Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Vai trò của chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tại các quốc gia châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐỨC CẢNH

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TẠI CÁC QUỐC
GIA CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐỨC CẢNH

VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TẠI CÁC QUỐC
GIA CHÂU Á
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Lê Đức Cảnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG – HÌNH
TÓM TẮT................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................................. 2
1.1.

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 4

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4


1.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 7

1.5.

Ý nghĩa của đề tài................................................................................................................... 7

1.6.

Kết cấu của bài luận văn....................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC – CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY...................................................................................................................... 9
2.1.

Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến chế độ tỷ giá hối đoái.............................9

2.2.

Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến dự trữ ngoại hối........................................ 11

2.3.

Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến lựa chọn chính sách tiền tệ..................12

2.4.

Tóm tắt chương 2.................................................................................................................... 13


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU................................................... 14
3.1.

Hồi quy phân vị - Hồi quy bình phương nhỏ nhất...................................................... 14

3.1.1.

Hồi quy phân vị là gì............................................................................................................. 14

3.1.2.

Phương pháp bình phương tối thiểu................................................................................. 15

3.1.3.

Phương pháp hồi quy phân vị............................................................................................. 15

3.1.4.

Minh họa bằng đồ thị hồi quy phân vị............................................................................ 17


3.1.5.

Ưu nhược điểm của phương pháp hồi quy phân vị.................................................... 19

a. Ưu điểm của hồi quy phân vị.............................................................................................. 19
b. Nhược điểm của hồi quy phân vị........................................................................................ 20
3.2.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 21

3.3.

Mở rộng biến kiểm soát........................................................................................................ 22

3.4.

Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................. 24

3.5.

Lựa chọn khoảng thời gian quan sát................................................................................ 29

3.6.

Lựa chọn chính sách tiền tệ và nhóm các quốc gia.................................................... 31

3.7.

Mô hình nghiên cứu............................................................................................................... 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 36
4.1.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình......................................................................... 36

4.2.


Kiểm định sự tự tương quan và đa cộng tuyến............................................................ 37

4.2.1.

Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến.............................................. 37

4.2.2.

Kiểm định đa cộng tuyến nhóm......................................................................................... 39

4.3.

Kết quả phân tích hồi quy.................................................................................................... 39

4.3.1.

Phân tích kết quả hồi quy của các biến kiểm soát...................................................... 39

4.3.2.

Kiểm tra tính vững bằng các điều kiện bổ sung.......................................................... 43

4.3.3.

Kết quả hồi quy các phân vị................................................................................................ 45

4.3.4.

Kết quả phân tích hồi quy với biến OIL mở rộng....................................................... 47


a. Kiểm định các biến kiểm soát với hồi quy phân vị thứ 50...................................... 47
b. Kiểm định hồi quy các phân vị............................................................................................ 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.................................................................................................................... 51
5.1.

Kết luận....................................................................................................................................... 51

5.2.

Hạn chế của đề tài................................................................................................................... 52

5.3.

Hàm ý nghiên cứu và gợi ý chính sách........................................................................... 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu
NHTW
FED
GDP
GNP
IMF
NEER
OECD
REER
WB

WTO


DANH MỤC BẢNG – HÌNH
Danh mục bảng
STT
Bảng 3.1

Mô tả chi t

Bảng 3.2

Kết quả hồ

Bảng 4.1

Thống kê m

Bảng 4.2

Kết quả ma

Bảng 4.3

Kết quả kiể

Bảng 4.4

Kết quả hồ


Bảng 4.5

Kết quả hồ

Bảng 4.6

Kết quả hồ

Bảng 4.7

Kết quả hồ

Bảng 4.8

Kết quả hồ

Bảng 4.9

Kết quả hồ

Danh mục

hình
STT
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

Xác suất xu


Đường con

dày, còn đư

Độ thị biểu


1

TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các lựa chọn
chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cậu tại châu Á. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy phân vị cho bộ dữ liệu các
yếu tố kiểm soát trong khoảng thời gian năm 2008 – 2009 từ 49 quốc gia châu Á, với
kỳ quan sát tính theo năm. Bài nghiên cứu rút ra được một số kết quả quan trọng sau
đây:
Thứ nhất, tại các quốc gia châu Á, việc lựa chọn chính sách tiền tệ có vai trò không
quá quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Bởi lẽ trong giai đoạn này, các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố
khác như tác động từ dòng vốn bên ngoài và hội nhập sâu rộng, áp dụng các hoạch
định chính sách để ổn định tình hình tài chính nội địa, sử dụng công cụ dự trữ ngoại
hối làm công cụ tiền tệ chính kiểm soát khủng hoảng.
Thứ hai, mức độ khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trưởng GDP thực có
ảnh hưởng đến mối quan hệ trong các lựa chọn chính sách tiền tệ khác nhau. 10%
quốc gia có mức độ khác biệt nhỏ nhất cho kết quả hồi quy thể hiện lựa chọn chính
sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi ở các quốc gia có mức độ khác biệt lớn hơn thì
không thể hiện vai trò này.
Thứ ba, giá dầu thế giới có vai trò quan trọng trong việc giải thích và hỗ trợ giải thích
cho các lựa chọn chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng

toàn cầu ở các quốc gia châu Á.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu:
Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của mỗi
quốc gia để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được những
mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Nếu như chính sách tài chính
chỉ tập trung vào thành phần kết cấu các mức chi phí thuế khóa của nhà nước, thì
chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông,
điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo
điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ
đạo đã định. Nền kinh tế đương đại phát triển không ngừng, NHTW các quốc gia
luôn xây dựng cho nền kinh tế đặc thù của mình một lựa chọn chính sách tiền tệ phù
hợp với các công cụ điều hành thích hợp nhất. Đặc biệt là sau khi trải qua cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu (2008) – cuộc khủng hoảng làm tổn thất 50 nghìn tỷ USD
trong tổng tài sản tài chính của thế giới, 20 quốc gia tuyên bố suy thoái kinh tế (theo
nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á), các quốc gia có cái nhìn cẩn trọng hơn
trong việc thực thi các công cụ chính sách này.
Bài nghiên cứu của tác giả Visokaviciene (2014) nghiên cứu chính sách tiền tệ ở
Lithuania – một quốc gia được quan sát đại diện cho EU. Trong môi trường đầy thử
thách của nền kinh tế toàn cầu, NHTW châu Âu áp dụng các chính sách ổn định tiền
tệ thông qua các khuôn khổ thể chế để cung cấp tính thanh khoản và ổn định cho
đồng Euro. Một số biện pháp như: áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi (khuyến khích duy
trì ngang giá sức mua PPP), ổn định giá cả hàng hóa, thực hiện các nghiệp vụ thị
trường mở, tăng dự trữ ngoại hối,…
Trong khi đó, tại các quốc gia châu Á, các nghiên cứu của Akiko Terada và Hagiwara

(2005) và Ila Patnaik và cộng sự (năm 2010) xem xét những vấn đề liên quan đến chế
độ tỷ giá hối đoái ở châu Á được quan sát ở cuộc khoảng hoảng tài chính. Trước cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á, hầu hết các tỷ giá hối đoái ở các quốc gia châu Á neo
chặt vào đồng USD. Mặc dù các quốc gia lo sợ “nổi sợ thả nổi


3

tỷ giá” tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng giảm xuống, tính biến động tỷ giá ở các quốc
gia này lớn hơn trước khi khủng hoảng. Hiện tại, các nước châu Á đã từ từ nâng mức
linh hoạt tỷ giá và giảm vai trò của đồng đôla Mỹ bằng cách tăng cường tích lũy dự
trữ ngoại hối áp dụng với các biện pháp vô hiệu hóa trong ngắn hạn, cải thiện các lựa
chọn chính sách trong dài hạn, bao gồm: hệ thống ngân hàng và điều tiết thị trường
vốn; tính minh bạch và kỷ luật trong chính sách tài khóa và tài chính; tự do hóa
thương mại.
Liên quan đến những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ, Jerry H và các
cộng sự (2009) cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vai trò của Cục dự trữ liên bang
(FED) của Mỹ. Công cụ điều hành chính của FED trong việc điều hành chính sách
tiền tệ trong nhiều năm qua liên quan đến “lãi suất quỹ vốn FED” – lãi suất được các
ngân hàng ấn định với nhau cho các khoản vay qua đêm trên thị trường liên ngân
hàng. Lãi suất này ngân hàng tự quy định chứ FED không ép buộc. Tuy nhiên, FED
sẽ tác động đến lãi suất này để duy trì ở mức phù hợp bằng cách kiểm soát nguồn
cung dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo mức chi phí lớn về kinh tế và xã
hội, đồng thời, nó cũng cung cấp một cơ hội độc nhất (trong điều kiện tự nhiên) để
điều tra tính hiệu quả của các lựa chọn chính sách tiền tệ bởi các nền kinh tế trên thế
giới nhằm chống chọi lại các bất lợi từ cú sốc bên ngoài. Những nền kinh tế khác
nhau không chỉ có mức phục hồi khác nhau mà còn lựa chọn các chính sách khác
nhau để trung hòa tác động của cuộc khủng hoàng. Các nghiên cứu hiện nay thường
nghiên cứu vai trò của các nhân tố tiền tệ trong việc hình thành khả năng phục hồi

sau khủng hoảng tập trung vào các loại chế độ tỷ giá hối đoái mà không phải là các
lựa chọn chính sách tiền tệ (chẳng hạn như Berkmen và cộng sự (2012), Blanchard và
cộng sự (2010), Tsangarides (2012). Trong khi đó, tác giả Dabrowski và cộng sự
(2015) lại tiếp cận theo hướng lựa chọn chính sách tiền tệ. Trước hết, tác giả tìm kiếm
sự tương đồng trong phản ứng của các nhà điều hành đối với cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Mục tiêu là xác định các nền kinh tế thị trường mới nổi tương đồng
trong việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để chống lại các cú sốc


4

bên ngoài. Giai đoạn phân tích này là một mắt xích liên kết giữa lý thuyết và nghiên
cứu thực nghiệm, và nó như là sự thay thế cho cách sử dụng việc phân loại chế độ tỷ
giá hối đoái phổ biến hiện nay. Tiếp theo, tác giả xem xét sự khác biệt trong thành
quả tăng trưởng kinh tế trong suốt giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng
giữa các nhóm kinh tế mới nổi với nhau. Giai đoạn này là phù hợp với các nghiên
cứu thực nghiệm hiện có, tuy nhiên, cách tiếp cận của tác giả là tập trung vào tính
hiệu quả của các lựa chọn chính sách thay thế định hướng vào việc giảm nhẹ tác động
khủng hoảng chứ không phải là so sánh giữa các quốc gia neo tỷ giá với các quốc gia
thả nổi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để cung cấp thêm cái nhìn toàn diện hơn về việc đánh giá tác động của chính sách
tiền tệ nói chung và lựa chọn chính sách tiền tệ nói riêng trong việc giảm thiểu tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bài nghiên cứu thực hiện các kiểm
định theo phương pháp khá mới mẻ - hồi quy phân vị xem xét tăng trưởng GDP ở
các quốc gia châu Á trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng. Bài luận văn nhằm trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Kiểm định vai trò của các lựa chọn chính sách tiền tệ trong việc giảm thiểu tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tại châu Á.
 Mức độ khác biệt giữa tăng trưởng GDP dự báo và tăng trưởng GDP thực có

ảnh hưởng đến mối quan hệ trong các lựa chọn chính sách tiền tệ khác nhau.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đo lường tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do đó,
lựa chọn khoảng thời gian năm 2008 và năm 2009 là thời điểm mà chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng từ đó giúp chúng ta có cái nhìn trực quan và
chính xác hơn trong đánh giá kết quả thực nghiệm.
+ Đối tượng nghiên cứu:
Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở
48 quốc gia khác nhau. Sáu nước nữa về mặt địa lý cũng nằm trong châu Á nhưng


5

về mặt kinh tế và chính trị được tính vào châu lục khác. Như tất cả các vùng miền
khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa
các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa,
môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu
Á tính theo GDP danh nghĩa là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô
khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh
nghĩa (2010), tới Cambodia là một trong những nước nghèo nhất.
Các nền kinh tế châu Á sẽ dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 khi
sự hồi phục của các nền kinh tế Nhật Bản, Ấn Độ bù đắp sự tăng trưởng chậm lại của
Trung Quốc. Đó là dự báo được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo
Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, GDP toàn khu
vực sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 5,6% trong năm 2015 trước khi giảm nhẹ xuống
5,5% năm 2016. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục gây lo ngại khi tăng trưởng được dự
báo chỉ ở mức 6,8% trong năm 2015 và 6,3% năm 2016. Trong khi đó, tăng trưởng
của kinh tế Nhật Bản dự kiến ở mức 1% năm 2015 và 1,2% năm 2016. Ấn Độ, với
thế mạnh xuất khẩu hàng hóa giá rẻ, sẽ là điểm sáng trong bức tranh kinh tế khu vực.

Nền kinh tế thứ 3 của châu Á này có thể tăng trưởng 7,5% trong năm nay và năm tới,
qua đó thuộc nhóm có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Riêng kinh tế Việt
Nam được dự báo tăng trưởng 6% trong năm 2015 trước khi giảm nhẹ xuống 5,8%
vào năm 2016.
IMF nhận định sự nổi trội trong tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương so với phần còn lại của thế giới xuất phát từ sức tiêu thụ mạnh cùng lực lượng
lao động trẻ, lãi suất thấp và giá dầu thô giảm thời gian qua. Sự phục hồi của kinh tế
toàn cầu, dù còn khiêm tốn và chưa ổn định, cũng sẽ tiếp sức cho hoạt động xuất
khẩu của các nước châu Á. Những yếu tố này dự kiến bù đắp ảnh hưởng của các điều
kiện tài chính thắt chặt do luồng vốn đảo chiều, một phần do Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Các chuyên gia kinh tế của IMF cũng
bày tỏ lo ngại đối với nguy cơ tăng trưởng chậm lại nếu các nhà hoạch định chính
sách trong khu vực không có những thay đổi cần thiết. Tuy nhiên,


6

họ nhấn mạnh hiện chưa phải lúc báo động mà mới dừng lại ở sự cảnh tỉnh.
Bên cạnh đó, IMF cảnh báo vẫn tồn tại những nguy cơ có thể kéo kinh tế khu vực
theo chiều hướng ngược lại. Nguy cơ có thể đến từ sự tăng trưởng chậm hơn dự kiến
của kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, đồng USD tăng giá đồng nghĩa với gánh
nặng lớn hơn đè lên vai các doanh nghiệp mang khoản nợ lớn bằng đồng tiền này.
“Các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngoại tệ, đang tăng nhanh trong những năm
gần đây. Nhiều nhà phân tích kinh tế cho biết họ chưa từng thấy các khoản nợ ở khu
vực tăng mạnh như thời gian gần đây. Nợ của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong giai
đoạn 2007-2014 và vượt quá 200% GDP. Nợ công của Nhật Bản thậm chí còn ở mức
250% GDP. Thế nên châu Á sẽ bị tổn thương hơn đối với các cú sốc trên thị trường
tài chính.
Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế châu Á cũng bị
ảnh hưởng đáng kể. Nhật Bản phải tuyên bố rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế ngày

18/11/2008 sau khi tăng trưởng âm liên tiếp trong quý II/2008 và quý III/2008. Kinh
tế Trung Quốc vốn được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sau nhiều
năm tăng trưởng ở hai con số, đã giảm xuống chỉ còn 7,5% trong năm 2008 – mức
thấp nhất trong vòng 19 năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu đã giảm sút
nghiêm trọng, kéo theo sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Kinh tế Hàn Quốc cũng báo
động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% và ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn
cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Hầu hết các nền kinh tế
lớn ở Đông Nam Á đều định hướng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại
quốc tế và đầu tư nước ngoài. Do vậy, mức độ khác nhau của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á dễ bị tác động của xu hướng giảm sút thương mại và đầu tư trên
thế giới. Singapore là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á rơi vào suy thoái năm 2008,
ba lĩnh vực trụ cột là xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, dịch vụ tài chính – ngân
hàng và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
tốc độ tăng trưởng năm 2008 đạt 3%. Chính phủ đã phải tạm đình chỉ kế hoạch từng
bước tăng giá đồng nội tệ SGD đồng thời các biện


7

pháp làm giảm thâm hụt ngân sách năm 2008 cũng được thực hiện.
Hiện tại, trong các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu về tác động của khủng hoảng
tài chính toàn cầu cũng như hành động của các nhà điều hành chính sách nhằm phục
hồi nền kinh tế trong và sau khủng hoảng vẫn còn khá ít bài nghiên cứu quan sát các
nền kinh tế châu Á. Do đó, các quốc gia châu Á được lựa chọn làm đối tượng nghiên
cứu của bài luận văn này nhằm tăng thêm tính mới mẻ và đầy đủ để đóng góp vào các
nghiên cứu thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập trong năm 2008 và năm 2009 để tạo ra
dữ liệu bảng. Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ các nguồn dữ liệu quốc tế (IMF,

World bank…).
Bài nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy phân vị (Quantile regression) để tiến hành
kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài sẽ
đươc mô tả rõ hơn trong chương III.
Luận văn sử dụng phần mềm Stata để thực hiện định lượng phục vụ cho việc kiểm
định tự tương quan, đa cộng tuyến và ước lượng các kết quả của việc lựa chọn chính
sách tiền tệ trong việc giảm thiểu các tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 1.5. Ý
nghĩa của đề tài
Đối với vấn đề chế độ tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng phục hồi nền kinh tế khi
khủng hoảng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy nhiều bằng chứng thực
nghiệm. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới trên quan điểm: “Không phải chế độ tỷ giá hối
đoái tác động đến khả năng phục hồi khi khủng hoảng, mà thực chất các thiết lập cụ
thể các công cụ chính sách mới thực sự ảnh hưởng đến sự giảm thiểu áp lực tiền tệ”
của Dabrowski (2015) đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các vấn đề liên quan đến
đo lường khả năng phục hồi của kinh tế sau khủng hoảng. Bài luận văn đưa ra bằng
chứng khách quan khoa học tại châu Á của việc lựa chọn chính sách tiền tệ trong việc
giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn bị ảnh
hưởng nặng nề nhất (năm 2008, năm 2009), từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ
và toàn diện hơn đối với nền kinh tế vĩ mô và cách thức


8

vận hành chính sách tiền tệ tại các quốc gia này cũng như thế giới.
1.6. Kết cấu của bài luận văn:
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày theo trình tự sau:
Chương I: Giới thiệu đề tài
Chương này làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề
cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa khi thực hiện đề tài.

Chương II: Cơ sở lý luận khoa học – các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Trong
chương này, luận văn sẽ tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới về các vấn đề có liên quan đến nội dung lựa chọn chính sách
tiền tệ trong việc giảm thiểu các tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chương III: Phương pháp, dữ liệu nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải
thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô
hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện
nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng việc sử dụng hồi quy
phân vị xem xét việc giảm thiểu các tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu của các
lựa chọn chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu Á.
Chương V: Kết luận
Ở chương này, luận văn tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực
nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở rộng
đề tài.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC – CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
2.1. Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến chế độ tỷ giá hối đoái
Lựa chọn chính sách đối với các nền kinh tế mới nổi trong cuộc khủng hoảng tài
chính gần đây được phân tích bởi Ghosh và cộng sự (2009). Kết luận chung của họ là
“ không có một giải pháp cụ thể phù hợp cho tất cả trường hợp, và các chính sách hỗn
hợp thích hợp phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở mỗi quốc gia, bao gồm cả sự đánh
đổi”. Theo như chính sách tiền tệ đề cập đến, các quốc gia tập trung vào tầm quan
trọng của việc đánh đổi giữa lợi ích của việc hạ lãi suất thấp hơn cùng với phá giá

đồng tiền cho việc phục hồi hoạt động nội địa và xuất khẩu so với tác động thu hẹp
của việc phá giá đồng tiền trong bảng cân đối kế toán không phòng ngừa. Độ lớn dự
kiến của việc phá giá đồng tiền phụ thuộc vào các yếu tố như việc định giá cao ban
1

đầu, chế độ tỷ giá hối đoái, hiệu ứng bảng cân đối kế toán , sự truyền dẫn khu vực và
ảnh hưởng hệ thống.
Các bằng chứng thực nghiệm về vai trò của chế độ tỷ giá hối đoái trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính là hỗn hợp. Berkmen và cộng sự (2012) tìm kiếm một sự giải
thích cho sự phục hồi đa dạng của các quốc gia mới nổi trong bốn nhóm nhân tố: (i)
2

liên kết thương mại; (ii) liên kết tài chính; (iii) lỗ hổng cơ bản và cấu trúc tài chính;
và (iv) các khung chính sách tổng thể. Sau khi kiểm tra một loạt các biến số khác
nhau và kiểm tra độ vững, họ xác định bốn biến số chính giải thích phần lớn các biểu
hiện tăng trưởng không mong đợi ở các quốc gia mới nổi: đòn bẩy (được định nghĩa
là tỷ số của nợ nội địa trên huy động nội địa), lỗ hổng sản lượng, nợ ngắn hạn nước
ngoài, và tỷ giá hối đoái linh hoạt. Mặt khác, họ kết luận rằng một trong những bài
học chính sách sơ bộ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu là “tỷ giá hối đoái linh hoạt
tỏ ra quan trọng đối với nền kinh tế mới nổi trong việc làm giảm tác động của các cú
sốc lớn”. Và, mặt khác, họ chỉ ra rằng “các lợi ích của tỷ giá hối
1

Hiệu ứng bảng cân đối kế toán (balance sheet effects): nội tệ giảm giá đồng nghĩa giảm khoản mục
tài sản và tăng khoản mục nợ khi quy đổi hay tính theo ngoại tệ. Kết quả là sẽ kéo theo sụt giảm chi tiêu,
nguy cơ phá sản và xáo trộn về tình hình tài chính.
2Lỗ hổng cơ bản (underlying vulnerabilities): ví dụ như đòn bẩy cao, độ nhạy cảm với cú sốc lãi suất; là
điều kiện cần nhưng không đủ cho 1 cuộc khủng hoảng.



10

đoái linh hoạt bị giới hạn khi dịch chuyển từ chế độ neo tỷ giá sang một chế độ linh
hoạt hơn” và “sự khác biệt trong chế độ neo biên độ và thả nổi không cải thiện sự phù
hợp. Bởi vì biến này là biến duy nhất quan trọng giữa các chỉ báo chính sách tiền tệ,
do đó, nó có thể kết luận rằng chính sách tiền tệ không quan trọng trong giai đoạn xấu
nhất của cuộc khủng hoảng.
Một kết luận tương tự đề cập đến sự quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái được trình
bày bởi Blanchard và cộng sự (2010a). Họ kiểm tra tác động của cơ chế tỷ giá hối
đoái vào tăng trưởng GDP không kỳ vọng ở 29 thị trường mới nổi trong quý cuối
cùng của năm 2008 và quý đầu tiên của năm 2009. Mô hình lý thuyết của họ là không
rõ ràng về vấn đề này, và nó hàm ý rằng tăng trưởng GDP ở một quốc gia neo tỷ giá
3

phụ thuộc vào mức phù hợp điều kiện Marshall-Lerner , độ mạnh của hiệu ứng bảng
cân đối kế toán và công cụ chính sách được sử dụng để duy trì neo tỷ giá (chính sách
về tỷ giá và giảm dự trữ). Họ tìm thấy rằng sự tăng trưởng thấp hơn trung bình 2.7%
ở quốc gia có chế độ tỷ giá cố định so với quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, khác biệt
này có ý nghĩa thống kê.
Một nghiêu cứu thực nghiệm khác được thực hiện bởi Tsangarides (2012), người đã
tập trung vào sự thay đổi trong tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 2008-2009 so với
giai đoạn 2003-2007 trong một mẫu gồm 50 nền kinh tế mới nổi. Kết quả chính của
ông là sau khi kiểm soát các rủi ro thương mại và liên kết tài chính, sự lựa chọn chế
độ tỷ giá hối đoái không phải là một nhân tố quan trọng trong việc tăng trưởng GDP
của các nền kinh tế mới nổi trong khủng hoảng. Tuy nhiên, sử dụng neo tỷ giá đã làm
tội tệ hơn trong việc phục hồi khủng hoảng giai đoạn 2010-2011.
Hutchison và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa vào sự tăng trưởng GDP trong cuộc khủng hoảng trước đó ở các nước
4


đang phát triển và mới nổi (83 nghiên cứu “sudden stop ”, ở 66 quốc gia trong giai
đoạn 1980-2003 được nghiên cứu). Họ nhận thấy rằng các chính sách tiền tệ và tài
3

Điều kiện Marshall-Lerner: Để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán,
thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu
phải lớn hơn 1.
4 Sudden stop: dòng vốn quốc tế chảy vào quốc gia đột ngột dừng lại gây ảnh hưởng đến cân đối thanh
khoản, làm cho quốc gia tự do hóa tài khoản vốn – lãi suất cao hơn quốc tế bị khủng hoảng.


11

khóa khi xảy ra một “sudden stop” làm trầm trọng thêm những hậu quả suy thoái của
quốc gia. Hơn thế nữa, khi mở rộng tài khóa tùy ý làm giảm bớt tác dụng bất lợi của
cuộc khủng hoảng, nhưng mở rộng tiền tệ không có tác dụng rõ rệt. Mặc dù tại thời
điểm “sudden stops” các quốc gia được nghiên cứu có tỷ giá hối đoái tương đối cứng
nhắc, ảnh hưởng của chế độ tỷ giá hối đoái không có tác động có ý nghĩa thống kê
5

đối với chi phí đầu ra của một “sudden stop”.
2.2. Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến dự trữ ngoại hối
Một kết luận có liên quan của nghiên cứu là có một mối liên hệ giữa quản trị dự trữ
ngoại hối và khả năng phục hồi khủng hoảng. Đây là vấn đề gây tranh cãi đáng kể.
Blanchard và cộng sự (2010a) chỉ ra rằng ở những quốc gia mới nổi có tỷ lệ dự trữ
ngoại hối trên nợ ngắn hạn nước ngoài cao thì có mức sụt giảm tăng trưởng kinh tế
thấp hơn trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, điều này đến từ mẫu số, đó là từ tỷ lệ
nợ trên GDP thấp và tỷ lệ dự trữ trên GDP là không chính xác và không có ý nghĩa.
Do đó, họ kết luận rằng không có bằng chứng kinh tế ủng hộ cho giả thuyết: “dự trữ
ngoại hối cao hạn chế sự suy giảm sản lượng trong cuộc khủng hoảng”. Kết quả

tương tự được đưa ra bởi Berkmen và cộng sự (2012). Tuy nhiên, họ cho rằng “giá trị
của dự trữ ngoại hối có thể giảm mạnh khi chúng di chuyển trên một ngưỡng kháng
cự rủi ro”. Giải thuyết về sự phi tuyến tính trong mối liên hệ giữa mức dự trữ và sụp
đổ đầu ra trong cuộc khủng hoảng được khai thác bởi Llaudes và cộng sự (2010). Họ
phát hiện ra rằng dự trữ cao hơn sẽ trả giá đáng kể bằng sự thiếu hụt sản lượng đầu ra
ở mức dự trữ bao phủ thấp nhưng sẽ ít hơn nhiều ở mức bao phủ cao. Dominguez và
cộng sự (2012) có một kết luận tương tự: các giá trị phản chu kỳ của dự trữ nên được
đo lường bằng một chuẩn mực, cái mà phản ánh “tính dự trữ đầy đủ” (họ chọn tỷ số
dự trữ trên GDP ở quý 4 năm 2006). Họ tìm thấy “một mối quan hệ tiêu cực, chỉ ra
rằng những quốc gia với dự trữ đầy đủ cao hơn trước cuộc khủng hoảng thì sản lượng
đầu ra sẽ sụt giảm lớn hơn trong cuộc khủng hoảng. Gần đây, Busiere và cộng sự
(2014) sử dụng một mẫu lớn của hơn 100 nước mới nổi và đang
5

Đo lường bằng chênh lệch của tốc độ tăng trưởng GDP trước khủng hoảng của một quốc gia nhất định
với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong những năm tiếp theo cho đến đạt được tốc độ tăng trưởng
trước khủng hoảng.


12

phát triển để chỉ ra rằng các quốc gia có tỷ lệ dự trữ trên nợ ngắn hạn cao hơn sẽ ở
tình trạng tốt hơn các quốc gia khác trong cuộc khủng hoảng, và tác động này được
phóng đại khi tài khoản vốn ít mở hơn.
2.3. Bằng chứng thực nghiệm liên quan lựa chọn chính sách tiền tệ
Blanchard và cộng sự (2010a) lập luận rằng để tìm hiểu xem việc duy trì tỷ giá hối
đoái bởi một quốc gia chịu một cú sốc thương mại hoặc cú sốc tài chính là thiết thực,
người ta cần phải nhìn vào công cụ chính sách được sử dụng, tức là dùng lãi suất hay
dùng dự trữ ngoại hối ảnh hưởng của hiệu ứng bảng cân đối kế toán tới quốc gia cố
gắng phòng tránh. Aizenman và Sun (2012) nghiên cứu thực nghiệm về cách mà các

quốc gia mới nổi đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu bằng việc giảm mức dự trữ
ngoại hối với việc quan sát mẫu gồm 22 quốc gia mới nổi. Kết quả cho thấy các quốc
gia mới nổi sử dụng cơ chế điều chỉnh dự trữ ngoại hối như là một tấm đệm trong giai
đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, một kết luận đáng kinh ngạc khác là chế
độ tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa thực nghiệm trong việc giải thích sự phục hồi các
cuộc khủng hoảng tài chính.
Dabrowski (2015) phát triển các lý luận này hơn nữa và cho rằng không phải chế độ
tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng phục hồi khi khủng hoảng, mà thực chất các
thiết lập cụ thể các công cụ chính sách mới thực sự ảnh hưởng đến sự giảm thiểu áp
lực tiền tệ. Dù chúng ta không phủ nhận thực tế rằng chế độ tỷ giá hối đoái có thể có
một tác động nhất định tới các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng để điều tiết cú
sốc bên ngoài, không có nghĩa là nó hoàn toàn xác định trước các phản ứng chính
sách. Bài nghiên cứu của tác giả khởi đầu từ cách tiếp cận như vậy và xem xét các
công cụ chính sách được sử dụng để điều tiết những cú sốc bất lợi từ bên ngoài. Tác
giả sử dụng phân tích hồi quy phân vị để đo lường sự giảm sút tăng trưởng GDP ở 41
nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn mạnh nhất của cuộc khủng hoảng. Bài nghiên cứu
đưa ra một số kết luận đáng chú ý trong đó khẳng định lại kết quả thực nghiệm của
các nghiên cứu trước đây đó là: “không thể kết luận được tác động của chế độ tỷ giá
hối đoái tới khả năng phục hồi ở các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính toàn cầu”. Tác giả cũng nhấn mạnh về vai trò của các


13

lựa chọn chính sách tiền tệ trong việc giảm nhẹ các tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu khi hầu hết các phân vị đều có ý nghĩa thống kê cao và tương đối ổn
định.
Bài luận văn này đi theo hướng nghiên cứu của Dabrowski và cộng sự (2015) với
việc xem xét các lựa chọn chính tiền tệ ở các nhà điều hành châu Á trong việc giảm
thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bằng cách tiếp cận thực

nghiệm qua phương pháp phân tích hồi quy phân vị.
2.4. Tóm tắt chương 2
Toàn bộ chương 2 cung cấp cho chúng ta các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến
lựa chọn chính sách tiền tiêu biểu như các nghiên cứu của Blanchard (2010) và
Dabrowski (2015) cùng với các nhà nghiên cứu khác. Nhìn chung, kết quả thực
nghiệm nghiên cứu về tác động của lựa chọn chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh
tế trong khủng hoảng là hỗn hợp.
Tiếp theo, ở chương 3, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thu thập dữ liệu nghiên cứu,
phương pháp và mô hình được sử dụng để kiểm tra thực nghiệm kết quả.


14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1.
Hồi quy phân vị - Hồi quy bình phương nhỏ nhất
Hồi quy phân vị được Koenker và Bassett giới thiệu (1978) nhằm bổ sung cho phân
tích hồi quy tuyến tính. Chủ yếu là mở rộng phân vị thông thường từ mô hình định vị
sang mô hình tuyến tính tổng quát hơn, trong đó phân vị có điều kiện có dạng tuyến
tính (Buchinsky (1998), trang 89). Trong phương pháp bình phương tối thiểu, mục
đích đầu tiên là xác định giá trị trung bình có điều kiện của biến ngẫu nhiên Y, đã biết
trước các biến giải thích xi, đạt giá trị kỳ vọng E[Y| x i]. Hồi quy phân vị vượt ra
ngoài phạm vi này và cho phép ta tự đặt vấn đề như vậy ở bất kỳ phân vị nào của hàm
phân bố có điều kiện.
3.1.1. Hồi quy phân vị là gì
Mô tả phân vị “đơn giản là một giá trị tương ứng với một tỷ lệ cụ thể của một mẫu
được sắp xếp của một tổng thể” (Xem Gilchrist, 2001, trang 1). Ví dụ, một phân vị rất
hay được sử dụng là giá trị trung vị, bằng tỷ lệ 0,5 của số liệu được sắp xếp. Nó
tương ứng với phân vị có xác suất xảy ra bằng 0,5. Phân vị 0,5 này đánh dấu ranh
giới của hai phần bằng nhau của hai tập hợp con liên tục của tổng thể (Xem Gilchrist,
2001).

Định nghĩa chính thức của phân vị: Giả sử Y là biến ngẫu nhiên liên tục với hàm
phân bố có dạng:
FY ( y) P(Y y)

Với hàm phân bố FY(y) ta có thể xác định cho giá trị y cho trước một xác suất xuất
hiện . Bây giờ nếu sử dụng phân vị, ta sẽ làm ngược lại, tức là với xác suất xuất hiện
cho trước ta cần xác định giá trị y tương ứng bằng bao nhiêu. Phân vị bậc trong số
liệu mẫu ám chỉ xác suất của giá trị y.
FY ( y )

Lưu ý là có hai trường hợp có thể xảy ra. Một mặt, nếu hàm F Y(y) tăng đồng biến, thì
có thể xác định phân vị cho bất cứ giá trị nào nằm trong khoảng (0;1). Tuy nhiên, nếu
phân bố của hàm không hoàn toàn đồng biến thì có thể có một số giá trị không xác
định được giá trị phân vị duy nhất. Trong các trường hợp như vậy ta sẽ


15

sử dụng giá trị nhỏ nhất của y cho xác suất τ.
3.1.2. Phương pháp bình phương tối thiểu
Trong phân tích hồi quy các nhà nghiên cứu quan tâm tới việc phân tích sự thay đổi
của một biến phụ thuộc (yi), biết trước thông tin về các biến độc lập (xi) của nó.
Phương pháp bình phương tối thiểu là phương pháp chuẩn để cụ thể hoá mô hình hồi
quy tuyến tính và ước lượng các thông số chưa biết của nó bằng cách cực tiểu hoá
tổng sai số bình phương. Điều này dẫn đến việc lấy xấp xỉ hàm trung bình của phân
bố có điều kiện của biến phụ thuộc. Phương pháp bình phương tối thiểu có các đặc
trưng sau: tốt nhất, tuyến tính và các ước lượng là ước lượng không chệch nếu 4 giả
thiết sau đây thỏa mãn:
1.


Các biến độc lập xi không phải là các biến ngẫu nhiên.

2.

Kỳ vọng toán của thành phần sai số ( i) bằng 0, tức là E[ i] = 0

3.
i) =

Có tính thuần nhất - phương sai của thành phần sai số cố định, tức là var(

2

4. Không có tự tương quan, tức là cov( i, j) = 0, (i ≠ j)
Tuy nhiên, thường một hoặc hai giả thiết trên bị xâm phạm, dẫn đến kết quả là
phương pháp bình phương tối thiểu không còn là tốt nhất, tuyến tính và có ước lượng
không chệch nữa.
Hồi quy phân vị có thể giải quyết các vấn đề vốn là nhược điểm khi áp dụng OLS
trên thực tế: (i) Thường thành phần sai số không phải là không đổi trên toàn bộ phân
bố vì thế đã vi phạm tiên đề về tính thuần nhất; (ii) Thông qua việc coi giá trị trung
bình là độ đo về vị trí, thông tin về đuôi của phân bố bị mất đi; (iii) OLS rất nhạy cảm
với các giá trị ngoại lai có thể làm sai lệch kết quả đáng kể.
3.1.3. Phương pháp hồi quy phân vị
Hồi quy phân vị thực chất là chuyển hàm phân bố có điều kiện sang hàm phân vị có
điều kiện bằng cách cắt nó ra thành những đoạn (tập hợp con) nhỏ. Các đoạn nhỏ này
mô tả phân bố cộng dồn của biến phụ thuộc có điều kiện Y biết trước các biến giải
thích của nó là xi có sử dụng các phân vị được định nghĩa bằng phương trình:
(x) = *x

nếu x > 0


(3)


16

(x) = ( -1)*x

nếu x < 0

Hàm kiểm tra này đảm bảo là:
Tất cả các đều dương (>0)
Đơn vị đo phù hợp với xác suất
Trong phương pháp bình phương tối thiểu, mô hình hoá hàm phân bố có điều kiện
của mẫu ngẫu nhiên (y1,...,yn) có hàm tham số μ(xi, ), trong đó xi là các biến độc lập,
là ước lượng tương ứng và μ là giá trị trung bình có điều kiện, ta có bài toán cực tiểu
hóa sau đây:
n

min

( yi

R

i1

(xi , ))2

Theo cách ấy ta nhận được hàm kỳ vọng có điều kiện E[Y| xi]. Bây giờ bằng cách

tương tự ta có thể tiến hành tương tự trong hồi quy phân vị. Đặc trưng chính bây giờ
là hàm (phương trình 3) một hàm được coi như là hàm kiểm tra.
Đối với biến phụ thuộc Y biết trước các biến giải thích X= x của nó và biết trước xác
suất xuất hiện bằng , 0< <1, hàm phân vị có điều kiện được định nghĩa là phân vị
bậc , QY

| X(

| x), của hàm phân bố có điều kiện FY

| X(y|

x). Để ước lượng vị trí của

hàm phân bố có điều kiện, trung vị có điều kiện, QY|X(0,5| x), có thể được sử dụng
làm một phương án khác của giá trị trung bình có điều kiện (Xem Lee (2005)). Trong
hồi quy phân vị, ta cực tiểu hóa hàm sau:
n

min R( yi

i 1

(xi , ))

Ở đây, trái ngược với phương pháp bình phương tối thiểu, cực tiểu hóa được tiến
hành cho từng tập con được định nghĩa bởi , trong đó ước lượng của hàm phân vị bậc
đạt được với hàm thông số (xi, ) (Koenker và Hallock (2001)).
Các đặc điểm đặc trưng cho hồi quy phân vị và điều làm nó khác với các phương
pháp hồi quy khác như sau:

1. Phân bố có điều kiện của biến phụ thuộc Y có thể được đặc trưng thông qua các
giá trị khác nhau của .
2.

Có thể phát hiện ra sự phân tán. Nếu số liệu phân tán, ước lượng hồi quy


17

trung vị có thể hiệu quả hơn ước lượng hồi quy trung bình.
3. Bài toán cực tiểu như trình bày ở phương trình (5) có thể giải được bằng
phương pháp quy hoạch tuyến tính, và ước lượng một cách dễ dàng.
4.
Các hàm phân vị đồng thời cũng tương đương với các phép biến đổi đơn.
Tức
là Qh(Y | X)(x ) = h(Q(Y | X)(x )), đối với bất kỳ một hàm nào.
3.1.4. Minh hoạ bằng đồ thị hồi quy phân vị
Trước khi bắt đầu các minh họa bằng số, mục này sẽ trình bày khái niệm hồi quy
phân vị bằng đồ thị. Trước tiên, chúng ta xem xét hình 3.1. Đối với giá trị cho trước
của biến giải thích xi mật độ của biến phụ thuộc Y được biểu thị bằng độ lớn của các
vòng tròn. Vòng tròn càng lớn, mật độ càng cao, với mốt là nơi mà mật độ cao nhất,
thuộc về giá trị của xi có vòng tròn lớn nhất. Hồi quy phân vị trước tiên là kết nối
những vòng tròn cùng kích cỡ, đó chính là các xác suất, thuộc các xi khác nhau, nhờ
vậy cho phép ta tập trung vào mối quan hệ tương tác giữa các biến độc lập xi và biến
phụ thuộc Y cho các phân vị khác nhau, như có thể thấy ở hình 3.2. Các tập con này
được đánh dấu bằng các đường phân vị, phản ánh mật độ xác suất của biến phụ thuộc
Y cho trước biến độc lập xi.

Hình 3.1: Xác suất xuất hiện của từng biến giải thích.
Thí dụ được sử dụng trong hình 3.2 nguyên gốc là của Koenker và Hallock (2000), và

nó minh họa ứng dụng thực nghiệm của Ernst Engel's (1857). Ông đã nghiên cứu mối
quan giữa tiêu dùng thực phẩm - được coi là biến phụ thuộc, và thu nhập là biến độc
lập. Trong hồi quy phân vị hàm có điều kiện của QY | X( |x) được phân ra


18

theo phân vị bậc . Trong phân tích, phân vị bậc , {0,05; 0,1; 0,25, 0,5; 0,75; 0,9;
0,95}, được đánh dấu bằng các đường nét mảnh. Chúng được tách bạch bằng các vạt
đậm nhạt khác nhau, các thông tin được đặt phía trên. Trung vị có điều kiện ( = 0,5)
được đánh dấu bằng đường nét dày. Đường trung bình có điều kiện được đánh dấu
bằng đường màu trắng. Các vạt mầu trình bày các tập số liệu được khái quát hóa bởi
các phân vị.
Hình 3.2 có thể hiểu là sơ đồ đường viền trình bày đồ thị ba chiều, với chi tiêu cho
lương thực thực phẩm và thu nhập, tương ứng với trục tung (y) và trục hoành (x).
Chiều thứ ba là mật độ xác suất của các giá trị tương ứng. Mật độ của một giá trị
được biểu thị bằng độ đậm của màu. Màu càng đậm, xác suất xuất hiện càng cao. Ví
dụ, ở đường biên ngoài, nơi mà mầu rất nhạt, mật độ xác suất cho tập số cho trước
tương đối thấp, vì chúng được đánh dấu bằng các phân vị từ 0,05 đến 0,1 và từ 0,9
đến 0,95. Một điều quan trọng cần phải lưu ý là hình 2 trình bày cho từng tập hợp con
xác suất xuất hiện riêng. Tuy nhiên, phân vị sử dụng xác suất cộng dồn của hàm điều
kiện. Ví dụ, giá trị = 0,05 có nghĩa là 5% số quan sát nằm phía dưới đường này, =
0,25 có nghĩa là 25% số quan sát nằm dưới đường này và đường 0,1.

Hình 3.2: Đường cong với giá trị trung vị được biểu thị bằng đường đen dày, còn
đường trung bình được biểu thị bằng đường trắng mảnh.


×