Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh từ… ngủ nhiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.08 KB, 5 trang )

Bệnh từ… ngủ nhiều

Ngủ nhiều sẽ giúp tinh thần minh mẫn, sáng suốt? Đây là quan niệm sai
lầm, vì ngủ nướng sẽ bạn dễ bị trúng gió, trí lực giảm và mắc các bệnh về hô hấp,
tim mạch…
Mọi người đều biết, ngủ quá ít có thể sẽ sinh bệnh, nhưng rất nhiều người
không biết rằng ngủ quá nhiều cũng không tốt.
Sau hơn bảy năm nghiên cứu trên 9.000 người ở độ tuổi 50-79, các nhà
nghiên cứu Mỹ phát hiện người ngủ quá 9 tiếng/ngày có nguy cơ bị trúng gió trên
70% so với người ngủ khoảng 7 tiếng ngày. Hơn thế, họ còn có thể mắc các bệnh:

Ngủ quá nhiều cũng có nguy cơ mắc một số bệnh tật

1. Bị trúng gió và tiểu đường
Một bác sĩ cho biết, độ đông đặc máu ở người lớn tuổi rất cao. Thời gian
ngủ quá nhiều có thể làm gia tăng độ đông đặc của máu, dễ dẫn đến các bệnh liên
quan tới hệ thống máu lên não, trong đó có hiện tượng trúng gió.
Nghiên cứu khác khẳng định người ngủ quá nhiều cũng có nguy cơ phát
sinh bệnh tiểu đường. Điều tra đã phát hiện thời gian ngủ hợp lý và tốt nhất cho cơ
thể mỗi người là 7-8 tiếng/ngày.
Người ngủ không đủ 6 tiếng/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp
hai lần. Còn nếu thời gian ngủ quá 8 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
ba lần. Đồng thời, những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10
tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao.
2. Mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch và bệnh về đường tiêu hóa
Thiên An, 28 tuổi, là giáo viên dạy trung học. Cô rất thích ngủ nướng. Vào
dịp nghỉ hè, An thường ngủ mỗi ngày trên 10 tiếng. Cô phát hiện ra sức khoẻ của
mình ngày càng kém, hơi một tí là lại đau đầu. Bác sĩ khám bệnh phân tích rằng
bệnh đau đầu của An có khả năng liên quan tới sở thích ngủ.
Một bác sĩ chuyên khoa Hô hấp cho biết: Không khí trong phòng ngủ lúc
sáng sớm thường không trong lành. Dù bạn mở cửa sổ, trong phòng vẫn có một


luồng không khí chứa lượng lớn vi khuẩn, vi-rút, khí CO2 và bụi. Tất cả đều ảnh
hưởng tới khả năng đề kháng với hệ hô hấp.
Đối với người có thâm niên ngủ nhiều, phòng ngủ quá kín cộng thêm không
khí trong phòng quá ô nhiễm, họ dễ bị mắc các bệnh cảm cúm và ho.
Lúc vận động, tim thường đập rất nhanh, các cơ tim co bóp mạnh hơn, quá
trình tuần hoàn máu của tim tăng nhanh.
Lúc cơ thể nghỉ ngơi, tim cũng ở trong trạng thái đó. Nhịp tim, sự co bóp
của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống.
Ngủ quá nhiều sẽ phá huỷ quy luật vận động và nghỉ ngơi của tim. Cứ như
thế, tim sẽ mệt mỏi vì sự co bóp. Chỉ cần một chút cử động nhẹ nhàng của cơ thể
cũng khiến tim đập nhanh và loạn nhịp.
Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều, bạn sẽ không ăn cơm đúng giờ. Dạ dày sôi lên
vì đói, làm rối loạn quá trình tiết dịch vị, ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan
tiêu hoá.
3. Càng ngủ nhiều, trí lực càng giảm
“Mỗi tối ngủ 10 tiếng đồng hồ, tại sao ban ngày vẫn không minh mẫn?”.
Đó là thắc mắc của bạn Hạo Nhiên, 30 tuổi, thư ký của một công ty tư nhân ở TP.
HCM. Trước đây, cô thường trách mình ngủ quá ít khiến đầu óc kém minh mẫn,
hay nhầm lẫn nên bị sếp mắng.
Tất cả mọi người đều cho rằng để làm tan mệt mỏi, tốt nhất nên đi ngủ.
Thật ra, quan niệm tăng thời gian ngủ nhằm có được sức khỏe tốt hoàn toàn sai
lầm. Người ngủ quá nhiều có thể dẫn tới lười biếng, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, tinh
thần kém minh mẫn, thậm chí làm giảm trí lực.
Sau một đêm nghỉ ngơi, các bắp thịt và khớp xương đều trở nên lỏng lẻo.
Ngủ dậy và vận động ngay có thể làm dãn các cơ, gia tăng khả năng lưu thông
máu tới các cơ, làm cho hệ xương và các bó cơ ở trong trạng thái phục hồi.
Với người mê ngủ, hệ thống các bó cơ đã bỏ qua giai đoạn quan trọng này.
Khi ngủ dậy, họ cảm thấy chân nhũn ra, lưng đau nhức, toàn thân bất lực.
Vậy rốt cuộc, ngủ bao lâu mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khoẻ? Người trưởng
thành cần ngủ 6-8 tiếng/ngày. Người già ngủ ít hơn mức đó 1-2 tiếng. Thanh niên

có thể nhiều hơn mức đó 1 tiếng. Còn trẻ sơ sinh ngủ càng nhiều càng tốt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×