Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.6 KB, 7 trang )
Ai bị mắc các bệnh tự miễn?
Đa số các bệnh tự miễn khá hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh tự miễn là một nhóm
bệnh có tác động đến hàng triệu người Mỹ. Hầu hết bệnh tự miễn thường tấn công
phụ nữ hơn là nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi làm việc và nuôi dạy con.
Một số bệnh tự miễn thường hiện diện ở một thiểu số dân nhất định. Chẳng hạn
như bệnh lupus thường gặp ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha hơn là
phụ nữ da trắng gốc Âu. Tỉ lệ bệnh viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì ảnh hưởng
trên cộng đồng dân Mỹ bản địa cao hơn là dân Mỹ nói chung. Hơn nữa, bệnh tự
miễn tác động đến các khía cạnh xã hội, kinh tế, sức khỏe không chỉ trên gia đình
mà còn trên những ông chủ, đồng nghiệp, bạn bè.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh tự miễn?
Bệnh tự miễn có lây không? Không có bệnh tự miễn nào được chứng minh
là có thể lây hoặc bị nhiễm cả. Các bệnh tự miễn không lan từ người này sang
người kia như các bệnh nhiễm trùng. Các bệnh này không liên hệ gì đến bệnh
AIDS (suy giảm miễn dịch mắc phải), cũng không phải là một dạng bệnh ung thư
ác tính.
Bệnh tự miễn có di truyền không? Bộ gen mỗi người được thừa hưởng từ
bố mẹ góp phần trong tính mẫn cảm mắc bệnh. Một số bệnh nhất định như bệnh
vẩy nến hình thành ở giữa những thành viên trong cùng một gia đình. Điều này gợi
ý rằng có một gen hoặc một tập hợp các gen đặc biệt khiến các thành viên trong
gia đình cùng mắc bệnh vẩy nến. Hơn nữa, một số thành viên trong gia đình mắc
bệnh tự miễn lại thừa hưởng và chia sẻ những gen bất thường đó dù họ có thể mắc
các bệnh tự miễn khác. Chẳng hạn như một em họ thứ nhất bị bệnh lupus, một chị
bạn dì khác có thể bị bệnh viêm bì cơ, và trong hai người mẹ của họ có một người
bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một số ví dụ về bệnh tự miễn (được liệt kê theo cơ quan đích chính)
Hệ thần kinh
- Xơ cứng rải rác
- Nhược cơ
- Các bệnh lý thần kinh tự miễn như Guillain-Barré