Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ MƠ

SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X - XV)
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ MƠ

SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X - XV)
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình tác giả thực hiện
luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt các thầy
cô thuộc chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử đã tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa
và Trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh
trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi điều tra thực tế
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thực nghiệm sư phạm. Cũng xin cảm ơn gia đình,
người thân, bạn bè, đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận
văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Học viên

Ngô Thị Mơ

i


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

CHỮ VIẾT TẮT


VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

DH

Dạy học

4

DHLS

Dạy học lịch sử

5

THPT


Trung học phổ thông

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ưu thế của infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT.................37
Bảng 1.2. Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT 39
Bảng 1.3. Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụng infographic trong
dạy học lịch sử ở trường THPT .................................................................................42
Bảng 1.4. Những hoạt động giáo viên thường tổ chức trong dạy học lịch sử khi sử
dụng infographic .......................................................................................................43
Bảng 1.5. Mong muốn của học sinh khi giáo viên thiết kế và sử dụng infographic
vào dạy học lịch sử ....................................................................................................43
Bảng 2.1. Thống kê mức độ hứng thú ở lớp đối chứng và thực nghiệm ..................87
Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm (theo nhóm điểm và tỉ lệ %) .........................................................................88
Bảng 2.3. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và đối chứng ...........88

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Nhận thức của giáo viên về infographic ...............................................36
Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng infographic của giáo viên ..........................................37
Biểu đồ 1.3. Nhận thức của giáo viên về cách phân loại infographic .......................38
Biểu đồ 1.4. Các hình thức dạy học có sử dụng infographic trong DHLS ở trường
THPT chuyên ............................................................................................................38
Biểu đồ 1.5. Mức độ hứng thú của học sinh với việc sử dụng infographic trong dạy

học lịch sử ở trường THPT .......................................................................................39
Biểu đồ 1.6. Khó khăn của giáo viên khi sử dụng infographic .................................40
trong dạy học lịch sử ở trường THPT .......................................................................40
Biểu đồ 1.7. Những thuận lợi khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở
trườngTHPT ..............................................................................................................40
Biểu đồ 1.8. Nhận thức của học sinh về infographic ................................................41
Biểu đồ 1.9. Mức độ sử dụng các công cụ trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...42

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khả năng ghi nhớ con người thông qua các giác quan ...............................3
Hình 1.2. Thời gian xử lý thông tin của não người .....................................................3
Hình 1.3. Infographic về khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 .....................................16
Hình 1.4. Infographic về Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 ...................................................19
Hình 1.5. Infographic về Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ .........................21
Hình 1.6. Infographic về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp lớn với tiến
trình lịch sử dân tộc ...................................................................................................22
Hình 1.7. Infographic về diễn biến chiến tranh giành độc lập ..................................23
của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ...............................................................................23
Hình 1.8. Infographic về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ............................24
Hình 1.9. Infographic về Ấn Độ................................................................................25
Hình 1.10. Infographic so sánh các quốc gia cổ đại .................................................26
Hình 1.11. Infographic về điều kiện tự nhiên và dân cư Ấn Độ cổ đại ....................29
Hình 2.1. Infographic về quá trình hình thành và phát triển .....................................54
Hình 2.2. Infographic về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) ..................55
Hình 2.3. Infographic về sông Bạch Đằng ................................................................56
Hình 2.4. Infographic về các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm (X – XV)57
Hình 2.5. Infographic về Lê Thánh Tông .................................................................58

Hình 2.6. Infographic về văn minh sông Hồng .........................................................62
Hình 2.7. Infographic về sự hưng thịnh của Đại Việt (X – XV) ..............................71
Hình 2.9. Phiếu học tập về sử thi Ramayana ............................................................81
Hình 2.10. Phiếu học tập về các vương triều Hồi giáo Ấn Độ .................................82

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ..........................................................................................................11
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT ... 11
1.1.1.Quan niệm về infographic và sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông .......................................................................................................11
1.1.2. Ðặc điểm của infographic ...............................................................................13
1.1.3. Phân loại infographic ......................................................................................20
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng infographic lịch sử ở trường THPT.......................... 27
1. 2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường
THPT Chuyên Hưng Yên..................................................................................................... 30
1.2.1. Khái quát tình hình sử dụng infographic trong các trường phổ thông hiện nay ..... 30
1.2.2. Thực trạng sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chuyên
Hưng Yên ..................................................................................................................33

1.2.3. Định hướng sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Chuyên Hưng Yên .....................................................................................................45
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................47
CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ X - XV) Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN HƢNG YÊN ...........................................................................48
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV lớp
10 THPT .................................................................................................................................. 48

vi


2.1.1. Vị trí ................................................................................................................48
2.1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................48
2.1.3. Nội dung cõ bản của lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) có thể và cần thiết sử
dụng infographic .......................................................................................................50
2.2. Thiết kế infographic theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ
X – thế kỉ XV) ...................................................................................................................... 51
2.2.1. Một số yêu cầu khi thiết kế infographic trong dạy học lịch sử .......................51
2.2.2.Qui trình thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT ..............52
2.2.3. Thiết kế một số infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X XV) .............................................................................................................. 54
2.3. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học
lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ....................................................................................... 59
2.4. Các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên ................................................. 60
2.4.1. Sử dụng infographic khi tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh ........60
2.4.2. Sử dụng infographic khi tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới ......63
2.4.3. Sử dụng infographic khi củng cố kiến thức đã học cho học sinh ...................74
2.4.4. Sử dụng infographic khi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh .............78
2.5. Thực nghiệm sư phạm................................................................................................... 83
2.5.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................83

2.5.2. Ðối tượng,thời gian, địa bàn thực nghiệm sư phạm ........................................83
2.5.3. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành thực nghiệm .....................84
2.5.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................85
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................94

vii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngày 25/12/2018, Bộ giáo
dục và Đào tạo chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho
các cấp từ Tiểu học tới THPT. Theo đó, tất cả các môn học ở trường phổ thông đều
hướng tới việc thực hiện mục tiêu đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
giáo dục và đào tạo thời đại mới.
Trong bối cảnh phải thích ứng với thời đại, giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch
sử cũng đang thực hiện đổi mới, không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn phải
tập trung phát huy được các năng lực của học sinh. Tuy nhiên, với lượng thông tin
quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ
ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể
hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp
thiết và infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Với đặc điểm nổi trội là
khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… infographic có thể
trở thành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả

học tập bộ môn. Những trang infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình
ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập
lịch sử - bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học vì quá dài và nhiều sự kiện với
đại đa số học sinh. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin,
có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế,
nghiên cứu và ứng dụng infographic trong dạy học lịch sử vẫn còn là một vấn đề
mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả.
Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X - XV gắn liền với sự
thành lập của các triều đại phong kiến với vai trò nền tảng cho sự phát triển của chế

1


độ phong kiến độc lập. Hiểu biết về giai đoạn lịch sử này có vai trò đặc biệt quan
trọng để giúp học sinh nhận thức, giải thích các nội dung lịch sử của các giai đoạn
tiếp sau đó. Không những thế nội dung của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV có lượng kiến thức lớn, lại có nhiều phần kiến thức hấp dẫn nhưng
dung lượng về mặt thời gian dạy học trên lớp lại bị hạn chế. Đây là cơ sở để giáo
viên có thể tổ chức thiết kế và sử dụng infographic trong dạy học để tối ưu hóa về
mặt thời gian và gây hứng thú với người học.
Việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử là một giải pháp hiệu quả
giúp học sinh học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức tốt và phát huy cá tính sáng
tạo của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
theo hướng hiện đại, khơi dậy được hứng thú học tập, tư duy sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với điều kiện nghiên cứu của bản thân, chúng
tôi chọn vấn đề: “Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên” để làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tài liệu nƣớc ngoài
Nghiên cứu về infographic là nội dung đã được đề cập đến trong một số bài

viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào lịch sử nghiên
cứu vấn đề, có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như:
Paul Martin Lester – Giáo sư ở Sở truyền thông, Đại học bang California tại
Fullerton trong nghiên cứu của mình có tựa đề Lý thuyết cú pháp của truyền thông
hình ảnh (2006) đã chỉ ra rằng hình ảnh truyền hình vượt qua mọi biên giới quốc tế,
chúng trở nên dễ hiểu hơn bởi hầu hết mọi người. Từ ngữ dễ bị lãng quên, nhưng
hình ảnh ở lại trong tâm trí. Bởi vì: Từ ngữ và hình ảnh trở thành một phương tiện
giao tiếp hiệu quả mạnh mẽ trong tâm trí. Trong cuốn sách của mình, Lester cũng
sử dụng dẫn chứng từ nghiên cứu của nhà tâm lý học giáo dục Jerome Bruner của
Đại học New York trích dẫn các nghiên cứu cho thấy mọi người chỉ nhớ 10 %
những gì họ nghe, 30 % những gì họ đọc, nhưng khoảng 80 % những gì họ thấy và

2


làm. Khi tất cả các thành viên trong xã hội dù ở nhà, ở trường và trong công việc
đều học cách sử dụng máy tính để xử lý văn bản và hình ảnh, việc chuyển đổi sẽ
được thực hiện từ xem thụ động sang sử dụng chủ động. Từ ngữ và hình ảnh sẽ trở
thành một phương thức giao tiếp mạnh mẽ và đáng nhớ.

Hình 1.1. Khả năng ghi nhớ con người thông qua các giác quan
(Nguồn: Lester, P.M., 2006)

Hình 1.2. Thời gian xử lý thông tin của não người
(Nguồn: Lester, P.M., 2006)
Daniel Adams trong bài viết “What Are Infographics and Why Are They
Important?” (2011) có đề cập đến 2 nội dung chính: Infographic là gì và tại sao
chúng quan trọng? Từ khái niệm infographic, tác giả tập trung phân tích những ưu
điểm của infographic, nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng infographic trong


3


cuộc sống hiện nay bởi “người đọc dẫn lối sống bận rộn nhịp độ nhanh không có
nhiều thời gian để giải thích dữ liệu, và vì vậy những cách thức truyền đạt thông tin
sáng tạo cần phải được khám phá. Infographic truyền đạt thông tin chính một cách
nhanh chóng. Họ thu hút sự chú ý và duy trì trọng tâm của độc giả”.
Kim Eun Sook trong bộ sách Lược sử thế giới bằng tranh, NXB Dân trí, Hà
Nội, 2017 đã biên soạn gồm 7 tập với tinh thần “học mà vui cùng infographic”.
Trong lời đề dẫn, tác giả có khẳng định: “việc học lịch sử sẽ trở nên vô cùng nhàm
chán nếu chúng ta bị buộc phải ghi nhớ thụ động hàng hàng, dãy dãy những con số,
sự kiện, những đánh giá chủ quan của người khác… Trí não chúng ta cũng sẽ lười
đi vì đã có người khác nghĩ hộ mình. Phương pháp dạy lịch sử theo kiểu “truyền
đạt – ghi nhớ” dần dà sẽ khiến ta không còn hứng khởi” [38, tr. 3]. Theo tác giả,
“chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa thời gian, tìm về “lịch sử của tất cả chúng ta” –
lịch sử thế giới” chính là infographic. Nhờ infographic với “phương pháp chủ động
tư duy, “bạn sẽ có hết thảy những hình dung sống động về quá khứ qua những lời
dẫn dắt thú vị, những hội thoại sinh động, những bức tranh tả thực… Từ đó, tự bản
thân bạn sẽ có những đánh giá, cảm nhận của riêng mình” [38, tr. 3].
Ximena Vengoechea thực hiện bộ sách Muốn học giỏi Lịch sử không? Tớ
cho cậu mượn vở, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018 với mong muốn trở thành cẩm nang
giúp học sinh phổ thông trung học học tốt hơn môn Lịch sử Thế giới. Bộ sách gồm
ba tập do các dịch giả Mai Nguyễn, Huyền Phạm chuyển ngữ. Mặc dù bộ sách
không động chạm đến khái niệm infographic nhưng cách thức thể hiện trong nội
dung 3 tập sách lại sử dụng những nguyên lý khi xây dựng infographic. Mỗi trang
sách giống như một infographic với các nội dung đưa ra đều là những ý chính,
những thông tin, dữ liệu nổi bật kết hợp với tranh vẽ minh họa, các bản đồ, niên
biểu, sơ đồ… Tác giả cũng dụng tâm phân màu cho những nội dung khác nhau để
hỗ trợ trí nhớ và duy trì hứng thú với người đọc: với những từ khóa quan trọng được
tô màu vàng, các khái niệm lịch sử đều giản lược, dễ hiểu, đóng khung và được tô

màu xanh lá cây; các nhân vật lịch sử, địa danh và ngày tháng vốn là những dữ liệu
quan trọng liên quan tới một sự kiện lịch sử được viết bằng chữ màu xanh da trời.

4


Như vậy, việc sử dụng infographic đã được đề cập đến trong nhiều công
trình nghiên cứu như một phương pháp mới trong hệ thống hóa thông tin, thậm chí
được ứng dụng trong dạy học các môn ở trường THPT. Tuy nhiên, chưa có một
công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập đến việc ứng dụng infographic vào quá
trình dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học và phát huy năng lực của học
sinh trong học tập lịch sử.
2.2. Tài liệu trong nƣớc
Bên cạnh các tác giả nước ngoài, việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng
infographic cũng là vấn đề được các học giả trong nước quan tâm. Trong đó có thể
kể đến:
Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Trần Thị Hoa Lan, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Sử
dụng Piktochart thiết kế infographic phục vụ giảng dạy địa lí, tạp chí Khoa học
trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2016. Trong bài viết bày, tác giả có khẳng định:
Infographic sẽ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho bộ môn Địa lí sau này để giáo
viên cung cấp và học sinh khai thác thông tin tích cực. Các dữ liệu sẽ được chọn lọc
và thiết kế theo mục tiêu định trước. Với mỗi vấn đề, infographic có thể chọn lựa
nhiều hướng tiếp cận khác nhau nên hoàn toàn có thể sử dụng infographic để phát
huy cá tính sáng tạo riêng của học sinh trong quá trình tự học.
Nhật Anh trong bài viết giới thiệu về Infographic – bức tranh thay ngàn lời
nói (2014) trên tạp chí STINFO do Trung tâm thông tin KH&CN thành phố Hồ Chí
Minh – Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014 đã khẳng định: Khi
con người càng tiêu tốn nhiều thời gian vào biển thông tin tràn ngập trên mạng thì
vai trò của infographic càng trở nên quan trọng. Infographic trở thành tâm điểm chú
ý như một cách để truyền những ý tưởng và thông tin phức tạp. Như chính tên gọi

của bài viết, tác giả đã phân tích chi tiết những ưu điểm làm nên điểm mạnh vượt
trội của infographic, đồng thời chỉ ra cả những điểm hạn chế của công cụ này.
Hội thảo Ứng dụng Infographic trong giảng dạy lịch sử kiến trúc của trường
Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh ngày 7/10/2017. Tại hội thảo, ThS.KTS.
Nguyễn Ngọc Sơn - giảng viên bộ môn Lý luận và lịch sử kiến trúc khẳng định:

5


Infographic là phương tiện hỗ trợ truyền đạt hiện đại, được ứng dụng rộng rãi và
phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau (giáo dục, nghệ thuật, khoa học, truyền
thông,…) tại các trường đại học Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Qua những
kiểm nghiệm khoa học nghiêm túc, infographic đang dần được ứng dụng mạnh mẽ
để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả truyền đạt một cách đơn giản, ngắn gọn và súc tích.
Tác giả cũng đã minh chứng cho quan điểm của mình qua trình bày một số ứng
dụng infographic trong việc hỗ trợ giảng dạy lịch sử kiến trúc với những hiệu quả
rất đáng ghi nhận trong một số nội dung giảng dạy cụ thể của hai môn học Lịch sử
kiến trúc phương Tây, Lịch sử kiến trúc phương Đông và Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Hưởng (Cb), Infographic ôn luyện, kiểm tra đánh giá và thi
THPT Quốc gia môn Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018. Đây là cuốn
sách lịch sử đầu tiên nhìn nhận và sử dụng infographic như một công cụ hiệu quả để
hệ thống hóa kiến thức trọng tâm, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập qua việc
tăng tính trực quan của hình ảnh.
Trần Thúy Duyên, Thiết kế và sử dụng infographic animation trong dạy học
địa lý 11, Kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh, 2017. Tác giả khẳng định: “Sự “bội thực” thông tin trong thời đại hiện nay
cũng tạo ra nhu cầu đọc nhanh, lướt qua các thông tin chính…Infographic
Animation tổng hợp thông tin theo từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem dễ
dàng hệ thống được kiến thức. Hơn nữa, mỗi kịch bản đều chú ý đến tính logic, sắp
xếp bố cục nội dung và hình ảnh sao cho bật lên các mối liên hệ nhân quả, so sánh

tương quan, liên hệ thực tiễn… Điều này hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và bồi
dưỡng tư duy logic của con người, nhất là các em HS đang trong quá trình hoàn
thiện nhận thức”. Từ nhận thức đó, tác giả nhận định: Thông qua các hình ảnh đồ
họa, hiệu ứng sinh động và sự sắp xếp ý tưởng sáng tạo, những kiến thức Địa lí
được truyền tải đến HS một cách trực quan, sinh động hơn. Nội dung bài học sẽ
không còn khô khan và nhàm chán, bên cạnh đó lại cập nhật thêm những sự kiện
Địa lí mới đang diễn ra trên thế giới, giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức và bổ sung
thêm những thông tin bổ ích bên ngoài sách giáo khoa”. Tác giả cũng nghiên cứu,

6


giới thiệu quy trình thiết kế một video clip Infographic Animation cơ bản và cách
thức sử dụng chúng hiệu quả trong dạy học Địa lí 11 [15, tr. 96].
Nguyễn Thanh Hà, Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay, Luận
văn thạc sĩ Báo chí, Hà Nội, 2015. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề của
việc sử dụng đồ họa trên các tác phẩm báo mạng điện tử. Trên cơ sở phân tích làm
rỗ những đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của thông tin đồ họa, đề tài đề xuất
một số giải pháp để nâng cao chất lượng sử dụng thông tin đồ họa trên báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay.
Trần Thị Hằng, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Phương thức kể chuyện có sử dụng
Infographics trên truyền hình, Hà Nội, 2015. Luận văn tập trung phân tích những
thành công và hạn chế của việc sử dụng thông tin đồ họa của một số kênh truyền
hình trong và ngoài nước; đồng thời cũng khẳng định việc sử dụng thông tin đồ họa
góp phần kể chuyện trên truyền hình đã có sự thay đổi và bắt kịp xu hướng thời đại.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về việc sử dụng màu sắc đồ họa,
hiệu ứng chuyển động giữa các biểu tượng, …
Trình Thị Quỳnh, Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành báo chí học, trường Đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà
Nội, 2016. Đề tài đã nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của thông tin đồ họa

(infographic) như tính đa dạng, phổ biến, phong phú, hấp dẫn, hệ thống. Đồng thời,
cũng đã chỉ ra một số hạn chế của thông tin đồ họa về kích cỡ hình ảnh, chất lượng
nội dung, chi phí in ấn,…
Ngô Thị Yến, Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình,
Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Hà Nội, 2013.
Luận văn đi sâu giải thích các khái niệm về chương trình truyền hình, thông tin đồ
họa và những thuật ngữ liên quan đến thiết kế. Luận văn còn cung cấp lịch sử hình
thành và phát triển của thông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa cho lĩnh vực
truyền hình nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các đặc điểm, vai trò, ý
nghĩa của thông tin đồ họa.

7


Những nội dung cụ thể và chi tiết khác về infographic còn được đề cập đến
trong các đề tài như: Nguyễn Thị Thiện, Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo
chí Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội, 2011; Đào Thu Trang, Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội, 2013,….
Trên thực tế, hiện nay infographic được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực báo
chí (chủ yếu và thông dụng nhất là các trang báo điện tử) nhằm đáp ứng nhu cầu
tổng hợp tin tức nhanh của những độc giả thời hiện đại. Trong một bài phỏng vấn,
ông Eric Scherer - Giám đốc chiến lược kế hoạch và hợp tác tại Agence France
Presse (Pháp) đã khẳng định: “Báo chí trực quan đang là một trong những xu
hướng không chỉ của phương tiện truyền thông truyền thống mà còn của các
phương tiện truyền thông mới. Một bức ảnh hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn
1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ” [36, tr. 39].
Như vậy, có thể thấy, infographic đang dần trở nên gần gũi và thông dụng
hơn trong cuộc sống của thời hiện đại. Nghiên cứu về tác dụng của infographic dưới

góc độ là một phương pháp mới, có ưu thế đặc biệt trong việc truyền tải thông tin và
có khả năng áp dụng vào dạy học hiện đại với tư cách là một hướng đi mới cho xu
hướng thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học là nội
dung đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu riêng lẻ của các nhà
khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc ứng dụng infographic vào giảng dạy
nói chung còn hạn chế, và giảng dạy lịch sử còn là lĩnh vực quá mới mẻ. Đây là cơ
sở quan trọng cho chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về sử dụng infographic trong dạy
học lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh vấn đề nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
đang đặt ra cấp thiết như hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu bản chất, khẳng định vai trò của infographic, đề tài đi
sâu đề xuất một số biện pháp sử dụng có hiệu quả infographic trong dạy học lịch sử

8


ở trường phổ thông. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hứng thú học tập bộ
môn.
3.2. Nhiệm vụ
Nhằm thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu lý luận về phương pháp dạy học Lịch sử, về infographic từ đó
rút ra cơ sở lý luận về việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử.
- Tìm hiểu thực tế việc dạy học lịch sử ở một số trường phổ thông.
- Thiết kế một số chủ đề infographic trong chương trình lịch sử Việt Nam
(thế kỉ X – XV)
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng infographic nhằm phát huy năng lực
của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: toàn bộ quá trình dạy học lịch sử Việt Nam.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học
nội khóa có sử dụng infographic cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp
10 trường THPT Chuyên Hưng Yên.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
giáo dục và giáo dục lịch sử.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp điều tra (khảo sát bằng phiếu hỏi)
+ Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên ở một số trường THPT về mức độ
và cách thức sử dụng infographic trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

9


+ Điều tra nhận thức và mức độ được tiếp cận của học sinh về các nội dung
lịch sử được giáo viên sử dụng infographic.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm
kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp sư phạm đã đưa ra.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về
lý luận bộ môn, về một trong những biện pháp được xem là có hiệu quả nhất trong
thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả học Lịch sử ở trường phổ thông và nâng

cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung.
6.2. Về thực tiễn
Giúp bản thân hiểu sâu sắc hơn về phương pháp dạy học Lịch sử, rèn luyện
kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng vận dụng lý luận vào dạy học của bản thân.
Thiết kế một bộ các infographic lịch sử thế giới và Việt Nam, sử dụng trong
thực tiễn dạy học.
Đề xuất một số biện pháp sử dụng infographic hiệu quả có thể vận dụng vào
thực tiễn dạy học Lịch sử ở các trường phổ thông.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 2 chương. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo, cấu trúc cụ thể của đề tài như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng infographic trong
dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương 2. Thiết kế và sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt
Nam (thế kỉ X - XV) ở trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG INFOGRAPHIC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở
trƣờng THPT

1.1.1. Quan niệm về infographic và sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông
1.1.1.1. Quan niệm về infographic
Infographic dạng sơ khai có thể được xem là được hình thành từ sớm, khi

con người biết dùng hình vẽ để biểu đạt các thông tin. Tuy nhiên, khái niệm
infographic thì lại ra đời khá muộn. Có thể nói, đến cuối thế kỷ XX, Richar Saul
Wurma – người sáng lập chương trình TED Talks – đã đề xuất từ “infographic” như
một thuật ngữ chính thức được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. The Sunday Times
là tờ báo đầu tiên áp dụng infographic vào năm 1970 và nhận được phản hồi không
mấy tích cực từ công chúng. Các infographic lúc bấy giờ bị cho là quá đơn giản,
nhấn mạnh vào tính giải trí hơn là nội dung dữ liệu. Theo thời gian, infographic
không chỉ xuất hiện trên giấy mà phát triển trên cả các phương tiện truyền thông.
Nhờ các phần mềm đồ họa hiện đại, infographic ngày càng hấp dẫn, sáng tạo và
nhanh chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới nhiều dạng
khác nhau như biểu đồ đường, dạng thanh, đồ thị… , trở thành phương tiện biểu thị
dữ liệu theo cách có cấu trúc, đảm bảo tính ngắn gọn trong mục tiêu truyền tải
thông tin.
Vậy infographic là gì? Hiện nay, có nhiều định nghĩa infographic khác nhau.
Infographic là từ ghép của “Information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa).
Theo Wikipedia, “Information graphics or infographics are graphic visual
representations of information, data or knowledge intended to present complex
information quickly and clearly”. Tạm dịch là “Information graphics hoặc
infographics là nghĩa là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày
thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh
và rõ ràng”.

11


Tác giả Daniel Adam trong bài viết What Are Infographics and Why Are
They Important? trên blog InstantShift đã khẳng định: Đồ họa thông tin là bản trình
bày trực quan của thông tin sử dụng các yếu tố của thiết kế để hiển thị nội dung. Đồ
họa thông tin biểu đạt được những thông điệp phức tạp đến người xem giúp tăng sự
hiểu rõ của họ.

Infographic là cách thức thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan
bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách
nhanh chóng và dễ nhớ. [35, tr. 185]
Thuật ngữ “infographic” tức là “đồ họa thông tin”, được hiểu là phương
thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu,... Mục tiêu của
infographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ trở nên rõ ràng, sống động và hấp dẫn hơn
bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ, hình ảnh… theo chủ đề
riêng biệt [3].
Như vậy, infographic có thể hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụ thể
chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp bằng
những hình ảnh trực quan, sinh động.
1.1.1.2. Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Infographic lịch sử được hiểu là các sản phẩm thiết kế bằng các phần mềm
đồ họa, có chứa các nội dung lịch sử đã được tổng hợp, sắp xếp theo trật tự nhất
định và thể hiện dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động.
Như thế, hiểu một cách đơn giản, infographic lịch sử chính là cách thức thể
hiện mới các nội dung lịch sử đã cũ. Nói cách khác, infographic cũng có thể được
xem là một là loại kênh hình có tính trực quan cao, tác động trực tiếp đến nhận thức
của học sinh. Bởi lẽ infographic mang yếu tố mới lạ, thu hút học sinh mà tranh ảnh
đơn thuần không có được. Vì vậy, với infographic, học sinh không đơn thuần chỉ
quan sát và liên hệ đến nội dung kiến thức mà còn phải lý giải, phân tích, giải thích,
đánh giá những nội dung kiến thức được thể hiện trong đó.
Sử dụng infographic trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn
được xem là một nội dung mới mẻ vì hệ thống infographic lịch sử còn ít, chưa được

12


hệ thống, thẩm định về mặt nội dung và đưa vào sử dụng trong các nhà trường phổ
thông như một tài liệu học tập chính thức.


1.1.2. Ðặc điểm của infographic
Một infographic cơ bản có bố cục bao gồm 3 phần là: hình ảnh, nội dung và
kiến thức. Hình ảnh ở đây chính là sản phẩm của sự phối hợp các màu sắc và đồ
họa. Đồ họa được chia làm 2 loại: Đồ họa chủ đề và đồ họa tham chiếu. Mỗi một
loại sẽ được dùng đề thể hiện những dữ liệu thông tin nhất định. Tuy nhiên, các
infographic đều có một số đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, infographic mang tính khái quát cao.
Tính khái quát của infographic được đảm bảo bởi hệ thống hình ảnh biểu
tượng cho phép cung cấp một lượng lớn thông tin; vừa làm rõ những dữ liệu phức
tạp, vừa tổng hợp thông tin thông qua cách sắp xếp các nội dung và biểu tượng.
Thứ hai, infographic có tính logic.
Thông qua infographic, các thông tin có giá trị được tổng hợp theo hệ thống
và đơn giản hóa để đảm bảo dễ hiểu trong một thời gian ngắn. Việc logic các nội
dung kiến thức và hệ thống hóa theo một trật tự nhất định, được thể hiện trên một
trang giấy thể hiện tính khoa học và logic của infographic.
Thứ ba, infographic có tính thẩm mĩ.
So với cách truyền tải nội dung thông thường bẳng các đoạn văn bản,
infographic gây ấn tượng và hứng thú với người đọc về màu sắc, cách thức thể hiện
sáng tạo các nội dung. Sự sắp xếp hợp lý các hình ảnh, số liệu, thông tin ngắn gọn
trong các bố cục hài hòa chính là cơ sở tạo nên tính thẩm mĩ của infographic.
Thứ tư, infographic có tính sáng tạo.
Infographic là một sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của người
thiết kế, đa dạng về màu sắc và ý tưởng trình bày. Mỗi một sản phẩm infographic là
một sản phẩm thể hiện ý ðồ riêng của người thiết kế. Cùng một nội dung, thông tin,
nhưng cách thể hiện của mỗi người là khác nhau tùy vào góc nhìn, khả năng (tổng
hợp, chọn lọc kiến thức và thẩm mĩ) của mỗi người cũng như mục đích thành lập
infographic đó.

13



Về bản chất, infographic là hình thức dùng hình ảnh để trình bày thông tin –
thường là những thống kê trên số lượng lớn. Những infographic thường được bố trí
khoa học, đẹp mắt và theo một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc có thể hiểu
được. Tuy thời gian và công sức để làm ra một sản phẩm infographic có thể mất
nhiều hơn so với sử dụng văn bản hoặc sơ đồ tư duy nhưng những lợi ích mà nó
mang lại thì vượt trội hơn rất nhiều. Thay vì phải đọc và xem qua nhiều trang web,
hay thiết kế, các thống kê phức tạp… giờ đây, học sinh chỉ cần xem một trang hình
ảnh infographic là có đầy đủ thông tin cần thiết và biết cách logic các thông tin đó
với nhau.
Đây là những nguyên nhân cơ bản để có thể ưu tiên sử dụng infographic
trong dạy học thay vì các văn bản truyền thống. Trong các thế mạnh của
infographic, có những điểm có thể hỗ trợ tốt cho giáo dục để đưa infographic vào
dạy học lịch sử như một phương tiện dạy học mới, đáp ứng được những yêu cầu
trong dạy học hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất,infographic có khả năng tạo sự thu hút lớn:
Theo nghiên cứu của Đại học Saskatchewan - Cananda, hình ảnh giúp người
xem cảm thấy dữ liệu hấp dẫn và thu hút hơn. Giữa rất nhiều thông tin cập nhật mới
liên tục trên internet, một infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần
so với bài viết hoặc biểu đồ đơn giản. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, con
người khám phá thế giới bằng trực quan với 90% thông tin được não ghi nhận dưới
dạng hình ảnh. Do đó, thể hiện thông tin bằng hình ảnh vừa làm rõ những dữ liệu
phức tạp, vừa cho phép tạo ra sự thu hút của người đọc với những thông tin khô
khan được viết dưới dạng văn bản thông thường.
Có thể kiểm chứng qua ví dụ so sánh hai cách truyền đạt thông tin về cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
Bằng chữ:
Sách giáo khoa Lịch sử 11 Nâng cao có viết nội dung kiến thức về cuộc
khủng hoảng 1929 – 1933 như sau:

« Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kì ổn định

14


về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế
diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế mạnh
mẽ nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với cải thiện đời sống của đa số nhân
dân đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
Tháng 10 – 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ
thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc
khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.
Cuộc khủng hoảng không những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những
hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông
dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Những cuộc đấu tranh,
biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư
bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản phải xem xét lại con đường phát triển
của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã
hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lý, tổ
chức sản xuất thì các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những
hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên
chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất…
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình
thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức,
Iatlia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang diễn ra ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của
một cuộc chiến tranh thế giới mới » [9, tr.163 – 164].
Bằng infographic:

15



Hình 1.3. Infographic về khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

16


×