Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.86 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------

TRẦN THỊ THUÝ NGA

PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN HÌNH THÀNH
VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI HƯU TRÍ
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ :

Luật Kinh tế
6.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC:

TS. Nguyễn Huy Ban

Hà Nội, 2004

42


MỤC LỤC
MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHẾ
ĐỘ HƢU TRÍ

7

1.1- KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

7

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội

7

1.1.2. Những vấn đề cơ bản của bảo hiểm xã hội

11

1.1.3. Các loại hình thực hiện bảo hiểm xã hội

18

1.2- CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI.


19

1.2.1. Khái niệm về chế độ hƣu trí.

19

1.2.2. Phân biệt chế độ hƣu trí trong bảo hiểm xã hội với chế
độ hƣu trí thƣơng mại

25

1.2.3. Các yếu tố cơ bản để xây dựng chế độ hƣu trí.

25

1.3- NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ HƢU TRÍ VÀ CÁC PHƢƠNG
PHÁP XÂY DỰNG QUỸ HƢU TRÍ

32

1.3.1. Nguồn hình thành quỹ hƣu trí của các nƣớc trên thế 32
giới.
1.3.2. Một số cơ chế tài chính và phƣơng pháp cân đối của 34
quỹ hƣu trí
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG QUỸ HƢU
TRÍ Ở VIỆT NAM

39


2.1- SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ Ở NƢỚC TA

39

2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1961

39

2.1.2. Giai đoạn từ 1961 đến 1994

40

2.1.3. Giai đoạn từ 1995 đến nay

42

1


2.2- CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ
HƢU TRÍ

44

2.2.1. Về đối tƣợng thực hiện chế độ hƣu trí

45


2.2.2. Nguồn hình thành quỹ hƣu trí:

50

2.2.3. Sử dụng quỹ hƣu trí.

52

2.2.4. Về đầu tƣ tăng trƣởng

56

2.3- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ QUỸ HƢU TRÍ

57

2.3.1. Những kết quả chủ yếu của pháp luật về quỹ hƣu trí
hiện hành

57

2.3.2. Những tồn tại của pháp luật về chế độ hƣu trí hiện 58
hành
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN
HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG QUỸ HƢU TRÍ Ở VIÊT NAM

66


3.1- NHỮNG GIẢI PHÁP SỬA ĐỔI VỀ NỘI DUNG CHẾ ĐỘ HƢU
TRÍ.

66

3.1.1. Thay đổi một số quy định về điều kiện nghỉ hƣu
3.1.2. Thay đổi công thức tính trợ cấp hƣu trí

66
70

3.1.3. Thay đổi độ dài thời gian tính mức tiền lƣơng bình
quân đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính tính trợ cấp
hƣu trí

71
73

3.1.4. Hạn chế việc chi trả trợ cấp một lần từ quỹ hƣu trí
3.1.5. Tách quy định về mất sức lao động ra khỏi chế độ hƣu

74

trí, xây dựng chế độ trợ cấp mất sức lao động độc lập
3.1.6. Việc xử lý tiền trợ cấp hƣu trí khi Nhà nƣớc tăng tiền
lƣơng tối thiểu chung hoặc thực hiện chính sách cải cách tiền
lƣơng cho cán bộ công chức

2


76


3.2- NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ HƢU

78

TRÍ

3.2.1. Thay đổi quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội cho 78
chế độ hƣu trí và cơ cấu của quỹ hƣu trí
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc cho quỹ bảo 80
hiểm xã hội
3.3- NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.3.1. Công tác quản lý thu, chi của chế độ hƣu trí
3.3.2. Công tác đầu tƣ tăng trƣởng quỹ
3.3.3. Giảm dần chi phí quản lý hệ thống
3.3.4. Nâng cao tính cƣỡng chế trong thực thi pháp luật
3.3.5. Xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ
hƣu trí

82
82
83
85
85
86


KẾT LUẬN

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Chế độ hƣu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội quan trọng nhất
của hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là một chế độ bảo hiểm xã hội
mang tính tổng hợp, dài hạn và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội
của một quốc gia.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60, khi hệ thống bảo hiểm xã hội đƣợc
ra đời, Chính phủ đã quan tâm xây dựng và thực hiện chế độ hƣu trí đối với ngƣời lao động. Qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nƣớc, chế độ hƣu trí đã trở
thành một trong những chỗ dựa và là mục tiêu của ngƣời lao động khi tham gia
bảo hiểm xã hội. Đến nay, đã có hàng triệu ngƣời đã và đang đƣợc hƣởng trợ
cấp hƣu trí hàng tháng. Trong suốt hơn 40 năm qua, chế độ hƣu trí đã có nhiều
thay đổi để ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội. Trong
những năm trƣớc đây, chế độ hƣu trí đƣợc thực hiện đối với cán bộ công nhân
viên chức Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc bao cấp hoàn toàn, điều này đã gây nên
một gánh nặng lớn cho ngân sách Nhà nƣớc khi số ngƣời hƣởng hƣu trí ngày
càng tăng.
Từ khi nƣớc ta thực hiện đổi mới nền kinh tế, chính sách bảo hiểm xã hội
nói chung, chế độ hƣu trí nói riêng, đã có những thay đổi căn bản. Kể từ khi Bộ
luật Lao động có hiệu lực thi hành, bảo hiểm xã hội chính thức đƣợc chuyển đổi

từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tạo nguồn quỹ bằng sự đóng góp của các bên,
ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc vào một quỹ
chung. Tuy nhiên, cho đến nay chế độ hƣu trí và quỹ hƣu trí vẫn còn những tồn
tại và chƣa đảm bảo đƣợc sự cân đối , ổn định về lâu dài.
Việc nghiên cứu, đánh giá pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội hƣu trí và
nguồn quỹ để đảm bảo thực hiện chế độ hƣu trí là một vấn đề đang đƣợc xã hội
quan tâm. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Pháp luật về nguồn hình
thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam” làm đề tài Luận
văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế với hy vọng đóng góp một phần
nhỏ vào công tác nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về bảo hiểm xã hội nói

4


chung và chế độ hƣu trí nói riêng. Tuy nhiên luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo và các nhà khoa học lƣợng thứ.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung, tuy nhiên
chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nguồn hình thành và sử dụng
quỹ bảo hiểm xã hội hƣu trí ở nƣớc ta.
3- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật quy
định về nguồn hình thành và sử dụng quỹ hƣu trí ở Việt Nam. Phân tích về tình
hình thực hiện chế độ hƣu trí hiện hành, phát hiện những vấn đề bất cập trong
các quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về nguồn hình thành và sử dụng quỹ hƣƣ trí ở nƣớc ta.
4- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích những nội dung chính sau :
- Thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm xã hội và chế độ
hƣu trí.

- Thứ hai: Những quy định của pháp luật hiện hành về nguồn hình thành
và sử dụng quỹ hƣu trí ở nƣớc ta.
- Thứ ba: Việc thực hiện chế độ hƣu trí trong thực tiễn những năm qua,
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà
nƣớc và Pháp luật, đồng thời vận dụng các tƣ tƣởng chủ đạo của Đảng và Nhà
nƣớc ta về đổi mới tƣ duy chính trị - pháp lý, về cải cách hành chính tƣ pháp và
về mục tiêu phát triển bền vững.
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ đặt ra, luận án đƣợc thực hiện dựa
trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp logíc với lịch
sử, phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp.
5


6- Những đóng góp chủ yếu về mặt khoa học của luận văn.
- Xác định những nội dung cơ bản mang tính lý luận khoa học của chế độ
hƣu trí, những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và sử dụng của quỹ
hƣu trí.
- Hệ thống những quy định của pháp luật về chế độ hƣu trí. Đánh giá thực
trạng thực hiện và những bất cập trong pháp luật về việc hình thành và sử dụng
quỹ hƣu trí. Đề xuất những kiến nghị sát thực để hoàn thiện chế độ hƣu trí và
đảm bảo ổn định quỹ hƣu trí.
- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, hoặch
định chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ hƣu trí nói riêng.
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1 - Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và chế độ hƣu trí
Chƣơng 2- Thực trạng về hình thành và sử dụng quỹ hƣu trí ở Việt Nam
Chƣơng 3- Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nguồn hình thành và

sử dụng quỹ hƣu trí ở viêt nam

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ
6


1.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI:

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội:
Trong cuộc đời của mỗi con ngƣời, trong quá trình tồn tại và trƣởng thành
không phải lúc nào ngƣời ta cũng gặp thuận lợi, cũng làm việc tạo ra đƣợc sản
phẩm để có thu nhập, thoả mãn các nhu cầu của mình, trái lại họ phải chịu sự chi
phối của môi trƣờng tự nhiên, của những rủi ro xảy ra mà họ không lƣờng trƣớc
đƣợc nhƣ ốm đau, tai nạn, già yếu.....Tất nhiên khi gặp phải những hoàn cảnh
này con ngƣời không làm việc đƣợc, do đó bị giảm hoặc mất thu nhập, dẫn đến
những khó khăn trong cuộc sống.
Để khắc phục những rủi ro, để giảm bớt khó khăn thì ngoài việc tự mình
khắc phục, con ngƣời cần thiết phải đƣợc sự bảo trợ của cộng đồng, của xã hội.
Sự bảo trợ này đƣợc thể hiện dƣới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật để
đảm bảo những nguồn vật chất cần thiết nhằm phục hồi nhanh chóng khả năng
lao động, cũng nhƣ sự ổn định về thu nhập cần thiết để sinh sống.
Từ xa xƣa con ngƣời đã có sự san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trên tinh thần
“nhƣờng cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” dần dần trở thành một truyền thống
tốt đẹp của cả xã hội, ý thức cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội, ý
thức cộng đồng ngày càng đƣợc mở rộng, làm tiền đề cho sự ra đời của bảo
hiểm xã hội ngày nay.
Nhìn lại lịch sử thì từ đầu Công nguyên, ở Rôm (Italy) đã tự tổ chức các
quỹ để trợ cấp cho ngƣời ốm đau. Vào thế kỷ 14 các nhà thiên chúa giáo ở Châu

Âu cũng lập ra các quỹ để tƣơng trợ ốm đau, tàn tật. Đến thế kỷ thứ XV những
ngƣời nông dân trồng nho ở vùng thung lũng Anpơ đã thành lập những hội
tƣơng tế với cách thức môĩ ngƣời đều trích một phần thu nhập đóng vào một quỹ
chung phòng khi ai bị ốm đau, tai nạn thì dùng quỹ đó để trợ giúp, đáp ứng
đƣợc sự bù đắp tức thời cho những ngƣời gặp rủi ro bất hanh. Hình thức này dần
dần đƣợc đa số các nƣớc ở Châu Âu thực hiện.
7


Những hình thức tƣơng trợ của cộng đồng đối với những ngƣời gặp khó
khăn đã góp phần cho họ vƣợt qua cam go, nhƣng tính chất của những hình thức
này chỉ là sự bù đắp tức thời, không ổn định. Việc tƣơng trợ trong phạm vi hẹp
của những đơn vị nhỏ hoặc khu vực nhỏ không có thể khắc phục hết những rủi
ro của ngƣời lao động. Cuộc sống của ngƣời lao động lại gặp phải bấp bênh ảnh
hƣởng đến lao động sản xuất, và trật tự an toàn xã hội. Sự ảnh hƣởng này đã tác
động đến giới chủ và Nhà nƣớc, buộc họ phải từng bƣớc can thiệp vào để duy trì
lực lƣợng lao động, những ngƣời tạo ra của cải vật chất.
Năm 1850, ở Đức nhiều bang đã có sáng kiến thành lập quỹ ốm đau và
bắt buộc công nhân phải đóng góp để dự phòng. Tính bắt buộc đóng góp mới chỉ
xuất hiện ở một bên ngƣời đƣợc bảo hiểm. Đến những năm 1880 các hình thức
tƣơng trợ xã hội đƣợc mở rộng cho các trƣờng hợp tai nạn, tuổi già và có thêm
sự tham gia đóng góp vào quỹ xã hội của giới chủ và Nhà nƣớc.
Cũng từ thời kỳ này, pháp luật bảo hiểm xã hội và hệ thống tổ chức bảo
hiểm xã hội đƣợc ra đời ở Đức dƣới thời Thủ tƣớng Bismarck .Đạo luật về chế
độ bảo hiểm ốm đau của công nhân đƣợc ban hành năm 1883, theo đạo luật này
việc thực hiện bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với những ngƣời làm công ăn
lƣơng. Đạo luật quan trọng tiếp theo là luật bảo hiểm tai nạn ban hành năm
1884. Đạo luật này cũng quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc do giới chủ doanh
nghiệp đóng góp, những công nhân bị tai nạn trong xí nghiệp hoặc những ngƣời
thân còn sống của họ đƣợc nhận trợ cấp từ các quỹ bảo hiểm tai nạn chuyên

ngành, Đạo luật về bảo hiểm hƣu trí và mất sức đƣợc ban hành năm 1889, bảo
đảm cho ngƣời từ 70 tuổi trở lên một khoản trợ cấp hƣu trí hoặc một khoản trợ
cấp mất sức lao động. Đến đây mở ra một thời kỳ mới của bảo hiểm: Bắt buộc
tham gia đối với ngƣời lao động, đóng phí bảo hiểm do 3 bên, quản lý hệ thống
có đại diện của cả 3 bên (Nhà nƣớc, giới chủ và giới thợ). Hệ thống bảo hiểm xã
hội của Đức đƣợc nhân rộng ra khắp Châu Âu và một số nơi khác. Vào những
năm 1930 bảo hiểm xã hội đƣợc thực hiện ở Mỹ La tinh, Hoa kỳ và Canađa. Sau
8


chiến tranh thế giới lần thứ II, bảo hiểm ở xã hội lan rộng tới nhiều nƣớc ở Châu
Phi, Châu Á và các nƣớc vùng biển Caribê thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng có
những khác biệt tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội từng thời kỳ của mỗi nƣớc.
Đến nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đã có pháp luật bảo hiểm xã hội.
Mục đích của pháp luật bảo bảo hiểm xã hội ở các nƣớc đều giống nhau ở chỗ
đều là sự bảo vệ cho ngƣời lao động khi gặp phải rủi ro do bị ngừng hoặc bị
giảm thu nhập. Tuy nhiên giữa các đạo luật bảo hiểm xã hội của các nƣớc cũng
có nội dung khác nhau về các dạng lao động đƣợc áp dung, về số lƣợng các chế
độ trợ cấp, về phƣơng thức tổ chức thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội...v.v...
Tổ chức lao động quốc tế là tổ chức liên Chính phủ đƣợc thành lập năm
1919, với mục đích đƣa ra những khuyến nghị nhằm giúp đỡ về kỹ thuật đối với
các thành viên trong tất cả các lĩnh vực lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của
ngƣời lao động. Từ khi thành lập đến nay Tổ chức lao động quốc tế đã coi việc
xúc tiến bảo hiểm xã hội là một trong những hoạt động chính của mình. Công
ƣớc 102 của Tổ chức lao động quốc tế đã quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của
các chế độ bảo hiểm xã hội và khuyến nghị các nƣớc thành viên thực hiện tiêu
chuẩn này. Ngoài ra Công ƣớc còn quy định những vấn đề cơ bản làm nòng cốt
cho bảo hiểm xã hội, đó cũng là cơ sở để các nƣớc luật hoá theo điều kiện của
mỗi quốc gia.
Ở nƣớc ta, với truyền thống đùm bọc lẫn nhau trong gia đình và cộng

đồng làng xã, mầm mống của bảo hiểm xã hội đã có từ lâu đời “trẻ cậy cha, già
cậy con”, “lá lành đùm lá rách”, ngƣời dân Việt Nam đã đồng cam cộng khổ với
nhau, giúp đỡ nhau những khi ốm đau , tai nạn...cũng nhƣ san sẻ cho nhau bát
cơm, manh áo lúc mất mùa đói kém.
Ngay từ những ngày mới giành đƣợc chính quyền Đảng và Nhà nƣớc ta
đã quan tâm đến bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động. Trong sắc lệnh số 76
ngày 20/5/1950 quy định về chế độ công chức, sắc lệnh số 77 ngày 22/5/1950
quy định về chế độ công đân. Trong đó ngoài các chế độ tuyển dụng , thôi việc,
9


tiền lƣơng, thì giờ làm việc...cũng đã quy định những nội dung có tính nguyên
tắc về bảo hiểm xã hội nhƣ chế độ ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, hƣu trí và
trợ cấp khi chết. Nhƣng do hoàn cảnh kháng chiến, nên việc áp dụng chế độ bảo
hiểm xã hội chƣa đƣợc thực hiện toàn diện.
Pháp luật bảo hiểm xã hội chỉ thực sự đƣợc thực hiện một cách tƣơng đối
hoàn chỉnh bắt đầu từ những năm 60, đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Điều lệ
tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nƣớc, đƣợc ban
hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trong suốt hơn
30 năm qua cũng nhƣ các chính sách xã hội khác, đƣợc thực hiện trong cơ chế
tập trung bao cấp. Thời kỳ này bảo hiểm xã hội thể hiện sự đãi ngộ của Nhà
nƣớc đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nƣớc. Cán bộ công nhân viên
chức (gọi chung là ngƣời lao động) trong các cơ quan đơn vị của Nhà nƣớc
không phải đóng góp bảo hiểm xã hội , nhƣng khi gặp phải những trƣờng hợp
rủi ro hoặc già yếu thì đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp. Với quan niệm nhƣ vậy, vấn đề
tài chính bảo hiểm xã hội dần dần trở thành một gánh nặng cho ngân sách Nhà
nƣớc, đồng thời sự bình đẳng giữa những ngƣời lao động trong xã hội cũng
không đƣợc đảm bảo vì lực lƣợng lao động ngoài quốc doanh không đƣợc quyền
hƣởng trợ cấp. Vì thế, Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992 đã quy định tại điều 56 “Nhà nƣớc quy định chính sách, chế độ bảo
hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nƣớc và những ngƣời làm công ăn lƣơng.
Nhà nƣớc khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác với ngƣời lao
động”. Đảng ta cũng ra Nghị quyết về từng bƣớc thực hiện bảo hiểm xã hội cho
mọi ngƣời lao động (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII)
Nhƣ vây, đến nay với việc xây dựng nền kinh tế mới nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo hiểm xã hội
không chỉ áp dụng hạn hẹp đối với công nhân viên chức Nhà nƣớc mà còn đƣợc
áp dụng đối với ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế khác. Bộ luật Lao
10


động đƣợc Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, trong đó có một chƣơng về bảo
hiểm xã hội đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu bảo hiểm xã hội của ngƣời lao
động, đồng thời xây dựng đƣợc một hệ thống bảo hiểm xã hội tập trung, thống
nhất và độc lập với sự đóng góp của cả ba bên, dần dần tách khỏi ngân sách Nhà
nƣớc. Các quy định về bảo hiểm xã hội trong Bộ Luật Lao động là một chuyển
biến lớn của pháp luật bảo hiểm xã hội ở nƣớc ta.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản của bảo hiểm xã hội
Nghiên cứu về bảo hiểm xã hội, chúng ta thấy rằng bảo hiểm xã hội phát
sinh, tồn tại và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội. Có thể thấy nền
kinh tế- xã hội càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm xã hội càng tăng. Bảo
hiểm xã hội có mục đích là bảo vệ ngƣời lao động khi yếu thế, đặc thù của hình
thức bảo hiểm này là những trƣờng hợp đƣợc bảo hiểm chủ yếu là những biến cố
gắn liền với quá trình lao động và những trƣờng hợp diễn ra sau đó. Cùng với sự
phát triển của xã hội, bảo hiểm xã hội ngày càng đa dạng phong phú.
Bảo hiểm xã hội là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau, do vậy cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung khái niệm này, tuỳ
thuộc vào góc độ nghiên cứu. Từ điển Bách khoa tập I (Viện Từ điển Bách khoa
Việt Nam – xuất bản 1995) có nêu “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế

hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu
nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc bị giảm khả năng lao động hoặc mất việc
làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của
các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống
của ngƣời lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Khái niệm này thể hiện cách thức tổ chức và thực hiện bảo hiểm xã hội, coi quỹ
bảo hiểm xã hội nhƣ là một “quỹ tài chính”. Hơn nữa nguồn quỹ bảo hiểm xã
hội đƣợc hình thành trong mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia là khác nhau, có thể không
hoàn toàn là do sự đóng góp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Thực tiễn ở Việt Nam, một thời gian dài quỹ bảo hiểm xã hội hoàn toàn do ngân
11


sách Nhà nƣớc đảm bảo. Khái niệm này cũng đã chỉ ra đƣợc bảo hiểm xã hội
không chỉ góp phần ổn định đời sống ngƣời lao động và gia đình họ mà còn góp
phần đảm bảo an toàn xã hội.
Có ý kiến cho rằng “bảo hiểm xã hội là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập
thay thế tiền lƣơng cho ngƣời lao động trong các trƣờng hợp bị giảm hoặc mất
khả năng lao động hay việc làm, do đó bị mất hoặc giảm thu nhập do lao động
tạo ra, nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho ngƣời lao
động” (Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã
hội trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam- Trần Quang Hùng, Bộ Lao
động- Thƣơng binh và xã hội, xuất bản 1994). Nhƣ vậy, cách hiểu này thể hiện
rõ tính chất của các trợ cấp bảo hiểm xã hội là nhằm thay thế tiền lƣơng hoặc
tiền công. Khi ngƣời lao động tham gia vào các quan hệ lao động mà vì một lý
do nào đó dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập từ tiền lƣơng hoặc tiền công thì trợ
cấp bảo hiểm xã hội sẽ thay thế khoản thiếu hụt đó. Định nghĩa này chƣa phản
ánh hết nội dung của bảo hiểm xã hội, vì bảo hiểm xã hội không chỉ thay thế tiền
lƣơng hoặc tiền công, vì ngƣời lao động khi cao tuổi không làm việc thì không
còn tiền lƣơng hoặc tiền công nhƣng đƣợc hƣởng trợ cấp hƣu trí hoặc nhiều

dạng trợ cấp khác nhƣ trợ cấp tử tuất, trợ cấp gia đình. Đồng thời, bảo hiểm xã
hội còn bao gồm một tổng hợp các hoạt động từ việc huy động các nguồn đóng
góp, đến việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và cách thức tổ chức thực hiện việc
chi trả các trợ cấp.
Tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu nên có nhiều cách định nghĩa khác nhau
về bảo hiểm xã hội, nhƣng chúng ta có thể thấy khái niệm do Tổ chức lao động
quốc tế nêu ra là phù hợp chung với các mô hình bảo hiểm xã hội của nhiều
nƣớc: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với ngƣời lao động thông
qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục
những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi
ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già, chết.
12


Đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình
ngƣời lao động, để góp phần ổn định cuộc sống bản thân ngƣời lao động và gia
đình, góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. Định nghĩa này đã phản ánh toàn diện
khái niệm về bảo hiểm xã hội, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ hai mặt của bảo hiểm
xã hội đó là kinh tế và xã hội, tạo nên bản chất của bảo hiểm xã hội.
Xem xét toàn diện về bảo hiểm xã hội chúng ta có thể thấy bảo hiểm xã
hội có những đặc điểm sau:
Thứ nhất về tài chính để đảm bảo trợ cấp bảo hiểm xã hội thông thƣờng
đƣợc hình thành từ sự huy động các nguồn đóng góp của ngƣời sử dụng lao
động, ngƣời lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Từ đó các chế độ trợ cấp bảo
hiểm xã hội đƣợc đảm bảo. Đặc trƣng này thể hiện nghĩa vụ của ngƣời lao động
và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong việc thực hiện bảo hiểm xã
hội. Nhà nƣớc tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc hỗ trợ thêm cho quỹ bảo
hiểm xã hội
Thứ hai trong bảo hiểm xã hội các rủi ro đƣợc cộng đồng chia sẻ, nhƣng
để bảo đảm đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo đảm an

toàn xã hội nên Nhà nƣớc phải dùng công cụ pháp luật để điều chỉnh nghĩa vụ
của ngƣời lao động và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động, vì thế sự tham
gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với mọi lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Trừ một số ngoại lệ đối với những ngƣời lao động mà công việc của họ không
thƣờng xuyên, có tính chất vụ việc hoặc theo mùa vụ nên thu nhập của họ không
ổn định,....có thể không áp dụng bắt buộc đối với các dạng lao động này
Thứ ba các nguồn thu bảo hiểm xã hội đƣợc tập trung vào một quỹ tiền tệ
hạch toán độc lập để các chi phí trợ cấp bảo hiểm xã hội và chi phí cho bộ máy
quản lý thực hiện.
Thứ tƣ, đa số các quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc thiết lập theo sự tồn tích để
bảo đảm cho việc cân đối dài hạn hoặc để dự phòng cho các chế độ trợ cấp ngắn

13


hạn. Do đó, phần tiền nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc đầu tƣ để sinh lợi
và bảo toàn giá trị. Hoạt động này có ý nghĩa trong việc góp phần phát triển kinh
tế xã hội và trực tiếp tạo ra nhiều việc làm, làm tăng thêm ngƣời tham gia bảo
hiểm xã hội
Thứ năm, mức đóng và mức hƣởng bảo hiểm xã hội thƣờng có mối liên
hệ với chính sách tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động vì tiền lƣơng hoặc
tiền công của ngƣờ lao động là thu nhập thƣờng xuyên, ổn định là thƣớc đo giá
trị sức lao động và phản ánh đời sống của ngƣời lao động thƣờng đƣợc quy định
bởi các văn bản pháp luật. Mức đóng góp và trợ cấp bảo hiểm xã hội đều căn cứ
vào mức tiền lƣơng, tiền công của ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Hiện nay theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế thì ở các nƣớc đang
thực hiện các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội là: Ốm đau; thai sản ; mất sức lao
động; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuổi già; tử tuất; thất nghiệp; chăm
sóc y tế; trợ cấp gia đình.
Tuy trên thế giới tồn tại 9 dạng trợ cấp bảo hiểm xã hội nhƣ trên, nhƣng

trong thực tế tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã
hội mà mỗi nƣớc thực hiện một số dạng trợ cấp nhất định. Nƣớc ta hiện nay áp
dụng 6 dạng trợ cấp bảo hiểm xã hội đó là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất và bảo hiểm y tế. Nhƣng bảo hiểm y tế
đƣợc hình thành theo một nhánh riêng, không nằm trong quy định của bộ luật
Lao động.
1.1.2.1- Bản chất của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Về tính
kinh tế, trƣớc hết xem xét từ giác độ ngƣời đƣợc bảo hiểm thì bảo hiểm xã hội
tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho ngƣời lao động khi họ gặp phải các rủi ro
trong phạm vi bảo hiểm xã hội, nhằm bảo đảm đời sống cho họ và cho những
ngƣời trong gia đình. Khi xem xét về vấn đề tài chính của bảo hiểm xã hộithì tất

14


cả các nguồn đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và của Nhà
nƣớc đều trực tiếp liên quan đến vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, đến giá
thành sản phẩm, đến chính sách tài chính của quốc gia. Về tính xã hội, do có sự
“chia sẻ rủi ro” của bảo hiểm xã hội, ngƣời lao động chỉ phải đóng góp một
khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ bảo hiểm xã hội, nhƣng toàn xã hội
sẽ có một lƣợng vật chất lớn để trang trải cho những rủi ro xảy ra. Ở đây, bảo
hiểm xã hội lấy nguyên tắc “số đông bù số ít”, xuất phát từ sự liên kết của những
ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, từ lợi ích chung của họ để trợ cấp cho một số ít
ngƣời gặp phải rủi ro. Vì thế bảo hiểm xã hội là sự tƣơng trợ cộng đồng mang
tính nhân văn, tiến bộ xã hội vì một cộng đồng an sinh, trật tự. Để làm rõ hơn
bản chất của bảo hiểm xã hội cần xem xét thêm
-Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động bảo hiểm xã hội là mối quan hệ
giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm xã hội.
Khác với bảo hiểm thƣơng mại, trong bảo hiểm xã hội mối quan hệ này chủ yếu

dựa trên quan hệ lao động và dĩên ra giữa 3 bên: ngƣời sử dụng lao động, ngƣời
lao động và Nhà nƣớc.
Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng góp bảo hiểm cho
ngƣời lao động mà họ thuê mƣớn.
Ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội để thực hiện bảo hiểm cho
chính mình trong quá trình lao động và sau lao động.
Nhà nƣớc tham gia bảo hiểm xã hội với tƣ cách là chủ thể quản lý, hoạch
định, thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, định hƣớng cho các hoạt
động bảo hiểm xã hội. Ngoài ra Nhà nƣớc tham gia bảo hiểm xã hội với tƣ cách
là bảo vệ cho các thành viên trong cộng đồng và là ngƣời bảo hộ cho các hoạt
động của quỹ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội trong những
trƣờng hợp cần thiết.

15


- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trong bảo hiểm xã hội có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ
quan của con ngƣời nhƣ: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...hoặc
cũng có thể là những trƣờng hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên nhƣ tuổi
già, thai sản....Những biến cố đó có thể diễn ra trong và ngoài quá trình lao
động.
- Phần thu nhập của ngƣời lao động bị giảm hoặc bị mất khi gặp phải
những biến cố, rủi ro sẽ đƣợc bù đắp hoặc thay thế từ quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ
này đƣợc hình thành chủ yếu từ đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội
và một phần từ hỗ trợ của Nhà nƣớc.
1.1.2.2- Chức năng của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội có những chức năng chủ yếu sau:
- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động
tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao

động hoặc mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản của bảo hiểm xã hội. Nó
quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của bảo hiểm xã
hội.
- Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời tham
gia bảo hiểm xã hội.
- Góp phần khuyến khích ngƣời lao động tích cực lao động sản xuất.
Ngƣời lao động có việc làm, khi khoẻ mạnh làm việc bình thƣờng sẽ có tiền
lƣơng, tiền công, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già đã có trợ cấp
bảo hiểm xã hội thay thế nguồn thu nhập bị mất. Nhờ bảo hiểm xã hội, đời sống
của ngƣời lao động và gia đình họ sẽ đƣợc đảm bảo, vì thế ngƣời lao động sẽ
gắn bó với công việc, yên tâm tích cực lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.

16


- Gắn bó lợi ích giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, giữa
ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội với nhau. Bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở đóng
góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội. Các mức
đóng góp này đƣợc tồn tích dần thành quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần
nhàn rỗi tƣơng đối để sinh lợi tăng nguồn thu. Nhờ quỹ tập trung này, bảo hiểm
xã hội có thể đảm bảo việc bù đắp thu nhập cho ngƣời lao độgn khi họ gặp rủi ro
đồng thời cũng giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. Bảo hiểm xã hội đã phát huy tiềm năng của số đông để bảo
đảm an toàn đời sống cho ngƣời lao động cũng nhƣ cho xã hội, từ đó tạo ra sự
gắn bó chặt chẽ về lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm xã hội.
- Góp phần ổn định chính trị xã hội. Đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội
càng nhiều thì càng giảm đi số ngƣời đói nghèo do gặp phải rủi ro trong cuộc
sống, từ đó làm cho xã hội lành mạnh và ổn định.
1.1.2.3- Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội đƣợc thiết lập với những nguyên tắc chủ yếu nhƣ :
- Tất cả mọi ngƣời lao động đều có quyền tham gia và đƣợc hƣởng bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Quỹ bảo hiểm xã hội đƣợc hình thành từ các nguồn đóng góp, thông
thƣờng là sự đóng góp của chủ sử dụng lao động, ngƣời lao động, với một phần
hỗ trợ của Nhà nƣớc.
- Mức đóng góp và mức hƣởng bảo hiểm xã hội căn cứ vào tiền lƣơng,
tiền công hoặc thu nhập của ngƣời lao động.
Mức đóng góp bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động và của ngƣời sử dụng
lao động là một tỷ lệ nhất định so với tiền lƣơng hoặc tiền công của chính ngƣời
lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Mức hƣởng bảo hiểm xã hội phải thấp hơn
mức tiền lƣơng (hoặc tiền công) khi đang làm việc, nhƣng phải đảm bảo mức
sống tối thiểu cho ngƣời thụ hƣởng.
17


- Bảo hiểm xã hội thực hiện trên cơ sở lấy số đông bù số ít, dựa trên
nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro, đây là nguyên tắc rất quan trọng trong bảo hiểm
xã hội.
1.1.3. Các loại hình thực hiện bảo hiểm xã hội:
Trong lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội, tồn tại 3 loại
hình phổ biến nhƣ sau:
1.1.3.1- Loại hình bảo hiểm xã hội tự phát: Đây chính là nguồn gốc phôi
thai của pháp luật bảo hiểm xã hội. Nhƣ phần đầu đã nêu ngay từ đầu công
nguyên ở Rôm ngƣời dân đã tự tổ chức các quỹ để trợ cấp cho ngƣời ốm. Giữa
thế kỷ 15 những ngƣời nông dân ở vùng Anpơ đã trích từ thu nhập của mình để
đóng vào quỹ ốm đau, tai nạn. Loại hình bảo hiểm xã hội tự phát này đƣợc hình
thành sớm nhất trên thế giới và vẫn đƣợc duy trì phát triển đến ngày nay. Loại
hình này mang nhiều đặc tính của cứu trợ xã hội vì có thể đáp ứng đƣợc sự bù
đắp tức thời cho những ngƣời gặp rủi ro, nhƣng lại khó có thể đảm bảo trợ cấp

ổn định, lâu dài đƣợc.
1.1.3.2- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc: Khi công nghiệp phát triển
đội ngũ những ngƣời làm công ăn lƣơng tăng nhanh, thì vấn đề bảo hiểm xã hội
càng trở nên cấp thiết. Loại hình bảo hiểm xã hội tự phát không thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu về bảo hiểm xã hội của công nhân. Lúc này đòi hỏi phải có sự can
thiệp của Nhà nƣớc thông qua việc tổ chức thực hiện bằng những quy định pháp
luật , loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc ra đời. Đến nay bảo hiểm xã hội bắt
buộc đã khẳng định đƣợc vị trí vững mạnh, bảo đảm đƣợc trợ cấp ổn định, chắc
chắn và lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, đáp ứng đƣợc mục tiêu cơ bản
của bảo hiểm xã hội. Đối tƣợng của bảo hiểm xã hội bát buộc chủ yếu là những
ngƣời lao động có quan hệ lao động, tuy nhiên ở một số nƣớc bảo hiểm xã hội
bắt buộc cũng đƣợc thực hiện với những lao động khác có thu nhập ổn định.
Đến nay đã có trên 180 nƣớc có pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

18


1.1.3.3- Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện: trƣớc hết cần phân biệt loại
hình bảo hiểm xã hội tự nguyện với loại hình bảo hiểm xã hội tự phát, hai loại
hình này khác nhau ở chỗ bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc Nhà nƣớc quy định
bằng pháp luật, mọi ngƣời có thể tự nguyện tham gia theo các quy định của pháp
luật, còn bảo hiểm xã hội tự phát là tập thể ngƣời lao động tự tổ chức, tự đặt ra
các thể lệ để thực hiện với nhau.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời nhằm mục đích thực hiện với những đối
tƣợng không có quan hệ lao động, hoặc những đối tƣợng có nhu cầu đóng góp
để đƣợc hƣởng thêm về trợ cấp. Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng cho đối
tƣợng này thƣờng chỉ thực hiện chế độ hƣu trí, thí dụ ở Anh, ở Pháp có chế độ
hƣu trí bắt buộc chung đối với mọi ngƣời lao động, ngoài ra Nhà nƣớc còn quy
định chế độ hƣu trí bổ sung tự nguyện, ai có nhu cầu thì tham gia để khi đủ điều
kiện thì đƣợc hƣởng thêm một khoản lƣơng hƣu tự nguyện. Đối tƣợng thứ hai

của bảo hiểm xã hội tự nguyện là những đối tƣơng không thuộc diện bảo hiểm
xã hội bắt buộc nhƣ ngƣời tự tạo việc làm, ngƣời nội trợ, nông dân, ngƣ dân....và
phạm vi thực hiện các chế độ trợ cấp là hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của
mỗi quốc gia, có thể thực hiện tất cả các chế độ nhƣ bảo hiểm xã hội bắt buộc,
có thể chỉ thực hiện một số chế độ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của
quốc gia và phụ thuộc vào khả năng quản lý của cơ quan thực hiện bảo hiểm xã
hội. Đến nay có khoảng gần 70 nƣớc có pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.2 CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.2.1. Khái niệm về chế độ hưu trí.
Theo Đại từ điển tiếng việt do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam
thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1999 thì hƣu trí là “Nghỉ việc khi đã
già hoặc đủ thời gian phục vụ đƣợc hƣởng chế độ lƣơng bổng theo quy định của
Nhà nƣớc”.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì chế độ hƣu trí là dạng trợ cấp
cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đạt đến độ tuổi cao mà không tiếp
tục làm việc bình thƣờng nữa. Qua hai định nghĩa này có thể thấy :
19


Chế độ hƣu trí là một chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thực hiện
quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động
và đóng bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động
khi không còn khả năng lao động bình thƣờng, hay còn gọi là khi đã hết tuổi lao
động. Nó thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động
không những lúc còn trẻ, khoẻ đang làm việc mà còn cả khi già yếu, đồng thời
còn phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội.
Thực tế cho thấy trong toàn bộ quá trình sinh sống của con ngƣời thì thời
gian cần đƣợc bảo vệ, cần đƣợc xã hội quan tâm nhất là khi già yếu. Bởi vì, thời
gian này không chỉ con ngƣời không thể làm việc, không có thu nhập mà sự mất

thu nhập do tuổi già là vĩnh viễn là không còn khả năng “ hồi phục” lại nhƣ khi
ốm đau, tai nạn. Đồng thời từ khi nghỉ việc do tuổi già đến khi chết là quãng
thời gian kéo dài có thể hàng chục năm.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, mà chế độ hƣu trí là chế độ đƣợc các nƣớc quan
tâm, xây dựng và phát triển. Có thể khẳng định rằng, chế độ hƣu trí là một trong
những chế độ bảo hiểm đƣợc thực hiện sớm trong lịch sử phát triển của bảo
hiểm xã hội. Theo quy định của ILO, chế độ này là một trong những chế độ bắt
buộc của hệ thống bảo hiểm xã hội, là chế độ mà mỗi quốc gia cần xây dựng khi
thành lập một hệ thống bảo hiểm xã hội. Qua đó ta thấy:
- Chế độ hƣu trí là cấu phần quan trọng nhất, cơ bản nhất trong chính sách
bảo hiểm xã hội, thuộc hệ thống an sinh xã hội quốc gia;
- Chế độ hƣu trí nhằm đảm bảo mức thu nhập để duy trì mức sống cơ bản
và ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động từ khi nghỉ việc đến lúc chết.
1.2.1.1- Vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã
hội.
Trong một hệ thống bảo hiểm xã hội thƣờng bao gồm nhiều chế độ khác
nhau. Số lƣợng các chế độ bảo hiểm xã hội đƣợc xây dựng và thực hiện phụ
thuộc vào trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống bảo hiểm xã hội
trong từng thời kỳ ở mỗi nƣớc. Tuy nhiên, trong bất cứ hệ thống bảo hiểm xã
20


hội nào thì chế độ hƣu trí hay chế độ bảo hiểm tuổi già cho ngƣời lao động đều
đƣợc coi là chế độ trụ cột của hệ thống bảo hiểm xã hội. Đây là chế độ quan
trọng nhất trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội vô cùng quan trọng đối với
vấn đề an sinh xã hội của mỗi quốc gia không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế mà còn
cả về chính trị và xã hội. Bởi lẽ chế độ này liên quan đến toàn bộ ngƣời lao động
từ khi tham gia bảo hiểm xã hội (đóng bảo hiểm xã hội ) đến khi ngƣời lao động
nghỉ hƣu, đồng thời liên quan rất lớn đến hoạt động về tài chính của quỹ bảo
hiểm xã hội. Phần tài chính đóng góp để hƣởng chế độ hƣu trí và phần chi cho

chế độ hƣu trí đều chiếm phần lớn toàn bộ kinh phí của quỹ bảo hiểm xã hội .
Theo “Bảo hiểm xã hội trên toàn thế giới” ILO xuất bản năm 1999 (bản
tiếng Anh), trong số 172 nƣớc đang áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội có tới
167 nƣớc thực hiện chế độ hƣu trí (chỉ có 5 quốc gia chƣa thực hiện chế độ hƣu
trí đó là Bangladesh, Myanmar, Malawi, Grenadines và Somalia).

Bảng 1: Tình hình thực hiện các chế độ BHXH ở một số nƣớc trên thế giới
Năm
1940

1949

1958

1969

1979

1989

1993

1999

Số nước

57

58


80

123

134

145

163

172

Chế độ tai nạn lao động

57

57

77

120

134

136

155

164


Số nước

21


và bệnh nghề nghiệp
Chế độ hưu trí, mất sức
33

44

58

97

123

135

155

167

Chế độ ốm đau thai sản

24

36

59


68

75

84

102

112

Trợ cấp gia đình

7

27

38

62

67

63

82

88

Trợ cấp thất nghiệp


21

22

26

34

38

40

63

69

lao động, chết

Nguồn: Bảo hiểm xã hội trên toàn thế, ILO- 1999.
Chế độ hƣu trí mang tính xã hội cao đƣợc thực hiện một cách thƣờng
xuyên, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về lĩnh vực tài chính của chế độ
hƣu trí thì một mặt mọi ngƣời lao động cùng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội
để hƣởng chế độ hƣu trí, mặt khác còn thông qua đóng góp của những ngƣời
đang lao động để trợ cấp cho những ngƣời đã nghỉ việc hƣởng hƣu trí. Có thể
nói là còn thể hiện sự đóng góp của thế hệ sau để chi trả cho các thế hệ trƣớc.
Điều đó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi ngƣời
trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn, thể hiện tính đạo lý sâu sắc giƣã
ngƣời với ngƣời trong xã hội.
Hơn nữa, chế độ hƣu trí còn thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Nhà

nƣớc, ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động, đồng thời phản ánh trình
độ văn minh của một chế độ xã hội. Chế độ hƣu trí còn giúp ngƣời lao động tiết
kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để đảm bảo đời sống khi
nghỉ hƣu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngƣời thân, gia đình và xã hội. Trên
thực tế, tất cả những ngƣời tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội đều có mong
muốn tham gia vào chế độ hƣu trí để có sự đảm bảo an toàn về thu nhập khi hết
tuổi lao động.

22


Một vấn đề nữa đặt ra là xu hƣớng già hoá của dân số thế giới ngày càng
tăng cao. Ta có thể thấy xu hƣớng này qua số liệu về tỷ lệ ngƣời già ở một số
nƣớc trong khu vực nhƣ sau:
Bảng 2: Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi so với tổng dân số của một số nƣớc
Châu Á, 1990-2050

Đơn vị: %

Năm

1990

2000

2010

2020

2030


2050

Campuchia

5,0

5.6

7,2

10,1

13,0

16,9

Trung quốc

8,9

10,2

12,0

16,0

21,9

26,1


Lào

4,9

4,8

4,9

5,2

5,8

9,4

Mông Cổ

5,5

5,9

6,9

8,3

11,1

18,4

Việt Nam


6,7

6,6

6,6

9,2

13,7

22,2

Nước

Nguồn: Dự tính của Ngân hàng thế giới (Theo báo cáo tại Hội thảo của
ILO tiểu khu vực Châu á về bảo hiểm xã hội ở các nước có nền kinh tế chuyển
đổi, năm 1998).
Nhƣ vậy, với xu hƣớng già hoá dân số, quá trình hƣởng hƣu trí sẽ ngày
càng kéo dài, trong khi quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội không thay
đổi. Đây là một thách thức lớn đối với quỹ hƣu trí và đối với toàn xã hội.
Vai trò chế độ hƣu trí cho thấy trách nhiệm ngày càng nặng nề của mỗi
quốc gia trong việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hƣu trí để đảm bảo ổn định
đời sống của những ngƣời nghỉ hƣu sau này.
1.2.1.2- Bản chất của chế độ hưu trí.

23


Để làm rõ bản chất của chế độ hƣu trí cần xem xét những nội dung chủ

yếu nhƣ :
- Chế độ hƣu trí nhằm đảm bảo vật chất cho ngƣời lao động khi bị mất thu
nhập do không còn tiếp tục lao động vì nguyên nhân sinh học, vì tuổi cao, không
còn khả năng làm việc ở điều kiện bình thƣờng. Chế độ này đƣợc thực hiện từ
khi ngƣời lao động nghỉ hƣu cho đến khi chết.
- Chế độ hƣu trí là một chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. Đặc trƣng này thể
hiện ở hai quá trình là quá trình đóng và quá trình hƣởng hƣu trí. Ngƣời lao
động có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian đang
làm việc. Khi đã đủ các điều kiện về tuổi đời và thời gian tham gia bảo hiểm xã
hội thì ngƣời lao động sẽ dƣợc hƣởng trợ cấp hƣu trí trong khoảng thời gian tính
từ lúc về hƣu cho đến khi ngƣời lao động chết. Quá trình hƣởng này dài hay
ngắn tuỳ thuộc vào tuổi thọ của từng ngƣời.
- Có sự thừa kế giữa các thế hệ lao động trong việc hình thành và sử dụng
quỹ bảo hiểm xã hội hƣu trí, qua đó thể hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít của
bảo hiểm xã hội.
1.2.2- Phân biệt chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội với chế độ hưu
trí thương mại.
Ngoài chế độ hƣu trí thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội thì ở Việt Nam và
nhiều nƣớc trên thế giới còn thực hiện chế độ hƣu trí thƣơng mại. Mục đích của
hai chế độ hƣu trí này là đều nhằm trợ giúp những ngƣời già yếu không còn làm
việc, có một khoản thu nhập thƣờng xuyên hoặc 1 lần để sinh sống.
Tuy nhiên, chế độ hƣu trí thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội thƣờng là do
Nhà nƣớc quy định bắt buộc ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải
đóng góp về tài chính để trợ cấp cho ngƣời lao động khi tuổi già. Ở nhiều quốc
gia, Nhà nƣớc còn hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội để đảm bảo thực hiện chế độ
hƣu trí , nhằm mục đích an sinh xã hội. Mọi hoạt động về tài chính của quỹ bảo
24



×