm giảm lượng rác vừa biến chất thải
thành sản phẩm hữu ích.
1.2.8. Các dạng năng lƣợng khác
Ngoài hai loại năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu trong quá trình
chuyển đổi năng lượng thì còn có những dạng năng lượng khác cũng đang

15


xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày thông qua những quá trình lưu trữ năng
lượng dưới các hình thái khác nhau như thủy điện tích năng (Pumped Storage
Reservervoirs), khí Hydro (Hydrogen).
1.2.8.1. Thủy điện tích năng
Do đặc tính của qui trình sản xuất và tiêu thụ điện thường không đồng
nhất nên lượng điện sản xuất vào giờ cao điểm thường không đủ cho nhu cầu
sử dụng, nhưng lượng điện sản xuất trong giờ thấp điểm lại dư thừa. Nếu có
thể mang điện năng giờ thấp điểm bù đắp cho giờ cao điểm thì không những
tránh được sự lãng phí mà còn giúp nhu cầu sử dụng trong giờ cao điểm được
đầy đủ hơn. Thủy điê ̣n tić h năng là một lọai mô hình kỹ thuật không trực tiếp
sản sinh ra điện năng từ nhiên liệu mà tích tụ năng lượng khi dư thừa để sử
dụng khi cần thiết. Thông thường thì nước được bơm lên một hồ cao vào giờ
thấp điểm, khi năng lượng dư thừa. Điện năng được tích tụ và trả về dưới

dạng trọng lực để quay máy phát điện khi cần thiết.
Lợi điểm của mô hình này là không gây ô nhiễm môi trường vì không
sinh chất thải hay khí thải. Để xây dựng mô hình này không đòi hỏi diện tích
quá lớn nhưng lại có khả năng tương tác vào lưới điện rất ổn và mau chóng.
Tuy nhiên đầu tư cho mô hình này khá tốn kém và theo định luật cơ bản của
năng lượng, sự tổn hao trong việc tích tụ và chuyển đổi ở đây là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên lợi dụng đặc tính cần thiết của lưới điện và sự chênh
lệnh giá điện giữa các thời điểm trong ngày, xây dựng lọai mô hình này là
một diều cần thíết cũng như hiệu quả kinh tế và kỷ thuật cao. Ngoài ra mô
hình năng lượng này dễ dàng kết hợp với những mô hình khác cũng như dễ
ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.
1.2.8.2. Năng lượng từ Khí Hydro
Nguyên tố Hydro gần như có mặt khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống
chúng ta . Bản thân con người , các loại động - thực vâ ̣t cũng chứa một lượng
lớn nguyên tố này điển hình ở dạng nước . Khí hydro (hydrogen) là một nhiên

16


liệu sạch, có khả năng chuyển hóa thành nhiệt năng mà không có khí gây hiệu
ứng nhà kính . Hydrogen có thể cung cấp năng lượng cho vận chuyển (dưới
dạng các ôtô chạy điện dùng Hydrogen) cũng như sưởi ấm nhà ở và phát điện .
Thực hiễn cho thấ y , hiê ̣n nay nhiề u nước đã thành công trong viê ̣c khuyế n
khích, ứng dụng nguồn năng lượng trên vào tiến trình phát triển kinh tế

, xã

hô ̣i của mỗi quố c gia . Tuy nhiên , do chi phí đầ u tư lớn , giá thành sản phẩm
cao, nên viê ̣c ứng du ̣ng da ̣ng năng lươ ̣ng hydro còn ha ̣n chế .
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC BIỆN PHÁP VỀ HỖ TRỢ, KHUYẾN

KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Đứng trước nguy cơ nguồn năng lượng truyền thống đa

ng dầ n ca ̣n

kiê ̣t, hiện nay nhiều nước trên thế giới đang hối hả phát triển , ứng dụng nguồn
năng lượng tái tạo vào đời số ng kinh tế

- xã hội và Việt Nam không nằm

ngoài quy luật phát triển chung đó . Đứng trước nhu cầu thực tế , vì sự p hát
triể n bề n vững của đấ t nước thì Nhà nước ngay lâ ̣p tức phải hành đô ̣ng

, có

những sách lươ ̣c quan tro ̣ng để hỗ trơ ̣ , phát triển năng lượng tái tạo .
Để đánh giá sâu sắ c hơn về sự cầ n thiế t phải có các biê ̣n pháp về hỗ
trơ ̣, khuyế n khić h phát triể n năng lươ ̣ng tái ta ̣o ta ̣i Viê ̣t Nam trong thời gian, luâ ̣n
văn tâ ̣p trung nghiên cứu đưa ra các số liê ̣u , dẫn chứng cu ̣ thể về thực tra ̣ng và
hâ ̣u quả của viê ̣c khai thác nguồn năng lượng truyền thống ở Viê ̣t Nam trong
thời gian qua và đánh giá tổ ng quan những lơ ̣i ích mà nguồ n năng lươ ̣ng tái ta ̣o
đem la ̣i cho sự phát triể n kinh tế, xã hội, đồ ng thời góp phầ n bảo vê ̣ môi trường,
để nhận thấy hai mặt đối lập trong quá trình khai thác , sử du ̣ng năng lươ ̣ng .
1.3.1. Thực trạng và hậu quả của việc khai thác nguồn tài nguyên
năng lƣợng sơ cấp ở Việt Nam
1.3.1.1. Nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái sinh
đang khan hiếm và bị khai thác triệt để
Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không có khẳ năng tái
sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy hiện tại


17


việc sử dụng càng nhiều thì trong tương lai việc khan hiếm càng cao, khái
niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp với nguồn tài nguyên này. Vì
vậy, điều chúng ta quan tâm tới nguồn tài nguyên này là sự kiểm soát khả
năng khai thác, tốc độ cạn kiệt để có thể đảm bảo cho phát triển bền vững.
Điều này có nghĩa là, Chính phủ không được cho phép các doanh nghiệp ra
sức khai thác nguồn tài nguyên này, mà thay vào đó phải có biện pháp kiềm
chế, vừa đảm bảo nhu cầu đủ cho phát triển kinh tế vừa đảm bảo hài hòa cho
việc bảo vệ môi trường và duy trì cho sự phát triển của tương lai.
Liên quan tới vấn đề này , tác giả đã nghiên cứu , xem xét tới những
nguyên tắc kinh tế trong khái niệm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách
đo lường sự khan hiếm đó.
Thứ nhất: Khả năng sẵn có và sự khan hiếm tài nguyên
Thực tế cho thấy việc đo lường và dự đoán khả năng sẵn có và sự
khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên hiện nay và tương lai là rất phức tạp.
Điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa của các ngành khoa học như vật lý,
khoa học kỹ thuật nguyên vật liệu và dự báo, các phương pháp và kỹ thuật
phân tích kinh tế. Đem đối chiếu trữ lượng tiềm năng của các nguồn tài
nguyên khong tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai, rõ ràng
đây là một việc làm không đơn giản.
Quan điểm "giới hạn về sự tăng trưởng" (LTG-Limits to growth) đồng
nghĩa với "giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng" bao
hàm hai giới hạn thích hợp có thể đối với sự tăng trưởng kinh tế là [49, tr. 294]:
Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên tiếp nhận chất thải do các hệ
thống kinh tế thải ra; Tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên
không có khả năng tái sinh.
Thứ hai: Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiên đoán sẽ

là hậu quả có thể xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn.

18


Luận điể m này thể hiê ̣n rằng nế u tiếp tục khai thác các tài nguyên có
chất lượng ngày càng thấp sẽ phải đòi hỏi một khối lượng rất lớn năng lượng ,
do đó sẽ tạo ra một mức độ ô nhiễm nghiêm tro ̣ng và làm tổn hại đến cảnh
quan và những tiện nghi đáp ứng cho con người.
Điề u đó đươ ̣c thể hiê ̣n , vì việc khai thác nguồn tài nguyên sơ cấp
(không tái ta ̣o ) đang diễn ra từng ngày từng giờ , do chi phí đầ u tư thấ p mà
mức đô ̣ thu lơ ̣i nhanh , điề u đó dẫn tới sự khan hiế m , cạn kiệt của nguồn tài
nguyên, gây ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng tới môi trường , phá vỡ cảnh quan , nguy
hại tới đa dạ ng sinh ho ̣c , cũng như mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng

.

Ngoài ra , với biể u hiê ̣n tiêu cực này còn dẫn tới viê ̣c tăng chi phí và giá
nguyên vâ ̣t liê ̣u qua thời gian , khi giữ lươ ̣ng ngày càng ca ̣n kiê ̣t .
Tuy nhiên nhin
̀ nhâ ̣n hai mă ̣t của một vấn đề , thì có thể nhận thấy với
sự ảnh hưởng tiêu cực của quá triǹ h khai thác nguồ n tài nguyên sơ cấ p thì thi ̣
trường sẽ phản ứng la ̣i với các tiń hiê ̣u tăng chi phí , giá cả bằng cách thiết lập ,
tạo dựng nhữ ng cách thức khai thác nguồ n năng lươ ̣ng thay thế , mà mục tiêu
hướng tới là các nguồ n năng lươ ̣ng tái ta ̣o

. Ngoài ra , đi cùng với tiế n trin
̀ h

phát triển là quá trình công nghệ hóa , các sản phẩn hiện đại , thân thiê ̣t với môi

trường cũng được ưu tiên áp dụng
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, có đủ các nguồn tài
nguyên năng lượng nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều
hạn chế. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai
đoạn 2010-2020 đã có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung
cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam
chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng
lượng nhập khẩu ngày một tăng. Tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải
nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và gây áp lực
rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội. Do những hạn chế về khả năng công
nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta, việc phát triển các nguồn năng

19


×