Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường Trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ THANH TUYỀN

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC
THƠ XUÂN DIỆU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ái Học

HÀ NỘI – 2012

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................... i
Danh mục viết tắt ......................................................................................... ii
Danh mục các bảng ...................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP
SO SÁNH TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ............................................................................................. 10


1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 10
1.1.1. Biện pháp dạy học so sánh .................................................................. 10
1.1.2. Biện pháp so sánh trong dạy học văn .................................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19
1.2.1. Thực trạng dạy văn, học văn ở nhà trường trung học phổ thông ......... 19
1.2.2. Điều tra thực trạng .............................................................................. 20
Tiểu kết ........................................................................................................ 31
Chƣơng 2: SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC
THƠ XUÂN DIỆU Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 32
2.1. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu ....................................................................... 32
2.1.1. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong văn học Việt Nam .............................. 32
2.1.2. Vị trí nhà thơ Xuân Diệu trong nhà trường THPT Việt Nam .............. 35
2.2. Các chặng đường sáng tác và trong phong cách nghệ thuật thơ
Xuân Diệu .................................................................................................... 37
2.2.1. Các chặng đường sáng tác .................................................................. 37
2.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Xuân Diệu .................. 40
2.2.3. Định hướng sử dụng biện pháp so sánh khi dạy thơ Xuân Diệu
trước cách mạng tháng Tám ......................................................................... 61

-5-


2.3. Định hướng sử dụng biện pháp so sánh khi dạy bài thơ “Vội vàng”

77

2.3.1. Vị trí của “Vội vàng” trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

77


2.3.2. Cách thức sử dụng biện pháp so sánh khi dạy bài thơ “Vội vàng”
(So sánh lịch đại và đồng dại) ...................................................................... 78
Tiểu kết 2 ..................................................................................................... 90
Chƣơng 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 91
3.1. Những vấn đề chung .............................................................................. 91
3.1.1. Yêu cầu thực nghiệm .......................................................................... 91
3.1.2. Mục đích của việc thực nghiệm .......................................................... 91
3.1.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm ....................................................... 91
3.1.4. Nội dung, phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................. 91
3.2. Thiết kế bài soạn thực nghiệm ............................................................... 92
3.3. Kết quả thực nghiệm .............................................................................107
3.3.1. Nhận xét giáo án đối chứng ................................................................107
3.3.2. Nhận xét giáo án thực nghiệm ............................................................108
3.3.3. Kết quả thực nghiệm...........................................................................108
Tiểu kết 3 .....................................................................................................110
KẾT LUẬN .................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................113

-6-


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPDH

Biện pháp dạy học

ĐC

Đối chứng


DH

Dạy học

ĐHSPHN

Đại học sư phạm Hà Nội

GS

Giáo sư

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NSND

Nghệ sỹ nhân dân

PGS. TS

Phó giáo sư tiến sĩ

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TPVC

Tác phẩm văn chương

VH

Văn học

VHVN

Văn học Việt nam

-3-



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Bảng thống kê việc sử dụng biện pháp so sánh trong giáo án
dạy bài thơ “Vội vàng”. ............................................................................

24

Bảng 1.2: Bảng thống kê tình trạng học văn, học bài thơ “Vội vàng” của HS.

25

Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả bài viết của học sinh sau khi học bài
thơ “Vội vàng”. ........................................................................................

-4-

109


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI là bước vào một thế kỷ của khoa học kỹ thuật,
của công nghệ thông tin. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự
gia tăng như thác lũ của lượng thông tin đòi hỏi con người phải có cách ứng
sử khoa học kỹ năng thích hợp hơn so với thời đại trước. Con người muốn tồn
tại, muốn hoà nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những
thành viên năng động, tích cực, sáng tạo, có óc quan sát nhạy bén, trí tuệ linh
hoạt, có thái độ lựa chọn thông tin và hiểu thông tin một cách sáng tạo. Đáp
ứng yêu cầu đó của xã hội, nhiệm vụ hiện đại hoá giáo dục được đặt ra như
một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển giáo dục, trong

đó đổi mới nội dung phương pháp dạy và học là vấn đề then chốt trong chiến
lược: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình
dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
nhất là sinh viên đại học” (Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1997, tr.4).
Trên tinh thần đó, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về giáo
dục đào tạo đã nhấn mạnh “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ
và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học
vấn… ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc
gia 2001, tr108,109).
Như vậy trên con đường hội nhập với thế giới, Đảng, Nhà nước ta đặc
biệt chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó yêu
cầu phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là vấn đề
then chốt.

-7-


Gần đây nhất, trong lần thay sách giáo khoa Ngữ văn 2006, việc đổi
mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương
pháp dạy học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới
có thể tạo được sự đổi mới trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người
năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều
nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Môn Văn vừa nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội và nhân
văn, bộ môn thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ, vừa là một bộ môn có tính chất
công cụ. Nó không những nuôi dưỡng tâm hồn mà còn giúp con người hình

thành và phát triển và hoàn thiện nhân cách. Dạy Văn có thể coi là một nghệ
thuật, nghệ thuật cảm thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm
hồn, là khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ. Người giáo viên là chiếc cầu nối
không thể thiếu để học sinh đến được với những giá trị đích thực của tác phẩm
văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm của mình, người
thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng
thú, khơi dậy niềm đam mê và tình yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí
xứng đáng trong hành trang tri thức của các em. Cũng từ đây, các em sẽ lớn
dần lên qua những giờ dạy Văn hiệu quả ấy, bởi văn học có khả năng thanh lọc
tâm hồn con người, thấy yêu đời, yêu người và hoàn thiện mình hơn.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, khối lượng thơ lãng
mạn khá lớn nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết.
Nó có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức,
nhân cách cho học sinh trong thời đại mới.
Thơ lãng mạn- phong trào Thơ Mới (1930-1945) đánh dấu bước
chuyển mình của nền văn học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít
tác phẩm giai đoạn này được đánh giá ngang tầm với các tác phẩm xuất sắc
của nền văn học phương Tây hiện đại. Trong giai đoạn này, vai trò của chủ
thể sáng tạo (cái Tôi cá nhân, cá thể) in dấu ấn đậm nét và chính điều đó đã
tạo nên sự đa dạng về phong cách cũng như bút pháp nghệ thuật. Mỗi người
-8-


một quan điểm, một phong cách riêng nhưng đều đóng góp vào quá trình cách
tân, hiện đại hoá giúp cho thơ Việt nam phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn
chiều sâu, đánh dấu mốc son chói lọi trên thi đàn văn học.
Trong số những cây bút lãng mạn xuất sắc đóng góp to lớn vào sự phát
triển, trưởng thành và cách tân thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng
và của nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX nói chung được đưa vào giảng dạy ở
trường trung học phổ thông, không thể không kể tới Xuân Diệu – nhà thơ mới

nhất trong các nhà Thơ Mới. Một nhà thơ lãng mạn số một của văn học Việt
Nam lúc bấy giờ, ông hoàng của thơ tình. Ông là một trong số không nhiều
nhà thơ đã có nhiều cống hiến cho nền văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Mỗi
trang viết của ông đều thể hiện dạt dào cảm xúc, sự táo bạo, mới lạ... Xuân
Diệu đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với nhiều thể loại: Thơ, văn xuôi,
tiểu luận, phê bình, dịch thuật. Văn nghiệp của Xuân Diệu trải qua hai giai
đoạn, trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám Ông
xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông
được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ
Đức. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật (đợt I).
Xuân Diệu và tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy từ sau năm
1980 cùng một số nhà thơ cùng thời một họ dần dần đã có chỗ đứng trong
chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ
trước lại đây, học sinh được học nhiều hơn về Xuân Diệu, học tới 5 tiết ở lớp
11 (sau Nam Cao; bằng Tố Hữu và ngang bằng Nguyễn Tuân), trong đó bài
thơ "Vội vàng" rút ra từ tập “Thơ thơ” in năm 1938, được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện nay là tác phẩm có nhiều mới, lạ và
độc đáo. Bài thơ tập trung cao nhất niềm khát khao giao cảm với đời đến
cuống quýt; là hồn thơ hăm hở, sôi nổi, yêu đời yêu sống đến cuồng nhiệt; là
cái khát vọng của mình giữa tuổi trẻ và xuân tình; là một cảm xúc triết học
một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Mà để chiếm lĩnh, cảm nhận được những
-9-


niềm cảm xúc đó và cảm nhận được cái mới mẻ xưa nay chưa từng có trong
tác phẩm vậy phải tìm đến biện pháp dạy học so sánh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng biện
pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông”.
2. Lịch sử vấn đề

Xuân Diệu một tác gia lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện
đại Việt nam. Hơn nửa thế kỷ cầm bút ông đã để lại cho đời một di sản văn
học đồ sộ. Thực tế cho thấy các tác phẩm của Xuân Diệu ngay từ khi mới ra
đời đã gây xôn xao dư luận bởi trong thơ ông một phong cách mới, lạ, độc
đáo một phong cách rất Tây. Tác phẩm của ông được nhiều thế hệ đón nhận
với niềm say mê, yêu thích, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Những
tác phẩm ấy đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Xuân Diệu, về
biện pháp giảng dạy thơ Xuân Diệu.
2.1. Nghiên cứu của chuyên ngành văn học Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám
- Thế Lữ giới thiệu tập “Thơ thơ”(1938) của Xuân Diệu: “Xuân Diệu là
một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất
của một tấm lòng trần gian… ”
- Năm 1941, trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”NXB Văn học,2003, Hoài
Thanh đã ca ngợi Xuân Diệu là một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
- Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”(Hà Nội tân
dân, 1942) đã khẳng định: “Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất
trong tất cả thơ mới”. Và trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu”, Dương
Quảng Hàm có đánh giá tập “Thơ thơ”: “Thơ thơ là một tập thơ chan chứa
tình cảm lãng mạn, trong đó có nhiều từ mới lạ, tỏ ra tác giả thật có tâm hồn
thi sĩ nhưng cũng có nhiều câu vụng về, non nớt chứng tỏ tác giả chưa lão
luyện về kĩ thuật của nghề thơ”[tr.18 - 82].

- 10 -


Sau Cách mạng tháng Tám năm đến năm 1975
Phong trào Thơ mới nói chung, thơ ca Xuân Diệu nói riêng trở thành
đối tượng bị phê phán, công kích.

Mãi đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các công trình
nghiên cứu đề cập đến thơ ca Xuân Diệu mới xuất hiện.
- Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”(công trình tập thể), các tác giả
Mã Giang Lân, Nguyễn Văn Long coi Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất ở
giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới.
Giữa những năm 1975 đến nay
- Trong cuốn “Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm” của Lưu Khánh
Thơ tuyển chọn và giới thiệu, cuốn sách tập hợp khá đầy đủ và tương đối có
hệ thống những bài viết về sự nghiệp văn và cuộc đời của tác giả
- Trong cuốn “Con mắt thơ”, Đỗ Lai Thúy đã phản ánh những cố gắng,
tìm tòi của các nhà nghiên cứu về phong cách và thi pháp thơ Xuân Diệu.
- Trong cuốn “Thơ mới những bước thăng trầm”, tác giả Lê Đình Kỵ đã
thể hiện tâm hồn nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ
thuật của ông.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có những công trình khác
như: “Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca”(do Huy Cận và Hà Minh
Đức chủ biên), “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945”(qua
“Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”) của Lý Hoài Thu, luận án tiến sĩ “Thế
giới nghệ thuật thơ ca Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945” của tác
giả Lê Quang Hưng, và cuốn “Ba đỉnh cao Thơ mới” của Chu Văn Sơn.
Ngoài ra còn một số bài viết như: “Trường nghĩa của từ yêu trong thơ
Xuân Diệu (So sánh với Nguyễn Bính)” Của Vũ Thi Ân Báo Ngôn ngữ số 9 [tr.
27-37]- 2003; “Hư từ và giá trị biểu đạt của hư từ trong bài thơ “Vội vàng”Xuân Diệu” của Bùi Thanh Hoa-Tạp chí khoa học số 2 [tr. 42-45] 2005;…
Tóm lại, Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới nói riêng
và nền văn học hiện đại nói chung. Xuân Diệu đã là một mảnh đất nghiên cứu
- 11 -


lớn cho nhiều nhà nghiên cứu và sẽ còn nhiều vấn đề được khai thác và tìm
hiểu ở tác giả này qua những tác phẩm của ông.

2.2. Nghiên cứu của chuyên ngành phƣơng pháp
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về việc giảng dạy thơ văn của
Xuân Diệu trong nhà trường cũng đã có những đóng góp đáng kể: “Phương
pháp dạy học văn chương trong nhà trường” của PGS.TS.Nguyễn Viết Chữ
đã gợi ý phân tích tác phẩm “Thơ duyên” và “Vội vàng” của Xuân Diệu”;;
“Thiết kế bài giảng ngữ văn 11” của Nguyễn Văn Đường…
Ngoài ra còn có một số khóa luận như: “Phương pháp phân tích tác
phẩm trữ tình của Xuân Diệu trong nhà trường PT” của Nguyễn Kim Hằng,
“Một số phương pháp và biện pháp dạy học thơ lãng mạn của Xuân Diệu
trong chương trình lớp11 THPT” của Nguyễn Thị Mai Phương, luận văn thạc
sĩ “Hướng dạy học mới bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu” của Trương Văn
Thắng, “Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp” của Nguyễn
Thị Lượm…
Về biện pháp dạy học so sánh cũng có một số công trình nghiên cứu
như: cuốn “Phương pháp dạy học văn” của GS. Phan Trọng Luận; Luận văn
thạc sỹ “So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam)
và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản)” của nguyễn Thị Thuỳ Dương; sáng kiến
kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học Ngữ
văn 7” và “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương từ tư duy hệ thống”
của TS. Nguyễn Ái Học đã so sánh thời gian trong thơ Xuân Diệu và thời gian
trong thơ Hàn Mạc Tử trong bài “dạy “Đây thôn Vĩ Dạ” từ tư duy hệ thống...
Đã có nhiều luận văn về Xuân Diệu, biện pháp dạy học thơ Xuân Diệu,
song vẫn chưa có ai nghiên cứu vận dụng biện pháp dạy học so sánh trong dạy
thơ Xuân Diệu ở trường phổ thông. Hơn nữa, việc cảm nhận thơ Xuân Diệu
đối với học sinh trong nhà trường trung học phổ thông luôn là một khó khăn
chính vì vậy để tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh chúng tôi đi nghiên cứu

- 12 -



cụ thể hơn về việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở
trường trung học phổ thông.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu lớp 11 cơ bản
và thiết kế phương án dạy học với biện pháp đó.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp dạy học so sánh.
Tác gia và tác phẩm Xuân Diệu.
Tác giả và tác phẩm Nguyễn Bính.
Thơ Trung đại.
Sách ngữ văn 11
Phong trào Thơ mới
5. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong trường
trung học phổ thông để nâng cao khả năng cảm nhận thơ Xuân Diệu.
6. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở trường trung học phổ
thông (lớp 11 cơ bản).
7. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở lớp 11
cơ bản sẽ nâng cao khả năng cảm nhận thơ Xuân Diệu của học sinh trung học
phổ thông.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lí
luận của việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở
trường trung học phổ thông.
- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học thơ Xuân Diệu trong trường
trung học phổ thông.

- 13 -



- Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong sách
giáo khoa Ngữ văn 11 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông.
- Thiết kế phương án dạy học cho bài thơ “Vội vàng” - Xuân Diệu Ngữ văn 11 cơ bản có sử dụng biện pháp so sánh.
- Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng
biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu trong sách giáo khoa ngữ văm
11 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng biện pháp nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề
tài để xác định cơ sở lí luận của đề tài.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra giáo dục, sử dụng phương pháp này để khảo sát tình hình dạy
học ngữ văn nói chung, dạy học bằng biện pháp so sánh nói riêng ở một số
trường trung học phổ thông trong tỉnh Bắc Giang thông qua hình thức phiếu
hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh. Từ biện pháp này, người viết
sẽ có được những số liệu thực tế của vấn đề nghiên cứu.
- Quan sát sư phạm: phương pháp này được sử dụng trong quá trình dự
giờ giáo viên.
- Tọa đàm với giáo viên về biện pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy
học sử dụng biện pháp so sánh trong dạy Ngữ văn nói riêng.
- Thực nghiệm sư phạm: sử dụng biện pháp này để kiểm nghiệm tính khoa
học, khả thi, hiệu quả của biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu.
9.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê trong quá trình nghiên cứu với mục
đích xử lí số liệu điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm.
9.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu được sử dụng trong luận văn với mục đích làm nổi
bật những ưu thế của việc sử biện pháp so sánh khi giảng dạy thơ Xuân Diệu

với các biện pháp khác.

- 14 -


9.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống đặt tác phẩm được nghiên
cứu và các biện pháp giảng dạy vào hệ thống mang tính đặc thù, từ đó có điều
kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn đối tượng.
Hệ thống hóa lại những ý kiến đánh giá của người đi trước, cùng với sự
tìm hiểu, cảm nhận của bản thân, chúng tôi phân tích các vấn đề liên quan tới
biện pháp so sánh vận dụng vào dạy học thơ Xuân Diệu trong trường trung
học phổ thông nhằm làm nổi bật đặc điểm riêng nhà thơ lãng mạn này. Chọn
một tác phẩm giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông (lớp 11) để
tìm ra hướng khơi gợi làm tăng hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận văn bản.
Các phương pháp nghiên cứu trên không tồn tại độc lập mà luôn có sự đan
xen, hỗ trợ nhau trong quá trình nghiên cứu tạo ra sự cộng hưởng về hiệu quả.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp so sánh trong dạy
học văn ở trường trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học thơ Xuân Diệu ở
trường trung học phổ thông.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.

- 15 -


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG
DẠY HỌC VĂN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
Thuyết trình kiểu so sánh, tổng hợp: Nếu nội dung của vấn đề trình bày
chứa đựng những mặt tương phản thì giáo viên cần xác định những tiêu chí để
so sánh từng mặt, thuộc tính hoặc quan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau
nhằm rút ra kết luận cho từng tiêu chí so sánh. Mặt khác, giáo viên có thể sử
dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra kết luận nhằm góp phần làm
tăng tính chính xác và tính thuyết phục của vấn đề.
1.1.1. Biện pháp dạy học so sánh
1.1.1.1. So sánh
Khái niệm so sánh
So sánh chính là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp
con người tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra
đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức sâu
sắc và làm nổi bật đối tượng.
Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách
hiểu về so sánh là:“nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và
khác nhau hoặc sự hơn kém” [30, tr.861]. Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt
hiện đại” của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái niệm so sánh là việc “đặt hai
hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự
giống và khác nhau giữa chúng”[13, tr.294]. Cuốn “Giáo trình tâm lí học đại
cương”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh
“là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối
tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)”[49, tr.116]. Như vậy, cách hiểu về so
sánh của “Từ điển Tiếng Việt”, của tác giả Hữu Đạt và của giáo trình tâm lí
học đại cương đều có quan điểm chung về so sánh là để thấy sự giống và khác
- 16 -



nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự
vật, hiện tượng.
Cuốn “Lôgic học” của tác giả Phan Trọng Hoà tuy không trực tiếp bàn
về so sánh, nhưng đã bàn đến việc đem so sánh các sự vật, hiện tượng với
nhau mà hình thành các phán đoán, nhận xét. Chẳng hạn, để hình thành khái
niệm niệm “nước”, con người phải trải qua một quá trình phân tích, so sánh,
đối chiếu nó với một số chất khác gần gũi với nó như “không khí”, “mực”,
“dầu”,” “rượu trắng”… và cuối cùng người ta rút ra một số nhận xét “nước
trong suốt”, “nước không có màu”, “nước không có mùi”, “nước không có
vị”… [19, tr.46]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic dùng để rút ra các phán
đoán, nhận xét để nhận thức đối tượng được cụ thể. Và để so sánh, người ta
phải dựa trên cùng một tiêu chí, nếu khác tiêu chí, so sánh sẽ trở nên khập
khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn đến nhận xét, đánh giá sai lệch.
Tác giả Ngô Doãn Tá trong “Giáo trình lôgic học” đưa ra ba dạng định
nghĩa bằng so sánh: so sánh tương đồng, so sánh ngược, so sánh khác biệt
[46, tr.69- 70]. Như vậy so sánh là thao tác lôgic đem đối tượng này đặt cạnh
đối tượng khác vạch ra các dấu hiệu “tương tự dấu hiệu cơ bản của đối tượng
trong các đối tượng khác” hay “dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng cần định
nghĩa nhưng lại có trong đối tượng dùng để so sánh với nó khi định nghĩa”.
Từ đó chúng ta có thể hiểu muốn nhận thức đối tượng sâu sắc cần so sánh, đặt nó
với đối tượng khác.
Trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 6 thì “So sánh là đối chiếu sự vật,
sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, nhằm tăng sức gợi
hình gợi cảm cho sự diễn đạt”.
Trong thực tế đời sống, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta rất hay
dùng biện pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm riêng, những nét
riêng độc đáo của một đối tượng nào đó. Như thế, so sánh là một thao tác
nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để
thấy sự giống và khác nhau. So sánh cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà

- 17 -


trường phổ thông như một thao tác chủ đạo. Đây là một thao tác thúc đẩy quá
trình vận động tư duy để tìm tòi cái mới.
Tác dụng của biện pháp so sánh
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc
được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc
của người nói hay người nghe.
Chẳng hạn để giúp người nghe hình dung rõ sự vật, đối tượng người nói
có thể lấy những sự vật, đối tượng có những nét tương đồng để so sánh: Khi
miêu tả con mèo người nói có thể lấy những hình ảnh của con hổ để so sánh,
muốn diễn tả hoạt động của mèo có thể so sánh với một số con vật khác có nét
tương đồng, nhưng cũng có khi lấy những nét khác biệt để so sánh làm nổi bật
đối tượng...
1.1.1.2. Biện pháp so sánh trong dạy học
Trong dạy học ở các cấp học nói chung và ở trường trung học phổ
thông nói riêng biện pháp so sánh được sử dụng tương đối rộng dãi. Bởi để
tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh ngoài các biện pháp dạy học tích cực
khác thì biện pháp so sánh là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao
trong dạy học. Để nắm bài sâu sắc giáo viên có thể so sánh đối chiếu các bài,
các sự vật hiện tượng có những nét tương đồng để học sinh nắm bài vững
hơn...ở bất kỳ môn học nào...
1.1.2. Biện pháp so sánh trong dạy học văn
1.1.2.1. Khái niệm biện pháp dạy học so sánh trong dạy học văn
Biện pháp so sánh trong văn chương là so sánh đối chiếu tác phẩm với tác
phẩm, giai đoạn với giai đoạn: hình tượng; nội dung; nghệ thuật: tình tiết, sự kiện
nhân vật ngôn từ, các biện pháp tu từ,...để bật lên sự giồng và khác nhau của đối
tượng làm cho giờ học đạt hiệu quả cao, tạo sự hứng thú học sinh.
1.1.2.2.Tác dụng của biện pháp dạy học so sánh trong dạy học văn

Trong phân tích văn học, so sánh đã trở thành một biện pháp khá phổ
biến. So sánh không giới hạn mà có thể sử dụng so sánh rộng rãi nhiều mặt.
- 18 -


Theo khảo sát công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của một
số nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình nhận thấy biện pháp so sánh được sử dụng
rộng rãi và có hiệu lực thực sự. Đọc Hoài Thanh, nhà phê bình văn học nửa thế
kỷ nay, ta thấy biện pháp so sánh đặc biệt đã được sử dụng một cách tài tình và
linh hoạt. Các nhà văn, nhà thơ Nam Cao, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,… trong
những bài phê bình, phân tích văn học của mình luôn sử dụng biện pháp so sánh
để phát hiện những vẻ đẹp độc đáo của bài văn bài thơ.
Có thể nhận thấy một cách rõ ràng là tuy mục đích và nhất là kết quả có
thể rất khác nhau nhưng trong phân tích văn học biện pháp so sánh khá phổ
biến và giới hạn của so sánh thì đa diện.
Rất nhiều công trình phê bình, nghiên cứu khoa học có giá trị của một
số nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình quen thuộc khác chúng ta thấy biện
pháp so sánh đặc biệt đã được sử dụng một cách tài tình và linh hoạt. Những
nhà văn, nhà thơ nhà phê bình nghiên cứu Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài
Thanh, Hoài Chân... trong những bài phê bình, phân tích văn học của mình
cũng đã luôn sử dụng biện pháp so sánh để phát hiện vẻ đẹp độc đáo của bài
văn, bài thơ.
Ngày nay, biện pháp so sánh Văn học đã vượt quá giới hạn và tính chất
của một phương pháp khoa học để trở thành một khuynh hướng, một trào lưu
nghiên cứu văn học ở nhiều nước. Ở đây, chỉ giới hạn vấn đề trong phạm vi
một phương pháp văn học. Trong thực tế so sánh nghiên cứu phê bình lí luận
cũng như giảng dạy văn học trở thành một biện pháp có hiệu lực và khá quen
thuộc của nhiều nhà khoa học có kinh nghiệm. Mặc dù chưa được công nhận
trong các công trình biện pháp phân tích văn học, thậm chí ngay cả trong ý
thức của bản thân những người sử dụng nó lấy đó làm một công cụ có hiệu

lực thực sự. Chúng ta cần trả nó về đúng vị trí ban đầu của nó trong các công
trình lí luận về biện pháp phân tích văn học trong cũng như ngoài nhà trường.
Có thể thấy gắn với việc dạy học văn trong nhà thường phổ thông thì so
sánh trong dạy học có một vai trò quan trọng.
- 19 -


Giáo viên sẽ cung cấp được cho học sinh những kiến thức không chỉ
trong tác phẩm mà còn ngoài tác phẩm. Đặc biệt khi sử dụng biện pháp so
sánh lịch đại học sinh sẽ nắm rõ hơn tiến trình phát triển của văn học. Khi sử
dụng biện pháp so sánh đồng đại học sinh sẽ nắm khái quát, tổng hợp và mở
rộng kiến thức.
Nhưng giáo viên dạy văn học so sánh cần phải đảm bảo được những
yêu cầu sau: Thứ nhất, nắm vững, sâu sắc kiến thức trong bài mình định dạy.
Thứ hai, nắm, thông hiểu kiến thức ngoài văn bản để vận dụng biện pháp so
sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau trong văn bản. thứ ba, nội dung đem ra
phải vừa phải vừa sức phù hợp, không xa rời văn bản và thời lượng giảng dạy.
Đối với học sinh thì cần chuẩn bị bài kỹ theo câu hỏi sách giáo khoa và
của giáo viên hướng dẫn.
1.1.3.3. Những nguyên tắc so sánh trong dạy học văn
Giới hạn của so sánh trong phân tích tác phẩm văn học theo GS. Phan
Trọng Luận phải dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và những mối quan hệ
hữu cơ vốn có của tác phẩm với cuộc sống sản sinh, nuôi dưỡng nó. Cho nên
so sánh trong phân tích văn học thật đa dạng và phong phú. Tuy vậy, khả
năng và giới hạn của so sánh không phải là chuyện có thể tuỳ tiện, chủ quan.
Việc so sánh luôn được xác định trên những cơ sở những nguyên tắc chặt chẽ.
Trên thực tế phê bình văn học cũng như giảng văn không phải là hiếm những
hiện tượng lạm dụng so sánh làm cho hiệu quả phân tích không được như
mong muốn mà còn gây hoài nghi đối với bàn thân phương pháp so sánh vốn
có những cơ sở khoa học xác đáng.

Nếu lạm dụng so sánh dẫn tới hiện tượng thoát li tác phẩm; và việc
phân tích văn học đi sang lĩnh vực xã hội học dung tục. Những khuynh hướng
lệch lạc vượt quá giới hạn cho phép đều bắt nguồn từ sự vi phạm những
nguyên tắc khách quan đã xác định.
Một nguyên tắc hàng đầu trong so sánh văn học là không được lấy nội
dung thay thế cho việc khám phá, phân tích tác phẩm. So sánh không phải là
- 20 -


mục đích, so sánh chỉ là phương tiện, là con đường đi vào tác phẩm. Chính sự
bất lực trước tác phẩm mà nhiều người lạm dụng việc so sánh tác phẩm với
yếu tố ngoài tác phẩm. Như vậy nhu cầu biểu hiện, khám phá bản thân tác
phẩm lại không được thoả mãn.
Nguyên tắc thứ hai là khi liên hệ so sánh ngoài tác phẩm không được
làm dứt mối với đường dây chủ đề của tác phẩm. Liên tưởng vốn là một hiện
tượng rất chủ quan. Một liên tưởng vượt quá giới hạn sẽ biến phân tích thành
một công việc bình luận không căn cứ. Có trường hợp người phân tích đi rất
sâu, rất rộng, rất xa bằng cách so sánh với nhiều tác phẩm cổ kim, nhiều tác
phẩm gần gũi hoặc đối lập về chủ đề nhưng bạn đọc vẫn cảm thấy có thể chấp
nhận được.
Một nguyên tắc rất quan trọng nữa trong so sánh là khi so sánh phải tôn
trọng tính chỉnh thể của bài văn. Trong phân tích không được tách chọn một
từ ngữ, một chi tiết, một hình ảnh ra khỏi chính thể để so sánh với các yếu tố
ít liên quan với tác phẩm rồi bình luận một cách chủ quan, xa rời chủ đề của
tác phẩm.
1.1.3.4. Giới hạn so sánh trong dạy học văn
Trong phân tích văn học phạm vi của so sánh khá rộng rãi. Theo GS.
Phan Trọng Luận có thể chia so sánh thành ba nhóm chính như sau:
Nhóm so sánh thứ nhất
So sánh đối tượng phân tích với những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề,

cùng mô típ nhưng khác nhau về loại hinh. Có thể so sánh một tác phẩm trong
nhà trường với một kịch bản hay một sáng tác đã được chuyển thể có thể là
phim ảnh,… có thể mang so sánh với tác phẩm đã được sân khấu hoá. So sánh
vậy càng làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm đang phân tích vừa làm
sáng rõ đặc thù về loại hình. Ở các nước khoa học kĩ thuật phát triển trong
việc giảng văn, người ta sử dụng một cách rộng rãi và thành công bằng
phương tiện màn ảnh, tivi, những bức tranh minh hoạ nghệ thuật có giá trị.
Thế giới thẩm mỹ của học sinh không những được phát triển một cách tự
- 21 -


nhiên và phong phú mà bản thân việc phân tích tác phẩm cũng được thuận lợi
sâu sắc hơn.
Nhóm so sánh thứ hai
So sánh đối tượng phân tích với cuộc sống lớn và nhỏ của tác phẩm.
Việc so sánh này không những là để khám phá vẻ đẹp riêng của tác phẩm mà
còn là vấn đề vận dụng cụ thể của phương pháp luận Mác xít vào việc nghiên
cứu tác phẩm văn học cụ thể.
Những mối liên hệ này thật đa dạng vì đó là bản thân cuộc sống sản
sinh ra tác phẩm, nơi tác phẩm đi đến và có cuộc sống đích thực của nó trong
lòng công chúng.
Có khi so sánh trực tiếp với sự kiện thực làm cơ sở cho tác phẩm. Khi
phân tích “Chí Phèo” so sánh nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến với các nguyên
mẫu mà Nam Cao đã sử dụng. Khi phân tích “Những ngày thơ ấu” mà không
so sánh sự kiện của bản thân tác giả thì mất hẳn sự hấp dẫn của tác phẩm
Có khi cũng cần so sánh nhân vật trong tác phẩm với nguyên mẫu: Khi
phân tích mẹ Tơm trong thơ Tố Hữu so sánh với mẹ Tơm có thật và những
mẹ Tơm khác trong cuộc đời. Đó cũng là việc làm quen thuộc với các nhà
giáo có kinh nghiệm; khi phân tích tác phẩm “Bà mẹ”. Hay khi phân tích
“Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, chúng ta không thể không đối chiếu

với cuộc đời thực của người mẹ anh hùng, chị Út Tịch, trong thực tiễn đấu
tranh cách mạng miền Nam. Hay khi phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của
Hàn Mạc Tử không thể không liên tưởng đến Hoàng Cúc- là tứ thơ cho Hàn
Mạc Tử sáng tác bài thơ này,…
Có khi so sánh nội dung tác phẩm với những sự kiện hay nhân vật điển
hình của thời đại. Việc so sánh như vậy không những giúp học sinh hiểu được
bản thân tác phẩm mà còn khơi sâu được giá trị khái quát của hình tượng nhân
vật hay ý nghĩa tiêu biểu của tư tưởng trong tác phẩm. Dạy những tác phẩm
cách mạng nếu không đem so sánh với con người cộng sản trong cuộc đấu

- 22 -


tranh sinh tử để bảo vệ quê hương đất, chắc hẳn là một thiếu sót không nhỏ về
phương pháp và quan điểm thực tiễn.
Cũng có thể phân tích bằng cách so sánh với những tác phẩm cùng chủ
đề, cùng đề tài của bản thân tác giả hoặc của những tác giả khác. Phân tích
một số bài thơ Xuân Diệu đã có thể so sánh với thơ văn Việt Nam với một số
nhà thơ trung đại, nhà thơ cùng thời. Chẳng hạn khi phân tích bài thơ “Vội
vàng” của Xuân Diệu chúng ta có thể so sánh với một số tác phẩm có cùng đề
tài tình yêu như “Chân quê” của Nguyễn Bính hay “Đây thôn Vĩ Dạ” của
Hàn Mạc Tử,… để thấy được cùng là đề tài tình yêu nhưng mỗi tác giả lại có
một quan điểm, một cách thể hiện riêng. So sánh những bài thơ sáng tác trong
những thời điểm khác nhau của một tác giả cũng cần làm rõ sự chuyển biến
hay sự phát triển trong quan niệm sáng tác cũng như thế giới quan của nhà
văn thể hiện trong tác phẩm. Giảng “Tiếng hát sông Hương” của Tố Hữu,
nhiều giáo viên đã làm công việc so sánh với “Đời mưa gió” của Khải Hưng
để hiểu rõ hơn quan điểm sáng tác và nhân sinh quan của nhà thơ cộng sản
qua bài thơ này.
Nhóm so sánh thứ ba

Nhóm so sánh những yếu tố trong bản thân tác phẩm. Như chúng ta đã
biết những yếu tốc hợp thành bản thân tác phẩm vốn là một tập hợp, một hệ
thống nhiều yếu tố hữu hình và vô hình, của nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô.
Phân tích bằng con đường so sánh những mối liên hệ phức tạp và đa dạng
giữa các yếu tố đó cũng là cách phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.
Phương pháp hệ thống trong giảng văn của Đái Xuân Ninh cũng căn cứ vào
đặc điểm đó của tác phẩm văn học. Mối liên hệ giữa các yếu tố đó được phân
loại theo nhiều tầng lớp. Có thể so sánh các từ, các tập hợp từ, các hình tượng,
các chi tiết, các chặng kết cấu khác nhau của tác phẩm. Có khi là sự so sánh
giữa các phần trong kết cấu của tác phẩm. Khi phân tích “Vợ chồng A Phủ”
của Tô Hoài, chúng ta thấy tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện rõ nét
qua các chặng phát triển của nhân vật A Phủ và Mỵ. Cuộc đời của họ trải qua
- 23 -


nhiều tủi nhục dưới ách của bọn thống lý Pá Tra đến những ngày tự phát đứng
lên xây dựng cuộc sống có vợ có chồng ở Hòn Ngài cho đến chặng đường
được thực sự giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
GS. Phan Trọng Luận đã hệ thống hoá các nhóm liên hệ so sánh để
phân tích tác phẩm như sau:
Nhóm 1
+ Tác phẩm gần gũi hoặc khác biệt:
(Đề tài)
(Tác giả)
+ Cùng hoặc khác thời điểm sáng tác:
Loại hình
Tranh minh hoạ
Sân khấu
Màn ảnh
Nhạc...

Tác phẩm văn chương
Nhóm 2
Thời đại

(Sự kiện thật)

Cuộc sống

(Người thật)
(Nguyên Mẫu)
(Điển hình)

Tác giả

(Tự truyện)
(Hoàn Cảnh sáng tác)

Nhóm 3
Trong tác phẩm:
Quan hệ từ
Quan hệ câu
Quan hệ hình tượng
Quan hệ kết cấu
- 24 -


Quan hệ sự kiện chi tiết
Quan hệ các tuyến nhân vật
Quan hệ của nhân vật chung quanh
Quan hệ nội tâm với ngoại hình nhân vật

Quan hệ nhân vật với tác giả
...
Khi nhắc đến phương pháp nghiên cứu của Lênin, N.K.Krupxkaia có
viết: “Lấy những tác phẩm của Mác có phân tích những tình huống tương tự,
đem phân tích tỉ mỉ các tình huống tương tự, đem phân tích tỉ mỉ các tình
huống đó, so sánh với các yếu tố đã thể nghiệm, vạch ra chỗ giống nhau và
khác nhau. Đó là phương pháp của Lênin”
Dĩ nhiên, giữa phân tích khoa học, xã hội và văn học có những chỗ
khác biệt nhưng trong hoạt động nhận thức biện pháp so sánh nếu được sử
dụng một cách thích hợp với đối tượng phân tích, chắc chắn sẽ đưa đến hiệu
quả tốt đẹp. So sánh là một trong những biện pháp quen thuộc và hữu hiệu
trong phân tích văn học cũng được hoàn thiện trong thực tiễn nghiên cứu,
giảng dạy văn học làm sao cho việc phân tích và giảng dạy văn học vừa có
tính khoa học nghiêm ngặt vừa có tính nghệ thuật đậm đà.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy văn, học văn ở nhà trường trung học phổ thông
Văn học là bộ môn nghệ thuật dễ lôi cuốn và hấp dẫn song không thể
phủ nhận một thực tế đáng buồn: Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước học sinh càng lên lớp trên càng không có hứng thú học văn, đó
là mối băn khoăn không chỉ riêng của nhà giáo và ngành giáo dục mà đã trở
thành mối quan tâm chung của xã hội. Giờ học văn không hứng thú, học sinh
lạnh lùng thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong bài văn. Những tâm tư tình
cảm, số phận của các nhân vật ít nhận được sự đồng cảm của học sinh qua
những giờ giảng văn trong nhà trường ([tr.128] – phương pháp dạy học Văn).
Theo thống kê mới nhất về kỳ thi đại học, trong số 64000 hồ sơ dự thi chỉ có
- 25 -


rất ít hồ sơ đăng ký thi khối C. Theo điều tra của Viện Khoa học Giáo dục
năm 2007 trên khoảng 4000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thong

ở các địa phương trong toàn quốc, số học sinh không hứng thú với việc học
tập môn Ngữ văn chiếm tới 47,6%, số học sinh hứng thú với môn học chỉ
chiếm 13,8%, số còn lại 40,6% cảm thấy bình thường. [19.tr.66].
Nguyên nhân ở đâu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không
hứng thú khi học môn văn của học sinh hiện nay trong đó phải kể tới phương
pháp dạy của giáo viên còn nhiều hạn chế, bài giảng chưa sâu, chỉ phân tích,
bình dập khuôn máy móc, chung chung ít so sánh khi giảng dạy khiến các em
còn thờ ơ trong giờ giảng văn…
Khảo sát tình hình thực tế học sinh lớp 11 ở 3 trường trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang: thành thị: trường THPT Lạng Giang số 1; nông thôn: trường
THPT Lạng Giang số 2, trường THPT Lạng Giang số 3: Khi phỏng vấn các
em, hầu hết các em đều trả lời không thích học môn văn. Nguyên nhân: Sự
phát triển của xã hội (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), do sự lự chọn ngành
nghề...và một nguyên nhân quan trọng là do các phương pháp giảng dạy của
giáo viên kém hứng thú hầu hết chỉ đi vào bề nổi ít đi vào chiều sâu.
Kết quả khảo sát thu được từ phiếu điều tra. (Bảng kết quả điều tra 1.2.2.8)
1.2.2. Điều tra thực trạng
1.2.2.1. Mục đích điều tra
Đánh giá chung những việc đã làm được và cả những tồn tại trong quá
trình DH.
Tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả (Định hướng phân tích
tác phẩm “Vội vàng” theo biện pháp so sánh)
1.2.2.2. Đối tượng điều tra
GV, HS lớp 11 tại một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tài liệu học tập, thiết bị phục vụ dạy học “Vội vàng”.
1.2.2.3. Phạm vi điều tra
- Việc dạy học của GV và HS lớp 11 THPT.
- 26 -



×