§¹i häc Th¸i Nguyªn
trêng §¹i häc N«ng L©m
------------ -------------
Bài tiểu luận
MÔN: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA SÚC
CHUYÊN ĐỀ: Các phương pháp chế biến thức ăn cho
lợn rừng.
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HƯNG QUANG
SINH VIÊN: LINH THỊ VÂN
LỚP: 40B_CNTY
KHOA: CHĂN NUÔI THÚ Y
THÁI NGUYÊN, 2010
Tên chuyên đề : Các phương pháp chế biến thức ăn cho lợn
rừng
1.Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết hiện nay chăn nuôi lợn của Việt Nam đang có tốc độ tăng
trưởng rất nhanh, số lượng đầu lợn năm 2001 là 21,8 tiệu con; 2002 là 23,17 triệu con,
đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 2 Châu Á và thứ nhất Đông Nam Á (Trần Văn Phùng
và cs, 2004) [4] đã góp phần đưa kinh tế nước ta phát triển.
Đặc biệt trong những năm gần đây việc chăn nuôi một số động vật hoang dã,
đặc sản đang được nhiều người quan tâm vì hiệu quả kinh tế cao. Cùng với sự xuất
hiện các vật nuôi mới như nhím, dúi, hươu, nai …đang thu hút mạnh cả người chăn
nuôi và người tiêu dùng thì lợn rừng đang tỏ ra là một nghề rất triển vọng, nhưng còn
là nghề khá mới với người chăn nuôi (Đào Lệ Hằng, kỹ thuật …) [1].
Nghề chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống lâu đời gắn bó mật thiết với người
nông dân. Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng trong đời sống
con người. Mặt khác nó là nguồn cung cầp phân bón hữu cơ quan trọng trong trồng
trọt và một số sản phẩm cho ngành chăn nuôi, chế biến.
Ở nước ta chăn nuôi lợn sản xuất trên 70 % lượng thịt trong năm.nó là nghề
truyền thống và nhanh tiếp cận với công nghệ nuôi thâm canh hiện đại nhất hiện nay
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt cho sinh hoạt ngày một cao của nhân
dân và xuất khẩu. Nghề chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng hàng đầu trong ngành chăn
nuôi ở Việt Nam là nhờ có: Lợn là loại ăn tạp thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn nuôi,
khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, khả năng sinh sản cao, tỷ lệ thịt xẻ
cao, thịt thơm ngon, dễ tiêu hoá, thu hút được sức lao động thừa ở nông thôn.
Ngày nay, nghề chăn nuôi sẽ phát triển mạnh nếu có hệ thống chăn nuôi phù
hợp và giữ vững được chất lượng sản phẩm này còn vô cùng to lớn, mà chăn nuôi lợn
rừng tuy là nuôi động vật hoang dã nhưng không thuộc danh sách trong sách đỏ nếu
được khuyến khích chăn nuôi. Thị trường đầu ra cho sản phẩm lợn rừng đã có sẵn
đang cần có người tâm huyết, có nội lực, mong muốn làm giàu từ chăn nuôi. Lợn rừng
cho ta các sản phẩm như thịt thơm, ngon, rất được ưa thích, da lợn rừng là món khoái
khẩu, là nguyên liệu cho công nghiệp da. Răng nanh và móng vuốt được buôn bán với
giá đắt và thị trường càng trở nên khan hiếm.
Trong chăn nuôi lợn rừng thức ăn là một yếu tố quan trọng nhất vì nếu không
thì thịt lợn rừng sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng
cạnh tranh ưu thế trên thị trường. Hơn nữa thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp
với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất khác làm chăn
nuôi thua lỗ, kém hiệu quả (Đỗ Kim Tuyên-NXB NN) [3].
Muốn đảm bảo lợn phát triển, sinh trưởng, phát dục bình thường thì thức ăn
đóng vai trò quan trọng. Lượng thức ăn, nước uống mỗi ngày của lợn rừng thường là:
- 0,5 kg thức ăn tinh / ngày
- 2 kg thức ăn thô xanh
- 4 lit nước / ngày
Thức ăn xanh chủ yếu là củ, quả, cỏ và các loại thức ăn thô xanh khác dễ kiếm
và rẻ tiền. Để cho lợn có thức ăn quanh năm và đủ chất dinh dưỡng ta có một số
phương pháp chế biến thức ăn cơ bản cho lợn rừng: như cho ăn tươi, phương pháp
làm bột cỏ ( bột xanh), phương pháp làm cao rau. Chế biến và bảo quản thức ăn từ
một số phụ phẩm, có thể cho phối trộn với thức ăn tinh để cho chăn nuôi lợn rừng đạt
hiệu qủa cao.
2.Nội dung.
2.1. Đặc điểm lợn rừng
Việc nuôi thuần và lai tạo với giống thuần địa phương như trong chăn nuôi lợn
rừng hiện nay ở việt Nam đã góp phần vào việc bảo vệ đa dạng sinh học các giống
lợn, tăng tính đa dạng sinh học và hạn chế việc săn bắt động vật hoang dã trong tự
nhiên.
Bên cạnh đó lợn rừng có một số đặc điểm khác lợn nhà như sau. Chuồng trại
đơn giản, thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền, chi phí thú y thấp quay vốn chậm do sinh trưởng
dài, khả năng sản xuất thịt và sinh sản chậm.
Lợn rừng nước ta có một số đặc điểm: Mẹ nhỏ, thường chỉ từ 35-50 kg, mõm
dài và nhọn đầu nhỏ, cổ dài, thắt ngẫng, không có má đẻ it con, lợn chậm lớn, áp dụng
đúng kĩ thuật nuôi thì cơ bản không có mỡ (95% là thịt nạc. [8]
Lợn rừng là loại ăn tạp và tham ăn đến 95% thực đơn là rau, củ, quả, cỏ, phụ
phẩm công nông nghiệp rẻ tiền, dễ kiếm. Người chăn nuôi chỉ phải đầu tư ít cám gạo
(5% còn lại trong khẩu phần). Mỗi lợn rừng trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày hết
khoảng 2 kg cỏ hoặc thức ăn thô xanh khác và 0,2 kg cám gạo [7].
Theo Đỗ Kim Tuyên [3]
Lợn rừng hiện nay có rất nhiều loài: lợn rừng đại (lợn rừng “thần” hay lợn rừng
lông ); giống lợn rừng ria trắng, giống lợn rừng tai dài, lợn rừng nhim, lợn rừng ngựa,
giống lợn rừng râu dài, lợn rưng Indonesia, lợn rừng không lông, lợn rừng sông, lợn
rừng Ấn Độ, lợn rừng Philippins …
Hiện nay Việt Nam ta đang nuôi một số loài lợn rừng như: lợn rừng thuần mặt
dài, lợn rừng thuần mặt ngắn.
2.2. Thức ăn của lợn rừng
Thức ăn chủ yếu của lợn rừng chủ yếu là thực vật . Không nên lạm dụng thức
ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của lợn rừng bị biến
đổi và đôi khi lợn lại bị tiêu chảy. [6].Sẽ làm mất năng suất của chăn nuôi.
Thức ăn thô: cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống,rau lấp, bèo tây
các loại cỏ, các loại cỏ xanh. [6]. Các loại thức ăn thô xanh này rất quan trọng bởi
chúng hợp với khẩu vị, mức tiêu hoá và tập tính ăn uống của lợn rừng. Nếu chỉ cho ăn
thức ăn tinh, lợn kém ăn do không quen, không ngon miệng và chất lượng thịt sẽ giảm
xuống. Đồng thời nghề chăn nuôi lợn rừng không hấp dẫn nữa bởi giá thành cao và
sức tiêu thụ giảm.
Thức ăn thô xanh còn có thể là một số loại phụ phẩm công, nông nghiệp như
dây lang sau thu củ, ngọn lá sắn, quả giả điều, vỏ và thịt cà phê, vỏ các loại trái cây là
phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả.
Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ, có thành phần dinh dưỡng cao hơn
gồm: gạo, cám, ngô, đậu, khoai, sắn. [6]. Có thể pha trộn thức ăn tonh với thức ăn tươi
để tăng tính ngon miệng.
Thức ăn tinh và thức săn bổ sung là nhóm thức ăn dễ chế biến đơn giản từ bột
các loại ngũ cốc, các loại khô dầu, các loại phụ phẩm của công nghiệp giết mổ gia súc,
gia cầm như bột xương, bột máu, bột thịt xương, bột đầu cá, đầu tôm, cả các loại thức
ăn giàu đạm có thể sản xuất ngay tại trang trại lợn rừng như bột giun, bột côn trùng…
2.3 Các phương pháp chế biến cơ bản
Trong thực tiễn nuôi dưỡng người ta thấy rằng có nhiều loại thức ăn không thể
hoặc không nên cho vật nuôi ăn ở dạng tự nhiên mà cần áp dụng phương pháp chế
biến thích hợp trước khi cho ăn. Nhờ đó thức ăn trở nên mềm và ngon hơn, con vật ăc
được nhiều hơn, tỷ lệ tiêu hoá cũng tăng lên, đồng thời thông qua chế biến một số chất
độc hại hoặc loại trừ, từ đó làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn. (Từ Quang Hiển
và cs_2001) [5].
Dưới đây là một số phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng.
Chủ yếu là phương pháp làm khô hoặc bột cỏ (bột xanh), phương pháp làm cao rau.
Mặc dù trong các phương pháp chế biến thức ăn xanh có phương pháp ủ chua khá
hiệu quả nhưng trong chăn nuôi lợn rừng vẫn chưa sử dụng.
2.3.1 Phương pháp cho ăn tươi
Là phương pháp mà ta loại bỏ tạp chất rửa sạch bùn đất, phân gio còn dính trên
thức ăn. Cắt bỏ phần gốc già, thái thức ăn thô xanh thành từng đoạn nhỏ và bỏ vào
máng thức ăn cho ăn thức ăn xanh trong chuồng. (Đỗ kim Tuyên-chủ biên) [3].
2.3.2 Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)
Theo Đào Lệ Hằng – 45 câu hỏi [2].
Phương pháp này thường sử dụng chế biến và bảo quản các loại thức ăn thô
xanh ngoài ra còn có bèo, su su, thân lá chuối, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây …
đến các phẩm còn tươi như rơm, thân lá khoai lang sau thu hoạch củ, thân lá lạc, vỏ
lạc, ngọn lá sắn đều có thể phơi sấy khô để dự trữ cho gia súc ăn vào mùa đông, mùa
khô thiếu thức ăn xanh hoặc nguyên liệu chế biến với ure cùng với các phụ phẩm
khác. Các loại phụ phẩm này đều là những thực vật giàu đạm, giàu vitamin, khoáng,
tỷ lệ xơ cũng cao nên là thức ăn rất tốt cho gia súc.
Phương pháp sấy khô thường làm mất hơn 10% các chất hữu cơ nên khi cho ăn
tnức ăn phơi sấy khô thường nên cho ăn thêm rau, cỏ tươi, rỉ mật đường hoặc các chất
tinh bột khác (cám gạo, cám ngô …).
Ở phương pháp này, không cần hố ủ mà chỉ cần các thiết bị để nghiền nát sản
phẩm như chày cối, máy xay và các vật liệu để đựng sản phẩm như thùng kim loại
không rỉ, bao nilông có máy hàn kín miệng sau khi đựng sản phẩm, bao xác sẵn, bao
tải khô, kho chứa …Khi sấy khô phải khống chế được tác đụng lên men, sinh mốc của
nhóm nấm mốc thì mới giữ được sản phẩm phơi, sấy khô tốt.