Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Loạn dưỡng móng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.11 KB, 5 trang )

Loạn dưỡng móng

Nhiều người hay bị tình trạng các móng tay liên tục bị tách ra khỏi
thịt, nhìn vào thấy sau lớp móng là phần da thịt có một lớp sừng màu trắng
nhạt giống như phần trên cùng của móng tay.
Bệnh móng, không phải chuyện đùa!
“Loạn dưỡng móng” dùng để chỉ chung nhóm bệnh có những bất thường
trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng. Các rối loạn về móng là tình trạng
thường gặp, được nhiều người quan tâm. Việc chẩn đoán và trị liệu nhóm bệnh
này rất hóc búa, thường gây nản lòng bệnh nhân, và cả thầy thuốc nữa. Vì, có rất
nhiều nguyên nhân liên quan, việc tìm và giải quyết chúng không dễ dàng, mặt
khác, các thuốc uống và thoa rất khó ngấm hết được vào tổ chức sừng cứng của
móng.



Ngoài những bất thường về màu sắc - có màu xanh, màu vàng, màu nâu
đen, màu trắng, móng có thể bất thường về hình dáng -móng hình cái muỗng,
móng quặp như mỏ diều hâu... bất thường trên bề mặt của phiến móng như móng
vợn sóng, móng có những chỗ lõm lỗ chỗ, móng dày, móng mỏng; bất thường về
cách phát triển (móng chọc thịt), hoặc tình trạng hư móng như, xước móng, tách
móng (ly móng), hoặc cũng có những trường hợp bị rụng móng...

Ly móng
Những triệu chứng của sự ly móng đó là, móng bị tách dần từ bờ tự do ra
khỏi thịt, lúc đầu một móng, sau đó là nhiều móng. Dưới lớp móng bị vểnh, có thể
có những chất sừng vụn đội bờ tự do lên.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự ly móng như: do nội sinh, ngoại lai, di
truyền, tình trạng kích thích, chấn thương da quanh móng và đầu ngón tay... hoặc
không rõ nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân gộp lại. Các nguyên nhân nội sinh
thì khá nhiều, có thể kể như các bệnh hệ thống, thiếu máu thiếu sắt, dãn phế quản,


tiểu đường, cường giáp, suy giáp, porphyrie da muộn, các bệnh ác tính..., hoặc các
bệnh da như vảy nến, lichen phẳng, viêm da thể tạng, pemphigus, bất thường bẩm
sinh của móng...
Nguyên nhân ngoại lai gây ly móng như: các yếu tố cơ học (liên quan đến
những nghề nghiệp tạo chấn thương mạnh, hoặc chấn thương nhẹ nhưng lặp đi, lặp
lại); yếu tố hóa học như, tiếp xúc các mỹ phẩm dành cho móng, nước, các hóa
chất làm hư móng, chất độc cho móng; hoặc yếu tố sinh học như, nhiễm nấm,
nhiễm vi khuẩn (như Pseudomonas), hoặc nhiễm siêu vi (như herpes).
Một số thuốc cũng gây ly móng thông qua cơ chế có liên quan ánh sáng
(tetracyclin và dẫn xuất, doxycyclin, psoralen, thuốc ngừa thai...), hoặc không liên
quan cơ chế này như captoril, bleomycin, 5-fluorouracil, retinoid,
hydroxylamine...



Muốn chữa khỏi các bất thường về móng phải trị liệu nguyên nhân trước,
móng sẽ ra lại dần dần... Để thấy được sự cải thiện của bệnh, cần một thời gian
dài: thời gian cho giải quyết bệnh căn nguyên cộng với thời gian cho sự tiến triển
và hồi phục của móng. Ví dụ: trong trường hợp hư móng do nấm, sau khi kết thúc
liệu trình điều trị nấm, phải chờ đợi ít nhất 6-9 tháng cho móng tay và
9-12 tháng cho móng chân thì mới thấy móng phát triển bình thường trở lại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×