Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ăn cho tim mạnh, uống để tim khoẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.4 KB, 6 trang )

Ăn cho tim mạnh, uống để tim khoẻ

Kiêng cữ trong ăn
uống không những
giúp giảm bớt lượng
thuốc phải uống hàng
ngày mà còn được
xem là biện pháp điều
trị các bệnh tim mạch
hiệu quả.

Các bệnh tim mạch đòi
hỏi chữa trị lâu dài, tốn
kém. Để phòng bệnh, ngoài tập luyện thể dục thể
thao hợp lý, cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Giảm mặn, bớt béo



Một chế độ ăn nhiều cholesterol, như thói quen ăn óc
heo để bổ óc của một số người rất nguy hiểm vì trong
óc heo có hàm lượng cholesterol rất cao (gấp bảy lần
so với các thức ăn thông thường). Khi cholesterol
tăng cao trong máu, sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ
mạch máu não, phình động mạch chủ...

Ngoài ra, ăn nhiều tinh bột, chất đường (thường gặp
ở người ăn chay trường) mà không có chất đạm cũng
rất dễ bị rối loạn chuyển hoá chất béo và tăng huyết
áp, ảnh hưởng đến tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay


xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất đạm khác
như trứng, sữa... sẽ có lợi cho sức khoẻ hơn, nhất là
ở những người lớn tuổi.

Ăn nhiều muối cũng là một trong những yếu tố làm
tăng huyết áp. Người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn
tối đa 5g muối ăn (tương đương với hai muỗng cà
phê) cho cả ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi
nấu. Các loại thức ăn nhanh cũng không tốt cho tim
mạch. Phần lớn trong các suất ăn công nghiệp, dư
lượng mỡ và đường rất cao, kết hợp với các loại
nước uống có gas, thời gian ăn lại ngắn, phân bố các
bữa không hợp lý nên dễ dẫn đến béo phì. Khi đã
béo phì thì hậu quả sẽ là xơ vữa động mạch, tăng
huyết áp và tiểu đường.

Để tránh, nên hạn chế sử dụng các loại thịt, cá (chỉ
ăn 150 – 200g/ngày). Sử dụng thịt thăn, thịt bắp
không dính mỡ. Không ăn nước xào, nước ninh
xương ống, xương cục; không ăn da, đầu, cổ, cánh,
chân của các loại gia cầm... Không ăn quá 2 – 3 quả
trứng trong một tuần và phải cách ngày.

Uống theo nhu cầu cơ thể

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt
vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không
hẳn đúng, nhất là với bệnh tim. Ðối với một người
khoẻ mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải
tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài. Ngược lại,

ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan
này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại
trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí
còn gây ra tình trạng “ngộ độc nước”, biểu hiện qua
triệu chứng lơ mơ, hôn mê.

Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo
nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát.
Những trường hợp suy tim nặng hạn chế chỉ uống
khoảng một lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống
quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt
huyết áp, choáng váng, chóng mặt.

Các loại thức uống có chứa caffeine và có cồn như
rượu, bia... nếu dùng với số lượng ít sẽ có lợi cho hệ
tim mạch nhưng nếu lạm dụng (nhiều hơn bốn ly cà
phê mỗi ngày) có thể dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn
chuyển hoá chất béo và gia tăng xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, phải bỏ hút thuốc lá ngay khi biết bị bệnh
tim mạch bởi thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các
bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu
máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá,
có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,
suy tim...

Quan trọng nhất là điều độ

Nên ăn 3 bữa/ngày (người già 4 – 5 bữa/ngày), ăn
đúng giờ quy định để tạo cho cơ thể phản xạ dạ dày

tiết nhiều dịch vào khoảng thời gian nhất định, khiến
sự tiêu hoá thức ăn diễn ra nhanh và dễ dàng. Không
ăn muộn vào bữa tối, tốt nhất ăn trước giờ đi ngủ
khoảng 1,5 – 2 tiếng. Nếu ngủ muộn, uống một cốc
sữa trước khi ngủ. Đừng đi ngủ khi thấy đói bụng. Chỉ
nên ăn vừa đủ no, không ăn nhiều, ăn cố.

Một số trái cây có tác dụng tốt đối với tim mạch như
bưởi (làm giảm mỡ trong máu), cà chua (giảm nguy
cơ bị tai biến mạch máu não)... Một chất rất quan
trọng đối với tim là potasium có nhiều trong nho,
chuối, dừa. Tuy nhiên không vì vậy mà lạm dụng, mỗi
ngày ăn tới vài ký bưởi, uống đến chục ly nước cà

×